Mục Lục

Lời giới thiệu
Lời người dịch
Dẫn nhập
Cách phát âm các từ Pāḷi
Ngày thứ nhất
Dhamma – Ba phương diện của Pháp

Sati – Niệm
Pariatti – Kiến thức trên lý thuyết (Học pháp)
Ngày thứ hai
Ānanda

Kurū
Những lời mở đầu
Ngày thứ ba
Satipaṭṭhāna – Tứ niệm xứ

Ānāpānapabbaṃ – Quán hơi thở Iriyāpathapabbaṃ – Các oai nghi của thân
Sampajānapabbaṃ – Tỉnh giác liên tục về tính chất vô thường
Ngày thứ tư
Paṭikūlamanasikārapabbaṃ – Quán tính chất đáng nhờm gớm hay 32 thể trược

Dhātumanasikārapabbaṃ – Quán sát tứ đại
Navasivathikapabbaṃ – Chín pháp quán tử thi 

Ngày thứ năm
Vedanānupassanā – Quán các cảm thọ Cittānupassanā – Quán tâm

Dhammaanupassanā – Quán pháp Nīvaraṇpabbaṃ – Các triền cái
Ngày thứ sáu
Khanndhapabbaṃ – Các uẩn Āyatanapabbaṃ – Các căn xứ (12 xứ) Bojjhaṅgapabaṃ – Các chi phần giác ngộ

Hỏi và đáp
Ngày thứ bảy
Catusaccapabbaṃ – Tứ Thánh Đế Dukkhasaccam – Khổ đế hay sự thực về khổ

Samudayasaccaṃ – Tập đế hay sự thực về sự sanh khổi của khổ
Nirodhasaccaṃ – Diệt đế hay sự thực về sự diệt khổ
Maggasaccaṃ – Đạo đế Satipaṭṭhānabhāvanānsaṃso – Những kết quả của việc thực hành Niệm xứ
Hỏi và đáp
Những đoạn Pāḷi trích dẫn
Từ vựng
Bài Kinh Tứ Niệm Xứ

oo0oo

Lời Giới Thiệu

Kinh Tứ Niệm Xứ là cốt lõi của Thiền Phật Giáo, có thể nói nếu không thông suốt tinh yếu của kinh này thì việc hành thiền sẽ như người lạc trong rừng sâu chỉ đi loanh quanh, khó tìm lối thoát.

Kinh Tứ Niệm Xứ rất đơn giản, ngôn từ chỉ là phương tiện để chỉ thẳng thực tại, rất cụ thể, không ngụ ý, không ẩn dụ, không biểu tượng cho bất cứ điều gì huyền bí bên ngoài, nên không cần phải tưởng tượng, suy luận, ức đoán hay đào sâu để tìm tòi ý nghĩa bí ẩn nào trong kinh văn, mà chính là phải thấy ra bản chất thật của thực tại được Đức Phật chỉ thẳng ngay nơi hiện trạng của mỗi người. Vì vậy, người giảng kinh không thể là một học giả chỉ y cứ trên ngôn từ mà phải là những thiền sư có thể nghiệm thực chứng.

Thực chứng phải chăng là kinh nghiệm pháp hành một cách phong phú mỗi cá nhân ? Dĩ nhiên là như vậy, vì chính Đức Phật cũng đã dạy: “accattaṃ veditabbo viññūhi”. Nhưng thực tế cho thấy chúng ta cần phải thận trọng vì đã có nhiều người có kinh nghiệm pháp hành khá phong phú, rồi tuyên bố lung tung như đã chứng ngộ, nhưng thật ra đó chỉ là những kinh nghiệm cá nhân phiến diện và cục bộ, không phản ánh được toàn bộ sự thật mà Đức Phật muốn khai thị.

Trong giai đoạn pháp học, cách thận trọng nhất là đọc nhiều bản dịch giải của nhiều vị thiền sư nổi tiếng có uy tín về pháp hành. Nhiều vị có chứng nghiệm sâu về niệm thân, nhiều vị sở trường về niệm thọ, hoặc niệm tâm, niệm pháp v.v… trong bản dịch giải của họ dù trung thực với kinh văn đến đâu cũng có ít nhiều phản ánh kinh nghiệm riêng của họ, nhờ vậy chúng ta thấy ra được nhiều khía cạnh thâm sâu trên phương diện pháp hành.

Thiền sư Goenka là một trong những vị thiền sư có sở trường pháp hành về niệm thọ. Có nhiều trung tâm thiền của thiền sư ở rất nhiều nước trên thế giới, hướng dẫn kỹ thuật thiền này rất nổi tiếng, đem lại nhiều kết quả tốt đẹp cho rất nhiều người, vì vậy nội dung giảng giải kinh Tứ Niệm Xứ  của thiền sư đáng được quan tâm nghiên cứu và đối chiếu với những bản dịch giải của các thiền sư uy tín khác, trong tinh thần không vội tin không vội bỏ mà Đức Phật đã ân cần căn dặn.

Xin trân trọng giới thiệu bản dịch tiếng việt Tứ Niệm Xứ Giảng Giải của Đại Đức Pháp Thông, một dịch giả có công đóng góp nhiều dịch phẩm thiền học rất giá trị.

Tổ đình Bửu Long, Mùa An Cư  2550
TK. Viên Minh,
Phó Ban Thiền Học
Viện Nghiên Cứu Phật Học VN

oo0oo

Lời Người Dịch

Kinh Đại Niệm Xứ – Mahāsatipaṭṭhāna được xem là bài kinh quan trọng nhất trên phương diện thực hành thiền Phật giáo. Các thiền phái Minh Sát, dù khác nhau về đối tượng quán niệm, vẫn không xa khỏi bốn lĩnh vực: Thân, Thọ, Tâm, và Pháp mà Đức Phật đã trình bày trong kinh. Và chắc chắn rằng không thể có giải thoát ngoài “Tứ Niệm Xứ” vì điều nầy đã được Đức Phật tuyên bố là Con Đường Độc Nhất – Ekāyano maggo. Do đó, việc tìm hiểu bài kinh là hết sức cần thiết đối với người học Phật, nhất là những hành giả Minh Sát.

Thực sự ra đã có những cuốn sách giảng giải về bài Kinh Đại Niệm Xứ với đầy đủ chi tiết hơn do các vị Thiền sư hoặc học giả khác viết rồi. Tuy nhiên do tính chất phong phú của bài kinh, nhất là khi nó được kiến giải bằng kinh nghiệm riêng và khuynh hướng thiên về một thực tại nào đó trong bốn thực tại – Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mỗi vị mà những bất nhất đã không sao tránh khỏi. Tất cả những điểm nầy cũng được nhắc tới trong bài giảng của thiền sư Goenka, không phải để đồng tình với một bên nào, mà đúng hơn chỉ để xác định lập trường của truyền thống Niệm Thọ mà thôi. Dẫu sao, những bất đồng ấy cũng không phải là điều quan trọng, hơn nữa chúng chỉ nảy sanh ở giai đoạn tiền minh sát. Vì minh sát thực sự bắt đầu khi người hành thiền quán tánh sanh, diệt của mọi hiện tượng tâm, vật lý hay danh và sắc trong chính tự thân, và ở giai đoạn này các truyền thống minh sát đều như nhau. Từ đây chúng ta có thể chắc chắn rằng mấu chốt của việc thực hành minh sát là làm sao duy trì chánh niệm và tỉnh giác liên tục trên bất kỳ hiện tượng thân, tâm hay danh và sắc nào để thấy ra tính chất sanh-diệt của nó, còn các vấn đề khác chỉ là phụ mà thôi. Mong rằng tập sách nầy sẽ góp phần làm tăng thêm sự hiểu biết của quý vị về Thiền Minh Sát cũnh như về bài kinh Đại Niệm Xứ.

Chân thành tri ân:

Upāsikā Hạnh Hoa đã đánh vi tính bản thảo.

Gia đình Phật Tử Hoàng Sơn – Kim Loan  giúp phần trình bày, thiết kế bìa và lo thủ tục xin giấy phép để in ấn.

Chư Đại Đức Tăng, Tu Nữ và Phật Tử gần xa đóng góp tịnh tài giúp chúng tôi có điều kiện phổ biến Giáo Pháp được sâu rộng hơn.

Nguyện cầu Hồng Ân Tam Bảo luôn gia hộ cho quý vị thân tâm thường an lạc.

Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui.

TV. Viên Không, mãn hạ PL 2550.
Dịch giả
TK.Pháp Thông (DhammaVidū)

Bài viết trích từ cuốn Tứ Niệm Xứ Giảng Giải – Thiền Sư S.N. Goenka – Tỳ Kheo Pháp Thông biên dịch. Tải cuốn sách file PDF tại đây.

AUDIO TOÀN BỘ CUỐN SÁCH TỨ NIỆM XỨ GIẢNG GIẢI

AUDIOS PHÁP THOẠI KHOÁ THIỀN SATI 8 NGÀY DO THIỀN SƯ S.N. GOENKA GIẢNG DẠY

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *