TAM TẠNG (TIPIṬAKA) & CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO THÊM TIẾNG VIỆT

 

TẠNG KINH

TẠNG LUẬT

TẠNG VI DIỆU PHÁP

HỌC KINH ĐIỂN TAM TẠNG

TAM TẠNG (TIPIṬAKA PĀḶI), CHÚ GIẢI, PHỤ CHÚ GIẢI & TÀI LIỆU TÌM HIỂU THÊM NGÔN NGỮ KHÁC

Tipiṭaka Mūla (Chánh Văn)

Aṭṭhakathā (Chú Giải)

Tīkā (Phụ Chú Giải)

Tam Tạng Kinh Điển Pali gồm 84 000 pháp uẩn (Dhammakkhandha)

Nguyên tác Pāḷi (theo Tam tạng Sri Lanka) có tất cả 58 quyển. Bản tiếng Việt có 55 quyển

SƠ ĐỒ TAM TẠNG (TIPIṬAKA)

KẾT TẬP TAM TẠNG PĀḶI

Để giữ gìn duy trì pháp-học Phật-giáo cho được đầy đủ, nguyên vẹn, không để rời rạc, không cho thất lạc, cho nên, chư Đại-Trưởng-lão, chư Trưởng-lão đã kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi bằng tiếng Pāḷi trải qua các thời-kỳ như sau:

kết tập tam tạng
Kỳ Kết Tập Tam Tạng Lần Thứ Nhất (ảnh minh hoạ)

Kỳ Kết Tập Tam-Tạng Pāḷi Lần Thứ Nhất

Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa đứng ra tổ chức kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất, thời gian sau khi Đức-Phật tịch diệt Niết-bàn 3 tháng 4 ngày, trong mùa an cư nhập hạ tại động Sattapaṇṇi gần thành Rājagaha xứ Māgadha.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất này gồm có 500 vị Thánh A-ra-hán có đầy đủ tứ-tuệ phân-tích, lục thông, … đặc biệt thông-thuộc Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi. Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa chủ trì đại hội, đọc tuyên ngôn đoạn cuối kết luận rằng:

“……Saṃgho appaññattaṃ nappaññapeti, paññattaṃ na samucchindati, yathāpaññattesu sikkhāpadesu samādāya vattati, khamati saṃghassa, tasmā tuṇhī evametaṃ dharayāmi.” (1)

“……Chư tỳ-khưu-Tăng! Không được phép chế-định thêm điều-giới nào mà Đức-Phật không chế-định, không được phép xoá bỏ điều-giới nào mà Đức-Phật đã chế-định. Chư tỳ-khưu Tăng cần phải giữ gìn, duy trì, thực- hành nghiêm chỉnh đúng theo các điều-giới mà Đức- Phật đã chế định. Tất cả chư tỳ-khưu-Tăng đều hài lòng nên làm thinh. Tôi ghi nhận sự hài lòng này của quý vị bằng trạng-thái làm thinh như vậy.”

Tất cả chư tỳ-khưu Tăng gồm có 500 bậc Thánh A-ra- hán đều đồng tâm nhất trí tuân theo lời tuyên ngôn của Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa. Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa chủ trì chất vấn Ngài Trưởng-lão Upāli giải đáp về Tạng Luật, và chất vấn Ngài Trưởng-lão Ānanda giải đáp về Tạng Kinh Pāḷi và Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi được thực hiện suốt 7 tháng mới hoàn thành xong trọn bộ Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi.

Kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất này bằng cách truyền khẩu (mukhapāṭha) chưa ghi chép bằng chữ viết.

Đức-vua Ajātasattu đất nước Māgadha là người hộ độ chư Thánh A-ra-hán trong kỳ kết tập Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi lần thứ nhất này. Khi Đức-Phật còn hiện hữu trên thế gian, Đức-Phật đã từng tuyên dương Ngài Trưởng-lão Upāli là bậc Thánh thanh-văn đệ-tử xuất sắc nhất về trì luật trong các hàng thanh-văn đệ-tử của Đức-Phật.

* Về Trường-bộ-kinh Pāḷi (Dīghanikāyapāḷi) thuộc về phận sự của Ngài Trưởng-lão Ānanda. Ngài Trưởng- lão có bổn phận dạy trường-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đến nhóm đệ-tử để giữ gìn duy trì Trường-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải trường-bộ-kinh Pāḷi này.

* Về Trung-bộ-kinh Pāḷi (Majjhimanikāyapāḷi) thuộc về phận sự của nhóm đệ tử của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta. Các vị Đại-đức này có bổn phận dạy trung- bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đến nhóm đệ-tử, để giữ gìn duy trì Trung-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi này.

* Về Đồng-loại-bộ-kinh Pāḷi (Saṃyuttanikāyapāḷi) thuộc về phận sự của Ngài Đại-Trưởng-lão Mahākassapa. Ngài Đại-Trưởng-lão có bổn phận dạy đồng-loại-bộ- kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đến nhóm đệ-tử, để giữ gìn duy trì Đồng-loại-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi này.

* Về Chi-bộ-kinh Pāḷi (Aṅguttaranikāya) thuộc về phận sự của Ngài Trưởng-lão Anuruddha. Ngài Trưởng- lão có bổn phận dạy chi-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đến nhóm đệ-tử, để giữ gìn duy trì Chi-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi này.

* Về Tiểu-bộ-kinh Pāḷi (Khuddakanikāyapāḷi), thuộc về phận sự chung của 500 chư Thánh A-ra-hán. Quý Ngài có bổn phận dạy tiểu-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi đến các nhóm đệ-tử, để giữ gìn duy trì Tiểu-bộ-kinh Pāḷi và Chú-giải Pāḷi này.

* Về Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi (Abhidhammapiṭaka- pāḷi) gồm có 7 bộ lớn, thuộc phận sự chung của 500 chư Thánh A-ra-hán. Quý Ngài có bổn phận dạy Tạng Vi- diệu-pháp Pāḷi và Chú-giải Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi đến các nhóm đệ-tử, để giữ gìn duy trì Tạng Vi-diệu-pháp Pāḷi và Chú-giải Pāḷi này.
Toàn giáo-pháp của Đức-Phật Gotama được kết tập lại đầy đủ trọn vẹn.

Ngài Đại-Trưởng-lão và chư Vị Trưởng-lão có bổn phận dạy cho các hàng đệ tử học thuộc lòng, ghi nhớ đầy đủ trọn vẹn Tam-tạng Pāḷi và Chú-giải Pāḷi, gìn giữ duy trì pháp-học Phật-giáo cho được trường tồn lâu dài trên thế gian, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc cho tất cả chúng-sinh nhất là chư-thiên và nhân-loại .

(TỪ NGUỒN TÀI LIỆU DO TỲ KHƯU HỘ PHÁP BIÊN SOẠN)

BẢNG SƠ LƯỢC 6 KỲ KẾT TẬP TAM TẠNG KINH ĐIỂN PĀḶI

Lần Kết tập Ngày Địa điểm Vị chủ toạ Tăng chúng tham dự Thí chủ đại lễ Nguyên nhân & Mục đích Kéo dài Các sự kiện quan trọng khác
Lần 1 3 tháng sau khi Phật viên tịch (543 B.C) Hang Sattapaṇṇi, núi Vebhara, gần kinh thành Rājagaha (India) Ngài Mahākassapa-mahāthera 500 vị Thánh A-ra-hán với 4 Tuệ phân tích Vua Ajātasattu (India) Do lời nói bất kính đối với Pháp và Luật của vị tỳ-kheo Subhadda già sau khi Phật vừa viên tịch Để gìn giữ sự tinh nguyên của Phật Pháp 7 tháng Ngài Upāli đã trùng tuyên Luật, ngài Ānanda đã trùng tuyên về Pháp (bao gồm cả Abhidhamma)
Lần 2 100 năm sau khi Phật viên tịch (443 B.C) Tu viện Vālukārāma, gần kinh thành Vesālī (India) Ngài Revata- mahāthera 700 vị Thánh A-ra-hán với 4 Tuệ phân tích Vua Kālāsoka (India) Do 10 việc làm sai lạc với tinh thần giới Luật của nhóm tỳ-kheo Vajjiputtaka Để gìn giữ sự tinh nguyên của Luật do Phật đã chế định 8 tháng Ngài Sabbakāmi đã trùng tuyên về Luật.

Tăng đoàn chia thành 2 phái: Theravādin và Mahāsaṅghika

Lần 3 235 năm sau khi Phật viên tịch (308 B.C) Tu viện Asokārāma, kinh thành Pātaliputta (India) Ngài Moggaliputta-tissamahāthera 1000 vị Thánh A-ra-hán với  4 Tuệ phân tích Vua Dhammāsoka (India) Do sự bành trướng của các tỳ-kheo giả mạo từ ngoại đạo xuất gia vào khiến Tăng chúng ở một số nơi không làm lễ Uposatha trong suốt 6 năm Trục xuất các tỳ-kheo giả mạo và giữ gìn sự tinh nguyên của Tăng chúng 9 tháng Hơn 60.000 tỳ-kheo giả mạo bị trục xuất. Ngài Moggaliputtissa- mahāthera đã phủ nhận các quan điểm sai lạc khác & trình bày tác phẩm Kathāvatthu vào Luận Tạng. 9 phái đoàn truyền giáo (dhammadūta) được gởi đi theo 9 hướng đến các nước khác.
Lần 4 313 năm sau khi Phật viên tịch Tu viện Thūpārāma, thành phố Anudharapura (Sri Laṅka) Ngài Mahinda-mahāthera 1000 vị Vua Devānampiya-tissaka (Sri Laṅka) Theo Saddhamasaṅgaha, vì Phật Pháp mới được ngài Mahinda truyền bá sang nên vẫn chưa phát triển sâu rộng Để cho Tipitaka & Aṭṭhakathā được phát triển sâu rộng tại đây bằng việc cho người địa phương xuất gia 1 năm Ngài Ariṭṭha đã trùng tuyên về Luật. Vẫn kết tập theo kiểu khẩu truyền tâm thọ.
450 năm sau khi Phật viên tịch (93 B.C) Hang Āloka, Aluvihāra, Matale, quận Malaya (Sri Laṅka) Ngài Mahārakkhita-mahāthera 500 vị A-ra-hán Vua Vattagāmani-abhaya (Sri Laṅka) Theo Dīpavaṃsa, do nạn đói, chiến tranh & sự phát triển của phái Abhayagiri Vihāra, nên chư Tăng 1 phần vì chết, phần khác vì trí tuệ ngày càng giảm dần Trùng tuyên & viết lại để bảo tồn được lâu hơn Tipitaka được viết vào lá bối lần đầu tiên. Đức vua đã cho chép thành nhiều bản & cúng dường cho các nước khác
Lần 5 2414 năm sau khi Phật viên tịch (1871 A.D) Tu viện Dakkhinārāma, Mandalay (Myanmar) Chư Trưởng lão Jāgarābhivaṃsa, Narindābhidhaja, Sumaṅgalasāmi 2400 vị tỳ-kheo uyên bác Tam Tạng Vua Mindon (Myanmar) Chuẩn bị cho 1 ấn bản Tipitaka đồng nhất giữa các nước Phật giáo Theravāda và khắc vào các phiến cẩm thạch để bảo tồn được lâu hơn 5 tháng Tipitaka được khắc trên 729 phiến cẩm thạch trắng, cao 1,5m, rộng gần 1m, khắc kín cả 2 mặt
Lần 6 2500 năm sau khi Phật viên tịch (1945 – 56 A.D) Hang Mahāpāsāna, Kaba Aye, Yangon (Myanmar) Ngài Revata-mahāthera 2500 vị tỳ-kheo uyên bác Tam Tạng Chính phủ Myanmar, đứng đầu là Thủ tướng U Nu Truyền bá Phật Pháp sâu rộng ra toàn thế giới 2 năm Tipitaka & Aṭṭhakathā được in thành sách cũng như làm thành đĩa CD để phổ biến & lưu giữ tốt hơn

 

CÁC ĐẦU SÁCH TRONG BỘ TAM TẠNG CHIA THEO BỘ

GIỚI THIỆU TÓM TẮT TIPIṬAKA (KINH ĐIỂN TAM TẠNG)

Tam tạng theo nguyên tác Pāḷi (theo Tam tạng Sri Lanka) có tất cả 58 quyển, tiếng Việt có 55 quyển.

A. TẠNG LUẬT (VINAYAPIṬAKA)

– Lời dạy của Đức Phật về những điều học giới.
– Lịch sử Đức Phật.
– Lịch sử kết tập Tam tạng.

Có 3 phần:

Phần 1: Suttavibhaṅga (Phân Tích Giới Bổn)

Gồm 227 điều của tỳ khưu, 311 điều của tỳ khưu ni. Chia làm 2:

   I. Bộ Pācittiyapāḷi (Pārājikapāḷi). Gồm 4 pārājika (bất cộng trụ), 13 saṅghādisesa (tăng tàng), 2 aniyata (bất định), 30 nissaggiya pācittiya (ưng xả đối trị). Có 1 quyển:
      1. Phân Tích Giới Tỳ Khưu I (Pārājikapāḷi).

   II. Bộ Pācittiyapāḷi (Pācittiyapāḷi). Gồm: 92 pācittiya (ưng đối trị), 4 pāṭidesanīya (ưng phát lộ), 75 sekhiyā dhammā (ưng học pháp), 7 adhikaraṇasamathā dhammā (các pháp dàn xếp tranh tụng), bhikkhunīvibhaṅga (phân tích giới tỳ khưu ni).
      2. Phân Tích Giới Tỳ Khưu II (Pācittiyapāḷi bhikkhu)
      3. Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni (Pācittiyapāḷi bhikkhunī)

Phần 2: Khandhaka (Hợp Phần)

Gồm 92 ưng đối trị (pācittiya), 4 ưng phát lộ (pāṭidesanīya), 75 ưng học pháp (sekhiyā dhammā), 7 các pháp dàn xếp tranh tụng (adhikaraṇasamathā dhammā), phân tích giới tỳ khưu ni (bhikkhunīvibhaṅga). Chia làm 2:

   III. Đại Phẩm (Mahāvaggapāḷi)

Gồm 10 chương. Lịch sử Đức Phật khi mới giác ngộ và cách hành tăng sự theo Luật.
      4. Đại Phẩm I (Mahāvaggapāḷi I).
      5. Đại Phẩm II (Mahāvaggapāḷi II).

   IV. Tiểu Phẩm (Cullavaggapāḷi)

Gồm 12 chương. Cách hành tăng sự theo luật từ Đại Phẩm suốt quá trình đi đến của Tỳ-khưu ni và làm đúng theo trình tự kết tập Tam tạng.
      6. Tiểu Phẩm I (Cullavaggapāḷi I)
      7. Tiểu Phẩm II (Cullavaggapāḷi II)

Phần 3: Parivāra (Tập Yếu)

   V. Tập Yếu (Parivārapāḷi)

Những vấn đề linh tinh (nhỏ nhặt), hay riêng lẻ.
      8. Tập Yếu I (Parivārapāḷi I)
      9. Tập Yếu II (Parivārapāḷi II)

B. TẠNG KINH (SUTTANTAPIṬAKA)

Tập hợp quá trình thuyết giảng giáo pháp. Có 5 bộ.

   I. Trường Bộ (Dīghanikāya)

Gồm 34 bài Kinh dài.
      10. Trường Bộ 1
      11. Trường Bộ 2 

  II. Trung Bộ (Majjhimanikāya)

Gồm 152 bài Kinh trung.
      12. Trung Bộ 1 (Majjhimanikāya I)
      13. Trung Bộ 2 (Majjhimanikāya II)
      14. Trung Bộ 3 (Majjhimanikāya III)

   III. Tương Ưng Bộ (Saṃyuttanikāya)

Gồm 7 762 bài kinh được sắp xếp theo nhóm.
      15. Tương Ưng Bộ 1
      16. Tương Ưng Bộ 2
      17. Tương Ưng Bộ 3
      18. Tương Ưng Bộ 4
      19. Tương Ưng Bộ 5

   IV. Tăng Chi Bộ (Anguttaranikāya)

Gồm 9 557 bài kinh được sắp xếp thành nhóm theo nguyên tắc.
      20. Tăng Chi Bộ 1
      21. Tăng Chi Bộ 2
      22. Tăng Chi Bộ 3
      23. Tăng Chi Bộ 4

   V. Tiểu Bộ (Khuddakanikāya)

Những lời dạy riêng lẻ, lịch sử và những câu chuyện khác nhau.
      (1) 24. Tiểu Tụng (Khuddakapṭhapāḷi). Những bài Kinh tụng.
      (2) 25. Pháp Cú (Dhammapadapāḷi). 423 câu kệ.
      (3) 26. Phật Tự Thuyết (Udānapāḷi). Những điều Phật tự thuyết.
      (4) 27. Phật Thuyết Như Vậy (Itivuttakapāḷi). Dẫn chứng đức Phật thuyết.
      (5) 28. Kinh Tập (Suttanipātapāḷi). Tập hợp từ những bài kinh riêng lẻ.
      (6) 29. Chuyện Thiên Cung (Vimānavatthupāḷi). Những câu chuyện của người ở Thiên cung
      (7) 30. Chuyện Ngạ Quỷ (Petavatthupāḷi). Câu chuyện của Ngạ quỷ
      (8) 31. Trưởng Lão Tăng Kệ (Theragāthāpāḷi). Những kệ ngôn khác nhau của chư Thánh tăng
      (9) 32. Trưởng Lão Ni Kệ (Theragāthāpāḷi). Những kệ ngôn khác nhau của chư Thánh ni
      (10) 33. Bổn Sanh I (Jātakapāḷi I). Những câu chuyện trong những kiếp quá khứ của Đức Phật.
             34. Bổn Sanh II (Jātakapāḷi II)
             35. Bổn Sanh III (Jātakapāḷi III)
      (11) 36. Đại Diễn Giải (Mahāniddesapāḷi). Vấn đề của xiển minh (giải thích) sự phân loại chia làm Đại xiển minh và Tiểu xiển minh
             37. Tiểu Diễn Giải (Cullaniddesapāḷi)
      (12) 38. Phân Tích Đạo I (Paṭisambhidāmagga I). Sự thực hành để đi đến có trí tuệ tột cùng.
             39. Phân Tích Đạo II (Paṭisambhidāmagga II)
      (13) 40. Thánh Nhân Ký Sự I (Apadānapāḷi I). Đời sống lịch sử của Đức Phật và Thánh tăng đệ tử và Thánh ni đệ tử.
             41. Thánh Nhân Ký Sự II (Apadānapāḷi II)
             42. Thánh Nhân Ký Sự III (Apadānapāḷi III)
      (14) 43. Phật Sử (Buddhavaṃsapāḷi). Lịch sử của 24 vị Phật quá khứ.
      (15) 44. Hạnh Tạng (Cariyāpitakapāḷi). Câu chuyện thực hành những pháp độ của Đức Phật.
             45. Hướng Dẫn Chú Giải Tam Tạng Kinh Điển Nettippakaranam (Nettipakarana)
             46. Petakopadesa (chưa dịch)
             47. Milinda Vấn Đạo (Milindapañhapāḷi)

Lưu ý:
– Tam Tạng Thái Lan và Cambodia chỉ liệt kê Tiểu Bộ, Tạng Kinh đến tập 42 theo truyền thống được ghi lại ở Chú Giải. Nên chỉ gồm có 15 phần, từ tập Tiểu Tụng đến Hạnh Tạng.
– Hai tập Tiểu Bộ Nettipakarana, Petakopadesa được thấy ở Tam Tạng Miến Điện và Sri Lanka.
– Tập Tiểu Bộ Milindapañhapāḷi được thấy ở Tam Tạng Miến Điện.
– Ba tập Nettipakarana, Petakopadesa, Milindapañhapāḷi đều được liệt kê vào Tam Tạng Song Ngữ Pali – Việt.
– Các tập Chuyện Thiên Cung, Chuyện Ngạ Qủy, Trưởng Lão Tăng Kệ, Trưởng Lão Ni Kệ, Chuyện Tiền Thân Đức Phật của HT. Thích Minh Châu và GS. Phương Lan đã được đưa xuống phần Chú Giải.

C. TẠNG VÔ TỶ PHÁP (ABHIDHAMMAPIṬAKA)

Đề cập về nguyên lý cơ bản chuyên môn đều là về vấn đề pháp siêu lý, dạy cho chúng ta thấy rõ pháp bản thể đúng theo sự thật trong thân ta và tất cả chúng sanh như là tâm, sở hữu, sắc pháp và cũng sẽ biết rõ Níp-bàn là mục đích tối thượng trong Đạo Phật.

   I. Pháp Tụ (Dhammasaṅganī)

      48. Bộ Pháp Tụ
Những Pháp tập hợp theo tụ theo chùm gọi là chương, có tất cả bốn chương là:
a) Chương phân loại tâm: trình bày sự phân chia tâm và sở hữu .v.v…
b) Chương phân loại sắc pháp: trình bày sự phân chia về sắc pháp .v.v…
c) Chương toát yếu: trình bày pháp theo mẫu đề (đầu đề) của pháp siêu lý (Paramatthadhamma).
d) Chương trích yếu: trình bày sự phân chia phần pháp chánh yếu theo Đầu đề của pháp siêu lý (paramatthadhamma).

   II. Phân Tích (Vibhaṅgapakaraṇa)

      49. Bộ Phân Tích
Sự phân chia đầu đề trong bộ Pháp Tụ. Tất cả đầu đề tam có 22 nhóm và đầu đề nhị có 100 nhóm, chia làm 18 phân tích như là Uẩn phân tích (phân chia Uẩn), Xứ phân tích (phân chia Xứ), Giới phân tích (phân chia Giới), Đế phân tích (phân chia Đế), Quyền phân tích (phân chia quyền), Duyên Khởi phân tích (phân chia theo Duyên Khởi), Niệm Xứ phân tích (phân chia theo Niệm Xứ), .v.v…

   III. Ngữ Tông (Kathāvatthu)

      50. Bộ Ngữ Tông
Những lời giải thích về vấn đề 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới theo đầu đề của bộ với số lượng 105 câu và đầu đề từ bộ Pháp Tụ với số lượng 266 câu (mẫu đề tam 66 câu trong 22 nhóm và nhị đề 200 câu trong 100 nhóm) trình bày bởi nhiều cách khác nhau (số lượng 14 cách). Để tìm lời giải đáp là câu pháp thực tính đó yếu hiệp (Nhiếp) được bao nhiêu Uẩn? Yếu hiệp được bao nhiêu Xứ ? Và yếu hiệp bao nhiêu Giới ? Không yếu hiệp bao nhiêu Uẩn? Không yếu hiệp bao nhiêu Xứ? Không yếu hiệp bao nhiêu giới?
* Lưu ý: Bộ Ngữ Tông theo bản dịch Việt của Trưởng lão Tịnh Sự được xếp thứ 5 trong tạng.

IV. Nguyên Chất Ngữ (Dhātukathā)
Sự định đặt (sự thông báo, trình bày hay giải thích) trong 6 vấn đề là:
a) Uẩn chế định là sự chế định vấn đề của Uẩn.
b) Xứ chế định là sự chế định vấn đề của Xứ.
c) Giới chế định là sự chế định vấn đề của Giới.
d) Đế chế định là sự chế định vấn đề của Đế.
e) Quyền chế định là sự chế định vấn đề của Quyền.
f) Nhân chế định là sự chế định vấn đề về Người.

   V. Nhân Chế Định (Puggalapaññattipāḷi)

Sự tranh luận để giải thích nhân quả cho thấy rằng luận điểm (quan điểm) của phần tha ngôn (các vị tỳ khưu trong bộ phái cắt ra từ Trưởng Lão Bộ trong thời đại đế Asoka) với số lượng 219 quan điểm sai lệch với Phật ngôn xưa mà các vị tỳ khưu Trưởng Lão Bộ đã thực hành theo. Ở cách thức tranh luận phải có logic. Đáng quan tâm ở đây là Phật ngôn được Đức Phật thuyết một cách đầy đủ, khuôn mẫu mà chỉ có trong bộ đó.
Quyển IV và V , trong bản in, gom chung lại thành 1 quyển số 51. Bộ Nguyên Chất Ngữ và Nhân Chế Định

   VI. Song Đối (Yamakapakaraṇa)

Sự vấn – đáp về vấn đề mười nhóm Pháp thực tính theo phương pháp hai câu là câu hỏi – câu trả lời thành một đôi là cách đặc biệt của bộ này. Mười nhóm Pháp thực tính như là: Căn (Pháp thực tính về nhân), Uẩn, Xứ, Giới, Đế, Hành, Tùy Miên, Tâm, Pháp, Quyền.
Mười nhóm pháp thực tính này chia ý chính của bộ Song Đối ra mười song, gọi tên theo nhóm pháp thực tính có phần chính là: 1) Căn song, 2) Uẩn song, 3) Xứ song, $) Giới song, 5) Đế song, 6) Hành song, 7) Tùy miên song, 8) Tâm song, 9) Pháp song, 10) Quyền song.
Bộ Song Đối có 2 quyển thượng và hạ gom chung thành 1 quyển số 52. Bộ Song Đối

   VII. Vị Trí (Patthānapakaraṇa)

Phần phân tích đầu đề pháp thực tính hay đầu đề có tất cả 266 câu (112 nhóm) trong bộ Pháp Tụ bởi mãnh lực duyên 24 loại có Nhân duyên (Hetupaccayo) .v.v… để cho thấy là tất cả pháp thực tính có quy luật sanh lên theo nhân duyên. Tất cả không sanh lên theo sự điều khiển của người nào nhưng diễn tiến theo quy luật của pháp tự nhiên gọi là định luật tâm, định luật nghiệp, định luật pháp.
      53. Bộ Vị Trí quyển 1&2
      54. Bộ Vị Trí quyển 3&4
      55. Bộ Vị Trí quyển 5&6

–oOO–

CHÚ GIẢI (AṬṬHAKATHĀ)

Chú Giải theo Pāḷi Tích Lan có 34 quyển. Việt dich có 13 quyển.
   I. Chú Giải Tạng Luật
Samantapāsādikā 1-8 (Chú Giải Tạng Luật 1-7)

   II. Chú Giải Tạng Kinh
Sumaṅgalavilāsinī (Chú Giải Trường Bộ)
Papañcasūdanī (Chú Giải Trung Bộ)
Sāratthappakāsinī (Chú Giải Tương Ưng)
Manorathapūraṇī (Chú Giải Tăng Chi)
Paramatthajotikā I (Chú Giải Khuddakapātha) – /1/ Chú Giải Tiểu tụng
Dhammapadaṭṭhakathā (Chú Giải Dhammapada ) -/2/ Chú Giải Pháp Cú
Paramatthadīpanī I (Chú Giải Udāna) – /3/ Chú Giải Phật Tự Thuyết
Paramatthadīpanī II (Chú Giải Itivuttaka) – /4/ Chú Giải Phật Thuyết Như Vầy
Paramatthajotikā II (Chú Giải Suttanipāta) – Chú Giải Kinh Tập
Paramatthadīpanī III (Chú Giải Vimānavattha) – /5/ Chú Giải Chuyện Thiên Cung
Paramatthadīpanī IV (Chú Giải Petavatthu) – /6/ Chú Giải Chuyện Ngạ Quỷ
Paramatthadīpanī V (Chú Giải Theragathā) – /7/ Trưởng Lão Kệ
Paramatthadīpanī VI (Chú Giải Therīgāthā) – /8/ Chú Giải Trưởng Lão Ni Kệ
Jātakatthavaṇṇanā (Chú Giải Jātaka) – /9/ Chuyện tiền thân Đức Phật
Saddhammajotikā (Chú Giải Niddesa)
Saddhammappakāsinī (Paṭisambhidāmagga – Chú Giải Phân Tích Đạo)
Visuddhajanavilāsinī (Chú Giải Apadāna)
Madhuratthavilāsinī (Buddhavaṃsa) – /10/ Chú Giải Lịch Sử Chư Phật
Paramatthadīpanī VII (Chú Giải Cariyāpiṭaka)

   III. Chú Giải Tạng Vi Diệu Pháp
Atthasālinī (Chú Giải Dhammasaṅganī) – /11/ Chú Giải Bộ Pháp Tụ
Sammohavinodanī (Chú Giải Vibhaṅga) – /12/ Chú Giải Bộ Phân Tích
Pañcappakaraṇaṭṭhakathā (Chú Giải Dhātukathā)
Pañcappakaraṇaṭṭhakathā (Chú Giải Puggalapaññatti)
Pañcappakaraṇaṭṭhakathā (Chú Giải Kathāvatthu) – /13/ Chú Giải Thuyết Luận Sự
Pañcappakaraṇaṭṭhakathā (Chú Giải Yamaka)
Pañcappakaraṇaṭṭhakathā (Chú Giải Patthāna)

–oOO–

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *