TAM TẠNG PĀLI – VIỆT
KHUDDAKANIKĀYA – TIỂU BỘ
SUTTANIPĀTAPĀḶI – KINH TẬP
V. PĀRĀYANAVAGGO – PHẨM ĐI ĐẾN BỜ KIA
00. Vatthugāthā – Kệ Ngôn Giới Thiệu (13/05/2014)
01. Ajitasuttaṃ – Kinh Ajita (31/05/2014)
02. Tissametteyyasuttaṃ – Kinh Tissametteyya (01/06/2014)
03. Puṇṇakasuttaṃ – Kinh Puṇṇaka (02/06/2014)
04. Mettagūsuttaṃ – Kinh Mettagū (03/06/2014)
05. Dhotakasuttaṃ – Kinh Dhotaka (04/06/2014)
06. Upasīvasuttaṃ – Kinh Upasīva (05/06/2014)
07. Nandasuttaṃ – Kinh Nanda (06/06/2014)
08. Hemakasuttaṃ – Kinh Hemaka (07/06/2014)
09. Todeyyasuttaṃ – Kinh Todeyya (08/06/2014)
10. Kappasuttaṃ – Kinh Kappa (09/06/2014)
11. Jatukaṇṇisuttaṃ – Kinh Jatukaṇṇi (10/06/2014)
12. Bhadrāvudhasuttaṃ – Kinh Bhadrāvudha (11/06/2014)
13. Udayasuttaṃ – Kinh Udaya (12/06/2014)
14. Posālasuttaṃ – Kinh Posāla (13/06/2014)
15. Mogharājasuttaṃ – Kinh Mogharāja (14/06/2014)
16. Piṅgiyasuttaṃ – Kinh Piṅgiya (15/06/2014)
17. Parāyanānugītigāthā – Đi Đến Bờ Kia – Các Kệ Ngôn Tường Thuật. (17/06/2014)
V. PĀRĀYANAVAGGO – PHẨM ĐI ĐẾN BỜ KIA (tiếp theo) Buddha Jayanti Tripitaka Series (BJTS) – Tạng Sri Lanka Lời tiếng Việt: (văn xuôi) Tỳ khưu Indacanda Lời tiếng Việt: (văn vần) HT. Thích Minh Châu
9. TODEYYASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)
9. KINH TODEYYA (Tỳ khưu Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)
9. KINH TODEYYA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, chữ in nghiêng)
X. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN TODEYYA
1093. Yasmiṃ kāmā na vasanti (iccāyasmā todeyyo) taṇhā yassa na vijjati, kathaṃkathā ca yo tiṇṇo vimokho tassa kīdiso.1093.
1093. Tôn giả Todeyya nói:“Ở người nào các dục không sinh tồn, đối với người nào tham ái không tìm thấy, và người nào đã vượt qua các sự nghi ngờ, sự giải thoát của người ấy là như thế nào?”
1093. Tôn giả Tô-đê-ya:
Ai sống không dục vọng,
Ai sống không có ái,
Ai vượt khỏi nghi hoặc,
Giải thoát của vị ấy,
Giải thoát như thế nào?
1094. Yasmiṃ kāmā na vasanti (todeyyāti bhagavā) taṇhā yassa na vijjati, kathaṃkathā ca yo tiṇṇo vimokho tassa nāparo.
1094. (Đức Thế Tôn nói: “Này Todeyya,) ở người nào các dục không sinh tồn, đối với người nào tham ái không tìm thấy, và người nào đã vượt qua các sự nghi ngờ, đối với người ấy không có sự giải thoát khác nữa.”
1094. Ðây lời nói Thế Tôn:
Hỡi nãy Tô-đê-ya,
Ai sống không dục vọng,
Ai sống không có ái,
Ai vượt khỏi nghi hoặc
Giải thoát của vị ấy
Không có gì là khác.
1095. Nirāsaso so uda āsasāno paññāṇavā so uda paññakappī, muniṃ ahaṃ sakka yathā vijaññaṃ taṃ me viyācikkha samantacakkhu.
1095. “Vị ấy có sự không mong ước, hay có sự mong ước? Vị ấy có tuệ hay có sự sắp đặt về tuệ? Thưa vị dòng Sakya, để cho tôi có thể nhận biết về vị hiền trí, thưa bậc Toàn Nhãn, xin ngài hãy nói rõ điều ấy cho tôi.”
1095. Vị sống không ước vọng
Hay sống có ước vọng,
Vị ấy có trí tuệ,
Hay tác thành trí tuệ,
Ôi kính bậc Biến nhãn,
Hãy trả lời con rõ,
Ðể con có thể biết,
Thế nào là ẩn sĩ,
Ôi kính bậc Thích tử.
1096. Nirāsaso1 so na so āsasāno paññāṇavā so na ca paññakappī, evampi todeyya muniṃ vijāna akiñcanaṃ kāmabhave asattanti.
1096. “Vị ấy có sự không mong ước, vị ấy không có sự mong ước. Vị ấy có tuệ và không có sự sắp đặt về tuệ. Này Todeyya, ngươi hãy nhận biết về vị hiền trí là như vậy, là vị không sở hữu gì, không bị dính mắc ở dục và hữu.”
1096. Vị sống không ước vọng,
Không có ước vọng nào,
Vị ấy có trí tuệ,
Không tác thành trí tuệ,
Như vậy, Tô-đê-ya,
Hãy biết bậc ẩn sĩ,
Không có sở hữu gì,
Không tham dính dục hữu.
Todeyyasuttaṃ navamaṃ.
Kinh Todeyya là thứ chín.
10. KAPPASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)
10. KINH KAPPA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, viết thường)
10. KINH KAPPA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, in nghiêng)
XI. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN KAPPA
1097. Majjhe sarasmiṃ tiṭṭhataṃ (iccāyasmā kappo) oghe jāte mahabbhaye, jarāmaccuparetānaṃ dīpaṃ pabrūhi mārisa, tvañca me dīpamakkhāhi yathāyidaṃ nāparā siyā.
1097. (Tôn giả Kappa nói:) “Đối với những người đang đứng giữa hồ nước, ở dòng lũ có sự nguy hiểm lớn đã được sanh ra, thưa ngài, xin ngài hãy nói về hòn đảo dành cho những người đang bị chế ngự bởi sanh và chết. Và xin ngài hãy giải thích cho tôi về hòn đảo để điều này không thể xảy ra lần khác nữa.”
1097. Tôn giả Káp-pa nói:
Những ai đứng giữa nước,
Trong dòng nước mạnh chảy,
Giữa sợ hãi lớn lao,
Thưa Ngài hãy nói lên,
Hòn đảo cho những kẻ,
Bị già chết chinh phục,
Ngài nói con hòn đảo,
Ðể không có khổ khác,
Giống như đau khổ này.
1098. Majjhe sarasmiṃ tiṭṭhataṃ (kappāti bhagavā) oghe jāte mahabbhaye, jarāmaccuparetānaṃ dīpaṃ pabrūmi kappa te.
1098. Đức Thế Tôn nói: “Này Kappa, đối với những người đang đứng giữa hồ nước, ở dòng lũ có sự nguy hiểm lớn đã được sanh ra, này Kappa, Ta sẽ nói cho ngươi về hòn đảo dành cho những người đang bị chế ngự bởi sanh và chết.
1098. Thế Tôn nói Kap-pa,
Những ai đứng giữa nước,
Trong dòng nước mạnh chảy,
Giữa sợ hãi lớn lao,
Ta nói Ông hòn đảo,
Cho những ai đang bị,
Già và chết chinh phục.
1099. Akiñcanaṃ anādānaṃ etaṃ dīpaṃ anāparaṃ, nibbānamiti taṃ brūmi jarāmaccuparikkhayaṃ.
1099. Hòn đảo này là không sở hữu gì, không nắm giữ, không có cái nào khác, Ta gọi cái ấy là ‘Niết Bàn,’ sự diệt tận sanh và chết.
1099. Hòn đảo vô song này,
Không sở hữu, chấp trước,
Ta nói Ông Niết-bàn,
Già chết được đoạn diệt,
1100. Etadaññāya ye satā diṭṭhadhammābhinibbutā, na te māravasānugā na te mārassa paddhagūti.
1100. Sau khi nhận biết điều này, những người nào có niệm, đã nhận thức được Giáo Pháp, đã được diệt tắt, những người ấy không đi theo quyền lực của Ma Vương, những người ấy không là nô bộc của Ma Vương.”
1100. Biết vậy, giữ chánh niệm,
Hiện tại đạt mát lạnh,
Không rơi vào ma lực,
Không tùy tùng theo ma.
Kappasuttaṃ dasamaṃ.
Kinh Kappa là thứ mười.
11. JATUKAṆṆISUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)
11. KINH JATUKAṆṆI (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, viết thường)
11. KINH JATUKAṆṆI(Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, in nghiêng)
XII. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN JATUKANNI
1101. Sutvān’ ahaṃ vīraṃ akāmakāmiṃ (iccāyasmā jatukaṇṇi) oghātigaṃ puṭṭhumakāmamāgamaṃ, santipadaṃ brūhi sahājanetta yathātacchaṃ bhagavā brūhi metaṃ.
1101. (Tôn giả Jatukaṇṇi nói:) “Sau khi nghe về bậc anh hùng, vị không có lòng ham muốn các dục, tôi đã đi đến để hỏi bậc đã vượt qua dòng lũ, không có lòng ham muốn. Thưa bậc có nhãn quan (Toàn Giác) đã được đồng sanh, xin ngài hãy nói về vị thế an tịnh. Thưa đức Thế Tôn, xin ngài hãy nói cho tôi về điều này đúng theo sự thật.
1101. Ja-tu-kan-ni nói:
Ðược nghe bậc anh hùng,
Không tham đắm dục vọng,
Nên con đã đến đây,
Ðể hỏi bậc vô dục,
Ðã thoát khỏi bộc lưu,
Bậc sanh với con mắt,
Hãy nói đường an tịnh,
Thế Tôn hãy như thật,
Nói cho con được biết.
1102. Bhagavā hi kāme abhibhuyya iriyati ādiccova paṭhaviṃ teji tejasā, parittapaññassa me bhūripañña, ācikkha dhammaṃ yamahaṃ vijaññaṃ jātijarāya idha vippahānaṃ.
1102. Bởi vì sau khi đã chế ngự các dục, đức Thế Tôn hành sử (các oai nghi) ví như mặt trời có sức nóng (chế ngự) trái đất bằng sức nóng. Thưa bậc có tuệ bao la, đối với tôi là người có tuệ nhỏ nhoi, xin ngài hãy chỉ bảo về Giáo Pháp để tôi có thể nhận thức sự lìa bỏ đối với sanh và già ở nơi đây.”
1102. Chinh phục dục vọng xong,
Thế Tôn sống ở đời,
Như mặt trời chiếu sáng,
Cõi đất với hào quang,
Bậc trí tuệ rộng lớn,
Hãy nói pháp cho con,
Kẻ trí tuệ bé nhỏ,
Do rõ biết pháp này,
Ở đây, con đoạn được,
Kể cả sanh và già.
1103. Kāmesu vinaya gedhaṃ (jatukaṇṇīti bhagavā) nekkhammaṃ daṭṭhu khemato, uggahītaṃ nirattaṃ vā mā te vijjittha kiñcanaṃ.
1103. Đức Thế Tôn nói: “Này Jatukaṇṇi, ngươi hãy xua đi sự thèm khát ở các dục để nhìn thấy sự xuất ly là an toàn. Đối với ngươi, chớ có bất cứ điều gì được nắm bắt hay bị rời bỏ.
1103. Thế Tôn nói như sau:
Hỡi Ja-tu-kan-ni!
Hãy nhiếp phục lòng tham,
Ðối với các dục vọng;
Hãy nhìn hạnh xuất ly,
Ðưa đến sự an ổn;
Chớ chấp chờ, từ bỏ,
Sự vật gì ở đời.
1104. Yaṃ pubbe taṃ visosehi pacchā te māhu kiñcanaṃ, majjhe ce no gahessasi upasanto carissasi.
1104. Điều (ô nhiễm) nào trước đây (quá khứ), ngươi hãy làm cho nó khô héo. Chớ có bất cứ (ô nhiễm) gì ở nơi ngươi sau này (vị lai). Nếu ngươi sẽ không nắm lấy (điều gì) ở khoảng giữa (hiện tại), ngươi sẽ sống an tịnh.
1104. Những gì có trước Ông,
Hãy làm nó khô cạn,
Ðừng có sự vật gì,
Ở phía đàng sau Ông,
Ở giữa, Ông không chấp,
Ông sẽ sống an tịnh.
1105. Sabbaso nāmarūpasmiṃ vītagedhassa brāhmaṇa, āsavāssa na vijjanti yehi maccuvasaṃ vajeti.
1105. Này ông Bà-la-môn, đối với vị đã xa lìa sự thèm khát ở danh và sắc về mọi phương diện, đối với vị ấy các lậu hoặc không hiện hữu, bởi vì chúng con người rơi vào sự thống trị của Tử thần.”
1105. Hỡi này Bà-la-môn!
Ðối với danh và sắc,
Hoàn toàn không tham đắm,
Không có các lậu hoặc,
Chính do lậu hoặc này,
Bị thần chết chi phối.
Jatukaṇṇisuttaṃ ekādasamaṃ.
Kinh Jatukaṇṇi là thứ mười một.
12. BHADRĀVUDHASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)
12. KINH BHADRĀVUDHA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, viết thường)
12. KINH BHADRĀVUDHA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, in nghiêng)
XIII. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN BHADRĀVUDHA
1106. Okaṃ jahaṃ taṇhacchidaṃ anejaṃ (iccāyasmā bhadrāvudho) nandiṃ jahaṃ oghatiṇṇaṃ vimuttaṃ, kappaṃ jahaṃ abhiyāce sumedhaṃ sutvāna nāgassa apanamissanti ito.
1106. (Tôn giả Bhadrāvudha nói:) “Tôi khẩn cầu bậc khôn ngoan, bậc từ bỏ chỗ trú ngụ, bậc cắt đứt tham ái, bậc không còn dục vọng, bậc từ bỏ thú vui, bậc đã vượt qua dòng lũ, bậc đã được giải thoát, bậc từ bỏ sự sắp đặt (do tham ái và tà kiến). Sau khi lắng nghe (lời nói) của bậc Long Tượng, từ đây họ sẽ ra đi.
1106. Bha-đra-vu-đa nói:
Con có lời yêu cầu,
Bậc Thiện Tuệ nói lên,
Bậc bỏ nhà, đoạn ái,
Bất động, bỏ hỷ ái,
Giải thoát, vượt bộc lưu,
Thời gian, không chi phối,
Nghe xong, bậc Long tượng,
Từ đây, họ ra đi.
1107. Nānā janā janapadehi saṅgatā tava vīra vākyaṃ abhikaṅkhamānā, tesaṃ tuvaṃ sādhu viyākarohi tathā hi te vidito esa dhammo.
1107. Thưa bậc anh hùng, vô số người từ các xứ sở đã tụ hội lại, mong muốn lời nói của ngài. Xin ngài hãy khéo léo giải thích cho họ, bởi vì pháp này đã được ngài biết đúng theo bản thể.”
1107. Quần chúng sai biệt ấy,
Từ quốc độ tụ họp,
Họ ao ước khát vọng,
Ðược nghe lời của Ngài,
Ôi anh hùng chiến thắng,
Ngài hãy khéo trả lời,
Pháp Ngài dạy thế này,
Như vậy họ hiểu biết.
1108. Ādānataṇhaṃ vinayetha sabbaṃ (bhadrāvudhāti bhagavā) uddhaṃ adho tiriyañcāpi majjhe, yaṃ yaṃ hi lokasmiṃ pādiyanti teneva māro anveti jantuṃ.
1108. (Đức Thế Tôn nói: “Này Bhadrāvudha,) nên xua đi sự nắm giữ và tham ái, ở bên trên, bên dưới, luôn cả chiều ngang và khoảng giữa. Bởi vì, mỗi một điều gì họ chấp thủ ở thế gian, do chính điều ấy Ma Vương theo đuổi loài người.
1108. Thế Tôn nói như sau:
Này Bha-đra-vu-đa!
Hãy nhiếp phục tất cả,
Mọi tham ái chấp thủ,
Trên, dưới cả bề ngang,
Và kể luôn chặng giữa,
Những ai có chấp thủ,
Sự gì ở trong đời,
Chính do sự việc ấy,
Ác ma theo người ấy.
1109. Tasmā pajānaṃ na upādiyetha bhikkhu sato kiñcanaṃ sabbaloke, ādānasatte iti pekkhamāno pajaṃ imaṃ maccudheyye visattanti.
1109. Vì thế, trong khi nhận biết rằng: ‘Họ bị dính mắc ở sự nắm giữ,’ trong khi xem xét nhân loại này bị vướng mắc ở lãnh địa của Thần Chết, vị tỳ khưu, có niệm, không nên chấp thủ bất cứ điều gì ở khắp thế gian.”
1109. Do vậy, bậc hiểu biết,
Không có chấp thủ gì,
Tỷ-kheo giữ chánh niệm,
Trong tất cả thế giới,
Phàm có sở hữu gì,
Vị ấy không mong ước,
Nhìn xem quần chúng này,
Là chúng sanh chấp thủ,
Trong lãnh vực của Ma,
Bị tham dính chấp trước.
Bhadrāvudhasuttaṃ dvādasamaṃ.
Kinh Bhadrāvudha là thứ mười hai.
13. UDAYASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)
13. KINH UDAYA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, viết thường)
13. KINH UDAYA(Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, in nghiêng)
XIV. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN UDAYA
1110. Jhāyiṃ virajamāsīnaṃ (iccāyasmā udayo) katakiccaṃ anāsavaṃ pāraguṃ sabbadhammānaṃ atthi pañhena āgamaṃ, aññāvimokkhaṃ pabrūhi avijjāya pabhedanaṃ.
1110. (Tôn giả Udaya nói:) “Với ý định (hỏi) câu hỏi, tôi đã đi đến bậc có thiền chứng, không còn ô nhiễm, đã làm xong phận sự, không còn lậu hoặc, đã đi đến bờ kia của tất cả các pháp, xin ngài hãy nói về sự giải thoát do trí giác ngộ, về sự phá vỡ vô minh.
1110. Tôn giả U-da-ya:
Con đến với câu hỏi,
Về tất cả mọi pháp,
Ðể hỏi bậc tu thiền,
Bậc an tọa không bụi;
Trách nhiệm đã làm xong,
Bậc không có lậu hoặc,
Ðã đạt bờ bên kia,
Hãy nói trí giải thoát
Ðể phá hoại vô minh.
1111. Pahānaṃ kāmacchandānaṃ (udayāti bhagavā) domanassānaṃ cūbhayaṃ, thīnassa ca panūdanaṃ kukkuccānaṃ nivāraṇaṃ.
1111. (Đức Thế Tôn nói: “Này Udaya,) sự dứt bỏ đối với lòng mong muốn ngũ dục và nỗi ưu phiền, cả hai loại, sự xua đi dã dượi, và sự chế ngự các trạng thái hối hận.
1111. Ðây lời Thế Tôn nói:
Hỡi này U-đa-ya,
Ðoạn ước muốn, dục vọng,
Và cả hai loại ưu,
Và trừ bỏ hôn trầm,
Ngăn chận mọi hối hận.
1112. Upekhāsatisaṃsuddhaṃ dhammatakkapurejavaṃ, aññāvimokkhaṃ pabrūmi avijjāya pabhedanaṃ.
1112. Ta nói về sự giải thoát do trí giác ngộ, về sự phá vỡ vô minh có xả và niệm đã được thanh tịnh, có sự suy tầm đúng pháp đi trước.”1
1112. Ta nói trí giải thoát,
Ðể phá hoại vô minh,
Thanh tịnh nhờ xả niệm,
Suy tư pháp đi trước.
1113. Kiṃsu saṃyojano loko (iccāyasmā udayo) kiṃsu tassa vicāraṇā, kissassa vippahānena nibbānamiti vuccati.
1113. (Tôn giả Udaya nói:) “Thế gian có cái gì là sự ràng buộc? Cái gì là phương tiện xét đoán của nó? Do lìa bỏ cái gì được gọi là ‘Niết Bàn’?”
1113. Ðời cái gì trói buộc,
Cái gì, đời vận hành?
Do đoạn được cái gì,
Ðược gọi là Niết-bàn?
1114. Nandisaṃyojano loko (udayāti bhagavā) vitakkassa vicāraṇā, taṇhāya vippahānena nibbānamiti vuccati.
1114. (Đức Thế Tôn nói: “Này Udaya,) thế gian có vui thích là sự ràng buộc? Suy tầm là phương tiện xét đoán của nó. Do lìa bỏ tham ái được gọi là ‘Niết Bàn.’”
1114. Ðời bị hỷ trói buộc,
Suy tầm là sở hành,
Do đoạn được khát ái,
Ðược gọi là Niết-bàn.
1115. Kathaṃ satassa carato (iccāyasmā udayaṃ) viññāṇaṃ uparujjhati, bhagavantaṃ puṭṭhumāgamma taṃ suṇoma vaco tava.
1115. (Tôn giả Udaya nói:) “Đối với vị đang thực hành niệm, thức (của vị ấy) được hoại diệt như thế nào? Chúng tôi đã đi đến để hỏi đức Thế Tôn, hãy cho chúng tôi nghe lời nói của ngài.”
1115. Người sở hành chánh niệm,
Thức được diệt thế nào?
Con đến hỏi Thế Tôn,
Nghe lời Thế Tôn nói.
1116. Ajjhattañca bahiddhā ca vedanaṃ nābhinandito, evaṃ satassa carato viññāṇaṃ uparujjhatīti.
1116. “Đối với vị không thích thú cảm thọ ở nội phần và ngoại phần, đối với vị đang thực hành niệm như vậy, thức (của vị ấy) được hoại diệt.”
1116. Ai không có hoan hỷ,
Với nội và ngoại thọ,
Sở hành chánh niệm vậy,
Thức đạt được hoại diệt.
Udayasuttaṃ terasamaṃ.
Kinh Udaya là thứ mười ba.
14. POSĀLASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)
14. KINH POSĀLA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, viết thường)
14. KINH POSĀLA(Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, in nghiêng)
XV. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN POSĀLA
1117. Yo atītaṃ ādiyati (iccāyasmā posālo) anejo chinnasaṃsayo, pāraguṃ sabbadhammānaṃ atthi pañhena āgamaṃ.
1117. (Tôn giả Posāla nói:) “Với ý định (hỏi) câu hỏi, tôi đã đi đến bậc đã đi đến bờ kia của tất cả các pháp, vị chỉ ra thời quá khứ, không còn dục vọng, đã cắt đứt sự nghi ngờ.
1117. Tôn giả Po-sa-la:
Vị nói về quá khứ,
Bất động nghi hoặc đoạn,
Ðã đến bờ bên kia,
Con đến với câu hỏi
Hỏi về hết thảy pháp.
1118. Vibhūtarūpasaññissa sabbakāyappahāyino, ajjhattañca bahiddhā ca natthi kiñcīti passato, ñāṇaṃ sakkānupucchāmi kathaṃ neyyo tathāvidho.
1118. Đối với vị có sắc tưởng đã không còn, có sự dứt bỏ toàn bộ về thân, đang nhìn thấy nội phần và ngoại phần là ‘không có gì,’ thưa vị dòng Sakya, tôi hỏi thêm về trí (của vị ấy). Vị thuộc hạng như thế ấy nên được hướng dẫn như thế nào?”
1118. Với ai, sắc tưởng diệt,
Ðoạn tận hết thảy thân,
Nhìn thấy nội và ngoại,
Thật sự không có gì,
Con hỏi bậc Thích-ca,
Thế nào người như vậy,
Có thể bị dắt dẫn?
1119. Viññāṇaṭṭhitiyo sabbā (posālāti bhagavā) abhijānaṃ tathāgato, tiṭṭhantamenaṃ jānāti vimuttaṃ tapparāyaṇaṃ.
1119. (Đức Thế Tôn nói: “Này Posāla,) trong khi biết rõ tất cả các chỗ trú của thức, đức Như Lai biết vị ấy đang trú (ở đâu), được tự do, có nơi ấy là mục tiêu chính yếu.
1119. Thế Tôn bèn đáp rằng:
Hỡi này Pô-sa-la,
Như Lai được thắng trí,
Tất cả nhờ thức trú,
Rõ biết vị an trú,
Giải thoát, đạt cứu cánh.
1120. Ākiñcaññāsambhavaṃ ñatvā nandi saṃyojanaṃ iti, evametaṃ abhiññāya tato tattha vipassati, etaṃ ñāṇaṃ tathaṃ tassa rāhmaṇassa vusīmato
1120. Sau khi biết được nguồn sanh khởi của Vô sở hữu xứ, (biết được) ‘vui thích là sự ràng buộc,’ sau khi biết rõ điều ấy như vậy, từ đó nhìn thấy rõ nơi ấy; đây là trí như thật của vị Bà-la-môn đã sống hoàn hảo ấy.”
1120. Biết được sự tác thành,
Thuộc về vô sở hữu,
Biết hỷ là kiết sử,
Do thắng tri như vậy,
Tại đấy, thấy như vậy,
Ðây là trí như thật,
Của vị Bà-la-môn,
Ðã thành tựu Phạm hạnh.
Posālasuttaṃ cuddasamaṃ.
Kinh Posāla là thứ mười bốn.
15. MOGHARĀJASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)
15. KINH MOGHARĀJA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, viết thường)
15. KINH MOGHARĀJA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, in nghiêng)
XVI. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN MOGHARĀJA
1121. Dvāhaṃ sakka apucchissaṃ (iccāyasmā mogharājā) na me vyākāsi cakkhumā, yāva tatiyañca devīsi vyākarotīti me sutaṃ.
1121. (Tôn giả Mogharājā nói:) “Thưa vị dòng Sakya, tôi đã hỏi hai lần. Bậc Hữu Nhãn đã không giải thích điều ấy cho tôi. Và tôi đã được nghe rằng: ‘(Được hỏi) đến lần thứ ba, bậc Thiên Nhân Ẩn Sĩ (sẽ) giải thích.’
1121. Mo-gha-rà-ja nói:
Ðã hai lần con hỏi,
Bậc có mắt, họ Thích,
Ngài chưa trả lời con,
Nhưng con được nghe rằng,
Cho đến lần thứ ba,
Vị Thiên nhân ẩn sĩ,
Sẽ trả lời cho con.
1122. Ayaṃ loko paro loko brahmaloko sadevako, diṭṭhiṃ te nābhijānāti gotamassa yasassino.
1122. Thế giới này, thế giới khác, thế giới Phạm Thiên luôn cả chư Thiên không biết rõ quan điểm của ngài, của vị Gotama có danh tiếng.
1122. Ðời này và đời sau,
Phạm thiên giới, thiên giới,
Con không rõ quan điểm,
Gotama lừng danh.
1123. Etaṃ abhikkantadassāviṃ atthi pañhena āgamaṃ, kathaṃ lokaṃ avekkhantaṃ maccurājā na passati.
1123. Với ý định (hỏi) câu hỏi, tôi đã đi đến bậc có nhãn quan vượt trội này. Người đang xem xét thế gian như thế nào thì Tử Thần không nhìn thấy (người ấy)?”
1118. Vị thầy được thù diệu,
Con đến với câu hỏi,
Cần nhìn đời thế nào,
Ðể thần chết không thấy.
1124. Suññato lokaṃ avekkhassu mogharāja sadā sato, attānudiṭṭhiṃ ūhacca evaṃ maccutaro siyā, evaṃ lokaṃ avekkhantaṃ maccurājā na passatīti.
1124. “Này Mogharāja, ngươi hãy xem xét thế giới là trống không, luôn luôn có niệm. Sau khi nhổ lên tà kiến về bản ngã, như vậy có thể vượt qua sự chết. Người đang xem xét thế gian như vậy, Thần Chết không nhìn thấy (người ấy).”
1124. Này Mô-gha-ra-ja,
Hãy nhìn đời trống không,
Luôn luôn giữ chánh niệm,
Nhô lên ngã tùy kiến,
Như vậy vượt tử vong,
Hãy nhìn đời như vậy,
Thần chết không thấy được.
Mogharājasuttaṃ paṇṇarasamaṃ.
Kinh Mogharāja là thứ mười lăm.
16. PIṄGIYASUTTAṂ (bản Kinh Pali, trích đoạn)
16. KINH PIṄGIYA (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, viết thường)
16. KINH PIṄGIYA (Ngài Thích Minh Châu dịch Việt, văn vần, in nghiêng)
XVII. CÂU HỎI CỦA THANH NIÊN PINGIYA
1125. Jiṇṇohamasmi abalo vītavaṇṇo (iccāyasmā piṅgiyo) nettā na suddhā savanaṃ na phāsu, māhaṃ nassaṃ momuho antarāva ācikkha dhammaṃ yamahaṃ vijaññaṃ jātijarāya idha vippahānaṃ.
1125. (Tôn giả Piṅgiya nói:) “Tôi đã già, yếu sức, không còn vẻ đẹp, cặp mắt không còn trong sáng, việc nghe không thoải mái, mong rằng tôi chớ mệnh chung ngay trong lúc mê muội. Xin ngài hãy chỉ bảo về Giáo Pháp để tôi có thể nhận thức sự lìa bỏ đối với sanh và già ở nơi đây.”
1125. Tôn giả Pin-gi-ya:
Con đã già, yếu đuối,
Không còn có dung sắc,
Mắt không thấy rõ ràng,
Tai không nghe thông suốt,
Ðể con khỏi mệnh chung,
Với tâm tư si ám,
Mong Ngài nói Chánh pháp,
Nhờ rõ biết pháp ấy,
Chính tại ở đời này,
Con đoạn tận sanh già.
1126. Disvāna rūpesu vihaññamāne (piṅgiyāti bhagavā) rūppanti rūpesu janā pamattā, tasmā tuvaṃ piṅgiya appamatto jahassu rūpaṃ apunabbhavāya.
1126. (Đức Thế Tôn nói: “Này Piṅgiya,) sau khi nhìn thấy những người bị sầu khổ ở các sắc, các hạng người xao lãng bị khổ sở ở các sắc, này Piṅgiya, vì thế, (là người) không xao lãng, ngươi hãy từ bỏ sắc để không còn hiện hữu lại nữa.”
1126. Thế Tôn đáp lại rằng:
Hỡi này Pin-gi-ya,
Thấy được sự tác hại,
Trong các loại sắc pháp,
Chúng sanh sống phóng dật,
Bị phiền lụy trong sắc,
Do vậy, Pin-gi-ya,
Ông chớ có phóng dật,
Hãy từ bỏ sắc pháp
Chớ đi đến tái sanh.
1127. Disā catasso vidisā catasso uddhaṃ adho dasadisā imāyo na tuyhaṃ adiṭṭhaṃ asutaṃ ’mutaṃ vā, atho aviññāṇaṃ kiñci na matthi loke ācikkha dhammaṃ yamahaṃ vijaññaṃ jāti jarāya idha vippahānaṃ.
1127. “Bốn hướng chính, bốn hướng phụ, bên trên, bên dưới, đây là mười phương. Đối với ngài, không có điều gì ở thế gian là không được thấy, không được nghe, không được cảm giác, và không được nhận thức (bởi ngài). Xin ngài hãy chỉ bảo về Giáo Pháp để tôi có thể nhận thức sự lìa bỏ đối với sanh và già ở nơi đây.”
1127. Bốn phương chính, bốn phụ,
Cộng thêm trên và dưới,
Như vậy có mười phương,
Và trong thế giới này,
Không có sự việc gì,
Mà Ngài không được thấy,
Không nghe, không nghĩ đến,
Và không được thức tri,
Hãy nói đến Chánh pháp,
Nhờ rõ biết pháp này,
Con ngay tại đời này,
Ðoạn tận được sanh già.
1128. Taṇhādhipanne manuje pekkhamāno (piṅgiyāti bhagavā) santā pajā te jarasā parete, tasmā tuvaṃ piṅgiya appamatto jahassu taṇhaṃ apunabbhavāyāti.
1128. (Đức Thế Tôn nói: “Này Piṅgiya,) trong khi nhìn xem những người theo đuổi tham ái bị chế ngự bởi sự già, những con người ấy bị mệt mỏi, này Piṅgiya, vì thế, (là người) không xao lãng, ngươi hãy từ bỏ tham ái để không còn hiện hữu lại nữa.”
1128. Thế Tôn nói như sau:
Hỡi này Pin-gi-ya!
Thấy chúng sanh loài Người,
Rơi vào trong khát ái,
Bị già nua đốt cháy,
Bị già nua chinh phục
Do vậy, Pin-gi-ya,
Ông chớ có phóng dật
Hãy từ bỏ khát ái,
Không còn bị tái sanh.
Piṅgiyasuttaṃ soḷasamaṃ.
Kinh Piṅgiya là thứ mười sáu.
XVIII. KẾT LUẬN
Idamavoca bhagavā magadhesu viharanto pāsāṇake cetiye paricārikasoḷasānaṃ brāhmaṇānaṃ ajjhiṭṭho puṭṭho puṭṭho pañhe vyākāsi, ekamekassa cepi pañhassa atthamaññāya dhammamaññāya dhammānudhammaṃ paṭipajjeyya gaccheyyeva jarāmaraṇassa pāraṃ pāraṅgamanīyā ime dhammāti. Tasmā imassa dhammapariyāyassa pārāyananteva adhivacanaṃ:
Đức Thế Tôn đã nói điều này trong lúc cư ngụ ở xứ sở Magadha tại bảo điện Pāsāṇaka. Được yêu cầu bởi mười sáu vị Bà-la-môn tùy tùng (của Bà-la-môn Bāvarī), Ngài đã giải thích các câu hỏi mỗi khi được hỏi. Nếu sau khi hiểu thông ý nghĩa của từng câu hỏi một, sau khi hiểu thông Giáo Pháp, thì có thể thực hành đúng pháp và thuận pháp, và còn có thể đi đến bờ kia của sự già và sự chết. Các pháp này là sẽ đi đến bờ kia, vì thế, tên gọi của bài giảng pháp này là ‘Đi Đến Bờ Kia.’Thế Tôn nói như vậy. Trong khi ở tại Magadha, tại điện Phà-xa-na-ka, Thế Tôn được mười sáu Bà-la-môn đệ tử của Bàvani tìm đến, được hỏi nhiều câu hỏi và Ngài đã trả lời. Nêu từng câu hỏi một, sau khi hiểu nghĩa, sau khi hiểu pháp, thực hành pháp và tùy pháp, thì có thể đi đến bờ bên kia của già chết. Những pháp này có thể đưa người qua bờ bên kia, cho nên pháp môn này cũng được gọi là Pàràyanam: “Con đường đưa đến bờ bên kia”.
1129. Ajito tissa metteyyo puṇṇako atha mettagū, dhotako upasīvo ca nando ca atha hemako.
1129. Ajita, Tissametteyya, Puṇṇaka, rồi Mettagū, Dhotaka, và Upasīva, Nanda, rồi Hemaka.
1129. Phạm chí Ajita,
Tissa-Met-tayya,
Phạm chí Pun-na-ka,
Cùng với Met-ta-gù,
Thanh niên Dhotaka,
Và Upasiva,
Nan-đa, He-ma-ka,
Cả hai vị thanh niên.
1130. Todeyyakappā dubhayo jatukaṇṇī ca paṇḍito, bhadrāvudho udayo ca posālo cāpi brāhmaṇo, mogharājā ca medhāvī piṅgiyo ca mahā isi.
1130. Hai vị Todeyya, và Kappa, và vị sáng suốt Jatukaṇṇī, Bhadrāvudha, và Udaya, luôn cả Bà-la-môn Posāla, vị thông minh Mogharājā, và vị đại ẩn sĩ Piṅgiya.
112530. To-dey-ya, Kap-pà;
Và Ja-tu-kha-ni,
Với Bhad-rà-vu-dha
Phạm chí U-da-ya
Phạm chí Po-sà-la,
Với Mo-gha-rà-ja
Là bậc đại Hiền trí,
Cùng với bậc đại sĩ,
Tên là Pin-gi-ya.
1131. Ete buddhaṃ upāgacchuṃ sampannacaraṇaṃ isiṃ, pucchantā nipuṇe pañhe buddhaseṭṭhaṃ upāgamuṃ.
1131. Những vị này đã đi đến gặp đức Phật, bậc ẩn sĩ có đức hạnh đầy đủ. Trong khi hỏi các câu hỏi vi tế, họ đã đến gần đức Phật tối thượng.
1131. Những vị này đi đến,
Ðức Phật, bậc Tiên nhân,
Bậc hạnh đức đầy đủ,
Những vị này đi đến,
Bậc giác ngộ tối thượng,
Hỏi câu hỏi tế nhị.
1132. Tesaṃ buddho vyākāsi pañhe puṭṭho yathātathaṃ, pañhānaṃ veyyākaraṇena tosesi brāhmaṇe muni.
1132. Được hỏi những câu hỏi, đức Phật đã giải thích cho các vị ấy đúng theo bản thể (câu hỏi). Với việc giải thích các câu hỏi, bậc Hiền Trí đã làm hài lòng các vị Bà-la-môn.
1132. Ðức Phật đã như thật,
Trả lời các vị ấy,
Tùy theo các câu hỏi,
Và bậc đại ẩn sĩ
Trả lời những câu hỏi,
Khiến các Bà-la-môn,
Ðược hoan hỷ vui thích.
1133. Te tositā cakkhumatā buddhenādiccabandhunā, brahmacariyamacariṃsu varapaññassa santike.
1133. Được hài lòng với đức Phật, bậc Hữu Nhãn, thân quyến của mặt trời, các vị ấy đã thực hành Phạm hạnh ở sự hiện diện của bậc có tuệ cao quý.
1133. Họ được vui, hoan hỷ,
Nhờ Phật, bậc có mắt,
Nhờ bà con mặt trời,
Họ hành trì Phạm hạnh,
Dưới chỉ đạo hướng dẫn,
Bậc trí tuệ tuyệt diệu.
1134. Ekamekassa pañhassa yathā buddhena desitaṃ, tathā yo paṭipajjeyya gacche pāraṃ apārato.
1134. Theo như điều đã được thuyết giảng bởi đức Phật đối với từng câu hỏi một, người nào thực hành theo như thế có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia.
1134. Theo từng câu hỏi một,
Tùy đức Phật thuyết giảng,
Ai như vậy hành trì,
Ði được từ bờ này,
Ðến được bờ bên kia.
1135. Apārā pāraṃ gaccheyya bhāvento maggamuttamaṃ, maggo so pāraṃ gamanāya tasmā parāyanaṃ iti.
1135. Người tu tập đạo lộ tối thượng có thể từ bờ bên này đi đến bờ kia. Đạo lộ ấy đưa đến việc đi đến bờ kia, vì thế gọi là ‘Đi Đến Bờ Kia.’”
1135. Ði được từ bờ này,
Ðến được bờ bên kia,
Tu tập đạo vô thượng,
Và chính con đường ấy,
Ðưa đến bờ bên kia,
Do vậy được tên gọi,
Con đường đến bờ kia.
17. PARĀYANĀNUGĪTIGĀTHĀ (bản Kinh Pali, trích đoạn)
17. ĐI ĐẾN BỜ KIA – CÁC KỆ NGÔN TƯỜNG THUẬT (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)
17. ĐI ĐẾN BỜ KIA – CÁC KỆ NGÔN TƯỜNG THUẬT (Ngài Indacanda dịch Việt, văn xuôi, chữ in thường)
Rồi Tôn giả Pingiya đi về Godhàvari và nói lại với Bà-la-môn Bàvari những điều đã xảy ra.
1136. Pārāyanamanugāyissaṃ (iccāyasmā piṅgiyo) yathāddakkhi tathā akkhāsi, vimalo bhūrimedhaso, nikkāmo nibbano nāgo kissa hetu musā bhaṇe.
1136. (Tôn giả Piṅgiya nói:) “Tôi sẽ tường thuật lại Kinh Đi Đến Bờ Kia. Bậc vô nhiễm, có tuệ bao la, không còn dục vọng, đã ra khỏi rừng (tham ái), bậc long tượng đã thấy như thế nào, ngài đã nói ra như thế ấy. Nguyên nhân gì khiến ngài lại nói lời sai trái?
1136. Tôn giả Pin-gi-ya:
Con sẽ đọc tụng lên
Con đường đến bờ kia,
Ngài được thấy thế nào,
Ngài nói lên thế ấy,
Bậc vô cấu, quảng trí,
Bậc lãnh đạo không dục,
Bậc Niết-bàn an tịnh,
Làm sao do nhân gì,
Ngài nói điều không thật.
1137. Pahīnamalamohassa mānamakkhappahāyino, handāhaṃ kittayissāmi giraṃ vaṇṇūpasaṃhitaṃ.
1137. Giờ tôi sẽ thuật lại lời nói đức độ của bậc đã dứt bỏ vết nhơ và si mê, của bậc có sự dứt bỏ ngã mạn và sự thâm hiểm.
1137. Bậc đã đoạn trừ hết,
Uế nhiễm và si mê,
Bậc đã diệt trừ sạch,
Kiêu mạn và gièm pha,
Con sẽ nói tán thán,
Âm thanh vi diệu ấy.
1138. Tamonudo buddho samantacakkhu lokantagū sabbabhavātivatto, anāsavo sabbadukkhappahīno saccavhayo brahme upāsito me.
1138. Thưa vị Bà-la-môn, đức Phật, bậc xua tan bóng tối, đấng Toàn Nhãn, đã đi đến tận cùng thế giới, vượt trội mọi hiện hữu, không còn lậu hoặc, đã dứt bỏ tất cả khổ, có tên gọi là Sự Thật, đã được hầu cận bởi tôi.
1138. Bậc quét sạch u ám,
Phật-đà, bậc Biến nhãn,
Ðã đến, tận cùng đời,
Ðã vượt qua sanh hữu,
Bậc không có lậu hoặc,
Ðoạn tận mọi đau khổ,
Vị được gọi sự thật,
Hỡi vị Bà-la-môn,
Con được hầu vị ấy.
1139. Dvijo yathā kubbanakaṃ pahāya bahupphalaṃ kānanaṃ āvaseyya, evaṃpahaṃ appadasse pahāya mahodadhiṃ haṃsarivajjhapatto.
1139. Giống như con chim, sau khi lìa bỏ khu rừng cây nhỏ, có thể sống ở khu rừng có nhiều trái cây, cũng tương tự như thế, sau khi lìa bỏ người có tầm nhìn nhỏ nhoi, tôi ví như con chim thiên nga đã đạt đến biển lớn.
1139. Như chim bỏ rừng hoang,
Ðến ở rừng nhiều trái,
Cũng vậy con từ bỏ,
Những bậc thấy nhỏ nhen,
Con đạt đến biển lớn,
Chẳng khác con thiên nga.
1140. Ye me pubbe vyākaṃsu huraṃ gotamasāsanā iccāsi iti bhavissati, sabbantaṃ itihītihaṃ sabbantaṃ takkavaḍḍhanaṃ.
1140. Những người nào trước đây đã giải thích cho tôi khác với lời dạy của Gotama (nói rằng): ‘Đã là như vầy, sẽ là như vầy,’ mọi điều ấy đều do nghe nói lại theo truyền thống, mọi điều ấy đều là sự tăng trưởng suy tầm (về dục).
1140. Những ai trong đời khác,
Ðã nói cho con nghe,
Lời dạy bậc Cù-đàm
Như vậy đã xảy ra,
Như vậy sẽ xảy đến,
Tất cả là tin đồn,
Chỉ làm tăng nghi ngờ.
1141. Eko tamanudāsīno jutimā so pabhaṃkaro, gotamo bhūripaññāṇo gotamo bhūrimedhaso.
1141. Vị xua tan bóng tối, một mình, đang ngồi, sáng chói, bậc tạo ra ánh sáng ấy là vị Gotama có tuệ bao la, là vị Gotama có sự sáng suốt bao la.
1137 Chỉ một vị an trú,
Quét sạch các hắc ám,
Sanh trưởng gia đình quý,
Vị ấy chiếu hào quang,
Cù-đàm, bậc quảng tuệ,
Cù-đàm, bậc quảng trí.
1142. Yo me dhammamadesesi sandiṭṭhikamakālikaṃ, taṇhakkhayamanītikaṃ yassa natthi upamā kvaci.
1142. Vị ấy đã thuyết giảng cho tôi Giáo Pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự đoạn diệt tham ái, không có rủi ro, điều tương đương với pháp (Niết Bàn) ấy là không có ở bất cứ đâu.”
1142. Ai thuyết pháp cho con,
Pháp thiết thực hiện tại,
Ðến ngay không chờ đợi,
Ái diệt, vượt đau khổ,
Vị ấy không ai sánh.
1143. Kinnu tamhā vippavasasi muhuttamapi piṅgiya, gotamā bhūripaññāṇā gotamā bhūrimedhasā.
1143. “Này Piṅgiya, sao ngươi không thể sống, dầu chỉ trong chốc lát, xa lìai khỏi vị Gotama có tuệ bao la, khỏi vị Gotama có sự sáng suốt bao la?
1143. Hỡi này Pin-gi-ya,
Sao Ông lại không thể,
Sống xa lánh vị ấy,
Chỉ trong một chốc lát,
Bậc Cù-đàm quảng tuệ,
Bậc Cù-đàm quảng trí,
1144. Yo te dhammamadesesi sandhiṭṭhikamakālikaṃ, taṇhakkhayamanītikaṃ yassa natthi upamā kvaci.
1144. Là vị đã thuyết giảng cho ngươi Giáo Pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự đoạn diệt tham ái, không có rủi ro; điều tương đương với pháp (Niết Bàn) ấy là không có ở bất cứ đâu.”
1144. Vị thuyết pháp cho người,
Pháp thiết thực hiện tại,
Ðến ngay không chờ đợi,
Ái diệt, vượt đau khổ,
Vị ấy không ai sánh.
1145. Nāhaṃ tamhā vippavasāmi muhuttampi brāhmaṇa, gotamā bhūripaññāṇā gotamā bhūrimedhasā.
1145. Thưa vị Bà-la-môn, tôi không thể sống, dầu chỉ trong chốc lát, xa lìa khỏi vị Gotama có tuệ bao la, khỏi vị Gotama có sự sáng suốt bao la.
1145. Hỡi này Bà-la-môn,
Con không có thể được,
Sống xa lánh vị ấy
Chỉ trong một chốc lát,
Gotama quảng tuệ,
Gotama quảng trí.
1146. Yo me dhammamadesesi sandhiṭṭhikamakālikaṃ, taṇhakkhayanītikaṃ yassa natthi upamā kvaci.
1146. Là vị đã thuyết giảng cho tôi Giáo Pháp có thể thấy được bởi tự thân, không bị chi phối bởi thời gian, có sự đoạn diệt tham ái, không có rủi ro; điều tương đương với pháp (Niết Bàn) ấy là không có ở bất cứ đâu.
1146. Vị thuyết pháp cho con,
Pháp thiết thực hiện tại,
Ðến ngay không chờ đợi,
Ái diệt, vượt đau khổ,
Vị ấy không ai sánh.
1147. Passāmi naṃ manasā cakkhunā ca rattiṃ divaṃ brāhmaṇa appamatto, namassamāno vivasemi rattiṃ teneva maññāmi avippavāsaṃ.
1147. Thưa vị Bà-la-môn, tôi nhìn thấy Ngài ấy bằng tâm và bằng mắt, ban đêm và ban ngày không bị xao lãng. Trong khi kính lễ (đến Ngài), tôi sống qua đêm; chính bằng cách ấy, tôi nghĩ là sống không xa lìa.
1147. Chính con thấy vị ấy,
Với ý, với con mắt,
Ngày đêm không phóng dật,
Kính thưa Bà-la-môn,
Con trải qua suốt đêm
Ðảnh lễ, kính vị ấy,
Do vậy con nghĩ rằng,
Con không xa vị ấy.
1148. Saddhā ca pīti ca mano satī ca nāpenti me gotamasāsanamhā, yaṃ yaṃ disaṃ vajati bhūripañño sa tena teneva natohamasmi.
1148. Tín, hỷ, tâm ý, và niệm của tôi không lìa xa lời giảng dạy của đức Gotama. Mỗi phương hướng nào bậc có tuệ bao la di chuyển đến, tôi đây đều kính lễ theo chính phương hướng ấy.
1148. Với tín và với hỷ,
Với ý luôn chánh niệm,
Không làm con xa rời,
Lời dạy Gotama!
Chính tại phương hướng nào,
Bậc quảng tuệ đi đến,
Chính ở phương hướng ấy,
Con được dắt dẫn đến.
1149. Jiṇṇassa me dubbalathāmakassa teneva kāyo na paleti tattha, saṅkappasattāya vajāmi niccaṃ mano hi me brāhmaṇa tena sutto.
1149. Đối với tôi, là người đã già nua, có thể lực và sức mạnh kém cỏi, chính vì thế, thân xác của tôi không theo đến được nơi ấy. Thưa vị Bà-la-môn, tôi thường đi đến bằng cách hướng tâm, bởi vì tâm ý của tôi đã được gắn bó với vị ấy.
1149. Với con tuổi đã già,
Yếu đuối, không sức mạnh,
Do vậy thân thể này,
Không đến được chỗ ấy,
Với tâm tư quyết chí,
Con thường hằng đi đến.
Vì rằng thưa Phạm chí,
Ý con cột vị ấy.
1150. Paṅke sayāno pariphandamāno dīpā dīpaṃ upaplaviṃ, athaddasāsiṃ sambuddhaṃ ghatiṇṇamanāsavaṃ.
1150. Trong khi đang nằm giãy giụa trong đám bùn (ngũ dục), tôi đã bơi từ hòn đảo này đến hòn đảo khác. Và tôi đã nhìn thấy bậc Toàn Giác, vị đã vượt qua dòng lũ, không còn lậu hoặc.”
1150. Nằm dài trong vũng bùn,
Vùng vẫy, vật qua lại,
Con đã bơi qua lại,
Ðảo này đến đảo khác,
Con đã thấy đức Phật,
Vượt bộc lưu, vô lậu.
CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH: Vào thời điểm này, đức Phật đang ngự tại thành Sāvatthi. Biết được sự chín muồi về khả năng của Piṅgiya và Bārarī, Ngài đã phóng ra hào quang có màu sắc vàng chói. Piṅgiya ngay trong lúc đang ngồi tán dương ân đức của Phật cho Bāvarī đã nhìn thấy hào quang ấy, trong lúc xem xét ‘cái gì đây?’ và sau khi đã nhìn thấy đức Thế Tôn như đang đứng trước mặt, Piṅgiya đã bảo vị Bà-la-môn Bārarī rằng: ‘Đức Phật đã ngự đến.’ Bà-la-môn Bārarī đã từ chỗ ngồi chắp tay lên và đứng dậy. Đức Thế Tôn sau khi phóng ra hào quang đã hiện thân cho vị Bà-la-môn thấy. Sau khi thấy thời điểm phù hợp cho cả hai vị, trong lúc chỉ dạy riêng cho Piṅgiya, Ngài đã nói lên kệ ngôn này (SnA. ii,606).Ðến đây, khi chúng đang nói, đức Phật hiện ra và nói:
1151. Yathā ahū vakkali muttasaddho bhadrāvudho āḷavi gotamo ca, evameva tvampi pamuñcassu saddhaṃ gamissasi tvaṃ piṅgiya maccudheyyassa pāraṃ.
1151. “Giống như Vakkali có niềm tin đã được khẳng định, Bhadrāvudha và Āḷavi Gotamo (cũng thế), tương tự y như vậy, ngươi cũng hãy khẳng định niềm tin. Này Piṅgiya, ngươi sẽ đi đến bờ bên kia đối với lãnh địa của Thần Chết.”
1151. Cũng như Vak-ka-li
Nhờ tin, được giải thoát,
Với Bhad-rà-vu-dha,
A-la-vi, Cù-đàm,
Cũng vậy, Ông đã được,
Giải thoát nhờ lòng tin.
Hỡi này Pin-gi-ya,
Ông sẽ đi đến được,
Ðến được bờ bên kia,
Của thế giới thần chết.
1152. Esa bhiyyo pasīdāmi sutvāna munino vaco, vivattacchaddo sambuddho akhilo paṭibhānavā.
1152. “Sau khi lắng nghe lời nói của bậc hiền trí, tôi đây càng thêm tịnh tín. Ngài là bậc Chánh Đẳng Giác, có màn che đã được cuốn lên, không cọc nhọn (ô nhiễm), có tài biện giải.
1152. Ðược nghe lời ẩn sĩ,
Con tăng trưởng tịnh tín,
Bậc Chánh đẳng Chánh giác,
Ðã vén lên tấm màn,
Không cứng cỏi, biện tài.
1153. Adhideve abhiññāya sabbaṃ vedi parovaraṃ, pañhānantakaro satthā kaṅkhinaṃ paṭijānataṃ.
1153. Sau khi biết rõ chư Thiên bậc cao, Ngài đã hiểu tất cả từ thấp đến cao. Bậc Đạo Sư, vị làm chấm dứt các câu hỏi của những người có sự nghi hoặc, của những người bộc lộ cho biết.
1153. Thắng tri các chư Thiên,
Biết tất cả cao thấp,
Bậc Ðạo Sư chấm dứt,
Tất cả các câu hỏi,
Với những ai tự nhận,
Còn có chỗ nghi ngờ.
1154. Asaṃhīraṃ asaṅkuppaṃ yassa natthi upamā kvaci, addhā gamissāmi na mettha kaṅkhā evaṃ padhārehi adhimuttacittanti.
1154. Đương nhiên, tôi sẽ đi đến trạng thái (Niết Bàn) không bị tiêu hoại, không bị lay chuyển, điều tương đương với pháp (Niết Bàn) ấy là không có ở bất cứ đâu. Sự nghi hoặc của tôi về nơi này (Niết Bàn) là không có. Như vậy xin Ngài hãy ghi nhận tôi là người có tâm đã được khẳng định.”
1154. Không run rẩy, dao động,
Không ai có thể sánh,
Chắc chắn con sẽ đi,
Tại đây, con không nghi,
Như vậy, thọ trì Ta
Như tâm người tín giải.
Pārāyanavaggo niṭṭhito.
Dứt Phẩm Đi Đến Bờ Kia.
Phẩm “Con đường đi đến bờ bên kia ” đã xong.
SUTTANIPĀTO SAMATTO.
KINH TẬP ĐƯỢC ĐẦY ĐỦ.
—-
Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Kinh Tập“, Tỳ-khưu Indacanda Dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tiểu Bộ – Kinh Tập” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Tỳ-khưu Indacanda
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda