FAQ: ĐÂU LÀ SỰ KHÁC NHAU GIỮA VIPASSANA VÀ SỰ TẬP TRUNG? TÂM XẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊNH?

What is the difference between Vipassana and concentration? – Đâu là sự khác nhau giữa Vipassana và sự tập trung (định tâm)?

Goenkaji: Vipassana is not merely concentration. Vipassana is observation of the truth within, from moment to moment. You develop your faculty of awareness, your mindfulness. Things keep changing, but you remain aware – this is Vipassana. But if you concentrate only on one object, which may be an imaginary object, then nothing will change. When you are with this imagination, and your mind remains concentrated on it, you are not observing the truth. When you are observing the truth, it is bound to change. It keeps constantly changing, and yet you are aware of it. This is Vipassana.

Goenkaji: Vipassana không chỉ đơn thuần là sự tập trung (định tâm). Vipassana là quan sát sự thật bên trong, từ khoảnh khắc này đến khoảnh khắc khác. Bạn phát triển khả năng nhận biết và ý thức (chánh niệm) của bạn. Mặc cho mọi thứ vô thường (luôn liên tục thay đổi), nhưng bạn vẫn duy trì sự nhận biết và ý thức được  – đây là Vipassana. Nhưng nếu bạn chỉ tập trung vào một đối tượng, có thể là một đối tượng do bạn tưởng tượng, thì sẽ không có gì thay đổi. Khi bạn sống với sự tưởng tượng này và tâm của bạn duy trì sự tập trung vào nó, bạn đang không quan sát được sự thật. Khi bạn đang quan sát sự thật, nó nhất định phải thay đổi. Nó liên tục thay đổi và bạn vẫn duy trì được ý thức về điều đó. Đây là Vipassana.

How is equanimity related to samādhi (concentration of the mind)? – Tâm xả liên quan đến samādhi (sự định tâm) như thế nào?

Goenkaji: Samādhi can be without equanimity. With the base of craving one becomes fully concentrated. But that kind of samādhi is not right samādhi. That is with the base of impurity. But if the samadhi is with equanimity, then it gives wonderful results, because the mind is pure and concentrated, so it is powerful with purity. It cannot do anything that will harm you or harm others. But if it is powerful with impurity, it will harm others, it will harm you. So equanimity with samādhi is helpful.

Goenkaji: Samādhi không thể có nếu thiếu tâm xả. Với căn nguyên là sự ham muốn, tâm cũng có thể trở nên tập trung hoàn toàn. Nhưng loại samādhi đó không phải là samādhi đúng đắn. Vì nó đi kèm với căn nguyên của sự bất tịnh. Nhưng nếu samadhi đi kèm tâm xả, thì nó cho kết quả tuyệt vời, bởi vì khi tâm thanh tịnh và định tĩnh, sự thuần khiết trong tâm được tăng trưởng. Tâm khi đó không thể làm hại chính bạn hoặc làm hại người khác. Nhưng nếu tâm mạnh mẽ cùng với đầy những bất tịnh, nó sẽ làm hại người khác, nó cũng sẽ làm hại bạn. Vì vậy, tâm xả đi cùng với samādhi là hữu ích.

The mind remains full of thoughts and is unable to keep focused at one place – Tâm trí chứa đầy suy nghĩ và không thể tập trung ở một nơi

Goenkaji: It is an old habit of the mind to wander. Let it wander. The moment you realize that the mind has wandered, bring it back to the breath. The mind is distracted because of these innumerable thoughts. The nature of the thoughts varies from time to time, but the important thing is how soon you become aware that the mind has wandered.

Goenkaji: Tâm trí đi lang thang theo thói quen cũ. Hãy cứ để nó đi lang thang. Khoảnh khắc bạn nhận ra rằng tâm trí đã lang thang, hãy đưa nó trở lại hơi thở. Tâm trí bị phân tán vì vô vàn những suy nghĩ. Những suy nghĩ khác nhau cứ diễn ra liên tục, nhưng điều quan trọng là làm thế nào bạn sớm nhận ra rằng tâm trí đã lang thang.

You say we are meditating to sharpen the mind. How do we sharpen the mind? – Ngài nói rằng chúng ta đang thiền để luyện cho tâm trí sắc bén hơn. Vậy làm thế nào để chúng ta có được điều đó?

Goenkaji: If you are with the reality and not reacting to it, naturally the mind gets sharpened. The mind gets blunt when it reacts, more and more reaction makes the mind very gross. When you don’t react, its natural reality is very sharp, very sensitive.

Goenkaji: Nếu bạn ở với thực tại và không phản ứng, tâm bạn sẽ trở nên sắc bén một cách tự nhiên. Tâm trở nên thô thiển khi nó phản ứng, phản ứng càng nhiều tâm càng thô thiển. Khi bạn không phản ứng, tâm trở nên rất sắc sảo và rất nhạy bén.

 

Bài viết được sưu tầm từ VRIDhamma.org

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *