FAQ: 1 SỐ CÂU HỎI VỀ TÂM & ANAPANA CHO TRẺ EM – THIỀN SƯ S.N. GOENKA

What is the mind? Tâm là gì?

Mr. S. N. Goenka: The mind is what thinks! The entire thought process is due to the mind. It is the mind that is constantly involved in the various actions of thinking, reading and pondering over what has been read, etc. During its course of thinking, the mind may act beneficially or harmfully. If it adopts the wrong habit pattern, then it will generate feelings of ill will and animosity for others. If instead, the mind reforms itself, then although it will still have thoughts they will now be thoughts for the well being of others. If someone has shortcomings, the mind will want that person to overcome his shortcomings because now the mind knows that due to his shortcomings, that person will perform wrong actions which will make him more miserable and unhappy. So the mind will harbour thoughts of goodwill towards that person. It will want the person to refrain from doing bad deeds and thus save himself from burning in the fires of suffering. We observe that it is the nature of the mind to generate thoughts all the time. Therefore, our most important duty is to guide the mind towards a healthy thought process and prevent it from taking the path of unhealthy thinking patterns. Our entire effort is aimed towards understanding this nature of the mind and correcting it if it goes on the wrong path.

Ngài S. N. Goenka: Tâm là những gì liên quan tới suy nghĩ! Toàn bộ quá trình suy nghĩ đều nằm ở tâm. Tâm liên tục tham gia vào các hoạt động khác nhau như đọc và suy nghĩ về những gì đã đọc, v.v. Trong quá trình suy nghĩ, tâm có thể hướng tới điều lợi hoặc điều hại. Nếu tâm tiếp thu những khuôn mẫu thói quen xấu, thì nó sẽ tạo ra cảm giác tiêu cực và thù oán tới người khác. Nếu thay vào đó, tâm trí được rèn luyện, thì mặc dù nó vẫn còn những suy nghĩ, nhưng giờ đây chúng sẽ là những suy nghĩ cho hạnh phúc của người khác. Nếu một người có nhiều khuyết điểm, tâm sẽ muốn người đó khắc phục được những khuyết điểm của mình bởi vì bây giờ tâm biết rằng do những khuyết điểm ấy mà người đó sẽ thực hiện những hành động sai lầm khiến cho họ ngày càng đau khổ và bất hạnh hơn. Vì vậy, tâm trí sẽ dung dưỡng những suy nghĩ thiện lành đối với người đó. Nó sẽ muốn người đó kiềm chế những việc xấu và do đó họ có thể tự cứu mình khỏi bị thiêu cháy bởi những ngọn lửa của đau khổ. Chúng ta nhận thấy rằng bản chất của tâm là tạo ra các suy nghĩ mọi lúc. Do đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là hướng tâm tới những suy nghĩ lành mạnh và ngăn chặn nó đi theo con đường của những kiểu suy nghĩ không lành mạnh. Toàn bộ nỗ lực của chúng ta là để hiểu bản chất này của tâm và điều chỉnh nó nếu nó đi sai đường.

 

Who reforms the mind? – Ai cải thiện tâm?

Mr. S. N. Goenka: It is the mind that reforms itself. A part of the mind is always observing its own functioning. If there are thoughts in the mind, it will analyse the nature of these thoughts. Whenever negativity or a feeling of animosity arises in the mind, this same part instantly issues a warning that such negative emotions are undesirable and should not occur in the mind. This part may be called intellect or the part of the mind which is always alert regarding the functioning of the mind and is trying to reform it. If the mind can develop the habit of observing the truth as it appears, then this fact will become clear- that the moment the mind is defiled, it is punished with suffering; and if it is purified, the suffering is removed. It is this observing part of the mind which will understand this process and thus change itself. Nobody wants to remain agitated. Everyone wants to lead a happy life without miseries. To attain this state, the observing part of the mind tries to change the nature of the remaining part of the mind.

Ngài S. N. Goenka: Tâm cải thiện chính nó. Có một phần của tâm là luôn luôn quan sát hoạt động của chính nó. Nếu có những suy nghĩ trong tâm, nó sẽ phân tích bản chất của những suy nghĩ này. Bất cứ khi nào sự tiêu cực hoặc một cảm giác thù địch xuất hiện trong tâm, cũng là chính phần này ngay lập tức đưa ra một cảnh báo rằng những cảm xúc tiêu cực như vậy là không mong muốn và không nên xảy ra trong tâm. Phần này có thể được gọi là trí tuệ hoặc là phần của tâm luôn luôn cảnh giác về hoạt động của tâm và cố gắng cải thiện nó. Nếu tâm có thể phát triển thói quen quan sát sự thật khi chúng xuất hiện, thì thực tế này sẽ trở nên rõ ràng – rằng khoảnh khắc tâm bị ô uế, nó bị trừng phạt với đau khổ; và nếu nó được thanh lọc, sự đau khổ được xóa bỏ. Chính phần quan sát này của tâm sẽ hiểu quá trình này và do đó tự thay đổi nó. Không ai muốn mình luôn luôn bất an. Mọi người đều muốn có một cuộc sống hạnh phúc mà không có những đau khổ. Để đạt được trạng thái này, phần quan sát của tâm luôn cố gắng thay đổi bản chất của phần còn lại của tâm.

 

The mind remains full of thoughts and is unable to keep focussed at one place – Tâm trí vẫn đầy suy nghĩ và không thể tập trung tại một thời điểm

Mr. S. N. Goenka: We are here to meditate precisely for that reason. If the mind was already concentrated, then why would you have come here? It is an old habit of the mind to wander. Let it wander. The moment we realize that the mind has wandered, we bring it back to the breath. The mind is distracted because of these innumerable thoughts. The nature of the thoughts varies from time to time, but the important thing is how soon we become conscious of the fact that the mind has wandered. It is not good if the mind remains distracted for a long period of time.

Ngài S. N. Goenka: Chúng ta ở đây để hành thiền chính xác vì lý do đó. Nếu tâm đã tập trung (định), thì bạn còn đến đây làm gì? Đi lang thang là thói quen cố hữu của tâm. Hãy để nó đi lang thang. Khoảnh khắc chúng ta nhận ra rằng tâm đã đi lang thang, chúng ta đưa nó trở lại với hơi thở. Tâm bị sao nhãng bởi vô số những suy nghĩ. Bản chất của những suy nghĩ thay đổi theo thời gian, nhưng điều quan trọng là làm thế nào chúng ta sớm nhận thức được thực tế rằng tâm đã đi lang thang. Sẽ không tốt nếu tâm bị sao nhãng trong một khoảng thời gian dài.

 

I cannot feel the inflow and outflow of respiration – Tôi không thể cảm nhận được hơi thở ra vào?

Mr. S. N. Goenka: This indicates that the breath must have slowed down and become very soft. When the respiration is very slow, you lose awareness of its incoming and outgoing flow. When this happens, breathe a little harder, but not very hard. Make a conscious effort to breathe. Be aware that you are breathing deliberately. When you breathe hard, it will enable you to clearly feel the flow of respiration. Then again slow down the breathing. If again you do not feel the touch of the respiration, breathe a little faster and as soon as you can feel it, start breathing slowly.

Ngài S. N. Goenka: Điều đó cho thấy rằng hơi thở đã chậm lại và trở nên rất nhẹ. Khi thở quá chậm, bạn sẽ mất nhận thức về luồng đến và đi của nó. Khi điều này xảy ra, thở mạnh hơn một chút, nhưng không quá mạnh. Hãy thở một cách có ý thức. Hãy nhận biết rằng bạn đang thở có chủ ý. Khi bạn thở mạnh, bạn có thể cảm nhận rõ ràng về hơi thở. Rồi lại thở chậm lại. Nếu một lần nữa bạn không cảm nhận sự xúc chạm của hơi thở, hãy thở nhanh hơn một chút và ngay khi bạn có thể cảm nhận được nó, hãy bắt đầu thở chậm lại.

 

I feel sleepy while meditating – Tôi cảm thấy buồn ngủ khi thiền

Mr. S. N. Goenka: Get rid of this feeling of sleepiness. How can you expect to work if you fall asleep? You are engaged in the task of awakening the mind. Therefore you should remain alert, remain awake and remain vigilant. Time and again it is emphasized- remain alert, remain vigilant. If sleep overpowers the mind, then try some hard breathing. Sleepiness will go away. You must fight this enemy. Sleep is your enemy at the time of meditation. At any other appropriate time, it is welcome.

Ngài S. N. Goenka: Hãy thoát khỏi cảm giác buồn ngủ này. Làm thế nào bạn có thể nỗ lực hành thiền nếu bạn buồn ngủ? Bạn đang tham gia vào nhiệm vụ đánh thức tâm trí. Do đó, bạn nên cảnh giác, tỉnh táo và cẩn trọng. Hết lần này đến lần khác, hãy cảnh giác, rất cảnh giác. Nếu cơn buồn ngủ áp đảo tâm trí, hãy hít vài hơi thở mạnh. Cơn buồn ngủ sẽ biến mất. Bạn phải chiến đấu với kẻ thù này. Cơn buồn ngủ là kẻ thù của bạn khi hành thiền. Vào những thời điểm thích hợp khác, thì điều này có thể chấp nhận được.

 

What are we to understand by pure breath? What are we to understand by natural breath? Chúng ta hiểu gì về hơi thở thuần khiết? Chúng ta hiểu gì về hơi thở tự nhiên?

Mr. S. N. Goenka: Good question. The plain, simple breath with nothing attached to it is called pure. The moment something is attached to the breath, it becomes impure. Something is pure if no foreign element is added to it. As long as the milk producer does not add water to the milk, it remains pure. The addition of water to milk makes it impure. Similarly, the breath is pure as long as nothing is added to it. The addition of any word or name with the breath makes it impure. We should not condemn any kind of meditation that gives importance to a particular name, form or image. But in this meditation, the moment you associate any word, name, form or image with the breath, it is no longer a pure breath. Something extra has been added to it. The breath is pure as long as nothing is mixed with it. Now, what is natural breath? The flow of respiration taking place of its own nature is called natural. The natural breath is one which comes in and goes out on its own without any effort on our part. When we breathe hard, it takes some effort to do so and is therefore not natural. So the respiration which is done effortlessly and which flows in and flows out on its own is called natural.

Ngài S. N. Goenka: Một câu hỏi hay. Hơi thở đơn thuần mà không có sự ràng buộc được gọi là thuần khiết. Khoảnh khắc một cái gì đó ràng buộc với hơi thở, nó trở nên không thuần khiết. Một cái gì đó là thuần khiết khi nó không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài. Miễn là nhà sản xuất sữa không thêm nước vào trong sữa, khi đó nó là nguyên chất. Việc bổ sung nước vào sữa khiến sữa không còn nguyên chất nữa. Tương tự, hơi thở là thuần khiết miễn là không có gì được thêm vào. Bất kỳ từ ngữ hoặc tên gọi nào gắn với hơi thở đều khiến nó không trong sạch. Chúng ta không nên lên án bất kỳ phương pháp thiền nào đặt chú trọng vào một tên gọi, hình thức hoặc hình ảnh cụ thể. Nhưng trong phương pháp thiền này, khoảnh khắc bạn liên kết bất kỳ từ ngữ, tên gọi, hình thức hoặc hình ảnh nào với hơi thở, nó không còn là một hơi thở thuần khiết. Một cái gì đó đã được thêm vào nó. Hơi thở là thuần khiết miễn là không có gì trộn lẫn với nó.

Vậy hơi thở tự nhiên là gì? Luồng đi tự nhiên của chính nó được gọi là tự nhiên. Hơi thở tự nhiên là hơi thở đi vào và tự đi ra mà không cần bất kỳ nỗ lực nào từ phía ta. Khi thở mạnh, ta phải dùng sức và vì vậy nó không phải là tự nhiên. Vì vậy, hơi thở đi vào, đi ra không cần nỗ lực được gọi là hơi thở tự nhiên.

 

Why do you say “Bhavatu Sabba Mangalam” three times? Tại sao ta lặp lại “Bhavatu Sabba Mangalam” ba lần?

Mr. S. N. Goenka: I say this because it makes me feel good. When we say “May all beings be happy”, it fills our mind with happiness. If we generate ill will for others and wish them unhappiness, we will be miserable from within. If instead of generating ill will, we generate goodwill for all, we will feel happy. With purity of mind, if you also say these words of well-being with the feeling that your meditation may benefit one and all, you will find that your mind is filled with happiness. On the contrary, if you abuse someone in a state of anger, your mind will be disturbed and agitated. Who likes having such a state of mind? Everyone wishes to remain calm and happy. So to attain serenity and happiness of mind, these words of well being for others are said. Let me explain further. Now you have only learned the technique of Anapana. Later, when you advance on the path of Vipassana, you will see that when we want others to be happy and say “Bhavatu Sabba Mangalam”, these feelings of well being for others are effective only if generated from within the innermost depths of a pure mind. Wishes coming from a shallow mind do not have much influence. If anyone really wants happiness for others, he may start saying “Bhavatu Sabba Mangalam” from the surface level of the mind but gradually these words must be said from the depths of the mind as it becomes purer and purer. If these words are spoken from the depths of the mind, then they will be meaningful and effective. We want these words to be effective, so saying them should not be made a mere ritual. It should be done in a manner that is beneficial for oneself as well as others.

Ngài S. N. Goenka: Tôi lặp lại từ này ba lần bởi vì nó giúp tôi cảm thấy tốt hơn. Khi chúng ta nói “Nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc”, khi đó tâm trí ta tràn ngập hạnh phúc. Nếu chúng ta tạo ra những ác ý về người khác và mong cho họ bất hạnh, chúng ta sẽ đau khổ từ bên trong trước. Thay vì tạo ra những ác ý, ta tạo ra những thiện ý đến với tất cả mọi người, khi đó ta sẽ cảm thấy hạnh phúc. Với tâm thanh tịnh, nếu bạn cũng nói những lời hạnh phúc này với cảm giác rằng việc hành thiền có thể mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, bạn sẽ thấy rằng tâm của bạn tràn ngập hạnh phúc. Ngược lại, nếu bạn gây hại đến ai đó với trạng thái tức giận, tâm trí của bạn sẽ bị xáo trộn và kích động. Ai lại thích có một trạng thái tâm như vậy? Mọi người đều mong muốn được bình yên và hạnh phúc. Vì vậy, để đạt được sự thanh thản và hạnh phúc của tâm trí, ta cần trao những lời chúc phúc này cho người khác.

Hãy để tôi giải thích thêm. Bây giờ bạn chỉ mới học kỹ thuật Anapana. Sau này, khi bạn tiến lên trên con đường của Vipassana, bạn sẽ thấy rằng khi chúng ta muốn người khác hạnh phúc và nói “Bhavatu Sabba Mangalam”, những mong muốn hạnh phúc dành cho người khác này chỉ có hiệu nghiệm nếu như chúng được tạo ra từ sâu thẳm bên trong một tâm thuần khiết. Mong muốn đến từ một tâm trí hời hợt thì không thể làm được điều đó. Nếu bất cứ ai thực sự muốn đem hạnh phúc cho người khác, anh ta có thể bắt đầu nói “Bhavatu Sabba Mangalam” ở cấp độ bề mặt của tâm, nhưng dần dần những lời này phải được nói từ sâu thẳm của tâm, khi tâm trở nên trong sạch và thuần khiết hơn. Nếu những từ này được nói từ sâu thẳm bên trong tâm, thì chúng sẽ có ý nghĩa và hiệu quả thực sự. Chúng ta muốn những từ này tạo hiệu quả tốt, vì vậy không nên chỉ dùng chúng như một nghi lễ đơn thuần. Điều này cần được thực hiện theo cách thức hướng tới lợi lạc cho bản thân cũng như những người xung quanh.

 

Nguồn VRIDhamma.org

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *