CHƯƠNG II
DANH TỰ LOẠI
(NĀMASABDA)
Ðịnh nghĩa: Những tiếng chỉ diễn đạt cái danh thể của sự vật, chứ chưa phải diễn đạt đến tác dụng hay hành động. Ðó gọi là những tiếng thuộc danh tự loại vậy.
Thí dụ:
Manussa (con người).
Pasu (thú vật).
Nīlaṃ (màu xanh) .
Ratta (màu đỏ).
Ahaṃ (tôi).
Tvaṃ (anh).
So (nó) …
Danh tự loại tiếng Pāli gồm có:
1- Danh từ (nāmanāma)
2- Tính từ (guṇanāma)
3- Ðại danh từ (sabbanāma).
Tất cả những tiếng dùng để gọi sự vật, đồ vật, người hoặc thú … đều thuộc danh từ .
Tất cả những tiếng ám chỉ thể chất, tình trạng của sự vật … gọi là tính từ.
Tất cả những tiếng thay thế danh từ để ám chỉ sự kiện, người, thú hay đồ vật mà không nêu đích danh … gọi là đại danh từ .
I- DANH TỪ (NĀMANĀMA)
Ðịnh nghĩa: Danh từ là tiếng dùng để gọi sự vật gồm người, thú, đồ vật, sự kiện v.v…
Thí dụ: Buddho (Ðức Phật), manusso (con người), sunakho (con chó), geho (cái nhà), paññā (trí tuệ) …
A- CÁC LOẠI DANH TỪ
Danh từ tiếng Pāli phân loại như sau:
a – Danh từ chung (sādhāraṇanāma).
b – Danh từ riêng (asādhāraṇanāma).
- 1 Danh từ chung:
Là những từ dùng để gọi sự vật một cách phổ thông, bao quát, không đặc biệt cá thể. Tùy theo ý nghĩa của sự vật, mà danh từ chung chia ra nhiều thứ, gồm có:
– Danh từ cụ thể: Là từ gọi sự vật mang tính cách cụ thể, có thể nhận thức bằng ngũ quan.
Thí dụ: manussa (con người), pasu (thú vật), geha (ngôi nhà), potthaka (quyển sách) … Ðó gọi là danh từ cụ thể.
– Danh từ trừu tượng: Là từ gọi sự vật có tính cách vô hình, là hiện tượng mà ta chỉ có thể nhận biết bằng cảm quan.
Thí dụ: citta (tâm), diṭṭhi (kiến thức), adiṭṭhāna (nguyện vọng), paññā (trí tuệ), guṇa (ân đức) …
– Danh từ tổng hợp: Là từ gọi một sự kiện có tính cách tập thể, xếp chung …
Thí dụ: khandha (khối, chùm), gaṇa (đảng, nhóm), vagga (phái, bọn, phẩm), rāsi (đống, mớ) …
Chú ý: Mặc dù là danh từ tổng hợp nhưng nó vẫn được sử dụng ở số ít hoặc số nhiều như thường; Và do đó, động từ của một câu có chủ từ là danh từ tổng hợp thì vẫn phải chia theo số ít hay số nhiều, tùy thuộc chủ từ.
Thí dụ: “Bhikkhusaṅgho vīsatigaṇe taṃ bhik-khuṃ abbheti” (Tăng tỳ kheo nhóm 20 vị phục trạng cho vị tỳ kheo ấy) .
- 2 Danh từ riêng:
Là những từ làm tên gọi riêng của cá nhân người hay vật, hay một xứ, một nước … không phải là từ gọi phổ thông.
Thí dụ: Gotamabuddha (đức Phật Cồ Ðàm), Sārīputtatthero (đức Trưởng lão Xá Lợi Phất), Tissabhikkhu(Tỳ kheo Tissa), Sāvatthī (thành Xá-vệ), Kosala (xứ Kiều Tát La) …
B- PHƯƠNG THỨC CỦA DANH TỪ
Danh từ tiếng Pāli có phương thức sử dụng theo nguyên tắc văn phạm như sau:
– Tính (liṅga).
– Ngữ cách (vibhatti).
– Ngữ số (vacana).
B.1 Tính của danh từ (Liṅga)
Tính hay giống của danh từ tiếng Pāli gồm có 3 loại:
- a) Nam tính (Pulliṅga).
b) Nữ tính (Itthiliṅga).
c) Trung tính (Napuṃsakaliṅga)
Ở các ngôn ngữ khác còn gọi là giống đực, giống cái, giống trung.
Sự phân loại tính cho danh từ ở tiếng Pāli, có hai cách:
1) Dựa theo tính chất tự nhiên của sự vật mà xếp tính cho danh từ chỉ sự vật ấy. Ðây gọi là sinh tính (jātiliṅga).
Thí dụ:
* Pitu (người cha), kumāra (cậu bé), goṇa (con bò đực) … Là danh từ nam tính.
* Mātu (người mẹ), kumārī (thiếu nữ), kukkuṭī (gà mái) … là danh từ nữ tính.
* Paṇṇa (lá cây), phala (trái cây), chatta (dù lọng), vatta (vải sợi) … là danh từ trung tính.
2) Do sự định đặt mà xếp tính loại cho danh từ, chứ chẳng phải do cách nhận tính tự sinh của sự vật. Ðây gọi là định tính (sammatiliṅga).
Thí dụ:
* Dāra (người vợ) lại là danh từ nam tính.
* Devatā (Chư thiên) lại là danh từ nữ tính .
* Geha (cái nhà) lại là danh từ vừa nam tính vừa trung tính.
* Kucchi (cái bụng) là danh từ vừa nữ tính vừa nam tính.
* Dāyi (cách bố thí, người bố thí) là danh từ thuộc cả ba tính…
Sự xếp tính loại cho danh từ có tác dụng hữu hiệu trong việc giúp xác định dễ dàng những thành phần đồng vị với danh từ đó trong câu hay đoạn văn; vì thông thường các tính từ phụ nghĩa cho danh từ, hay là đại danh từ thay thế danh từ, thì phải “đồng tính”với danh từ ấy.
B.2 Ngữ cách của danh từ (Vibhatti)
Danh từ tiếng Pāli được sử dụng theo 8 ngữ cách là:
1) Chủ cách – Paṭhamavibhatti .
2) Ðối cách – Dutiyavibhatti.
3) Sở dụng cách – Tatiyavibhatti.
4) Chỉ định cách – Catutthavibhatti.
5) Xuất xứ cách – Pañcamavibhatti.
6) Sở thuộc cách – Chaṭṭhavibhatti.
7) Ðịnh sở cách – Sattamavibhatti.
8) Hô cách – Ālapanavibhatti.
– Chủ cách: thường dùng làm chủ từ của câu.
Thí dụ: “Buddho dhammaṃ deseti” (Ðức Phật thuyết pháp) …
– Ðối cách: thường dùng làm túc từ hay đối từ trực tiếp cho động từ.
Thí dụ: “Gāmaṃ gacchāmi” (Tôi đến làng) …
– Sở dụng cách: thường dùng trong ý nghĩa phương tiện của hành động, hay nói lên sự hợp tác …
Thí dụ: “Puriso rathena yāti” (Người đàn ông đi bằng xe); “Ahaṃ tava saha vasāmi” (Tôi sống với anh) …
– Chỉ định cách: thường dùng làm túc từ gián tiếp cho động từ hay làm túc từ cho những phân từ; hoặc để nói lên mục đích.
Thí dụ: “Tvaṃ yācakassa āhāraṃ desi” (Anh cho vật thực đến người hành khất); “Namo buddhāya”(Tôi cung kỉnh Ðức Phật); “Buddho lokahitāya loka-sukhāya dhammaṃ desesi” (Ðức Phật thuyết pháp vì lợi ích cho đời) …
– Xuất xứ cách: thường dùng trong ý nghĩa tách rời hay xuất phát …
Thí dụ: “So gehasmā nikkhami” (Nó đã ra khỏi nhà); “Migo byagghamhā bhāyi” (Con nai đã sợ con hổ) …
– Sở thuộc cách: thường dùng trong ý nghĩa chỉ quyền sở hữu …
Thí dụ: “Gehe me pituno ahosi” (Ngôi nhà của cha tôi); “Kukkutiyā aṇdāni” (Những trứng của gà mái) …
– Ðịnh sở cách: thường dùng trong ý nghĩa chỉ thời gian, nơi chốn.
Thí dụ: “Atīte kāle rājā rajjaṃ karoti” (Vào thời quá khứ có nhà vua cai trị quốc độ); “Ahaṃ gāmasmiṃ jīvāmi” (Tôi sống trong làng) …
– Hô cách: thường dùng để kêu gọi trong câu đàm thoại.
Thí dụ: “Gacchatha bhikkhave Vesaliṃ” (Hỡi chư tỳ kheo, hãy đi đến thành Vesāli); “Ehi tāta putta” (Hãy lại đây, này con trai cưng) …
Ở một vài trường hợp ngôn ngữ Pāli sử dụng ngữ cách thay thế nhau mà vẫn giữ trong ý nghĩa của ngữ cách đã được thay thế.
Thí dụ:
– “So yena bhagavā ten’ upasaṅkami” (Vị ấy đã đi đến đức Thế Tôn).
Thay vì: “So bhagavantaṃ upasaṅkami” (Vị ấy đã đi đến Ðức Thế Tôn).
-“Tena samayena seṭṭhī ahosi” (Trong thời ấy, có ông trưởng giả)
Thay vì: “Tasmiṃ samaye seṭṭhī ahosi” (Trong thời ấy, có ông trưởng giả) …
Phép sử dụng ngữ cách trong tiếng Pāli có lợi ích là giúp cho minh định ý nghĩa của các từ liên kiết trong câu một cách dễ dàng, mặt khác để đơn giản hóa hình thức từ pháp, không cần dùng nhiều tiếng trợ từ trong câu như ở văn Việt ngữ.
Thí dụ: Câu “Con chim đậu trên cây”, tiếng Việt dùng trợ từ “trên”; nhưng tiếng Pāli thì chỉ cần sử dụng theo định sở cách là đủ nghĩa, tức là “sakuno rukkhasmiṃ nisīdati” …
B.3 Ngữ số của danh từ (Vacana)
Danh từ tiếng Pāli chia theo hai ngữ số:
1- Số ít (Ekavacana).
2- Số nhiều (Bahuvacana) .
Khi nói đến cái gì chỉ có một, thì danh từ sự vật ấy được sử dụng ở số ít.
Thí dụ:
Potthako (một quyển sách).
Kaññā (cô gái).
Sunakho (con chó) …
Và khi nói đến cái gì có nhiều hơn một, thì danh từ sự vật được sử dụng ở số nhiều.
Thí dụ:
Potthakā (những quyển sách).
Kaññāyo (các cô gái).
Rājāno (chư quốc vương) …
Ngữ số của danh từ giúp cho xác định được lượng số của sự vật mà danh từ đã nói đến là ít hay nhiều.
Danh từ số ít, nếu có tính từ số đếm đi kèm, thì chỉ là con số “eka” (1 – một). Như: eko puriso (nột người đàn ông), ekaṃ cakkhuṃ (một con mắt) …
Danh từ số nhiều, nếu có tính từ số đếm đi kèm, thì tối thiểu cũng phải từ con số “dvi” (2 – hai) trở lên đến vô số. Như: dve purisā (hai người đàn ông), tisso kaññāyo (ba cô gái), sataṃ gehāni (100 ngôi nhà) …
C- SỰ XẾP VĨ NGỮ CỦA DANH TỪ
Nguyên âm cuối của danh từ được gọi là vĩ ngữ (kāranta).
Dựa vào vĩ ngữ ấy mà hình thức biến hóa ngữ cách của danh từ tiếng Pāli có sự khác dạng nhau.
Trong danh từ tiếng Pāli, đại để gồm có 7 loại vĩ ngữ. Ðó là:
1- Vĩ ngữ a (a kāranta).
Thí dụ: gāma (xóm làng), geha (ngôi nhà), vana (rừng) …
2- Vĩ ngữ ā (ā kāranta).
Thí dụ: kaññā (cô gái), nāvā (chiếc thuyền) …
3- Vĩ ngữ i (i kāranta).
Thí dụ: chavi (da bì), kapi (con khỉ), sappi (bơ sữa) …
4- Vĩ ngữ ī (ī kāranta).
Thí dụ: kukkuṭī (con gà mái), vādī (người nói), verī (kẻ thù nghịch) ….
5- Vĩ ngữ u (u kāranta).
Thí dụ: ākhu (con chuột), dhanu (cây cung), satthu (vị thầy) …
6- Vĩ ngữ ū (ū kāranta).
Thí dụ: viññū (người trí), vadhū (phụ nữ), camū (đạo quân) …
7- Vĩ ngữ o (o kāranta).
Thí dụ: go (con bò, gia súc) …
Vĩ ngữ danh từ xếp theo 3 tính:
a- Danh từ nam tính có đủ 7 loại vĩ ngữ: a, ā, i, ī, u, ū và o .
b- Danh từ nữ tính có 5 vĩ ngữ: ā, i, ī, u, ū .
c- Danh từ trung tính chỉ có 3 loại vĩ ngữ: a, i, u .
Mỗi loại vĩ ngữ trong ba tính đều có hình thức biến cách riêng biệt, do vậy nên hiểu là có đến 15 hình thức biến cách các loại vĩ ngữ. Tuy nhiên phần lớn hình thức biến cách vĩ ngữ ở nam tính và trung tính có điểm tương tự nhau. Lại nữa, đây là chưa kể đến một số hình thức biến cách của những danh từ dị biệt. Thông thường các danh từ đồng tính có cùng dạng vĩ ngữ sẽ biến cách giống nhau; nhưng cũng có những danh từ mặc dù đồng tính và đồng dạng vĩ ngữ với danh từ phổ thông, mà lại có hình thức biến cách khác lạ hơn, được gọi là những danh từ dị biệt ngữ (pakiṇṇakasabda) hay thiểu loại ngữ (katipaya-sabda).
Mặt khác, cũng nên chú ý rằng hai dạng vĩ ngữ ā và o trong danh từ nam tính rất hiếm thấy ở tiếng Pāli. Chỉ gặp một vài danh từ như: Sā (con chó), candi-mā, (mặt trăng), puṇṇamā (ngày rằm); Vĩ ngữ “o“ như: go(con bò, gia súc) … Ngoài ra hình như không tìm thấy nữa!
PHÉP BIẾN CÁCH VĨ NGỮ
Sự biến cách các danh từ Pāli có hai dạng là phổ thông và đặc biệt.
LOẠI VĨ NGỮ “A”:
1- Trong tiếng Pāli, danh từ vĩ ngữ “a” chỉ có hình thức nam tính (pulliṅga) và trung tính (napuṃ-sakaliṅga), không có hình thức nữ tính (itthilṅga).
- a) Dạng biến cách của vĩ ngữ “a” theo danh từ nam tính như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa | o | ā |
Du | aṃ | e |
Ta | ena | ebhi, ehi |
Ca | āya, assa | ānaṃ |
Pañ | ā, amhā, asmā | ebhi, ehi |
Cha | assa | ānaṃ |
Sa | e, amhi, asmiṃ | esu |
Ā. | a, ā | ā |
Ngữ vựng một số danh từ nam tính vĩ ngữ “a” áp dụng biến cách trên:
Aja : con dê
Āloka : ánh sáng
Kāya : thân thể
Kumārā : cậu bé
Gāma : xóm làng
Goṇa : con bò
Cora : kẻ trộm
Deva : vị trời
Dhamma : giáo pháp
Buddha : đức Phật
Bhūpāla : đức vua
Miga : con nai
Vihāra : tịnh xá
Saṅgha : Tăng lữ
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Gāmasmiṃ ajo” (con dê trong làng)
“Buddhassa dhammo” (Pháp của Ðức Phật) …
- b) Dạng biến cách của vĩ ngữ “a” theo danh từ trung tính như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | aṃ | ā, āni |
Du. | aṃ | ā, āni |
Ta. | ena | echi, ehi |
Ca. | āya, assa | ānaṃ |
Pañ. | ā, amhā, asmā | ebhi,ehi |
Cha. | assa | ānaṃ |
Sa. | e, amhi, asmiṃ | esu |
Ā. | a, ā | āni |
Ngữ vựng một số danh từ trung tính vĩ ngữ “a” áp dụng biến cách trên:
Arañña : khu rừng
Kula : gia đình
Cetiya : đền tháp
Catta : dù lọng
Dukkha : sự khổ
Dhana : tài sản
Puñña : phước đức
Puppha : bông hoa
Phala : quả, trái
Bala : sức mạnh
Maraṇa : sự chết
Vattha : vải sợi
Sukha : sự an vui
Suvaṇṇa : vàng (kim)
Sota : lỗ tai.
Hadaya : trái tim.
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Araññamhi pupphāni (những bông hoa trong rừng).
“Suvaṇṇassa balaṃ” (sức mạnh của vàng).
LOẠI VĨ NGỮ “Ā”
Trong tiếng Pāli, phần lớn danh từ vĩ ngữ “ā” là hình thức nữ tính (itthiliṅga); chỉ có một vài danh từ vĩ ngữ “ā” mà thuộc nam tính (pulliṅga).
- a) Danh từ nam tính vĩ ngữ “ā” chỉ tìm thấy như: sā (con chó), candimā (mặt trăng), puṇṇamā (ngày rằm).
Dạng biến cách của những danh từ ấy như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | sā | sā, sāno |
Du. | sānaṃ | saàne |
Ta. | sānā | sānechi, sānehi |
Ca. | sāssa | sānaṃ |
Pañ. | sānā | sānebhi, sānehi |
Cha. | sāssa | sānaṃ |
Sa. | sāne | sānesu |
Ā | sā | sā, sāno |
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Abbhā mutto’ va candimā” (ví như trăng thoát khỏi mây) … ād …
- b) Dạng biến cách của vĩ ngữ “ā” theo danh từ nữ tính, như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | ā | ā, āyo |
Du. | aṃ | ā, āyo |
Ta. pañ | āya | ābhi, āhi |
Ca. cha | āya, assa | ānaṃ |
Sa. | āya, āyaṃ | āsu |
Ā | e | ā, āyo |
Ngữ vựng một số danh từ nữ tính vĩ ngữ “ā” áp dụng biến cách trên:
Ammā : người mẹ
Kaññā : cô gái
Gaṅgā : sông hằng
Guhā : hang động
Chāyā : bóng hình
Tulā : cái cân
Devatā : vị trời
Paññā : trí tuệ
Mālā : vòng hoa
Silā : tảng đá.
Kaññā : cô gái.
Gīvā : cổ (dưới đầu)
Jaṅgā : ống chân.
Dārikā : đứa bé gái .
Nāvā : thuyền, tàu
Bhariyā : người vợ
Vācā : lời nói.
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Kaññāya mālāyo” (những vòng hoa của cô gái).
“Gaṅgāyaṃ nāvā” (chiếc tàu trên sông hằng).
LOẠI VĨ NGỮ “I”
Danh từ vĩ ngữ “i” trong tiếng Pāli có hình thức của cả ba tính; tức nam tính, nữ tính và trung tính đều có hình thức vĩ ngữ “i”.
- a) Dạng biến cách của vĩ ngữ “i” theo danh từ nam tính, như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | i | ī, ayo |
Du. | iṃ | ī, ayo |
Ta. | inā | ībhi, īhi |
Ca.cha | ino, issa | īnaṃ |
Pañ. | inā, imhā, ismā | ībhi, īhi |
Sa. | imhi, ismiṃ | īsu |
Ā. | i | ī, ayo. |
Ngữ vựng một số danh từ nam tính vĩ ngữ “i” áp dụng biến cách trên:
Aggi : lửa
Ari : kẻ thù
Asi : cây gươm
Isi : đạo sĩ, ẩn sĩ
Kapi : con khỉ
Gahapati : gia chủ
Pati : ông chủ, chồng
Bodhi : sự giác ngộ
Maṇi : ngọc ước
Ravi : mặt trời
Addi : núi
Ahi : con rắn
Ādi : sự khởi điểm,đầu tiên
Udadhi : biển cả
Kucchi : bụng dạ
Dīpi : con báo
Pāṇi : bàn tay
Bhūpati : đức vua
Yaṭṭhi : cây gậy
Sāmi : chủ nhân.
Thí dụ áp dụng biến cách:
Pāṇimhi yaṭṭhi (cây gậy trong tay).
Bhūpatino asi (lưỡi gươm của vua).
Girimhi isayo (chư Ðạo sĩ trên núi …)
- b) Dạng biến cách của vĩ ngữ “i” theo danh từ nữ tính, như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | i | ī, ayo |
Du. | iṃ | ī, ayo |
Ta. pañ | iyā, yā | ībhi, īhi |
Ca. cha | iyā | īnaṃ |
Sa. | iyā, iyaṃ | īsu |
Ā. | i | ī, aya |
Chú ý: Hình thức yā trong sở dụng cách và xuất xứ cách số ít, rất ít được dùng.
Ngữ vựng một số danh từ nữ tính vĩ ngữ “i” áp dụng biến cách trên:
Aṅguli : ngón tay
Asani : sấm sét
Kitti : tiếng tăm
Mati : ý kiến
Yuvati : thiếu nữ
Vuṭṭhi : mưa
Sati : trí nhớ
Patti : bộ binh
Bhatti : sự sùng ngưỡng
Khanti : sự nhẫn nại
Dundubhi : cái trống
Doni : chiếc thuyền
Nāḷi : sự cân lường
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Yuvatiyā aṅguliyo” (những ngón tay của thiếu nữ).
“Buddhassa kitti” (tiếng tăm của đức Phật)…
- c) Dạng biến cách của vĩ ngữ “i” theo danh từ trung tính, như sau;
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | ī | ī, īni |
Du. | iṃ | ī, īni |
Ta. | inā | ībhi, īhi |
Ca. cha | ino, issa | īnaṃ |
Pañ. | inā, imhā, ismā | ībhi, īhi |
Sa. | imhi, ismiṃ | īsu |
Ā. | i | ī, īni |
Ngữ vựng một số danh từ trung tính vĩ ngữ “i” áp dụng biến cách trên:
Akkhi : con mắt
Acci : lửa
Dadhi : sữa đặc
Vāri : nước
Satthi : bắp vế
Sappi : bơ tươi.
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Udadhimhi vāri” (nước trong biển cả).
“Manussa akkhīni” (mắt của con người).
LOẠI VĨ NGỮ “Ī “
Trong tiếng Pāli, danh từ vĩ ngữ ī có hình thức chỉ thuộc nam tính (pulliṅga) và nữ tính (itthiliṅga), trung tính (napuṃsakaliṅga) không có hình thức vĩ ngữ này.
- a) Dạng biến cách của vĩ ngữ ī theo danh từ nam tính, như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | ī | ī, ino |
Du. | iṃ, inaṃ | ī, ino |
Ta. | inā | ībhi, īhi |
Ca. cha | ino, issa | īnaṃ |
Pañ. | inā, imhā, ismā | ībhi, īhi |
Sa. | ini, imhi, ismiṃ | īsu |
ā. | ī | ī, ino |
Ngữ vựng một số danh từ nam tính vĩ ngữ “ī” áp dụng biến cách trên:
Kuṭṭhī : người hủi
Karī : con voi
Bhogī : con rắn
Mālī : người có vòng hoa
Dāthī : con voi ngà
Pāṇī : chúng sanh, sinh vật.
Sārathī : phu xa
Kārī : người làm
Balī : người thế lực
Brahmacārī (*) : bậc phạm hạnh
Gaṇī : chúng trưởng
Chattī : người cầm lọng
Sasī : mặt trăng
Sikhī : con công
Sukhī : người an lạc
Seṭṭhī : trưởng giả
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Seṭṭhino chattī ca sārathī ca” (người cầm lọng và người đánh xe của vị trưởng giả).
“Gāme kuṭṭhino” (những người hủi trong làng)…
Chú ý:
(*) “Brahmacāri” trong một số trường hợp chủ cách số nhiều của nó còn có hình thức là brahmacārayo, thay vì brah-macārino.
- b) Dạng biến cách của vĩ ngữ theo danh từ nữ tính, như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. ā | ī | ī, iyo |
Du. | iṃ | ī, iyo |
Ta.pañ | iyā | ībhi, īhi |
Ca. cha | iyā | īnaṃ |
Sa. | iyā, iyaṃ | īsu |
Ngữ vựng một số danh từ nữ tính vĩ ngữ ī áp dụng biến cách trên:
Itthī : người đàn bà
Kadalī : cây chuối
Kākī : con quạ mái
Kukkuṭī : con gà mái
Kumārī : thiếu nữ
Dāsī : tớ gái
Devī : thiên nữ, hoàng hậu
Hatthinī : con voi cái.
Brahmaṇī : nữ phạm chí
Bhagiṇī : người chị
Migī : con nai cái
Vāpī : bể nước
Sakuṇī : con chim mái
Sakhī : bạn gái
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Kukkutiyā aṇḍāni” (trứng của gà mái).
“Deviyā dāsiyo” (các nữ tỳ của hoàng hậu) …
LOẠI VĨ NGỮ “U”
Danh từ vĩ ngữ “u” trong tiếng Pāli có hình thức phổ biến ở cả 3 tính (tiliṅga), tức là ở nam tính, nữ tính và trung tính đều có hình thức vĩ ngữ này.
- a) Dạng biến cách của vĩ ngữ “u” theo danh từ nam tính, như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. ā. | u | ū, avo |
Du. | uṃ | ū, avo |
Ta. pañ. | unā | ūbhi, ūhi |
Ca. cha. | uno, ussa | ūnaṃ |
Sa. | umhi, usmiṃ | ūsu |
Ngữ vựng một số danh từ nam tính vĩ ngữ “u” áp dụng biến cách trên;
Ākhu : con chuột
Ucchu : cây mía
Katacchu : cái muỗng
Ketu : cây cờ
Jantu (1) : sinh vật
Taru : cây gỗ
Bāhu : cánh tay
Bandhu : người bà con
Bhikkhu (2) : vị tỳ kheo
Veḷu : cây tre, trúc
Sattu : kẻ thù
Sindhu : biển
Pasu : thú vật
Pharasu : cái búa
Setu : nhịp cầu
Susu : trẻ nít
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Sattūnaṃ bandhu” (bà con của những kẻ thù).
“Manussa bāhavo ” (những cánh tay của con người)…
Chú thích:
(1) “Jantu” ở chủ cách và đối cách số nhiều còn thêm một hình thức nữa là “jantumo“.
(2) “Bhikkhu” ở hô cách số nhiều, đặc biệt có thêm một hình thức là “bhikkhave” .
- b) Dạng biến cách của vĩ ngữ “u” theo danh từ nữ tính, như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. ā. | u | ū.uyo |
Du. | uṃ | ū, uyo |
Ta. pañ . | uyā | ūbhi, ūhi |
Ca. cha. | uyā | ūnaṃ |
Sa. | uyā, uyaṃ | ūsu |
Ngữ vựng một số danh từ nữ tính vĩ ngữ “u” áp dụng biến cách trên:
Kacchu : bệnh ngứa
Kaṇeru : con voi cái
Kāsu : hầm hố
Daddu : ghẻ lở
Dhātu : giới, bản chất
Yāgu : cháo
Rajju : sợi dây
Vijju : ánh chớp
Sassu : mẹ chồng, mẹ vợ
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Itthiyā sassu” (mẹ chồng của người đàn bà).
“Kaṇeru kāsuyaṃ patati” (con voi cái rơi vào hố) …
- c) Dạng biến cách của vĩ ngữ “u” theo danh từ trung tính, như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa.ā . | u | ū, ūni |
Du. | uṃ | ū, ūni |
Ta. pañ. | unā | ūbhi, ūhi |
Ca. cha. | uno, ussa | ūnaṃ |
Sa. | umhi, usmiṃ | ūsu |
Ngữ vựng một số danh từ trung tính vĩ ngữ “u” áp dụng biến cách trên:
Ambu : nước
Assu : nước mắt
Āyu : tuổi thọ
Jaṇṇu, jānu : đầu gối
Jatu : sáp
Tipu : chī (kim loại)
Dāru : củi đun
Dhanu : cây cung
Madhu : mật ngọt
Vasu : của cải
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Araññamhi dārūni” (những củi gỗ trong rừng).
“Susussa assu” (nước mắt của trẻ con).
LOẠI VĨ NGỮ “Ū”
Trong tiếng Pāli, danh từ vĩ ngữ “ū“ có hình thức chỉ thuộc nam tính (pulliṅga) và nữ tính (itthiliṅga); ở trung tính không có hình thức vĩ ngữ này.
Dạng biến cách của vĩ ngữ “ū“, theo danh từ nam tính, như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. ā | ū | ū, uno |
Du. | uṃ | ū, uno |
Ta.pañ | unā | ūbhi, ūhi |
Ca. cha | uno, ussa | ūnaṃ |
Sa. | umhi, usmiṃ | ūsu |
Ngữ vựng một số danh từ nam tính vĩ ngữ “ū” áp dụng biến cách trên:
Atthaññū : bậc thông nghĩa
Vadaññū : người khoan lượng
Mattaññū : người tiết độ
Sabbaññū : bậc toàn tri.
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Lokassa pabhū” (vị chủ tể của thế gian).
“Sabbaññuno paññā” (trí tuệ của bậc toàn tri).
Dạng biến cách của vĩ ngữ “ū”, theo danh từ nữ tính, như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. ā | ū | ū, uyo |
Du. | uṃ | ū, uyo |
Ta. | uyā | ūbhi, ūhi |
Ca. cha | uyā | ūnaṃ |
Sa. | uyā, uyaṃ | ūsu |
Ngữ vựng một số danh từ nữ tính vĩ ngữ “ū“ áp dụng biến cách trên:
Camū : đạo quân
Jambū : cây trâm
Bhū : đất đai
Vāmūrū : người có bắp vế đẹp.
Sarabhū : tên con sông
Vadhū : người đàn bà
Sarabū : con thằn lằn.
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Gāme vadhuyo” (những người đàn bà trong làng).
“Bhuyaṃ taru” (cây trên đất) …
LOẠI VĨ NGỮ “O”
Hình thức danh từ vĩ ngữ “o” trong Pāli, chỉ thuộc về nam tính (pulliṅga), chứ không có ở hai tính kia. Nhưng danh từ nam tính dạng vĩ ngữ “o” cũng không dễ tìm thấy, duy nhất có từ “go” (con bò, gia súc) mà thôi; vì thế danh từ dạng vĩ ngữ “o” này được xem là loại danh từ dị biệt ngữ (pakiṇ-ṇakasabda) hay thiểu cách ngữ (katipayasabda).
Dạng biến cách của danh từ “go” (con bò, gia súc) như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. ā | go | gāvo |
Du. | gāvaṃ,gavaṃ, gāvuṃ | gāvo |
Ta. | gāvena, gavena | gobhi,gohi, gāvebhi, gāvehi |
Ca. cha | gāvassa, gavassa | gonaṃ, gavaṃ, gu-naṃ |
Pañ. | gāvā, gavā, gāvamhā, gavamhā, gāvasmā, gavasmā | gobhi, gohi gāvebhi, gavehi |
Sa | gāve, gave, gāvamhi, gavamhi, gāvasmiṃ, gavasmiṃ | gosu, gāvesu,gavesu |
Danh từ đồng dạng vĩ ngữ với danh từ “go” không tìm thấy.
Thí dụ áp dụng biến cách:
“Gunañ ce taramānāsaṃ ujuṃ gacchati puṅgavo sabbā tā uju gacchanti” (Trong đàn bò đang vượt tiến, nếu con bò đầu đàn đi thẳng thì tất cả bò kia cũng thẳng tới) …
DẠNG BIẾN CÁCH DANH TỪ DỊ BIỆT NGỮ
Trong tiếng Pāli có xuất hiện rải rác một số danh từ nam tính, nữ tính và trung tính, tuy đồng mang hình thức vĩ ngữ như các danh từ thông thường, nhưng lại có dạng biến cách khác biệt hơn các danh từ thông thường. Chúng được gọi là những danh từ dị biệt ngữ (pakiṇṇakasabda) hay thiểu cách ngữ (katipa-yasabda).
A- Một số danh từ nam tính như atta, addha, puma, brahma, bhavanta, mana, mahārāja, muddha, yuva, rāja, sakha, santa … mặc dù có hình thức vĩ ngữ “a”, nhưng lại có dạng biến cách khác biệt với danh từ nam tính vĩ ngữ “a” thông thường. Lại như các danh từ pitu, satthu … cũng có hình thức nam tính vĩ ngữ “u”, thế nhưng có dạng biến cách khác với danh từ nam tính vĩ ngữ “u” thông thường.
Sau đây là các dạng biến cách của những danh từ trên:
1- ATTA (ta, tự ngã, bản ngã) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | attā | attāno |
Du. | attaṃ, attānaṃ | attāno |
Ta. | attāna, attena | attanebhi,attanehi |
Ca. cha | attano | attānaṃ |
Pañ | attanā | attanebhi,attanehi |
Sa. | attani | attanesu |
Ā. | atta, attā | attāno |
2- ADDHA (thời gian, con đường) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | addhā | addhā,addhano |
Du. | addhānaṃ | addhāne |
Ta. pañ | addhunā,addhānena | addhānebhi, addhānehi |
Ca. cha | addhuno | addhānaṃ |
Sa. | addhani,addhane | addhānesu |
Ā. | addha | addhā, addhāno. |
3- PUMA (con đực, giống đực có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | pumā, pumo | pumā, pumāno |
Du. | pumaṃ, pumānaṃ | pumāne |
Ta. | pumena,pumunā, pumānā | pumānebhi, pumānehi. |
Ca.cha | pumassa, pumuno | pumānaṃ |
Pañ | pumūnā, pumānā | pumānebhi, pumānehi |
Sa. | pume, pumāne | pumāsu,pmānesu |
Ā. | puma, pumaṃ | pumāno. |
4- BRAHMA (vị phạm thiên) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | brahmā | brahmā, brahmāno |
Du. | brahmaṃ, brahmānaṃ | brahmāno |
Ta.pañ | brahmunā, brahmuno | bahmebhi, brahmehi, brahmūbhi, brahmūhi. |
Ca. cha | brahmassa, | brahmānaṃ, brahmūnaṃ |
Sa. | brahmani | brahmesu |
Ā. | brahma, brahme | brahmāno |
5- BHAVANTA (bậc tôn trưởng) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | bhavaṃ, bho | bhavanto, bhavantā, bhonto |
Du. | bhavantaṃ | bhavante |
Ta. | bhavantena, bhotā, bhavatā | bhavantebhi, bhavantehi. |
Ca. cha | bhavantassa, bhavato, bhoto | bhavantānaṃ, bhavataṃ |
Pañ. | bhavatā, bhotā | bhavantebhi, bhavantehi. |
Sa. | bhavante, bhavan-tamhi, bhavantas-miṃ, bhavati. | bhavantesu |
Ā. | bho, bhante | bhavanto, bhonto |
(Danh từ này có hình thức nữ tính là bhavantī hay bhotī, và sẽ được biến cách như danh từ nữ tính vĩ ngữ “ī” thông thường).
6- MANA (ý, tâm thức) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | mano | manā |
Du. | manaṃ | mane |
Ta. | manasā, manena | manebhi,manehi |
Ca. cha | manaso, manassa | manānaṃ |
Pañ. | manasā, manā, manam-hā, manasmā | manebhi,manehi |
Sa. | mane, manamhi, mana-smiṃ, manasi | manesu |
Ā . | mana, manā | manā |
Một số danh từ sau đây cùng nhóm và sẽ được biến cách như mana:
Aya : sắt
Ura : ngực
Oja : dưỡng tố
Ceta (1) : tư tưởng
Chanda : vần điệu
Tapa : khổ hạnh
Tama : bóng tối
Teja : lửa nóng, uy lực
Thāma : năng lực
Nabha : bầu trời.
Yasa : danh tiếng
Raja : bụi bặm
Raha : kín đáo, mật
Vaca : lời nói
Sira : cái đầu
Vaya : tuổi thọ
Sara : cái hồ
Paya : sữa, nước
Nhóm danh từ này còn có hình thức trung tính nữa.
Chú thích:
(1) Aya, ceta, vaca, sira, những từ này còn có thêm hình thức kết thúc bằng “o“ ở đối cách số ít; như ayo, ceto, vaco, siro ...
Những từ thuộc nhóm mana, khi chúng là thành phần đầu trong một phức hợp ngữ (samāsa), chúng luôn mang hình thức tận cùng là “o“.
Thí dụ:
aya + patta: ayopatta (cái bát sắt).
teja + dhātu: tejodhātu (hỏa giới).
sira + ruha: siroruha (tóc, vật mọc trên đầu).
raja + rāsi: rajorāsi (đống bụi bặm)
7- MAHĀRĀJĀ (bậc đại vương) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | mahārājo, mahārājā | mahārājā, mahārājāno |
Du. | mahārājaṃ | mahārāje |
Ta. | mahārājena | mahārājebhi, mahārājehi |
Ca. | mahārājāya, mahārājassa | mahārājānaṃ |
Pañ | mahārājā,mahārāja-mhā, mahārājsmā. | mahārājebhi, mahārājehi. |
Cha | mahārājassa | mahārājānaṃ |
Sa. | mahārāje,mahārāja-mhi, mahārājasmiṃ | mahārājesu |
Ā. | mahārāja | mahārājāno |
Một vài danh từ có biến cách tương tự với từ mahārāja là:
8- MUDDHA (đầu, chót đỉnh) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | muddhā | muddhā, muddhāno |
Du. | muddhaṃ | muddhā, muddhāna |
Ta. | muddhhānā, muddhanā | muddhebhi, muddhehi |
Ca. cha. | muddhassa | muddhānaṃ |
Pañ. | muddhā, muddhānā | muddhebhi, muddhehi |
Sa. | muddhani | muddhānesu |
Ā | muddha | muddhā, muddhāno |
9- YUVA (thanh niên) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | yuvā | yuvā, yuvāno |
Du. | yuvaṃ,yuvānaṃ | yuve, yuvāne |
Ta. | yuvena, yuvānena, yuvānā | yuvebhi,yuvehi, yuvānebhi, yuvānehi |
Ca.cha | yuvassa, yuvānassa | yuvānaṃ, yuvānānaṃ |
Pañ | yuvānā, yuvānamhā, yuvānasmā | yuvehi, yuvebhi, yuvānebhi, yuvānehi |
Sa. | yuve, yuvamhi, yuvas-miṃ, yuvāne, yuvānam-hi, yuvānasmiṃ | yuvesu, yuvāsu, yuvā-nesu. |
Ā. | yuva, yuvāna. | yuvāno. |
10 – RĀJĀ (đức vua) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | rājā | rājāno |
Du. | rājaṃ, rājānaṃ | rājāno |
Ta. | rājena, raññā | rājebhi, rājehi, rājū-bhi, rājūhi |
Ca. cha | rājino, rañño | rājānaṃ, rājūnaṃ, raññaṃ |
Pañ | rājamhā, rājasmā, raññā | rājebhi, rājehi, rājū-bhi, rājūhi |
Sa. | rājamhi, rājasmiṃ | rājesu, rājūsu |
rājini, rañño | ||
Ā. | rāja, rājā | rājāno |
11- SAKHA (bạn hữu) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | sakhā | sakhā, sakhino, sakhā-no, sakhāyo, sakhāro |
Du. | sakhaṃ,sakhāraṃ, sakhānaṃ | sakhino, sākhāno, sa-khāyo |
Ta. | sakhinā | sakhehi, sakhebhi, sa-khārehi. |
Ca. cha | sakhino, sakhissa | sakhīnaṃ, sakhānaṃ, sakhārānaṃ |
Pañ. | sakhinā, sakhismā, sakhamhā, sakha-smā, sakhāramhā | sakhehi, sakhebhi, sakhārehi. |
Sa. | sakhe, sakhimhi, sakhismiṃ | sakhesu, sakhisu, sakhāresu |
Ā. | sakha, sakhā, sakhe | sakhino, sakhāya, sakhāro. |
12- SANTA (bậc tịnh giả) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | saṃ, santo | santo, santā, |
Du. | saṃ, santaṃ | sante |
Ta. | santena, satā | santehi, sabbhi |
Ca. cha. | santassa, sato | santānaṃ, sataṃ, satānaṃ |
Pañ. | santasmā, santā, satā, satamhā. | santehi, sabbhi |
Sa. | sante, santamhi, san-tasmiṃ | santesu |
Ā. | santa | santo, santā |
13 – PITU (người cha) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | pitā | pitaro |
Du. | pitaraṃ | pitare, pitaro |
Ta. pañ. | pitarā | pitarebhi,pitarehi |
Ca. cha. | pitu, pituno, pitussa | pitūnaṃ, pitānaṃ, pitarānaṃ |
Sa. | pitari | pitusu, pitaresu |
Ā. | pita, pitā | pitaro |
BHĀTU (người anh) có biến cách tương tự như pitu.
14- SATTHU (bậc thầy, vị đạo sư) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | Satthā | Satthāro |
Du. | satthāraṃ | satthāre, satthāro |
Ta. pañ | satthārā | satthārebhi, satthārehi |
Ca. cha. | satthu, satthuno, sat-thussa | satthānaṃ, satthārānaṃ, satthāranaṃ |
Sa. | satthari | satthāresu |
Ā. | sattha, satthā | satthāro |
Một vài danh từ sau đây có biến cách tương tự như satthu:
Gantu : người đi
Kattu : người làm
Jetu : kẻ chiến thắng
Dātu : người cho
Nattu : cháu trai
Netu : người lãnh đạo.
Bhattu : người chồng
Vantu : người nói
Viññātu : người thông hiểu.
Vinetu : người dạy
Sotu : người nghe
B- Vài danh từ nữ tính như ratti … dù có hình thức vĩ ngữ “i”, nhưng có dạng biến cách khác biệt.
Lại như nadī, pokkharaṇī … dù là hình thức nữ tính vĩ ngữ “ī“, nhưng cũng có dạng biến cách đặc biệt.
Và “mātu“, là danh từ nữ tính vĩ ngữ “u”, nhưng cũng có biến cách bất thường.
Sau đây là các dạng biến cách những danh từ nữ tính dị biệt này:
1- RATTI (ban đêm) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa . ā | ratti | rattī, rattiyo, ratyo |
Du. | rattiṃ | rattī rattiyo, ratyo |
Ta. pañ | rattiyā, ratyā | rattībhi, rattīhi |
Ca. cha | rattiyā, ratyā | rattīnaṃ |
Sa. | rattiyā, ratyā, rattiyaṃ, ratyaṃ, rattaṃ, ratto | rattīsu |
2 – NADĪ (con sông) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. ā | nadī | nadī, nadiyo, najjo, najjāyo |
Du. | nadiṃ, | nadī, nadiyo, najjo, najjāyo |
Ta. pañ | nadiyā, najjā | nadībhi, nadīhi |
Ca. cha | nadiyā, najjā | nadīnaṃ |
Sa. | nadiyā, nadiyaṃ, naj-jaṃ | nadīsu. |
3 – POKKHARAṆĪ (hồ nước) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa . ā | pokkharanī | pokkharanī, pokkha-raniyo, pokkharañño |
Du. | pokkharaṇiṃ | pokkharaṇī, pokkha-raniyo, pokkharañño. |
Ta. pañ | pokkharaniyā, pokkharaññā. | pokkharaṇībhi, pokkharaṇīhi. |
Ca. cha | pokkharaniyā, pokkharaññā. | pokkharaṇīnaṃ |
Sa. | pokkharaṇīyā, pokkharaṇiyaṃ, pokkharaññā, pokkharaññaṃ | pokkharaṇīsu |
4- MĀTU (người mẹ) có biến cách như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | mātā | mātaro |
Du. | mātaraṃ | mātare, mātaro |
Ta. pañ | mātarā, mātuyā | mātarebhi, mātarehi, mātūbhi, mātūhi |
Ca. cha | mātuyā, mātu | mātarānaṃ, mātānaṃ, mātunaṃ. |
Sa. | mātari | mātaresu, mātūsu |
Ā. | māta, mātā, māte | mātaro. |
Danh từ dhītu, duhitu (đứa con gái) có biến cách tương tự như mātu.
C- Danh từ trung tính kamma (hành động, hành vi) dù là hình thức vĩ ngữ “a”, nhưng lại có biến cách khác thường như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | kammaṃ | kammā, kammāni |
Du. | kammaṃ | kamme, kammāni |
Ta. | kammena, kammanā, kammunā | kammebhi, kammehi |
Ca. cha | kammassa, kammuno | kammānaṃ |
Pañ | kammunā, kammamhā, kammasmā | kammebhi, kammehi |
Sa. | kamme, kammamhi, kammasmiṃ, kammani, kamma | kammesu |
Ā . | kamma | kammā, kammāni |
Toát yếu:
– Danh từ là tên gọi hay tiếng ám chỉ về sự vật, người, thú, đồ dùng … danh từ Pāli gồm có danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ riêng là tên gọi riêng của một cá thể; danh từ chung được phân thành danh từ cụ thể, danh từ trừu tượng và danh từ tổng hợp.
– Danh từ Pāli được xếp theo 3 tính (liṅga), chia theo 2 số (vacana), biến hóa theo 8 cách (vibhatti).
* Ba tính là nam tính (pulliṅga), nữ tính (itthi-liṅga), và trung tính (napuṃsakaliṅga).
* Hai số là số ít (ekavacana) và số nhiều (bahu-vacana).
* Tám cách là chủ cách (paṭhamavibhatti), đối cách (dutiyavibhatti), sở dụng cách (Tatiyavibhatti), chỉ định cách (catutthavibhatti), xuất xứ cách (pañcamavibhatti), sở thuộc cách (chaṭṭhavibhatti), định sở cách (sattamavibhatti) và hô cách (ālampa-navibhatti).
– Danh từ Pāli gồm có bảy hình thức vĩ ngữ (kāranta) là a, ā, i, ī, u, ū và o. Ở nam tính có đủ 7 hình thức vĩ ngữ; ở nữ tính có 5 hình thức vĩ ngữ và ở trung tính chỉ có 3 hình thức vĩ ngữ.
Sự biến cách danh từ Pāli có hai dạng là thông thường và đặc biệt. Dạng biến cách thông thường dành cho các danh từ phổ thông có hình thức chung; dạng biến cách đặc biệt dành cho các danh từ dị biệt ngữ, có hình thức riêng.
-ooOoo-