FAQs on Anapana & Courses – Hỏi đáp về Anapana & Các khoá thiền

Principal teacher of Vipassana Mr. S.N. Goenka has conducted many children courses and has answered broad spectrum of questions from children as well as parents. Few questions are provided below for better understanding of children courses and Anapana meditation.

Thiền sư chính của Vipassana, ngài S.N. Goenka đã thực hiện nhiều khóa thiền cho trẻ em và đã trả lời nhiều câu hỏi từ phía các em cũng như phụ huynh. Một số câu hỏi được cung cấp dưới đây để hiểu rõ hơn về các khóa thiền cho trẻ em và thiền Anapana.

At what age could I start to teach my child to meditate – Tôi có thể bắt đầu dạy con tôi thiền ở độ tuổi nào?

Mr. S. N. Goenka: Before birth. Meditation should be taught when the child is growing in the womb. The child needs good vibrations while in the womb, so practise Vipassana. Every pregnant mother should practise more Vipassana because then you are helping two beings simultaneously. You are helping yourself, and you are helping the being which has not yet come out. Help them. After that, when the child grows to five or six you can start teaching Anapana. Just be aware of the respiration for a few minutes; two, three, five minutes, enough. Don’t push too much. A few minutes of awareness of respiration, and then say; “All right, play.” After that, again a few minutes of respiration. So it will become like playing for the child. Later on, as he or she grows, increase the time. In this way you start giving the seed of Dhamma, and the child develops in an atmosphere of Dhamma. 

Ngài S. N. Goenka: Khi còn trong bụng mẹ. Thiền nên được dạy từ khi đứa trẻ còn đang phát triển trong bụng mẹ. Đứa trẻ cần những rung động tích cực khi còn trong bụng mẹ, vì vậy hãy thực hành Vipassana. Mỗi bà mẹ mang thai đều nên thực hành Vipassana thường xuyên vì như thế cả mẹ và con đều được phát triển cùng nhau. Điều đó giúp chính bạn, và đồng thời cũng là giúp cho đứa trẻ sắp chào đời. Hãy hành thiền.

Sau đó, khi đứa trẻ lên năm hoặc sáu, bạn có thể bắt đầu cho trẻ tiếp cận với Anapana. Chỉ cần nhận thức được hơi thở trong vài phút; hai, ba, năm phút, là đủ. Không cần tập quá vội. Một vài phút nhận thức về hơi thở, và sau đó nói với chúng; “Ổn rồi, con có thể đi chơi.” Sau đó, lại tiếp tục một vài phút nhận thức về hơi thở. Điều đó giúp cho trẻ em dễ dàng tập luyện. Càng về sau, khi bé lớn lên, hãy gia tăng thời gian ngồi thiền. Theo cách này, bạn bắt đầu giúp trẻ gieo hạt giống của Dhamma, và đứa trẻ được phát triển trong một bầu không khí của Dhama.

What is your feeling about teaching Dhamma to children – Ngài nghĩ sao về việc dạy Dhamma cho trẻ em?

Mr. S. N. Goenka: The best time for that is before birth of the child. During pregnancy the mother should practice Vipassana, so that the child also receives it and is born a Dhamma child. But if you already have children, you can still share Dhamma with them. If your children are very young (below age 8), direct your mettā (the technique of Metta-Bhavana to share the vibrations of goodwill and compassion to all beings, taught on the 10th morning of the Vipassana course) to them after every sitting and at their bedtime. In this way, they also benefit from your practice of Dhamma. And when you are older, explain a little about Dhamma to them in a way that they can understand and accept. If they can understand it a little more, then teach them anapana for a few minutes. Don’t pressure the children in any way. Just let them sit with you, observe their breath for a few minutes, and then go and play. The meditation will be like play to them; they will enjoy it. And the most important is that you must live a healthy Dhamma life yourself, you must set a good example for your children. In your home, you must establish a peaceful and harmonious atmosphere which will help them grow into healthy and happy people. This is the best thing you can do for your children.

Ngài S.N. Goenka: Thời điểm tốt nhất là khi còn trong bụng mẹ. Khi mang thai người mẹ nên thực hành Vipassana, để đứa trẻ cũng nhận được nó và sinh ra là một đứa trẻ Dhamma. Nhưng nếu bạn đã có con, bạn vẫn có thể chia sẻ Dhamma với chúng. Nếu con bạn còn rất nhỏ (dưới 8 tuổi), hãy hướng dẫn mettā (Metta-Bhavana là kỹ thuật dùng để chia sẻ những rung động thiện lành và bi mẫn đến với tất cả chúng sinh, được dạy vào buổi sáng thứ 10 của khóa Vipassana) cho chúng sau mỗi lần hành thiền và vào giờ đi ngủ của chúng. Theo cách này, các con cũng được hưởng lợi từ việc thực hành Dhamma của bạn. Và khi con lớn hơn đi, hãy giải thích một chút về Dhamma cho chúng theo cách mà chúng có thể hiểu và chấp nhận. Nếu chúng có thể hiểu nó nhiều hơn một chút, bạn có thể dạy chúng Anapana trong vài phút. Dù sao đi nữa cũng không nên tạo áp lực cho trẻ. Chỉ cần chúng ngồi cùng với bạn, quan sát hơi thở của chúng trong vài phút, sau đó nghỉ và đi chơi. Thiền sẽ giống như việc chơi; chúng sẽ thích nó. Và điều quan trọng nhất là chính bạn phải sống một cuộc sống Dhamma lành mạnh, bạn phải làm tấm gương tốt cho các con. Trong nhà, bạn phải tạo một bầu không khí hòa bình và hài hòa; điều này sẽ giúp các con phát triển thành những con người khỏe mạnh và hạnh phúc. Đây là điều tốt nhất bạn có thể làm cho con của bạn.

Is it necessary to introduce Vipassana into education? – Có cần thiết phải đưa Vipassana vào giáo dục?

Mr. S. N. Goenka: Certainly. Vipassana is the practical science of living. The next generation must learn this science at a very young age, so that they can live a very healthy life, a harmonious life. If they understand pure Dhamma, the law of nature, they will live according to the law of nature. When children are taught Vipassana in the schools and colleges, as it is being done now in some cities, there are very good results.

Ngài S. N. Goenka: Chắc chắn. Vipassana là khoa học thực tiễn của cuộc sống. Thế hệ tiếp theo phải học môn khoa học này khi còn rất nhỏ, để chúng có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh, một cuộc sống hòa hợp. Nếu chúng hiểu Dhamma thuần túy, quy luật tự nhiên, chúng sẽ sống theo quy luật tự nhiên. Khi trẻ em được dạy Vipassana trong các trường học và cao đẳng, như đang được thực hiện ở một số thành phố, điều này đã cho ra những kết quả rất tốt.

Kindly give a few words on how students can use Vipassana – Vui lòng mô tả một chút về cách thức học sinh có thể ứng dụng Vipassana vào cuộc sống?

Mr. S. N. Goenka: We have found good results from students who have started practising even the first part of Vipassana, concentration of mind. Their memory has become sharper, their ability to understand a subject has improved, the comprehending part of their mind has gotten better, and their nervousness has decreased. All these are very helpful to them in their studies. And along with those, character-building starts from the very beginning.

Ngài S. N. Goenka: Chúng tôi đã thấy được các kết quả tốt từ những học sinh bắt đầu thực hành, dù chỉ mới bước đầu tiên của Vipassana, sự định tâm. Trí nhớ của chúng trở nên sắc bén hơn, khả năng hiểu một chủ đề của chúng đã được cải thiện, khả năng tiếp thu của chúng đã trở nên tốt hơn và sự lo lắng của chúng đã giảm. Tất cả những điều này rất hữu ích cho chúng trong việc học tập. Và cùng với đó, việc xây dựng tính cách tốt đẹp cũng được bắt đầu ngay từ rất sớm.

You have started giving training in Anapana in some schools. How will this training benefit children – Ngài đã bắt đầu giáo dục Anapana ở một số trường. Việc giáo dục này sẽ có lợi cho trẻ em như thế nào?

Mr. S. N. Goenka: Actually the entire teaching has only one purpose: One should live peacefully and harmoniously in accordance with the law of nature—not harming oneself or others. Now this art of living is difficult to learn in old age, so the training should start at a young age. In the schools children should learn the art of living a healthy life. Their entire life is ahead of them. You start by teaching them how to control their minds. Along with this awareness of respiration it is explained that you have to live a moral life, so they understand, “I must not kill, I must not steal, etc. But how can I abstain from that? I must have control over my mind. And look, this helps.” The object that is given is universal so a student from any caste, any community, any religion can work on this. You also tell them that they can develop in this awareness of respiration and then they will live a good life. At further stages they can purify their minds to such an extent that they will live a perfect life, so there is a goal. In school for example, when they learn the alphabet the goal is that they will become very learned people later on. Now they have started with this base of sīla and respiration. 

Ngài S. N. Goenka: Thật ra toàn bộ giáo huấn chỉ có một mục đích duy nhất: Một người nên sống hòa bình và hài hòa theo luật tự nhiên, không làm hại chính mình hay người khác. Nghệ thuật sống này rất khó học khi về già, vì vậy việc rèn luyện nên bắt đầu từ khi còn trẻ. Trong trường học trẻ em nên học nghệ thuật sống một cuộc sống lành mạnh. Cả một cuộc đời đang chờ chúng ở phía trước.

Bạn bắt đầu bằng cách dạy chúng cách kiểm soát tâm trí. Cùng với sự ý thức về hơi thở này, người ta giải thích rằng bạn phải sống một cuộc sống đạo đức, để từ đó trẻ có thể hiểu rằng, “Tôi không được giết hại chúng sinh khác, tôi không được trộm cắp, v.v. Nhưng làm thế nào có thể tránh những điều đó? Tôi phải kiểm soát tâm trí của tôi. Ồ và nhìn này, phương pháp này có hiệu quả.” Đối tượng được đưa ra là phổ quát để một thiền sinh từ bất kỳ giai cấp, bất kỳ cộng đồng, bất kỳ tôn giáo nào cũng có thể làm được.

Bạn cũng nên nói với trẻ rằng khi chúng có thể phát triển nhận thức về hơi thở thì sau đó chúng sẽ có thể sống một cuộc sống tốt hơn. Ở các giai đoạn xa hơn, chúng có thể thanh lọc tâm trí của mình đến một mức độ mà chúng sẽ có thể sống một cuộc sống hoàn hảo, vì vậy đó là mục tiêu. Ở trường chẳng hạn, khi chúng học bảng chữ cái, mục tiêu là chúng sẽ trở thành những người có học sau này. Bây giờ chúng đã bắt đầu với nền tảng về sīla đạo đức và hơi thở.

Do you think that by this training children can become good citizens? – Ngài có nghĩ rằng bằng cách luyện tập này trẻ em có thể trở thành công dân tốt?

Mr. S. N. Goenka: What is a good citizen? A good citizen is one who does not harm himself or herself and also does not harm other members of society. The whole teaching shows how to live a life of morality. If children start learning this in childhood, when they become adults they will naturally live healthy, good lives. This is how they will become good citizens. 

Ngài S. N. Goenka: Một công dân tốt là như thế nào? Một công dân tốt là một người không làm hại chính mình và cũng không làm hại người khác trong xã hội. Toàn bộ giáo huấn này là về việc đưa ra cách làm thế nào để sống một cuộc sống đạo đức. Nếu trẻ em bắt đầu học điều này từ khi còn nhỏ, thì trong quá trình trưởng thành, một cách tự nhiên chúng sẽ sống một cuộc sống khỏe mạnh, và thiện lành. Đây là cách chúng trở thành một công dân tốt.

Are you thinking of conducting a Vipassana course exclusively for teenagers – Ngài có kế hoạch thực hiện một khóa học Vipassana dành riêng cho thanh thiếu niên?

Mr. S. N. Goenka: Certainly. There is a great need for this. We look towards the new generation to come up in Dhamma. Dhamma is good for everyone, young and old, but I want to give more attention to the young because this will ensure that Dhamma will continue to spread from generation to generation. When I started it was difficult because so few Indian youths participated. But now they are coming to courses in larger numbers. We should have courses with special discourses for them. 

Ngài S. N. Goenka: Chắc chắn rồi. Rất nhiều thanh thiếu niên cần khóa học này. Chúng tôi hướng tới một thế hệ mới hoà nhập với Dhamma. Dhamma tốt cho tất cả mọi người, từ già đến trẻ, nhưng tôi muốn tập trung nhiều hơn đến giới trẻ vì điều này sẽ đảm bảo rằng Dhamma sẽ tiếp tục lan truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Khi bắt đầu tôi đã gặp khó khăn bởi vì rất ít thanh niên Ấn Độ tham gia. Nhưng bây giờ họ đang tìm đến các khóa học đông hơn. Chúng ta nên có các khóa học với các bài giảng đặc biệt cho chúng.

What are the guidelines regarding teaching sīla and the origins of the technique, while teaching Anapana in schools in the West? For example introducing Buddha without the school system’s thinking of it as a religion – Các hướng dẫn liên quan đến việc dạy sīla (đạo đức) và nguồn gốc của kỹ thuật này, trong khi dạy Anapana trong các trường học ở phương Tây là gì? Ví dụ, cách giới thiệu Đức Phật mà không khiến phía nhà trường nghĩ nó như một tôn giáo.

Goenkaji: Well, first this person who is teaching must be fully convinced that this is not a religion. Buddha was not a religious teacher, he was not the founder of a religion. Buddha taught a way of life. If you are fully convinced of this, you can convince others. When you talk of the law of gravity you have to use the name of Newton. But you do not become a member of Newton’s sect. You must first understand what you are teaching, then it becomes very easy to explain it to people—whether children or adults.

Goenkaji: Điều đầu tiên, vị thiền sư cần phải là người đầu tiên tin tưởng rằng đây không phải là một tôn giáo. Phật không phải là một người truyền giáo, cũng không phải là người sáng lập ra một tôn giáo nào cả. Phật dạy một lối sống. Nếu bạn hoàn toàn được thuyết phục về điều này, bạn có thể thuyết phục người khác. Khi bạn nói về định luật hấp dẫn, bạn phải sử dụng tên của Newton. Nhưng bạn không trở thành thành viên của giáo phái Newton. Trước tiên bạn phải hiểu những gì bạn đang dạy, sau đó việc giải thích nó với mọi người rất dễ dàng dù là trẻ em hay người lớn.

And what about sīla? – Còn sīla thì sao?

Well, you must explain sīla to them. Sīla is important. There is nothing wrong in this. 

Vâng, bạn phải giải thích sīla cho chúng hiểu. Sīla rất quan trọng. Không có gì sai trong việc này cả.

How can children be encouraged to practice at home if their families do not meditate? Can they attend Vipassana group sittings? Làm thế nào để trẻ em có thể thực hành thiền tại nhà nếu gia đình chúng không thiền? Chúng có thể tham dự buổi thiền chung Vipassana không?

Mr. S. N. Goenka: The Vipassana adult group sitting? No. A child should never be brought to the adult group sitting. During the one-hour group sitting the child will get bored within 10 or 15 minutes. Then what will he or she do? The child will develop aversion towards meditation. No. A child should never be brought. If there is a group sitting for children only, then it is all right. That will be only for 10 or 15 minutes, or a maximum of 20 minutes. 

Ngài S. N. Goenka: Buổi thiền chung Vipassana dành cho người lớn? Không. Một đứa trẻ không bao giờ nên được đưa đến nhóm thiền chung cho người lớn. Trong thời thiền 1 giờ, trẻ sẽ dễ cảm thấy chán nản trong vòng 10 hoặc 15 phút đầu. Sau đó thì thế nào? Đứa trẻ sẽ phát triển ác cảm với việc hành thiền. Không, không bao giờ nên để một đứa trẻ tham gia cùng. Nếu có là một buổi thiền chung chỉ cho trẻ em thì không sao cả. Chúng ta sẽ giới hạn thời lượng hành thiền trong 10 hoặc 15 phút, hoặc tối đa là 20 phút thôi.

How can we remove thoughts of lust while we are studying? Làm thế nào chúng ta có thể loại bỏ những ham muốn trong khi chúng ta đang hành thiền?  

Mr. S. N. Goenka: Not only while studying, but all the time! Lust is lust; it is harmful. Love should be pure love. Pure love is one-way traffic; you don’t expect anything in return. Dharma, Vipassana, will help this lust to turn into pure love—pure love is without a trace of passion. Pure love is full of compassion. 

Ngài S. N. Goenka: Không chỉ trong khi hành thiền, mà là mọi lúc! Ham muốn là ham muốn; nó có hại. Tình yêu nên là tình yêu thuần khiết. Tình yêu thuần khiết là tình yêu vô điều kiện; bạn không mong đợi được báo đáp lại bất kỳ điều gì. Dhamma, Vipassana, sẽ chuyển hoá ham muốn này thành tình yêu thuần khiết. Tình yêu thuần khiết thì không có sự mê đắm, dù chỉ một chút. Tình yêu thuần khiết tràn đầy lòng trắc ẩn.

I am a college student and I come here for Vipassana meditation. When I go back, my teacher says, “You are too young to practice meditation.” What should I do in such a situation? Tôi là một sinh viên đại học và tôi đến đây để thiền Vipassana. Khi tôi trở về, giáo viên của tôi nói, “Con còn quá trẻ để hành thiền”. Tôi nên làm gì trong tình huống như vậy?

Mr. S. N. Goenka: You are not at fault; your teacher is mistaken. There is a wrong concept in our country that things like meditation should be practiced in the fourth and last period of life. This is wrong. At that time the body becomes very weak, the mind becomes weak, all the sense organs become weak—you cannot practice properly. Actually, yours is the age when one should start practicing meditation because it is an art of living. Then through the rest of one’s life this meditation will be so helpful. So continue to meditate whatever your teacher says. Don’t worry. 

Ngài S. N. Goenka: Bạn không sai, giáo viên của bạn đã hiểu sai. Có một quan niệm sai lầm ở nước ta rằng những thứ như thiền nên được thực hành khi đã về già và gần đất xa trời. Điều này hoàn toàn sai. Lúc đó cơ thể ta yếu đi, tâm trí cũng yếu đi, tất cả các hệ giác quan cũng đã trở nên yếu đuối và bạn không thể luyện tập đúng cách. Thật ra, ở lứa tuổi này của bạn là thời điểm thích hợp để bắt đầu thực hành thiền vì đó là một nghệ thuật sống. Về sau này, trong suốt phần còn lại của một đời người, phương pháp thiền này sẽ rất hữu ích. Vì vậy, hãy tiếp tục thiền theo những gì thiền sư hướng dẫn. Đừng lo lắng.

What is the mind? Tâm là gì?

Mr. S. N. Goenka: The mind is what thinks! The entire thought process is due to the mind. It is the mind that is constantly involved in the various actions of thinking, reading and pondering over what has been read, etc. During its course of thinking, the mind may act beneficially or harmfully. If it adopts the wrong habit pattern, then it will generate feelings of ill will and animosity for others. If instead, the mind reforms itself, then although it will still have thoughts they will now be thoughts for the well being of others. If someone has shortcomings, the mind will want that person to overcome his shortcomings because now the mind knows that due to his shortcomings, that person will perform wrong actions which will make him more miserable and unhappy. So the mind will harbour thoughts of goodwill towards that person. It will want the person to refrain from doing bad deeds and thus save himself from burning in the fires of suffering. We observe that it is the nature of the mind to generate thoughts all the time. Therefore, our most important duty is to guide the mind towards a healthy thought process and prevent it from taking the path of unhealthy thinking patterns. Our entire effort is aimed towards understanding this nature of the mind and correcting it if it goes on the wrong path.

Ngài S. N. Goenka: Tâm là những gì liên quan tới suy nghĩ! Toàn bộ quá trình suy nghĩ đều nằm ở tâm. Tâm liên tục tham gia vào các hoạt động khác nhau như đọc và suy nghĩ về những gì đã đọc, v.v. Trong quá trình suy nghĩ, tâm có thể hướng tới điều lợi hoặc điều hại. Nếu tâm tiếp thu những khuôn mẫu thói quen xấu, thì nó sẽ tạo ra cảm giác tiêu cực và thù oán tới người khác. Nếu thay vào đó, tâm trí được rèn luyện, thì mặc dù nó vẫn còn những suy nghĩ, nhưng giờ đây chúng sẽ là những suy nghĩ cho hạnh phúc của người khác. Nếu một người có nhiều khuyết điểm, tâm sẽ muốn người đó khắc phục được những khuyết điểm của mình bởi vì bây giờ tâm biết rằng do những khuyết điểm ấy mà người đó sẽ thực hiện những hành động sai lầm khiến cho họ ngày càng đau khổ và bất hạnh hơn. Vì vậy, tâm trí sẽ dung dưỡng những suy nghĩ thiện lành đối với người đó. Nó sẽ muốn người đó kiềm chế những việc xấu và do đó họ có thể tự cứu mình khỏi bị thiêu cháy bởi những ngọn lửa của đau khổ. Chúng ta nhận thấy rằng bản chất của tâm là tạo ra các suy nghĩ mọi lúc. Do đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là hướng tâm tới những suy nghĩ lành mạnh và ngăn chặn nó đi theo con đường của những kiểu suy nghĩ không lành mạnh. Toàn bộ nỗ lực của chúng ta là để hiểu bản chất này của tâm và điều chỉnh nó nếu nó đi sai đường.

Who reforms the mind? – Ai cải thiện tâm?

Mr. S. N. Goenka: It is the mind that reforms itself. A part of the mind is always observing its own functioning. If there are thoughts in the mind, it will analyse the nature of these thoughts. Whenever negativity or a feeling of animosity arises in the mind, this same part instantly issues a warning that such negative emotions are undesirable and should not occur in the mind. This part may be called intellect or the part of the mind which is always alert regarding the functioning of the mind and is trying to reform it. If the mind can develop the habit of observing the truth as it appears, then this fact will become clear – that the moment the mind is defiled, it is punished with suffering; and if it is purified, the suffering is removed. It is this observing part of the mind which will understand this process and thus change itself. Nobody wants to remain agitated. Everyone wants to lead a happy life without miseries. To attain this state, the observing part of the mind tries to change the nature of the remaining part of the mind.

Ngài S. N. Goenka: Tâm cải thiện chính nó. Có một phần của tâm là luôn luôn quan sát hoạt động của chính nó. Nếu có những suy nghĩ trong tâm, nó sẽ phân tích bản chất của những suy nghĩ này. Bất cứ khi nào sự tiêu cực hoặc một cảm giác thù địch xuất hiện trong tâm, cũng là chính phần này ngay lập tức đưa ra một cảnh báo rằng những cảm xúc tiêu cực như vậy là không mong muốn và không nên xảy ra trong tâm. Phần này có thể được gọi là trí tuệ hoặc là phần của tâm luôn luôn cảnh giác về hoạt động của tâm và cố gắng cải thiện nó. Nếu tâm có thể phát triển thói quen quan sát sự thật khi chúng xuất hiện, thì thực tế này sẽ trở nên rõ ràng – rằng khoảnh khắc tâm bị ô uế, nó bị trừng phạt với đau khổ; và nếu nó được thanh lọc, sự đau khổ được xóa bỏ. Chính phần quan sát này của tâm sẽ hiểu quá trình này và do đó tự thay đổi nó. Không ai muốn mình luôn luôn bất an. Mọi người đều muốn có một cuộc sống hạnh phúc mà không có những đau khổ. Để đạt được trạng thái này, phần quan sát của tâm luôn cố gắng thay đổi bản chất của phần còn lại của tâm.

The mind remains full of thoughts and is unable to keep focussed at one place – Tâm trí vẫn đầy suy nghĩ và không thể tập trung tại một điểm

Mr. S. N. Goenka: We are here to meditate precisely for that reason. If the mind was already concentrated, then why would you have come here? It is an old habit of the mind to wander. Let it wander. The moment we realize that the mind has wandered, we bring it back to the breath. The mind is distracted because of these innumerable thoughts. The nature of the thoughts varies from time to time, but the important thing is how soon we become conscious of the fact that the mind has wandered. It is not good if the mind remains distracted for a long period of time.

Ngài S. N. Goenka: Chúng ta ở đây để hành thiền chính xác vì lý do đó. Nếu tâm đã tập trung (định), thì bạn còn đến đây làm gì? Đi lang thang là thói quen cố hữu của tâm. Hãy để nó đi lang thang. Khoảnh khắc chúng ta nhận ra rằng tâm đã đi lang thang, chúng ta đưa nó trở lại với hơi thở. Tâm bị sao nhãng bởi vô số những suy nghĩ. Bản chất của những suy nghĩ thay đổi theo thời gian, nhưng điều quan trọng là làm thế nào chúng ta sớm nhận thức được thực tế rằng tâm đã đi lang thang. Sẽ không tốt nếu tâm bị sao nhãng trong một khoảng thời gian dài.

I cannot feel the inflow and outflow of respiration – Tôi không thể cảm nhận được hơi thở ra vào?

Mr. S. N. Goenka: This indicates that the breath must have slowed down and become very soft. When the respiration is very slow, you lose awareness of its incoming and outgoing flow. When this happens, breathe a little harder, but not very hard. Make a conscious effort to breathe. Be aware that you are breathing deliberately. When you breathe hard, it will enable you to clearly feel the flow of respiration. Then again slow down the breathing. If again you do not feel the touch of the respiration, breathe a little faster and as soon as you can feel it, start breathing slowly.

Ngài S. N. Goenka: Điều đó cho thấy rằng hơi thở đã chậm lại và trở nên rất nhẹ. Khi thở quá chậm, bạn sẽ mất nhận thức về luồng đến và đi của nó. Khi điều này xảy ra, thở mạnh hơn một chút, nhưng không quá mạnh. Hãy thở một cách có ý thức. Hãy nhận biết rằng bạn đang thở có chủ ý. Khi bạn thở mạnh, bạn có thể cảm nhận rõ ràng về hơi thở. Rồi lại thở chậm lại. Nếu một lần nữa bạn không cảm nhận sự xúc chạm của hơi thở, hãy thở nhanh hơn một chút và ngay khi bạn có thể cảm nhận được nó, hãy bắt đầu thở chậm lại.

I feel sleepy while meditating – Tôi cảm thấy buồn ngủ khi thiền

Mr. S. N. Goenka: Get rid of this feeling of sleepiness. How can you expect to work if you fall asleep? You are engaged in the task of awakening the mind. Therefore you should remain alert, remain awake and remain vigilant. Time and again it is emphasized- remain alert, remain vigilant. If sleep overpowers the mind, then try some hard breathing. Sleepiness will go away. You must fight this enemy. Sleep is your enemy at the time of meditation. At any other appropriate time, it is welcome.

Ngài S. N. Goenka: Hãy thoát khỏi cảm giác buồn ngủ này. Làm thế nào bạn có thể nỗ lực hành thiền nếu bạn buồn ngủ? Bạn đang tham gia vào nhiệm vụ đánh thức tâm trí. Do đó, bạn nên cảnh giác, tỉnh táo và cẩn trọng. Hết lần này đến lần khác, hãy cảnh giác, rất cảnh giác. Nếu cơn buồn ngủ áp đảo tâm trí, hãy hít vài hơi thở mạnh. Cơn buồn ngủ sẽ biến mất. Bạn phải chiến đấu với kẻ thù này. Cơn buồn ngủ là kẻ thù của bạn khi hành thiền. Vào những thời điểm thích hợp khác, thì điều này có thể chấp nhận được.

What are we to understand by pure breath? What are we to understand by natural breath? Chúng ta hiểu gì về hơi thở thuần khiết? Chúng ta hiểu gì về hơi thở tự nhiên?

Mr. S. N. Goenka: Good question. The plain, simple breath with nothing attached to it is called pure. The moment something is attached to the breath, it becomes impure. Something is pure if no foreign element is added to it. As long as the milk producer does not add water to the milk, it remains pure. The addition of water to milk makes it impure. Similarly, the breath is pure as long as nothing is added to it. The addition of any word or name with the breath makes it impure. We should not condemn any kind of meditation that gives importance to a particular name, form or image. But in this meditation, the moment you associate any word, name, form or image with the breath, it is no longer a pure breath. Something extra has been added to it. The breath is pure as long as nothing is mixed with it. Now, what is natural breath? The flow of respiration taking place of its own nature is called natural. The natural breath is one which comes in and goes out on its own without any effort on our part. When we breathe hard, it takes some effort to do so and is therefore not natural. So the respiration which is done effortlessly and which flows in and flows out on its own is called natural.

Ngài S. N. Goenka: Một câu hỏi hay. Hơi thở đơn thuần mà không có sự ràng buộc được gọi là thuần khiết. Khoảnh khắc một cái gì đó ràng buộc với hơi thở, nó trở nên không thuần khiết. Một cái gì đó là thuần khiết khi nó không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Miễn là nhà sản xuất sữa không thêm nước vào trong sữa, khi đó nó là nguyên chất. Việc bổ sung nước vào sữa khiến sữa không còn nguyên chất nữa. Tương tự, hơi thở là thuần khiết miễn là không có gì được thêm vào. Bất kỳ từ ngữ hoặc tên gọi nào gắn với hơi thở đều khiến nó không trong sạch. Chúng ta không nên lên án bất kỳ phương pháp thiền nào đặt chú trọng vào một tên gọi, hình thức hoặc hình ảnh cụ thể. Nhưng trong phương pháp thiền này, khoảnh khắc bạn liên kết bất kỳ từ ngữ, tên gọi, hình thức hoặc hình ảnh nào với hơi thở, nó không còn là một hơi thở thuần khiết. Một cái gì đó đã được thêm vào nó. Hơi thở là thuần khiết miễn là không có gì trộn lẫn với nó.

Vậy hơi thở tự nhiên là gì? Luồng đi tự nhiên của chính nó được gọi là tự nhiên. Hơi thở tự nhiên là hơi thở đi vào và tự đi ra mà không cần bất kỳ nỗ lực nào từ phía ta. Khi thở mạnh, ta phải dùng sức và vì vậy nó không phải là tự nhiên. Vì vậy, hơi thở đi vào, đi ra không cần nỗ lực được gọi là hơi thở tự nhiên.

Why do you say “Bhavatu Sabba Mangalam” three times? Tại sao Ngài lặp lại “Bhavatu Sabba Mangalam” ba lần?

Mr. S. N. Goenka: I say this because it makes me feel good. When we say “May all beings be happy”, it fills our mind with happiness. If we generate ill will for others and wish them unhappiness, we will be miserable from within. If instead of generating ill will, we generate goodwill for all, we will feel happy. With purity of mind, if you also say these words of well-being with the feeling that your meditation may benefit one and all, you will find that your mind is filled with happiness. On the contrary, if you abuse someone in a state of anger, your mind will be disturbed and agitated. Who likes having such a state of mind? Everyone wishes to remain calm and happy. So to attain serenity and happiness of mind, these words of well being for others are said. Let me explain further. Now you have only learned the technique of Anapana. Later, when you advance on the path of Vipassana, you will see that when we want others to be happy and say “Bhavatu Sabba Mangalam”, these feelings of well being for others are effective only if generated from within the innermost depths of a pure mind. Wishes coming from a shallow mind do not have much influence. If anyone really wants happiness for others, he may start saying “Bhavatu Sabba Mangalam” from the surface level of the mind but gradually these words must be said from the depths of the mind as it becomes purer and purer. If these words are spoken from the depths of the mind, then they will be meaningful and effective. We want these words to be effective, so saying them should not be made a mere ritual. It should be done in a manner that is beneficial for oneself as well as others.

Ngài S. N. Goenka: Tôi lặp lại từ này ba lần bởi vì nó giúp tôi cảm thấy tốt hơn. Khi chúng ta nói “Nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc”, khi đó tâm trí ta tràn ngập hạnh phúc. Nếu chúng ta tạo ra những ác ý về người khác và mong cho họ bất hạnh, chúng ta sẽ đau khổ từ bên trong trước. Thay vì tạo ra những ác ý, ta tạo ra những thiện ý đến với tất cả mọi người, khi đó ta sẽ cảm thấy hạnh phúc. Với tâm thanh tịnh, nếu bạn cũng nói những lời hạnh phúc này với cảm giác rằng việc hành thiền có thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, bạn sẽ thấy rằng tâm của bạn tràn ngập hạnh phúc. Ngược lại, nếu bạn gây hại đến ai đó với trạng thái tức giận, tâm trí của bạn sẽ bị xáo trộn và kích động. Ai lại thích có một trạng thái tâm như vậy? Mọi người đều mong muốn được bình yên và hạnh phúc. Vì vậy, để đạt được sự thanh thản và hạnh phúc của tâm trí, ta cần trao những lời chúc phúc này cho người khác.

Hãy để tôi giải thích thêm. Bây giờ bạn chỉ mới học kỹ thuật Anapana. Sau này, khi bạn tiến lên trên con đường của Vipassana, bạn sẽ thấy rằng khi chúng ta muốn người khác hạnh phúc và nói “Bhavatu Sabba Mangalam”, những mong muốn hạnh phúc dành cho người khác này chỉ có hiệu nghiệm nếu như chúng được tạo ra từ sâu thẳm bên trong một tâm thuần khiết. Mong muốn đến từ một tâm trí hời hợt thì không thể làm được điều đó. Nếu bất cứ ai thực sự muốn đem hạnh phúc cho người khác, anh ta có thể bắt đầu nói “Bhavatu Sabba Mangalam” ở cấp độ bề mặt của tâm, nhưng dần dần những lời này phải được nói từ sâu thẳm của tâm, khi tâm trở nên trong sạch và thuần khiết hơn. Nếu những từ này được nói từ sâu thẳm bên trong tâm, thì chúng sẽ có ý nghĩa và hiệu quả thực sự. Chúng ta muốn những từ này tạo hiệu quả tốt, vì vậy không nên chỉ dùng chúng như một nghi lễ đơn thuần. Điều này cần được thực hiện theo cách thức hướng tới lợi lạc cho bản thân cũng như những người xung quanh.

You have asked us to live in the present. Does this imply that we should not plan for the future at all? Does it mean that we should not be ambitious? Ngài nói chúng ta cần sống trong hiện tại. Điều này có nghĩa là chúng ta không nên lập kế hoạch cho tương lai? Có nghĩa là chúng ta không nên tham vọng?

Mr. S. N. Goenka: These are two different questions, and quite relevant as well. It is certainly not wise to live in the present and not think about the future at all. While observing the breath, you are also gaining awareness of the workings of the mind. You have observed that it has become a permanent habit of the mind to always generate thoughts about the past or the future. The mind does not want to focus on its present task of observing the breath. When it is involved in thoughts of future, the mind’s energy gets reduced and therefore it is unable to work with full potential on the task at hand. And, when the actual time for taking the right action comes, the mind has exhausted all its energy. So with the mind firmly rooted in the present, think and plan the immediate task at hand. Set your goal and keeping it in sight, walk step by step towards it. Once the goal is set, you should not think about it any more. This way, every step you take will be a step in the present. But remain aware of each and every step you take. This will eliminate all possibilities of making mistakes. You may wonder how you will be able to lead your life if you do not plan for the future. We have a limited reservoir of energy and therefore it should be utilized with wisdom. We should only use as much as is required for planning the future. We tend to exhaust our energy by unnecessarily tormenting the mind with thoughts of the future. “This may happen or this may not happen. We may do this or we may not do this?” Oh! Indulge in all this thinking only when it is required. Right now, your job is to observe the breath so that you learn to remain in the present. If we adopt the habit of remaining firmly in the present, we will be able to take the next step properly. Thus, to establish this habit pattern of the mind, we emphasize staying with the present. To be ambitious is not bad at all. We set a definite aim for our life. For instance, we study to fulfil a certain ambition, or we are doing meditation for a certain purpose. But if we get attached to our goal and constantly worry about it while making no efforts to attain it, then it is futile to have any ambition. What is the point in being ambitious about a thing which prevents you from taking the right course of action? Decide about your aim and then strive to achieve it. If you are thirsty, then go and get water. Merely crying for water and worrying about it will not quench your thirst. Make the desired effort to obtain water, drink it and satisfy your thirst. What is wrong with this? Similarly, there is no harm in having a good ambition and making efforts to attain it. But if you get obsessed with it and only worry about its fulfilment without making any efforts in that direction, then you will go off the track and fail- even a good ambition will not be successful. So have the right ambition and strive hard to attain it.

Ngài S. N. Goenka: Đây là hai câu hỏi khác nhau và khá liên quan tới nhau. Chỉ sống trong hiện tại mà không nghĩ gì về tương lai thì không phải là điều khôn ngoan. Trong khi quan sát hơi thở, bạn cũng nhận thức về hoạt động của tâm trí. Bạn quan sát thấy rằng nó đã trở thành một thói quen thường trực của tâm khi luôn tạo ra những suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai. Tâm không muốn tập trung vào nhiệm vụ hiện tại của nó là quan sát hơi thở. Khi suy nghĩ về tương lai, năng lượng của tâm bị giảm sút và do đó nó không thể hoạt động với toàn bộ tiềm năng trong những việc đang làm. Và, khi thời điểm thực sự để thực hiện hành động đến, tâm trí đã cạn kiệt tất cả năng lượng của nó. Vì vậy, với tâm trí vững vàng ở hiện tại, hãy suy nghĩ và lập kế hoạch cho nhiệm vụ trước mắt. Đặt mục tiêu và hướng về nó, từng bước đi về phía nó. Khi mục tiêu đã được đặt ra, bạn không nên nghĩ về nó nữa. Bằng cách này, mỗi bước bạn thực hiện sẽ là một bước trong hiện tại. Nhưng hãy duy trì ý thức trong từng bước bạn thực hiện. Điều này sẽ loại bỏ tất cả các khả năng bạn phạm sai lầm.

Bạn có thể tự hỏi làm thế nào bạn sẽ có thể làm chủ cuộc sống nếu bạn không lập kế hoạch cho tương lai. Chúng ta có một nguồn năng lượng hạn chế và do đó nó nên được sử dụng với sự khôn ngoan. Chúng ta chỉ nên sử dụng ở mức cần thiết để lập kế hoạch cho tương lai. Chúng ta có xu hướng dốc cạn kiệt năng lượng của mình bằng cách hành hạ tâm trí một cách không cần thiết với những suy nghĩ về tương lai. “Điều này có thể xảy ra hoặc điều này có thể không xảy ra. Chúng ta có thể làm điều này hoặc chúng ta có thể không làm điều này?” Ồ! Chỉ nên nghĩ về tương lai khi cần thiết. Ngay bây giờ, việc của bạn là quan sát hơi thở để học cách sống trong hiện tại. Nếu chúng ta tạo lập thói quen duy trì ý thức một cách vững vàng trong hiện tại, chúng ta sẽ có thể thực hiện các bước tiếp theo một cách đúng đắn. Vì vậy, để thiết lập mô thức thói quen này của tâm trí, ý thức ở hiện tại là điều vô cùng quan trọng.

Tham vọng là hoàn toàn không xấu. Ta cần đặt ra một mục tiêu rõ ràng cho cuộc sống. Chẳng hạn, ta nghiên cứu để thực hiện một tham vọng nhất định, hoặc ta hành thiền cho một mục đích nhất định. Nhưng nếu chúng ta bị dính mắc vào mục tiêu của mình và liên tục lo lắng về nó trong khi không nỗ lực để đạt được nó, thì thật vô ích khi có bất kỳ tham vọng nào. Tham vọng vào một thứ ngăn cản bạn làm những điều đúng đắn thì có ích gì? Thiết lập mục tiêu của bạn và sau đó phấn đấu để đạt được nó. Nếu bạn khát, hãy đi lấy nước. Chỉ khóc để mong có nước và lo lắng sẽ không làm dịu cơn khát của bạn. Hãy nỗ lực để có nước, uống nó và thỏa mãn cơn khát của bạn. Điều này thì có gì sai? Tương tự như vậy, việc có một tham vọng tốt là không có hại và hãy nỗ lực để đạt được nó. Nhưng nếu bạn bị ám ảnh bởi nó và chỉ lo lắng về sự hoàn thành của nó mà không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào, thì bạn sẽ đi sai hướng và thất bại – ngay cả một tham vọng tốt cũng sẽ không thành công. Vì vậy, hãy có tham vọng đúng đắn và phấn đấu hết mình để đạt được nó.

Why do we observe only the breath? Tại sao chúng ta chỉ quan sát hơi thở?

Mr. S. N. Goenka: Because it will eventually pave the way for Vipassana. Breath is a true fact. It is the truth that is closely associated not only with our body but also with our mind. Like a scientist, we have to diligently discover the truth about ourselves, our body and mind. Moreover, this knowledge should be based at the experiential level and not on what we are told or study in books, etc. We have started this practice of observing the breath, so that we can learn the truth about ourselves. This will enable us to get rid of our faults on the one hand and conserve and expand our virtues on the other. All this is possible only if we know our minds, and the mind can be known through the breath. We are observing the breath; and in the process, we begin to know our mind. While learning about the mind we can also reform it. Thus, the mind and respiration are closely linked. This will become more evident as you progress on the path of meditation. While observing the breath, some angry thoughts may occur in the mind. You will notice that the normal pace of the breath gets disturbed and it becomes fast and heavy. And the moment the mind gets rid of anger, the breath becomes normal. This shows how the disorders of the mind are related to our breathing process. As you meditate further, you will understand all this better. But you will only understand this phenomenon clearly if you work with the pure breath. If you add anything to the breath, then you will fail to grasp all this. For these reasons, we work with the breath. Respiration is related not only to the body but to the mind as well. When we breathe in, the lungs get inflated with air and when we breathe out, the lungs are deflated. This is how the respiration is related to the body. And as it was just explained, if an impurity arises in the mind, the normal pace of the breath gets disturbed. This is how respiration is related to the mind.

Ngài S. N. Goenka: Bởi vì cuối cùng nó sẽ mở đường đến với Vipassana. Hơi thở là một sự thật. Đó là sự thật liên quan chặt chẽ không chỉ với thân mà còn với tâm của chúng ta. Giống như một nhà khoa học, chúng ta phải siêng năng khám phá sự thật về bản thân, về thân và tâm của mình. Hơn nữa, kiến ​​thức này nên hiểu dựa trên mức độ thực nghiệm chứ không dựa trên những gì chúng ta được kể hoặc được học trong sách, v.v. Chúng ta bắt đầu việc thực hành quan sát hơi thở này, để chúng ta có thể tìm hiểu sự thật về chính mình. Điều này một mặt sẽ cho phép chúng ta dứt khỏi những lỗi lầm của mình, và mặt khác cũng  giúp giữ gìn và phát triển các đức hạnh của chúng ta. Tất cả điều này chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta nhận biết được tâm của chính mình, và tâm chỉ có thể được nhận biết thông qua hơi thở. Chúng ta đang quan sát hơi thở; và trong quá trình đó, chúng ta bắt đầu nhận biết tâm của mình. Và trong khi nhận biết về tâm đồng thời chúng ta cũng có thể cải thiện chính nó. Do đó, tâm và hơi thở có sự liên kết chặt chẽ. Điều này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bạn tiến bộ trên con đường thiền tập. Trong khi quan sát hơi thở, một số suy nghĩ tức giận có thể hiện ra trong tâm. Bạn sẽ nhận thấy rằng nhịp thở bình thường bị xáo trộn và ngày càng trở nên nhanh và nặng nề hơn. Và khoảnh khắc tâm thoát khỏi cơn giận, hơi thở trở lại bình thường. Điều này cho thấy cách các phiền não trong tâm liên quan đến tiến trình hơi thở của chúng ta. Khi bạn thiền ở mức độ sâu hơn, bạn sẽ hiểu hơn về điều trên. Nhưng bạn sẽ chỉ hiểu rõ hiện tượng này nếu bạn làm việc với hơi thở thuần khiết. Nếu bạn thêm bất cứ điều gì vào hơi thở, thì bạn sẽ không nắm bắt được tất cả điều này. Vì những lý do đó, chúng ta làm việc với hơi thở tự nhiên. Hơi thở không chỉ liên quan đến thân mà còn cả tâm. Khi chúng ta hít vào, lồng ngực nở ra và khi chúng ta thở ra, lồng ngực xẹp xuống. Đây là sự liên quan giữa hơi thở và cơ thể. Và như đã được giải thích, nếu một bất tịnh xuất hiện trong tâm, nhịp thở bình thường bị xáo trộn. Đây là sự liên quan giữa hơi thở và tâm trí.

How can Anapana help to reform the mind? How can Anapana lead to purity of mind? Làm thế nào Anapana có thể giúp thanh lọc tâm? Làm thế nào Anapana có thể dẫn đến một tâm thánh thiện?

Mr. S. N. Goenka: As long as the mind is engaged in doing Anapana, that is in the observation of the flow of respiration, it is without any thoughts, and as a result of this, it is without any defilements. It is our thoughts which defile the mind. Mostly while we are thinking, there is craving or aversion. Pleasant thoughts generate craving and unpleasant thoughts generate aversion. But when we are observing the incoming and outgoing breath, there is no reason for us to generate either of these emotions and so these are moments of purity in the mind. More and more of these moments of purity will reverse the habit pattern of the mind. The mind that was previously generating impurities will now become pure. This transformation which will initially take place at the surface level of the mind will gradually take deep roots as you progress on the path of Vipassana.

Ngài S. N. Goenka: Khi tâm tham gia vào việc thực hành Anapana, trong sự quan sát hơi thở, không có suy nghĩ nào sinh khởi; và do đó, không có phiền não nào sinh khởi. Chính những suy nghĩ khiến tâm ta trở nên ô uế. Hầu hết trong khi chúng ta đang suy nghĩ, luôn có sự thèm muốn hoặc ghét bỏ trong đó. Những suy nghĩ dễ chịu tạo ra sự thèm muốn và những suy nghĩ khó chịu tạo ra sự ghét bỏ. Nhưng khi chúng ta đang quan sát hơi thở đến và đi, chúng ta không tạo ra bất kỳ những cảm xúc này, và vì vậy đây là những khoảnh khắc thanh tịnh trong tâm. Ngày càng nhiều những khoảnh khắc thanh tịnh này sẽ đảo ngược mô thức thói quen của tâm trí. Tâm trước đây đã tạo ra những bất tịnh sẽ trở nên thanh tịnh. Sự chuyển đổi này ban đầu sẽ diễn ra ở cấp độ bề mặt của tâm, và sẽ dần dần bám rễ sâu khi bạn tiến bộ trên con đường Vipassana.

I suffer from physical discomfort such as agitation, headache, backache, nausea, etc. while meditating – Tôi gặp các vấn đề về thể chất như bồn chồn, đau đầu, đau lưng, buồn nôn,… trong khi thiền

Mr. S. N. Goenka: It is good if you feel such discomfort during meditation. Do not get disturbed by it. But understand the cause behind it. It is due to this meditation technique. You will observe that as long as your mind remains focused on the breath, it does not generate any craving or aversion. You are only absorbed in the task of observing the breath. There is no craving towards the incoming breath. There is no aversion towards the outgoing breath. So the mind reaches a level of purity without having an iota of craving or aversion, even though it may be for a short period of time. For innumerable births, we have collected a huge stock of defilements, which has corrupted the mind. The moment the mind becomes pure, there is an explosive reaction in the stock of impurities, which appears on the surface of the body in the form of various discomforts. Let us understand this through a simile. Coals are burning in a fire and we sprinkle some water on them. What happens then? The water is cold and the coals are hot. The contact between the hot coals and the cold water will produce a loud hissing sound. The burning coals do not welcome the cold water and thus protest loudly. This reaction is the result of two things coming together with radically opposite characteristics. One has the trait of burning, the other that of cooling. If we continue to sprinkle water on the burning coals, each time there will be a hissing sound but gradually the fire in the coals will be extinguished and they will cool down – now, no amount of water poured on them will produce any sound. Similarly, as the mind gets concentrated, it becomes pure and brings relief. These short moments of purity are like water being sprinkled on the burning coals of negativities. Their contact generates all these physical discomforts like headache, backache, restlessness, nausea, pain in the feet, etc. Do not be disturbed or discouraged by them. Slowly and gradually, these will disappear. Just as continued sprinkling of water on hot coals cools them down, similarly these discomforts will also be cured. You will not come to any harm. So do not get disturbed at all.

Ngài S. N. Goenka: Là bình thường nếu bạn cảm thấy khó chịu như vậy trong khi thiền. Đừng phiền lòng bởi chúng. Hãy cố gắng hiểu nguyên nhân đằng sau đó. Đơn giản là do tác động từ kỹ thuật thiền này. Bạn sẽ thấy rằng miễn là khi tâm của bạn vẫn còn tập trung vào hơi thở, thì nó không tạo ra bất kỳ sự thèm muốn hay ghét bỏ nào. Bạn chỉ chuyên tâm với nhiệm vụ quan sát hơi thở. Không có sự thèm muốn đối với hơi thở đến. Không có sự ghét bỏ với hơi thở đi. Nhờ đó, tâm đạt đến một mức độ thuần khiết mà không có một chút ham muốn hay ghét bỏ nào khởi sinh, dù là chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Qua nhiều kiếp sống, chúng ta đã tích tụ vô số phiền não và qua đó làm nhiễm ô tâm mình. Vào khoảnh khắc khi tâm trí trở nên thanh tịnh, sẽ có một phản ứng bộc phát trong những bất tịnh ngủ ngầm, và chúng biểu lộ qua các dạng khó chịu khác nhau trên thân. Có một ví dụ thế này. Than đang cháy trong lửa và chúng ta vẩy một ít nước lên chúng. Điều gì xảy ra sau đó? Nước lạnh và than nóng. Sự tiếp xúc giữa than nóng và nước lạnh sẽ tạo ra âm thanh lít rít sau đó. Than cháy không chào đón nước lạnh và do đó phản đối ầm ĩ. Phản ứng này là kết quả khi hai điều hoàn toàn tương khắc gặp nhau. Một cái là làm cháy, cái kia là làm mát. Nếu chúng ta tiếp tục vẩy nước lên than đang đỏ rực, mỗi lần sẽ có tiếng rít nhưng dần dần lửa trong than sẽ bị dập tắt và chúng sẽ nguội dần – khi đó, việc vẩy nước lên sẽ không phát ra âm thanh. Tương tự như vậy, khi tâm trí được tập trung, nó trở nên tinh khiết và mang lại sự nhẹ nhõm. Những khoảnh khắc thuần tịnh ngắn ngủi này giống như nước được vẩy lên than hồng đang cháy. Sự tiếp chạm của chúng tạo ra tất cả những khó chịu về thể chất như đau đầu, đau lưng, bồn chồn, buồn nôn, đau ở chân, v.v. Đừng phiền não hay nản lòng. Dần dần và từ từ, những điều này sẽ biến mất. Chỉ cần liên tục tưới nước lên than nóng để làm nguội than, tương tự như thế những điều khó chịu này cũng sẽ biến mất. Bạn sẽ không gặp bất kỳ điều gì nguy hiểm. Vì vậy, đừng bận tâm.

What is the characteristic of a pure mind – Đặc điểm của một tâm thuần khiết là gì?

Mr. S. N. Goenka: Purity is the characteristic of a pure mind. By purity we mean the state of mind which is without any defilements like anger, animosity, ill will, craving, clinging, etc. If there is any such negativity in the mind, how can it be called pure? In fact, it will lead to some negative act of the body or speech. An impure mind will lead to some impure action. This way you not only harm yourself but others as well. On the other hand, if the mind is pure, it cannot act in a wrong way. It will benefit itself and others as well. This is the basic characteristic of this technique – that we purify our mind so that we are saved from doing harmful deeds through our speech and body. We try to develop this quality of purity of mind so that all our acts are beneficial. A pure mind will never generate ill will against any one. Instead, it will generate good will, affection and compassion for one and all. These are the qualities by which the purity of the mind is assessed.

Ngài S. N. Goenka: Sự thanh tịnh là đặc tính của một tâm thuần khiết. Thuần khiết ở đây có nghĩa là trạng thái của tâm không có bất kỳ phiền não nào như giận dữ, thù hằn, ác ý, tham ái, bám víu, v.v Nếu có bất kỳ sự tiêu cực nào như vậy trong tâm, làm sao nó có thể được gọi là thuần khiết? Trong thực tế, nó sẽ dẫn đến một số hành động tiêu cực của thân hoặc lời nói. Một tâm bất tịnh sẽ dẫn đến một số hành động bất tịnh. Theo cách này, bạn không chỉ làm hại chính mình mà còn cả những người khác. Mặt khác, nếu tâm thanh tịnh, nó không thể hành động sai lầm. Nó sẽ làm điều có lợi cho chính nó và những người khác. Đây là đặc điểm cơ bản của kỹ thuật này – chúng ta thanh lọc tâm trí để chúng ta tránh khỏi việc làm những điều bất thiện thông qua lời nói và hành động của chúng ta. Chúng ta hãy cố gắng phát triển phẩm chất thuần khiết này của tâm để mọi hành động chúng ta làm đều có ích lợi. Một cái tâm thuần khiết sẽ không bao giờ sinh ra những ác ý chống lại bất kỳ ai. Thay vào đó, nó sẽ tạo ra những thiện ý, tình yêu và lòng trắc ẩn cho bản thân bạn và tất cả mọi người. Đây là những phẩm chất mà một tâm thuần khiết cần có.

What is the significance of observing noble silence – Ý nghĩa của việc giữ sự im lặng thánh thiện là gì?

Mr. S. N. Goenka: It has a great significance. All our efforts are towards quietening the mind. We have already experienced how talkative the mind is. Even though we want the mind to observe the breath, it hardly observes a couple of breaths before it indulges in its old habit of thinking and talking endlessly with itself. We want it to quieten down and become involved in the task of observing the breath, but despite all our efforts, it does not calm down. On top of this, if you talk with other meditators, then the mind will get more food for thought. It will think about this conversation while meditating, thus weakening your meditation. You have not only harmed yourself but also done a great deal of harm to the other meditator by talking to someone, who has also come to do Anapana like you. Now that person will also lose their concentration by thinking about the conversation with you and they cannot meditate properly either. We have a habit of wasting our energy by talking uselessly and unceasingly. Our conversation should always be purposeful. But for now, our task is to meditate, which we do while observing complete silence.

Ngài S. N. Goenka: Nó mang một ý nghĩa rất lớn. Tất cả nỗ lực của chúng ta là hướng tới là sự thanh tịnh tâm trí. Chúng ta đã quá biết rằng tâm ta ồn ào như thế nào. Mặc dù chúng ta muốn tâm quan sát hơi thở, nó hầu như chỉ quan sát được một vài hơi thở, và rồi lại đắm chìm trong thói quen khuôn mẫu suy nghĩ và ồn ào không ngừng với chính nó. Chúng ta muốn nó im lặng và tập trung vào nhiệm vụ quan sát hơi thở, nhưng bất chấp mọi nỗ lực của chúng ta, nó vẫn không thể tập trung vào nhiệm vụ đó. Trên hết, nếu ta nói chuyện với các thiền sinh khác trong khóa thiền, tâm ta sẽ có thêm nhiều chuyện để nghĩ. Nó sẽ suy nghĩ về những cuộc đối thoại này trong khi hành thiền, do đó làm suy yếu khả năng hành thiền của bạn. Bạn không chỉ làm hại chính mình mà còn gây tổn hại lớn cho thiền giả khác bằng cách nói chuyện với ai đó, người cũng đã đến để thiền Anapana như bạn. Bây giờ người đó cũng sẽ mất tập trung bằng cách suy nghĩ về cuộc trò chuyện với bạn và họ cũng không thể thiền đúng cách. Chúng ta có thói quen tiêu tốn năng lượng bằng cách nói những lời vô ích một cách không ngừng nghỉ. Cuộc trò chuyện của chúng ta phải luôn có mục đích. Nhưng bây giờ, nhiệm vụ của chúng ta là thiền, điều chúng ta làm trong khi quan sát sự im lặng thánh thiện.

How can the observation of breath assist in practising the moral precepts (sila) – Làm thế nào việc quan sát hơi thở có thể hỗ trợ trong việc thực hành giới (sila)?

Mr. S. N. Goenka: This is indeed a good question. If the observation of breath does not help us to preserve morality and establish ourselves in Dhamma, then it is a futile exercise. This technique will be very beneficial in living a good life. If we continue to observe the natural flow of respiration, we will find that it helps us to gain control over our mind. Our mind will not be as weak and restless as before. Its ability to concentrate will improve. The more it concentrates, the stronger and wiser it gets. Its faculty of awareness improves. If anger arises in the mind, it will instantly become aware of it. Then all you have to do is to observe the respiration. A few minutes of observing the breath will eliminate anger from the mind. Earlier, when we were in a bad mood, we used to either abuse the other person or we would lose control and hit him, thus breaking our sila. So Anapana has prevented us from doing a harmful deed. Any wrong act we perform defiles the mind, and the person practising Anapana immediately becomes aware of this. The only way to get rid of the impurity is to observe the breath for some time. If we continue to observe the breath, the impurity will be removed and we will be saved from breaking our sila.

Ngài S. N. Goenka: Đây thực sự là một câu hỏi hay. Nếu việc quan sát hơi thở không giúp chúng ta giữ gìn đạo đức và phát triển trong Dhamma, thì đó chỉ là một sự thực hành vô ích. Kỹ thuật này sẽ rất hữu ích trong việc sống một cuộc sống tốt đẹp. Nếu chúng ta tiếp tục quan sát hơi thở tự nhiên, chúng ta sẽ thấy rằng nó giúp chúng ta tăng sự kiểm soát tâm mình. Tâm trí của chúng ta sẽ không còn yếu đuối và bồn chồn như trước. Khả năng tập trung của nó sẽ được cải thiện. Càng tập trung, nó càng mạnh và khôn ngoan hơn. Khả năng nhận thức được cải thiện. Nếu sự tức giận xuất hiện trong tâm trí, nó sẽ ngay lập tức nhận thức được nó. Sau đó, tất cả những gì bạn phải làm là quan sát hơi thở. Một vài phút quan sát hơi thở sẽ loại bỏ sự tức giận khỏi tâm trí. Trước kia, khi chúng ta đang ở trong một tâm trạng tồi tệ, chúng ta thường gây tổn hại đến người khác hoặc thậm chí chúng ta trở nên mất kiểm soát và đánh họ; do đó phá vỡ giới (sila). Vì vậy, Anapana có thể ngăn cản chúng ta thực hiện một hành động có hại. Bất kỳ hành động sai trái nào làm ô uế tâm trí, người thực hành Anapana ngay lập tức nhận thức được điều này. Cách duy nhất để thoát khỏi trường hợp này là quan sát hơi thở một lúc. Nếu chúng ta tiếp tục quan sát hơi thở, sự bất tịnh sẽ được loại bỏ và chúng ta sẽ được tránh khỏi việc phá vỡ sila.

How does the breath help in preserving our sila – Làm thế nào hơi thở giúp ta giữ giới (sila)?

Mr. S. N. Goenka: As already explained, the irregularity in the respiration gives us a warning signal when morality is not being observed. At that time, by focusing our attention on the respiration, we will become alert and vigilant and not perform an unwholesome action.

Ngài S. N. Goenka: Như đã giải thích, sự bất thường trong hơi thở cho chúng ta một tín hiệu cảnh báo rằng phẩm hạnh đang không được quan sát. Vào thời điểm đó, bằng cách tập trung sự chú ý của chúng ta vào hơi thở, chúng ta sẽ trở nên cảnh giác và cẩn trọng và không thực hiện những hành động bất thiện.

Why is it not right to break sila even as a joke – Tại sao không được phá vỡ sila ngay cả khi đó là trêu đùa?

Mr. S. N. Goenka: Why indulge in a sense of humour which prompts you to break your sila? There can be numerous jokes that do not require you to behave immorally. If you break your sila once, even as a joke, you will be tempted to do it again and again. Today you are breaking it as a joke and tomorrow it will become a permanent habit for you. You will find justification in doing it. Immorality under all circumstances is wrong, and so try not to ever indulge in it, even jokingly.

Ngài S. N. Goenka: Tại sao lại thưởng thức sự hài hước khiến bạn phải phá vỡ sila? Có thể có rất nhiều trò đùa không đòi hỏi bạn phải cư xử vô đạo đức. Nếu bạn phá vỡ sila một lần, dù cho đó chỉ là một trò đùa, bạn sẽ bị cám dỗ để làm điều đó lặp đi lặp lại. Hôm nay bạn đang phá vỡ nó như một trò đùa và ngày mai nó sẽ trở thành một thói quen vĩnh viễn của bạn. Bạn sẽ tìm cách để biện minh cho việc làm đó. Vô đạo đức trong mọi hoàn cảnh là sai, và vì vậy hãy cố gắng đừng bao giờ thực hiện nó, thậm chí chỉ là đùa giỡn.

Why shouldn’t we kill mosquitoes when they bite us – Tại sao chúng ta không nên giết muỗi khi bị chúng đốt?

Mr. S. N. Goenka: The question you ask yourself should be, “Why can’t we drive away mosquitoes when they bite us? Why do you wish to kill mosquitoes?” If they bite you, then get rid of them without killing them. Mosquito coils and repellent can be used to send the mosquitoes away without harming them. Apply these when you meditate or at other times, and the mosquitoes will not come near you. Obviously you don’t like it when somebody hurts you. A mosquito is a living being as you are, and it is born with the natural instinct of sucking blood for its food. If you do not wish your blood to be sucked, then adopt methods to keep the mosquitoes away. Do not kill them, only keep them away. You will be breaking a moral precept if you kill them, but not if you just drive them away.

Ngài S. N. Goenka: Câu hỏi mà bạn hỏi nên là, “Tại sao chúng ta không thể đuổi muỗi đi khi chúng cắn ta? Tại sao bạn lại muốn giết con muỗi?” Nếu chúng cắn bạn, hãy đuổi chúng đi mà không giết hại chúng. Hương muỗi và thuốc chống muỗi có thể được sử dụng để đuổi muỗi đi mà không làm hại chúng. Sử dụng những cách này khi bạn thực hành thiền hoặc vào những lúc khác, và muỗi sẽ không đến gần bạn. Rõ ràng là bạn không thích ai đó làm tổn thương bạn. Một con muỗi là một sinh vật sống như bạn, và nó được sinh ra với bản năng tự nhiên là hút máu để sống. Nếu bạn không muốn máu của mình bị hút, thì hãy sử dụng các phương pháp nào đó để đuổi muỗi đi. Đừng giết chúng, chỉ đuổi chúng đi. Bạn sẽ phá vỡ một giới luật về đạo đức nếu giết chúng, nhưng nếu bạn đuổi chúng đi, bạn sẽ không phá giới luật.

If we lie for some good cause, will it still be an unwholesome action – Nếu chúng ta nói dối vì một lý do chính đáng, thì đó vẫn sẽ là một hành động bất thiện?

Mr. S. N. Goenka: An unwholesome action is an unwholesome action under all circumstances. As I have said before, we get into the habit of justifying a lie even though it is not morally justifiable. First of all, how are you certain that the reason for which you lied is reasonable? Everyone has one’s own limitations when it comes to analysing and understanding things, and so do you. It is difficult to become perfect in knowing clearly whether the lie is told for a reasonable cause. And even if you claim to be certain that you lied for a good reason, then you are bound to lie again for some other reason which also appears to be good. If you lie repeatedly, you will not only get into the habit of lying, but you will also justify your habit with the excuse that telling a small lie does not matter. Don’t ever get into the habit of doing this. Do not be tempted to lie for any reason, however good it may appear to be. Speak only the truth. Sometimes, you may feel reluctant to speak the truth because it may appear to harm someone. For example, your teacher asks you to tell the name of your classmate who has misbehaved. You know that your friend is the trouble-maker, but you hesitate to tell the truth because you know that your friend will get a punishment from the teacher and you do not want anybody to punish your friend. So in order to save your friend from the punishment, you will tell a downright lie by saying that he is innocent. Understand what has happened because of this. The teacher has not punished your friend, and you think that you have saved your friend. On the surface it appears that speaking a small lie has saved your friend from being punished. But in reality, a great harm has been done to him. You have in fact helped him to misbehave. Since he has not been corrected at the time he committed a mistake, he will feel encouraged to repeat the same mistake time and again. So your one lie has opened the doors of misbehaviour and misery for your friend. If the truth had come out, the teacher would have given him the appropriate punishment, thus preventing him from going astray in the future. There is no harm in maintaining silence if at some stage you do not wish to make any comment. If you feel that your statement may be incorrect or misleading, then instead of saying something incorrect deliberately, with humility and firmness, you may refuse to give any reply. You have not done anything wrong in telling the truth, which is that you do not wish to speak. Otherwise, if you try to save someone by making a false statement, you may do him more harm than good. Not only can you harm your friend, but you may harm yourself too by acquiring the habit of telling lies due to one reason or another.

Ngài S. N. Goenka: Một hành động bất thiện là một hành động bất thiện dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Như tôi đã nói trước đây, chúng ta có thói quen biện minh cho một lời nói dối mặc dù điều đó không hợp lý về mặt đạo đức. Trước hết, làm thế nào bạn chắc chắn rằng lý do mà bạn nói dối là chính đáng? Mọi người đều có những giới hạn của riêng mình khi phân tích và hiểu mọi thứ, và bạn cũng vậy. Thật khó để trở nên hoàn hảo trong việc biết rõ liệu lời nói dối có được nói vì một lý do chính đáng hay không. Và ngay cả khi bạn tuyên bố chắc chắn rằng bạn nói dối vì một lý do chính đáng, thì bạn nhất định cũng sẽ phải nói dối nhiều lần nữa vì một số lý do nghe cũng có vẻ chính đáng khác. Nếu bạn nói dối lặp đi lặp lại, bạn sẽ không chỉ có thói quen nói dối mà còn biện minh cho thói quen của mình với lý do rằng một sự nói dối nhỏ thì không sao cả. Đừng tạo thói quen làm việc đó. Đừng cố nói dối vì bất kỳ lý do gì, dù lý do nghe có vẻ chính đáng. Hãy chỉ nói sự thật.

Đôi khi, bạn có thể cảm thấy miễn cưỡng khi nói sự thật vì nó có thể gây hại cho ai đó. Ví dụ, giáo viên của bạn yêu cầu bạn nói tên của một người bạn cùng lớp đã cư xử không đúng mực. Bạn biết rằng bạn của bạn là người gây rắc rối, nhưng bạn ngần ngại nói sự thật vì bạn biết rằng bạn của bạn sẽ bị giáo viên phạt và bạn không muốn ai trừng phạt bạn mình. Vì vậy, để cứu bạn mình khỏi hình phạt, bạn sẽ nói dối thẳng thừng rằng anh ta vô tội. Hiểu những gì đã xảy ra vì điều này. Giáo viên đã không trừng phạt bạn của bạn và bạn nghĩ rằng bạn đã cứu bạn mình. Nhìn bề ngoài, có vẻ như việc nói một lời nói dối nhỏ đã cứu bạn của bạn khỏi bị phạt. Nhưng trong thực tế, một tác hại lớn có thể xảy đến với anh ta. Bạn thực tế đã tiếp tay cho hành động sai trái đó. Vì anh ta đã không được sửa phạt tại thời điểm anh ta phạm lỗi, anh ta sẽ cảm thấy được khuyến khích lặp đi lặp lại cùng một lỗi nhiều lần về sau. Vì vậy, một lời nói dối của bạn đã mở ra cánh cửa của hành vi sai trái và đau khổ cho bạn mình. Nếu bạn nói sự thật, giáo viên sẽ đưa ra cho anh ta hình phạt thích đáng, do đó ngăn anh ta tái phạm trong tương lai.

Không có gì xấu trong việc giữ im lặng nếu ở một thời điểm nào đó bạn không muốn đưa ra bất kỳ ý kiến nào. Nếu bạn cảm thấy rằng lời nói của mình có thể không chính xác hoặc có thể gây hiểu lầm, thì thay vì nói điều gì đó không chính xác một cách có chủ ý, với sự từ tốn và kiên định, bạn có thể từ chối đưa ra bất kỳ câu trả lời nào. Bạn đã không làm gì sai với việc nói sự thật, điều mà bạn không muốn nói. Mặt khác, nếu bạn cố gắng cứu ai đó bằng cách nói sai sự thật, bạn có thể làm hại bạn mình nhiều hơn là làm lợi. Bạn không chỉ làm hại bạn mình mà còn làm hại chính mình bằng cách tạo thói quen nói dối bất kể vì lý do này hay vì lý do khác.

How can one protect oneself without breaking one’s sila – Làm thế nào người ta có thể tự bảo vệ mình mà không phá vỡ sila (giới) của họ?

Mr. S. N. Goenka: Just as you protect others by protecting your sila, similarly protect yourself without breaking your sila. On one hand, you may wish to protect yourself and on the other, you may speak of breaking your sila. By breaking sila, you act immorally, and your action will produce the fruit of misery for you in the future. So how can you claim to have protected yourself? How can you claim to have saved yourself? In fact, you have ruined your own security by not following the right code of conduct. You must strengthen your mind. If the mind is weak, it will give a hundred excuses for breaking any moral principle. It will say that a small lie is excusable if it saves me or someone else. If the mind is strong, it will not listen to such lame excuses and so it will protect the morality of the body and speech. This will be your real protection. Gradually, people will begin to know you as a truthful person and you will experience the sweet fruit of good behaviour.

Ngài S. N. Goenka: Tương tự như việc bạn bảo vệ người khác bằng cách bảo vệ sila của bạn, hãy bảo vệ bản thân mà không phá vỡ sila của mình. Một mặt, bạn muốn bảo vệ chính mình và mặt khác, bạn lại muốn phá vỡ sila của mình. Khi phá vỡ sila, tức là bạn làm những điều vô đạo đức, và hành động đó sẽ tạo ra quả đắng là sự khốn khổ cho bạn trong tương lai. Vì vậy, làm thế nào bạn có thể nói rằng mình đã bảo vệ chính mình? Làm thế nào bạn có thể nói rằng mình đã tự cứu mình? Trên thực tế, bạn đã hủy hoại sự an toàn của chính mình bằng cách không tuân theo các quy chuẩn phẩm hạnh đúng đắn. Bạn phải củng cố tâm lực của mình. Nếu tâm lực yếu, nó sẽ đưa ra một trăm lời bào chữa cho việc phá vỡ bất kỳ nguyên tắc đạo đức nào. Nó sẽ nói rằng một lời nói dối nhỏ là có thể tha thứ nếu nó cứu tôi hoặc người nào khác. Nếu tâm lực mạnh mẽ, nó sẽ không lắng nghe những lời bào chữa vụng về như thế và vì vậy nó sẽ bảo vệ sự trong sạch của hành động và lời nói. Đây sẽ là sự bảo vệ thực sự của bạn. Dần dần, mọi người sẽ bắt đầu hiểu bạn là một người trung thực và bạn sẽ trải nghiệm trái ngọt của hành vi tốt.

If we happen to break our sila, how do we make amends for it – Nếu chúng ta tình cờ phá vỡ sila của mình, làm thế nào để chúng ta sám hối những lỗi lầm?

Mr. S. N. Goenka: If you happen to break your sila, then admit it before someone older. Do not hide your mistakes. If you conceal your mistake, then you are liable to repeat it. It will start an endless process. If you confess to someone older and respectable that you have made a mistake, and also promise not to repeat the same mistake under any circumstance, you will see that your mind will gain strength. When you don’t conceal any of your bad actions, you are not tempted to repeat them. Moreover, if you are determined not to commit the same mistake again, you will start gaining strength of mind. This is the right way. There is no other way to make amends.

Ngài S. N. Goenka: Nếu bạn tình cờ phá vỡ sila của mình, thì hãy thú nhận nó với một người lớn tuổi hơn. Đừng che giấu những sai lầm của bạn. Nếu bạn che giấu lỗi lầm của mình, thì bạn sẽ có khả năng lặp lại nó nhiều lần nữa. Điều đó sẽ bắt đầu một vòng lặp vô tận. Nếu bạn thú nhận với một người lớn tuổi và đáng kính rằng bạn đã phạm lỗi lầm, và cũng hứa rằng sẽ không lặp lại lỗi lầm tương tự trong bất kỳ trường hợp nào, bạn sẽ thấy rằng tâm trí của bạn sẽ mạnh mẽ hơn. Khi bạn không che giấu bất kỳ hành động xấu nào của mình, bạn không lặp lại chúng. Hơn nữa, nếu bạn quyết tâm không phạm lại sai lầm tương tự, bạn sẽ bắt đầu gia tăng sức mạnh của tâm. Đây là cách đúng đắn. Không có cách nào khác để sám hối.

Why shouldn’t we smoke cigarettes, or take alcohol or drugs – Tại sao không nên hút thuốc lá, uống rượu hay sử dụng ma túy?

Mr. S. N. Goenka: Someone might entice you into smoking or taking drugs by arguing that a little bit is not harmful; that it gives pleasure; that only those who drink too much land into trouble and we won’t consume too much; that there is no harm in sampling a small amount, etc. You might weaken and start with small quantities. Gradually, you may become addicted. It will be like an incurable disease. It will be impossible for you to come out of it. So why invite such a disease in the first place, which can only cause harm and nothing else? Do not agree even to a close friend who asks you to drink, smoke or take drugs, etc. If you give in easily to his request so that you will make him happy or to maintain friendship with him, you will be the sufferer. You might ask how you can continue to be friends with those who drink if you don’t drink. If you are intelligent enough, then you will remain friends. Understand how this happens. First of all, why be friends with such people? And, if for some reason you have to be in their company while they are drinking, then use your intelligence and judgment. If you refuse to drink by saying that now you are a Dhamma person doing Anapana, then this will generate animosity towards you. So firmly decline the offer to drink by saying politely that it does not suit you. This will be a true statement for it can never suit a person to drink if he is walking on the path of Dhamma and is doing Anapana. Consider an example. A man suffering from diabetes goes out with some friends one evening. The friends coax him to eat sweets arguing that one piece will do him no harm. If he eats the sweets, it will only make his condition worse, but if he is a sensible person, he will not yield to their persuasions and therefore not increase his own suffering. He will turn down their offer by politely saying that he has diabetes and therefore cannot eat sweets. He will say that it does not suit him to eat sweets, whereas the others are free to eat them. Similarly, exercise your willpower and firmly but politely decline any offer to smoke or drink, giving the simple but true reason that these do not suit you. You may feel that if you do not join your friends in smoking, drinking, etc., they will shun your company and make you feel like an outcaste. I have just explained to you that this will not happen. Firstly, what will you gain by unnecessarily being part of a group with such bad habits? It is better to stay away from such people. In case you are unable to avoid them, then act as advised above and protect yourself. You might feel that instead of leaving their company, you could try to reform them. Do not attempt to mend their ways. You are not qualified to do that till you have reformed yourself. Suppose you have an injured leg, how can you hope to help another one-legged person? A lame person cannot afford to help another lame person. A blind man cannot show the path to another blind man. So you have to first reform yourself. On seeing the transformation in your conduct, your friends will be attracted to you. Seeking your example, they will follow the path of Dhamma and be benefited by it. Otherwise, what can you hope to reform? Yours is a vulnerable age. In correcting others, you may go on the wrong path yourself. Therefore, at your age, spend as much time as possible in strengthening yourself and establishing yourself in Dhamma. Leave the task of reforming others to someone else.

Ngài S. N. Goenka: Ai đó có thể dụ dỗ bạn hút thuốc hoặc sử dụng chất gây nghiện bằng cách lập luận rằng chỉ dùng một chút thì không sao; rằng nó mang lại niềm vui; rằng chỉ những người uống quá nhiều mới gặp rắc rối và chúng ta sẽ không uống quá nhiều; rằng sẽ không có hại nếu chỉ dùng một lượng nhỏ, v.v. Bạn có thể trở nên yếu đuối và bắt đầu với một lượng nhỏ,v.v. Dần dần, bạn có thể trở nên nghiện. Nó sẽ giống như một căn bệnh nan y. Bạn sẽ không thể thoát ra khỏi nó. Vì vậy ngay từ đầu tại sao lại mời căn bệnh như vậy đến, thứ mà chỉ có thể gây hại và không có gì khác? Thậm chí nói không với những người bạn thân mời bạn uống rượu, hút thuốc, hoặc dùng chất gây nghiện, v.v… Nếu bạn dễ dàng nhượng bộ theo yêu cầu của bạn mình để làm hài lòng họ hoặc duy trì tình bạn với họ, bạn sẽ là người đau khổ. Bạn có thể hỏi làm thế nào bạn có thể tiếp tục làm bạn với những người uống rượu nếu bạn không uống rượu. Nếu bạn đủ thông minh, thì bạn sẽ vẫn duy trì tình bạn. Hãy tìm hiểu rõ hơn về điều này. Trước hết, tại sao phải làm bạn với những người như vậy? Và, nếu vì lý do nào đó bạn phải giao thiệp với họ trong khi họ uống rượu, thì hãy sử dụng trí thông minh và phán đoán của bạn. Nếu bạn từ chối uống rượu bằng cách nói rằng bây giờ bạn là một người Dhamma đang thực hành Anapana, thì điều này sẽ tạo ra sự ác cảm của họ đối với bạn. Vì vậy, hãy kiên quyết từ chối lời mời bằng cách nói lịch sự rằng nó không phù hợp với bạn. Đây là một tuyên bố thực sự đúng vì một người sẽ không uống rượu nếu anh ta đang đi trên con đường của Dhamma và đang thực hành Anapana.

Hãy xem xét một ví dụ. Một người đàn ông mắc bệnh tiểu đường đi chơi cùng một số người bạn vào một buổi tối. Những người bạn mời anh ta ăn đồ ngọt và nói rằng một chút đồ ngọt sẽ không làm hại anh ta. Nếu anh ta ăn đồ ngọt, nó sẽ chỉ làm cho tình trạng của anh ta tồi tệ hơn, nhưng nếu anh ta là một người khôn ngoan, anh ta sẽ không bị khuất phục trước sự thuyết phục của họ và do đó không làm tăng sự đau khổ của chính mình. Anh ta sẽ từ chối lời đề nghị của họ bằng cách lịch sự nói rằng anh ta bị tiểu đường và do đó không thể ăn đồ ngọt. Anh ta sẽ nói rằng anh ta không phù hợp để ăn đồ ngọt, mặc dù những người khác có thể ăn thoải mái. Tương tự như vậy, hãy rèn luyện ý chí và kiên quyết từ chối bất kỳ lời đề nghị hút thuốc hoặc uống rượu nào, đưa ra lý do đơn giản nhưng chân thực rằng những điều này không phù hợp với bạn.

Bạn có thể cảm thấy rằng nếu bạn tham gia không cùng bạn bè hút thuốc, uống rượu, v.v., họ sẽ xa lánh bạn và khiến bạn cảm thấy như bị ruồng bỏ. Tôi vừa giải thích với bạn rằng điều này sẽ không xảy ra. Thứ nhất, bạn sẽ đạt được gì khi là một thành viên của một nhóm có thói quen xấu như vậy một cách không cần thiết? Tốt hơn là nên tránh xa những người như vậy. Trong trường hợp bạn không thể tránh được họ, thì hãy hành động như đã khuyên ở trên và bảo vệ chính mình. Bạn có thể cảm thấy rằng thay vì rời khỏi họ, bạn có thể cố gắng thay đổi họ. Đừng cố gắng thay đổi bất kỳ ai. Bạn không đủ khả năng để làm điều đó cho đến khi bạn đã sửa đổi chính mình.

Giả sử bạn có một chân bị thương, làm thế nào bạn có thể hy vọng giúp đỡ một người chỉ có một chân khác? Một người què không thể đủ khả năng để giúp đỡ một người què khác. Một người mù không thể chỉ đường cho một người mù khác. Vì vậy, trước tiên bạn phải cải thiện chính mình. Khi nhìn thấy sự thay đổi trong hành vi của bạn, bạn bè của bạn sẽ bị thu hút bởi bạn. Nhìn tấm gương của bạn, họ sẽ đi theo con đường của Dhamma và nhận được lợi lạc từ nó. Nếu không thể sửa đổi bản thân được thì, bạn còn có thể sửa đổi điều gì khác cơ chứ? Bạn đang ở tuổi dễ bị ảnh hưởng. Trong khi sửa đổi người khác, chính bạn có thể đi sai đường.

Do đó, ở tuổi của bạn, hãy dành nhiều thời gian nhất có thể để củng cố và phát triển bản thân trong Dhamma. Hãy để lại nhiệm vụ cải thiện người khác cho những người khác.

What is the difference between Anapana and any other form of meditation – Sự khác biệt giữa Anapana và các hình thức thiền nào khác?

Mr. S. N. Goenka: Every meditation technique has its own unique features; and, for this reason, one meditation technique differs from the other. In Anapana, the emphasis is on the natural flow of respiration as it comes in and as it goes out. There is a form of meditation where one is asked to take long deliberate breaths, stop for a while and then release the breath. This technique is different from Anapana. In Anapana, the breath has to be kept pure, meaning that nothing extra should be added to the breath; whereas there are techniques which give importance to the use of name, form, or image for meditation. Thus, different techniques have distinctive qualities. Anapana has its own characteristics, which should be protected and maintained.

Ngài S. N. Goenka: Mỗi kỹ thuật thiền đều có những nét độc đáo riêng; và, vì lý do này, mỗi kỹ thuật thiền đều khác nhau. Ở Anapana, sự chú trọng được đặt vào hơi thở tự nhiên khi nó đi vào và khi nó đi ra. Có một hình thức thiền, mà ở đó người ta được yêu cầu hít một hơi sâu có chủ ý, dừng lại một lúc rồi thở ra. Kỹ thuật này khác với Anapana. Ở Anapana, hơi thở phải được giữ tinh khiết, nghĩa là không thêm bất cứ thứ gì vào hơi thở; trong khi đó có những kỹ thuật coi trọng việc sử dụng tên, nghi thức hoặc hình ảnh để thiền. Vì vậy, các kỹ thuật khác nhau có các đặc tính khác nhau. Anapana có những đặc điểm riêng của nó, cần được bảo vệ và duy trì.

How does one keep up the practice of Anapana simultaneously with yoga – Làm thế nào để một người có thể thiền Anapana đồng thời với việc tập yoga?

Mr. S. N. Goenka: Yoga is a beneficial practice. But there is no need to do Anapana simultaneously with it. Make a gap between the two. Yoga and Anapana do not interfere with each other but there is a basic difference between Pranayama (yoga of breathing) and Anapana, which must be understood clearly. In Pranayama, the breathing is done deliberately and consciously. It is an exercise of the breath where you breathe deeply, then hold the breath for a while and then release it. It is a good technique. But in Anapana, the breathing process is natural and effortless. So, if you mingle the two techniques and try to do one immediately after the other, then you are bound to get confused and create problems for yourself. Therefore, do only one thing at a time. After having done Pranayama, wait for some time and then do Anapana.

Ngài S. N. Goenka: Yoga là một môn tập có ích. Nhưng việc thực hành Anapana đồng thời với nó là không cần thiết. Hãy tách biệt hai hoạt động này. Yoga và Anapana không can thiệp lẫn nhau, nhưng có một sự khác biệt cơ bản giữa Pranayama (yoga về hơi thở) và Anapana, cần phải được hiểu rõ ràng. Ở Pranayama, hơi thở được thực hiện một cách cố tình và có ý thức. Đó là một bài tập mà bạn hít thở sâu, sau đó nín thở một lúc và sau đó thở ra. Đó là một kỹ thuật tốt. Nhưng ở Anapana, quá trình thở là tự nhiên và không nỗ lực. Vì vậy, nếu bạn kết hợp hai kỹ thuật, thì bạn chắc chắn sẽ bị lẫn lộn và gây ra vấn đề cho chính mình. Do đó, chỉ thực hành một kỹ thuật tại một thời điểm. Sau khi thực hành Pranayama, hãy đợi một lúc, sau đó thực hành Anapana.

How can we succeed in this competitive world without being dishonest – Làm thế nào chúng ta có thể thành công trong thế giới đầy cạnh tranh này mà vẫn giữ được sự chính trực?

Mr. S. N. Goenka: The essence of leading a virtuous life is that one does not look for excuses to act wrongly. Now, you may have found a reason to justify your wrong actions. You think that you must adopt dishonest methods to succeed in this world because everybody around you is doing so, and progressing at a very fast pace. And, if we who practise Anapana or Vipassana do not do the same, we will lag behind. Understand that such thinking is the result of weakness of the mind. This meditation will make your mind so strong that you will not even remotely consider doing any sinful act, or breaking your sila, or adopting any wrong ways; and you will find success at your doorstep. On the contrary, if you fear failure because you are not adopting underhand methods to succeed, then this fear will become the cause of your failure, whereas the strength of the mind will bring you success. So you must strengthen the mind and not weaken it on some pretext or the other. As you grow, you will understand further that those people who have acquired name, fame, position and wealth through dishonest means, and are apparently leading very successful lives, remain agitated and full of misery. When you progress on this path, then you will realize that such a person neither sleeps restfully at night nor is his mind at peace during the day. What has he gained by becoming a successful person? The wealth, position, fame and name are all futile if these cannot generate happiness and peace. On the other hand, a person who is not so wealthy or famous but who has a contented and compassionate heart is a real noble soul and leads a truly happy life. Thus, in order to compete in the world and attain worldly success, we should not take the wrong path. This is why you are learning to meditate at this young age, so that you do not take a wrong path at any cost. Even for the sake of the right goal, do not walk on the wrong path. Always take the right course for a righteous aim.

Ngài S. N. Goenka: Bản chất của việc sống một cuộc sống đạo đức là người ta không tìm các lý do để hành động sai trái. Hiện tại, có thể bạn thấy có một vài lý do để biện minh cho những hành động sai trái của mình. Bạn nghĩ rằng bạn phải áp dụng các phương pháp không trung thực để thành công trong thế giới này bởi vì mọi người xung quanh bạn đều đang làm như vậy, và họ đang phát triển với một tốc độ rất nhanh chóng. Và, nếu chúng ta thực hành Anapana hoặc Vipassana và không làm như vậy, chúng ta sẽ tụt lại phía sau.

Hãy hiểu rằng suy nghĩ như vậy là kết quả của sự yếu đuối của tâm trí. Phương pháp thiền này sẽ làm cho tâm trí của bạn mạnh mẽ đến mức bạn thậm chí sẽ không mảy may suy nghĩ đến việc thực hiện bất kỳ hành động sai trái nào, cũng như sẽ không phá vỡ sila của bạn, hay chấp nhận bất kỳ cách thức sai trái nào; và bạn sẽ thấy thành công đang ở rất gần. Ngược lại, nếu bạn sợ thất bại vì bạn không áp dụng các phương pháp bất chánh để thành công, thì nỗi sợ này sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến thất bại của bạn, trong khi đó một cái tâm mạnh mẽ sẽ mang lại cho bạn thành công. Vì vậy, bạn phải củng cố tâm và không làm suy yếu nó vì bất kể một lý do nào đó.

Khi bạn phát triển, bạn sẽ hiểu thêm rằng những người đã có được tên tuổi, danh tiếng, địa vị và sự giàu có thông qua các phương cách bất chánh, thì mặc dù rõ ràng đang có cuộc sống rất thành công, họ vẫn lo lắng bất an và đầy đau khổ như thường. Khi bạn tiến bộ trên con đường này, thì bạn sẽ nhận ra rằng một người như vậy sẽ không thể ngủ yên giấc vào ban đêm cũng như tâm trí anh ta sẽ không được bình yên vào ban ngày. Người ấy đã đạt được gì khi trở thành một người thành công? Sự giàu có, địa vị, danh tiếng và tên tuổi đều vô ích nếu những thứ này không thể tạo ra hạnh phúc và bình an thực sự.

Mặt khác, một người tuy không quá giàu có hay nổi tiếng nhưng lại có một trái tim nhân hậu và một tấm lòng từ bi, người đó mới chính là người có một tâm hồn cao thượng thực sự và có một cuộc sống hạnh phúc thực sự. Do đó, để cạnh tranh trong thế giới và đạt được thành công trên thế gian này, chúng ta không nên đi sai đường. Đây là lý do tại sao bạn đang học thiền dù còn rất trẻ, để bạn không đi sai đường bằng bất cứ giá nào. Ngay cả vì mục đích đúng đắn, cũng đừng hành động lầm lạc. Luôn luôn hành động đúng đắn cho một mục tiêu chính đáng.

What are the characteristics of a good student – Phẩm chất của một thiền sinh tốt là gì?

Mr. S. N. Goenka: You have asked a very good question. All of you wish to excel as students. Then you should know the traits of a good student. In ancient India the qualities of a good student were recorded in Sanskrit: Kakacheshta bakadhyanam, shwananidra tathaiva cha. Alpahari, brahmachari, vidyaarthi panch lakshanam. These are the five essential qualities that a student must possess: Kakacheshta (kaka means crow) – You will find that a crow always remains alert and strives with full effort to do its task. You will never find it lazing around. Acquire this quality from a crow to fulfil one’s assigned task ardently and enthusiastically. Bakadhyanam (baka means crane) – While studying, focus entirely on your books. Similarly, while doing Anapana, do it with full concentration. In developing this quality of concentration, make a crane your inspiration. You may have noticed how a crane stands absolutely still on one leg without moving a single feather. You should also learn how to meditate with concentration like that of a crane. Shwananidra (shwana means a dog) – Sleep is essential for everyone. But to fall off into a deep slumber snoring loudly, oblivious of one’s surroundings is not the right way of sleeping. The art of sleeping is mastered by a dog who, even though apparently fast asleep, will open his eyes and be wide-awake at the slightest sound. A student should also abandon laziness and unawareness and sleep with inner wakefulness like a dog. With the practice of Anapana and later Vipassana, you will attain the state of complete alertness even while being asleep. Like a dog, you will wake at the slightest movement. Alpahari (one who eats less) – Eat according to your hunger. After having a satisfying meal, we tend to stuff ourselves with more food even though our stomach is full,. We pamper our tongues even on a full stomach. This will lead to lethargy and laziness. How can you hope to succeed when you will be wasting time sleeping, when you should be studying. A student should always remain alert and sleep only as much as is required; he should not get overpowered by sloth and torpor. For this, it is necessary to eat less. Brahmachari (one who leads a life of celibacy) – A student who does not practise celibacy cannot afford to study. His or her mind will always remain absorbed in such harmful thoughts and thus will be unable to concentrate in studies. Therefore, as a student, one must observe celibacy. So work with this determination. These are the five traits of an ideal student.

Ngài S. N. Goenka: Bạn có một câu hỏi rất hay. Tất cả các bạn đều muốn trở nên xuất sắc. Do đó, bạn nên biết những đặc điểm của một học thiền sinh tốt. Ở Ấn Độ cổ đại, phẩm chất của một học thiền sinh tốt đã được ghi lại bằng tiếng Sanskrit như sau:

Kakacheshta bakadhyanam, shwananidra tathaiva cha.
Alpahari, brahmachari, vidyaarthi panch lakshanam.

Đây là năm phẩm chất cần thiết mà thiền sinh phải có:

Kakacheshta (kaka có nghĩa là con quạ) – Bạn sẽ thấy rằng một con quạ luôn luôn cảnh giác và cố gắng hết sức để thực hiện nhiệm vụ của mình. Bạn sẽ không bao giờ thấy nó lười biếng. Hãy học hỏi được phẩm chất này từ một con quạ để hoàn thành một nhiệm vụ được giao một cách hăng hái và nhiệt tâm.

Bakadhyanam (baka có nghĩa là con sếu) – Trong khi học, hãy tập trung hoàn toàn vào việc học. Tương tự, trong khi thực hành Anapana, hãy làm việc với sự tập trung cao độ. Trong việc phát triển chất lượng của sự tập trung này, hãy học cách của con sếu. Bạn có thể thấy cách mà một con sếu đứng yên hoàn toàn trên một chân mà không nhúc nhích dù chỉ một chiếc lông. Bạn cũng nên học cách thiền với sự tập trung như con sếu.

Shwananidra (shwana có nghĩa là con chó) – Giấc ngủ rất cần thiết cho mọi người. Nhưng để rơi vào một giấc ngủ sâu, ngáy to, không nhận thức được về môi trường xung quanh không phải là cách ngủ đúng đắn. Con chó làm chủ được nghệ thuật ngủ, mặc dù dường như ngủ rất nhanh, nó sẽ mở mắt và tỉnh táo ngay khi có tiếng động nhỏ nhất. Một thiền sinh cũng nên từ bỏ sự lười biếng và phóng tâm, và hãy ngủ với sự tỉnh táo từ bên trong như một con chó. Với việc thực hành Anapana và Vipassana sau này, bạn sẽ đạt được trạng thái tỉnh táo hoàn toàn ngay cả khi đang ngủ. Giống như một con chó, bạn sẽ tỉnh giấc bởi tiếng động nhẹ nhất.

Alpahari (một người ăn ít hơn) – Chỉ ăn khi thấy đói. Sau khi có một bữa ăn đầy đủ, chúng ta thường tự nạp thêm nhiều thức ăn hơn mặc dù bụng đã no. Chúng ta thường nuông chiều cái miệng của chúng ta ngay cả khi bụng đã no. Điều này sẽ dẫn đến sự uể oải và lười biếng. Làm thế nào bạn có thể hy vọng thành công khi bạn sẽ lãng phí thời gian để ngủ, trong khi bạn cần thực hành. Thiền sinh phải luôn luôn tỉnh táo và chỉ ngủ ở mức cần thiết; anh ta không nên bị áp đảo bởi sự lười biếng và uể oải. Để đạt được điều này, cần phải ăn ít hơn.

Brahmachari (một người sống một cuộc sống độc thân) – Một thiền sinh không ở một mình thì khó có khả năng thực hành. Tâm của anh ấy hoặc cô ấy sẽ luôn bị cuốn hút vào những suy nghĩ và do đó sẽ không thể tập trung vào việc hành thiền. Do đó, là một thiền sinh, việc ở một mình là quan trọng. Vì vậy, hãy thực hành với quyết tâm cao độ.

Đây là năm phẩm chất của một thiền sinh lý tưởng.

How do we know that we are progressing on the path of Dhamma – Làm thế nào để chúng ta biết rằng chúng ta đang tiến bộ trên con đường của Dhamma?

Mr. S. N. Goenka: We know this by seeing whether a transformation is coming in our life or not. If our mind is still generating as much negativity as before, then there is no progress at all. The only criterion is to observe if there is a gradual decrease in our stock of defilements, and if we are developing the virtues that were missing before. If we continue to measure our success by this yardstick, then we will overcome the habit of committing wrong deeds. On the contrary, we will act virtuously. Others will also acknowledge us to be Dhamma people, for Dhamma will become an integral part of our lives.

Ngài S. N. Goenka: Chúng ta biết điều này bằng cách xem xét liệu rằng có một sự chuyển hoá nào đến trong cuộc sống của chúng ta hay không. Nếu tâm trí của chúng ta vẫn tạo ra nhiều tiêu cực như trước đây, thì không có tiến triển nào cả. Tiêu chí duy nhất là quan sát xem liệu có sự giảm dần của những phiền não ngủ ngầm bên trong chúng ta hay không và liệu chúng ta có đang phát triển những đức tính đã bị thiếu trước đó hay không. Nếu chúng ta tiếp tục đo lường sự thành công của mình bằng thước đo này, thì chúng ta sẽ khắc phục thói quen phạm sai lầm. Và nhờ vào đó, chúng ta sẽ hành động một cách có đức hạnh hơn. Những người khác cũng sẽ thừa nhận chúng ta là những con người Dhamma, vì Dhamma sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

May all beings be happy. May all beings prosper. May all beings be blessed.

Nguyện tất cả chúng sinh được hạnh phúc. Nguyện tất cả chúng sinh an vui. Nguyện tất cả chúng sinh được nhiều phước thiện.

 

Nguồn VRIDhamma.org

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *