FAQ: SỐNG TRONG HIỆN TẠI CÓ PHẢI LÀ KHÔNG LẬP KẾ HOẠCH TƯƠNG LAI, KHÔNG NÊN THAM VỌNG?

You have asked us to live in the present. Does this imply that we should not plan for the future at all? Does it mean that we should not be ambitious – Ngài yêu cầu chúng tôi sống trong hiện tại. Điều này có nghĩa là chúng ta không nên lập kế hoạch cho tương lai? Có nghĩa là chúng ta không nên tham vọng?

Mr. S. N. Goenka: These are two different questions, and quite relevant as well. It is certainly not wise to live in the present and not think about the future at all. While observing the breath, you are also gaining awareness of the workings of the mind. You have observed that it has become a permanent habit of the mind to always generate thoughts about the past or the future. The mind does not want to focus on its present task of observing the breath. When it is involved in thoughts of future, the mind’s energy gets reduced and therefore it is unable to work with full potential on the task at hand. And, when the actual time for taking the right action comes, the mind has exhausted all its energy. So with the mind firmly rooted in the present, think and plan the immediate task at hand. Set your goal and keeping it in sight, walk step by step towards it. Once the goal is set, you should not think about it any more. This way, every step you take will be a step in the present. But remain aware of each and every step you take. This will eliminate all possibilities of making mistakes. 

Ngài S. N. Goenka: Đây là hai câu hỏi khác nhau nhưng lại có sự liên quan. Sống trong hiện tại và không nghĩ gì về tương lai là điều không nên. Trong khi quan sát hơi thở, bạn cũng ý thức về hoạt động của tâm trí. Bạn quan sát thấy rằng đó là một thói quen thường trực của tâm trí khi luôn tạo ra những suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai. Tâm trí không muốn tập trung vào nhiệm vụ hiện tại của nó là quan sát hơi thở. Khi suy nghĩ về tương lai, năng lượng của tâm trí bị giảm sút và do đó nó không thể hoạt động với toàn bộ tiềm năng trong những việc đang làm. Và, khi tới thời điểm cần thực hiện hành động đúng đắn, tâm trí đã cạn kiệt năng lượng vốn có của nó. Vì vậy, với một tâm trí vững vàng trong hiện tại, hãy suy nghĩ và lập kế hoạch cho nhiệm vụ tương lai. Thiết lập mục tiêu và hướng về mục tiêu, từng bước tiến tới mục tiêu đó. Khi mục tiêu đã được đặt ra, bạn không nên nghĩ về nó nữa. Theo cách này, mỗi bước bạn thực hiện sẽ là một bước trong hiện tại. Hãy ý thức từng bước bạn thực hiện. Điều này sẽ giúp giảm thiểu xác suất phạm sai lầm.

You may wonder how you will be able to lead your life if you do not plan for the future. We have a limited reservoir of energy and therefore it should be utilized with wisdom. We should only use as much as is required for planning the future. We tend to exhaust our energy by unnecessarily tormenting the mind with thoughts of the future. “This may happen or this may not happen. We may do this or we may not do this?” Oh! Indulge in all this thinking only when it is required. Right now, your job is to observe the breath so that you learn to remain in the present. If we adopt the habit of remaining firmly in the present, we will be able to take the next step properly. Thus, to establish this habit pattern of the mind, we emphasize staying with the present.

Bạn có thể băn khoăn về việc làm thế nào bạn sẽ có thể làm chủ cuộc sống của mình nếu không lập kế hoạch cho tương lai. Chúng ta có một nguồn năng lượng hạn chế và do đó nó nên được sử dụng với sự khôn ngoan. Chúng ta chỉ nên sử dụng một lượng cần thiết để lập kế hoạch cho tương lai. Chúng ta có xu hướng dốc cạn kiệt năng lượng của mình bằng cách hành hạ tâm trí một cách không cần thiết với những suy nghĩ về tương lai. “Điều này có thể xảy ra hoặc điều này có thể không xảy ra. Chúng ta có thể làm điều này hoặc chúng ta có thể không làm điều này?” Oh! Chỉ nên làm như thế nếu cần thiết. Ngay bây giờ, việc của bạn là quan sát hơi thở để học cách sống trong hiện tại. Nếu chúng ta tạo lập thói quen duy trì ý thức trong hiện tại, chúng ta sẽ có thể thực hiện các bước tiếp theo một cách đúng đắn. Vì vậy, để thiết lập mô hình thói quen này của tâm trí, ý thức ở hiện tại là điều vô cùng quan trọng.

To be ambitious is not bad at all. We set a definite aim for our life. For instance, we study to fulfill a certain ambition, or we are doing meditation for a certain purpose. But if we get attached to our goal and constantly worry about it while making no efforts to attain it, then it is futile to have any ambition. What is the point in being ambitious about a thing which prevents you from taking the right course of action? Decide about your aim and then strive to achieve it. If you are thirsty, then go and get water. Merely crying for water and worrying about it will not quench your thirst. Make the desired effort to obtain water, drink it and satisfy your thirst. What is wrong with this? Similarly, there is no harm in having a good ambition and making efforts to attain it. But if you get obsessed with it and only worry about its fulfillment without making any efforts in that direction, then you will go off the track and fail – even a good ambition will not be successful. So have the right ambition and strive hard to attain it.

Tham vọng không tệ chút nào. Chúng ta cần đặt ra những mục tiêu cụ thể cho cuộc sống của mình. Chẳng hạn, chúng ta học tập để hiện thực hóa một mục tiêu nhất định, hoặc chúng ta hành thiền cho một mục đích nhất định. Nhưng nếu chúng ta bị dính mắc với mục tiêu và liên tục lo lắng về nó trong khi không nỗ lực để đạt được nó, thì thật vô ích khi có bất kỳ tham vọng nào. Tham vọng vào một thứ mà thứ đó ngăn cản bạn làm những điều đúng đắn thì có ích gì? Xác định mục tiêu của bạn và sau đó phấn đấu để đạt được nó. Nếu bạn thấy khát, hãy đi lấy nước. Chỉ khóc vì khát và lo lắng về điều đó sẽ không giải tỏa cơn khát của bạn. Hãy nỗ lực để có được nước, uống và thỏa mãn cơn khát của bạn. Điều đó thì có gì sai chứ? Tương tự như vậy, tham vọng về một điều tốt đẹp và nỗ lực để đạt được nó thì không có gì là sai. Nhưng nếu bạn bị ám ảnh bởi nó và quá lo lắng về nó mà không thực hiện bất kỳ nỗ lực nào, thì bạn sẽ đi sai hướng và thất bại – ngay cả một tham vọng có khả thi cũng sẽ không thể trở thành hiện thực. Vì vậy, hãy tham vọng theo cách đúng đắn và phấn đấu hết mình để đạt được nó.

 

Nguồn VRIDhamma.org

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *