CHƯƠNG VII
THỨ CHUYỂN HÓA NGỮ
(TADDHITA)
Ðịnh nghĩa: Thứ chuyển hóa ngữ (taddhita) là phép hình thành từ ngữ danh tự loại chuyển hóa trong tiếngPāli.
Loại chuyển hóa ngữ này không giống như loại sơ chuyển hóa ngữ (kiṭaka). Loại sơ chuyển hóa ngữ, như ta đã biết, các từ ngữ được hình thành trực tiếp từ gốc ngữ căn động từ phối hợp với một số tiếp vĩ ngữ kiṭavà kicca; các phân từ cũng được hình thành từ loại đó. Về loại thứ chuyển hóa ngữ lại là những từ ngữ được hình thành từ một tiếng danh tự loại trong đó gồm danh từ, tính từ, đại danh từ và có thể là một danh từ sơ chuyển hóa ngữ.
Thứ chuyển hóa ngữ (taddhita) đối với phức hợp ngữ (samāsa) có liên hệ thế nào, và có khác nhau không?
Phức hợp ngữ (samāsa) là phép thu gọn hai hay nhiều từ thành một hợp từ, bằng cách xóa đi hình thức biến cách của những thành phần đầu (hoặc không xóa).
Thí dụ:
Dhamme niyutto = dhammaniyutto (sự hợp theo pháp); kāyena kammaṃ = kāyakammaṃ (thân nghiệp) v.v…
Về thứ chuyển hóa ngữ (taddhita) thì lại dùng tiếp vĩ ngữ (paccaya) mà ghép vào một tiếng để lập thành một từ ngữ thay thế một hợp từ; nhưng vẫn có ý nghĩa tương đương.
Thí dụ:
Dhamma + ṇika = dhammika hợp theo pháp;
Kāya + ṇika = kāyika (thân nghiệp) v.v…
Dhammaniyutto = dhammika.
Kāyakammaṃ = kāyika …
Như vậy, nên hiểu rằng phức hợp ngữ (samāsa) là những hợp từ được tạo nên bởi hai hay nhiều thành phần danh từ đã có mà ghép hợp lại, không cần dùng đến tiếp vĩ ngữ; ngược lại, thứ chuyển hóa ngữ (taddhita) là tiếng được tạo nên bởi dùng tiếp vĩ ngữ thay thế tiếng khác rồi ghép hợp với từ gốc; ý nghĩa của một thứ chuyển hóa ngữ có thể tương đương với một hợp từ phức hợp ngữ.
PHÂN LOẠI:
Thứ chuyển hóa ngữ trong tiếng Pāli, tóm tắt theo ý nghĩa, chia thành 3 loại là:
1- Tổng quát thứ chuyển hóa ngữ (Sāmañña-taddhita).
2- Tình trạng thứ chuyển hóa ngữ (Bhāvatad-dhita).
3- Bất biến thứ chuyển hóa ngữ (Avyayatad-dhita).
Mỗi loại thứ chuyển hóa ngữ được hình thành với nhiều dạng tiếp vĩ ngữ khác nhau.
TỔNG QUÁT THỨ CHUYỂN HÓA NGỮ
(SĀMAÑÑATADDHITA)
Loại thứ nhất gồm nhiều dạng tiếp vĩ ngữ dùng lập nên những danh từ, tính từ có ý nghĩa bao quát. Do đó được gọi là tổng quát thứ chuyển hóa ngữ.
Tổng quát thứ chuyển hóa ngữ gồm 4 trường hợp tiếp vĩ ngữ là:
a- Tiếp vĩ ngữ chỉ dòng dõi (apaccattha).
b- Tiếp vĩ ngữ chỉ đa dạng (anekattha).
c- Tiếp vĩ ngữ chỉ sở hữu (atthyattha).
d- Tiếp vĩ ngữ chỉ số bậc (saṅkhyattha).
I- Tiếp vĩ ngữ chỉ dòng dõi (apaccattha) gồm có: ṇa, ṇāna, ṇāyana, ṇava, ṇeyya, ṇera. “Ṇ” của tiếp vĩ ngữ sẽ bị xóa bỏ khi ghép hợp; và nếu cần, dấu hiệu “ṇ” sẽ làm cho nguyên âm đầu của từ gốc được tăng cường, như “a” thành “ā”; “i” và “ī” thành “e”; “u” và “ū” thành “o”. Nhưng nếu nguyên âm đầu của từ gốc đã là “ā”, “e” hay đi với phụ âm kép thì không cần sự tăng cường.
- Ṇa, ṇāna, ṇāyana được ghép sau một số danh từ riêng để chỉ dòng dõi.
Thí dụ:
Vasiṭṭha + ṇa = Vāsiṭṭha (thuộc dòng Vasiṭṭha).
Bhāradvāja + ṇa = Bhāradvāja (dòng Bhāradvāja).
Gotama + ṇa = Gotama (dòng Gotama).
Vasudeva + ṇa = Vasudeva (dòng họ Vasudeva).
Baladeva + ṇa = Bāladeva (dòng họ Ba-ladeva).
Kacca + ṇāna = Kaccāna (dòng họ Kacca).
Moggalla + ṇāna = Moggallāna (dòng Moggallāna).
Kacca + ṇāyana = Kaccāyana (dòng họ Kacca).
Moggalla + ṇāyana = Moggallāyana (dòng Moggalla).
Vaccha + ṇāyana = Vacchāyana (dòng họ Vaccha)…
- Ṇava, ṇeyya, ṇera được ghép sau một vài danh từ để chỉ về con cháu.
Thí dụ:
Upagu + ṇava = Opagava (con của Upagu).
Paṇḍu + ṇava = Paṇḍava (con của Paṇḍu).
Maṇu + ṇava = Māṇava (con của Maṇu, thanh niên).
Kattikā + ṇeyya = Kattikeyya (con của Kattikā).
Bhagiṇī + ṇeyya = Bhāgiṇeyya (con của chị, cháu).
Rohinī + ṇeyya = Rohineyya (con của Rohinī).
Vinatā + ṇeyya = Vanateyya (con của Vinatā).
Vidhavā + ṇeyya = Vedhavera (con của goá phụ).
Samaṇa + ṇera = Sāmaṇera (con Sa-môn, Sa-di).
II- Tiếp vĩ ngữ chỉ đa dạng (anekattha) gồm có ālu, ima, iya, ka, ṇa, ṇika, tā, maya.
- Ālu được ghép sau một vài danh từ để chỉ sự khuynh hướng hay sự đượm nhuần, tràn trề …
Thí dụ:
Abhijjhā + ālu = abhijjhālu (thói tham lam).
Dayā + ālu = dayālu (tính thương xót, lòng trắc ẩn).
Dhaja + ālu = dhajālu (đầy cờ phướn)…
- Ima và iya được ghép sau một số danh từ để chỉ sự liên hệ, vị trí.
Thí dụ:
Anta + ima = antima (tận cùng, sau rốt).
Pacchā + ima = pacchima (tận cùng, phương Tây).
Putta + ima = puttima (có con trai).
Majjha + ima = majjhima (ở giữa, trung ương).
Heṭṭha + ima = heṭṭhima (phía dưới, dưới thấp).
Udara + iya = udariya (vật thực ở tỳ vị).
Jaṭā + iya = jaṭiya (người có tóc bện, vị khổ hạnh tóc bện).
Putta + iya = puttiya (có con trai, thuộc con trai).
Vagga + iya = vaggiya (thuộc phe nhóm, thuộc bọn).
Bodhipakkha + iya = bodhipakkhiya (thuộc đãng giác).
Loka + iya = lokiya (thuộc về thế gian, hiệp thế) …
- a) Ka được ghép sau một số từ ngữ để chỉ ý nghĩa sự nhỏ bé, hèn hạ …
Thí dụ:
Ghaṭa (bình) + ka = ghaṭa ka (cái bình nhỏ).
Pīṭha (ghế) + ka = pīṭhaka (cái ghế nhỏ).
Putta (con trai) + ka = puttaka (con trai nhỏ).
Ludda (thợ săn) + ka = luddaka (thợ săn dã man).
Paṇḍita (hiền trí) + ka = paṇḍitaka (triết lý rởm, kẻ khoe chữ).
Paṇṇa (lá cây) + ka = paṇṇaka (lá cây).
Kumāra (cậu bé) + ka = kumāraka (cậu bé).
- b) Ghép ka vào vẫn không thêm nghĩa.
Thí dụ:
Mudu (mềm mại) + ka = muduka (mềm mại).
Māṇava (thanh niên) + ka = māṇavaka (thanh niên)…
- c) Ka còn được ghép vào các tính từ địa danh để chỉ ý nghĩa nơi sanh hay nơi sống.
Thí dụ:
Kusiṇāra + ka = Kosiṇāraka (sanh, sống tại Kusinārā).
Rājagaha + ka = Rājagahaka (sanh, sống tại Rājagaha) ...
- d) Tình trạng phức hợp ngữ loại bahubbīhi, có những hình thức mang thành phần cuối là nữ tính kết thúc bằng “i”, “ī”, “u” hay “ū” như bahunadī, bahuvadhūv… sẽ được tiếp vĩ ngữ “ka” ghép sau cuối. Thí dụ:
Bahunadī + ka = bahunadika (nơi có nhiều sông).
Bahuvadhū + ka = bahuvadhuka (đa thê)…
Những từ ngữ hình thành với “ālu” như abhijjhālu, dayālu v.v… được tiếp vĩ ngữ “ka” ghép vào để hình thành trong ý nghĩa tính từ.
Thí dụ:
Abhijjhā + ka = abhijjhāluka (sự tham lam).
Dayālu + ka = dayāluka (sự thương xót)…
- Ṇa được ghép sau một số danh từ để chỉ những ý nghĩa như sự xuất xứ, sự biết đến, sự thuộc về, sự nhuộm màu, thịt của vật … “Ṇ” của tiếp vĩ ngữ sẽ bị loại bỏ, và có thể làm tăng cường nguyên đầu của từ gốc.
- a) Nơi chốn người nào đang sống hay được sinh ra
Thí dụ:
Nagara + ṇa = nāgara (người phố thị, thị dân).
Ura + ṇa = orasa (vật tự tạo, sự chính thống).
Mana + ṇa = mānasa (một ý tưởng, sự khởi tâm).
Sara + ṇa = sārasa (vật sinh trong hồ, hoa sen).
(Trong 3 thí dụ sau có xen “s“, vì từ gốc là những danh từ thuộc nhóm “mana”).
- b) Nghĩa biết đến
Abhijjhā + ka = abhijjhāluka (sự tham lam).
Vyākaraṇa + ṇa = veyyākaraṇa (nhà văn phạm).
(vyā trong thí dụ, biến thành “veyyā”).
- c) Nghĩa thuộc về
Purisa + ṇa = porisa (thuộc về con người).
Magadha + ṇa = Māgadha (thuộc xứ Magadha).
Kusināra + ṇa = Kosināra (thuộc thành Kusināra).
Rājagaha + ṇa = Rājagaha (thuộc thành Rājagaha).
Sugata + ṇa = sogata (thuộc về đức Phật).
- d) Nghĩa nhuộm màu
Kasāva + ṇa = kāsāva (vải nhuộm nước chát, y cà-sa).
Nīla + ṇa = nīla (nhuộm màu xanh, có màu xanh).
Halidda + ṇa = hālidda (nhuộm màu nghệ).
- e) Nghĩa thịt của vật
Mahisa + ṇa = māhisa (thịt trâu).
Sakuṇa + ṇa = sākuṇa (thịt chim).
Sukara + ṇa = sūkara (thịt heo) …
- Ṇika được ghép sau một số danh từ để chỉ ý nghĩa như là sự trộn lẫn, bận rộn, phương tiện sống, phương tiện đi, liên hệ đến, chơi nhạc khí, buôn bán, mang vác, sống ở, học hỏi, được thi hành v.v… tùy theo nghĩa mới. “Ṇ” của tiếp vĩ ngữ sẽ bị loại bỏ, và có thể làm tăng cường nguyên âm đầu của từ gốc.
- a) Nghĩa trộn lẫn
Ghaṭa + ṇika = ghātika (có trộn bơ).
Loṇa + ṇika = loṇika (có trộn muối) …
- b) Nghĩa bận rộn công việc
Nāvā + ṇika = nāvika (người làm việc trên tàu, thủy thủ).
Sakaṭa + ṇika = sākaṭika (người làm trong xe, tài xế, phụ xế)…
- c) Phương tiện sống
Nāvā + ṇika = nāvika (người làm việc trên tàu: thủy thủ).
Balisa + ṇika = bālisika (người sống nhờ lưỡi câu: ngư ông).
Vetana + ṇika = vetanika (người sống nhờ tiền thuê: công nhân) …
- d) Nghĩa phương tiện đi
Pada + ṇika = pādika (người đi bộ, bộ hành).
Ratha + ṇika = rāthika (người đi xe)…
- e) Nghĩa liên hệ đến hay sở hữu
Raṭṭha + ṇika = raṭṭhika (thuộc về xứ sở)…
Loka + ṇika = lokika (thuộc về thế gian)…
Saṅgha + ṇika = saṅghika (thuộc của Tăng).
Samudda + ṇika = sāmuddika (thuộc về biển).
Sārīra + ṇika = sārīrika (thuộc về thân)…
- f) Nghĩa chơi nhạc khí
Vaṃsa + ṇika = vaṃsika (người thổi sáo).
Viṇā + ṇika = veṇika (người gảy đàn)…
- g) Nghĩa buôn bán
Taṇḍula + ṇika = taṇḍulika (người buôn bán gạo).
Tela + ṇika = telika (người bán dầu).
Sūkara + ṇika = sukarika (người bán heo)…
- h) Nghĩa mang vác
Khandha + ṇika = khadhika (người mang trên vai, người gánh)…
Sīsa + ṇika = sīsika (người đội đầu)…
- i) Nghĩa sanh sống ở
Magadha + ṇika = Māgadhika (người sanh ở Magadha).
Arañña + ṇika = āraññika (người sống ở rừng).
Apāya + ṇika = āpāyika (sinh ở khổ thú).
- j) Nghĩa học hỏi
Takka + ṇika = takkika (người học lý luận).
Vinaya + ṇika = venayika (người học luật).
Suttanta + ṇika = suttantika (người học kinh).
- k) Nghĩa được thi hành
Kāya + ṇika = kāyika (do thân tạo ra).
Mana + ṇika = mānasika (do ý tạo).
Vaca + ṇika = vācasika (do khẩu tạo)…
Hai thí dụ sau, vì từ gốc thuộc nhóm “mana”, nên khi ghép hợp với tiếp vĩ ngữ có xen phụ âm “s” vào).
- l) Nghĩa dính dấp
Dvāra + ṇika = dovārika (người giữ cửa).
Bhaṇḍāgāra + ṇika = bhaṇḍāgārika (người giữ kho).
- Ta được ghép sau một vài danh từ để chỉ một tổng hợp. Những danh từ chuyển hóa ngữ hình thức này luôn luôn là nữ tính (itthiliṅga); và nên hiểu rằng mặc dầu ý nghĩa là một tổng hợp, nhưng những danh từ tổng hợp này vẫn được sử dụng chia theo số ít hoặc số nhiều.
Thí dụ:
Gāma + tā = gāmatā (vùng làng mạc).
Jana + tā = janatā (quần chúng, dân chúng).
Deva + tā = devatā (chư thiên, thiên chúng).
- Maya được ghép sau một số danh từ để hình thành những tính từ chỉ nghĩa “làm bằng”, “phát sanh do” …
Thí dụ:
Dāru + maya = dārumaya (làm bằng gỗ).
Mattika + maya = mattikamaya (làm bằng đất sét).
Mama + maya = manomaya (do ý tạo, bằng ý).
Rajata + maya = rajatamaya (bằng bạc).
Suvaṇṇa +maya = suvaṇṇamaya (làm bằng vàng)…
“Mana” và những danh từ đi cùng, khi ở trong một hợp từ, tức là ghép với chữ khác, thì tận cùng của chúng mang dạng là “o” nếu từ đứng sau có dẫn đầu là phụ âm).
C- Tiếp vĩ ngữ chỉ sở hữu (atthyattha) gồm có: ava, ala, ika, ila, ī, vī, ssī, vantu, a, mantu, tana, tara, tama.
- Ava, ala, ika, ila, ī, vī, ssī, được ghép vào các danh từ khác nhau để chỉ sự sở hữu hay phú bẩm.
Thí dụ:
“AVA“
Kesa + ava = kesava (có nhiều tóc).
“ALA“
Vācā + ala = vācala (lắm lời, có nhiều lời).
“IKA“
Gaṇa + ika = gaṇika (có đồ chúng).
Daṇḍa + ika = daṇḍika (có gậy).
Chatta + ika = chattika (có cầm dù lọng).
Mālā + ika = mālika (có tràng hoa).
Jaṭā + ila = jaṭila (có tóc bện, vị khổ hạnh).
Tuṇḍu + ila = tuṇḍika (có mỏ hay mõm).
Pheṇa + ila = pheṇila (sủi bọt, xà phòng).
“Ī“
Kuṭṭha + ī = kuṭṭhī (người có bệnh cùi).
Danta + ī = dantī (vật có ngà, con voi).
Bhoga + ī = bhogī (kẻ giàu có, con rắn).
Manta + ī = mantī (có khiếu chính trị, vị bộ trưởng).
Mālā + ī = mālī (có vòng hoa, người có vòng hoa).
Vamma + ī = vammī (có khí giới, chiến sĩ).
“I“
Māyā + ika = mālika (có tài ảo thuật múa rối, nhà ảo thuật).
Medhā + vī = mdhāvī (có tri thức, bậc minh triết).
“SSĪ“
Tapa + ssī = tapassī (có hạnh thiêu đốt, vị khổ hạnh).
Teja + ssī = tejassī (có quyền lực, có sự chói sáng).
Yasa + ssī = yasassī (có danh tiếng, danh sĩ)…
Những danh từ có tiếp vĩ ngữ “ī”, “vī” và “ssī” sẽ mang hình thức nữ tính bằng cách thêm vào một tiếp vĩ ngữ là “inī”.
Thí dụ:
Tapassinī (vị nữ khổ hạnh), mantinī (nữ bộ trưởng), malinī (người nữ có tràng hoa), medhavinī (vị nữ minh triết) …
- Vantu và mantu được ghép vào một số danh từ để lập nên những sở hữu tính từ, (“vantu” chỉ ghép sau những danh từ tận cùng bằng “a” hay “ā”; “mantu” chỉ ghép sau những danh từ tận cùng bằng “i”, “ī”, “u”, “ū”).
Thí dụ:
Guṇa + vantu = guṇavantu (có ân đức, người hữu ân).
Dhana + vantu = dhanavantu (có tài sản, người giàu có).
Paññā + vantu = paññavantu (có trí tuệ, bậc hữu trí).
Bhaga + vantu = bhagavantu (có sự may mắn, Ðức Thế Tôn).
Buddhi + mantu = buddhimantu (có sự giác ngộ, bậc Giác Giả).
Sirī+ mantu = sirīmantu (có sự vẻ vang, người vinh hiển).
Bhānu + mantu = bhānumantu (có ánh sáng, mặt trời).
Bandhu + mantu = bandhumantu (có bà con, người có đông quyến thuộc).
Āyu + mantu = āyasmantu (có tuổi, bậc trưởng thượng)…
(Hình thức āyasmantu là trường hợp ngoại lệ “āyu + mantu = āyusmantu” rồi mới thành āyasmantu).
Nói rằng đây là những hình thức tính từ; thật ra chúng cũng có thể là danh từ, khi chúng đứng độc lập và thay thế danh từ diễn đạt.
Mặt khác để lập nên hình thức nữ tính của những tính từ dạng tiếp vĩ ngữ “vantu” và “mantu” này, người ta thêm “ī” vào tận cùng của chúng.
Thí dụ:
Guṇavantu + ī = guṇavantī (người nữ ân đức).
Dhanavantu + ī = dhanavantī (nữ phú gia).
Satimantu + ī = satimantī (nữ niệm giả).
Ðôi khi không những “u” mà cả “n” của “vantu”, và “mantu” cũng bị bỏ.
Guṇavantu + ī = guṇavatī (nữ ân đức).
Dhanavantu + ī = dhanavatī (nữ phú gia).
Buddhimantu + ī = buddhimatī (nữ giác giả) …
Xin xem thêm những hình thức tính từ dạng “vantu”, “mantu” cùng phương thức dùng của chúng ở chương II, phần tính từ.
- A được ghép sau một vài danh từ để chỉ nghĩa tính chất hay bản năng.
Thí dụ:
Pañña + a = pañña (có trí tuệ).
Pāpa + a = pāpa (có tội lỗi).
Saddhā + a = saddha (có đức tin, tín đồ)…
- Tana được ghép vào một vài bất biến từ để hình thành những tính từ chỉ thời gian.
Thí dụ:
Ajja + tana = ajjatana (thuộc về hôm nay).
Sve + tana = svātana (thuộc về ngày mai).
Hīyo + tana = hīyattana (thuộc hôm qua).
Purā + tana = purātana (thuộc ngày trước).
Sanaṃ + tana = sanantana (xưa cũ, cổ thời).
(“sve” đổi thành “svā”, và “hiyo” đổi thành “hīyat” trước tiếp vĩ ngữ “tana”)…
- Tara được ghép sau những tính từ để hình thành những tính từ so sánh hơn, “tama” thì để lập nên những tính từ so sánh tột.
Thí dụ:
- a) Pāpa (tội lỗi).
=> Pāpatara (tội lỗi hơn).
=> Pāpatama (rất tội lỗi, tội lỗi quá).
- b) Sundara (tốt).
=> Sundaratara (tốt hơn).
=> Sundaratama (quá tốt, rất tốt).
- c) Kāḷa (màu đen).
=> Kāḷatara (đen hơn).
=> Kāḷatama (đen quá, rất đen).
D- Tiếp vĩ ngữ chỉ số bậc (saṅkhyattha) gồm có ma, ttha, tiya, ṭṭha, ṇa, ka, ī.
- Ma được ghép sau phần lớn số đếm để hình thành những tính từ số thứ tự.
Thí dụ:
Pañca + ma = pañcama (thứ năm).
Satta + ma = sattama (thứ bảy).
Aṭṭha + ma = aṭṭhama (thứ tám).
Nava + ma = navama (thứ chín).
Dasa + ma = dasama (thứ mười).
Vīsati + ma = vīsatima (thứ hai mươi).
Tiṃsati + ma = tiṃsatima (thứ ba mươi).
Sata + ma = satama (thứ 100)…
(Những tính từ số thứ tự này sẽ mang hình thức nữ tính bằng cách đổi dạng tận cùng là “ā”. Như pañcamā, sattamā v.v…)
- Ttha chỉ được ghép vào “catu” (số 4, bốn) để hình thành số thứ tự:
Catu + ttha = catuttha (thứ tư).
(Ở hình thức nữ tính sẽ là catutthā).
- Tiya được ghép sau hai số đếm “dvi” (2, hai) và “ti” (3, ba) để hình thành tính từ số thứ tự. Trường hợp này “dvi” đổi thành “du”, và “ti” đổi thành “ta”.
Thí dụ:
Dvi + tiya = dutiya (thứ hai).
Ti + tiya = tatiya (thứ ba).
(Ở hình thức nữ tính sẽ là dutiyā, tatuyā).
- Ṭṭha chỉ được ghép sau số đếm “cha” (6, sáu) để hình thành số thứ tự:
Cha + ṭṭha = chaṭṭha (thứ sáu).
(Ở hình thức nữ tính sẽ là chaṭṭhā).
- Ṇa đôi khi được ghép với một vài số đếm để hình thành những danh từ tổng hợp.
Thí dụ:
Dvi + ṇa = dvaya (một đôi)
Ti + ṇa = taya (bộ ba) …
(Ở đây “i” tăng cường thành “e” và “e” biến thành “aya”; “ṇ” của tiếp vĩ ngữ sẽ bị bỏ).
- Ka cũng được ghép sau những số đếm để hình thành những danh từ tổng hợp chỉ số lượng.
Thí dụ:
Eka + ka = ekaka (độc nhất, đơn độc).
Dvi + ka = dvika, duka (một đôi, bộ hai).
Ti + ka = tika (bộ ba).
Catu + ka = catuka (bộ bốn).
Pañca + ka = pañcaka (ngũ bộ, bộ năm).
Dasa + ka = dasaka (bộ mười).
Sata + ka = sataka (nhóm trăm)…
- Ī được ghép vào những số đếm để hình thành ngày âm lịch.
Thí dụ:
Ekādasa + ī = ekādasī (ngày11).
Dvādasa + ī = dvādasī (ngày12).
Terasa + ī = terasī (ngày13).
Cātuddasa + ī = cātuddasī (ngày14).
Pañcadasa + ī = pañcadasī (ngày15).
Paṇṇarasa + ī = paṇṇarasī (ngày rằm, 15).
Soḷasa + ī = soḷasī (ngày 16)…
Ī còn được ghép vào tận cùng của những số thứ tự để hình thành những tính từ nữ tính chỉ thứ bậc.
Thí dụ:
Catuttha + ī = catutthī (cách thứ tư).
Pañcama + ī = pañcamī (cách thứ năm).
Chaṭṭtha + ī = chaṭṭhī (cách thứ sáu).
Sattama + ī = sattamī (cách thứ bảy).
Aṭṭhama + ī = aṭṭhamī (cách thứ tám).
Navama + ī = navamī (cách thứ chín).
Dasama + ī = dasamī (cách thứ mười)…
Ngoài ra, tiếp vĩ ngữ “ī” còn được ghép sau một số từ ngữ để chỉ hình thức nữ tính,
Thí dụ:
Gotamī + ī = Gotamī (người nữ dòng Gotama).
Māṇava + ī = māṇavī (thanh nữ).
Nāvikā + ī = nāvikī (nữ thủy thủ).
Bhāgineyya + ī = bhāgineyyī (cháu gái, con chị)
Sāmaṇera + ī = sāmaṇerī (vị Sa-di ni) …
Toát yếu:
Tổng quát thứ chuyển hóa ngữ lập nên những danh từ, tính từ có ý nghĩa hàm xúc bao quát.
Tổng quát thứ chuyển hóa ngữ gồm có 4 trường hợp tiếp vĩ ngữ là:
1- Tiếp vĩ ngữ chỉ dòng dõi, như ṇa, ṇāna, ṇāyana, ṇava, ṇeyya, ṇera.
2- Tiếp vĩ ngữ chỉ đa dạng (anekattha), như ālu, ima, iya, ka, ṇa, ṇika, tā, maya.
3- Tiếp vĩ ngữ chỉ sở hữu (attyattha), như ava, ala, ika, ila, ī, vī, ssī, vantu, mantu, tana, tara, tama.
4- Tiếp vĩ ngữ chỉ số bậc (saṅkhyattha), như ma, ttha, tiya, ṭṭha, ṇa, ka, ī.
Các dạng tiếp vĩ ngữ có “ṇ” dẫn đầu thì phụ âm “ṇ” ấy phải bị bỏ khi ghép hợp và có thể làm tăng cường nguyên âm đầu của từ gốc.
TÌNH TRẠNG THỨ CHUYỂN HÓA NGỮ
(BHĀVATADDHITA)
Loại thứ hai này chỉ có một trường hợp tiếp vĩ ngữ. Gồm có 6 dạng tiếp vĩ ngữ là tā, tta, ttana, ṇa, ṇya vā ṇeyya.
Những tiếp vĩ ngữ này được ghép sau một số danh từ hay tính từ để chỉ trạng thái hay bản chất hoặc tính cách sự vật.
Sau đây là những thí dụ về loại thứ chuyển hóa ngữ:
- Tiếp vĩ ngữ “tā”
Lahu + tā = lahutā (cách nhẹ nhàng).
Sūra + tā = sūratā (tính chất anh hùng).
Seṭṭha + tā = seṭṭhatā (sự ưu việt).
Hīna + tā = hīnatā (sự tầm thường).
- Tiếp vĩ ngữ “tta”
Bahussuta + tta = bahussutatta (sự đa văn).
Manussa + tta = manussatta (nhân tính).
Yācaka + tta = yācakatta (tình trạng ăn xin).
- Tiếp vĩ ngữ “ttana”
Jāyā + ttana = jāyattana (thái độ người vợ).
Puthujjana + ttana = puthujjanattana (tính phàm phu).
- Tiếp vĩ ngữ “ṇa”
Paṭu + ṇa = pātava (sự thiện xảo).
Garu + ṇa = gārava (sự nghiêm trọng, tôn kính).
- Tiếp vĩ ngữ “ṇya”
Aroga + ṇya = ārogya (tình trạng vô bệnh).
Dubbala + ṇya = dubbalya (sự yếu đuối).
(“ṇ” của tiếp vĩ ngữ ṇa và ṇya sẽ bị loại bỏ và có thể làm tăng cường nguyên âm đầu của từ gốc) …
Mặt khác, đối với tiếp vĩ ngữ “ṇya”, khi “ṇ” bị bỏ thì trong vài trường hợp “y” bị đồng hóa với phụ âm cuối của từ gốc; hoặc đôi khi “y” sẽ cùng với phụ âm cuối của từ gốc bị biến dạng.
Thí dụ:
Trường hợp đồng hóa
Kusala + ṇya = kosalya => kosalla (sự khôn khéo).
Vipula + ṇya = vepulya => vepulla (sự rộng lớn).
Bhisaja + ṇya = bhesajya => bhesajja (chữa bệnh).
Rāja + ṇya = rājya => rajja (vương quốc, quốc độ).
Sumana + ṇya = somanasya => somanassa (sự vui vẻ, thỏa lòng, hỷ).
Trường hợp biến dạng:
Adhipati + ṇya = ādhipatya => ādhipacca (sự cai trị, chủ tể).
Paṇḍita + ṇya = paṇḍitya => paṇḍica (sự thông thái, minh mẫn).
Bahusuta + ṇya = bāhusutya => bāhusacca (sự đa văn, nghe nhiều). Chữ “u” trong suta được đổi thành “a”.
Suhada + ṇya = sohadya => sohajja (sự thân mật).
Gilāna + ṇya = geḷāṇya => gelañña (sự bệnh hoạn).
Nipuṇa + ṇya = nepunya => nepuñña (sự kinh nghiệm)…
- Tiếp vĩ ngữ “ịeyya”
Adhipati + ṇeyya = ādhipateyya (sự làm chủ).
Patha + ṇeyya = pātheyya (lương thực đi đường).
Saṭha + ṇeyya = sātheyya (sự gian lận)…
(“ṇ” của tiếp vĩ ngữ ṇeyya cũng bị loại bỏ, và có thể làm tăng cường nguyên âm đầu của từ gốc).
Chú ý:
Những chuyển hóa ngữ hình thành với tiếp vĩ ngữ tā là hình thức nữ tính; các chuyển hóa ngữ hình thành với tiếp vĩ ngữ tta, ttana, ṇya, ṇeyya là hình thức trung tính; những chuyển hóa ngữ hình thành với tiếp vĩ ngữ ṇa là hình thức nam tính.
Ðôi khi một chữ được hình thành với 3 dạng tiếp vĩ ngữ tùy theo tính, nhưng ý nghĩa không thay đổi.
Thí dụ:
Paṭu (khéo léo), garu (nặng nề).
Pāṭava, gārava (nam tính).
Pāṭutā garutā (nữ tính) .
Patutta, garuttava (trung tính) …
Toát yếu:
Tình trạng thứ chuyển hóa ngữ là sự hình thành những từ ngữ có ý nghĩa chỉ trạng thái hay tính chất của sự vật.
Loại này chỉ có một trường hợp tiếp vĩ ngữ gồm 6 dạng là tā, tta, ttana, ṇa, ṇya, vā ṇeyya.
Ba tiếp vĩ ngữ là ṇa, ṇya vā ṇeyya khi ghép hợp, “ṇ” sẽ bị loại bỏ và có thể làm tăng cường nguyên âm đầu của ngữ căn.
BẤT BIẾN THỨ CHUYỂN HÓA NGỮ
(AVYAYATADDHITA)
Loại chuyển hóa ngữ thứ ba này gồm có những tiếp vĩ ngữ để lập nên các bất biến từ như trạng từ v.v…
Các từ ngữ chuyển hóa thuộc hình thức này không có biến cách văn phạm nên được gọi là bất biến thứ chuyển hóa ngữ.
Dạng tiếp vĩ ngữ của loại này gồm có kkhat-tuṃ, to, so, thaṃ, thā, dhā, tha, tra, dha, dhi, va, ha, haṃ, hiṃ, hiñcanaṃ, jja, jju, dā, dāni, dācanaṃ, dhunā, rahi.
Ngoại trừ kkhattuṃ, to, so; còn lại thì mỗi dạng tiếp vĩ ngữ chỉ dùng ghép với một số từ ngữ giới hạn, chứ không ghép được với tất cả.
Mặt khác, các đại danh từ như “ima”, “ka” … khi có tiếp vĩ ngữ ghép hợp thì thường biến dạng khác.
Sau đây là những thí dụ về các hình thức thứ chuyển hóa ngữ loại này:
- Kkhattuṃ được ghép sau những số lượng tính từ để hình thành những trạng từ cấp số nhân.
Thí dụ:
Eka + kkhattuṃ = ekakkhattuṃ (một lần).
Dvi + kkhattuṃ = dvikkhattuṃ (hai lần).
Ti + kkhattuṃ = tikkhattuṃ (ba lần).
Dvi + ti + kkhattuṃ = dvittikkhattuṃ (đôi ba lần).
Catu + kkhattuṃ = catukkhattuṃ (bốn lần).
Pañca + kkhattuṃ = pañcakkhattuṃ (năm lần).
Cha + kkhattuṃ = cakkhattuṃ (sáu lần).
Dasa + kkhattuṃ = dasakkhattuṃ (mười lần).
Sata + kkhattuṃ = satakkhattuṃ (100 lần).
Sahassa + kkhattuṃ = sahassakkhattuṃ (1000 lần).
Bahu + kkhattuṃ = Bahukkhattuṃ (nhiều lần).
- To được ghép vào các danh từ, tính từ và đại danh từ để hình thành những bất biến từ có ý nghĩa tương đương sở dụng cách (tatiyavibhatti) hay xuất xứ cách (pañcamīvibhatti) của danh từ.
Thí dụ:
- a) Ghép với danh từ
Gāma + to = gāmato (từ khu làng, phía làng).
Pitu + to = pitito (bên cha).
Mātu + to = mātito (bên mẹ).
Vitthāra + to = vitthārato (theo cách rộng rãi).
Visesa + tu = visesato (một cách rõ rệt, đặc biệt).
Saṅkhepa + to = saṅkhepato (theo cách tóm tắt)…
- b) Ghép với tính từ
Adhara + to = addharato (từ phía tối)
Eka + to = ekato (đồng nhau, cùng chung, một phía)
Uttara + to = uttarato (phía trên, trước).
Dakkhiṇa + to = dakkhiṇato (phía nam, phía hữu).
Vāma + to = vāmato (phía trái, bề trái)…
- c) Ghép với đại danh từ
Aññatara + to = aññatarato (từ cái đó).
Añña + to = aññato (từ cái khác).
Attha + to = atthato (có nghĩa là, bằng sự là).
Apara + to = aparato (phía bên kia).
Amu + to = amuto (phía đằng này).
Itara + to = itarato (từ cái khác nữa).
Ima + to = ito (từ đây, phía này).
Ubha + to = ubhato (theo cả hai).
Eta + to = eto, ato (từ đó, phía nọ).
Katara + to = katarato (từ cái nào đây).
Kato + to = kuto (từ đâu).
Ta + to = tato (từ đấy, từ đó, do đó).
Paccha + to = pacchato (phía sau).
Para + to = parato (đằng khác).
Pura + to = purato (phía trước).
Ya + to = yato (từ chỗ nào, bởi đâu, từ khi).
Sabba + to = sabbato (từ tất cả, hết thảy)…
- So được ghép sau một số từ để hình thành những trạng từ có nghĩa phân phối …
Thí dụ:
Ṭhāna + so = thānaso (tùy mỗi nơi, tùy địa vị).
Pañca + so = pañcaso (từng năm cái một).
Pada + so = padaso (từng câu một).
Bahu + so = bahuso (hầu hết, đa số).
Yoni + so = yoniso (theo cách khéo léo).
Sabba + so = sabbaso (theo mọi cách)…
- Thaṃ, thā được ghép sau một số đại danh từ để hình thành những trạng từ chỉ ý định.
Thí dụ:
Ima + thaṃ = itthaṃ (thế này).
Ka + thaṃ = kathaṃ (thế nào, làm sao?).
Añña + thā = aññathā (bằng cách khác).
Ubhaya + thā = ubhayathā (bằng cả hai).
Ta + thā = tathā (như thế ấy).
Ya + thā = yathā (như thế nào, theo như).
Sabba + thā = Sabbathā (bằng mọi cách) …
- Dhā được ghép sau một số tính từ để hình thành những trạng từ chỉ cách thức, mức độ.
Thí dụ:
Kati + dhā = katidhā (bằng bao nhiêu cách).
Dasa + dhā = dasadhā (theo mười cách).
Pañca + dhā = pañcadhā (theo năm cách).
Bahu + dhā = bahudhā (theo nhiều cách).
Sata + dhā = satadhā (theo 100 kiểu cách)…
- Ttha, tra, dha, dhi, va, ha, haṃ, hiṃ, hiñcanaṃ được ghép sau một số ít đại danh từ đặc biệt để lập nên những trạng từ chỉ nơi chốn.
Thí dụ:
Añña + ttha = aññattha (ở nơi khác, chỗ khác)
Añña + tra = aññatra (ở nơi khác, chỗ khác )
Ima + ttha = ettha (ở đây, chỗ này).
Ima + tra = atra (ở đây, chỗ này).
Ta + ttha = tattha (ở đấy, tại đấy).
Ta + tra = tatra (ở đấy, tại đấy).
Ya + ttha = yattha (ở nơi nào, bất cứ đâu).
Ya + tra = yatra (ở nơi nào, bất cứ đâu).
Sabba + tha = sabbattha (khắp chỗ mọi nơi).
Sabba + tra = sabbatra (khắp chỗ mọi nơi)
Sabba + dhi = sabbadhi (khắp chỗ mọi nơi)
Ima + dha = idha ( ở đây, ở đời này).
Ima + ha = iha (ở đây, ở đời này).
Ka + va = kva (ở đâu?).
Ka + haṃ = kahaṃ (ở đâu?).
Ka + hiṃ = kuhiṃ (ở đâu?).
Ka + hiñcanaṃ = kuhiñcanaṃ (ở đâu?).
Ka + ttha = kattha (ở đâu?).
Ka + tra = kutra (ở đâu?) …
- Jja, jju, dā, dāni, dācanaṃ, dhunā, rahi được ghép sau một vài đại danh từ để lập nên những trạng từ chỉ thời gian.
Thí dụ:
Ima + jja = ajja (hôm nay).
Para + jju = parajju (trong ngày khác).
Apara+ jju = aparajju (hôm sau nữa).
Eka + dā = ekadā (một thuở, một lần nọ).
Ka + dā = kadā (khi nào), kadàci (đôi khi, một lúc nào).
Ta + dā = tadā (khi ấy, lúc bấy giờ).
Ya + dā = yadā (khi nào, lúc mà).
Sabba + dā = sabbadā (luôn luôn).
Ima + dāni = idāni (nay, bây giờ, hiện tại).
Ka + dācanaṃ = kudācanaṃ (đôi khi).
Na + kudācanaṃ (không khi nào).
Ima + dhunā = adhunā (mới đây, vừa rồi).
Eta + rani = etarani (hiện thời, hiện nay…)
Toát yếu:
Bất biến thứ chuyển hóa ngữ là phép chuyển hóa từ ngữ lập nên các bất biến từ như trạng từ v.v… những tiếng bất biến từ chuyển hóa này không có biến cách văn phạm.
Loại này gồm có 22 dạng tiếp vĩ ngữ là kkhattuṃ, to, so, thaṃ, thā, dhā, ttha, tra, dha, dhi, va, ha, haṃ, hiṃ, hiñcanaṃ, jja, jju, dā, dāni, dācanaṃ, dhunā, rahi.
Có những tiếp vĩ ngữ chỉ dùng ghép với một hoặc một vài từ ngữ đặc biệt; cũng có một số tiếp vĩ ngữ chỉ được dùng ghép với đại danh từ hoặc với tính từ.
Những tiếng đại danh từ như ima, ka … thường bị đổi dạng trước tiếp vĩ ngữ.
* * *
BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG VII
A- Câu hỏi lý thuyết
I- Trả lời các câu hỏi sau:
- Thứ chuyển hóa ngữ (taddhita) khác với sơ chuyển hóa ngữ (kiṭaka) như thế nào?
- Thứ chuyển hóa ngữ (taddhita) với phức hợp ngữ (samāsa) có khác nhau không?
- Có bao nhiêu loại thứ chuyển hóa ngữ?
- Ý nghĩa mỗi loại thứ chuyển hóa ngữ ấy ra sao?
- Các thứ chuyển hóa ngữ có phải là những thành phần danh tự loại (nāmasabda) trong tiếng Pāli chăng?
II- câu hỏi trắc nghiệm:
- Các tiếp vĩ ngữ loại bất biến thứ chuyển hóa ngữ luôn luôn dùng ghép với các tiếng đại danh từ.
=> Ðúng => Sai
- Các tiếng danh từ khi bị chuyển hóa ngữ thì luôn luôn trở thành những tính từ.
=> Ðúng => Sai
B- Bài tập dịch
I- Dịch câu tiếng Pāli ra tiếng Việt và nhận xét cách chuyển hóa ngữ:
- Ayaṃ māṇavo mayi manaṃ pasādetvā kālaṅ-katvā tāvatiṃsadevaloke (1) tiṃsayojanike (2) kama-navimāne (3) nibattissati.
- Ekūnatiṃsavasso bodhisatto attano ekaṃ eva puttaṃ sabbasampattiñca pahāya gantvā kāsāva-nivaṭṭho (4) mattikāpattaṃ ādāya aññahi dinnā-hārena jīvikaṃ kappesi (5).
- Bhaṇḍāgāriko raññā dhanaṃ labhitvā ma-hantaṃ pāsādaṃ kāretvā dvāre dovārikaṃ ṭhapetvā uparipāsādagato (6) kāyikamānasikaṃ sukhaṃ vin-dati.
- Māṇava, ahaṃ te suvaṇṇamayaṃ vā maṇi mayaṃ vā ratanamayaṃ vā lohamayaṃ (7) vā cak-kayugaṃ (8) dassāmī’ti brāhmaṇo vadi.
- Dalāyu bhagavā mahājanataṃ anukampanto sabbadā ekattha avasitvā tattha tattha vicaranto (9) nandiṭṭhikaṃ (10) dhammaṃ desesi.
- Assosuṃ kho Vesālikā Licchavī bhagavā kira koṭigāmaṃ anuppatto’ ti Athakho Vesālikā Licchavī bhadrāni (11) yānāni (12) yojāpetvā Vesālikā nīyiṃ-su Bhagavantaṃ dassanāya.
- Tena kho pana samayena Rājagahikassa seṭṭhissa sattavassiko sīsābādho (13) ahosi. Bahū ma-hantā disāpāmokkhā (14) vejjā āgantvā n’ āsakkhiṃsu (15) arogaṃ kātuṃ.
- Athakho Jīvako Komārabhacco seṭṭhiṃ gaha-patiṃ mañcake nipājjāpetvā (16) mañcakena samban-dhitvā sīsacchaviṃ phāletvā (17) … dve pāṇake nīharitvā janassa dassesi.
- N’eva kho asakkhi Vāseṭṭho mānavo Bhāra-dvājaṃ māṇavaṃ saññāpetuṃ (18) na pana asakkhi Bhāradvājo māṇavo pi Vāseṭṭhaṃ mānavaṃ sañ-ñāpetuṃ.
- Mayhaṃ bhāgineyyo imassa rajjassa sāmiko’ va dhītaraṃ etass’ eva detvā abhisekaṃ (19) assa karissāmīti.
- Atīte Bārāṇasiyaṃ Brāmadatte rajjaṃ kā-rente (20) Bodhisatto bhātikasatassa kaṇiṭṭho (21) ahosi.
- Bārāṇasiyaṃ yoso nāma kulaputto seṭṭhi-putto sukhumālo (22) hoti tassa tayo pāsādā honti eko hemantiko (23) eko gimhiko eko vassiko.
- Āyasmā Ānandatthero Bhagavato sāvakesu bāhusaccena paṇḍiccena ca aggo ahosi.
- Eogī vejjena dinnabhesajjaṃ (24) upasevitvā (25) ārogyaṃ paṭilabhitvā attano somanassaṃ pakā-sesi.
- Adhanānaṃ (26) dhane anamuppadiyamāne (27) dāḷiddiyaṃ (28) Vepullaṃ agamāsi dāḷiddiye Vepullaṃ gate adinnādānaṃ Vepullaṃ agamāsi.
II- Dịch câu tiếng Việt sang tiếng Pāli:
- Lúc bấy giờ, Tôn giả Ānanda đã báo tin (29) đến các người Malla, thị dân Kusināra (30) rằng: “Này các vị Vāseṭṭha, hôm nay vào canh (31) cuối của đêm, đức Như Lai sẽ diệt độ (32)”.
- Trưởng lão Mahāmaggallāna, vị ưu thắng (33) trong các vị có thần thông đã diệt độ (34) trước sự diệt độ(35) của đức Thế Tôn.
- Ðức vua Bimbisāra, vị lãnh tụ (36) người Magadha đã nghe rằng: “Ðích thật, Sa-môn Gotama, vị Thích tử đã xuất gia từ tộc Thích Ca (37), đã ngự đến Rājagaha“.
- Ðức vua Bimbisāra xứ Magadha đứng trên sân thượng (38) tòa cung điện của mình, khi thấy những thị dân đi theo đức Bồ Tát đang khất thực (39), bèn hỏi rằng: “Việc gì đó?”
- Thế rồi, các người cận sự (40) dân sinh Pātaligāma, sau khi rửa (41) chân, bèn đi vào ngôi phước xá (42)rồi ngồi xuống đối diện phía tây (43) dựa (44) tường phía đông, có trước mặt (45) là đức Thế Tôn.
- Trong lúc ấy bảy mươi bốn ngàn vị khổ hạnh tóc rối (46) sau khi mang lấy những trái và không phải trái (47) có chất bổ thượng vị, bèn đi đến nơi vị giáo thọ sư của họ.
- Một lúc nọ, Trưởng lão Mahākassapa bị chứng bệnh hành hạ (48), Ngài đã trú tại hang động Pipphali, ở không xa (49) Rājagaha.
- Tâu đại vương, Sa-môn quả (50) thiết thực (51) này thù thắng hơn (52), thanh lương hơn (53) đối với các Sa môn quả thiết thực trước.
- Người thanh nữ minh triết khi được làm kiếp người vốn khó được (54) bèn tích tựu nhiều việc phước.
- Cái mũi của nó khi hắt hơi (55) bị va nhằm (56) bề lưỡi (57) của thanh gươm, đã bị đứt ra làm hai.
- Vị ấy an trú sau khi biến mãn (58) một phương với tâm câu hữu từ (59); cũng thế, phương thứ hai; cũng thế, phương thứ ba; cũng thế, phương thứ tư.
- Bắt đầu từ đó (60), họ nói rằng những nơi nào (61) có các vị Sa-môn, Bà-la-môn trí thức, thì tại những nơi ấy (62), họ đi đến và tạo ra cuộc đàm luận (63).
- Những người học trò khôn ngoan, khi biểu lộ (64) sự kính trọng đối với các vị thầy dạy, thì họ đạt được sự tinh xảo (65) trong các học nghệ sai khác (66).
- Ðức Thế Tôn đắp y (67) cầm bát đi với chư Tỳ kheo đến giảng đường (68) rồi rửa chân bước vào giảng đường và đã ngồi trên chỗ ngồi được soạn sẵn ngang chính giữa đối diện phía đông (69).
- Người bán dầu (70) đã đánh người gác cổng của người buôn gạo (71) bằng một khí giới (72) bằng sắt.
Chú thích từ vựng:
(1) Tāvatiṃsadevaloka: cõi trời Ðao lợi (nam).
(2) Tiṃsayojanika: rộng lối 30 do-tuần (tt).
(3) Kanakavimāna: tòa kim ốc (trung).
(4) Kāsāvanivaṭṭha: vận mặc y ca-sa (tt).
(5) Kappeti: dùng với jīvikaṃ có nghĩa là đã tìm kế sinh sống, lập kế sinh nhai (đt)
(6) Uparipāsādagata: ngự trên lầu thượng (tt).
(7) Lohamaya: làm bằng đồng (tt).
(8) Cakkayugaṃ: một cặp bánh xe (trung)
(9) Vicaranta: của vicarati, trải đi, du hành (htpt)
(10) Sadiṭṭhika: thiết thực, hiện thực (tt).
(11) Bhadra: tuyệt hảo, tốt xinh (tt).
(12) Yāva: xe cộ, cỗ xe (trung)
(13) Sīsabādha: chứng bệnh ở đầu, bệnh nhức đầu (nam)
(14) Disāpāmokkha: trứ danh, có tiếng khắp phương (tt).
(15) N’āsakkhiṃsu: đã không thể, không có thể (“na asakkhiṃsu” động-quá)
(16) Nipajjāpetvā: sau khi bảo nằm xuống (bbqkpt của nipajjāpeti) .
(17) Phāletvā: sau khi mổ xẻ (bbqkpt).
(18) Saññāpetuṃ của saññāpeti): thuyết phục, thu phục (vbc)
(19) Abhiseka: lễ đăng quang, lễ tôn vương (nam)
(20) Kārenta: của kāreti), đang cai trị, trị vì (htpt)
(21) Kaṇiṭṭha: trẻ nhất, nhỏ, út (tt).
(22) Sukhumāla: thanh tú, lịch sự, tế nhị (tt).
(23) Hematika: thuộc về mùa lạnh, cho mùa lạnh (tt).
(24) Dinnabhesasjja: thuốc được cho, thuốc được bổ (trung)
(25) Upasevitvā: sau khi uống, sau khi dùng (bbqkpt của upasevati)
(26) Adhana: sự nghèo, người bần cùng (tt).
(27) Ananuppadiyamāna: không được cho đến (“na + anuppadiyamāna” htpt của anuppadiyati)
(28) Dāḷiddiya: sự nghèo khó, cảnh cơ bần (trung)
(29) Ðã báo tin: ārocesi (đtqk).
(30) Thị dân: kusināra (tt).
(31) Canh: Yāma (nam).
(32) Sẽ diệt độ: parinibbānaṃ bhavissati.
(33) Vị ưu thắng: agga (tt).
(34) Ðã diệt độ: parinibbāyi (đtqk).
(35) Trước sự diệt độ: parinibbānato pureta-raṃ.
(36) Vị lãnh tụ: Seṇiya (nam, tỉnh).
(37) Tộc Thích Ca: sakyakula (trung).
(38) Sân thượng: uparimatala (trung).
(39) Ðang khất thực: piṇḍāya caranta (htpt).
(40) Người cận sự: upāsaka (nam).
(41) Sau khi rửa: pakkhāletvā (qkpt).
(42) Ngôi phước xá: āvasathāgāra (trung).
(43) Ðối diện phía tây: pacchimanukha (tt).
(44) Dựa: nissāya (bbt) đối cách phía trước.
(45) Có trước mặt: purakkhatvā (bbqkpt).
(46) Vị khổ hạnh tóc rối: jaṭila (nam).
(47) Trái và không phải trái: phalāphala (trung).
(48) Bị hành hạ: aphipīḷita (qkpt của abhipīḷeti).
(49) Ở không xa: avidūre (bbt).
(50) Sa-môn quả: Sāmaññaphala (trung).
(51) Thiết thực: sandiṭṭhika (tt).
(52) Thù thắng hơn: abhikkantatara (tt).
(53) Thanh lương hơn: paṇītatara (tt).
(54) Vốn khó được: dullabha (tt).
(55) Khi hắt hơi: khipanta (htpt của khipati).
(56) Bị va nhằm: paṭihata (qkpt của paṭiha-nati).
(57) Bề lưỡi: dhārā (nữ).
(58) Sau khi biến mãn: pharitvā (bbqkpt của pharati).
(59) Câu hữu từ: mettāsahagata (tt).
(60) Bắt đầu từ đó: tato paṭṭhāya (bbt).
(61) Tại những nơi nào: yattha yattha (trt).
(62) Tại những nơi ấy: tattha tattha (trt).
(63) Cuộc đàm luận: Sākacchā (nữ).
(64) Khi biểu lộ: dassetvā (bbqkpt của dasseti).
(65) Sự tinh xảo: pāṭava (nam).
(66) Học nghệ sai khác: nānāsattha (trung).
(67) Ðắp (y): dạng bbqkpt nivāretvā.
(68) Giảng đường: avasathāgāra (trung).
(69) Ðối diện phía Ðông: puratthābhimukha (tt).
(70) Người bán dầu: telika (nam).
(71) Người buôn gạo: taṇḍulika (nam).
(72) Khí giới: āvudha (trung).
-ooOoo-