CHƯƠNG IV

BẤT BIẾN TỪ
(AVYAYASABDA)

Ðịnh nghĩa: Bất biến từ là những tiếng không có biến cách văn phạm, các tiếp đầu ngữ, trạng từ, giới từ, liên từ, thán từ … được gọi là những bất biến từ (avyayasabda) trong tiếng Pāli.

Thí dụ:

* “Samaṇassa Gotamassa yaso abhivaḍḍhissati” (Danh tiếng của Sa-môn Gotama sẽ tăng trưởng).
* “Ajja ahaṃ giriṃ gacchati” (Hôm nay tôi đi đến núi).
* “Manussā ca pasavo ca vasudhāyaṃ jīvanti” (Người và thú sống trên mặt đất)
* “Mā’ haṃ tayā saddhiṃ gacchāmi” (Tôi không đi với anh).
* “Aho sukhaṃ! Aho sukhaṃ!” (Ôi! hạnh phúc, Ôi! hạnh phúc).

Tiếng abhi (tiếp đầu ngữ), ajja (trạng từ), ca (liên từ), saddhiṃ (giới từ), aho (thán từ) … trong các thí dụ trên, được gọi là những bất biến từ.

Có 2 loại bất biến từ trong tiếng Pāli:

1- Tiếp đầu ngữ (upasagga).
2- Phân từ (nipāta).

 

I- TIẾP ÐẦU NGỮ
(UPASAGGA)

Ðịnh nghĩa: Tiếp đầu ngữ (upasagga) là tiếng dùng ghép dẫn đầu một danh từ (nāma) hay động từ (ākhyāta) … để tạo thêm sự đặc biệt cho từ ngữ ấy.

Thí dụ:

Gacchati (đi đến).
Adhi + gacchati = adhigacchati (đạt đến).

Vāta (gió)
Paṭi + vāta = paṭivātaṃ (ngược gió) …

Những tiếng “adhi”, “paṭi” … là những tiếng tiếp đầu ngữ.

1- Các dạng tiếp đầu ngữ: Trong tiếng Pāli có tất cả 20 tiếp đầu ngữ là ati, adhi, anu, apa, api (hoặc pi), abhi, ava (hoặc o), a, u, upa, du, ni, nī, pa, paṭi (hoặc pati), parā pari, vi, saṃ, su.

2- Ý nghĩa của tiếp đầu ngữ: Rất khó xác định được ý nghĩa của những tiếp đầu ngữ, chúng mang ý nghĩa tùy theo trường hợp ghép với ngữ nguyên.

Tiếp đầu ngữ có thể làm thay đổi ý nghĩa ban đầu của ngữ nguyên; hoặc cũng có thể làm cho mạnh nghĩa từ ngữ gốc; hay có khi cũng chẳng tạo thêm gì cho từ ngữ nguyên thủy.

Ðể có thể đánh giá được ý nghĩa của tiếp đầu ngữ, ta thử xem một vài thí dụ sau đây:

Tiếp đầu ngữ ngữ căn động từ nghĩa
  kam kamati đi lại
Ati kam atikkamati vượt khỏi
Anu kam anukkamati đi theo
Apa kam apakkamati rẽ qua, chuyển hướng
Abhi kam abhikkamati tiến lên, tiếp tục
Ā kam akkamati dẫm lên
Upa kam upakkamati cố gắng, đảm đương
kam nikkhamati đi ra, xuất ra
Pa kam pakkamati đi tới, ra đi
Pati kam paṭikkamati trở lui về
Parā kam parakkamati  kiên quyết
Saṃ kam saṅkamati di chuyển

Căn “kam” thành động từ “kamati” chỉ có nghĩa là “đi lại”, vậy mà khi có tiếp đầu ngữ ghép hợp thì đã tạo ra nhiều ý nghĩa khác nhau.

Một số từ có tiếp đầu ngữ được tìm thấy

Ati

  1. Accanta : tuyệt đối (tt)
    2. Atikkamati : vượt qua (đt)
    3. Atichatta : cái lọng đặc biệt (trung)
    4. Atibhāriya : rất nghiêm trọng (tt)
    5. Atimahanta : quá lớn, vĩ đại (tt)
    6. Atirocati : chiếu sáng (đt)
    7. Ativuṭṭhī : mưa phùn (nữ)

Adhi

  1. Ajjhokāsa : ngoài trống (nam)
    2. Ajjhoharati : nuốt vào (đt)
    3. Adhigacchati : đạt đến (đt)
    4. Adhiṭṭhāna : sự quyết định (trung)
    5. Adhipati : vị trưởng, chủ tể (nam)
    6. Adhivasati : sống trong (đt)

Anu

  1. Anukkama : trật tự, thứ lớp (nam)
    2. Anugacchati : đi theo (đt)
    3. Anugharaṃ : theo từng nhà (đt)
    4. Anuvassaṃ : hàng năm (trt)
    5. Anuvāta : xuôi gió, thuận gió (nam)
    6. Anuvitakketi : sưu tầm (đt)

Apa

  1. Apakāra : sự tổn hại, điều quấy (nam)
    2. Apagacchati : dời xa (đt)
    3. Apaciti : sự cung kính, sự đền tội (nữ)
    4. Apacināti : giảm bớt, hủy bỏ (đt)

Api (“api” đôi khi được gặp thay hình thức là “pi”).

  1. Apidhāna, pidhāna: nắp đậy, cái vung (trung)
    2. Apilāpeti : nói khoác, nói khoa trương (đt)
    3. Apilandha : được trang hoàng (tt)
    4. Pidahati : đóng, khép, đậy lại (đt)

Abhi

  1. Abhācikkhati : xuyên tạc, vu khống (đt)
    2. Abbhuggacchati: truyền loan, đồn đãi (đt)
    3. Abhidhamma : pháp vi diệu, thắng pháp (nam)
    4. Abhimukha : đối diện, trực tiếp (tt)
    5. Abhirati : sự thích thú, sự thỏa mãn (nữ)
    6. Abhirūpa : sắc thù diệu, sự lộng lẫy,đẹp (tt)
    7. Abhivādeti : vái chào, đảnh lễ (đt)

Ava (“ava” đôi khi được gặp thay thế “o”)

  1. Avajānāti : khinh bỉ (đt)
    2. Avasiṭṭha : còn lại, dư sót (tt, qkpt)
    3. Avasitta : đã rắc đầy (qkpt)
    4. Avaharati : lấy trộm, đánh cắp (đt)
    5. Okkamati : đi vào, trở vào (đt)
    6. Otarati : xuống, đi xuống (đt)
    7. Onamati : cúi mình (đt)
    8. Omuñcati : cởi ra, tháo mở (đt)

Ā

  1. Ākaḍḍhati : kéo lại gần (đt)
    2. Ākirati : rải lên (đt)
    3. Āgacchati : đi về, đi lại (đt)
    4. Āpabbatā : tới chỗ núi (ā + abl)
    5. Āsanna : gần, lân cận (tt)

U

  1. Ucchindati : cắt lìa, đoạn tuyệt (đt)
    2. Uttama : cao thượng, vượt hơn (tt)
    3. Udaya : sự gia tăng (nam)
    4. Uppanna : sanh lên, phát sinh (qkpt)
    5. Ummagga : đường sái, đường hầm (nam)
    6. Ussāraṇā : triệu vào, rút lại (nữ)

Upa

  1. Upakāra : sự giúp đỡ, tán trợ (nam).
    2. Upakkama : sự hoạch định, kế hoạch.
    3. Upanayhati : ôm ấp, ấp ủ (đt).
    4. Upanisīdati : ngồi gần, ngồi sát (đt).

Du

  1. Dukkara : khó làm (tt)
    2. Dukkha : sự khó chịu, nỗi khổ (trung)
    3. Duggandha : mùi hôi thối (nam)
    4. Dubbhikka : nạn đói kém (trt)

Hi

  1. Nikūjati : hót líu lo (đt)
    2. Nikkhāta : được khai quật, đào bới (qkpt)
    3. Nikhila : toàn thể (tt)
    4. Nigacchati : đến nơi, chịu đựng (đt)
    5. Nicaya : sự chất đống, tích trữ (nam)

  1. Nikkhamati : rời khỏi, ra khỏi (đt)
    2. Nimmita : sáng tạo, biến hóa (qkpt)
    3. Niyyati, nīyati: dẫn ra, hướng dẫn (đt)
    4. Nīvaraṇa : sự ngăn che, chướng ngại. (trug)
    5. Nīharati : đuổi ra, trục xuất (đt)

Pa

  1. Pakkhipati : ném vào, thảy vào (đt)
    2. Pajānāti : biết rõ (đt)
    3. Panidahati : khát khao (đt)
    4. Padhāna : tiên khởi, trước tiên (tt)
    5. Pabhavati : xuất phát, bắt đầu (đt)
    6. Pasanna : sự trong sáng, sự tin tưởng (tt)

Pati

  1. Paccaya : nguyên nhân, duyên cớ (nam)
    2. Paṭikkhipati : ném trả, từ chối, bác bỏ (đt)
    3. Paṭiggaṇhāti : thọ nhận, lãnh lấy (đt)
    4. Patinissajjati : dứt bỏ, chừa bỏ (đt)
    5. Paṭibhāti : nẩy sinh (đt)
    6. Paṭirūpa : thích đáng, hợp theo (tt)
    7. Paṭirāja : vua địch, nghịch vương (nam)
    8. Paṭivātaṃ : ngược gió, gió nghịch chiều (trt)
    9. Paṭivāda : sự cãi lại, sự chống đối (nam)
    10. Paṭivedha : sự thấu đạt, thông tuệ (nam)

Parā

  1. Parakkama : sự luyện tập, sự cố gắng (nam)
    2. Parājeti : cảm thán, chinh phục (đt)
    3. Parābhava : sự suy đi, thất sủng (nam)
    4. Parāmasati : rờ mó, bám sát, đề cập (đt)

Pari

  1. Paricarati : phục vụ, hầu hạ (đt)
    2. Paricchindati : chia cắt, phân ranh (đt)
    3. Parijānāti : lãm tường, đạt triï (đt)
    4. Paridhāvati : chạy khắp (đt)
    5. Paripūrati : đầy đủ, hoàn bị (đt)
    6. Paribhāsati : nhục mạ, quở trách (đt)
    7. Parivisati : hầu bàn, đãi ăn (đt)
    8. Pariharati : mang giữ, sử dụng (đt)

Vi

  1. Vikirati : rải khắp, tung rải (đt)
    2. Vigacchati : từ giã, ra đi (đt)
    3. Vighāteti : giết hại, phá hủy (đt)
    4. Vijānāti : thông hiểu, thấu rõ (đt)
    4. Vidhūma : không có khói (tt)
    5. Vividha : khác nhau, nhiều lần (tt)
    6. Visiṭṭha : phân biệt (qkpt)

Saṃ

  1. Saṅkirati : lẫn lộn, hỗn hợp (đt)
    2. Saṅkāmeti : dời đi (đt)
    3. Sambodhi : toàn giác, chánh giác (nữ)
    4. Sammukha : hiện diện, đối lập (tt)
    5. Sammuti : qui ước, điều giả lập (nữ)
    6. Saṃvasati : cộng sinh, chung sống (đt)
    7. Saṃvarati : chuyển sinh, luân hồi (đt)

Su

  1. Sukara : dễ làm, dễ dàng (tt)
    2. Sugati,suggati: thiện thú, cõi vui (nữ)
    3. Sugandha : mùi tốt, hương thơm (nam)
    4. Succhanna : được che lợp kỹ (tt)
    5. Sudukkara : rất khó (tt)
    6. Subhikkha : đầy vật thực, no đủ (tt)

Toát yếu:

Tiếp đầu ngữ trong tiếng Pāli là để ghép thêm cho một từ, luôn luôn đặt nơi đầu tiếng.

Tiếp đầu ngữ tạo ra sự đặc biệt cho từ: có thể làm thay đổi ý nghĩa của từ gốc; cũng có thể bổ sung ý nghĩa cho từ gốc; tuy vậy cũng có khi không tạo thêm gì cho ý nghĩa từ gốc.

Trong tiếng Pāli có 20 tiếp đầu ngữ cả thảy, đó là: ati, adhi, anu, apa, api, abhi, ava, ā, u, upa, du, ni, nī, pa, paṭi, parā, pari, vi, saṃ, su. Tiếp đầu ngữ “api” đôi khi gặp hình thức giản lược là “pi”; “ava” gặp thay thế là “o”; “paṭi” có khi gặp là “pati

* * *

 

II- PHÂN TỪ
(NIPĀTA)

Ðịnh nghĩa: Phân từ (nipāta) trong tiếng Pāli là thành phần từ ngữ có đơn vị cú pháp văn phạm, mà sử dụng không biến cách như danh từ hay chia như động từ.

PHÂN LOẠI:

1- Nói theo hình thức, gồm có:

– Chuyển hóa bất biến phân từ
– Thuần túy bất biến phân từ

2- Nói theo ý nghĩa, gồm có:

– Vị biến cách (nguyên mẫu)
– Bất biến quá khứ phân từ
– Trạng từ
– Liên từ
– Giới từ
– Nghi vấn từ
– Thán từ

* Các tiếng vị biến cách, bất biến quá khứ phân từ hay các trạng từ, liên từ, giới từ … được hình thành do tiếng danh từ hay căn động từ chuyển hóa ra thì được gọi là loại “chuyển hóa bất biến phân từ”.

Thí dụ:

Gantuṃ : để đi (vbc)
Khāditvā : sau khi ăn (bbqkpt)
Yadā … tadā … : khi nào … khi ấy… (trt)
Itthaṃ : vậy, thế đó, vầy đây (lt)
Labbhā : có thể được, có thể (giới từ)
Kacci : chăng? chứ? (nghi vt)
Saṭṭhu : tốt lắm! đẹp thay! (thán từ)

* Các tiếng trạng từ, liên từ v.v… mà không phải do từ tiếng khác hình thành, thì được gọi là “thuần túy bất biến phân từ “.

Thí dụ:

Sve, suve : ngày mai (trạng từ)
Vā : hay là, hoặc là (liên từ)
Saha : cùng là, đồng với (giới từ)
Nu : phải chăng là? (nghi vấn từ)
Aho : ô! chao! (thán từ)

Vị biến cách và bất biến quá khứ phân từ hoàn toàn thuộc loại “chuyển hóa bất biến phân từ”.

Có một số ít trạng từ thuộc loại “thuần túy bất biến phân từ”, còn phần lớn là loại “chuyển hóa bất biến phân từ”.

Các liên từ, giới từ, nghi vấn từ … thường tìm thấy là loại “thuần túy bất biến phân từ”.

A- VỊ BIẾN CÁCH (Nguyên mẫu)

Vị biến cách hay động từ nguyên mẫu trong tiếng Pāli là những “bất biến từ ” được hình thành do tiếng ngữ căn hiệp với một trong hai tiếp vĩ ngữ (paccaya) là “tuṃ” và “tave”. Ðó là 2 dấu hiệu lập nên các vị biến cách (về sự hình thành các vị biến cách, sẽ được nói rõ ở Chương V, phần sơ chuyển hóa ngữ (kiṭaka) về các vị biến cách).

Vị biến cách (nguyên mẫu) được sử dụng như một danh từ (nāma) hoặc như động từ (kiriyā).

Sử dụng như một danh từ vì nó có thể làm túc từ hay đối từ cho động từ.

Thí dụ:

* “Jīvaṃ ahaṃ uggaṇhituṃ icchāmi” (Còn sống, tôi còn muốn học)
* “Anujānāmi bhikkhave vassaṃ upetuṃ” (Này chư tỳ kheo, ta cho phép an cư mùa mưa)

Ðược sử dụng như một động từ vì nó diễn tả hành động và có thể đòi hỏi túc từ.

Thí dụ:

* “Kaññā odanaṃ pacituṃ aggiṃ jāleti” (Cô gái nhóm lửa để nấu cơm)
* “Na sakkoti suvaṇṇena paññaṃ kiṇituṃ” (Không thể dùng vàng mua trí tuệ)

Một số từ vị biến cách tiếng Pāli được tìm thấy:

Āharituṃ : để đem lại.
Ocinituṃ : lượm, nhặt, gom góp.
Karituṃ, kātave : làm, tạo ra, kiến tạo.
Kāretuṃ, kārayituṃ : sai lầm, khiến làm.
Kiṇituṃ : mua.
Khādituṃ : nhai, ăn.
Gaṇhituṃ : cầm lấy.
Gantuṃ : đi đến.
Gāhetuṃ, gāhāpayituṃ: sai cầm lấy.
Ghāyituṃ : ngửi.
Coretuṃ, corayituṃ : trộm cắp.
Chindituṃ, chettuṃ : cắt đứt.
Jānituṃ, nātuṃ : hiểu biết.
Jinituṃ, jetuṃ : chiến thắng, chinh phục.
Ṭhātuṃ : đứng, trụ lại.
Dātuṃ : cho.
Desetuṃ, desayituṃ : thuyết giảng.
Dhāvituṃ : chạy.
Netuṃ : dẫn dắt.
Pacituṃ : nấu.
Pāletuṃ, pālayituṃ : bảo hộ, gìn giữ.
Pivituṃ, pātuṃ : uống.
Bojjhituṃ, boddhuṃ : giác ngộ
Bhuñjituṃ, bhottuṃ : ăn.
Mārāpetuṃ, mārāpayituṃ: sai giết.
Yātuṃ : đi.
Rakkhituṃ : hộ trì, che chở.
Labhituṃ, laddhuṃ : nhận được.
Vadituṃ, vattuṃ : nói.
Vikkinituṃ : bán.
Saṇituṃ, sotuṃ : nghe.
Harituṃ, hattuṃ : mang đi.
Hotuṃ : để là.

 

B- BẤT BIẾN QUÁ KHỨ PHÂN TỪ

Bất biến quá khứ phân từ trong tiếng Pāli cũng là những bất biến từ được hình thành từ các ngữ căn động từ, nên gọi chúng là bất biến từ chuyển hóa.

Các bất biến quá khứ phân từ được lập nên với 5 tiếp vĩ ngữ là tvā, tvāna, tūna, ya, tya. Hình thức bất biến quá khứ phân từ với tiếp vĩ ngữ tvā rất thường gặp. (Về sự hình thành những bất biến quá khứ phân từ này sẽ được nói rõ ở Chương V trong phần sơ chuyển hóa ngữ (kiṭaka) về các bất biến quá khứ phân từ).

Trong tiếng Pāli, thông thường các bất biến quá khứ phân từ được sử dụng khi cần diễn tả một câu nói có chứa nhiều hành động, mà những hành động ấy diễn ra thứ lớp.

Trong một câu diễn tả nhiều hành động liên hệ thứ lớp, người ta chỉ sử dụng một thuật từ (tức động từ của chủ từ), còn lại thì dùng bất biến quá khứ phân từ để thay thế động từ chính.

Thí dụ:

* “Upāsako ārāmaṃ gantvā dānañca datvā dhammañca sutvā paṭinivatti“. (Cận sự nam sau khi đến chùa đã bố thí, nghe pháp rồi trở về).

* “So bhikkhu uṭṭhāyāsanā bhagavantuṃ abhi-vādetvā padakkhiṇaṃ katvā pakkami”. (Tỳ kheo ấy đã từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Ðức Thế Tôn, rồi nhiễu quanh và ra đi) …

Bất biến quá khứ phân từ được sử dụng như một động từ vì nó có thể có một túc từ hay đối từ.

Thí dụ:

* “Ārāmaṃ gantvā” (sau khi đến chùa) …
* “Bhagavantaṃ abhivādetvā” (sau khi đảnh lễ Ðức Thế Tôn)

Lại nữa, bất biến quá khứ phân từ trong vài trường hợp còn được sử dụng giống như một trạng từ hay giới từ.

Thí dụ:

* “Tesaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsu” (Tâm của các vị tỳ kheo ấy đã thoát khỏi lậu hoặc không còn thủ trước).

* “Bhikkhu pan’eva aññataraṃ gāmaṃ vā niga-raṃ vā upanissāya viharati” (Vị tỳ kheo ngụ nương vào khu làng hoặc thị trấn nào đó) …

Mặt khác, gọi là bất biến quá khứ phân từ chỉ có nghĩa là tiếng phân từ dùng như một động từ để diễn tả hành động đã qua rồi chuyển tiếp hành động khác, chứ chẳng phải diễn đạt thì quá khứ như quá khứ động từ. Trong mọi câu diễn đạt dù ở bất cứ thì nào, cũng đều có thể dùng bất biến quá khứ phân từ được cả.

Thí dụ:

* “Byaggho migaṃ māretvā akhādi” (Con hổ sau khi giết con nai, nó đã ăn).
* “Kaññā odanaṃ pacitvā bhuñjati ” (Khi nấu cơm rồi, cô gái ăn).
* “Suve mayaṃ vihāraṃ gantvā dhammaṃ suṇissāma” (Ngày mai, sau khi đến tịnh xá, chúng tôi sẽ nghe pháp).

Sau đây là một số bất biến quá khứ phân từ được tìm thấy:

Akkamma : sau khi giẫm lên.
Aññāya : sau khi biết.
Anuvicca : sau khi nhận xét.
Avecca : sau khi tìm hiểu.
Āgamma : sau khi đi lại.
Ādāya : sau khi lấy
Ānīya : sau khi dắt dẫn.
Ārabbha : sau khi khởi sự,
Āruyha : sau khi leo lên.
Āhacca : để tạm, có thể dời đổi
Upanissāya : dựa vào, nương theo.
Upahacca : sau khi gây tổn thương.
Upecca, upetvā : sau khi lại gần, sáp nhập.
Uppajja : sau khi sanh khởi.
Okkamma : sau khi đi vào.
Oruyha : sau khi leo xuống.
Karitvā, karitvāna, katvā: sau khi làm.
Kīḷitvā : sau khi chơi đùa.
Gacchitvā, gantvā : sau khi đi đến.
Gaṇhitvā, gahetvā : sau khi cầm lấy.
Cajitvā, catvā : sau khi dứt bỏ.
Chinditvā, chetvā : sau khi cắt đứt.
Jahitvā : sau khi từ bỏ.
Ñatvā : sau khi hiểu biết.
Ṭhatvā : sau khi đứng yên
Datvā : sau khi cho.
Nahāyitvā, nahatvā: sau khi tắm.
Nikkhamma : sau khi ra khỏi.
Nipacca : sau khi cúi chào.
Nisīditvā, nisajja : sau khi ngồi.
Nihacca : sau khi hạ xuống.
Nītvā, netvā : sau khi dắt dẫn.
Paggayha : sau khi nâng lên.
Pacitvā, pacitūna : sau khi nấu.
Paticca : theo sau, liên hệ.
Patvā : sau khi đạt đến
Pamajja : sau khi bỏ phế.
Pavisitvā, pavissa : sau khi vào.
Passitvā, disvā : sau khi thấy.
Pajahitvā, pahāya : sau khi từ bỏ.
Pivitvā, patvā : sau khi uống.
Bhinditvā, bhetvā : sau khi bể vỡ
Bhuñjitvā, bhutvā : sau khi ăn.
Mantvā, bhetvā : sau khi suy nghĩ.
Yātvā : sau khi đi.
Labhitvā, laddhā : sau khi nhận được.
Vanditvā : sau khi đảnh lễ.
Vikkiṇitvā : sau khi bán.
Viceyya : sau khi quan sát.
Vidhāya : sau khi chỉ huy.
Vineyya : sau khi dời đổi.
Vibhajja : sau khi phân phối.
Vivicca : sau khi tách rời.
Sakkacca : một cách kính cẩn, nghiêm túc.
Sammuyha : sau khi quên lãng.
Sayitvā, sayitvāna : sau khi ngủ.
Saṇitvā, suṇitvāna, suṇitūna, sutvā: sau khi nghe.
Hantvā, hatvā : sau khi giết hại.
Hutvā : khi đã là.

 

C- TRẠNG TỪ

Trạng từ là tiếng để hạn định ý nghĩa cho một động từ, tính từ hay một trạng từ khác hoặc cho cả một mệnh đề.

Thí dụ:

Idaṃ yānaṃ sīghaṃ dhāvati” (Chiếc xe này chạy mau).
Suve ahaṃ tava gehaṃ gacchissāmi” (Ngày mai, tôi đến nhà anh).
Ayaṃ kāyo ativiya jigucchanīyo ahosi” (Xác thân này thì đáng nhờm gớm lắm)…

Trạng từ tiếng Pāli là tiếng bất biến cách.

Trạng từ tiếng Pāli có 2 thứ: Một thứ được hình thành do một ngữ nguyên khác biến ra, gọi là “trạng từ chuyển hóa”. Một thứ bản chất vốn là bất biến từ, không do chuyển hóa từ ngữ ân nào khác, được gọi là “trạng từ thuần túy”.

Yadā (khi nào), idha (ở đây), bahuso (hầu hết) là “trạng từ chuyển hóa”. “Yadā” do đại danh từ “ya”; “idha”do đại danh từ “ima”; “bahuso” do tính từ “bahu” biến ra.

  1. Về vị trí của trạng từ tiếng Pāli đặt trong câu, ở đây không có sự ấn định nhất luật. Tuy vậy, cũng có thể hiểu đại để như sau:
  2. a) Tiếng trạng từ hạn định ý nghĩa cho động từ, thường được đặt trước động từ.

Thí dụ:

* “So kumāro sādhukaṃ uggaṇhāti” (Cậu bé ấy học giỏi).
* “Tava asso sīghaṃ dhāvi” (Con ngựa của anh đã chạy nhanh) …

  1. b) Nếu là tiếng trạng từ hạn định ý nghĩa cho một tính từ thì thường đặt trước tính từ ấy.

Thí dụ:

* “Vaṇṇaṃ ativiya dassanīyaṃ ahosi” (Màu da rất là đẹp)…

Nếu là tiếng hạn định cho một tiếng trạng từ khác, thì được đặt trước tiếng trạng từ ấy.

Thí dụ:

* “Evameva ito dinnaṃ petānaṃ upakappati” (Theo đây cũng vậy, sự bố thí sẽ kết quả đến ngạ quỉ)…

  1. d) Nếu như là tiếng hạn định ý nghĩa cho một mệnh đề thì đặt ở đầu câu mệnh đề hay một vị trí nào trong câu mệnh đề.

Thí dụ:

Pure imamhi nagare seṭṭhī ahosi” (Thuở trước tại thành phố này có ông trưởng giả).
Mayaṃ ajja nagaraṃ gacchāma” (Hôm nay chúng tôi đi đến thành phố) .

  1. Trạng từ tùy theo ý nghĩa dùng mà được phân loại thành:

– Trạng từ chỉ thể cách.
– Trạng từ chỉ thời gian.
– Trạng từ chỉ nơi chốn.
– Trạng từ chỉ mức độ.
– Trạng từ chỉ ý kiến.
– Trạng từ chỉ sự nghi vấn.

1) Trạng từ chỉ thể cách là tiếng trạng từ có ý nghĩa mô tả tính chất của hành động hoặc khêu gợi một hình ảnh nào đó cho một sự kiện xảy ra.

Thí dụ:

So dukkhaṃ jīvati” (Nó sống một cách đau khổ) …

Một số trạng từ chỉ thể cách trong tiếng Pāli được tìm thấy là:

– Aññamaññaṃ : lẫn nhau.
– Anupubbaṃ, anupubbena: tuần tự, lần lượt.
– Anodissa : không định rõ, mập mờ, mơ hồ; không hạn định.
– Āvi : công khai, lộ liễu.
– Uccā : cao, cao độ.
– Ekadatthu : đặc biệt, xác thực.
– Capucapukārakaṃ : kêu chiếp chiếp.
– Cittarūpaṃ : theo ý, như ý, vừa ý.
– Tiriyaṃ : ngang qua, xuyên qua.
– Tuṇhī : im lìm, im lặng.
– Theyyasaṅkhātaṃ : một cách vụng trộm, lén lút
– Daḷhaṃ : một cách vững chắc, kiên cố.
– Dukkhaṃ : một cách khổ sở.
– Duṭṭhu : quấy, một cách xấu xa.
– Dhiraratthu : đê tiện.
– Paccekaṃ : lẻ loi, cô độc, độc nhất.
– Paṭhamaṃ : trước tiên, trước hết, tột bực.
– Pathuso : khác nhau.
– Pheṇuddehakaṃ : sủi bọt, sôi tim.
– Balaṃ : một cách mạnh mẽ, cường lực.
– Bahiddhā : phần ngoài.
– Maṅku : bối rối, thẹn thùng.
– Micchā : tà vạy, sai lầm.
– Mithu : lớp lang, thay phiên.
– Mudhā : miễn phí, khỏi tốn.
– Musā : dối trá.
– Yathakkamaṃ : theo thứ tự.
– Yathākammaṃ : tùy sự, tùy theo nghiệp.
– Yathāpuraṃ : như trước.
– Yathāraddhaṃ : vừa đủ, đủ thôi.
– Yathākālaṃ : tùy thời, tùy lúc.
– Yathātathaṃ : theo sự thật.
– Yathādhammaṃ : theo đúng pháp.
– Yathānubhavaṃ : tùy năng lực.
– Yathāpasādaṃ : tùy sở mộ.
– Yathābalaṃ : tùy sức.
– Yathābhataṃ : như đã chuyển.
– Yathābhirantaṃ : theo ý thích, tùy thích.
– Yathābhūtaṃ : như thật.
– Yathāmisiṭṭhaṃ : theo lời khuyên.
– Yathārahaṃ : vừa xứng.
– Yathāruciṃ : thích ứng, vừa hợp theo.
– Yathāvidhiṃ : thích nghi, tùy phương.
– Yathāvuḍḍhaṃ : theo thứ bậc.
– Yathāvuttaṃ : theo như lời, như được nói.
– Yathāsakaṃ : tùy người.
– Yathāsattiṃ : tùy quyền hạn.
– Yathāsatthaṃ : tùy khoa môn.
– Yathāsaddhaṃ : tùy tín.
– Yathāsukhaṃ : thoải mái, ung dung, tự nhiên.
– Yathicchitaṃ : tùy ý muốn.
– Yoniso : một cách khôn ngoan, khéo léo.
– Raho : kín đáo, một cách bí mật.
– Lahuṃ, lahuso : một cách nhẹ nhàng.
– Saddhiṃ : chung cùng, cùng nhau, cùng với.
– Santikaṃ : gần với, đối với.
– Samaṃ : một cách đều đặn.
– Samena : một cách đồng đẳng.
– Sammā : đúng, một cách chính xác.
– Sayaṃ : chính mình.
– Sādhu : hay, một cách tốt đẹp.
– Sādhukaṃ : tốt đẹp, một cách giỏi giắn.
– Sāmaṃ : chính mình, do tự mình.
– Sukhaṃ : một cách an lạc.
– Surusurukārakaṃ : kêu rột rột.

2) Trạng từ chỉ thời gian là tiếng trạng từ chỉ ý nghĩa về thời điểm, dịp lúc … xảy ra hành động hoặc xảy ra sự kiện.

Thí dụ:

Suve ahaṃ potthakaṃ kinissāmi” (Ngày mai tôi sẽ mua một quyển sách).
Goṇā pāto khette tiṇaṃ khādanti” (Vào buổi sáng các con bò ăn cỏ trên thửa ruộng) …

Một số trạng từ chỉ thời gian trong tiếng Pāli được tìm thấy như sau:

Aciraṃ : không bao lâu.
Ajja : hôm nay.
Ajjakālaṃ : hồi sớm nay.
Ajjatagge : kể từ nay.
Ajjuṇho : tối nay.
Aññadā : một ngày khác, một lúc khác.
Aññanadā : một thời khác, một dạo nọ.
Atikhippaṃ : quá nhanh, mau quá.
Atiditā : buổi trưa, nửa ngày.
Atippago : quá sớm.
Atirattiṃ : nửa đêm, về khuya.
Ativelaṃ : quá giờ, trễ.
Ato : từ đây.
Atisāyaṃ : quá chiều, buổi tối.
Adhunā : mới đây, vừa rồi.
Anuvassaṃ : hằng năm, mỗi năm.
Antarā : giữa lúc, giữa chừng.
Antarāya : đương thời.
Anti : rốt cùng, cuối cùng.
Anvaddhamāsaṃ : theo mỗi nửa tháng.
Apavajju : vào ngày khác.
Abhikkhanaṃ, abhiṇhaṃ: thường xuyên,luôn luôn.
Āyatiṃ : mai sau, về sau, tương lai.
Idāni : nay, hiện đây, bây giờ.
Uttarasuve, uttarasve: ngày mốt.
Ekassā : một lúc, một thuở.
Ekappahārena : lập tức, tức thì.
Etarahi : hiện nay, lúc này, giờ đây.
Katipāhaṃ : trong vài ngày.
Kālena : theo thời, hợp thời, đúng lúc.
Kudācanaṃ : đôi khi, có khi.
Khippataraṃ : sớm quá, nhanh quá.
Kālayuttaṃ : suốt buổi, cả giờ.
Khippaṃ : một cách nhanh chóng.
Carahi : lúc bấy giờ, giờ đây, ngay khi đó.
Ciraṃ : lâu lắc, dài lâu.
Cirakālaṃ : thời gian lâu.
Cirattaṃ : đã lâu rồi.
Cirapatikā : kể từ lâu.
Cirassaṃ : lâu nay, lúc lâu.
Cirāya, cirattāya : để được lâu dài.
Cirena : sau bấy lâu, theo bấy lâu.
Tato : từ đấy, thì vậy.
Tadā : khi ấy.
Tāva : lâu chừng ấy, đến chừng ấy.
Tāvatā : lâu cho đến.
Tāvade : vào lúc ấy.
Tāvadeva : tức thì, lập tức.
Tuvataṃ : kịp thời.
Divā : ban ngày.
Dīgharattaṃ : lâu đài.
Devasikaṃ : mỗi ngày, hằng ngày.
Dhuvaṃ : đều đều, thường trực.
Niccaṃ : tồn tại,vĩnh viễn, thường còn.
Niccakālaṃ : luôn luôn, thường mãi.
Pageva : sớm quá; nói gì là, khỏi cần gì, huống nữa.
Pagevataraṃ : rất sớm.
Pacchā : về sau, sau này, sau đó, sau.
Paṭigacceva : khởi xướng, trước tiên.
Parajju : hôm khác.
Parasuve : ngày mốt.
Parahīyo : hôm kìa, hôm kia.
Paraṃ : đến chừng, sau lại, sau này.
Pātaṃ : vào buổi sáng.
Pāto : buổi sáng.
Pubbarattāpararattaṃ:

: đêm đêm trước sau,
: đêm từng đêm,
: hằng đêm trọn thời gian,
: suốt mỗi đêm.

Pure : trước kia, hồi trước, lúc xưa, trước.
Pure : trước nhất, trước hơn.
Bhūtapubbaṃ : thuở xưa, ngày xưa.
Muhuttaṃ : khoảnh khắc, thời khắc.
Muhuttena : trong phút giây.
Muhuṃ : chốc lát, phút chốc.
Yato : từ khi mà.
Yadā : khi nào mà.
Yāva : cho đến khi, đến chừng mà.
Yāvajīvaṃ : cho đến trọn đời.
Yāvatāyukaṃ : cho đến mạng chung.
Yāvatihaṃ : lâu cho đến.
Sajjukaṃ : đồng thời, nhanh chóng.
Satataṃ : liên tục, thường xuyên.
Sadā : luôn luôn, hằng khi, mãi mãi.
Sanikaṃ : chậm chậm, từ từ.
Sabbadā : thường thường, hằng có.
Samitaṃ : liên tiếp.
Sajjukaṃ : đồng thời, nhanh chóng.
Sahasā : thình lình, bất chợt, vụt.
Sāyaṃ : buổi chiều.
Sīghataraṃ : lẹ quá chừng, sớm thật, sớm quá.
Sīghasīghaṃ : vội vàng, nhanh nhanh.
Sīghaṃ : một cách mau lẹ, nhanh.
Suve, sve : ngày mai.
Hīyo, hiyyo : hôm qua.

3) Trạng từ chỉ nơi chốn là tiếng trạng từ diễn đạt ý nghĩa địa điểm hoặc nơi xảy ra sự kiện, hành động hay bối cảnh …

Thí dụ:

* “Tattha so sukhaṃ ajīvi” (Tại đấy nó đã sống một cách an lạc).
* “Ahaṃ nagare sabbattha āhiṇḍissāmi” (Tôi sẽ lang thang khắp nơi trong thành phố) …

Một số trạng tự chỉ nơi chốn trong tiếng Pāli được tìm thấy như sau:

Ajjhattaṃ : bên trong, nội phần.
Aññattha, aññatra : một nơi khác, một chỗ khác.
Atra : ở đây, tại đây.
Adho : miệt dưới, phía dưới.
Antarena : trong khoảng.
Idha : ở đây, đời này, nơi này.
Uddhaṃ : phía trên, miệt trên.
Ekattha : tại một chỗ.
Ekamantaṃ : ở một bên.
Etto : từ đây, từ chỗ này.
Ettha : tại đây, tại chỗ này.
Orato, oraṃ : phía này, bên này, mé bên này.
Tattha, tatra : tại đấy, tại đó, ở nơi đó.
Tahaṃ, tahiṃ : ở nơi đó, tại trên đó.
Pacchato : từ phía sau, đằng sau.
Pārato : ở phía khác, mé khác, mé kia.
Pāraṃ : ở phía kia, phía sau, qua khỏi.
Purato : phía trước, tại đằng trước.
Puratthato : trước mặt.
Puratthaṃ : phía trước mặt.
Bāhiraṃ : bên ngoài, phía ngoài, ngoại lai.
Yattha, yatra : ở đâu mà, tại đâu mà, bất luận chỗ nào.
Yahaṃ, yahiṃ : bất kỳ ở đâu, ở nơi nào.
Sabbato : từ mọi phía.
Sabbattha, sabbatra: mọi nơi, khắp nơi, cùng khắp chỗ.
Samantato : phía chung quanh.
Huraṃ : ở đấy, ở bên kia.
Hurāhuraṃ : chỗ này đến chỗ khác.
Hetthato : từ phía dưới.
Heṭṭhā : ở dưới, phần dưới.

4) Trạng từ chỉ mức độ là tiếng trạng từ hạn định ý nghĩa chỉ về tầm vóc, lượng số, ước độ của một sự vật, một dữ kiện nào đó …

Thí dụ:

* “Mayaṃ dvittikkhattuṃ sindhuṃ gacchimhā” (Chúng tôi đã đi biển hai lần rồi).
* “Seṭṭhino dhanaṃ atibālhaṃ bhavati” (Tài sản của trưởng giả có rất nhiều).

Một số trạng từ chỉ mức độ trong tiếng Pāli được tìm thấy như sau:

Atibālhaṃ : quá nhiều, rất nhiều.
Ativiya : rất, lắm, quá.
Atisayena : quá đủ.
Atiriva : … như ativiya ….
Apissudaṃ : quá đến độ.
Uttari, uttariṃ : thêm nữa, vượt hơn, hơn nữa.
Ekajjhaṃ : chung một, gồm chung.
Ekato : thống nhất, từ một.
Ekadhā : theo một cách.
Ekaso : đơn độc, chiếc lẻ.
Ettāvatā : chừng ấy, chừng này đây.
Orena : dưới, kém hơn, thua hơn.
Catukkhattuṃ : bốn lần.
Catudhā : theo bốn cách.
Chakkhattuṃ : sáu lần.
Tāvadeva : chỉ chừng ấy.
Tikkhattuṃ : ba lần.
Tiriyaṃ : chiều ngang.
Dīghaso : về chiều dài.
Dvikkhattuṃ : hai lần.
Dvittikkhattuṃ : đôi ba lần.
Pañcakkhattuṃ : năm lần.
Puthulato : về chiều rộng.
Bahukkhattuṃ : nhiều lần.
Bahudhā : nhiều cách.
Bahuso : hầu hết.
Bhiyyo, bhīyo : hơn, càng hơn.
Bhiyyoso, bhīyoso : hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Bhīyosomattāya : quá cỡ, quá mức.
Bhusaṃ : nhiều lắm, quá đỗi, quá mức.
Yāvatatiyakaṃ, yāvatatiyaṃ: cho đến lần thứ ba.
Yāvadatthaṃ : muốn đến bao nhiêu.
Yāvadeva : vừa đủ cho, chỉ để.
Yebhuyyena : phần nhiều, phần đông.
Sakiṃ : một lần.
Sabbathā : trong mọi cách.
Sabbadhi : bằng mọi cách.

5) Trạng từ chỉ ý kiến là những tiếng trạng từ có ý nghĩa nói lên ý định, chủ tâm, quan niệm … đối với một vấn đề.

Thí dụ:

* “Te addhā mayhaṃ gehaṃ gacchissanti(Chắc chắn họ sẽ đến nhà tôi).
* “So tuyhaṃ evaṃ vadesi” (Nó đã nói về anh như vậy) …

Một số trạng từ chỉ ý kiến được tìm thấy:

Aññathā : bằng không, mặt khác.
Aññadatthu : chắc vậy, duy chỉ.
Addhā : chắc chắn, tất nhiên.
Avassaṃ, avassakaṃ: dĩ nhiên, phải thế.
Avecca : đích thật, hẳn thế.
Alaṃ : thôi đừng, vừa thôi, đủ rồi, vừa rồi.
Āma : vâng, dạ.
Āmantā : đúng rồi, phải rồi.
Itonidānaṃ : vì nhân này, chính đây.
Itthaṃ : như vậy, như thế này.
Ekaṇtaṃ, ekantena: chắc vậy, thật thế.
Ekaṃsena : xác định là, nhất quyết là.
Ettato : vậy thì, vì vậy.
Eva : chính là tiếng đệm.
Evameva : cũng vậy là, cùng thế ấy.
Evamevaṃ : cũng vậy, cũng vầy đây.
Evaṃ : như vậy, như vầy, như sau, vâng phải.
Kāmaṃ : quả thế, phải mà.
Kevalaṃ : duy, chỉ có.
Tatonidānaṃ : vì cớ ấy, chính nhân đó.
Tathā : như thế ấy, như thế đó.
Na, no : không, chẳng, chẳng phải.
Nidānaṃ : chính vì, chính do.
Nissaṃsayaṃ : không nghi ngờ gì nữa!.
Manaṃ : gần như là, suýt nữa!.
Mā : đừng, chớ có, chớ nên.
Yathā : tùy theo, theo như, cũng như là.
Yathākāmaṃ : tùy ý muốn, tùy ý.
Yathātaṃ : như thể, như thể là, làm như.
Yathāvato : theo như lẽ.
Yāvadiccakaṃ : cho đến vừa đủ, đến đủ thôi.
Sañcicca : cố tình là, cố ý để.
Sasakkaṃ : chắc chắn vậy, thật vậy rồi.
Halaṃ : thôi, không thèm nữa, nghỉ rồi.

Chú thích:

(1) Thành ngữ “evañca pana” có nghĩa “như vậy thì, lại thế thì”.
(2) Thành ngữ “tathā hi pana” có nghĩa “sở dĩ như thế bởi; thật thế, có thể thật”.
(3) “n’eva” có nghĩa “không thế, cũng không” và “na kho pana” có nghĩa “nhưng không, lại không”.

6) Trạng từ chỉ sự nghi vấn là những tiếng trạng từ ý nghĩa có tính cách hỏi.

Thí dụ:

* “Kuto āgato’ si?” (Từ đâu anh lại?)
* “Kathaṃ jīviṃ jīvitaṃ āhu seṭṭhaṃ” (Ðời sống thế nào gọi là đời sống cao cả?)…

Một số trạng từ chỉ sự nghi vấn trong tiếng Pāli được tìm thấy:

Kattha : chỗ nào? tại đâu?
Kathaṃ : thế nào? ra sao? làm sao?
Kadā, kudā : khi nào? lúc nào?
Kittāvatā : bao xa? đến đâu? đến mức nào?
Kimatthaṃ, kimatthāya : mục đích gì? để chi? để làm gì?
Kiṅkaraṇā : lý do gì? cớ chi? .
Kiṃ : chi đó? có chi? có gì? ích gì?
Kīva : bao nhiêu?
Kīvaciraṃ : bao lâu?
Kuto : từ đâu? có đâu nè?
Kuhiṃ, kuttha, kutha, kutra, kudha, kuvaṃ, kvā : ở đâu? tại đâu?
Yāvakīvaṃ : lâu đến chừng nào? đến bao lâu?

Chú thích:

(1) Thành ngữ “kathaṃ hi nāma” có nghĩa: sao lại là, tại sao lại, tại sao mà, tại làm sao.
(2) Thành ngữ “kadā ci kadā ci” có nghĩa: đôi khi, thoảng khi. Thành ngữ “kadā ci karahari” có nghĩa: vào lúc nào đó, vào một lúc nào.
(3) Thành ngữ “kiṃ pana” có nghĩa: phương chi là, huống chi là, huống là, huống nữa, huống hồ, thì ra là, vậy thành ra …
(4) Thành ngữ “kvāci” có nghĩa: bất cứ ở đâu. “Kvā” còn gặp là “kva”.

 

D- LIÊN TỪ

Liên từ là tiếng dùng để liên kết những từ trong một mệnh đề hay những mệnh đề trong một câu.

Liên từ trong tiếng Pāli là những bất biến từ, tức là những tiếng dùng không có biến cách văn phạm.

Trong một câu tiếng Pāli có thể có một hay nhiều liên từ. Mặt khác, liên từ tiếng Pāli không nhất thiết đặt ở vị trí nào trong câu; tùy theo ý nghĩa và tác dụng, liên từ có thể được đặt ở đầu câu hay giữa câu hoặc cuối câu …

Sau đây là những thí dụ về liên từ:

* “Buddhañca dhammañca saṅghañca ādarena vandemi” (Với sự thành kính, tôi đảnh lễ Phật, Pháp Tăng).

* “Mā manusso pasa hanittha” (Các người chớ có giết hại người hoặc thú).

* “Sace pi dasa pajjote dhārayissasi n’eva dak-khiti rūpāni cakkhu hi‘ssa na vijjati” (Dù cho có thắp 10 ngọn đèn, họ cũng không thấy được các hình sắc; vì lẽ họ không có con mắt).

Attā have jitaṃ seyyo” (Quả thật tự thắng là tốt) …

Liên từ tiếng Pāli có thể được phân thành hai loại là liên từ tập hợp và liên từ phụ thuộc.

  1. Liên từ tập hợp: Liên từ tập hợp là tiếng để nối những từ hay những mệnh đề có cùng giá trị.

Thí dụ:

* “Assā ca goṇā ca khette āhiṇḍiṃsu” (Những con ngựa những con bò đã lang thang trong thửa ruộng).

* “Puriso itthī puññāni karissati, so sag-gamhi nibbattissati“. (Người nam hay người nữ làm các công đức, họ sẽ sanh vào cõi trời).

* “Te attanā’ pi attānaṃ jīvitā voropenti añña-maññaṃ’ pi jivitā voropenti” (Họ tự mình đoạt mạng mình cũng có, đoạt mạng lẫn nhau cũng có).

Một số liên từ tập hợp trong tiếng Pāli được tìm thấy như sau:

Athavā : hoặc giả, hay là.
Atha va pana : nhưng rồi, rồi lại, mà rồi.
Api : cũng, cũng có, ngay cả, dù sao.
Api thường có dạng là pi.
Apissudaṃ : quá đến đỗi.
Appeva : có thể là, có lẽ là.
Appeva nāma : có thể là, có thể nào tốt hơn nếu.
Assu : chắc chắn, phải thế chứ (từ đệm tỏ ý nhấn mạnh).
Ādu : hay là, hoặc là.
Itthaṃ : vậy, vầy đây, thế đó.
Itthaṃ sudaṃ : bằng cách này, chính như thế.
Uda, udāhu : hoặc giả, hay, hoặc là.
Evañ ca pana : như vậy thì, như thế thì.
Kimaṅga : huống hồ, huống chi.
Kiṃ pana : huống nữa là, huống hồ là, phương chi; thì ra là.
Khalu : thật thế, đích thật là.
Khu : quả vậy, thật vậy, quả là.
Kho, tiếng rút gọn của khalu.
Kho pana : rồi đây, giờ đây, nay thì.
Ca (1) : và, với, vả, vả lại.
Ca pana : và rồi, nhưng rồi, tuy nhiên, vậy thì.
Jātu : quả vậy, chắc chắn (tiếng xác định).
Taggha : thật sự là, dĩ nhiên.
Tenahi : lẽ đó, bởi vậy, thế thì, sẵn đây.
Tu : tuy nhiên, nhưng mà, song le.
Nāma : gọi là, tên là, chính là, chắc chắn là, chính thế.
Maha : không phải mà (tiếng phủ định hoặc khẳng định).
Maha nūna : chắc không phải là.
Pana : nhưng, trái lại, song le, và rồi, lại rằng.
Puna (2) : nữa, lại nữa, rồi lại
Vā : hoặc, hoặc là, hay là.
Vā : hoặc giả là, hay là, thế nhưng mà.
Ve : chắc chắn (khẳng định).
Sudaṃ : chính là, là thế (phân từ chỉ định).
Handa : vậy thì, thì đây, cho nên, đấy nhé (tiếng nhấn mạnh).
Have : chắc chắn, dĩ nhiên, quả thật (tiếng khẳng định).

Chú thích:

(1) Thành ngữ “no ca kho” có nghĩa “nhưng mà không”.
(2) Tiếng “puna” thường gặp trong các hợp từ như là “punadivasa” (ngày kế), “punappunaṃ” (nữa nữa, mãi mãi, hoài hoài, lặp đi lặp lại), “punabbhava” (còn có nữa, còn sanh hữu), “punāgamana” (trở lại nữa) …

  1. Liên từ phụ thuộc: Liên từ phụ thuộc là tiếng diễn tả sự tùy thuộc về văn phạm; liên kết mệnh đề phụ với mệnh đề chính hay là nối giữa hai mệnh đề khác giá trị.

Thí dụ:

* “Thero mūlasiriṃ pakkosāpesi atha mahājana-kāyo sannipari “(Vị trưởng lão cho gọi Mūlasiri, và rồi đại chúng đã tụ họp lại).

* “Duggā uddharath’ attānaṃ paṅke satto iva kuñjaro” (Hãy rút mình khỏi khổ thú, như voi khi bị sa lầy).

* “Yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho taṃ bhikkhuṃ abbheyya” (Nếu dịp đã đến Tăng rồi thì Tăng nên phục vị Tỳ kheo ấy)…

Một số liên từ phụ thuộc trong tiếng Pāli được tìm thấy như sau:

Atha : thì rồi, rồi thì, bấy giờ.
Athakho : thế rồi, lúc ấy, bấy giờ, rồi thì, và rồi, liền đó
Atho : và rồi, khi ấy.
Apica : hơn nữa, tuy vậy, mặc dù, nhưng lại.
Iti : rằng, là vầy, thế này (hình thức rút gọn là “ti”).
Iva : ví như, như thế, tựa hồ là.
Kiñcāpi : dù sao, mặc dù, dẫu rằng.
Kira: đúng là, thật thế, quả là, nghe rằng, nghe đâu là, tương truyền rằng.
Yathariva : cũng giống như, dường như là
Yathā pana : cũng như là, lại cũng như.
Yadi, ce, sace : nếu, nếu như, bằng như.

Phân từ điều kiện cách

Yadidaṃ : ấy là, đây là, tức là.
Yannūna : có thể là, hay là, vậy chi bằng.
Vāhasā : nhờ có, bởi có, vì đó.
Viya : giống như, ví như thể là, dường như.
Sampati : mới vừa, tức thì.
Seyyathāpi : ví như, cũng như là.
Seyyathāpi nāma : cũng ví như, tựa như là.
Seyyathīdaṃ : như là, như sau, như thế này.
Hi : bởi lẽ, vì chưng, vì rằng, quả là.
Hi nāma : lẽ nào mà, sao mà lại, thế mà sao, thế mà lại …

 

E- GIỚI TỪ

Giới từ là tiếng dùng để chỉ sự tương quan ý nghĩa giữa một tiếng với túc ngữ của nó.

Thí dụ:

* “Evaṃ pāsādassa anto ca bahi ca gāḷhārakkhā ahosi” (Như vậy trongngoài lâu đài đã có canh phòng cẩn mật).

* “Gacch’āvuso ahaṃpi gacchāmi’ti. Eyyāsi bhante purā‘ haṃ haññāmī’ ti” (Hãy đi, này hiền giả, tôi cũng đến”. “Bạch Ngài, Ngài nên đến trước lúc tôi bị giết! “).

Một số giới từ tiếng Pāli được tìm thấy:

Aññatra (1) : ngoại trừ, trừ phi là.
Atīta : quá đỗi, quá là.
Adho (2) : dưới, dưới cây.
Anto : trong, ở trong.
Anti (3) : sau rốt, cùng tột.
Ārā, ārakā : cách xa, còn xa, với ….
Ārabbha : đề cập đến, nói đến.
Uddhaṃ (4) : trên.
Tiro : ngang qua.
Nānā : khác biệt, sai biệt, khác nhau.
Nissāya : gần, kế, dựa vào, theo đó, do, vì lẽ, bởi tại.
Mano : cung kính đến, thành kính đến.
Paṭṭhāya : bắt đầu.
Pabhuti : kể từ, bắt đầu khi.
Pathu : từng riêng nhau.
Pubbe : trước.
Purā : trước đó, trước lúc, trước khi.
Peccā : sau, sau này.
Bahi : ngoài, phía ngoài.
Yāvatā : cho đến như, là bao.
Labhā : được, được thể, có thể
Vinā : không có, ngoại trừ.
Visuṃ : riêng, từng, mỗi một.
Sakkā : có thể, có thể được.
Sakkhi : tận mắt, trực tiếp.
Samantā : chung quanh.
Saha : với, cùng, luôn cả.

Chú thích:

(1) Aññatra khi dùng như một trạng từ thì có nghĩa là “một nơi khác, một chỗ khác”.
(2-3-4) còn được dùng như một trạng từ.

 

F- NGHI VẤN TỪ

Nghi vấn từ là tiếng dùng đặt trong câu để thể hiện đó là câu nghi vấn.

Nghi vấn từ trong tiếng Pāli cũng là thành phần bất biến cách, nhưng nghi vấn từ không phải là tiếng nghi vấn trạng từ .

Thí dụ những câu có nghi vấn từ:

* “Apinu sotthi siyā” (Có thể an ổn chăng?).
* “Kiṃsu assissāmi kuvaṃ vā asissaṃ” (Tôi sẽ ăn ? Hay ăn ở đâu?).
(Kuvaṃ cũng là một trạng từ nghi vấn).
* “Kacci maṃ samma na vañcesi” (Này bạn, bạn không lừa gạt tôi chứ?) .

Một số nghi vấn từ tiếng Pāli được tìm thấy:

Api (1) : chăng? rồi chưa?
Apinu : được không? được chăng?
Kacci : chứ? chăng? vậy chăng?
Kacci nu : phải chăng?
Kacci nu kho : có chăng?
Kaccinnu : chăng?
Kacci pana : phải chăng?
Kaccissu : sao? sao thế?
Kacciṃu : phải chăng? có chăng?
Kattaṃsu : thế nào? ra sao?
Kaṃsu : làm sao? làm thế nào?
Kinti : là sao? thế nào đây?
Kinti nu kho : làm sao đây?
Kinnu : chỉ vậy sao?
Kiṃ nu kho : sao nhỉ? thế nào nhỉ?
Kiṃsu : gì nhỉ? chi nè?
Kocarahi : ở đâu? chỗ nào đâu? nơi đâu?
Ko su : sao thế? gì vậy?
Manu (2) : phải chăng là? chẳng lẽ lại? có đâu lại?
Manu tath’ eva : có đâu lại thế? chẳng lẽ thế sao?
Nu : có phải chăng? phải không?
Nūna (3) : phải thế không?
“Su” là tiếng thường đi kèm với nghi vấn từ khác. Do đó “su” cũng được xem là nghi vấn từ. Có khi đổi dạng “ssu” hay “assu”.

Chú thích:

(1) Api còn là tiếp đầu ngữ, cũng còn là một liên từ.
(2) Với “nanu nāma” có nghĩa “phải chi là” …
(3) Nūna còn là một phân từ xác định; có nghĩa “chắc chắn, thật thế”
(4) Su khi đi kèm với một liên từ thì không thành nghi vấn từ: Āpissu …

Thường thì các nghi vấn từ không có ý nghĩa chính xác như nghi vấn trạng từ hay nghi vấn đại danh từ hoặc nghi vấn tính từ; mà tiếng nghi vấn từ sẽ được dùng với ý nghĩa tùy theo câu nói, tùy theo vấn đề đưa ra.

Vài tiếng nghi vấn từ còn được dùng như liên từ … Do đó khi xuất hiện trong một câu có thể làm thành câu nghi vấn hoặc không.

Thí dụ:

Api samaṇa balivadde addasa?” (Thưa Sa-môn, ngài có thấy những con bò đực chăng?). “Api” thành nghi vấn từ .

Api dibbesu kāmesu ratiṃ so n’ādhigacchati” (Nó không đạt được hỷ lạc dù là trong thiên dục). “Api”thành liên từ.

 

G- THÁN TỪ

Thán từ là những tiếng không có nhiệm vụ văn phạm, dùng để kêu gọi, xưng tụng hay để bộc lộ tình cảm đột nhiên cao hứng, khiến cho câu nói thêm phần mạnh mẽ, linh hoạt.

Thí dụ:

* “Yagghe mahārāja jāneyyāsi ahaṃ gacchāmi uttarāya disāya” (Tâu đại vương, xin Ngài biết cho là tôi từ phương Bắc đến).

* “ jīvitaṃ vināsantaṃ” (Ôi! Mạng sống kết thúc diệt vong) …

Dựa vào ý nghĩa và trường hợp sử dụng, có thể phân các thán từ tiếng Pāli thành hai loại là: giao thán từ và cảm thán từ.

  1. Giao thán từ: Tiếng dùng trong giao tiếp, để kêu gọi, để xưng hô, ngỏ lời.

Giao thán từ trong tiếng Pāli có khi được dùng kèm với tiếng hô ngữ, tức là danh từ ở hô cách (ālapana).

Thí dụ:

Ehi re dāsa” (Hãy đến, bớ kẻ nô lệ!).
“Re” là giao thán từ; “dāsa” là tiếng hô ngữ …

Một số giao thán từ trong tiếng Pāli được tìm thấy:

Ambho: này! ê! kìa bạn! (dùng với người ngang hàng).
Are: này! ê này! bớ này (dùng với người thấp, có ý phàn nàn).
Āvuso (1): hỡi bạn! này hiền giả! chư hiền! (dùng thông thường hài hòa, gọi người thấp hơn).
Je: nè! bớ này (dùng với người thấp hơn, có ý khinh miệt)
Tāta: hỡi thân! này thân! kính thưa! (cách nói thân mật trong các quan hệ gần gũi như cha con) …
Pire: nè! bớ, bớ này! (cũng dùng như “je”).
Bho, bhante (2): thưa Ngài! bẩm Ngài! bạch tôn giả! (dùng với người trên, có ý tôn trọng).
Bhane: này! hỡi! ( thường dùng đối với kẻ dưới).
Yagghe: tâu! bẩm! thưa! (dùng xưng tụng với người trên, có ý nể sợ).
Re: nè! ê! bớ này! (dùng với người dưới, tỏ ý khinh miệt ).
Samma: này bạn! hỡi bạn! (dùng giữa bạn bè thân thiết).
Hambho: ê này! hỡi này! (dùng với người ngang hàng xa lạ).
He: ê! nè! (dùng gọi kẻ dưới).

Chú thích:

(1) Āvuso thật ra là tiếng hô khởi ngữ. Āvuso là tiếng được rút gọn từ tiếng āyasmantu hay āyus-mantu (vị có tuổi, vị hiền giả).
(2) bho, bhante cũng là tiếng hô khởi ngữ, phát sanh từ danh từ bhavanta (bậc tôn trưởng).

  1. Cảm thán từ: Tiếng dùng để bộc lộ những nỗi niềm, tình cảm đột nhiên, gọi là cảm thán từ.

Thí dụ:

Aho imasmiṃ loke ayuttaṃ vattati” (Ôi! sự bất công đầy dẫy trong thế gian này) …

Một số cảm thán từ trong tiếng Pāli được tìm thấy:

Abbhumme : ôi! hỡi ôi!.
Aha : ô hô! chao ôi!.
Ahe : ồ! a! ô hay! cha chả!.
Aho (1) : ôi! chao ôi! ô hô! ồ!.
Vata : ôi thôi! ôi rồi!.
: Than ôi! hỡi ôi! ôi thôi …

Chú thích:

(1) Từ ngữ “aho nūma” có nghĩa: Ồ được rồi! Ồ thì ra! Ồ thế! Ồ ra thế!. Từ ngữ “aho vata” có nghĩa: ước gì! mong sao!.

Có những tiếng bất biến từ khác khi được sử dụng để biểu lộ cảm tưởng, ý kiến mà không có nhiệm vụ văn phạm cũng đều được xem là những cảm thán từ:

Iṅgha: ô kìa! đấy kìa! vậy nhé! cho nên mà (tỏ ý hô hào, kêu gọi).
Dhī: ôi xấu hổ! ôi nhục nhã! sống sượng thay.
Lābhā: lợi lộc thay! thật là lợi ích!.
Sādhu (*): sāhu: lành thay! tốt lắm! hay lắm! (tiếng cảm thán trong sự vui mừng, đồng tình).
Suṭṭhu: tốt đẹp thay! đẹp lắm thay! (tiếng tỏ sự tán thán, đồng ý).
Svāgataṃ: hoan nghênh! xin chào! chúc mừng!…

Chú thích:

(*) Tiếng Sādhu còn được dùng như trạng từ nữa.

 

CÁCH SỬ DỤNG BẤT BIẾN TỪ TIẾNG PĀLI

Bất biến từ ở đây không nói đến tiếp đầu ngữ, vị biến cách, bất biến quá khứ phân từ; mà chỉ nói đến các phân từ như trạng từ, liên từ v.v… Mặc dù bất biến từ là những tiếng dùng không có biến cách văn phạm, nhưng khi sử dụng cũng phát sinh một vài đặc điểm đáng chú ý.

1- Sử dụng trong ý nghĩa của ngữ cách

Một số bất biến từ tiếng Pāli vẫn có ý nghĩa diễn đạt trong ý nghĩa của ngữ cách, như sau:

  1. Bất biến từ dùng trong ý nghĩa chủ cách như: “namo” (kính lễ đến), “labbhā” (có thể được), “sakkā” (có thể), “sayaṃ” (chính mình), “sāmaṃ” (tự mình) …
  2. Bất biến từ dùng trong ý nghĩa đối cách như: “abhiṇhaṃ” (luôn luôn), “oraṃ” (bên này), “ciraṃ” (lâu), “punappunaṃ” (thêm nữa), “muhaṃ” (chốc lát), “sakiṃ” (một lần) …
  3. Bất biến từ dùng trong ý nghĩa sử dụng cách như: “micchā” (một cách sai lầm), “vāhasā” (bởi vì, tại vì), “saddhiṃ” (cùng với, chung với), “sayaṃ” (do tự mình), “saha” (mới, luôn cả, đồng là), “sāmaṃ” (bởi tự mình) …
  4. Bất biến từ dùng trong ý nghĩa chỉ định cách như: “cirāya”, “cirattāya” (để được lâu bền, cho được lâu), “kimatthaṃ”, “kimatthāya” (để chi? vì mục đích gì?).
  5. Bất biến từ dùng trong ý nghĩa xuất xứ cách như: “ārā” (xa với), “ārakā” (còn xa với), “tāva”, “yāva” (cho đến khi mà) …
  6. Bất biến từ dùng trong ý nghĩa định sở cách như: “adho” (ở dưới), “uddhaṃ” (phía trên), “upari” (ở trên), “tattha” (tại đấy), “tiriyaṃ” (ngang qua), “heṭṭhā” (phần dưới) …
  7. Bất biến từ dùng trong ý nghĩa hô cách là gồm hết những tiếng giao thán từ, như: sare, āvuso, je, bhaṇe, bho, he
  8. Bất biến từ dùng trong ý nghĩa sở thuộc cách hình như không có.

2- Sử dụng đòi hỏi danh từ liên hệ

Một số bất biến từ khi dùng đòi hỏi danh từ liên hệ với chúng, đặt trong ngữ cách biệt lập, như một số bất biến từ sau đây:

  1. Aññatra (giới từ): ngoại trừ, trừ phi là. Ðòi hỏi xuất xứ cách.

Thí dụ: Yo panabhikkhu aññātikāya bhikkhu-niyā cīvaraṃ dadeyya aññatra pārivattakā pācit-tiyaṃ.(Lại rằng, vị tỳ kheo nào cho y đến tỳ kheo ni không phải quyến thuộc, tội ưng đối trị, ngoại trừ sự trao đổi).

  1. Adho (giới từ): dưới, phía dưới. Ðòi hỏi xuất xứ cách.

Thí du: Te idha gantvā gāmantā adho avasuṃ”(Họ đã đến đây và cư ngụ ở dưới khu làng) …

  1. Antarā (giới từ): giữa, khoảng giữa. Ðôi khi đòi hỏi đối cách và sở thuộc cách.

Thí dụ: Paribbājāko antarā ca Rājagahaṃ an-tarā ca Nālandaṃ addhānamaggappaṭipanno hoti.” (Vị du sĩ đã hành trình đường xa giữa RājagahaNālanda).

Araññassa ca girino ca antarā maggo hoti. (Có con đường ở khoảng giữa rừng và núi) …

  1. Antarena (trạng từ): trong khoảng, giữa khoảng. Ðòi hỏi đối cách hay sở thuộc cách.

Thí dụ: Antarena yamakasālānaṃ uttarasīsa-kaṃ mañcaṃ paññāpehi. (Hãy sửa soạn một chỗ nằm đầu hướng bắc, ở giữa khoảng song long thọ).

Tato tvaṃ māluṅkyaputta n’ev’idha na huraṃ na ubhayaṃ antarena . (Này Māluṅkyaputta, thế thì ngươi không ở đời này, không ở đời sau, cũng không ở giữa khoảng hai đời) .

  1. Anto (giới từ): trong, ở trong. Ðòi hỏi sở thuộc cách.

Thí dụ: Evaṃ pāsādassa anto ca bahi ca gāḷhārakkhā ahosi. (Như vậy ở trong và ở ngoài lâu đài đã có canh gác cẩn mật).

  1. Alaṃ (trạng từ): thôi đừng, vừa đủ, đủ rồi. Ðòi hỏi chỉ định cách, đôi khi sở dụng cách.

Thí dụ: Alaṃ ca pana te paṭisevato antarayāya. (Những điều ấy vừa đủ tai hại cho những kẻ xu hướng).

Pakkamat’āyasmā imamhā āvāsā alaṃ te idha vāsena. (Tôn giả hãy rời khỏi trú xứ này, đối với Tôn giả cuộc sống ở đây đủ rồi) …

  1. Ārabbhā (giới từ): đề cập đến, nói đến. Ðòi hỏi đối cách.

Thí dụ: Maṭṭhakuṇḍaliṃ ārabbha bhāsitā dhammadesitā. (Pháp thoại được thuyết giảng đề cập đến cậu Maṭṭhakuṇḍali) …

  1. Uddhaṃ (giới từ): trên, trên đây, sau nữa. Ðòi hỏi xuất xứ cách.

Thí dụ: Uddhaṃ catūhi māsehi kālakiriyā bhavissāmi. (trên bốn tháng nữa, tôi sẽ chết).

  1. Upari (giới từ): trên, ở trên. Ðòi hỏi sở thuộc cách.

Thí dụ: Yassa doso atthi tass’ eva upari. (Ðối với kẻ nào có tội, hãy để sự nguyền rủa rơi trên họ).

  1. Oraṃ (trạng từ): phía này, bên này, sau này. Ðòi hỏi xuất xứ cách.

Thí dụ: Oraṃ me chahi māsehi kālakiriyā bhavissa. (Sau 6 tháng nữa cái chết sẽ đến với tôi)…

  1. Orena (trạng từ): kém, ít hơn, thiếu, khuyết. Ðòi hỏi đói cách, đôi khi chỉ định cách.

Thí dụ: Yo pana bhikkhu oren’ aḍḍha māraṃ nahāyeyya pācittiyaṃ. (Vị Tỳ kheo nào non nửa tháng mà tắm, thì tội ưng đối trị).

Orena ce channaṃ yassānaṃ taṃ san thataṃ vissajjetvā vā avissajjetvā vā aññaṃ navaṃ san-thataṃ kārāpeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ. (Nếu non 6 năm mà bỏ ngọa cụ ấy, hoặc không bỏ, rồi cho làm ngọa cụ mới khác, tội ưng đối trị, vật ưng xả).

  1. Tiriyaṃ (trạng từ): ngang qua, xuyên qua, bề ngang. Ðòi hỏi định sở cách.

Thí dụ: Devalo nipajjamāno dvāramajjhe tiriyaṃ nipajji. (Devala khi ngủ đã nằm ngang lối cửa) …

  1. Tiro (giới từ): qua, xuyên qua. Ðòi hỏi đối cách.

Thí dụ: Tiro kuddaṃ tiro pakāraṃ tiro pabbataṃ asajjamāno gachati seyyathāpi ākāse. (Vị ấy đi xuyên qua vách, qua tường, qua núi không đụng chạm, như thể đi trong khoảng không).

  1. Dhī (thán từ): xấu hổ thay cho! nhục nhã thay cho! … Ðòi hỏi đối cách.

Thí dụ: Dhī brāhmaṇassa . (Xấu hổ thay cho kẻ nhiễu hại bậc phạm chí).

  1. Namo (giới từ): thành kính đến, cung kỉnh đến … Ðòi hỏi chỉ định cách.

Thí dụ: Namo buddhāya namo dhammāya namo saṅghāya. (Cung kỉnh Ðức Phật, thành kính Giáo pháp, kính lễ Tăng chúng).

  1. Pabhuti (giới từ): bắt đầu khi, kể từ … Ðòi hỏi xuất xứ cách.

Thí dụ: So punadivasato pabhuti theraṃ nicca-kālaṃ attano ghare bhattavissaggakaraṇatthāya yāci.(Kể từ hôm sau, ông ta đã cầu thỉnh vị trưởng lão về việc dâng hộ vật thực thường xuyên) …

  1. Paraṃ (trạng từ): qua khỏi, sau này, đời khác. Cần dùng xuất xứ cách.

Thí dụ: Tato paraṃ paccantimā janapadā (Qua khỏi đó là những xứ biên địa) …

  1. Pubbe (giới từ): trước, trước đó. Cũng cần xuất xứ cách.

Thí dụ: Na me diṭṭho ito pubbe. (Trước đây tôi không thấy).

  1. Purato (trạng từ): phía trước, trước mặt … Ðòi hỏi sở thuộc cách.

Thí dụ: Imāni phalāni rukkhamhā muñcitvā mayhaṃ purato patanti. (Quả này rớt từ cây, rơi xuống trước mặt tôi) …

  1. Puratthato (trạng từ): trước, ở trước; phía Ðông. Cũng đòi hỏi sở thuộc cách.

Thí dụ: Te nagarassa puratthato vutthā honti. (Họ cư ngụ tại phía Ðông thành phố) …

  1. Purataraṃ (trạng từ): trước nhất, trước hết. Cần dùng xuất xứ cách.

Thí dụ: Therehi puretaraṃ eva ekapasena gantvā dvāre atthāsi. (Vị ấy đã đi theo một ngã tắt đến trước hơn các vị trưởng lão rồi đứng tại cửa).

  1. Bahi (giới từ): ở ngoài, bên ngoài. Cần có đối cách.

Thí dụ: Dvārāni thaketvā bahi gehaṃ parivā-retvā rakkhanto acchati. (Sau khi gài các then cửa, người gác bèn tuần quanh phía ngoài ngôi nhà rồi ngồi lại).

  1. Yāva (trạng từ): kể cho đến, cho đến khi. Ðòi hỏi xuất xứ cách.

Thí dụ: Atthi koci tevijjānaṃ brāhmaṇānaṃ yāva sattamā ācariyamahāyugā yena brahmāsakkhi diṭṭho? (Có ai trong các Bà-la-môn thông Tam-phệ-đà kể cho đến tổ phụ bảy đời, mà tận mắt thấy Phạm thiên chăng?).

  1. Yāvadeva (trạng từ): chỉ để, vừa đủ cho. Ðòi hỏi chỉ định cách.

Thí dụ: Yaṃ cīvaraṃ paribhuttaṃ taṃ yāva-deva sītassa paṭighātāya uṇhassa paṭighātāya. (Y phục mà đã thọ dụng ấy chỉ để ngăn ngừa sự lạnh, ngăn ngừa sự nóng).

  1. Lābhā (cảm thán từ): lợi lộc thay! có lợi thay! Ðòi hỏi chỉ định cách.

Thí dụ: Lābhā vata no anappakā. (Ôi, lợi lộc thay cho chúng tôi không ít, chúng tôi là những người đã diện kiến Ðức Thế Tôn).

  1. Vinā (giới từ): không có … Cần dùng đối cách, đôi khi sở dụng cách.

Thí dụ: Vinā dhammaṃ. (Không có giáo pháp);
Na mayaṃ vinā bhikkhusaṅghena vattāma”. (Chúng tôi không quen sống không có Tăng Tỳ-kheo).

  1. Saddhiṃ (trạng từ): cùng với, cùng nhau. Ðòi hỏi sở dụng cách.

Thí dụ: Bhagavā gayyāyaṃ viharati gayāsīse, saddhiṃ bhikkhusahassena. (Ðức Thế Tôn trú tại sông Gayà vùng Gayasīsa cùng với 1000 vị Tỳ-kheo).

  1. Santikaṃ (trạng từ): gần với, kề bên, kế cận. Cần dùng sở thuộc cách.

Thí dụ: Dārikā rodantī ammāya santikaṃ gantvā pīṭhe nisīdati. (Ðứa bé gái đang khóc, nó đến gần bên mẹ và ngồi trên chiếc ghế).

  1. Samantā (giới từ): chung quanh, toàn thể … Có thể cần đối cách hay sở thuộc cách hoặc định sở cách.

Thí dụ: Etha tumhe bhikkhave samantā ve-sāliṃ vassaṃ upetha. (Này chư Tỳ kheo, các ngươi hãy đến và an cư mùa mưa ở chung quanh thành vesālī).

Dāva gi tassa padesassa sāmantā soḷasaka-rīsamattaṭṭhānaṃ pāpuṇi. (Lửa rừng lan khắp chung quanh vùng ấy, chừa ra khoảng mười sáu tầm đất).

Samantā cakkavāḷesu atra gacchantu devatā. (Xin chư thiên trong toàn thể vũ trụ hãy đến nơi đây).

  1. Samaṃ (trạng từ): một cách đồng đều, đều nhau, đồng nhau. Cần sở dụng cách.

Thí dụ: Yaṃ karomase brahmase brahmuno samaṃ devehi mārisa tadajja tuyhaṃ kassāma. (Thưa quí nhân, điều gì chúng con đồng cùng Chư thiên thực hiện đối với Phạm thiên, thì hôm nay chúng con sẽ hành đối với Ngài).

  1. Saha (giới từ): với, đồng với, luôn cả … Ðòi hỏi sở dụng cách, đôi khi xuất xứ cách.

Thí dụ: Gāthāpariyosāne tiṃsasahassā bhikkhū saha paṭisambhidāhi arahattaṃ pāpuṇiṃsu. (Khi kết thúc kệ ngôn thì 30.000 vị Tỳ kheo đã chứng đắc A-la-hán luôn cả tuệ đạt thông).

Yāvatatiyaṃ samanubhāsanāya āpajjati na saha vatthujjhācārā. (Bị phạm khi sự can gián đến lần thứ ba, không phải đồng lúc vi hành điều tội).

  1. Svāgataṃ (cảm thán từ): hoan nghênh! xin chúc mừng! . Cần chỉ định cách.

Thí dụ: Tassa te svāgataṃ bhadde. (Hỡi hiền nữ, xin chúc mừng người đó).

  1. Heṭṭhā (trạng từ): dưới, ở dưới, phần dưới. Ðòi hỏi sở thuộc cách.

Thí dụ: Seyyathāpi puriso nisseniṃ kareyya pāsādassa ārohaṇāya tass’eva pāsādassa hetthā. (Ví như người làm cầu thang để lên tòa lâu đài, thì phải ngay dưới tòa lâu đài ấy).

Toát yếu:

Tiếng bất biến từ có trong đơn vị văn phạm, nhưng không được sử dụng biến cách như danh tự loại hay chia như động từ. Ðó gọi là phân từ (nipāta).

Phân từ tiếng Pāli nói theo hình thức có hai thứ: phân từ chuyên hóa và phân từ thuần túy.

Nói theo ý nghĩa gồm có: vị biến cách (nguyên mẫu), bất biến quá khứ phân từ, trạng từ, liên từ, giới từ, nghi vấn từ, thán từ.

Một số phân từ tiếng Pāli được sử dụng với ý nghĩa của ngữ cách danh từ.

Mặt khác, một số bất biến từ tiếng Pāli khi sử dụng đòi hỏi ngữ cách đi kèm.

* * *

 

BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG IV

I- Lý thuyết:

Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

  1. Bất biến từ trong tiếng Pāli là gì?
  2. Bất biến từ trong tiếng Pāli gồm có những chi?
  3. Tiếp đầu ngữ trong tiếng Pāli có vai trò và ý nghĩa sử dụng thế nào?
  4. Vị biến cách và bất biến quá khứ phân từ là những bất biến từ thuần túy hay chuyển hóa?
  5. Xin cho biết có bao nhiêu hình thức trạng từ tiếng Pāli?
  6. Cảm thán từ trong tiếng Pāli là thành phần từ ngữ thế nào?
  7. Bất biến từ tiếng Pāli khi sử dụng có những đặc điểm gì?

II- Bài tập dịch:

1- Dịch sang tiếng Việt các câu sau đây:

  1. Handa bhaṇe upāni (1) nivattasu (2) alaṃ te ettakaṃ jīvikāya.
  2. Tena khi pana samayena sigālako (3) gahapa-tiputto kālass’eva vuṭṭhāya … puthu disā namassati.
  3. N’atthi loke raho nāma pāpakammaṃ pakub-bato.
  4. Imamhi dīpamhi bhūpālassa camuyo duk-khaṃ mārīyiṃsu.
  5. Ayaṃ dīpi migaṃ sanikaṃ gantvā sahasā taṃ gaṇhi.
  6. Bhikkhū bhagavato santikaṃ gantvā taṃ vanditvā ekamantaṃ nisīdiṃsu.
  7. Idha rājassa rathā assehi sīghaṃ ākaḍḍhi-yissanti.
  8. Imesu girīsu kapayo ca pakkhino ca isayo ca vasiṃsu.
  9. Ahaṃ suve mahantaṃ nagaraṃ bhātarā saddhiṃ agacchaṃ.
  10. Tenahi tumhe āyasmanto muhuttaṃ idh’eva tāva hotha yāvā’haṃ bhagavantaṃ paṭivedemi (4) .
  11. So pana nipajjamāno attano nisinnaṭṭhāne (5) anipajjitvā dvāramajjhe (6) tiriyaṃ nipajji.
  12. Vānitāya putto kumāro tassamātuyā purato sīghaṃ adhāvi.
  13. Na lābhā te āvuso tvaṃ bhagavantaṃ abbhācikkhi (7).
  14. Idāni sace ahaṃ mayhaṃ pitarā vina gehaṃ āgaccheyyāmi taṃ gaveseyyāmi. (8)
  15. Hiyo setthino putto arinā daṭṭho dukkhaṃ mari.

2- Dịch sang tiếng Pāli những câu sau đây:

  1. Mong rằng các sự kiết tường (9) luôn đến với anh.
  2. Lúc nọ đang đi trong thành phố tôi đã nhìn thấy nhiều chiếc xe chạy nhanh.
  3. Ông chủ bảo người đầy tớ trói chặt (10) tên trộm bằng những sợi dây dài.
  4. Vào buổi sáng những con bò ăn cỏ ngoài đồng ruộng; vào buổi chiều chúng trở về nhà và nằm nghỉ tại khu vườn phía sau (11) nhà.
  5. Các anh đã sống ở đây như thế nào?
  6. Những vị vua trí tuệ sẽ không hành động khi chưa suy nghĩ (12) .
  7. Thuở trước, khi đang sống tại ngọn núi này, những thú vật đã ra đi (13) tìm những trú xứ khác.
  8. Nếu các anh được tài sản rồi thì đừng để kẻ trộm cướp đoạt tài sản ấy của các anh.
  9. Thôi đủ rồi, đối với tôi về cuộc sống ở đây, tôi sẽ ra đi đến nơi khác vào ngày mai.
  10. Hãy để cho chúng tôi sống một cách an lạc nơi bí mật này.
  11. Các người có bà con thế lực sẽ không bị kẻ thù làm hại, dù sống tại bất cứ nơi nào.
  12. Những người thương buôn giàu có sau khi lang thang khắp nơi trong quốc độ (14) họ đã được nhiều tài sản hơn nữa.
  13. Ở đây, này bạn! Hãy thân cận (15) các bậc thánh thiện trí và chớ nên giao thiệp với những kẻ ngu si.
  14. Nó đã sống tại một chỗ trong thành phố lớn như vậy.
  15. Vào một buổi sáng ngày nọ, tôi và bạn của tôi đã đi bách bộ (16) trong một công viên xinh đẹp.

Chú thích từ vựng:

(1) UPāli: tên một người.
(2) Nivattati: trở về, quay lại (đt)
(3) Sigālaka: tên một người.
(4) Paṭi: trình bày, bố cáo (đt)
(5) Nisinnaṭṭhāna: chỗ nằm ngồi (trung)
(6) Dvāramajjha: chính giữa cửa (nam)
(7) Abbhācikkhati: xuyên tạc, công kích (đt)
(8) Gavesati: tìm kiếm, tìm tòi (đt)
(9) Sự kiết tường: maṅgala (trung).
(10) Trói chặt: dalhaṃ bandhati (đt).
(11) Phía sau: peccā dùng với sở thuộc cách. (giới từ).
(12) Chưa suy nghĩ: acintetvā (bbqkpt)
(13) Tìm: gavesituṃ (v.b.c).
(14) Quốc độ: janapada (nam).
(15) Thân cận: bhajati (đt)
(16) Bách bộ: carati (đt)

-ooOoo-

 

 

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *