Hỏi Đáp với Thầy Goenkaji Phần III 

Những câu hỏi y đức dành cho y học hiện đại

Câu hỏi: Giả sử, khi cái chết gần kề, một ai đó từ chối nhận thức ăn hay trị liệu. Người ấy biết mình sắp ra đi và cảm thấy không thể chấp nhận cuộc sống kéo dài thêm nữa. Điều đó có thể xem là hành động tự sát chăng?

Trả lời: Một lần nữa, điều đó còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Nếu người ấy từ chối ăn uống nhằm mục đích ra đi sớm thì điều đó không đúng. Nhưng nếu người ấy ngừng ăn hay ngưng uống thuốc và nói: “Hãy để tôi chết bình yên, đừng quấy rầy tôi nữa” thì điều đó khác hẳn. Tất cả đều phụ thuộc vào ước nguyện của người đó. Nếu mong muốn được chết nhanh, điều đó sai rồi. Nhưng nếu ước nguyện ra đi an lành thì hoàn toàn khác hẳn.


Câu hỏi: Các bác sĩ phương Tây chữa trị cho bệnh nhân bằng hết khả năng của mình. Tuy nhiên, khi họ quyết định không còn phương cách chạy chữa nào nữa thì sẽ có một cơ chế, theo đó bệnh nhân được phép về nhà và được cung cấp dịch vụ điều dưỡng nhằm giúp bệnh nhân ra đi bình an trong môi trường quen thuộc. Thông thường, tất cả phương pháp trị liệu lúc đó chỉ là cho thuốc giảm đau, chăm sóc ân cần và giúp bệnh nhân được thoải mái mà thôi.

Trả lời: Thật tuyệt vời! Như vậy rất tốt! Cách làm này rất nhân bản. Nếu người ấy sắp mất và cũng không còn cách nào chữa trị nữa, thì tốt hơn nên đưa người ấy về nhà để hưởng bầu không khí trong lành hơn. Hãy tạo ra một môi trường Chánh pháp. Hãy để người ấy ra đi bình an, trong sự thoải mái. Tốt lắm!

 

Na antalikkhe na samuddamajjhe,

na pabbatānaṃ vivaraṃ pavissa;

Na vijjatī so jagatippadeso,

yatthaṭṭhitaṃ nappasaheyya maccu.

– Dhammapada 9.128

Chẳng phải trên trời cao,

Chẳng phải dưới biển sâu,

Thậm chí cũng chẳng phải trong hang động trên núi cao

Người ta có thể tìm nơi ẩn náu.

Vì không một nơi nào trên thế gian này,

Mà con người không bị cái chết chế ngự.

– Kinh Pháp Cú, Phẩm 9 – Ác, Kệ số 128

Không trên trời, giữa biển,

Không lánh vào động núi,

Không chỗ nào trên đời,

Trốn khỏi tay thần chết.

Bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu

 

Bài viết được trích từ cuốn Nghệ Thuật Chết – The Art Of Dying – Thiền Sư S.N. Goenka và nhiều tác giả. Tải sách file PDF tại đây.

 

AUDIOS CUỐN SÁCH NGHỆ THUẬT CHẾT

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *