CHƯƠNG II (tt)
III- ÐẠI DANH TỪ (SABBANĀMA)
Ðịnh nghĩa: Ðại danh từ là tiếng dùng thay thế danh từ để ám chỉ người, thú hoặc đồ dùng mà không chỉ đích danh.
Thí dụ:
* “Ayaṃ rajjassa rājā ahosi” (Vị này là vua của quốc độ)
* “Ahaṃ tuyhaṃ paṭisunāmi” (Tôi đáp lời anh)
* “So maṃ pahari” (Hắn đã đánh tôi).
A- CÁC LOẠI ÐẠI DANH TỪ
Ðại danh từ trong tiếng Pāli có 2 loại:
1) Nhân vật đại danh từ (purisasabbanāma)
2) Biểu thị đại danh từ (visesanasabbanāma).
Tiếng đại danh từ chỉ 3 ngôi, như amha (tôi, chúng tôi), tumha (anh, các anh), ta (nó, chúng nó) … gọi là nhân vật đại danh từ.
Tiếng thay thế danh từ để chỉ sự vật khác nhau cho phân biệt, như ima (cái này), eta (cái đó), añña (cái khác), ya (cái nào mà), ka (cái gì) … gọi là biểu thị đại danh từ.
Biểu thị đại danh từ còn được phân thành hai hoặc thành ba thứ nữa, tùy theo ý nghĩa của chúng.
1- Biểu thị đại danh từ phân thành hai:
- a) Ðịnh đại danh từ, tức những tiếng đại danh từ chỉ ý nghĩa định chắc.
Thí dụ: ima (cái này), ta (cái ấy), eta (đó, cái đó), amu (thế này, đây này) …
- b) Bất định đại danh từ, tức những tiếng đại danh từ ám chỉ sự vật, ý không quả quyết.
Thí dụ: Ya (ai, cái nào), añña (khác, cái khác), apara (cái kia nữa), sabba (hết thảy, tất cả) …
2- Biểu thị đại danh từ phân thành ba:
- a) Chỉ thị đại danh từ, tức những tiếng chỉ người hay vật mà có tính cách xác định được vị trí.
Thí dụ: ima (này, cái này), ta (ấy, cái ấy), eta (đó, cái đó), amu (đây này) …
- b) Phiếm chỉ đại danh từ, tức những tiếng chỉ người hay vật mà không xác định rõ.
Thí dụ: ya (ai, cái nào), añña (cái khác), aññatara (cái nọ, cái nào đó), sabba (mọi cái, tất cả), para(cái kia) …
- c) Nghi vấn đại danh từ, là tiếng đại danh từ dùng trong ý nghĩa hỏi.
Thí dụ: ka (ai, gì, chi, nào), kati (bao nhiêu) …
Còn chỉ thị đại danh từ cũng gọi là định đại danh từ, phiếm chỉ đại danh từ và nghi vấn đại danh từ thuộc về bất định đại danh từ.
B- CÁCH SỬ DỤNG ÐẠI DANH TỪ
Ðại danh từ trong tiếng Pāli được xếp vào danh tự loại nên có phương thức sử dụng cũng như các danh tự loại khác (danh từ, tính từ). Tuy vậy vẫn có một vài điểm đặc biệt đáng lưu ý.
1- Phép dùng nhân vật đại danh từ (Puri-sasabbanāma)
1- Nhân vật đại danh từ tiếng Pāli chỉ gồm có 3 tiếng là amha, tumha và ta.
– Tiếng “Amha” dùng thay thế danh từ để chỉ ngôi thứ nhất, hay ngôi thượng (uttamapurisa). Nghĩa dịch là tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, tao, tụi tao v.v…
– Tiếng “Tumha” dùng thay danh từ để chỉ ngôi thứ hai, hay ngôi trung, (majjhimapurisa). Nghĩa dịch là anh, các anh, ngươi, các ngươi, mi, chúng mi, mày, tụi mày v.v…
– Tiếng “Ta” dùng thay thế danh từ để chỉ ngôi thứ ba, hay ngôi sơ (paṭhamapurisa). Nghĩa dịch là nó, chúng nó, hắn, tụi hắn, y, bọn y, vị ấy, họ v.v…
Lưu ý: Nhân vật đại danh từ được dùng nghĩa dịch tùy theo cương vị đối tượng.
2- Về phép dùng:
– Tiếng “amha” và “tumha” dùng không phân biệt tính (liṅga); Riêng “ta” thì có hình thức dùng 3 tính khác nhau.
– Cả 3 tiếng nhân vật đại danh từ đều chỉ dùng 7 ngữ cách (vibhatti), trừ hô cách.
– Về ngữ số (vacana) vẫn được áp dụng bình thường ở đây.
- a) Phép biến cách nhân vật đại danh từ “amha” (tôi, ta …) như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | ahaṃ | mayaṃ, amhe, no |
Du. | maṃ, mamaṃ | amhe, amhākaṃ, no |
Ta. | mayā, me | amhebhi, amhehi, no |
Ca. cha | mama, mayhaṃ, mamaṃ, me | amhaṃ, amhākaṃ, no |
Pañ. | mayā | amhebhi, amhehi |
Sa. | mayi | amhesu. |
(Chú ý: me và no trong biến cách không được dùng ở đầu câu).
- b) Phép biến cách nhân vật đại danh từ “tumha” (anh, mi …) như sau:
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | tvaṃ, tuvaṃ | tumhe |
Du. | taṃ, tavaṃ, tuvaṃ | tumhe, tumhākaṃ, vo |
Ta. | tvayā, tayā, te | tumhebhi, tumhehi, vo. |
Ca.cha | tava, tuyhaṃ, te | tumhaṃ, tumhākaṃ,vo. |
Pañ. | tvayā, tayā | tumhebhi, tumhehi |
Sa. | tvayi, tayi | tumhesu |
(Chú ý: te và vo trong biến cách không được dùng ở đầu câu).
- c) Phép biến cách nhân vật đại danh từ “ta“ (nó, vị ấy, hắn, y) như sau:
Nam tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | so | te |
Du. | taṃ, naṃ | te, ne. |
Ta. | tena | tebhi, tehi |
Ca. cha | tassa, assa | tesaṃ, tesānaṃ |
Pañ. | asmā, tasmā, tamhā | tebhi, tehi |
Sa. | asmiṃ, tasmiṃ, tamhi | tesu. |
Nữ tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | sā | tā, tāyo |
Du | taṃ | tāyo |
Ta.pañ | tāya | tābhi, tāhi |
Ca. cha | tāya, tassā, assā, tissā, tissāya | tāsaṃ, tāsānaṃ |
Sa. | tāyaṃ, tassaṃ, assaṃ, tissaṃ | tāsu. |
Trung tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | taṃ | te, tāni |
Du. | taṃ | te, tāni |
(Các cách còn lại giống phần nam tính).
Thí dụ: Câu áp dụng nhân vật đại danh từ:
* “Ahaṃ mayhaṃ potthakaṃ tava dadāmi” (Tôi cho anh quyển sách của tôi).
* “So tayā saddhiṃ mama gehaṃ āgacchati” (Nó đi cùng với anh đến nhà tôi).
* “Tumhe te mā pahārittha” (Các anh đừng đánh chúng nó).
* “Tassa te alābhā tassa te dulladdhaṃ” (Thật bất lợi cho người đó! Thật xấu vận cho người đó!).
* “Na me diṭṭho ito pubbe” (Trước đây tri kiến không có cho tôi).
2- Phép dùng các biểu thị đại danh từ (visenasabbanāma)
Biểu thị đại danh từ gồm có 3 loại:
– Chỉ thị đại danh từ (ima, ta, eta …)
– Phiếm chỉ đại danh từ (ya, añña, sabba …) .
– Nghi vấn đại danh từ (ka, kati …).
Hầu hết biểu thị đại danh từ trong tiếng Pāli được sử dụng theo 3 tính (liṅga), khác dạng biến cách cũng có, giống dạng biến cách cũng có …
Về ngữ cách (vibhatti) các biểu thị đại danh từ cũng như nhân vật đại danh từ, chỉ dùng với 7 ngữ cách, trừ hô cách.
Về ngữ số (vacana) thì các tiếng đại danh từ này cũng vẫn được chia ở số ít và số nhiều.
1- Sau đây là các biến cách của những tiếng chỉ thị đại danh từ:
- a) Tiếng chỉ thị đại danh từ “ima” (này, cái này) có biến cách như sau:
Nam tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | ayaṃ | ime |
Du. | imaṃ | ime |
Ta. | iminā, anena | imebhi, imehi, ebhi, ehi. |
Ca. cha | assa, imassa | imesaṃ, imesānaṃ, esaṃ, esānaṃ |
Pañ | imamhā,asmā, imasmā | imebhi, imehi, ebhi, ehi. |
Sa. | imamhi, asmiṃ, imasmiṃ | imesu, esu |
Nữ tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | ayaṃ | imā, imāyo |
Du. | imaṃ | imā, imāyo |
Ta. pañ | imāya | imābhi, imāhi |
Ca. cha | imāya, imissā, imissāya, assā, assāya | imāsaṃ, imāsānaṃ, āsaṃ, āsānaṃ |
Sa. | imāyaṃ, imissaṃ, assaṃ | imāsu |
Trung tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | imaṃ, idaṃ | ime, imāni |
Du. | imaṃ, idaṃ | ime, imāni |
(Các cách còn lại giống ở phần nam tính)
- b) Tiếng chỉ thị đại danh từ “ta” (ấy, cái ấy) có biến cách như sau:
Nam tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | so | te |
Du. | taṃ, naṃ | te, ne |
Ta. | tana | tebhi, tehi |
Ca. cha | tassa | tesaṃ, tesānaṃ |
Pañ | tamhā, tasmā | tebhi, tehi |
Sa. | tamhi, tasmiṃ | tesu |
Nữ tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | Sā | tā, tāyo |
Du. | taṃ, naṃ | tā, tāyo |
Ta.pañ | tāya | tābhi, tāhi |
Ca. cha | tassa, tāya | tāsaṃ, tāsānaṃ |
Sa. | tassaṃ, tāyaṃ | tāsu. |
Trung tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | taṃ | te, tāni |
Du. | taṃ | te, tāni |
(Các cách còn lại giống ở phần nam tính)
- c) Tiếng chỉ thị đại danh từ “eta” (đó, cái đó) được biến cách tương tự như “ta”.
Thí dụ:
eso, ete …
esā, etāyo …
etaṃ, etāni …
- d) Tiếng chỉ thị đại danh từ “amu” (thế ấy, đây này …) có biến cách như sau:
Nam tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | amuko,asu, asukho | amū, amukhā, asukā |
Du. | amuṃ, amukaṃ, asukaṃ | amū, amke, asuke |
Ta. | amunā, amukena, asukena | amūbhi, amūhi, amu-kebhi, amukehi, asu-kebhi, asukehi |
Ca. cha | amuno,amussa,amu kassa, asukassa | amūnaṃ, amūsānaṃ, amukānaṃ, asukānaṃ |
pañ | amunā, amumhā, amusmā, amukam-hā,amukasmā, asu-kamhā, asukasmā | amūbhi, amūhi, amu-kebhi, amukehi, asu-kebhi, asukehi |
Sa. | amumhi, amsmiṃ, amukamhi, amuka-smiṃ, asukamhi, asukasmiṃ | amūsu, amukesu, asu-kesu. |
Nữ tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | amu, amukā, asu, asukā | amū, amuyo, amukā-yo, asukāyo. |
Du. | amuṃ, amukaṃ, asu kaṃ | amū, amuyo, amukā-yo, asukāyo |
Ta. pañ | amuyā, amukāya, asu kāya | amūbhi, amūhi, amū-kābhi, amukāhi, asu-kāhi. |
Ca. cha | amussā,amuyā, amu kāya, asukāya | amūsaṃ, amūsānaṃ, asukānaṃ,amukānaṃ |
Sa. | samussaṃ, amuyaṃ, amukāya,amukāyaṃ asukāya, asukāyaṃ. | asukāsu. |
Trung tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | aduṃ, amukaṃ, asukaṃ | adūni, amukāni, asukāni |
Du. | aduṃ, amukaṃ, asukaṃ | adūni, amukāni, asukāni. |
(Các cách còn lại giống như phần nam tính)
2- Bảy biến cách của phiếm chỉ đại danh từ:
Tiếng phiếm chỉ đại danh từ “ya” (ai mà, cái nào, cái mà) có biến cách như sau:
Nam tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | yo | te |
Du. | yaṃ | ye |
Ta. | yena | yebhi, yehi |
Ca.cha | yassa | yesaṃ, yesānaṃ |
Pañ. | yamhā, yasmā | yebhi, yehi |
Sa. | yamhi, yasmiṃ | yesu. |
Nữ tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | yā | yā, yāyo |
Du. | yaṃ | yā, yāyo |
Ta.pañ | yāya | yābhi, yāhi |
Ca. cha | yassā, yāya | yānaṃ, yāsānaṃ |
Sa. | yassaṃ, yāyaṃ | yāsu |
Trung tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | yaṃ | ye, yāni |
Du. | yaṃ | ye, yāni |
(Các cách còn lại giống như phần nam tính)
Những tiếng phiếm chỉ đại danh từ sau đây được biến cách tương tự như “ya”:
Añña : khác, cái khác
Aññatara : cái nọ, cái nào đó
Para : cái khác
Pubba (2) : cái trước
Sabba : tất cả, mọi …
Ubhaya : cả hai
Apara (1) : cái khác nữa
Itara : cái kia
(1) Tiếng apara còn có nghĩa là phía tây.
(2) Tiếng pubba còn có nghĩa là phía đông
Tiếng phiếm chỉ đại danh từ “ubha” (cả hai), đặc biệt được dùng giống nhau ở 3 tính và chỉ có số nhiều. Biến cách như sau:
Pa. du | ubho |
Ta. pañ. | ubhobhi, ubhohi |
Ca. cha. | ubhinnaṃ |
Sa | ubhosu |
- Bảng biến cách các nghi vấn đại danh từ:
- a) Hai tiếng nghi vấn đại danh từ là “katama” (ra sao? gồm có gì? bao nhiêu?) và “katara” (cái nào đây?) cũng được biến cách tương tự như “ya”.
- b) Tiếng nghi vấn đại danh từ “kati” (bao nhiêu) cũng đặc biệt dùng giống nhau ở 3 tính và chỉ có hình thức số nhiều. Biến cách của tiếng này như sau:
Paḍu | kati |
Ta. pañ | katībhi, katīhi |
Ca.cha | katīnaṃ |
Sa. | katīsu. |
- c) Tiếng nghi vấn đại danh từ “ka” (ai? cái nào? cái gì? chi?) có biến cách khác nhau ở 3 tính, như sau:
Nam tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | ko | ke |
Du. | kaṃ | ke |
Ta. | kena | kebhi, kehi |
Ca. cha | kassa, kissa, kissassa | kesaṃ, kesānaṃ |
Pañ | kamhā, kasmā | kebhi, kehi |
Sa. | kamhi, kasmiṃ, kimhi, kismiṃ | kesu. |
Nữ tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | kā | kā, kāyo |
Du. | kaṃ | kā, kāyo |
Ta. pañ | kāya | kābhi, kāhi |
Ca. cha | kāya, kasmā, kissā | kāsaṃ, kāsānaṃ |
Sa. | kāya, kāyaṃ, kassā, kassaṃ, kissaṃ | kāsu |
Trung tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | kaṃ, kiṃ | ke, kāni |
Du. | kaṃ, kiṃ | ke, kāni |
(Các cách còn lại giống như phần nam tính).
Tiếng nghi vấn đại danh từ “ka” khi có dấu hiệu “ci” ghép sau thì trở thành tiếng phiếm chỉ đại danh từ: kaci (bất kỳ, bất cứ gì, bất luận chi, cái chi mà…) hình thức này thường đi cặp với tiếng “ya”.
Thí dụ: yo koci, ye kici, yā kāci, yaṃ kiñci ād.
Tiếng phiếm chỉ đại danh từ “kaci” có biến cách ở 3 tính như sau:
Nam tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | koci | keci, kecana |
Du. | kañci, kiñci, kiñcana. | keci, kecana |
Ta. | kenaci | kehici |
Ca. cha | kassaci | kesañci |
Pañ | (không thấy dùng) | kehici |
Sa. | kamhici, kasmiñci, kismici, kismiñci. | kesuci |
Nữ tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | kāci | kāci |
Du. | kāci, kiñci | kāci |
Ta. pañ | kāyaci | kāhici |
Ca. cha | kāyaci, kissāci | kāsañci |
Sa. | kāyaci, kāyañci, kassañci. | kāsuci |
Trung tính
Cách | Số ít | Số nhiều |
Pa. | kiñci | kānici |
Du. | kiñci | kānici |
(Các cách còn lại giống như phần nam tính)
Thí dụ:
* “Idaṃ kiṃ ahosi” (Cái này là cái gì?).
* “Yo dhammaṃ passati so buddhaṃ passati” (Ai thấy Pháp là người ấy thấy Phật).
* “Sabbe sattā āhāraṭṭhitikā” (Tất cả chúng sanh duy tồn nhờ vật thực).
* “Yaṃ kiñci kusalakammaṃ kattabbaṃ kiri-yaṃ mama kāyena vācāmanasā” (Thiện nghiệp nào mà đáng làm, đã được làm bởi thân, khẩu, ý của tôi).
* “Ko mayhaṃ imaṃ dhanaṃ gaṇhi?” (Ai đã lấy tài sản này của tôi?).
* “Ko eso?” (ai đó?).
* “So‘ haṃ!” (tôi đây!).
* “Ko maṃ pakkosati” (ai gọi tôi).
* “Kati jāgarataṃ su tā kati suttesu jagarā katīhi rajaṃ ādeti katīhi parisujjhati” (Có bao nhiêu pháp mê giữa pháp tỉnh? Có bao nhiêu pháp tỉnh giữa pháp mê? Do bao nhiêu pháp làm vương trần cấu? Do bao nhiêu pháp khiến thanh tịnh?).
Chú ý:
Khi tiếng đại danh từ đứng phụ thuộc vào một danh từ, để phụ nghĩa cho danh từ ấy, thì nó được dùng dưới dạng một tính từ, nhưng phương thức sử dụng vẫn là đại danh từ …
Toát yếu:
Ðại danh từ là tiếng thay thế danh từ để chỉ người và vật một cách khái niệm.
Ðại danh từ trở thành tính từ khi nó đứng phụ thuộc vào một danh từ có đồng cách, đồng số và đồng tính.
Ðại danh từ tiếng Pāli có hai loại chính nhân vật đại danh từ và biểu thị đại danh từ.
Biểu thị đại danh từ lại phân ra thành ba thứ nữa là chỉ thị đại danh từ, phiếm chỉ đại danh từ, và nghi vấn đại danh từ.
Trừ một vài tiếng đại danh từ đặc biệt, còn lại hầu hết đại danh từ tiếng Pāli đều được sử dụng ở 3 tính (liṅga) riêng biệt.
Tất cả đại danh từ tiếng Pāli đều chỉ sử dụng theo 7 ngữ cách (vibhatti), trừ hô cách.
Một vài tiếng đại danh từ như “ubha”, “kati” … chỉ có hình thức số nhiều; còn lại hầu hết đại danh từ đều được sử dụng ở cả hai số (vacana).
-ooOoo-
BÀI ÔN TẬP CHƯƠNG II
A- Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:
1- Danh tự loại tiếng Pāli gồm có mấy thứ?
2- Cấu tạo chung của các danh tự loại ra sao?
3- Trong tiếng Pāli, danh từ có cả thảy bao nhiêu vĩ ngữ (kāranta)? Trong những vĩ ngữ đó, có điểm nào đặc biệt không?
4- Trong tiếng Pāli, tính từ đối với danh từ đi kèm phải có sự phù hợp thế nào?
5- Tính từ số đếm trong tiếng Pāli có sử dụng phương thức đơn giản như mọi tính từ không?
6- Ðại danh từ tiếng Pāli có vai trò như thế nào?
7- Ðại danh từ tiếng Pāli có đặc điểm gì về phương thức sử dụng?
B- Ðọc kỹ các câu sau và hãy sửa lại những điểm sai nếu có:
1- Kumāra odana khādiṃsu (Những đứa trẻ đã ăn cơm)
2- Mahallakāyo purisā gāme avasuṃ (Các người đàn ông già cả đã sống trong làng)
3- Bahūni bhikkhavo mahantī araññe viha-riṃsu (Nhiều vị tỳ kheo đã ngụ tại khu rừng lớn)
4- Ahaṃ dvīhi yācakānaṃ āhāraṃ adāsiṃ (Tôi đã cho vật thực đến hai người hành khất).
5- Idaṃ puriso vānijo bhavati. (Người đàn ông này trở thành vị thương buôn).
C- Hãy áp dụng phần văn phạm đã học rồi dịch những câu sau đây, từ tiếng Pāli ra tiếng Việt và từ tiếng Việt ra tiếng Pāli:
1- Tasmiṃ vanamhi bahū migā avasuṃ.
2- Dve purisā imehi dvihi maggehi anugac-chissanti. (1)
3- Pañca bhikkhavo rājassa mahantīnaṃ parisānaṃ dhammaṃ desenti (2)
4- Ahaṃ tuyhaṃ ekaṃ potthakaṃ dadāmi (3)
5- Khuddakā sakuṇā sākhāyaṃ (4) nisīdiṃ-su.(5)
6- Người bà con của tôi sẽ đi đến thành phố lớn.
7- Ðức Phật đã thuyết (7) pháp đến chư thiên.
8- Ai làm (8) phước, người ấy sẽ được (9) an vui
9- Ai đã gọi (10) nó.
10- Chúng nó đã sống (11) với các anh (12).
Chú thích:
(1) Sẽ đi theo
(2) thuyết giảng.
(3) Cho
(4) cành.
(5) Ðã đậu
(6) gacchissati
(7) Deseti
(8) kareyya
(9) Labhissati
(10) pakkoso
(11) Vasiṃsu
(12) dùng “saha” sau sở dụng cách.
-ooOoo-