GIỚI THIỆU VỀ THIỀN SƯ S.N. GOENKA (TRÍCH TRONG TỨ NIỆM XỨ GIẢNG GIẢI)
Discourses on Satipaṭṭhāna Sutta Introduction S.N. Goenka, or Goenkaji as he is widely and respectfully referred to, is well known in numerous countries of the world as a master teacher of meditation. He received the technique that he teaches in the 1950’s from Sayagyi U Ba Khin of Burma, who in turn received it from Saya Thet, who received it in turn from the venerable monk, Ledi Sayadaw, who in turn received it from his own teacher in a long line of teachers descended directly from the Buddha. The achievement of this line of teachers in preserving the technique through such a long period of time is extraordinary, and a cause for gratitude in those who practise it. Now, in a world hungry for inner peace, there has been an extraordinary spread of the technique in Goenkaji’s lifetime: at the time of this writing meditation courses are given in 55 meditation centres as well as many temporary campsites in India and around the world, attracting about 40,000 people annually, a number which is growing each year. In spite of his magnetic personality and the enormous success of his teaching methods, Goenkaji gives all credit for his success to the efficacy of Dhamma itself. He has never sought to play the role of a guru or to found any kind of sect, cult or religious organisation. When teaching the technique he never omits to say that he received it from the Buddha through a chain of teachers down to his own teacher, and his gratitude to them for the benefits that he has personally gained in his own meditation is evident. At the same time, he continually emphasises that he does not teach Buddhism or any kind of “ism,” and that the technique that he teaches is universal, for people from any religious or philosophical background or belief. The standard meditation course in this tradition is a residential course of ten days’ duration. Participants commit themselves to staying on the course site for the full ten days, observing a rigorous timetable, maintaining complete silence among themselves for the first nine days. At the beginning of the course, they take the five precepts as given by the Buddha to householders: to refrain from killing, to refrain from stealing, to refrain from telling lies, to refrain from sexual misconduct (which involves the maintenance of complete celibacy for the duration of the course), and to refrain from taking any intoxicants. They start with the practice of Ānāpāna meditation, that is, the observation of the natural breath. On the fourth day, when some concentration has been gained, they switch to the practice of Vipassana, the systematic observation of the entire mind-matter phenomenon through the medium of bodily sensations. On the last full day, they practise Mettā-bhavana, that is, loving kindness, or sharing the merits that they have gained with others. Although his family was from India, Goenkaji was brought up in Burma, where he learnt the technique from his teacher Sayagyi U Ba Khin. After being authorised as a teacher by U Ba Khin he left Burma in 1969 in response to his mother’s illness, to give a ten-day course to his parents and twelve others in Bombay. The inspiration that he imparted and the extraordinary results of his teaching led to many more such courses, first in campsites around India and then later in centres as these began to spring up. From 1979 onwards he also started giving courses outside India, notably in Sri Lanka, Thailand, Nepal, France, England, North America, Japan, Australia, and New Zealand. All of these areas today have one or more centres. Unfortunately around this time confusion arose among some meditators as to how to practise Vipassana. The question arose as to what was Vipassana and what was Satipaṭṭhāna. In fact Vipassana and Satipaṭṭhāna are synonymous. They are the same. In order to enable meditators to work directly with the Buddha’s words and to dispel this confusion, Goenkaji gave the first Satipaṭṭhāna Sutta course at Dhammagiri, the main centre near Bombay, from 16 to 22 December 1981. The discipline and timetable of a ten-day course remained, but the participants could study the text of the Sutta in the break periods, if they wished. Goenkaji’s evening discourses explained and expanded on the Sutta. In this way pariyatti (the theoretical study of Dhamma) and paṭipatti (the actual practice of Dhamma) were most beneficially combined. Each of the chapters of this book is a condensed version of the daily evening discourse given by S.N. Goenka during a Satipaṭṭhāna Sutta course held at Dhamma Bhūmi, Blackheath, Australia, in November, 1990. The book is intended as a companion volume to the Mahā-satipaṭṭhāna Sutta, The Great Discourse on the Establishing of Awareness (VRI, 1998), with its introduction and notes, published by the Vipassana Research Institute. That volume contains the full text of the Sutta and is used as a handbook by meditation students who are attending the course. The condensed discourses in this book contain only short excerpts from the Sutta, and it is not intended to be used on the course, where students are able to hear the original discourses directly by means of videotape. It may, however, serve as an aid to meditators after the course as a review of the content, as an aid to further study of the texts for scholars, and to assist with translation and better understanding for the benefit of those whose mother tongue is not English. “Liberation can only be gained by practice, never by mere discussion.” These words of Goenkaji give a fitting background to the origin and reason for these discourses and for the Satipaṭṭhāna Sutta course itself. Goenkaji has always emphasised the importance of the actual practice of meditation; theory and study are understood as a support to the practice. In the Satipaṭṭhāna discourses he warns of how unfortunate it would be if a centre became devoted only to the study of theory. On Satipaṭṭhāna courses, as with the ten-day courses, the full meditation timetable is followed, the discourses being restricted just to one period in the evening. This means that the participants can use the theory as a foundation from which to investigate and experience realities inside themselves directly, rather than being tempted to get caught up in mere intellectual debates about it. Not that intellectual study is discouraged, but as Goenkaji emphasises, theory and practice should go together. Similarly, on a ten-day course, the teachings in the discourses proceed from sīla (morality), to samādhi (mastery of the mind), to paññā (wisdom through insight) as the meditators are introduced to each at a practical level. It was also no coincidence that Goenkaji’s teaching of the first course in the Satipaṭṭhāna Sutta at Dhammagiri was immediately followed by his teaching of a one-month Vipassana course. The further understanding gained from attending a Satipaṭṭhāna course forms an essential base for practice during a long course, and is in fact a requirement for taking long courses in this tradition. This understanding forms a very important and helpful guide for the meditator during the extended solitude spent in practice during a long course. Additionally, the long course discourses refer frequently to the teachings of this important Sutta, which are also echoed in many other suttas. All the thousands of discourses given by the Buddha have a particular meaning and inspiration. Each was uniquely tailored by the Buddha to its specific audience, to suit their situation and level of understanding at that time. The understanding of even one or a few discourses was often sufficient for a meditator to reach the final goal. Nevertheless, this particular discourse has been singled out for intense study because, due to the developed nature of its original audience, it can dispense with many preliminaries and deal in detail with the technique of meditation itself. As such, it is particularly helpful to older students who wish to study and understand the technique more deeply at the theoretical level, in order to strengthen their practice. The first Satipaṭṭhāna Sutta course lasted only seven full days, because this was the time Goenkaji needed to expound and explain it in the evening discourses. This remains its standard length today. The emphasis therefore is on understanding the Sutta and, at a practical level grasping its implications by at least some practice. This practice is then further developed in the long courses after it has been solidly anchored in a deeper knowledge of the theory. It is a source of great inspiration to students on the course to hear the direct words of the Buddha, in a context where they can work with them directly. Many meditators, having practised even a little, are thrilled when they first hear the Buddha’s words, and straightaway start to understand them in a way that is simply not possible for those who have not practised, because the experiential level is missing from their comprehension. Many meditators report that they feel as if the Buddha is speaking to them personally, as if his words were meant for them. It is a characteristic of an enlightened person’s teaching that they seem to directly address the experience of every meditator. In the original Mahā-satipaṭṭhāna Sutta, and frequently in other suttas as well, the Buddha used repetition both for emphasis and clarity. In his discourses on the Sutta, Goenkaji recites each passage in Pāli in its entirety with the same effect. The resonance of the Buddha’s original words, especially when recited by a master teacher of Vipassana such as Goenkaji, directly invites the listener to deeper meditation. However to produce a written version which included all the Pali then recited would risk presenting an unnecessary mass of material which might create difficulties for a reader. This volume therefore separates the discourses and the full text. The discourses contain only excerpts from the Sutta, which are then followed by Goenkaji’s commentary. It should also be noted that, for the convenience of the reader, many repeated passages within these excerpts have been omitted and are replaced by ellipses (…). The complete Pāli text and translation may be found in the companion volume, the Mahā-satipaṭṭhāna Sutta, The Great Discourse on the Establishing of Awareness (VRI, 1998). In this way, the Sutta can be read in its entirety with the background and understanding gained by first reading these discourses. Those who wish to gain the inspiration of hearing the Pāli in full while actually practising, are referred to Goenkaji’s own original discourses or recitation. No summary of this kind can ever capture in full the flavour and impact of the original discourses. To have been present and to have heard such discourses in person is a great privilege and a source of extraordinary inspiration. Therefore these condensed discourses attempt to retain this flavour and atmosphere. While cleaving to Goenkaji’s original words where possible, they attempt to distil and crystallise the meaning of each of his points with maximum clarity. If they can serve as an inspiration to all who read them to meditate at deeper levels on the path to liberation, their purpose will have been achieved. —Patrick Given-Wilson May, 1998, Dhamma Bhūmi, – – – – – Note on the Pronunciation of Pāli Pāli was a spoken language of northern India in the time of Gotama the Buddha. It was written in the Brāhmī script in India in the time of Emperor Asoka and has been preserved in the scripts of the various countries where the language has been maintained. In Roman script the following set of diacritical marks are used to indicate the proper pronunciation. The alphabet consists of forty-one characters: eight vowels and thirty-three consonants. Vowels: a, ā, i, ī, u, ū, e, o Consonants: The vowels a, i, u are short; ā, ī, ū are long; e and o are pronounced long except before double consonants: deva, mettā; loka, phoṭṭhabbā. The consonant c is pronounced as in the ‘ch’ in ‘church’. All the aspirated consonants are pronounced with an audible expulsion of breath following the normal unaspirated sound. Therefore th is not as in ‘three’ but more like the sound in ‘Thailand’, and ph is not as in ‘photo’ but rather is pronounced ‘p’ accompanied by an expulsion of breath. The retroflex consonants, ṭ, ṭh, ḍ, ḍh, ṇ are pronounced with the tip of the tongue turned back, whereas in the dentals, t, th, d, dh, n, it touches the upper front teeth. The palatal nasal, ñ, is the same as the Spanish ‘ñ’, as in señor. The velar nasal, ṅ, is pronounced like ‘ng’ in ‘singer’ but occurs only with the other consonants in its group: ṅk, ṅkh, ṅg, ṅgh. The pronunciation of ṃ is similar to ṅ but occurs most commonly as a terminal nasalization: ‘evaṃ me sutaṃ’. The Pāli v is a soft ‘v’ or ‘w’ and ḷ, produced with the tongue retroflexed, is almost a combined ‘rl’ sound. There a few instances of Sanskrit words in the text. The following are diacritical characters that occur in Sanskrit but not in Pāli: Namo tassa bhagavato arahato sammā-sambuddhassa |
Tứ Niệm Xứ Giảng Giải DẪN NHẬP S.N. Goenka (Satya Narayan Goenka (1924) xem Goenka tự thuật trong “Tìm hiểu Pháp môn niệm thọ” – ND), hay Goenkaji như ông thường được mọi người gọi một cách tôn kính, nổi tiếng ở nhiều quốc gia trên thế giới như một bậc thiền sư. Ông thọ pháp (tiếp nhận kỹ thuật) mà ông hiện đang dạy từ thiền sư Sayagyi U Ba Khin của Miến Điện khoảng thập niên 50, ngài U Ba Khin thọ pháp từ thiền sư Saya Thet, Saya Thet từ thiền sư Ledi Sayadaw, và Ledi Sayadaw từ thầy của ngài trong một dòng dài các bậc thiền sư xuất phát trực tiếp từ Đức Phật. Công lao giữ gìn kỹ thuật (niệm thọ) của dòng dõi các vị thiền sư này qua một giai đoạn thời gian dài lâu như thế quả là một điều kỳ diệu, và là lý do để hàng hậu học được hành theo nó phải tỏ lòng tri ân. Ngày nay, trong một thế giới đang khao khát sự bình yên nội tại, đã có một sự truyền bá rộng rãi kỹ thuật thiền này trong cuộc đời của Goenkaji: vào lúc viết cuốn sách này các khóa thiền đã được tổ chức rộng rãi trên 55 trung tâm thiền chính thức cũng như rất nhiều địa điểm tạm thời khác ở Ấn Độ và trên thế giới, hấp dẫn khoảng 40.000 người hàng năm, một con số người tham dự mỗi năm mỗi không ngừng tăng thêm. Mặc dù cá tính có sức hấp dẫn của ông và sự thành công to lớn trong phương pháp giảng dạy thiền của ông, Goenkaji vẫn xem sự thành công của mình là do tính hiệu quả của tự thân Giáo Pháp (Dhamma). Ông chưa bao giờ tìm cách đóng vai trò của một vị minh sư (guru) hay tìm cách thiết lập bất kỳ một loại bộ phái, tín ngưỡng hay tổ chức tôn giáo nào. Khi giảng dạy kỹ thuật ông không bao giờ quên nói rằng ông tiếp nhận nó từ Đức Phật qua một chuỗi dài các bậc thiền sư xuống đến thầy của ông (ngài U Ba Khin), và lòng biết ơn của ông đối với các bậc tiền bối về những lợi ích mà bản thân ông gặt hái được trong thiền pháp là điều hiển nhiên. Đồng thời, ông cũng luôn nhấn mạnh rằng ông không dạy đạo Phật hay bất kỳ một loại “tôn giáo” nào, và rằng kỹ thuật ông đang dạy là phổ quát cho mọi người dù bối cảnh tôn giáo, triết học hay tín ngưỡng của họ có là gì. Khóa thiền tiêu chuẩn trong truyền thống (niệm thọ) này là một khóa thiền nội trú mười ngày. Những người tham dự cam kết ở lại trong địa điểm khóa thiền đúng mười ngày, tuân thủ nghiêm ngặt thời khắc biểu, giữ sự yên lặng tuyệt đối giữa họ trong chín ngày đầu. Lúc bắt đầu khóa thiền, họ thọ trì ngũ giới đúng như những gì Đức Phật đã quy định cho hàng tại gia: để tránh sát sanh, tránh trộm cắp, tránh tà dâm (đặc biệt trong thời gian khóa thiền đòi hỏi phải duy trì tình trạng không quan hệ nam nữ tuyệt đối), và tránh uống rượu và cách chất say. Họ khởi sự với việc thực hành niệm hơi thở – Ānāpāna, đó là quan sát hơi thở tự nhiên. Vào ngày thứ tư, khi đã có được một sự tập trung tương đối, họ chuyển sang việc hành minh sát – vipassanā, quan sát một cách hệ thống toàn bộ hiện tượng tâm – vật lý hay danh và sắc qua phương tiện các cảm thọ thuộc thân. Trọn ngày cuối cùng, họ thực hành thiền tâm từ – Mettābhāvanā, nhằm chia sẻ những công đức họ có được với mọi người. Mặc dù dòng họ ông là người Ấn Độ, Goenkāji lại sinh ra và lớn lên ở Miến Điện, nơi đây ông đã học kỹ thuật thiền từ thầy ông Sayagyi U Ba Khin. Sau khi được ngài U Ba Khin chính thức công nhận đủ tư cách là thiền sư ông rời Miến Điện năm 1969 để chữa trị bệnh tình của mẹ ông. Khóa thiền mười ngày đầu tiên được tổ chức cho cha mẹ ông và mười hai người khác tại Bombay (Ấn Độ). Nguồn khích lệ mà ông đem lại và những kết quả phi thường của việc dạy thiền của ông đã dẫn đến rất nhiều khóa thiền như vậy nữa, đầu tiên trong các địa điểm tạm thời quanh Ấn Độ và rồi sau đó trong những trung tâm chính thức khi chúng bắt đầu mọc lên. Từ năm 1979 trở đi ông cũng bắt đầu tổ chức những khóa thiền ngoài Ấn Độ, đặc biệt là ở SriLanka (Tích Lan), Thái Lan, Nepal, Pháp, Anh, Bắc Mỹ, Nhật, Úc và New Zealand (TânTâyLan). Tất cả những khu vực này ngày nay đã có một hoặc nhiều trung tâm thiền. Tiếc thay, thời gian gần đây một sự lầm lẫn đã xuất hiện trong một số những người hành thiền về việc làm thế nào để thực hành vipassanā. Vấn đế phát sinh ở chỗ thế nào là thiền Vipassanā và thế nào là thiền Satipaṭṭhāna (Minh sát và Tứ Niệm Xứ). Thực sự ra Vipassanā và Satipaṭṭhāna là đồng nghĩa. Chúng chỉ là một. Để giúp những người hành thiền có khả năng hiểu trực tiếp với những lời dạy của Đức Phật và để xua tan sự lầm lẫn này, Goenkaji đã tổ chức khóa thiền có giảng kinh Tứ Niệm Xứ đầu tiên tại Dhammagiri, trung tâm thiền chính gần Bombay, từ ngày 16 đến ngày 22 tháng Chạp năm 1981. Giới luật và thời khắc biểu của một khóa thiền mười ngày vẫn như cũ, nhưng những người tham dự có thể nghiên cứu nguyên văn bài kinh trong những giờ nghỉ, nếu họ muốn. Các buổi pháp đàm mỗi chiều, Goenkaji dành để giải thích và triển khai bài kinh Tứ Niệm Xứ. Theo cách này pháp học (pariyatti) và pháp hành (paṭipatti) đã được kết hợp một cách lợi ích nhất. Mỗi chương của cuốn sách này là một hình thức cô đọng của bài giảng mỗi buổi chiều hàng ngày của S.N. Goenka trong suốt khóa thiền Tứ Niệm Xứ tổ chức tại Dhamma Bhūmi, Blackheath, Australia (Úc), tháng Mười Một năm 1990. Quyển sách được xem như sách hướng dẫn Bài kinh Đại Niệm Xứ – Mahā Satipaṭṭhāna Sutta (VRI 1998) với phần giới thiệu và những ghi chú của nó đã được Viện Nghiên cứu Thiền Minh sát (Vipassanā Research Institute – VRI) xuất bản. Quyển sách ấy bao gồm toàn văn bài kinh và được dùng như một cuốn sổ tay bởi những người hành thiền đang tham dự khóa thiền Tứ Niệm Xứ. Những bài giảng cô đọng trong cuốn sách này chỉ là những trích đoạn ngắn từ bài kinh, và nó không có ý định được dùng trong khóa thiền, nơi đây thiền sinh có thể nghe những bài giảng gốc trực tiếp bằng máy thu băng. Tuy nhiên, nó vẫn có thể được dùng như một trợ giúp cho các thiền sinh sau khóa thiền để ôn lại nội dung, và cũng giúp các học giả muốn nghiên cứu thêm về văn kinh. “Sự giải thoát chỉ có thể đạt được qua việc thực hành, chứ không đơn thuần bằng việc bàn luận suông”. Những lời ấy của Goenkaji đã đưa ra một bối cảnh thích hợp cho căn nguyên và lý do có những bài giảng này và cho chính những khóa thiền Tứ Niệm Xứ. Goenkaji luôn luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền thực sự; lý thuyết và nghiên cứu phải được hiểu như một hỗ trợ cho việc thực hành mà thôi. Trong những bài giảng về kinh Niệm Xứ ông cảnh tỉnh mọi người rằng nếu một trung tâm thiền chỉ để phục vụ cho việc nghiên cứu lý thuyết thì điều đó hẳn là bất hạnh lắm vậy. Trong các khóa thiền Tứ Niệm Xứ, cũng như với các khóa thiền mười ngày, thời khắc biểu hành thiền được tuân thủ đầy đủ, những bài giảng được giới hạn chỉ một thời gian vào buổi chiều. Điều này có nghĩa rằng những người tham dự có thể dùng lý thuyết như một nền tảng căn bản để từ đó khảo sát và kinh nghiệm trực tiếp những thực tại bên trong tự thân, thay vì bị lôi cuốn vào những cuộc tranh luận thuần tri thức về pháp. Tất nhiên việc nghiên cứu trên phương diện tri thức không bị ngăn cấm, nhưng như Goenkaji nhấn mạnh, lý thuyết và thực hành phải đi đôi với nhau. Tương tự, trong một khóa thiền mười ngày, những bài giảng sẽ tiến hành theo tuần tự từ giới (sīla), định (samādhi), đến tuệ (paññā) để giới thiệu cho người hành thiền từng bước một ở mức thực tiễn. Điều kiện tiên quyết để tham dự khóa thiền Satipaṭṭhāna trong truyền thống này là (người hành thiền) phải hoàn tất ba khóa thiền mười ngày, hành thiền đều đặn hàng ngày, và giữ giới ít ra cũng ở mức tối thiểu, đó là giữ ngũ giới. Điều đáng lưu ý ở đây là bài kinh (Tứ Niệm Xứ) tự thân nó không đề cập đến giới (sīla). Goenkaji giải thích bối cảnh thuyết kinh trong bài giảng mở đầu của ông vào Ngày Thứ Hai: bài kinh được Đức Phật thuyết cho người dân Kuru, từ bao đời nay đã có một nền tảng vững chắc về giới. Nói về giới với họ là điều không cần thiết, vì tầm quan trọng của nó đã được mọi người hiểu và đảm đương rồi. Ngày nay cũng thế, những thiền sinh tham dự khóa thiền và làm việc với bài kinh Tứ Niệm Xứ này ít nhất phải có một sự hiểu biết cơ bản và thực hành giới, là điều quan trọng. Không có nền tảng giới này, khó có thể cho họ đi vào được chiều sâu trong pháp hành của họ đủ để làm việc một cách hiệu quả với lời dạy trong kinh. Đa số thính chúng ban đầu của bài kinh đã phát triển cao trong thiền pháp của họ, nên cần rất ít sự hướng dẫn để có thể đạt đến những giai đoạn cao hơn. Trong khi những chứng đắc như vậy hẳn là không hy vọng gì lắm ở ngày nay, song đòi hỏi của khóa thiền này là những thiền sinh Tứ Niệm Xứ ít ra cũng phải có một kinh nghiệm vững chắc nào đó trong thiền này, cũng như phải quen thuộc với những khóa thiền mười ngày. Cũng không phải ngẫu nhiên mà việc dạy khóa thiền đầu tiên theo kinh Tứ Niệm Xứ của Goenkaji tại trung tâm thiền Dhammagiri lại được tiếp liền theo đó bằng khóa thiền Vipassanā dài một tháng do ông dạy. Sự hiểu biết thêm có được từ việc tham dự khóa thiền Tứ Niệm Xứ tạo thành một căn bản thiết yếu cho việc thực hành suốt một khóa thiền dài (1 tháng), và thực sự đó cũng là một đòi hỏi phải có để tham dự những khóa thiền dài ngày trong truyền thống này. Sự hiểu biết ấy hình thành một hướng dẫn rất quan trọng và hữu ích cho người hành thiền trong tình trạng độc cư hành thiền suốt một khóa thiền dài ngày. Thêm vào đó, những bài giảng trong khóa thiền dài ngày thường xuyên đề cập đến những lời dạy của bài kinh (Niệm Xứ) quan trọng này, và nó cũng được đề cập lại trong nhiều bài kinh khác nữa. Thực sự ra, cả ngàn bài kinh do Đức Phật thuyết đều có một ý nghĩa và nguồn cảm hứng đặc biệt. Có thể nói mỗi bài kinh đã được Đức Phật khéo thuyết cho thính chúng đặc biệt của nó, để thích ứng với tình cảnh và mức hiểu biết của họ vào lúc đó. Hiểu đúng ngay cả chỉ một hay vài bài kinh thôi cũng là đủ cho người hành thiền tiến tới mục tiêu cuối cùng. Mặc dù vậy, bài pháp (satipaṭṭhāna) đặc biệt này đã được chọn ra để nghiên cứu kỹ lưỡng, vì do bản chất đã phát triển của thính chúng ban đầu của nó, bài kinh có thể đã bỏ bớt những đoạn mở đầu không cần thiết và chỉ bàn chi tiết đến bản thân kỹ thuật thiền mà thôi. Như vậy, nó đặc biệt hữu ích cho những thiền sinh cũ muốn nghiên cứu và hiểu biết kỹ thuật sâu hơn ở mức lý thuyết, để củng cố cho pháp hành của họ. Khóa thiền Tứ Niệm Xứ đầu tiên chỉ kéo dài bảy ngày, bởi vì đây là thời gian cần thiết để Goenkaji trình bày chi tiết và giải thích bài kinh trong những buổi pháp đàm mỗi chiều. Điều này vẫn tiếp tục là thời gian tiêu chuẩn của các khóa thiền Tứ Niệm Xứ ngày nay. Do đó, sự nhấn mạnh đặt trên việc hiểu kinh và ở một mức thực tiễn, làm sao nắm bắt được những hàm ý của nó ít nhất cũng bằng việc thực hành. Sau đó việc thực hành có thể được phát triển thêm trong những khóa thiền dài ngày khi nó đã được neo chắc trong một kiến thức sâu xa hơn về lý thuyết. Thực sự, đối với các thiền sinh trong khóa thiền được nghe những lời dạy trực tiếp của Đức Phật, trong một bối cảnh ở đây họ có thể làm việc trực tiếp với chúng (áp dụng trực tiếp trong thực hành) là một nguồn cảm hứng lớn lao vô cùng. Nhiều thiền sinh, sau khi đã hành được chút ít, tỏ ra rất xúc động khi lần đầu tiên họ được nghe những lời dạy của Đức Phật, và lập tức hiểu được ngay những lời dạy ấy theo cách mà không khả dĩ chút nào đối với những người không thực hành, vì mức độ kinh nghiệm đã vắng mặt trong sự hiểu biết của họ. Nhiều thiền sinh trình pháp cho biết rằng, họ cảm thấy như thể Đức Phật đang trực tiếp nói với họ, như thể những lời của ngài có ý định dành cho họ vậy. Một đặc tính trong lời dạy của bậc giác ngộ đó là chúng dường như nói trực tiếp đến kinh nghiệm của mỗi người hành thiền. Trong bài kinh Đại Niệm Xứ nguyên thủy, và thường trong các kinh khác cũng vậy, Đức Phật đã dùng sự lặp đi lặp lại để nhấn mạnh và làm sáng tỏ (vẫn đề). Trong những bài giảng kinh của mình, Goenkaji cũng đọc từng đoạn kinh Pāḷi đúng theo nguyên văn của nó với hiệu quả tương tự. Sự vang vọng của những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật, đặc biệt khi nó được đọc bởi một vị thiền sư Vipassanā như Goenkaji, đã thúc dục trực tiếp người nghe đi vào mức thiền sâu hơn. Tuy nhiên, đưa ra một hình thức văn viết gồm luôn cả phần Pāḷi rồi đọc lại hẳn sẽ chỉ là việc giới thiệu một khối tài liệu không cần thiết có thể tạo ra những khó khăn cho người đọc. Do đó, quyển sách này mới tách những bài giảng và văn kinh đầy đủ ra. Những bài giảng chỉ bao gồm những đoạn trích từ bài kinh, sau đó được kèm theo bởi những lời bình giải của thiền sư Goenka. Cũng cần lưu ý rằng, để tiện cho người đọc, nhiều đoạn lặp lại trong những trích đoạn này đã được lược bỏ và thay thế bằng các dấu tỉnh lược (…). Người đọc có thể tìm kinh văn Pāḷi đầy đủ và bản dịch trong quyển sách hướng dẫn kinh “Đại Niệm Xứ” – Mahāsatipaṭṭhāna do VRI, xuất bản năm 1988. Theo cách này bài kinh có thể được đọc trong tính toàn vẹn của nó với bối cảnh và sự hiểu biết có được nhờ trước tiên đã đọc những bài giảng này. Những ai muốn có được nguồn cảm hứng của việc nghe kinh Pāḷi đầy đủ trong lúc hành thực sự, nên xem lại những bài giảng gốc của Goenkaji hoặc phần đọc tụng của ông. Thực ra không có sự tóm tắt nào có thể tóm tắt được hết hương vị và sức tác động của những bài giảng nguyên thủy. Tự thân hiện diện và nghe những bài giảng như thế này là một đặc ân to lớn và là một nguồn cảm hứng kỳ diệu. Do đó những bài giảng cô đọng này cố gắng sao để giữ lại được hương vị và bầu không khí đầy cảm hứng ấy. Trong khi cố gắng bám sát những chữ gốc của Goenkaji ở bất cứ nơi nào có thể được, bản tóm tắt này cũng cố gắng chắt lọc và kết tinh ý nghĩa của từng điểm ông đưa ra với sự sáng sủa rõ ràng hết mức. Nếu như quyển sách này có thể phục vụ như một nguồn khích lệ cho tất cả những ai được đọc nó để đi vào thiền ở những mức độ sâu hơn trên con đường giải thoát, thời mục đích của nó có lẽ đã được thành tựu. Patrick Given Wilson
Pāḷi là ngôn ngữ nói của Bắc Ấn vào thời Đức Phật Gotama. Nó được viết theo hệ thống chữ Brāhmī ở Ấn Độ vào thời Hoàng đế A-Dục (Asoka) và được lưu giữ trong những hệ thống chữ viết của các quốc gia cùng sử dụng hệ ngôn ngữ (Pāḷi) nầy. Trong hệ thống chữ Latinh (Roman), bảng các dấu phụ sau đây được dùng để chỉ cách phát âm đúng. |