LỊCH SỬ LAN TOẢ KHOÁ THIỀN ANAPANA CHO TRẺ EM

A challenge from a disciple of Mahatma Gandhi – Một thách thức đến từ Đệ tử của Mahatma Gandhi

As long ago as the early 1970s, Mr. S. N. Goenka was teaching meditation to children. Shortly after he left Myanmar, he met Vinoba Bhave, a leading disciple of Mahatma Gandhi, who was revered throughout India. Goenkaji explained what he was doing. Vinoba Bhave was impressed but he said, “I will believe this is worthwhile only if you can show that it works with hardened criminals and undisciplined school children.”

Ngay từ đầu những năm 1970, ngài S. N. Goenka đã dạy thiền cho trẻ em. Không lâu sau khi rời Myanmar, ngài gặp Vinoba Bhave, một đệ tử hàng đầu của Mahatma Gandhi, người được tôn kính khắp Ấn Độ. Goenkaji giải thích những gì ngài đang làm. Vinoba Bhave đã rất ấn tượng tuy nhiên ông nói, “Tôi sẽ chỉ tin điều này cho đến khi ngài có thể chứng minh rằng phương pháp này có hiệu quả với những tên tội phạm cứng đầu và những học sinh vô kỷ luật.”

Goenkaji gladly accepted the challenge. He soon had the opportunity to show that Vipassana works. The first prison courses were organized in Rajasthan and were very successful. Equally positive were the results of Goenkaji’s efforts to teach groups of children.

Goenkaji vui vẻ chấp nhận thử thách. Ngài đã sớm chứng minh rằng Vipassana có hiệu quả. Các khóa thiền trong tù đầu tiên được tổ chức tại Rajasthan và diễn ra rất thành công. Bên cạnh đó, tích cực không kém là kết quả của những nỗ lực của Ngài Goenkaji khi dạy các nhóm trẻ em.

Despite that, more than a decade passed until the launch of a formal meditation program for children. The first course took place in 1986, in a school located in the Mumbai suburb of Juhu. It was within walking distance of the Goenka family home, and several of Goenkaji’s grandchildren participated in it as well. Every day Goenkaji would go over to the school to sit with the children, tell stories and explain about the practice of Anapana.

Mặc dù vậy, chương trình thiền định chính thức dành cho trẻ em phải đến một thập kỷ sau mới được giới thiệu. Khoá thiền đầu tiên diễn ra vào năm 1986, tại một trường học nằm ở ngoại ô Juhu của Mumbai. Nó chỉ cách vài phút đi bộ từ nhà của ngài Goenka và một số người cháu của Goenkaji cũng đã tham gia khoá thiền đó. Mỗi ngày ngài Goenkaji đến trường để ngồi cùng các em, kể chuyện và giải thích về việc thực hành Anapana.

That first course was followed by many more, in India and around the world. Meditators enthusiastically stepped forward to serve. Although the format kept evolving; the response from participants, parents and teachers has consistently been positive.

Khóa thiền đầu tiên được tiếp theo sau bởi nhiều khoá khác ở Ấn Độ và trên thế giới. Các thiền sinh nhiệt thành đã đến phục vụ. Mặc dù chỉ mới được phát triển; phản hồi từ các em học sinh, phụ huynh và giáo viên đều luôn luôn tích cực.

Anapana in a School Setting – Anapana trong Môi trường Học đường

During a six-month period in 2007, more than 120 courses were held in 48 Mumbai schools, with six different languages of instruction (English, Marathi, Hindi, Telugu, Kannada and Urdu). Of the 9,000 participants, over 8,000 children were 15-year-olds scheduled to write board exams in April 2008. One aim of the program was to see the impact of Anapana practice on the students’ exam results. It turned out that the percentage of students who passed the board exams was higher than it had been in many years.

Trong suốt sáu tháng vào năm 2007, hơn 120 khóa thiền đã được tổ chức tại 48 trường học ở Mumbai, với sáu ngôn ngữ giảng dạy khác nhau (tiếng Anh, tiếng Marathi, tiếng Hindi, tiếng Telugu, tiếng Kannada và tiếng Urdu). Trong số 9.000 em tham gia, hơn 8.000 trẻ em là học sinh 15 tuổi sắp có bài kiểm tra học kỳ vào tháng 4 năm 2008. Mục đích của chương trình là đo lường tác động của Anapana đối với kết quả thi của học sinh. Kết quả là tỷ lệ học sinh vượt qua các kỳ thi học kỳ cao hơn so với nhiều năm về trước.

The meditation program was suspended in 2008 and 2009, but it resumed in 2010 on a smaller scale. This time, the courses were centralized in a few larger schools. Over a three-month period, approximately 2,900 children attended a total of 33 courses.

Chương trình thiền đã bị gián đoạn vào năm 2008 và 2009, nhưng đã hoạt động trở lại vào năm 2010 ở quy mô nhỏ hơn. Lần này, các khóa thiền được tổ chức ở một vài trường lớn hơn. Trong vòng ba tháng, khoảng 2.900 em đã tham gia tổng cộng 33 khóa thiền.

The experiment taught several important lessons: First, administrators and schoolteachers need to be committed to supporting an Anapana programme in schools. Detailed planning is important to cover all aspects of a course. The schools must give their students time to continue practicing daily after an Anapana course. And on an ongoing basis, it is vital to develop Dhamma servers to serve on such courses.

Cuộc thử nghiệm này đã đưa đến một số bài học quan trọng: Đầu tiên, ban giám hiệu và giáo viên cần phải cam kết hỗ trợ chương trình Anapana trong trường học. Lập kế hoạch chi tiết là điều quan trọng để đảm bảo tất cả các khía cạnh của một khóa thiền. Các trường phải cho học sinh của mình thời gian để tiếp tục luyện tập hàng ngày sau khóa học Anapana. Và trong tương lai, điều quan trọng là xây dựng đội ngũ phụng sự Dhamma để phục vụ cho các khóa thiền như vậy.

Other countries that have held courses, involving schools, include Indonesia, Malaysia, Singapore, Myanmar, Australia, Germany and Britain.

Các quốc gia khác đã tổ chức các khoá thiền trong các trường học, là Indonesia, Malaysia, Singapore, Myanmar, Úc, Đức và Anh.

Regular daily practice is the key to long-term benefits. Schools that have tried just five to 10 minutes of Anapana per day have had impressive results. Studies of the participants found a significant increase in self-discipline, honesty, cooperation, attentiveness, cleanliness and concentration. At the same time there were a decrease in irritability, quarreling, use of abusive language and feelings of inferiority.

Thực hành thường xuyên mỗi ngày là chìa khóa cho lợi ích lâu dài. Các trường đã thử nghiệm thời thiền Anapana chỉ từ 5 đến 10 phút mỗi ngày và đã có những kết quả ấn tượng. Các học sinh đã nhận thấy rằng, có một sự gia tăng đáng kể về kỷ luật tự giác, trung thực, hợp tác, chu đáo, sạch sẽ và tập trung. Đồng thời có sự giảm bớt cáu kỉnh, cãi cọ, sử dụng ngôn ngữ lăng mạ và cảm giác tự ti.

In the last two decades, there have been courses for children on six continents. Every year over 60,000 children participate around the world.

Trong hai thập kỷ qua, đã có các khóa thiền cho trẻ em trên sáu lục địa. Mỗi năm có hơn 60.000 trẻ em tham gia trên toàn thế giới.

In North America, there were 30 children or teens’ courses held in 2009, more than half of them in non-center locations. There are also, frequent courses in Europe, Australia, New Zealand and Southeast Asia.

Ở Bắc Mỹ, có 30 khóa cho trẻ em hoặc thanh thiếu niên được tổ chức vào năm 2009, hơn một nửa trong số đó thuộc các địa điểm ngoài trung tâm. Ngoài ra còn có các khóa thiền thường xuyên ở Châu Âu, Úc, New Zealand và Đông Nam Á.

But India is where the most courses are held, and where the number of participants is the largest. Particularly notable are the courses held in schools or with their involvement.

Nhưng Ấn Độ là nơi tổ chức nhiều khóa thiền nhất và là nơi có số lượng trẻ em tham gia nhiều nhất. Đặc biệt đáng chú ý là các khóa thiền được tổ chức tại các trường học hoặc tự hành thiền.

Support by Maharashtra Government for Children Courses – Hỗ trợ của Chính quyền Maharashtra cho các Khóa Trẻ em

The Government of Maharastra passed a GR No ‘Sankirn 2011/296/11/se-3‘ on 5th October, 2011 for introdution of Anapana Courses to all primary and secondary schools in the state of Maharashtra.

Chính quyền Maharastra đã ban hành GR (thông tư) số “Sankirn 2011/296/11/se-3” vào ngày 5 tháng 10 năm 2011 để giới thiệu các khóa học Anapana cho tất cả các trường tiểu học và trung học ở bang Maharashtra.

As per the GR, schools are required to conduct a One-Day Anapana Meditation course for all their children studying in 5th to 10th Std. These courses are of 5-6 hours duration with emphasis on daily practice of 10 min. The Anapana Meditation course has to be conducted by Vipassana Research Institute and its authorized representatives only.

Theo đó, các trường bắt buộc phải tổ chức khóa Thiền Anapana một ngày cho tất cả các học sinh từ lớp 5 đến lớp 10. Các khóa thiền này có thời lượng 5-6 giờ, và việc thực hành hằng ngày 10 phút là điều cần thiết. Khóa thiền Anapana phải được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Vipassana và đại diện ủy quyền.

The GR also makes it easy for school teachers and adminstrators to attend a 10-Day Vipassana Course at the Vipassana Meditation Centers. For this, they can avail of special 14 days paid leave on duty. For this purpose, the Vipassana Center conducting the course, provides them a attendance certificate.

Thông tư này cũng giúp giáo viên và quản trị viên của trường dễ dàng tham dự Khóa học Vipassana 10 ngày tại các Trung tâm Thiền Vipassana. Theo đó, họ có thể tận dụng 14 ngày nghỉ phép đặc biệt. Với mục đích này, Trung tâm Vipassana mở các khoá thiền và cấp cho giáo viên chứng nhận hoàn thành tham dự .

MITRA Upakram (MITRA Project) – MITRA Upakram (Dự án MITRA)

MITRA Upakram is an initiative of the Government of Maharashtra, in association with Vipassana Research Institute, to facilitate the wholesome mental growth of school children. MITRA Upakram, which is the project name to inculcate ‘Right Awareness’ aspires to cover 2.5 crore school children and 1 Lac school teachers. MITRA, which stands for MIND IN TRAINING for RIGHT AWARENESS also means DOST in Hindi Language or FRIEND in English. Under MITRA Upakram, schools arranged Anapana courses for children, with the support of Vipassana Research Institute (VRI).

MITRA Upakram là một sáng kiến của Chính quyền Maharashtra kết hợp với Viện nghiên cứu Vipassana, để tạo điều kiện cho sự phát triển tinh thần toàn diện của các em học sinh. MITRA Upakram, là dự án với mong muốn được khắc sâu “Nhận thức Đúng đắn” cho 25.000.000 học sinh và 100.000 giáo viên. MITRA, viết tắt của MIND IN TRAINING for RIGHT AWARENESS (RÈN LUYỆN TÂM TRÍ cho NHẬN THỨC ĐÚNG ĐẮN) cũng có nghĩa là DOST trong tiếng Hindi hoặc FRIEND (BẠN) bằng tiếng Anh. Với MITRA Upakram, các trường đã sắp xếp tổ chức các khóa học Anapana cho trẻ em với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Vipassana (VRI).

Under MITRA Upakram, by December 2014, more than 25 lakh school children have learnt Anapana and more than 10,000 school teachers have attended 10-Day Vipassana meditation courses.

Theo MITRA Upakram, đến tháng 12 năm 2014, hơn 25.000 học sinh đã học Anapana và hơn 10.000 giáo viên trường đã tham gia các khóa thiền Vipassana 10 ngày.

For more information about MITRA Upakram, please click here.

Để biết thêm thông tin về MITRA Upakram, xin vui lòng bấm vào đây.

Children course activity in Kutch district (Gujarat) – Khoá thiền dành cho trẻ em ở quận Kutch (Gujarat)

From June 2010 to March 2011, about 6,500 children of all the schools of the villages in Mundra Taluka attended One-Day Anapana course. Later on during April-May 2011, in the cluster meetings of primary and secondary school teachers of the entire Kutch district, about 5,000 school teachers were introduced to Vipassana.

Từ tháng 6 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011, khoảng 6.500 trẻ em của tất cả các trường học từ các ngôi làng ở Mundra Taluka đã tham dự khóa thiền Anapana một ngày. Sau đó vào tháng 4 – tháng 5 năm 2011, trong các cuộc họp của các giáo viên tiểu học và trung học của toàn quận Kutch, khoảng 5.000 giáo viên trường học đã được giới thiệu về Vipassana.

Once again from June 2011, a research project to teach Anapana in all the schools (primary & secondary) of all the villages of whole Kutch district, began. Till 30 September, more than 14,000 children attended One-Day Anapana courses.

Một lần nữa từ tháng 6 năm 2011, một dự án nghiên cứu để dạy Anapana trong tất cả các trường học (tiểu học & trung học) của tất cả các ngôi làng của toàn quận Kutch, đã bắt đầu. Đến ngày 30 tháng 9, hơn 14.000 trẻ em đã tham gia các khóa thiền Anapana một ngày.

At a few schools in Anjar Taluka, all the students and school teachers meditate together twice a day, before their first class and after their last class, for about 10 minutes. In about 7 Talukas, children are now meditating once a day in the morning in some of the schools covered so far.

Tại một vài trường học ở Anjar Taluka, tất cả học sinh và giáo viên trường học cùng nhau thiền hai lần một ngày, trước khi tiết học đầu tiên và sau tiết học cuối cùng, trong khoảng 10 phút. Cho đến nay tại một số trường học ở 7 thị trấn khác, các em được hành thiền một lần một ngày vào mỗi buổi sáng.

Application to special groups – Áp dụng cho các nhóm trẻ đặc biệt

India has also experimented with courses for autistic children, homeless children, orphans, children with hearing and speech impairments, and children with physical and mental disabilities. In Pune, for example, a home for destitute children has offered Anapana courses for the last 10 years to its 400+ residents. Some children have gone on to learn Vipassana in longer courses. Daily meditation has immensely improved their self-confidence. Again in Pune, the local Vipassana center has hosted repeated courses for children with hearing and speech impairments. (See “Anapana for children with hearing and speech disabilities” below.)

Ấn Độ cũng đã thử nghiệm các khóa thiền cho trẻ tự kỷ, trẻ vô gia cư, trẻ mồ côi, trẻ khiếm thính, và trẻ khuyết tật về thể chất lẫn tinh thần. Ví dụ, tại Pune, một ngôi nhà dành cho trẻ em nghèo đã mở các khóa Anapana trong 10 năm qua cho hơn 400 trẻ em cư ngụ tại đó. Một số trẻ đã tiếp tục học Vipassana trong các khóa dài ngày hơn. Thiền hàng ngày đã cải thiện rất nhiều sự tự tin của chúng. Một lần nữa tại Pune, trung tâm Vipassana địa phương đã tổ chức các khóa thiền liên tiếp cho trẻ em khiếm thính và khiếm thanh. (Xem phần Anapana dành cho trẻ em khiếm thính và khiếm thanh bên dưới.)

In Myanmar, there have been courses for children with visual or hearing impairments, children affected by leprosy, and juvenile offenders in various institutions. In the aftermath of Cyclone Nargis in May 2008, old students organized a visit to southern Myanmar to offer physical assistance as well as Anapana courses; about 1,500 children participated within a few weeks.

Ở Myanmar, đã có các khóa thiền dành cho trẻ em khiếm thị hoặc khiếm thính, trẻ em bị ảnh hưởng bởi bệnh phong và trẻ vị thành niên phạm tội ở các tổ chức khác nhau. Sau hậu quả của bão Nargis vào tháng 5 năm 2008, các thiền sinh cũ đã tổ chức một chuyến viếng thăm miền nam Myanmar để cung cấp hỗ trợ về thể chất cũng như các khóa học của Anapana; đã có khoảng 1.500 trẻ tham gia trong vòng vài tuần.

Anapana for children with hearing and speech disabilities – Anapana cho trẻ khiếm thính và khiếm thanh

For 15 years, Sangeeta Shinde had taught in a school for children with hearing disabilities, in Pune. When she was appointed a children’s course teacher in 2005, she felt confident that she could explain Anapana to the children she worked with, daily. After all, she had plenty of teaching experience and she knew sign language.

Trong 15 năm, Sangeeta Shinde đã dạy học trong một trường học dành cho trẻ khiếm thính ở Pune. Khi cô được bổ nhiệm làm giáo viên khóa học thiền trẻ em vào năm 2005, cô cảm thấy tự tin rằng mình có thể giải thích Anapana cho những đứa trẻ mà cô làm việc cùng, (bỏ: ,) hàng ngày. Vì sau ngần ấy năm, cô có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và cô biết ngôn ngữ ký hiệu.

But there was a problem she hadn’t thought about: Suppose you have a roomful of children meditating with eyes closed. How do you get them to open their eyes at the end of a session if they cannot hear you?

Nhưng có một vấn đề mà cô ấy đã không nghĩ đến: Giả sử bạn có một căn phòng với rất nhiều đứa trẻ đang ngồi thiền với đôi mắt nhắm nghiền. Làm thế nào để bạn khiến chúng mở mắt vào cuối thời thiền nếu chúng không thể nghe thấy bạn?

In a flash, Sangeeta saw the solution to the problem: Simply turn on the overhead fans. The children would automatically open their eyes to see what was happening, and then she could give them new instructions.

Trong nháy mắt, Sangeeta đã thấy giải pháp cho vấn đề: Đơn giản chỉ cần bật quạt trần lên. Những đứa trẻ sẽ tự động mở mắt để xem chuyện gì đang xảy ra, và sau đó cô có thể đưa ra những chỉ dẫn mới.

This is an example of the practical problems that arise when teaching meditation to hearing-impaired children. And it is also an example of the simple, creative solutions found by Sangeeta and others, like her.

Đây là một ví dụ về các vấn đề thực tế phát sinh khi dạy thiền cho trẻ khiếm thính. Và nó cũng là một ví dụ về các giải pháp đơn giản, sáng tạo được tìm ra bởi Sangeeta và những người khác, giống như cô ấy.

Some 27 participants, mostly in their upper teens, joined the first course in February 2006 at the local center, Dhamma Punna. It was a one-day session that helped the students get oriented and try out Anapana in a couple of sessions. Later, courses have expanded on this format. Participants have more time to practice Anapana. They also interact in small groups and learn metta. They watch videotapes of Goenkaji. In some courses, the teacher displayed poster-boards with a translation into the local language, Marathi. More recent experiments have involved the use of PowerPoint slides to note important points, while an interpreter provides a complete version in sign language. Efforts are now under way to produce a CD explaining Anapana in sign language.

Đã có khoảng 27 đứa trẻ, hầu hết ở độ tuổi thanh thiếu niên, đã tham gia khóa đầu tiên vào tháng 2 năm 2006 tại trung tâm thiền địa phương, Dhamma Punna. Đó là một khoá thiền một ngày giúp các em học sinh được định hướng và trải nghiệm Anapana trong một vài thời thiền. Sau đó, các khóa thiền đã mở rộng theo cách thức này. Các trẻ tham gia có nhiều thời gian hơn để thực hành Anapana. Các em cũng được tương tác trong các nhóm nhỏ và học thiền metta. Chúng được xem băng video của Goenkaji. Trong một số khóa thiền, giáo viên sử dụng poster với bản dịch sang ngôn ngữ địa phương, Marathi. Nhiều thử nghiệm gần đây đã đưa bài giảng lên slide PowerPoint để lưu ý các điểm quan trọng, trong khi một thông dịch viên cung cấp một bài giảng hoàn chỉnh bằng ngôn ngữ ký hiệu. Nhiều nỗ lực hiện đang được tiến hành để tạo ra một đĩa CD giảng dạy Anapana bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Between early 2005 and December 2010, Dhamma Punna offered 19 courses for students with hearing and speech impairments. The courses continue to evolve. But they have proved that the reverberations of Dhamma can reach children without the physical ability to hear. And the children have shown that they are as receptive as anyone, to the Dhamma.

Từ đầu năm 2005 đến tháng 12 năm 2010, Dhamma Punna đã mở 19 khóa thiền cho những học sinh khiếm thính và khiếm thanh. Các khóa thiền đang tiếp tục phát triển. Nhưng họ đã chứng minh rằng tiếng vang của Dhamma có thể đến được với trẻ em không có khả năng nghe. Và những đứa trẻ đã cho thấy rằng chúng cũng có thể tiếp nhận Dhamma như bất kỳ ai.

A short film on Anapana meditation for hearing and speech impaired children. It has been filmed at the centre in Pune, India with students from Ruia Special school:

Một bộ phim ngắn về thiền Anapana cho trẻ em khiếm thính và khiếm thanh đã được quay tại trung tâm ở Pune, Ấn Độ với các học sinh từ trường đặc biệt Ruia:

Other countries have also experimented with courses for children who have hearing and sight disabilities. The results have been impressive. For more details, please click here.

Các quốc gia khác cũng đã thử nghiệm các khóa thiền cho trẻ em khiếm thính và khiếm thị. Các kết quả đem lại thật ấn tượng. Để biết thêm chi tiết, vui lòng nhấn vào đây.

Meditation Course at Ma Niketan Home for Children, Mumbai – Khóa thiền Trẻ em tại Ma Niketan Home, Mumbai

Ma Niketan Home for Children, is a large campus with beautiful surroundings. It is a small village in itself. The girls who are admitted in this institution come from various backgrounds. There are children who have lost both their parents, some who were found abused, harassed and abandoned on the roads, some from broken families, while others were found lost on the roads and admitted here by good Samaritans.

Ma Niketan Home for Children, là một khuôn viên rộng lớn với khung cảnh tuyệt đẹp. Đó như là một ngôi làng thu nhỏ. Các bé gái được nhận vào đây đến từ nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có những đứa trẻ đã mất cả cha lẫn mẹ, một số là trẻ bị lạm dụng, quấy rối và bị bỏ rơi trên đường, một số từ những gia đình tan vỡ, trong khi những trẻ khác được tìm thấy bị lạc trên đường và được các nhà thiện nguyện ở đây đón nhận.

Ma Niketan has a clean environment, provides good and healthy food, proper dress to all the children, which is made possible by generous donations received from well-wishers. The institution also makes arrangements for primary schooling for the children and other vocational training like stitching, embroidery work, computer training, typing, so that the children can become independent and earn their own livelihood.

Ma Niketan có một môi trường sạch sẽ, cung cấp thực phẩm tốt và lành mạnh, trang phục chỉn chu cho tất cả trẻ em, điều này được thực hiện nhờ sự đóng góp hào phóng từ những nhà hảo tâm. Tổ chức này cũng tổ chức các lớp tiểu học cho trẻ em và các khóa đào tạo nghề khác như thêu thùa, may vá, sử dụng máy tính, đánh máy, để trẻ có thể tự lập và tự kiếm sống.

The sisters serving in the institution pay good attention to all the children. However, inspite of all the facilities and comforts provided (which children from normal families also do not enjoy due to poverty or other reasons), the children staying in this institution miss the personal attention, parental love and affection which they would otherwise enjoy if they lived with their family. They miss the family atmosphere full of care, sharing with siblings and other such joys of being with one’s own family members. Thus, deep within their hearts, they experience a void, which makes them miserable.

Các cô các chị phục vụ trong tổ chức đều dành sự chăm lo tốt đến tất cả các trẻ em. Tuy nhiên, mặc dù được cung cấp tất cả các vật chất và tiện nghi đầy đủ mà trẻ em từ các gia đình bình thường khác cũng chưa chắc được hưởng do nghèo đói hoặc các lý do khác, những đứa trẻ ở đây không có được sự quan tâm cá nhân và tình yêu thương của cha mẹ, điều mà đáng lẽ chúng có khi ở cùng gia đình. Chúng nhớ không khí gia đình đầy quan tâm, chia sẻ và những niềm vui khi được ở cùng gia đình. Sâu thẳm trong trái tim chúng, có một khoảng trống khiến chúng đau khổ.

The mind after all fails to relish what is available and always craves for what is lacking. Therefore, one continues to remain miserable. – What a strange habit pattern of the mind?

Sau tất cả thì, tâm trí lại không thể tận hưởng những gì đang có và luôn khao khát những gì chưa có. Do đó, người ta tiếp tục khổ sở. – Thật là một thói quen kỳ lạ của tâm trí?

Four sisters working in this institution had already done a few Vipassana meditation courses in Dhamma Giri. One of them, who is a senior sister working for this institution approached the Vipassana Institute and asked if it was possible to conduct an Anapana Course for their children to which she got a positive reply. A residential course was arranged for 170 girls within the age group 11-23 years. The course commenced at 7.00 p.m. on 29th October, 1998 and concluded on 31st October, 1998 at 4.00 p.m. The time-table of the Anapana course included 3-4 hours of sitting meditation in the hall, two hours of counselling in small groups, discourses by Mr. S. N. Goenka, explaining the technique; games, creative activities, cartoon films, stories, and rest periods.

Bốn người chị làm việc trong tổ chức này đã tham gia một vài khóa thiền Vipassana ở Dhamma Giri. Một trong số họ đã đến Viện Vipassana và băn khoăn rằng liệu những đứa trẻ của họ có thể tham gia một khóa học Anapana hay không và họ đã nhận được câu trả lời tích cực. Một khóa thiền nội trú đã được sắp xếp cho 170 cô gái trong độ tuổi 11-23 tuổi. Khóa thiền đã bắt đầu lúc 7.00 tối vào ngày 29 tháng 10 năm 1998 và kết thúc vào ngày 31 tháng 10 năm 1998 lúc 4 giờ chiều. Thời gian biểu của khóa thiền Anapana bao gồm 3-4 giờ trong thiền đường, hai giờ vấn đáp tại các nhóm nhỏ, các bài giảng của ngài S. N. Goenka giải thích về kỹ thuật này; chơi các trò chơi và hoạt động sáng tạo, xem phim hoạt hình, nghe kể chuyện và thời gian nghỉ ngơi.

The object of meditation given to the students was observation of pure, natural breath – as it comes in, as it goes out – which was not sectarian or objectionable in any manner. By watching the pure and natural respiration continuously over a period of time, the children understood the true flickering nature of their own mind, its nature of rolling in the past and future, and in the process, getting anxious and tense. Gradually, as they practised, the mind got trained to remain aware of the present by observing their breath, which is the reality of the present moment. Only then, can one experience inner peace and tranquillity. Their concentration improved, resulting in better performance and increased confidence in all spheres of life.

Mục tiêu của thiền đối với các học sinh là sự quan sát hơi thở tự nhiên, thuần khiết – khi nó đi vào, khi nó đi ra – không mang tính giáo phái hay gây sự khó chịu dù dưới bất kỳ hình thức nào. Bằng cách theo dõi hơi thở thuần khiết và tự nhiên liên tục trong một khoảng thời gian, những đứa trẻ hiểu được bản chất thực sự của tâm trí chúng, một tâm trí luôn nghĩ về quá khứ, và hướng đến tương lai, kết quả là tâm ngày càng trở nên lo lắng và căng thẳng. Dần dần, nhờ vào sự hành thiền, tâm trí chúng được huấn luyện để nhận thức về hiện tại bằng cách quan sát hơi thở, đó là sự thực ở hiện tại. Có như vậy, người ta mới có thể trải nghiệm sự bình yên và tĩnh lặng bên trong nội tâm. Sự tập trung của chúng được cải thiện, dẫn đến hiệu suất tốt hơn và tăng sự tự tin trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.

The children learnt that by developing strong friendship with their own breath, they gained mastery over their mind and got rid of impurities like fear, anger, hatred, jealousy, which made them miserable and resulted in causing misery for others. Observance of silence was emphasised while meditating in the hall and children were also encouraged to try and maintain silence while doing other activities, as besides continuity of practice and other rules, silence is the main key to success.

Những đứa trẻ học được rằng bằng cách phát triển tình bạn mạnh mẽ với hơi thở của chính mình, chúng đã làm chủ được tâm trí và thoát khỏi những sự sợ hãi, giận dữ, thù hận, ghen tị, những điều khiến chúng đau khổ và từ đó gây ra đau khổ cho người khác. Duy trì sự im lặng được nhấn mạnh trong khi thiền trong thiền đường và những đứa trẻ cũng được khuyến khích cố gắng và duy trì sự im lặng trong khi thực hiện các hoạt động khác, vì bên cạnh việc tiếp tục thực hành và các quy tắc khác, im lặng là chìa khóa chính để thành công.

The course was successful benefitting the participants immensely. For more details, please click here.

Khóa thiền đã thành công mang lại lợi ích cho những người tham gia. Để biết thêm chi tiết, vui lòng nhấn vào đây.

 

Nguồn VRIDhamma.org

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *