PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU NI – CHƯƠNG NISSAGGIYA: CÁC ĐIỀU PĀṬIDESANĪYA

Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni

Chương Nissaggiya: Các điều Pāṭidesanīya

Bạch chư đại đức ni, tám điều pāṭidesanīya này được đưa ra đọc tụng.

Điều Pāṭidesanīya thứ nhất

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu ni lại yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng? Khi được đầy đủ ai mà không vừa ý? Đồ ngon ngọt ai lại không thích thú?” Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai.

Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni nào yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng, vị tỳ khưu ni ấy nên thú nhận rằng: ‘Bạch chư đại đức ni, tôi đã vi phạm tội đáng chê trách, không có ích lợi, cần phải thú nhận; tôi xin thú nhận tội ấy.’”

Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu ni như thế.

Vào lúc bấy giờ, có các tỳ khưu ni bị bệnh. Các tỳ khưu ni thăm hỏi bệnh tình đã nói với các tỳ khưu ni bị bệnh điều này: – “Này các ni sư, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được thuận tiện không?” – “Này các ni sư, trước đây chúng tôi yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng, nhờ thế chúng tôi được thoải mái. Giờ đây, (nghĩ rằng): ‘Đức Thế Tôn đã cấm đoán,’ trong lúc ngần ngại nên không yêu cầu, vì thế chúng tôi không được thoải mái.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, ta cho phép vị tỳ khưu ni bị bệnh được yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng. Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni nào không bị bệnh yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng, vị tỳ khưu ni ấy nên thú nhận rằng: ‘Bạch chư đại đức ni, tôi đã vi phạm tội đáng chê trách, không có ích lợi, cần phải thú nhận; tôi xin thú nhận tội ấy.’”

Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―

Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Không bị bệnh nghĩa là vị có được sự thoải mái khi không có bơ lỏng.

Bị bệnh nghĩa là vị không có sự thoải mái khi không có bơ lỏng.

Bơ lỏng nghĩa là bơ lỏng từ loài bò, hoặc là bơ lỏng từ loài dê, hoặc là bơ lỏng từ loài trâu, hoặc bơ lỏng từ các loài thú nào có thịt được phép (thọ dụng).[5]

Vị ni không bị bệnh yêu cầu cho nhu cầu của bản thân, trong lúc tiến hành thì phạm tội dukkaṭa. (Nghĩ rằng): “Với sự đạt được, ta sẽ thọ dụng” rồi thọ lãnh thì phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội pāṭidesanīya.

Không bị bệnh, nhận biết là không bị bệnh, vị ni yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng thì phạm tội pāṭidesanīya. Không bị bệnh, có sự hoài nghi, vị ni yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng thì phạm tội pāṭidesanīya. Không bị bệnh, (lầm) tưởng là bị bệnh, vị ni yêu cầu bơ lỏng rồi thọ dụng thì phạm tội pāṭidesanīya.

Bị bệnh, (lầm) tưởng là không bị bệnh, phạm tội dukkaṭa. Bị bệnh, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Bị bệnh, nhận biết là bị bệnh thì vô tội.

Vị ni bị bệnh, sau khi bị bệnh rồi yêu cầu thì hết bệnh và thọ dụng, vị ni thọ dụng phần còn lại của vị ni bị bệnh, của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học Pāṭidesanīya thứ nhất.

–ooOoo–

Điều Pāṭidesanīya thứ nhì – tám

Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthī, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư yêu cầu dầu ăn rồi thọ dụng. ―(như trên)― yêu cầu mật ong rồi thọ dụng. ―(như trên)― yêu cầu đường mía rồi thọ dụng. ―(như trên)― yêu cầu cá rồi thọ dụng. ―(như trên)― yêu cầu thịt rồi thọ dụng. ―(như trên)― yêu cầu sữa tươi rồi thọ dụng. ―(như trên)― yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu ni lại yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng? Khi được đầy đủ ai mà không vừa ý? Đồ ngon ngọt ai lại không thích thú?” Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai.

Các tỳ khưu ni nào ít ham muốn, ―(như trên)― các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng: – “Vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng?” ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng, có đúng không vậy?” – “Bạch Thế Tôn, đúng vậy.” Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng: ―(như trên)― Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ―(như trên)― Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

 “Vị tỳ khưu ni nào yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng, vị tỳ khưu ni ấy nên thú nhận rằng: ‘Bạch chư đại đức ni, tôi đã vi phạm tội đáng chê trách, không có ích lợi, cần phải thú nhận; tôi xin thú nhận tội ấy.’”

Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu ni như thế.

Vào lúc bấy giờ, có các tỳ khưu ni bị bệnh. Các tỳ khưu ni thăm hỏi bệnh tình đã nói với các tỳ khưu ni bị bệnh điều này: – “Này các ni sư, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được thuận tiện không?” – “Này các ni sư, trước đây chúng tôi yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng, nhờ thế chúng tôi được thoải mái. Giờ đây, (nghĩ rằng): ‘Đức Thế Tôn đã cấm đoán,’ trong lúc ngần ngại nên không yêu cầu, vì thế chúng tôi không được thoải mái.” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn. ―(như trên)― “Này các tỳ khưu, ta cho phép vị tỳ khưu ni bị bệnh được yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng. Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy:

“Vị tỳ khưu ni nào không bị bệnh yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng, vị tỳ khưu ni ấy nên thú nhận rằng: ‘Bạch chư đại đức ni, tôi đã vi phạm tội đáng chê trách, không có ích lợi, cần phải thú nhận; tôi xin thú nhận tội ấy.’”

Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ―(như trên)―

Tỳ khưu ni: ―(như trên)― vị ni này là ‘vị tỳ khưu ni’ được đề cập trong ý nghĩa này.

Không bị bệnh nghĩa là vị có được sự thoải mái khi không có sữa đông. Bị bệnh nghĩa là vị không có sự thoải mái khi không có sữa đông. Dầu ăn nghĩa là dầu mè, dầu hạt mù tạt, dầu có chứa mật ong, dầu cây eraṇḍa, dầu từ mỡ thú. Mật ong nghĩa là mật của loài ong. Đường mía nghĩa là được sản xuất từ cây mía. nghĩa là loài di chuyển trong nước được đề cập đến. Thịt nghĩa là thịt của các loài thú nào có thịt được phép (thọ dụng). Sữa tươi nghĩa là sữa tươi từ loài bò, hoặc là sữa tươi từ loài dê, hoặc là sữa tươi từ loài trâu, hoặc là sữa tươi từ các loài thú nào có thịt được phép (thọ dụng). Sữa đông nghĩa là sữa đông của chính các loài thú ấy.

Vị ni không bị bệnh yêu cầu cho nhu cầu của bản thân, trong lúc tiến hành thì phạm tội dukkaṭa. (Nghĩ rằng): “Với sự đạt được, ta sẽ thọ dụng” rồi thọ lãnh thì phạm tội dukkaṭa. Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội pāṭidesanīya.

Không bị bệnh, nhận biết là không bị bệnh, vị ni yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng thì phạm tội pāṭidesanīya. Không bị bệnh, có sự hoài nghi, vị ni yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng thì phạm tội pāṭidesanīya. Không bị bệnh, (lầm) tưởng là bị bệnh, vị ni yêu cầu sữa đông rồi thọ dụng thì phạm tội pāṭidesanīya.

Bị bệnh, (lầm) tưởng là không bị bệnh, phạm tội dukkaṭa. Bị bệnh, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa. Bị bệnh, nhận biết là bị bệnh thì vô tội.

Vị ni bị bệnh, sau khi bị bệnh rồi yêu cầu thì hết bệnh và thọ dụng, vị ni thọ dụng phần còn lại của vị ni bị bệnh, của các thân quyến, của những người nói lời thỉnh cầu, vì nhu cầu của vị khác, bằng vật sở hữu của bản thân, vị ni bị điên, ―(như trên)― vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.”

Điều học Pāṭidesanīya thứ tám.

–ooOoo–

Bạch chư đại đức ni, tám điều pāṭidesanīya đã được đọc tụng xong. Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức ni rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này? Chư đại đức ni được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.

Dứt các điều Pāṭidesanīya.

–ooOoo–

[5] Thịt của mười loài thú vị tỳ khưu không được dùng gồm có: thịt người, thịt voi, thịt ngựa, thịt chó, thịt rắn, thịt sư tử, thịt hổ, thịt beo, thịt gấu, thịt chó sói (Mahāvagga – Đại Phẩm tập 2, TTPV 05, chương VI, trang 37-42).

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *