TIỂU TÔNG PHÂN TÍCH (Khuddakavatthuvibhanga).

ÐẦU ÐỀ

PHẦN MỘT CHI (Ekamātikā).

[849] Kiêu hãnh sanh chủng, kiêu hãnh họ tộc. Kiêu hãnh sức khỏe. Kiêu hãnh thanh niên. Kiêu hãnh đời sống. Kiêu hãnh lợi lộc. Kiêu hãnh sự lễ kính. Kiêu hãnh sự trọng vọng. Kiêu hãnh sự tôn vinh. Kiêu hãnh về tùy tùng. Kiêu hãnh về tài sản. Kiêu hãnh về dung sắc. Kiêu hãnh về học vấn. Kiêu hãnh về biện tài. Kiêu hãnh về bậc lão thành. Kiêu hãnh về khất thực. Kiêu hãnh về danh dự. Kiêu hãnh về oai nghi. Kiêu hãnh về thần thông. Kiêu hãnh về danh tiếng. Kiêu hãnh về giới hạnh. Kiêu hãnh về thiền chứng. Kiêu hãnh về nghề nghiệp. Kiêu hãnh về tài cao. Kiêu hãnh về tính khoáng đạt. Kiêu hãnh về địa vị. Kiêu hãnh về sự sung túc. Sự kiêu hãnh, sự dễ duôi, sự cương ngạnh, sự đấu tranh, sự ham muốn thái quá, đa dục, ác dục, sự nham hiểm, sự siểm nịnh, tánh chưng diện, thiếu phong cách. Bất mãn. Tiêu cực. Bực mình. Say thực. Tâm lười. Sự lừa đảo. Sự nịnh hót. Sự ám chỉ. Sự lờn khinh, sự lấy lợi câu lợi, sự ỷ mình hơn, sự ỷ mình bằng, sự ỷ mình thua. Sự hơn ỷ hơn, sự hơn ỷ bằng, sự hơn ỷ thua. Sự bằng ỷ hơn, sự bằng ỷ bằng, sự bằng ỷ thua. Sự thua ỷ hơn, sự thu ỷ bằng, sự thua ỷ thua. Kiêu mạn, quá mạn, mạn quá mạn, ti mạn, tăng thượng mạn, ngã sở mạn, tà chấp mạn. Sự nghĩ tưởng quyến thuộc. Sự nghĩ tưởng quê hương. Sự nghĩ tưởng huyền thoại. Sự nghĩ tưởng liên hệ ái tha nhân. Sự nghĩ tưởng liên hệ lợi đắc, lễ kính, danh vọng. Sự nghĩ tưởng liên hệ danh dự.

ÐẦU ÐỀ PHẦN HAI CHI (Dukamātikā)

[850] Sân hận và oán hận, quỉ quyệt và hiểm độc, ganh tỵ và bỏn xẻn, xảo trá và lường gạt, vô minh và hữu ái, hữu kiến và phi hữu kiến, thường kiến và đoạn kiến, hữu biên kiến và vô biên kiến. Tiền biên kiến và hậu biên kiến, vô tàm và vô quý, nan giáo và hữu ác hữu, không chánh trực và không nhu mì, không nhẫn nại và không nghiêm tịnh, không cam ngôn và không hậu đãi, không phòng hộ môn quyền và không tiết độ ẩm thực, thất niệm và thiếu tỉnh giác, giới hoại và kiến hoại. Nội triền và ngoại triền.

ÐẦU ÐỀ PHẦN BA CHI (Tikamātikā)

[851] BA BẤT THIỆN CĂN. Ba bất thiện tầm. Ba bất thiện tưởng. Ba bất thiện giới. Ba ác hạnh. Ba lậu hoặc. Ba triền phược. Ba ái tham. Ba ái tham khác. Ba ái tham khác nữa. Ba tầm cầu. Ba tỷ giáo. Ba hiểm nạn. Ba ám muội. Ba thuyết ngoại giáo. Ba chướng ngại. Ba cấu uế. Ba trần cấu. Ba bất bình. Ba bất bình khác nữa. Ba thứ lửa. ba khuyết tật. Ba khuyết tật khác. Hỷ lạc kiến, ngã chấp kiến và tà kiến. Bất mãn, não hại và hạnh phi pháp. Khó dạy, có bạn ác và tưởng dị biệt. Phóng dật, lười biếng và dễ duôi. Không tri túc, thiếu tỉnh giác và đa dục. Vô tàm, vô úyvà khinh suất. Bất cần, nan giáo và hữu ác hữu. Không tín ngưỡng, không hào phóng và giải đãi. Phóng dật, bất thu thúc và ác giới. Không muốn thấy bậc Thánh, không muốn nghe Chánh Pháp, có tâm cật vấn. Thất niệm, bất tỉnh giác và tán loạn tâm. Không khéo tác ý, hành tà đạo và tâm biếng nhác.

ÐẦU ÐỀ PHẦN BỐN CHI (Catukkamātikā)

[852] BỐN LẬU. Bốn phược. Bốn bộc. Bốn phối. Bốn thủ. Bốn ái sanh. bốn sự thiên vị. Bốn sự điên đảo. Bốn phi thánh ngôn. Bốn phi thánh ngôn khác nữa. Bốn ác hạnh. Bốn ác hạnh khác nữa. Bốn hiểm nạn. Bốn hiểm nạn khác. Bốn hiểm nạn khác. Bốn hiểm nạn khác nữa. Bốn quan kiến.

ÐẦU ÐỀ PHẦN NĂM CHI (Pañcakamātikā)

[853] Năm hạ phần phiền phược. Năm thượng phần phiền phược. Năm sự bỏn xẻn. Năm hệ lụy. Năm mũi tên. Năm tâm hoang vu. Năm nhiểm trước tâm. năm triền cái. Năm nghiệp vô gián. Năm quan kiến. Năm oan trái. Năm suy thoái. Năm khổ quả không kham nhẫn. Năm hiểm nạn. Năm luận chấp Níp Bàn hiện tại.

ÐẦU ÐỀ PHẦN SÁU CHI (Chakkamātikā)

[854] SÁU GỐC LUẬN TRANH. Sáu dục ái thế tục pháp. Sáu vi nghịch sự. Sáu thân ái. Sáu sự bất kính. Sáu pháp suy thoái. Sáu pháp suy thoái khác. Sáu hỷ vấn vương. Sáu ưu vấn vương. Sáu xả vấn vương. Sáu hỷ thế tục. Sáu ưu thế tục. Sáu xả thế tục. Sáu quan kiến.

ÐẦU ÐỀ PHẦN BẢY CHI (Sattakamātikā)

[855] BẢY TIỀM MIÊN. Bảy đột khởi. Bảy triền phược. Bảy phi diệu pháp. Bảy ác hạnh. Bảy mạn. Bảy quan kiến.

ÐẦU ÐỀ PHẦN TÁM CHI (Aṭṭhakamātikā)

[856] Tám PHIỀN NÃO SỰ. Tám giải đãi sự. Phản ứng tâm với tám thế pháp. Tám phi Thánh ngôn. Tám tà tánh. Tám lỗi bị cáo. Tám vô tưởng luận. Tám phi tưởng phi phi tưởng luận.

ÐẦU ÐỀ PHẦN CHÍN CHI (Navakamātikā)

[857] Chín hiềm khích sự. Chín trần cấu nhơn. Chín cách ngã mạn. Chín pháp ái căn. Chín chiều hướng. Chín hoang tưởng. Chín loạn tưởng. Chín hý tưởng. Chín hành tưởng.

ÐẦU ÐỀ PHẦN MUỜI CHI (Dasakamātikā)

[858] MUỜI PHIỀN NÃO SỰ. Muời hiềm khích sự. Muời bất thiện nghiệp đồ. Mười triền phược. Mười tà tánh. Mười tông tà kiến. Mười tông kết luận kiến.

ÐẦU ÐỀ PHẦN MƯỜI TÁM CHI (Aṭṭhārasakamātikā)

[859] MƯỜI TÁM ÁI DU NƯƠNG NỘI UẨN. Mười tám ái du nương ngoại uẩn. Tổng cộng gồm chung lại thành ba mươi sáu ái du.

Ba mươi sáu ái du như thế với ba mươi sáu ái du vị lai và ba mươi sáu ái du hiện tại, tổng cộng gồm chung lại thành một trăm lẻ tám ái du; là sáu mươi hai tà kiến mà được Ðức Thế Tôn nói đến trong bài kinh Phạm Võng (Brahmajāla).

DỨT PHẦN ÐẦU ÐỀ

XIỂN MINH

PHẦN MỘT CHI (Ekakaniddesa)

[860] TRONG PHẦN ẤY THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH SANH CHỦNG (JĀTI)?

Dựa vào sanh chủng mà có sự kiêu căng, thái độ kiêu căng, tính cách kiêu căng, có sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, có sự hống hách, hãnh diện, cao kỳ [1], tự đề cao, sự mở cờ[2] trong tâm. Ðây gọi là kiêu hãnh sanh chủng.

[861] TRONG PHẦN ẤY, THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH HỌ TỘC (GOTTA)?

Dựa vào dòng họ… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH SỨC KHỎE (ĀROGYA)?

Dựa vào sự vô bệnh… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ SỰ KIÊU HÃNH THANH NIÊN (YOBBANA)?

Dựa vào tuổi trẻ trung… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH ÐỜI SỐNG (JĪVITA)?

Dựa vào sức sống… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH LỢI LỘC (LĀBHA)?

Dựa vào lợi lộc… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH SỰ LỄ KÍNH (SAKKĀRA)?

Dựa vào sự lễ kính… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH SỰ TRỌNG VỌNG (GARUKĀRA)?

Dựa vào sự trọng vọng… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH SỰ TÔN VINH (PUREKKHĀRA)?

Dựa vào sự tôn vinh… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH TÙY TÙNG (PARIVĀRA)?

Dựa vào nhóm tùy tùng… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH TÀI SẢN (BHOGA)?

Dựa vào tài sản… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH DUNG SẮC (VAṆṆA)?

Dựa vào dung sắc… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH HỌC VẤN (SUTTA)?

Dựa vào sự học vấn… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH BIỆN TÀI (PATIBHĀNA)?

Dựa vào sự biện tài… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH BẬC LÃO THÀNH (RATTAÑÑŪ)?

Dựa vào tư cách lão thành… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH HẠNH KHẤT THỰC (PIṆḌAPĀTIKATTA)?

Dựa vào phẩm hạnh khất thực… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH DANH DỰ (ANAVANNATTI)?

Dựa vào sự không bị khinh rẻ… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH OAI NGHI (IRIYĀPATHA)?

Dựa vào cách oai nghi… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH THẦN THÔNG (IDDHI)?

Dựa vào thần thông… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH DANH TIẾNG (YASA)?

Dựa vào thanh danh… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH GIỚI HẠNH (SĪLA)?

Dựa vào giới hạnh… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH THIỀN CHỨNG (JHĀNA)?

Dựa vào thiền định… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH NGHỀ NGHIỆP (SIPPA)?

Dựa vào nghề nghiệp… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH TÀI CAO (ĀROHA)?

Dựa vào tài cao… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH TÍNH KHOÁNG ÐẠT (PARINĀHA)?

Dựa vào tính cởi mở… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH ÐỊA VỊ (SANTHĀNA)?

Dựa vào địa vị… (trùng)…

THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH SỰ SUNG TÚC (PĀRIPŪRI)?

Dựa vào sự đầy đủ mà có sự kiêu căng, thái độ kiêu căng, tính cách kiêu căng, có sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, có sự hống hách, hãnh diện, cao kỳ, tự đề cao, sự mở cờ trong tâm. Ðây gọi là kiêu hãnh sự sung túc.

[862] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ KIÊU HÃNH (MADA)?

Sự kiêu căng, thái độ kiêu căng, tính cách kiêu căng, sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, cao kỳ, tự đề cao, như mở cờ trong tâm. Ðây gọi là kiêu hãnh.

[863] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ DỄ DUÔI (PAMĀDA)?

Sự buông thả tâm, sự mặc tâm buông thả theo thân ác hạnh hay khẩu ác hạnh hay ý ác hạnh hay năm dục dật hệ[3]; hoặc là đối với sự tu tiến các thiện pháp không cẩn thận làm, không hoan hỷ làm, không ưa thích làm, thái độ tiêu cực, để qua ước vọng, để qua phận sự, không năng hành, không phát tiển, không phát tấn, không thiết tha, không nỗ lực, giải đải, sự kiện nào là sự hưởn đải, thái độ hưởn đải, tính cách hưởn đải như vậy. Ðây gọi là sự dễ duôi.

[864] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ CƯƠNG NGẠNH (THAMBHA)?

Chi là sự cứng cỏi, thái độ cứng cỏi, tính cách cứng cỏi, bướng bỉnh, lố bịch, thẳng tánh, không nhu mì. Ðây gọi là sự cương ngạnh.

[865] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ ÐẤU TRANH (SĀRAMBHA)?

Chi là sự tranh đua, sự tranh hơn, thái độ tranh đua, thái độ tranh hơn, tính cách tranh giành. Ðây gọi là sự đấu tranh.

[866] TRONG KHI ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ HAM MUỐN THÁI QUÁ (ATICCHATĀ)?

Ðối với người không cùng tri túc, có thái độ ham muốn nhiều thêm về thứ này thứ kia như y phục, vật thực, sàng tọa, dược phẩm hoặc năm dục dật hệ. Sự mong muốn, thái độ mong muốn, tính cách rất mong muốn, tham lam, tham đắm… (trùng)… nhiểm đắm của tâm như vậy đó. Ðây gọi là sự ham muốn thái quá.

[867] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ ÐA DỤC (MAHICCHATĀ)?

Ðối với người không tri túc, có thái độ muốn nhiều thêm về thứ này thứ kia như y phục, vật thực, sàng tọa, dược phẩm hoặc năm dục dật hệ. Sự mong muốn, thái độ mong muốn, tính cách rất mong muốn lớn lao, tham lam, tham đắm… (trùng)… nhiểm đắm của tâm như vậy đó. Ðây gọi là sự đa dục.

[868] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ ÁI DỤC (PĀPICCHATĀ)?

Ở đây, có số người không có đức tin mà muốn rằng mọi người hãy biết đến ta là bậc đức tin. Họ ác giới mà muốn rằng mọi người hãy biết đến ta là bậc giới hạnh. Họ thiểu học mà muốn rằng mọi người hãy biết đến ta là bậc đa văn. Họ thích tụ tập mà muốn rằng mọi người hãy biết đến ta là bậc viễn ly. Họ lười biếng mà muốn rằng mọi người hãy biết đến ta là bậc chuyên cần. Họ thất niệm mà muốn rằng mọi người hãy biết đến ta là bậc trú niệm. Họ không định tỉnh mà muốn rằng mọi người hãy biết đến ta là bậc định tỉnh. Họ thiếu trí tuệ mà muốn rằng mọi người hãy biết đến ta là bậc trí tuệ. Họ chưa đoạn lậu mà muốn rằng mọi người hãy biết đến ta là bậc đã đoạn lậu. Sự mong muốn, thái độ mong muốn, tính cách rất mong muốn xấu xa, tham lam, tham đắm… (trùng)… nhiểm đắm của tâm như thế đó. Gọi là ác dục.

[869] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ NHAM HIỂM (SINGA)?

Sự mánh lới, sự mánh khóe, thái độ đóng kịch, tính cách giả vờ, tính cách quỷ quyệt, tính cách khôn lanh. Ðây gọi là nham hiểm.

[870] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ SIỂM NỊNH (TINTINA)?

Sự ton hót, thái độ ton hót, tính cách ton hót, sự tham lợi, thái độ tham lợi, tính cách tham lợi, hạ mình, muốn được vật tốt. Ðây gọi là siểm nịnh.

[871] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ CHƯNG DIỆN (CĀPALYA)?

Sự chung dọn y phục, sự chưng dọn bình bát, chưng dọn trú xứ, chưng dọn thân trược này hay các vật phụ thuộc ngoại thân, sự trang sức, sự vui chơi, nô đùa, sự khêu gợi, tính cách khêu gợi, sự sửa sang, thái độ sửa sang. Ðây gọi là chưng diện.

[872] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ THIẾU PHONG CÁCH (ASABHĀGAVUTTI)?

Lập trường chống đối, thái độ phản đối, tính bất cần, thái độ bất cần, thái độ bất kính, thái độ bất tuân đối với mẹ hoặc đối với cha, đối với người trưởng, với anh, với thầy dạy, với thầy tiếp độ, với Ðức Phật, với các bậc Thinh Văn, hay đối với các vị nào địa vị đáng trọng. Ðây gọi là thiếu phong cách

[873] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ BẤT MÃN (ARATI)?

Sự không vui mừng, không vui thích, không hân hoan, không hoan hỷ, ngao ngán, buồn chán trong những trú xứ vắng vẻ hoặc với một tối thiện pháp nào. Ðây gọi là sự bất mãn.

[874] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TIÊU CỰC (TANDI)?

Sự uể oải, thái độ lừ đừ, tình trạng mệt mỏi, sự lười nhác, thái độ biếng nhác, tình trạng biếng lười. Ðây gọi là sự tiêu cực.

[875] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ BỰC MÌNH (VIJAMBHIKĀ)?

Thân có sự rắm rức, bực bội cúi mình, ngã mình, uốn mình, vặn mình, thân bịnh hoạn. Ðây gọi là sự bực mình.

[876] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ SAY THỰC (BHATTASAMMADA)?

Người ăn xong có sự bần thần do vật thực, mệt mỏi do vật thực, nóng nảy do vật thực, nặng nhọc thân thể. Ðây gọi là say thực.

[877] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TÂM LƯỜI (CETASOLĪNATTAṂ)?

Tâm có sự không mạnh dạn, không thích nghi, sụt sè, co rút, lui sụt, thái độ lui sụt, tình trạng lui sụt, tâm hôn trầm, có thái độ hôn trầm, có tình trạng hôn trầm. Ðây gọi là tâm lười.

[878] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ LỪA ÐẢO (KUHANĀ)?

Ðối với người ham muốn đê tiện, mong mỏi xấu xa, hám theo lợi lộc lễ kính danh tiếng, mới có sự giữ oai nghi, lập oai nghi, chú trọng oai nghi bằng cách bảo rằng thọ dụng vật lễ hay bằng cách nói quanh co, sự chau mày, sự nhăn nhó, sự dối gạt, thái độ dối gạt, tính cách dối gạt. Ðây gọi là sự lừa đảo.

[879] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ NỊNH HÓT (LAPANĀ)?

Ðối với người ham muốn đê tiện, mong mỏi xấu xa, hám theo lợi lộc lễ kính danh tiếng mới có sự xưng tụng người khác, gọi mời, ton hót, bợ đỡ, tâng bốc, xu nịnh, siểm nịnh, khen tặng, tán thán, nói trìu mến, nói gợi cảm, nói ngọt bùi[4], hay là cách lãnh nuôi trẻ. Ðây gọi là sự nịnh hót.

[880] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ ÁM CHỈ (NEMITTIKATĀ)?

Ðối với người ham muốn đê tiện, mong mỏi xấu xa, hám theo lợi lộc lễ kính danh tiếng, mới có sự ra đấu, sự hành động như ra dấu, nói chuyện, hành động như nói chuyện, nói quanh quẩn, nói khóe cạnh. Ðây gọi là sự ám chỉ.

[881] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ LỜN KHINH (NIPPESIKATĀ)?

Ðối với người ham muốn đê tiện, mong mỏi xấu xa, hám theo lợi lộc lễ kính danh tiếng, mới mắng nhiếc kẻ khác, xỉ vã, chê trách, chỉ lỗi, kết tội, nhạo báng, chế giễu, lăng mạ, xuyên tạc, biếm nhẽ, chê sau lưng. Ðây gọi là sự lờn khinh.

[882] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ LẤY LỢI CÂU LỢI (LĀBHENA LĀBHAM JIGIMSANATĀ)?

Người ham muốn đê tiện, mong mỏi xấu xa, hám theo lợi lộc lễ kính danh tiếng, được tài lộc chỗ này mang đến chỗ kia hay được tài lộc chỗ kia mang lại chỗ này; sự tìm kiếm tài lộc bằng tài lộc, tham cầu, tầm cầu, ước vọng, tham vọng, tưởng vọng cách như thế đó. Ðây gọi là sự lấy lợi câu lợi.

[883] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ Ỷ MÌNH HƠN (SEYYOHAMASMĪ’TI MĀNO)?

Ở đây, có kẻ ưa so đo bằng một sự nào đó như do chủng sanh hoặc do họ tộc, do là con nhà gia thế, do vang danh thiên hạ, do tài sản, do tri thức, do nghiệp vụ, do tài nghề, do nghệ thuật, do học vấn hay do biện bác; sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, mở cờ trong tâm cách như thế đó. Ðây gọi là sự ỷ mình hơn.

[884] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ Ỷ MÌNH BẰNG (SADISOHAMASMĪ’TI MĀNO)?

Ở đây, có kẻ ưa so đo bằng một sự nào đó như do chủng sanh hoặc do họ tộc, do là con nhà gia thế, do vang danh thiên hạ, do tài sản, do tri thức, do nghiệp vụ, do tài nghề, do nghệ thuật, do học vấn hay do biện bác; sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, mở cờ trong tâm cách như thế đó. Ðây gọi là sự ỷ mình bằng.

[885] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ Ỷ MÌNH THUA (HĪNOHAMASMĪ’TI MĀNO)?

Ở đây, có kẻ tự ti bằng một sự nào đó như do sanh chủng hoặc do họ tộc, do là con nhà gia thế, do danh vang thiên hạ, do tài sản, do tri thức, do nghiệp vụ, do tài nghề, do nghệ thuật, do học vấn, do biện bác; sự tự ti, thái độ ti mạn, sự mặc cảm, thái độ mặc cảm, tính cách mặc cảm, tính tự hạ mình, tính tự khinh khi, tính tự miệt thị cách như thế đó. Ðây gọi là sự ỷ mình thua.

[886] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ HƠN Ỷ MÌNH HƠN (SEYYASSA SEYYOHAMASMĪ’TI MĀNO)?

Ở đây, có kẻ được hơn người nhận cho mình hơn hẳn người khác về một sự nào đó như về chủng sanh hoặc về họ tộc, về con nhà gia thế, về vang danh thiên hạ, về tài sản, về tri thức, về nghiệp vụ, về tài nghề, về nghệ thuật, về học vấn, về biện bác; nó ưa ngã mạn dựa vào lẽ ấy. Sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, mở cờ trong tâm cách như thế đó. Ðây gọi là sự hơn ỷ mình hơn.

[887] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ HƠN Ỷ MÌNH BẰNG (SEYYASSA SADISOHAMASMĪ’TI MĀNO)?

Ở đây, có kẻ được hơn người lại nhận cho mình bằng với người khác về một sự nào đó như về chủng sanh hoặc về họ tộc, về con nhà gia thế, về vang danh thiên hạ, về tài sản, về tri thức, về nghiệp vụ, về tài nghề, về nghệ thuật, về học vấn, về biện bác; nó ưa ngã mạn dựa vào lẽ ấy. Sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, mở cờ trong tâm cách như thế đó. Ðây gọi là sự hơn ỷ mình bằng.

[888] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ HƠN Ỷ MÌNH THUA (SEYYASSA HĪNOHAMASMĪ’TI MĀNO)?

Ở đây, có kẻ hơn người lại tự nhận cho mình thua sút người khác về một sự nào đó như về chủng sanh hoặc về họ tộc, về con nhà gia thế, về vang danh thiên hạ, về tài sản, về tri thức, về nghiệp vụ, về tài nghề, về nghệ thuật, về học vấn, về biện bác; nó ưa tự ti dựa vào lẽ ấy. Sự tự ti, thái độ ti mạn, tính cách ti mạn, sự mặc cảm, thái độ mặc cảm, tính cách mặc cảm, tính tự hạ mình, tính tự khinh khi, tính tự miệt thị cách như thế đó. Ðây gọi là sự hơn ỷ mình thua.

[889] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ BẰNG Ỷ MÌNH HƠN (SADISASSA SEYYOHAMASMĪ’TI MĀNO)?

Ở đây, có kẻ bằng người lại nhận cho mình là hơn người khác về một sự nào đó như về chủng sanh hoặc về họ tộc, về con nhà gia thế… (trùng)… nó ưa ngã mạn dựa vào lẽ ấy. Sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, mở cờ trong tâm cách như thế đó. Ðây gọi là sự bằng ỷ mình hơn.

[890] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ BẰNG Ỷ MÌNH BẰNG (SADISASSA SADISOHAMASMĪ’TI MĀNO)?

Ở đây, có kẻ bằng người nhận cho mình là bằng người khác về một sự nào đó như về chủng sanh hoặc về họ tộc, về con nhà gia thế… (trùng)… nó ưa sự ngã mạn dựa vào lẽ ấy; sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, mở cờ trong tâm cách như thế đó. Ðây gọi là sự bằng ỷ mình bằng.

[891] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ BẰNG Ỷ MÌNH THUA (SADISASSA HĪNOHAMASMĪ’TI MĀNO)?

Ở đây, có kẻ bằng người lại nhận cho mình là thua sút người khác về một sự nào đó như về chủng sanh hoặc về họ tộc, về con nhà gia thế… (trùng)… nó ưa tự ti dựa vào lẽ ấy; sự tự ti, thái độ ti mạn, tính cách ti mạn, sự mặc cảm, thái độ mặc cảm, tính cách mặc cảm, tính tự hạ mình, tính tự khinh khi, tính tự miệt thị cách như thế đó. Ðây gọi là sự bằng ỷ mình thua.

[892] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ THUA Ỷ MÌNH HƠN (HĪNASSA SEYYOHAMASMĪ’TI MĀNO)?

Ở đây, có kẻ thua người lại nhận cho mình là hơn người khác về một sự nào đó như về chủng sanh hoặc về họ tộc, về con nhà gia thế… (trùng)… nó ưa ngã mạn dựa vào lẽ ấy; sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, mở cờ trong tâm cách như thế đó. Ðây gọi là sự thua ỷ mình hơn.

[893] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ THUA Ỷ MÌNH BẰNG (HĪNASSA SADISOHAMASMĪ’TI MĀNO)?

Ở đây, có kẻ thua người lại nhận cho mình là hơn người khác về một sự nào đó như về chủng sanh hoặc về họ tộc, về con nhà gia thế… (trùng)… nó ưa ngã mạn dựa vào lẽ ấy; sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, mở cờ trong tâm cách như thế đó. Ðây gọi là sự thua ỷ mình bằng.

[894] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ THUA Ỷ MÌNH THUA (HĪNASSA HĪNOHAMASMĪ’TI MĀNO)?

Ở đây, có kẻ thua người tự nhận cho mình là thua sút người khác về một sự nào đó như về chủng sanh hoặc về họ tộc, về con nhà gia thế… (trùng)… nó ưa tự ti dựa vào lẽ ấy; sự tự ti, thái độ ti mạn, tính cách ti mạn, sự mặc cảm, thái độ mặc cảm, tính cách mặc cảm, tính tự hạ mình, tính tự khinh khi, tính tự miệt thị cách như thế đó. Ðây gọi là sự thua ỷ mình thua.

[895] TRONG KHI ẤY, THẾ NÀO LÀ KIÊU MẠN (MĀNA)?

Chi là sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, sự mở cờ trong tâm. Ðây gọi là sự ngã mạn.

[896] TRONG KHI ẤY, THẾ NÀO LÀ QUÁ MẠN (ATIMĀNA)?

Ở đây, có kẻ khinh khi người khác do một sự nào đó như do chủng sanh hoặc do họ tộc, do là con nhà gia thế… (trùng)… sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, mở cờ trong tâm cách như thế đó. Ðây gọi là quá mạn.

[897] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ MẠN QUÁ MẠN (MĀNĀTIMĀNA)?

Ở đây, có kẻ lúc đầu nhận cho mình là bằng người khác, về sau lại nhận cho mình hơn người khác, không chịu nhận thua người khác về con nhà gia thế… (trùng)… sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, mở cờ trong tâm cách như thế đó. Ðây gọi là mạn quá mạn.

[898] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TI MẠN (OMĀNA)?

Ở đây, có kẻ ưa tự ti do một sự nào đó như do sanh chủng hoặc do họ tộc, do là con nhà gia thế, do vang danh thiên hạ, do tài sản, do tri thức, do nghiệp vụ, do tài nghề, do nghệ thuật, do học vấn, do biện bác; sự tự ti, thái độ tự ti, tính cách tư ti, sự mặc cảm, thái độ mặc cảm, tính cách mặc cảm, tính tự hạ mình, tính tự khinh khi, tính tự miệt thị cách như thế đó. Ðây gọi là ti mạn.

[899] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TĂNG THƯỢNG MẠN (ADHIMĀNA)?

Chưa đạt đến ngộ nhận đã đạt đến, chưa hành trọn ngộ nhận đã hành trọn, chưa đắc được ngộ nhận đã đắc được, chưa chứng ngộ ngộ nhận đã chứng ngộ; sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, mở cờ trong tâm cách như thế đó. Ðây gọi là tăng thượng mạn.

[900] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NGÃ SỞ MẠN (ASMIMĀNA)?

Ðối với sắc, tâm đắc rằng “ta là”, hoài vọng rằng “ta là”, ngầm ý rằng “ta là”; đối với thọ… (trùng)… đối với tưởng… (trùng)… đối với hành… (trùng)… đối với thức, tâm đắc rằng “ta là”, hoài vọng rằng “ta là”, ngầm ý rằng “ta là”. Sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, mở cờ trong tâm cách như thế đó. Ðây gọi là ngã sở mạn.

[901] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TÀ CHẤP MẠN (MICCHĀMĀNA)?

Ở đây, có kẻ ưa ngã mạn vì một sự nào đó như về nghiệp vụ xấu xa, hoặc là vì tài nghề xấu xa, hoặc vì nghệ thuật xấu xa, hoặc là vì học vấn xấu xa, hoặc vì biện bác xấu xa, hoặc vì giới hạnh xấu xa, hoặc vì hạnh tu xấu xa, hoặc vì cấm giới chấp xấu xa, hoặc vì kiến thức xấu xa; sự ngã mạn, thái độ ngã mạn, tính cách ngã mạn, sự hống hách, sự hãnh diện, sự cao kỳ, sự tự cao, mở cờ trong tâm cách như thế đó. Ðây gọi là tà chấp mạn.

[902] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ NGHĨ TƯỞNG QUYẾN THUỘC (NĀTIVITAKKA)?

Sự tơ tưởng trần tục nhớ đến các người thân, sự nghĩ ngợi… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là sự nghĩ tưởng quyến thuộc.

[903] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ NGHĨ TƯỞNG QUÊ HƯƠNG (JANAPADAVITAKKA)?

Sự tơ tưởng trần tục nhớ đến xứ sở, sự nghĩ ngợi… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là sự nghĩ tưởng quê hương.

[904] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ NGHĨ TƯỞNG HUYỀN THOẠI (AMARAVITAKKA)?

Sự tơ tưởng trần tục liên quan khổ hạnh hay liên quan tà kiến, sự nghĩ ngợi… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là sự nghĩ tưởng huyền thoại.

[905] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ NGHĨ TƯỞNG LIÊN HỆ ÁI THA NHÂN (PARĀNUDA YATĀPATISAMYUTTO VITAKKO)?

Ở đây, có một số vị sống chung chạ cư sĩ, đồng vui, đồng buồn, khi họ an lạc thì an lạc, khi họ đau khổ thì đau khổ, khi khởi lên hữu sự thì tự mình lo giúp sức; trong việc đó, sự tơ tưởng thế tục, sự nghĩ ngợi… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là sự nghĩ tưởng liên hệ ái tha nhân.

[906] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ NGHĨ TƯỞNG LIÊN HỆ LỢI LỘC LỄ KÍNH DANH VỌNG (LĀBHASAKKĀRASILOKAPATISAMYUTTO VITAKKO)?

Sự tơ tưởng trần tục nhắm đến lợi lộc, lễ kính, danh tiếng, sự nghĩ ngợi… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là sự nghĩ tưởng liên hệ lợi lộc lễ kính danh vọng.

[907] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ NGHĨ TƯỞNG LIÊN HỆ DANH DỰ (ANAVANNATTI PATISAMYUTTO VITAKKO)?

Ở đây, có kẽ nghĩ rằng “mong người khác đừng khinh khi ta về một sự nào đó như về chủng sanh hoặc về họ tộc, về con nhà gia thế, về danh vang thiên hạ, về tài sản, về tri thức, về nghiệp vụ, về tài nghệ, về nghệ thuật, về học vấn, về biện bác; sự tơ tưởng trần tục trong việc ấy, sự nghĩ ngợi… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là sự nghĩ tưởng liên hệ danh dự.

XIỂN MINH PHẦN HAI CHI (Dukaniddesa)

[908] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ SÂN GIẬN (KODHA)?

Chi là sự nóng giận, thái độ nóng giận, tính cách nóng giận, sự sân hận, thái độ sân hận, tính cách sân hận, sự độc ác, thái độ độc ác, tính cách độc ác, sự chống đối, sự phản kháng, sự hung dữ, sự lỗ mãng, sự bất bình trong tâm. Ðây gọi là sự sân giận.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ OÁN HẬN (UPANĀHA)?

Trước là sân giận sau đến oán hận; chi là sự kết oán, thái độ kết oán, tính cách kết oán, sự lưu lại, giữ lại, duy trì, tích tụ, cột chặt, chấp cứng sân giận như vậy đó. Ðây gọi là sự oán giận.

[909] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ QUỸ QUYỆT (MAKKHA)?

Chi là sự quỷ quyệt, thái độ quỷ quyệt, tính cách quỷ quyệt, tư cách nhám nhúa, hành động nhám nhúa. Ðây gọi là sự quỷ quyệt.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ HIỂM ÐỘC (PALĀSA)?

Chi là sự ác hiểm, thái độ ác hiểm, tính cách ác hiểm, dẫn đến thù hiềm, nguyên nhân đấu tranh, tranh chấp, không cởi mở. Ðây gọi là sự hiểm độc.

[910] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ GANH TỴ (ISSĀ)?

Chi là sự ganh tỵ, tính cách ganh tỵ, thái độ ganh tỵ, sự ganh ghét, thái độ ganh ghét, tính cách ganh ghét đối với lợi lộc, lễ kính, trọng vọng, tôn vinh, đãnh lễ, cúng dường cho người khác. Ðây gọi là ganh tỵ.

TRONG ẤY THẾ NÀO LÀ BỎN XẺN (MACCHARIYA)?

Có năm sự bỏn xẻn là bỏn xẻn chỗ ở, bỏn sẻn gia tộc, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn thanh danh, bỏn xẻn pháp; sự bỏn xẻn, tính cách bỏn xẻn, thái độ bỏn xẻn, sự bón rít, sự keo kiệt, sự hà tiện, sự không nhiếp tâm. Ðây gọi là bỏn xẻn.

[911] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ XẢO TRÁ (MĀYĀ)?

Ở đây, có kẻ sau khi hành thân ác hạnh, hành khẩu ác hạnh, hành ý ác hạnh có nguyện vọng xấu xa vì nhân che dấu ác hạnh ấy; nó muốn rằng “mong đừng ai biết ta”, nó suy nghĩ rằng “mong đừng ai biết ta”, nó nói rằng “mong đừng ai biết ta”, nó hành động rằng “mong đừng ai biết ta”, sự kiện nào như thế đó là sự quỷ quyệt, tính cách xảo quyệt, trá hình, lừa phỉnh, phỉnh gạt, giả vờ, dối quanh, dối trá, dối gạt, dấu diếm, che đậy, hành động tinh vi, hành động mờ ám, khỏa lấp, hành vi xấu. Ðây gọi là xảo trá.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ LƯỜNG GẠT (SĀTHEYYA)?

Ở đây, có kẻ là người xảo trá mưu mẹo; sự kiện này chi là sự xảo trá, thái độ xảo trá, tình trạng xảo trá, thái độ nhám nhúa, tính cánh nhám nhúa, thái độ quỷ quyệt, tính cách khôn lanh. Ðây gọi là sự lường gạt.

[912] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ VÔ MINH (AVIJJĀ)?

Chi là sự không biết, không thấy… (trùng)… vô minh then chốt, si mê, bất thiện căn. Ðây là vô minh.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ HỮU ÁI (BHAVATANHĀ)?

Ðối với các hữu, pháp chi là ước muốn trong hữu, tham luyến trong hữu, hoan hỷ trong hữu, ái tham trong hữu, quyến luyến trong hữu, nôn nóng trong hữu, mê mẫn trong hữu, đắm say trong hữu. Ðây gọi là ái hữu.

[913] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ HỮU KIẾN (BHAVADIṬṬHI)?

Như chấp rằng “bản ngã và thế gian sẽ có”; kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là hữu kiến.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ PHI HỮU KIẾN (VIBHAVADIṬṬHI)?

Như chấp rằng “bản ngã và thế gian sẽ không có”; kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là phi hữu kiến.

[914] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ THƯỜNG KIẾN (SASSATADIṬṬHI)?

Như chấp rằng “bản ngã và thế gian là trường tồn”; kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là thường kiến.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ ÐOẠN KIẾN (UCCHEDADIṬṬHI)?

Như chấp rằng “bản ngã và thế gian sẽ bị chấm dứt”; kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là đoạn kiến.

[915] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ HỮU BIÊN KIẾN (ANTAVĀDIṬṬHI)?

Như chấp rằng “bản ngã và thế gian sẽ có tột cùng”; kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là hữu biên kiến.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ VÔ BIÊN KIẾN (ANANTAVĀDIṬṬHI)?

Như chấp rằng “bản ngã và thế gian sẽ không cùng tột”; kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là vô biên kiến.

[916] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TIỀN BIÊN KIẾN (PUBBANTĀNUDIṬṬHI)?

Kiến nào sanh khởi chấp vào trước kia có giới hạn, là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là tiền biên kiến.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ HẬU BIÊN KIẾN (APARANTĀNUDIṬṬHI)?

Kiến nào phát sanh chấp vào sau này có giới hạn, là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là hậu biên kiến.

[917] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ VÔ TÀM (AHIRIKA)?

Sự mà không hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, không hổ thẹn với việc phạm các ác bất thiện pháp. Ðây gọi là vô tàm.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ VÔ UÝ (ANOTTAPPA)?

Sự mà không sợ hãi đối với điều đáng sợ hãi, không sợ hãi với việc phạm các bất thiện pháp. Ðây gọi là vô uý.

[918] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NAN GIÁO (DOVACASSATĀ)?

Là khi được nhắc nhở đúng pháp lại có sự khó dạy, thái độ khó dạy, tính cách khó dạy, lập trường chống đối, thái độ phản đối, tính cách bất cần, thái độ bất cần, thái độ bất kính, thái độ bất tuân. Ðây là nan giáo.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ HỮU ÁC HỮU (PĀPAMITTATĀ)?

Những hạng người nào vô tín ngưỡng, ác giới, thiểu học, bỏn xẻn, thiếu trí; sự mà giao du, giao hiếu, kết giao, cộng sự, cộng tác, thân thiện, tương thân, xu hướng theo những hạng người ấy. Ðây gọi là hữu ác hữu.

[919] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ KHÔNG CHÁNH TRỰC (ANĀJJAVA)?

Sự mà không ngay thẳng, thái độ không ngay thẳng, thái độ quanh co, thái độ co gấp, thái độ cong vẹo. Ðây gọi là sự không chánh trực.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ KHÔNG NHU MÌ (AMADDAVA)?

Chi là thái độ không mềm mại; thái độ không nhu nhuyễn, tính cách cứng rắn, tính cách thô bỉ, thái độ cứng cỏi, thái độ thô thiển, thái độ trực tánh, thái độ không nhu thuận. Ðậy gọi là không nhu mì.

[920] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ KHÔNG NHẪN NẠI (AKKHANTI)?

Sự mà chịu không nổi, không kham nổi, không nhịn được, sự hung dữ, sự không đẹp ý, sự không bằng lòng trong tâm. Ðây gọi là sự không nhẫn nại.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ KHÔNG NGHIÊM TỊNH (ASORACCAM)?

Như là thân hành quá đáng, khẩu hành quá đáng, thân khẩu hành quá đáng. Ðây gọi là không nghiêm tịnh. Tất cả thái độ ác giới cũng gọi là không nghiêm tịnh.

[921] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ KHÔNG CAM NGÔN (ASĀKHALYAṂ)?

Lời nói nào gai góc, gút mắc, châm chích kẻ khác, gay gắt kẻ khác, chọc giận kẻ khác, dẫn đến không yên tâm, sự nói lời như vậy, ở đây nói là ngôn ngữ không tế nhị, ngôn ngữ không thân mật, ngôn ngữ độc ác. Ðây là không cam ngôn.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ KHÔNG HẬU ÐÃI (APPATISANTHĀRO)?

Có hai sự tiếp đãi là tiếp đãi bằng vật chất và tiếp bằng pháp. Ở đây, có kẻ không tiếp đãi bằng sự tiếp đãi vật chất hoặc bằng sự tiếp đãi pháp. Ðây gọi là sự không hậu đãi.

[922] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ KHÔNG PHÒNG HỘ  MÔN QUYỀN (INDRIYESU AGUTTADVĀRATĀ)?

Ở đây, có kẻ với mắt thấy sắc, chấp tướng chung chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc nhãn quyền, thì nó lại không phòng ngừa nhân ấy, không hộ trì nhãn quyền, thành ra không thu thúc nhãn quyền; với tai tiếng… (trùng)… với mũi ngửi mùi… (trùng)… với lưỡi nếm vị… (trùng)… với thân đụng chạm cảm xúc… (trùng)… với ý suy nghĩ cảnh pháp chấp tướng chung chấp tướng riêng, do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp lôi cuốn người sống không thu thúc ý quyền, thành ra không thu thúc ý quyền. Sự mà không giữ gìn sáu quyền này, không chăn giữ, không bảo vệ, không thu thúc. Ðây gọi là sự không phòng hộ môn quyền.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ KHÔNG TIẾT ÐỘ ẨM THỰC?

Ở đây, có kẻ không quán tưởng, không khéo nghĩ, nó dùng vật thực để nô đùa, để đam mê, để bồi dưỡng, để tô điểm; trong việc ấy sự mà không tri túc, không tiết độ, không quán tưởng trong vật thực. Ðây gọi là sự không tiết độ ẩm thực.

[923] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ THẤT NIỆM (MUTTHASACCA)?

Sự mà không niệm, không nhớ theo, không nhớ ra, không nhớ lấy, không nhớ được, tình trạng không ghi nhận, tình trạng lơ đễnh, tình trạng quên lãng. Ðây gọi là thất niệm.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ THIẾU TỈNH GIÁC (ASAMPAJAÑÑA)?

Sự mà không hiểu, không thấy… (trùng)… vô minh then chốt, si mê, bất thiện căn. Ðây gọi là thiếu tỉnh giác.

[924] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ GIỚI HOẠI (SĪLAVIPATTI)?

Như là thân hành quá đáng, khẩu hành quá đáng, thân khẩu hành quá đáng. Ðây gọi là giới hoại.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ KIẾN HOẠI (DIṬṬHIVIPATTI)?

Như chấp rằng “không có quả bố thí, không có quả cúng dường… (trùng)… đã tự mình chứng ngộ, thắng tri rồi tuyên bố về đời này và đời khác” kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là kiến hoại. Tất cả tà kiến cũng đều là kiến hoại.

[925] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NỘI TRIỀN (AJJHATTAṂ SANNO-JANAṂ)?

Năm hạ phần kiết sử là nội triền.

Năm thượng phần kiết sử là ngoại triền.

XIỂN MINH PHẦN BA CHI (Tikaniddesa)

[926] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA BẤT THIỆN CĂN (AKUSALA-MŪLA)?

Tức là tham, sân, si.

Ở ÐÂY, THAM LÀ THẾ NÀO?

Chi là sự tham luyến, sự tham đắm, vương vấn, thỏa thích, vui thích, hỹ tham, tâm luyến tham, ham muốn, say mê, quyến luyến, ràng buộc, trói buộc, dính líu, nhiểm đắm, khát vọng, ảo vọng, sản sanh, xuất sanh, ái diệt, ái võng, ái hà, khát ái, ái thằng, ái tỏa lan, trữ tình, tình bậu bạn, cầu vọng, cầu sanh hữu, ái sâm lâm, ái mật lâm, thân ái, tình thương, lưu luyến, kết buộc, ước muốn, mong mỏi, thái độ mong mỏi, muốn sắc, muốn thinh, muốn hương, muốn vị, muốn xúc, muốn lợi lộc, muốn tài sản, muốn con cái, muốn sống, mộng ước, thái độ mộng ước, tham cầu, mơ mộng, thái độ mơ mộng, tính cách mơ mộng, tham muốn, thái độ tham muốn, tính cách tham muốn, mê mẫn, mong tốt, luyến phi pháp, tham bồng bột, tham vọng, ước vọng, hoài vọng, hoan lạc, vọng cầu, ái dục, hữu ái, phi hữu ái, ái sắc, ái vô sắc, ái đoạn diệt, sắc ái, thinh ái, hương ái, vị ái, xúc ái, pháp ái, bộc, phối, phược, thủ, chướng, cái mái che, ngục tù, tùy phiền não, tùy miên, xâm nhập, ái thừng, ích kỷ[5], cội khổ, nhân khổ, nguồn khổ, bẩy ma, lưỡi câu ma, ma cảnh, ái như sông, ái như lưới, ái như xích, ái như biển, tham ác, tham bất thiện căn. Ðây gọi là tham.

Ở ÐÂY, SÂN LÀ THẾ NÀO?

Sanh hiềm khích rằng “nó đã làm bất lợi cho ta”, sanh hiềm khích rằng “nó đang làm bất lợi cho ta”, sanh hiềm khích rằng “nó sẽ làm bất lợi cho ta, sanh hiềm khích rằng “nó đã làm bất lợi cho người thân, người thương của ta”, sanh hiềm khích rằng “nó đang làm bất lợi, sẽ làm bất lợi cho người thân, người thương của ta”, sanh hiềm khích rằng “nó đã làm lợi, đang làm lợi, sẽ làm lợi cho người ta không thân, không thương”, hoặc là sanh hiềm khích trong sự vô lý, pháp nào như vậy là sự hiềm khích của tâm, phẩn nộ, phản kháng, phản đối, giận dữ, giận hờn, tức giận, nóng nảy, ám hại, quyết ám hại, tâm sân độc, ý ám hại sự hiềm hận, tính cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự hãm hại, tính cách hãm hại, thái độ hãm hại, sự sân độc, tính cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, phản kháng, hung dữ, lỗ mãng, sự bất bình của tâm. Ðây gọi là sân.

Ở ÐÂY, SI LÀ THẾ NÀO?

Sự bất tri khổ, bất tri tri khổ tập, bất tri khổ diệt, bất tri khổ diệt hành lộ, bất tri quá khứ, bất tri vị lai, bất tri quá khứ vị lai, bất tri duyên tánh liên quan tương sinh; pháp nào như vậy là sự không biết, không thấy… (trùng)… vô minh then chốt, si bất thiện căn. Ðây gọi là si.

Những pháp này là ba bất thiện căn.

[927] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA BẤT THIỆN TẦM (AKUSALA-VITAKKA)?

Tức là dục tầm, sân tầm và hại tầm.

Ở ÐÂY, DỤC TẦM LÀ THẾ NÀO?

Sự tơ tưởng liên hệ với dục, sự nghĩ ngợi… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là dục tầm.

Ở ÐÂY, SÂN TẦM LÀ THẾ NÀO?

Sự tơ tưởng liên hệ với phẫn nộ, sự nghĩ ngợi… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là sân tầm.

Ở ÐÂY, HẠI TẦM LÀ THẾ NÀO?

Sự tơ tưởng liên hệ với não hại, sự nghĩ ngợi… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là hại tầm.

Những pháp này là ba bất thiện tầm.

[928] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA BẤT THIỆN TƯỞNG (AKUSALA-SAÑÑĀ)?

Tức là dục tưởng, sân tưởng và hại tưởng.

Ở ÐÂY, DỤC TƯỞNG LÀ THẾ NÀO?

Sự nhớ tưởng, tính cách nhớ đến, thái độ nhớ đến liên hệ với dục. Ðây là dục tưởng.

Ở ÐÂY, SÂN TƯỞNG LÀ THẾ NÀO?

Sự nhớ đến, tính cách nhớ đến, thái độ nhớ đến liên hệ với phẫn nộ. Ðây gọi là sân tưởng.

Ở ÐÂY, HẠI TƯỞNG LÀ THẾ NÀO?

Sự nhớ đến, tính cách nhớ đến, thái độ nhớ đến liên hệ với não hại. Ðây gọi là hại tưởng.

Những pháp này là ba bất thiện tưởng.

[929] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA BẤT THIỆN GIỚI (AKUSALA-DHĀTU)?

Tức là dục giới (kāmadhātu), sân giới và hại giới.

Ở ÐÂY, DỤC GIỚI LÀ THẾ NÀO?

Dục tầm là dục giới, sân tầm là sân giới, hại tầm là hại giới.

DỤC TẦM RA SAO? Sự tơ tưởng liên hệ với dục, sự nghĩ ngợi… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là dục tầm.

SÂN TẦM RA SAO? Sự tơ tưởng liên hệ với phẫn nộ, sự nghĩ ngợi… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là sân tầm.

HẠI TẦM RA SAO? Sự tơ tưởng liên hệ với não hại, sự nghĩ ngợi… (trùng)… tà tư duy. Ðây gọi là hại tầm.

Những pháp này là ba bất thiện giới.

[930] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA ÁC HẠNH (DUCCARITA)?

Tức là thân ác hạnh, khẩu ác hạnh và ý ác hạnh.

Ở ÐÂY, THÂN ÁC HẠNH LÀ THẾ NÀO?

Sự sát sanh, sự trộm vật chưa cho, sự tà hạnh trong dục lạc. Ðây gọi là thân ác hạnh.

Ở ÐÂY, KHẨU ÁC HẠNH LÀ THẾ NÀO?

Sự nói dối, sự nói lời đâm thọc, nói lời độc ác, nói chuyện phiếm. Ðây gọi là khẩu ác hạnh.

Ở ÐÂY, Ý ÁC HẠNH LÀ THẾ NÀO?

Tham ác, sân độc, tà kiến. Ðây gọi là ý ác hạnh.

Ở ÐÂY, THÂN ÁC HẠNH LÀ THẾ NÀO? Thân ngiệp bất thiện là thân ác hạnh; khẩu nghiệp bất thiện là khẩu ác hạnh; ý nghiệp bất thiện là ý ác hạnh.

Ở ÐÂY, THÂN NGHIỆP BẤT THIỆN RA SAO? Thân tư niệm bất thiện là thân nghiệp bất thiện; khẩu tư niệm bất thiện là khẩu nghiệp bất thiện; ý tư niệm bất thiện là ý nghiệp bất thiện.

Những pháp này là ba ác hạnh.

[931] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA LẬU HOẶC (ĀSAVA)?

Tức dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu.

Ở ÐÂY DỤC LẬU LÀ THẾ NÀO?

Pháp chi đối với các dục là ước muốn dục… (trùng)… mê luyến dục. Ðây gọi là dục lậu.

Ở ÐÂY, HỮU LẬU LÀ THẾ NÀO?

Pháp chi đối với các hữu là ước muốn hữu… (trùng)… mê luyến hữu. Ðây gọi là hữu lậu.

Ở ÐÂY, VÔ MINH LẬU LÀ THẾ NÀO?

Sự bất tri khổ… (trùng)… vô minh then chốt, si bất thiện căn. Ðây gọi là vô minh lậu.

Những pháp này là ba lậu hoặc.

[932] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA TRIỀN PHƯỢC (SAÑÑOJANA)?

Tức là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ.

Ở ÐÂY, THÂN KIẾN LÀ THẾ NÀO?

Ở đây, có kẻ vô văn phàm phu không thấy các bậc Thánh, không hiểu pháp bậc Thánh, không tu tập trong pháp bậc Thánh, không thấy các bậc Chân Nhân, không hiểu pháp bậc Chân Nhân, không tu tập trong pháp bậc Chân Nhân, nên nhận thấy sắc là ta hay ta là sắc, hay trong ta có sắc hay trong sắc có ta; thấy thọ… (trùng)… thấy tưởng… (trùng)… thấy hành… (trùng)… thấy thức là ta hay ta là thức, hay trong ta có thức hay trong thức có ta; kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là thân kiến.

Ở ÐÂY, HOÀI NGHI LÀ THẾ NÀO?

Tức là nghi hoặc, ngờ vực Bậc Ðạo Sư, nghi hoặc ngờ vực Giáo Pháp, nghi hoặc ngờ vực Tăng Chúng, nghi hoặc ngờ vực Học giới, nghi hoặc ngờ vực quá khứ, nghi hoặc ngờ vực vị lai, nghi hoặc ngờ vực quá khứ vị lai, nghi hoặc ngờ vực pháp Duyên tánh liên quan Tương Sinh; sự kiện nào như vậy là sự do dự, tính cách do dự, thái độ do dự… (trùng)… tình trạng lay động của tâm, rồi ý. Ðây gọi là hoài nghi.

Ở ÐÂY, GIỚI CẤM THỦ LÀ THẾ NÀO?

Các Sa môn, Bà la môn ngoài Giáo Pháp này nghĩ rằng thanh tịnh nhờ giới, thanh tịnh nhờ hạnh tu, thanh tịnh nhờ giới cấm; kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là Giới cấm thủ.

Những Pháp này là ba triền phược

[933] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA ÁI (TANHĀ)?

Tức dục ái, hữu ái và phi hữu ái.

Ở ÐÂY, HỮU ÁI LÀ THẾ NÀO?

Sự tham luyến câu hành hữu kiến, sự tham đắm… (trùng)… tâm tham luyến. Ðây gọi là hữu ái.

Ở ÐÂY, PHI HỮU ÁI LÀ THẾ NÀO?

Sự tham đắm câu hành đoạn kiến, sự tham đắm… (trùng)… tâm luyến tham. Ðây gọi là phi hữu ái.

Ái ngoài ra là dục ái.

Ở ÐÂY, DỤC ÁI LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự tham luyến liên hệ dục giới (kāmadhātupatisamyutta), sự tham đắm… (trùng)… tâm luyến tham. Ðây gọi là dục ái.

Sự tham luyến liên hệ sắc giới và vô sắc giới (rūpadhātuarūpadhātupatisamyutta), sự tham đắm… (trùng)… tâm luyến tham. Ðây gọi là hữu ái.

Sự tham luyến câu hành đoạn kiến, sự tham đắm… (trùng)…. Ðây gọi là phi hữu ái.

Những pháp này là ba ái.

[934] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA ÁI (TANHĀ) KHÁC NỮA?

Tức dục ái, sắc ái và vô sắc ái.

Ở ÐÂY, DỤC ÁI LÀ THẾ NÀO?

Sự tham luyến liên hệ dục giới, sự tham đắm… (trùng)… tâm luyến tham. Ðây gọi là dục ái.

Ở ÐÂY, SẮC ÁI LÀ THẾ NÀO?

Tức là sự tham luyến liên hệ sắc giới, sự tham đắm… (trùng)… tâm luyến tham. Ðây gọi là sắc ái.

Ở ÐÂY, VÔ SẮC ÁI LÀ THẾ NÀO?

Sự tham luyến liên hệ vô sắc giới, sự tham đắm… (trùng)… tâm luyến tham. Ðây gọi là vô sắc ái.

Những pháp này là ba ái.

[935] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA ÁI (TANHĀ) KHÁC NỮA?

Tức là sắc ái, vô sắc ái và đoạn diệt ái.

Ở ÐÂY, SẮC ÁI LÀ THẾ NÀO?

Sự tham luyến liên hệ sắc giới, sự tham đắm… (trùng)… tâm luyến tham. Ðây gọi là sắc ái.

Ở ÐÂY, VÔ SẮC ÁI LÀ THẾ NÀO?

Sự tham luyến liên hệ vô sắc giới, sự tham đắm… (trùng)… tâm luyến tham. Ðây gọi là vô sắc ái.

Ở ÐÂY, ÐOẠN DIỆT ÁI LÀ THẾ NÀO?

Sự tham luyến câu hành đoạn kiến, sự tham đắm… (trùng)… tâm luyến tham. Ðây gọi là đoạn diệt ái.

Những pháp này là ba ái.

[936] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA TẦM CẦU? (ESANĀ)?

Tức dục cầu, hữu cầu và phạm hạnh cầu.

Ở ÐÂY, DỤC CẦU LÀ THẾ NÀO?

Ðối với các dục, chỉ là sự ước muốn dục… (trùng)… mê luyến dục. Ðây gọi là dục cầu.

Ở ÐÂY, HỮU CẦU LÀ THẾ NÀO?

Ðối với các hữu, chỉ là sự ước muốn hữu… (trùng)… mê luyến hữu. Ðây gọi là hữu cầu.

Ở ÐÂY, PHẠM HẠNH CẦU LÀ THẾ NÀO?

Như chấp rằng: “thế gian là thường còn” hay “thế gian không thường còn”… (trùng)… hay “Như lai không còn cũng không phải không còn sau khi chết”; kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là phạm hạnh cầu.

Ở ÐÂY, DỤC CẦU LÀ THẾ NÀO?

Thân nghiệp, khầu nghiệp, ý nghiệp bất thiện chung qui tham luyến các dục. Ðây gọi là dục cầu.

Ở ÐÂY, HỮU CẦU LÀ THẾ NÀO?

Thân nghiệp, khầu nghiệp, ý nghiệp bất thiện chung qui tham luyến các hữu. Ðây gọi là hữu cầu. Còn thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý ngiệp bất thiện chung qui kiến biên chấp (antaggāhikādītthi)

Những pháp này là ba tầm cầu.

[937] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA TỶ GIẢO CÁCH (VIDHĀ)?

Tức là cách so sánh “ta hơn”, cách so sánh “ta bằng”, cách so sánh “ta thua”. Ðây là ba tỷ giảo cách.

[938] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA HIỂM NẠN (BHAYA)?

Tức hiểm nạn sanh, hiểm nạn già, hiển nạn chết.

Ở ÐÂY, HIỂM NẠN SANH LÀ THẾ NÀO?

Sự sợ hãi, kinh hoàng, khiếp đảm, lông tóc dựng ngược, tâm hoảng hốt vì sự sanh. Ðây gọi là hiểm nạn sanh.

Ở ÐÂY, HIỂM NẠN GIÀ LÀ THẾ NÀO?

Sự sợ hãi kinh hoàng, khiếp đảm, lông tóc dựng ngược, tâm hoảng hốt vì sự già. Ðây gọi là hiểm nạn già.

Ở ÐÂY, HIỂM NẠN CHẾT LÀ THẾ NÀO?

Sự sợ hãi, kinh hoàng, khiếp đảm, lông tóc dựng ngược, tâm hoảng hốt vì sự chết. Ðây gọi là hiểm nạn chết.

[939] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ ÁM MUỘI (TAMA)?

Là dựa vào thời quá khứ, ngờ vực, hoài nghi, không quyết tin, không tin tưởng. Dựa vào thời vị lai, ngờ vực, hoài nghi, không quyết tin, không tin tưởng. Dựa vào thời hiện tại, ngờ vực, hoài nghi, không quyết tin, không tin tưởng. Ðây là ba ám muội.

[940] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA THUYẾT NGOẠI GIÁO (TITTHĀYATANA)?

Ở đây, có một số Sa môn, Bà la môn luận thuyết như vầy, tri kiến như vầy, là “phàm con người cảm thọ lạc hoặc khổ hoặc phi khổ phi lạc, tất cả điều ấy đều do nhân tố kiếp trước”.

Ở đây, lại có một số Sa môn, Bà la môn luận thuyết như vầy, tri kiến như vầy, là “phàm con người cảm thọ lạc hoặc khổ hoặc phi khổ phi lạc, tất cả điều ấy đều do quyền năng tạo hóa”.

Ở đây, lại có một số Sa môn, Bà la môn luận thuyết như vầy, tri kiến như vầy, là “phàm con người cảm thọ lạc hoặc khổ, hoặc phi khổ phi lạc, tất cả điều ấy đều không do nhân không do duyên”.

Ðây là ba thuyết ngoại giáo.

[941] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA CHƯỚNG NGẠI (KIÑCANA) ?

Tức là tham chướng ngại, sân chướng ngại và si chướng ngại. Ðây là ba chướng ngại.

[942] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA CẤU UẾ (ANGANA)?

Tức là tham cấu uế, sân cấu uế và si cấu uế. Ðây là ba cấu uế.

[943] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA TRẦN CẤU (MALA)?

Tức là tham trần cấu, sân trần cấu và si trần cấu. Ðây là ba trần cấu.

[944] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA BẤT BÌNH (VISAMA)?

Tức là tham bất bình, sân bất bình và si bất bình. Ðây là ba bất bình.

[945] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA BẤT BÌNH (VISAMA) KHÁC NỮA?

Tức là thân bất bình, khẩu bất bình và ý bất bình. Ðây là ba bất bình.

[946] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA NGỌN LỬA (AGGI)?

Tức là lửa tham, lửa sân, lửa si. Ðây gọi là ba ngọn lửa.

[947] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA KHUYẾT TẬT (KASĀVA)?

Tức khuyết tật tham, khuyết tật sân, khuyết tật si. Ðây là ba khuyết tật.

[948] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BA KHUYẾT TẬT (KASĀVA) KHÁC NỮA?

Tức khuyết tật thân, khuyết tật khẩu, khuyết tật ý. Ðây là ba khuyết tật.

[949] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ HỶ LẠC KIẾN (ASSĀDADIṬṬHI)?

Ở đây, lại có một số Sa môn, Bà la môn luận thuyết như vầy, tri kiến như vầy, là “không có tội lỗi trong dục lạc”, rồi họ sa ngã vào các dục lạc. Ðây gọi là hỷ lạc kiến.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NGÃ CHẤP KIẾN (ATTĀNUDIṬṬHI)?

Ở đây, có kẻ vô văn phàm phu không thấy các bậc Thánh, không hiểu pháp bậc Thánh, không tu tập trong pháp bậc Thánh, không thấy các bậc Chân Nhân, không hiểu pháp bậc Chân Nhân, không tu tập trong pháp bậc Chân Nhân, nên nhận thấy sắc là ta hay ta là sắc, hay trong ta có sắc, hay trong sắc có ta; thấy thọ… (trùng)… thấy tưởng… (trùng)… thấy hành… (trùng)… thấy thức là ta hay ta là thức, hay trong ta có thức hay trong thức có ta. Kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây là ngã kiến chấp.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TÀ KIẾN (MICCHĀDIṬṬHI)?

Chấp rằng “Không có quả bố thí, không có quả cúng dường… (trùng)… tự mình thắng tri chứng ngộ và tuyên thuyết về đời này và đời sau”, kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là tà kiến.

Thường kiến là hỷ lạc kiến, thân kiến là ngã chấp kiến. Ðoạn kiến là tà kiến.

[950] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BẤT MÃN (ARATI)?

Sự không vui mừng, không vui thích, không hân hoan, không hoan hỷ, ngao ngán, buồn chán trong những trú xứ vắng vẻ hoặc với một tối thiện pháp nào đó. Ðây gọi là bất mãn.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ NÃO HẠI (VIHESĀ)?

Ở đây, có người nhiểu hại các chúng sanh bằng một cách nào như bằng tay, bằng cục đất, bằng đao kiếm, bằng dây trói, sự nào như vậy là sự nhiểu nhương, nhiểu hại, hảm hiếp, hảm hại, kích nộ, khiêu khích, đả thương người khác. Ðây gọi là sự não hại.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ HẠNH PHI PHÁP (ADHAMMACARIYA)?

Sự thực hành phi pháp, thực hành bồng bột bằng thân, sự thực hành phi pháp, thực hành bồng bột bằng khẩu, sự thực hành phi pháp, thực hành bồng bột bằng ý. Ðây là hạng phi pháp.

[951] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ KHÓ DẠY (DOVACASSATĀ)?

Là khi được nhắc nhở đúng pháp lại có sự khó dạy, thái độ khó dạy, tính cách khó dạy, lập trường chống đối, thái độ phản đối, tính cách bất cần, thái độ bất kể, thái độ bất kính, thái độ bất tuân. Ðây gọi là sự khó dạy.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ CÓ BẠN ÁC (PĀPAMITTATĀ)?

Những người nào vô tín ngưỡng, ác giới, thiểu học, bỏn xẻn, thiếu trí. Sự mà giao du, giao hiếu, kết giao, cộng sự, cộng tác, thân thiện, tương thân, xu hướng theo những hạng người ấy. Ðây gọi là có bạn ác.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TƯỞNG DỊ BIỆT (NĀNATTASAÑÑĀ)?

Dục tưởng, sân độc tưởng, não hại tưởng. Ðây gọi là tưởng dị biệt. Tất cả bất thiện pháp cũng đều là tưởng dị biệt.

[952] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ PHÓNG DẬT (UDDHACCA)?

Pháp nào là sự phóng túng, không yên lặng của tâm, tâm lao chao, tâm tán loạn. Ðây gọi là phóng dật.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ LƯỜI BIẾNG (KOSAJJA)?

Sự buông thả tâm, sự mặc tâm buông thả theo thân ác hạnh hay khẩu ác hạnh hay ý ác hạnh hay năm dục dật hệ, hoặc là đối với sự tu tiến các thiện pháp, không cẩn thận làm, không hoan hỷ làm, không ưa thích làm, thái độ tiêu cực, để qua ước vọng, để qua phận sự, không năng hành, không phát triển, không phát tấn, không thiết tha, không nổ lực, giải đải. Ðây gọi là sự lười biếng.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ DỄ DUÔI (PAMĀDA)?

Sự buông thả tâm, sự mặc tâm buông thả theo thân ác hạnh hay khẩu ác hạnh, ý ác hạnh hay năm dục dật hệ, hoặc là đối với sự tu tiến các thiện pháp, không cẩn thận làm, không hoan hỷ làm, không ưa thích làm, thái độ tiêu cực, để qua ước vọng, để qua phận sự, không năng hành, không phát triển, không phát tấn, không thiết tha, không nổ lực, giải đải. Ðây gọi là dễ duôi.

[953] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ KHÔNG TRI TÚC (ASANTUṬṬHITĀ)?

Ðối với người không vừa lòng, có thái độ muốn nhiều thêm về thứ này thứ kia như y phục, vật thực, sàng tọa, dược phẩm hoặc năm dục dật hệ, sự nào như vậy là sự mong muốn, thái độ mong muốn, không thỏa mãn, tham lam, tham đắm… (trùng)… nhiểm đắm của tâm. Ðây gọi là sự không tri túc.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ THIẾU TỈNH GIÁC (ASAMPAJAÑÑATĀ)?

Sự mà không biết, không thấy… (trùng)… vô minh then chốt, si bất thiện căn. Ðây gọi là sự thiếu tỉnh giác.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ ÐA DỤC (MAHICCHATĀ)?

Ðối với người không vừa lòng, có thái độ muốn nhiều thêm về thứ này thứ kia như y phục, vật thực, sàng tọa, dược phẩm hoặc năm dục dật hệ; sự nào như vậy là sự mong muốn, thái độ mong muốn, tính cách mong muốn lớn lao, tham lam, tham đắm… (trùng)… nhiểm đắm của tâm. Ðây gọi là đa dục.

[954] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ VÔ TÀM (AHIRIKA)?

Sự mà không hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, không hổ thẹn với việc phạm các ác bất thiện pháp. Ðây gọi là vô tàm.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ VÔ ÚY (ANOTTAPPA)?

Sự mà không sợ hãi với điều đáng sợ hãi, không sợ hãi với việc phạm ác bất thiện pháp. Ðây gọi là vô úy.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ KHINH SUẤT (PAMĀDA)?

Sự buông thả tâm, sự mặc tâm buông thả theo thân ác hạnh, hay khẩu ác hạnh, hay ý ác hạnh hay năm dục dật hệ, hoặc đối với sự tu tiến các thiện pháp không cẩn thận làm, không hoan hỷ làm, không ưa thích làm, thái độ tiêu cực, để qua ước vọng, để qua phận sự, không năng hành, không phát triển, không phát tấn, không thiết tha, không nổ lực, giải đải. Ðây gọi là sự khinh suất.

[955] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ BẤT CẦN (ANĀDARIYA)?

Pháp nào là sự không quan tâm, thái độ không quan tâm, sự bất kính, sự bất tuân, sự không thu nhận, không thọ trì, thái độ không thọ trì, không theo nguyên tắc, không đặt nặng. Ðây gọi là sự bất cần.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NAN GIÁO (DOVACASSATĀ)?

Là khi được nhắc nhở đúng pháp lại có sự khó dạy, thái độ khó dạy, tính cách khó dạy, lập trường chống đối, thái độ phản đối, tính cách bất cần, thái độ bất cần, thái độ bất kính, thái độ bất tuân. Ðây gọi là nan giáo.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ HỮU ÁC HỮU (PĀPAMITTATĀ)?

Những người nào vô tín ngưỡng, ác giới, thiểu học, bỏn xẻn, thiểu trí. Sự mà giao du, giao hiếu, kết giao, cộng sự, cộng tác, thân thiện, tương thân, xu hướng theo những hạng người ấy. Ðây gọi là hữu ác hữu.

[956] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ KHÔNG TÍN NGƯỠNG (ASSADDHIYAṂ)?

Ở đây, có kẻ vô tín ngưỡng không tin Phật hay Pháp hay Tăng, sự kiện nào như vậy là sự không tín ngưỡng, không tin cậy, không tín nhiệm, không tịnh tín. Ðây gọi là sự không tín ngưỡng.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ KHÔNG HÀO PHÓNG (AVADAÑÑUTĀ)?

Có năm sự bỏn xẻn là bỏn xẻn chỗ ở, bỏn sẻn gia tộc, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn thanh danh, bỏn xẻn pháp; sự bỏn xẻn, tính cách bỏn xẻn, thái độ bỏn xẻn, sự ích kỷ, sự keo kiệt, sự hà tiện, sự không nhiếp tâm. Ðây gọi là sự không hào phóng.

TRONG KHI ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ GIẢI ÐẢI (KOSAJJA)?

Sự buông thả tâm, sự mặc tâm buông thả theo thân ác hạnh, hay khẩu ác hạnh, ý ác hạnh, năm dục dật hệ, hoặc là đối với sự tu tiến các thiện pháp không cẩn thận làm, không hoan hỷ làm, không ưa thích làm, thái độ tiêu cực, để qua ước vọng, để qua phận sự, không năng hành, không phát triển, không phát tấn, không thiết tha, không nổ lực, dễ duôi. Ðây gọi là sự giải đải.

[957] TRONG ẤY THẾ NÀO LÀ PHÓNG DẬT (UDDHACCA)?

Pháp nào là sự phóng túng không yên lặng của tâm, tâm lao chao, tâm tán loại. Ðây gọi là phóng dật.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ KHÔNG THU THÚC (ASAMVARA)?

Ở đây, có kẻ với mắt thấy sắc chấp tướng chung, chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc nhãn quyền; thì nó lại không phòng ngừa nhân ấy, không hộ trì nhãn quyền, thành ra không thu thúc nhãn quyền, với tai nghe tiếng… (trùng)… với mũi ngửi mùi… (trùng)… với lưỡi nếm vị… (trùng)… với thân chạm cảnh xúc… (trùng)… với ý nghĩ cảnh pháp chấp tướng chung, chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiểm người sống không thu thúc ý quyền; thì nó lại không phòng ngừa nhân ấy, không hộ trì ý quyền, thành ra không thu thúc ý quyền. Ðây gọi là sự không thu thúc.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ ÁC GIỚI (DUSSĪLYAM)?

Tức là thân hành quá đáng, khẩu hành quá đáng, thân khẩu hành quá đáng. Ðây gọi là ác giới.

[958] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ KHÔNG MUỐN THẤY BẬC THÁNH (ARIYĀNAṂ ADASSANA KAMYATĀ)?

Ở ÐÂY BẬC THÁNH LÀ SAO? Gọi là bậc Thánh tức Ðức Phật và Thinh Văn Giác. Sự mà không muốn nhìn thấy các bậc Thánh này, không muốn diện kiến, không muốn hội ngộ, không muốn hội tụ. Ðây gọi là sự không muốn thấy bậc Thánh.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SỰ KHÔNG MUỐN NGHE CHÁNH PHÁP (SADDHAMMAṂ ASOTUKAMYATĀ)?

Ở ÐÂY CHÁNH PHÁP LÀ CHI? Tức Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ thần túc, ngũ quyền, ngũ lực, thất giác chi, bát Thánh đạo chi. Ðây gọi là Chánh pháp; sự mà không muốn nghe Chánh pháp này, không muốn dự thính, không muốn học tập, không muốn thọ trì. Ðây gọi là không muốn nghe Chánh pháp.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ CÓ TÂM CẬT VẤN (UPĀRAMBHACITTATĀ)?

Ở ÐÂY CẬT VẤN LÀ SAO? Chi là sự vấn nạn, hay sự cật nạn, sự bắt bẻ, sự chuyên bắt bẻ, thái độ chuyên bắt bẻ, sự khinh lờn, sự khi dễ, sự tìm lỗi. Ðây gọi là có tâm vấn nạn.

[959] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ THẤT NIỆM (MUTTHASACCA)?

Sự mà không niệm, không nhớ theo, không nhớ ra, không nhớ lấy, không nhớ được, tình trạng không ghi nhận, tình trạng lơ đễnh, tình trạng quên lãng. Ðây gọi là sự thất niệm.

TRONG KHI ẤY, THẾ NÀO LÀ BẤT TỈNH GIÁC (ASANPAJAÑÑA)?

Chi là sự không biết, sự không thấy… (trùng)… vô minh then chốt, si bất thiện căn. Ðây gọi là bất tỉnh giác.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TÁN LOẠN TÂM (CETASO VIKKHEPO)?

Chi là sự phóng túng không yên tỉnh của tâm, tâm lao chao, tâm tán loạn. Ðây gọi là tán loạn tâm.

[960] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ KHÔNG KHÉO TÁC Ý (AYONISO MANASIKĀRA)?

Vô thường mà không khéo tác ý nghĩ là thường, khổ mà không khéo tác ý nghĩ là lạc, vô ngã mà không khéo tác ý nghĩ là hữu ngã, bất tịnh mà không khéo tác ý nghĩ là thanh tịnh, hay là sự hướng tâm, sự suy xét, sự suy tư, sự tập trung, tác ý bằng cách sai với sự thật. Ðây gọi là không khéo tác ý.

TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ HÀNH TÀ ÐẠO (KUMMAGGASEVĀNA)?

Ở ÐÂY TÀ ÐẠO LÀ SAO? Tức là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Ðây gọi là tà đạo. Sự mà thực hiện theo đuổi, chuyên chú, hợp tác, cộng tác, khắn khít, miệt mài, xu hướng theo đường lối sai lầm này. Ðây gọi là hành tà đạo.

TRONG KHI ẤY, THẾ NÀO LÀ TÂM BIẾNG NHÁC (CETASOLĪNATTA)?

Chi là sự không mạnh dạn của tâm, sự không thích nghi, sự chần chừ, sự trầm lắng, thụ động, thái độ thụ động, tình trạng thụ động, tâm có sự dã dượi, có thái độ dã dượi, có tình trạng dã dượi. Ðây gọi là tâm biếng nhác.

XIỂN MINH PHẦN BỐN CHI (Catukkaniddesa)

[961] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN LẬU (ĀSAVA)?

Tức dục lậu, hữu lậu, kiến lậu, vô minh lậu.

Ở ÐÂY DỤC LẬU LÀ SAO? Ðối với các dục, chi là sự ước muốn dục… (trùng)… sự mê luyến dục. Ðây gọi là dục lậu.

Ở ÐÂY HỮU LẬU LÀ SAO? Ðối với các hữu, chi là sự ước muốn hữu… (trùng)… sự mê luyến hữu. Ðây gọi là hữu lậu.

Ở ÐÂY KIẾN LẬU LÀ SAO? Chấp rằng “thế gian là thường còn… (trùng)… Như Lai không còn cũng không phải không còn sau khi chết”, kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là tà kiến lậu.

Ở ÐÂY VÔ MINH LẬU LÀ SAO? Sự bất tri khổ… (trùng)… vô minh then chốt, si bất thiện căn. Ðây gọi là vô minh lậu.

Những pháp này là bốn lậu.

[962] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN PHƯỢC (GANTHA)?

Tức là tham ái thân phược, sân độc thân phược, giới cấm thủ thân phược, thử thực chấp thân phược.

Ở ÐÂY THAM ÁI THÂN PHƯỢC LÀ SAO? Chi là sự tham đắm, sự tham luyến… (trùng)… sự tham ái, tham bất thiện căn. Ðây gọi là tham ái thân phược.

Ở ÐÂY SÂN ÐỘC THÂN PHƯỢC LÀ SAO? Sanh hiềm khích rằng “nó đã làm bất lợi cho ta”… (trùng)… sự hung dữ, sự lỗ mãng, sự bất bình trong tâm. Ðây gọi là sân độc thân phược.

Ở ÐÂY GIỚI CẤM THỦ THÂN PHƯỢC LÀ SAO? Có các Sa môn, Bà la môn ngoài Giáo pháp này, nghĩ rằng thanh tịnh nhờ giới, thanh tịnh nhờ hạnh tu, thanh tịnh nhờ giới cấm; kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là giới cấm thủ thân phược.

Ở ÐÂY THỦ THỰC CHẤP THÂN PHƯỢC LÀ SAO? Là chấp rằng “thế gian thường còn” chỉ đây là sự thật, ngoài ra là giả; hay chấp rằng “thế gian không thường còn – chỉ đây là thật, còn ngoài ra là giả”… (trùng)… hay chấp rằng “Như Lai không còn cũng không phải không còn sau khi chết – chỉ đây là thật, ngoài ra là giả”; kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là thử thực chấp thân phược.

Ngoại trừ giới cấm thủ thân phược, tất cả tà kiến đều là thử thực chấp thân phược.

Những pháp này là bốn phược.

[963] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN BỘC LƯU (OGHA)?… (trùng)… BỐN PHỐI (YOGA)… (trùng)… BỐN THỦ (UPĀDĀNA)?

Tức dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã chấp thủ.

Ở ÐÂY DỤC THỦ LÀ SAO? Ðối với các dục, chi là sự ước muốn dục… (trùng)… sự mê luyến dục. Ðây gọi là dục thủ.

Ở ÐÂY KIẾN THỦ LÀ SAO? Chấp rằng “không có quả bố thí, không có quả cúng dường… (trùng)… đã tự mình thắng tri, chứng ngộ và tuyên bố về đời này và đời sau”, kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là kiến thủ.

Ngoại trừ giới cấm thủ và ngã chấp thủ, tất cả tà kiến đều là kiến thủ.

Ở ÐÂY GIỚI CẤM THỦ LÀ SAO? Có các Sa môn, Bà la môn ngoài Giáo pháp này chấp rằng “thanh tịnh nhờ giới, thanh tịnh nhờ hạnh tu, thanh tịnh nhờ giới cấm”, kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là giới cấm thủ.

Ở ÐÂY NGÃ CHẤP THỦ LÀ SAO? Ở đây có kẻ vô văn phàm phu không thấy các bậc Thánh, không hiểu pháp bậc Thánh, không tu tập trong pháp bậc Thánh, không thấy các bậc Chân Nhân, không hiểu pháp bậc Chân Nhân, không tu tập pháp bậc Chân Nhân, mới nhận thấy rằng sắc là ta hay ta là sắc, hay trong ta có sắc hay trong sắc có ta; thấy thọ… (trùng)… thấy tưởng… (trùng)… thấy hành… (trùng)… thấy thức là ta hay ta là thức, hay trong ta có thức hay trong thức có ta; kiến nào như vậy là thiên kiến… (trùng)… nghịch chấp. Ðây gọi là ngã kiến thủ. Những pháp này là bốn thủ.

[964] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN ÁI SANH (TAṆHUPPĀDĀ)?

Khi ái sanh cho vị tỳ khưu thì sanh khởi do nhân y phục, hoặc ái sanh cho vị tỳ khưu thì sanh khởi do nhân vật thực, hoặc ái sanh cho vị tỳ khưu thì sanh khởi do nhân trú xứ, hoặc ái sanh cho vị tỳ khưu thì sanh khởi do nhân không phải sự kiện như thế. Ðây là bốn ái sanh.

[965] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN SỰ THIÊN VỊ (AGATIGAMANA)?

Tức là thiên vị vì thương, thiên vị vì ghét, thiên vị vì ngu, thiên vị vì sợ; sự thiên vị như thế là sự hành không tương ứng, sự hành ích kỷ, sự hành theo phe phái, lưu chuyển như nước. Ðây là bốn sự thiên vị.

[966] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN SỰ ÐIÊN ÐẢO (VIPARIYESA)?

Trong vô thường mà nghĩ là thường, một tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Trong khổ mà nghĩ là lạc, một tưởng điên đảo, một tâm điên đảo, kiến điên đảo. Trong vô ngã mà nghĩ là hữu ngã, một tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Trong bất tịnh mà nghĩ là tịnh, một tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Ðây là bốn sự điên đảo.

[967] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN PHI THÁNH NGÔN (ANARIYAVOHĀRA)?

Tức là khi không thấy nói thấy, khi không nghe nói nghe, khi không biết nói biết, khi không hiểu nói hiểu. Ðây là bốn phi Thánh ngôn.

[968] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN PHI THÁNH NGÔN (ANARIYAVOHĀRA) KHÁC NỮA?

Tức là khi thấy nói không thấy, khi nghe nói không nghe, khi biết nói không biết, khi hiểu nói không hiểu. Ðây là bốn phi thánh ngôn.

[969] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN ÁC HẠNH (DUCCARITA)?

Tức là sát sanh, trộm lấy vật chưa cho, tà hạnh trong dục lạc, nói dối. Ðây là bốn ác hạnh.

[970] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN ÁC HẠNH (DUCCARITA) KHÁC NỮA?

Tức là nói dối, nói lời đâm thọc, nói lời độc ác, nói chuyện phiếm. Ðây là bốn ác hạnh.

[971] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN HIỂM NẠN (BHAYA)?

Tức là hiểm nạn về sanh, hiểm nạn về già, hiểm nạn về bịnh, hiểm nạn về chết. Ðây là bốn hiểm nạn.

[972] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN HIỂM NẠN (BHAYA) KHÁC NỮA?

Tức là hiểm nạn do vua, hiểm nạn do cướp, hiểm nạn do lửa, hiểm nạn do nước. Ðây là bốn hiểm nạn.

[973] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN HIỂM NẠN (BHAYA) KHÁC NỮA?

Tức là hiểm nạn do sóng, hiểm nạn do cá sấu, hiểm nạn do nước xoáy, hiểm nạn do cá mập. Ðây là bốn hiểm nạn.

[974] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN HIỂM NẠN (BHAYA) KHÁC NỮA?

Tức là hiểm nạn do tự chê trách, hiểm nạn do người chê trách, hiểm nạn do hình phạt, hiểm nạn do ác thú. Ðây là bốn hiểm nạn.

[975] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BỐN QUAN KIẾN (DIṬṬHI)?

Tức là có tri kiến sanh khởi một cách chắc thật cả quyết rằng “lạc hay khổ do tự mình tạo ra”. Có tri kiến sanh khởi một cách chắc thật quả quyết rằng “lạc hay khổ do người khác tạo cho”, có tri kiến sanh khởi một cách chắc thật cả quyết rằng “lạc hay khổ là vừa do tự tạo vừa do người khác tạo cho”, có tri kiến sanh khởi một cách chắc thật cả quyết rằng “lạc hay khổ tự nhiên phát sanh, không do tự tạo hay người khác tạo”. Ðây là bốn quan kiến.

XIỂN MINH PHẦN NĂM CHI (Pañcakaniddesa)

[976] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM HẠ PHẦN TRIỀN PHƯỢC (ORAMBHĀGIYASAÑÑOJANA)?

Tức là thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục dục, sân độc. Ðây là năm hạ phần triền phược.

[977] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM THƯỢNG PHẦN TRIỀN PHƯỢC (UDDHAMBHĀGIYASAÑÑOJANA)?

Tức là sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh. Ðây là năm thượng phần triền phược.

[978] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM SỰ BỎN XẺN (MACCHARIYA)?

Tức là bỏn xẻn chổ ở, bỏn xẻn gia tộc, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn thanh danh, bỏn xẻn pháp. Ðây gọi là năm sự bỏn xẻn.

[979] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM HỆ LỤY (SANGA)?

Tức là tham hệ lụy, sân hệ lụy, si hệ lụy, mạn hệ lụy, kiến hệ lụy. Ðây là năm hệ lụy.

[980] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM MŨI TÊN (SALLA)?

Tức là mũi tên tham, mũi tên sân, mũi tên si, mũi tên mạn, mũi tên kiến. Ðây là năm mũi tên.

[981] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM HOANG VU TÂM (CETOKHILA)?

Tâm là ngờ vực, hoài nghi, không tin tưởng, không tịnh tín Bậc Ðạo Sư, ngờ vực hoài nghi không tin tưởng, không tịnh tín Giáo pháp; ngờ vực hoài nghi, không tin tưởng, không tịnh tín Tăng chúng; ngờ vực hoài nghi, không tin tưởng, không tịnh tín Học giới; sân hận, bất bình, tâm đả kích, cương ngạnh đối với các bạn đồng phạm hạnh. Ðây là năm tâm hoang vu.

[982] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM TÂM NHIỄM TRƯỚC (CETASO VINIBANDHA)?

Ðối với dục lạc chưa lìa tham đắm, chưa lìa dục vọng, chưa lìa thương mến, chưa lìa khát khao, chưa lìa nhiệt tình, chưa lìa ái luyến.

Ðối với thân chưa lìa tham đắm, chưa lìa dục vọng, chưa lìa thương mến, chưa lìa khát khao, chưa lìa nhiệt tình, chưa lìa ái luyến.

Ðối với sắc chưa lìa tham đắm, chưa lìa dục vọng, chưa lìa thương mến, chưa lìa khát khao, chưa lìa nhiệt tình, chưa lìa ái luyến.

Khi ăn đã thỏa mãn căng bụng rồi đắm mình trong khoái lạc nằm nghỉ trong khoái lạc, lăn trở trong khoái lạc, ngủ say.

Hành Phạm hạnh với nguyện vọng sanh thiên hạng nào đó, nghĩ rằng “giới đức này hay với hạnh tu này hay với khổ hành này hay với phạm hạnh này, mong rằng ta sẽ là thiên chủ hoặc vị thiên tử[6]“. Ðây là năm tâm nhiểm trước.

[983] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM TRIỀN CÁI (NĪVARANA)?

Là dục dục cái, sân độc cái, hôn thụy cái, trạo hối cái, hoài nghi cái. Ðây là năm triền cái.

[984] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM NGHIỆP VÔ GIÁN (KAMMĀNI ĀNANTARIKĀNI)?

Là đoạt mạng mẹ, đoạt mạng cha, đoạt mạng vi A-la-hán, gây đổ máu Ðức Như Lai bằng tâm ác, chia rẽ Tăng. Ðây là năm nghiệp vô gián.

[985] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM QUAN KIẾN (DIṬṬHI)?

Một số người tuyên bố điều này: “tự ngã hữu tưởng không hoại sau khi chết”.

Một số người tuyên bố điều này: “tự ngã vô tưởng không hoại sau khi chết”.

Một số người tuyên bố điều này: “tự ngã vô tưởng phi vô tưởng không hoại sau khi chết”.

Cũng có những vị giả thuyết sự đoạn tận, sự tiêu diệt, sự mất hết của chúng sanh hiện hữu.

Hoặc giả một số vị tuyên thuyết về hiện tại Níp Bàn. Ðây là năm quan kiến.

[986] TRONG KHI ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM OAN TRÁI (VERA)?

Là sát sanh, lấy vật chưa cho, tà hạnh trong các dục, nói dối, dễ duôi uống rượu ngâm, rượu cất. Ðây là năm oan trái.

[987] TRONG KHI ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM SUY THOÁI (BYASANA)?

Là suy thoái thân quyến, suy thoái tài sản, suy thoái binh hoạn, suy thoái giới hạnh, suy thoái tri kiến. Ðây là năm suy thoái.

[988] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM KHỔ QUẢ KHÔNG KHAM NHẪN (AKKHANTIYĀ ĀDĪNAVĀ)?

Thành chỗ ghét bỏ bất mãn của nhiều người. Là kẻ có lắm thù nghịch. Là kẻ có nhiều tội lỗi. Là kẻ chết bị hôn mê. Khi thân hoại mệnh chung hằng sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ðây là năm khổ quả không kham nhẫn.

[989] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM HIỂM NẠN (BHAYA)?

Là hiểm nạn do nuôi mạng, hiểm nạn do tai tiếng, hiểm nạn do dính líu hội chúng, hiểm nạn do chết, hiểm nạn sanh khổ thú. Ðây là năm hiểm nạn.

[990] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ NĂM LUẬN CHẤP NÍP BÀN HIỆN TẠI (DIṬṬHIDHAM-MANIBBĀNAVĀDA)?

Ở đây, một số Sa môn hay Bà la môn có luận thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Khi nào bản ngã này tận hưởng sung mãn với năm món dục lạc, chỉ mức độ ấy bản ngã này mới đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn”. Một số vị chủ trương tối thượng hiện tại Níp Bnà của chúng sanh như thế.

Một vị khác lại nói rằng “Nầy ông, thật có bản ngã đó như ông nói; tôi không bảo rằng bản ngã đó không có; nhưng bản ngã này trong mức độ như vậy chưa phải đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn. Vì cớ sao? Vì lẽ các dục là vô thường, khổ đau, biến hoại; do tình trạng biến hoại chuyển hóa nên sầu, bi, khổ, ưu, não phát sanh. Nầy ông, chỉ khi nào bản ngã này ly dục… (trùng)… chứng và trú Sơ thiền; đến mức độ ấy bản ngã này mới đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn”. Một số vị chủ trương tối thượng hiện tại Níp Bàn của chúng sanh như thế.

Một số vị khác lại nói rằng: “Nầy ông, thật có bản ngã đó như ông nói, tôi không bảo rằng bản ngã đó không có; nhưng bản ngã này trong mức độ như vậy chưa phải đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn. Vì cớ sao? Vì trong bất cứ tình trạng nào còn tầm còn tứ, thì được xem là còn thô thiển. Nầy ông, chỉ khi nào bản ngã này vắng lặng tầm tứ… (trùng)… chứng và trú Nhị thiền; đến mức độ ấy bản ngã này mới đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn”. Một số vị chủ trương tối thượng hiện tại Níp Bàn của chúng sanh như thế.

Một số vị khác lại nói rằng: “Nầy ông, thật có bản ngã đó như ông nói, tôi không bảo rằng bản ngã đó không có; nhưng bản ngã này trong mức độ như vậy chưa phải đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn. Vì cớ sao? Vì trong bất cứ tình trạng nào tâm còn hoan hỷ, còn bị phấn khích thì được xem là còn thô thiển. Nầy ông, chỉ khi nào bản ngã này ly hỷ… (trùng)… chứng và trú Tam thiền; đến mức độ ấy bản ngã này mới đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn”. Một số vị chủ trương tối thượng hiện tại Níp Bàn của chúng sanh như thế.

Một vị khác lại nói rằng: “Nầy ông, thật có bản ngã đó như ông nói, tôi không bảo rằng bản ngã đó không có; nhưng bản ngã này trong mức độ như vậy chưa phải đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn. Vì cớ sao? Vì trong bất cứ tình trạng nào tâm tư còn lạc tưởng thì được xem là còn thô thiển. Nầy ông, chỉ khi nào bản ngã này đoạn trừ lạc… (trùng)… chứng và trú Ðệ Tứ thiền; đến mức độ ấy bản ngã này mới đạt đến tối thượng hiện tại Níp Bàn”. Một số vị chủ trương tối thượng hiện tại Níp Bàn của chúng sanh như thế.

XIỂN MINH PHẦN SÁU CHI (Chakkaniddesa)

[991] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU GỐC LUẬN TRANH (VIVĀDA-MŪLA)?

Tức sân hận, gièm pha, ganh tỵ, dối trá, ác dục, cố chấp, tư kiến. Ðây là sáu gốc luận tranh.

[992] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU DỤC ÁI THẾ TỤC PHÁP (CHANDARĀGAGEHASITA)?

Là sự tham luyến thế tục, sự tham đắm… tâm luyến tham đối với các sắc vừa ý… (trùng)… đối với các tiếng vừa ý… (trùng)… đối với các mùi vừa ý… (trùng)… đối với các vị vừa ý… (trùng), đối với các xúc vùa ý; sự tham luyến thế tục, sự tham đắm… tâm luyến tham đối với các pháp vừa ý. Ðây là sáu dục ái thế tục pháp.

[993] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU VI NGHỊCH SỰ (VIRODHA-VATTHU)?

Là sự hiền khích trong tâm, sự phẩn nộ… sự hung dữ, lổ mãng, không hài lòng của tâm đối với các sắc pháp không vừa ý… (trùng).

Ðối với các tiếng không vừa ý… (trùng)… đối với các mùi không vừa ý… (trùng)… đối với các vị không vừa ý… (trùng)… đối với các xúc không vừa ý; sự hiềm khích trong tâm, sự phẩn nộ… sự hung dữ, lổ mãng, không hài lòng của tâm đối với các pháp không vừa ý. Ðây là sáu vi nghịch sự.

[994] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU THÂN ÁI (TANHĀKĀYA)?

Là sắc ái, thinh ái, hương ái, vị ái, xúc ái và pháp ái. Ðây là sáu thân ái.

[995] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU SỰ BẤT KÍNH (AGĀRAVA)?

Là sống không cung kính, không vâng thuận theo Bậc Ðạo Sư… (trùng)… theo Giáo pháp… (trùng)… theo Tăng chúng… (trùng)… theo Học giới… (trùng)… theo hạnh chuyên cần; sống không cung kính, không vâng thuận theo pháp tiếp đãi. Ðây là sáu sự bất kính.

[996] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU PHÁP SUY THỐI (PARIHĀNIYĀ)?

Là thích làm việc, thích nói chuyện, thích ngủ nghỉ, thích hội chúng, thích chung chạ, thích hưởn đải. Ðây là sáu pháp suy thối.

[997] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU PHÁP SUY THỐI KHÁC (APAREPI PARIHĀNIYĀ)?

Là thích làm việc, thích nói chuyện, thích ngủ nghỉ, thích hội chúng, tính khó dạy, có bạn ác. Ðây là sáu pháp suy thối.

[998] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU HỶ VẤN VƯƠNG (SOMANASSU-PAVICĀRĀ)?

Là mắt khi thấy sắc thì vương vấn sắc đáng chổ vui; khi tai nghe tiếng… (trùng)… khi mũi đã ngữi mùi… (trùng)… khi lưỡi đã nếm vị… (trùng)… khi thân đã đụng cảnh xúc… (trùng)… khi ý đã suy nghĩ cảnh pháp thì vương vấn cảnh pháp đáng chổ vui. Ðây là sáu hỷ vấn vương.

[999] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU ƯU VẤN VƯƠNG (DOMANASSU-PAVICĀRĀ)?

Là mắt khi thấy sắc thì vương vấn sắc đáng chổ buồn; khi tai nghe tiếng… (trùng)… khi mũi đã ngữi mùi… (trùng)… khi lưỡi đã nếm vị… (trùng)… khi thân đã đụng chạm cảnh xúc… (trùng)… khi ý đã suy nghĩ cảnh pháp thì vương vấn cảnh pháp đáng chổ buồn. Ðây là sáu chỗ ưu vấn vương.

[1000] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU XẢ VẤN VƯƠNG (UPEKKHŪPA-VICĀRĀ)?

Là mắt khi thấy sắc thì vương vấn sắc đáng chổ xả; khi tai nghe tiếng… (trùng)… khi mũi đã ngữi mùi… (trùng)… khi lưỡi đã nếm vị… (trùng)… khi thân đã đụng cảnh xúc… (trùng)… khi ý đã suy nghĩ cảnh pháp thì vương vấn cảnh pháp đáng chổ xả. Ðây là sáu xả vấn vương.

[1001] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU HỶ THẾ TỤC (GEHASITA SOMANASSA)?

Là đối với các sắc trông vừa ý, có sự sảng khoái tâm tư thuộc thế tục, có sự dễ chịu tâm tư, có cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, có cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðối với các tiếng vừa ý… (trùng)… Ðối với các mùi vừa ý… (trùng)… Ðối với các vị vừa ý… (trùng)… Ðối với các xúc vừa ý… (trùng)… Ðối với các pháp vừa ý, có sự sảng khoái tâm tư thuộc thế tục, có sự dễ chịu tâm tư, có cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, có cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là sáu hỷ thế tục.

[1002] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU ƯU THẾ TỤC (GEHASITA DOMANASSA)?

Là đối với các sắc không vừa ý, có sự bất an tâm tư thuộc thế tục, có sự khó chịu tâm tư, có cảm giác bất an khó chịu sanh từ tâm xúc, có cảm thọ bất an sanh từ tâm xúc. Ðối với các tiếng không vừa ý… (trùng)… Ðối với các mùi không vừa ý… (trùng)… Ðối với các vị không vừa ý… (trùng)… Ðối với các xúc không vừa ý… (trùng)… Ðối với các pháp không vừa ý, có sự bất an tâm tư thuộc thế tục, có sự khó chịu tâm tư, có cảm giác bất an khó chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là sáu ưu thế tục.

[1003] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU XẢ THẾ TỤC (GEHASITA UPEKKHĀ)?

Là đối với sắc đáng xem thường, có sự không vui không buồn tâm tư thuộc thế tục, có cảm giác phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc, có cảm thọ giác phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðối với các tiếng đáng xem thường… (trùng)… Ðối với các mùi đáng xem thường… (trùng)… Ðối với các vị đáng xem thường… (trùng)… Ðối với các xúc đáng xem thường… (trùng)… Ðối với các pháp đáng xem thường, có sự không vui không buồn tâm tư thế tục, có cảm giác phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc, có cảm thọ phi khổ phi lạc sanh từ tâm xúc. Ðây là sáu xả thế tục.

[1004] TRONG ẤY THẾ NÀO LÀ SÁU QUAN KIẾN (DIṬṬHI)?

Có tri kiến phát sanh cho người kia một cách chắc thật cả quyết rằng: “trong tôi có bản ngã”.

Có tri kiến sanh khởi cho người kia một cách chắc thật cả quyết rằng: “Trong tôi không có bản ngã”.

Hoặc có tri kiến sanh khởi cho người kia một cách chắc thật cả quyết rằng: “Tôi biết rõ tự ngã bằng tự ngã”.

Hoặc có tri kiến sanh khởi cho người kia một cách chắc thật cả quyết rằng: “Tôi biết rõ các vô ngã bằng các tự ngã”.

Hoặc có tri kiến sanh khởi cho người kia một cách chắc thật cả quyết rằng: “Bản ngã này của tôi biết nói, biết cảm thọ, nó nhận lãnh quả của điều tốt điều xấu qua thời gian dài ở chỗ này chỗ kia; nó không phải đã sanh; nó không phải sẽ sanh; nó là thường còn, vững chắc, tồn tại, không bị biến chuyển”. Ðây là sáu quan kiến.

XIỂN MINH PHẦN BẢY CHI (Sattakaniddesa)

[1005] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BẢY TIỀM MIÊN (ANUSAYA)?

Tức là dục tham tiềm miên, phẩn nộ tiềm miên, kiêu mạn tiềm miên, tà kiến tiềm miên, hoài nghi tiềm miên, hữu tham tiềm miên, vô minh tiềm miên. Ðây là bảy tiềm miên.

[1006] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BẢY ÐỘT KHỞI (PARIYUTTHĀNA)?

Tức là dục tham đột khởi, phẩn nộ đột khởi, kiêu mạn đột khởi, tà kiến đột khởi, hoài nghi đột khởi, hữu tham đột khởi, vô minh đột khởi. Ðây là bảy đột khởi.

[1007] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BẢY TRIỀN PHƯỢC (SAÑÑOJANA)?

Là dục tham triền phược, phẩn nộ triền phược, kiêu mạn triền phược, tà kiến triền phược, hoài nghi triền phược, hữu tham triền phược, vô minh triền phược. Ðây là bảy triền phược.

[1008] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BẢY PHI DIỆU PHÁP (ASADDHAMMA)?

Tức là không có đức tin, không có lòng tàm, không có tâm quý, thiếu học, lười biếng, thất niệm và ác tuệ. Ðây là bảy phi diệu pháp.

[1009] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BẢY ÁC HẠNH (DUCCARITA)?

Là sát sanh, trộm vật chưa cho, tà hạnh dục lạc, nói dối, nói đâm thọc, nói độc ác, nói chuyện phiếm. Ðây là bảy ác hạnh.

[1010] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BẢY MẠN (MĀNA)?

Tức là kiêu mạn, quá mạn, mạn quá mạn, ti mạn, tăng thượng mạn, ngã sở mạn, tà chấp mạn. Ðây là bảy mạn.

[1011] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ BẢY QUAN KIẾN (DIṬṬHI)?

Ở đây, một số Sa môn, Bà la môn có luận thuyết như vầy, có quan điểm như vầy: “Nầy ông, khi mà bản ngã hữu sắc này do bốn đại hợp thành, do cha mẹ sinh ra, nên lúc thân hoại bị hủy nát, bị tiêu diệt, không còn sau khi chết; nầy ông. Ðến mức độ đó, bản ngã này hoàn toàn đoạn bị diệt”. Một số vị chủ trương sự đoạn diệt, sự hủy hoại, sự tiêu mất của chúng sanh như thế.

Một vị khác lại nói rằng: “Nầy ông, thật có bản ngã đó như ông nói, tôi không bảo rằng bản ngã đó không có; nhưng bản ngã này trong mức độ như vậy chưa phải là hoàn toàn đoạn diệt. Nầy ông, có một thứ bản ngã khác thuộc thiên tánh hữu sắc dục giới, vẫn ăn đoàn thực, ông không biết không thấy bản ngã ấy, còn tôi biết tôi thấy bản ngã ấy; bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát, bị tiêu diệt, không còn sau khi chết; nầy ông, đến mức độ đó, bản ngã này hoàn toàn đoạn diệt”. Một số vị chủ trương sự đoạn diệt, sự hủy hoại, sự tiêu mất của chúng sanh như thế.

Một vị khác lại nói rằng: “Nầy ông, thật có bản ngã đó như ông nói, tôi không bảo rằng bản ngã đó không có; nhưng bản ngã này trong mức độ như vậy chưa phải là hoàn toàn đoạn diệt. Nầy ông, có một thứ bản ngã khác thuộc thiên tánh hữu sắc do ý tạo thành, đủ mọi chi thể chính phụ, căn quyền không khuyết tật, ông không biết không thấy bản ngã ấy, còn tôi biết tôi thấy bản ngã ấy; bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát, bị tiêu diệt, không còn sau khi chết; nầy ông, đến mức độ đó, bản ngã này hoàn toàn đoạn diệt”. Một số vị chủ trương sự đoạn diệt, sự hủy hoại, sự tiêu mất của chúng sanh như thế.

Một vị khác lại nói rằng: “Nầy ông, thật có bản ngã đó như ông nói, tôi không bảo rằng bản ngã đó không có; nhưng bản ngã này trong mức độ như vậy chưa phải là hoàn toàn đoạn diệt. Nầy ông, có một thứ bản ngã khác hoàn toàn vượt qua các sắc tưởng, diệt trừ các chướng ngại tưởng, không tác ý các dị biệt tưởng, đạt đến không vô biên xứ thấy rằng “hư không không cùng tận”, ông không biết không thấy bản ngã ấy, còn tôi biết tôi thấy bản ngã ấy; bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát, bị tiêu diệt, không còn sau khi chết; nầy ông, đến mức độ đó, bản ngã này hoàn toàn đoạn diệt”. Một số vị chủ trương sự đoạn diệt, sự hủy hoại, sự tiêu mất của chúng sanh như thế.

Một vị khác lại nói rằng: “Nầy ông, thật có bản ngã như ông nói, tôi không bảo rằng bản ngã đó không có; nhưng bản ngã này trong mức độ như vậy chưa phải là hoàn toàn đoạn diệt; Nầy ông, có thứ bản ngã khác hoàn toàn vượt qua Không vô biên xứ, đạt đến Thức vô biên xứ, thấy rằng “Thức vô cùng tận”, ông không biết không thấy bản ngã ấy, còn tôi biết tôi thấy bản ngã ấy; bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát, bị tiêu diệt, không còn sau khi chết; nầy ông, đến mức độ đó, bản ngã này hoàn toàn đoạn diệt”. Một số vị chủ trương sự đoạn diệt, sự hủy hoại, sự tiêu mất của chúng sanh như thế.

Một vị khác lại nói rằng: “Nầy ông, thật có bản ngã đó như ông nói, tôi không bảo rằng bản ngã đó không có; nhưng bản ngã này trong mức độ như vậy chưa phải là hoàn toàn đoạn diệt. Nầy ông, có thứ bản ngã khác hoàn toàn vượt qua Thức vô biên xứ, đạt đến Vô sở hữu xứ, thấy rằng “không có chi cả”, ông không biết không thấy bản ngã ấy, còn tôi biết tôi thấy bản ngã ấy; bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát, bị tiêu diệt, không còn sau khi chết; nầy ông, đến mức độ đó, bản ngã này hoàn toàn đoạn diệt”. Một số vị chủ trương sự đoạn diệt, sự hủy hoại, sự tiêu mất của chúng sanh như thế.

Một vị khác lại nói rằng: “Nầy ông, thật có bản ngã đó như ông nói, tôi không bảo rằng bản ngã đó không có; nhưng bản ngã này trong mức độ như vậy chưa phải là hoàn toàn đoạn diệt. Nầy ông, có thứ bản ngã khác hoàn toàn vượt qua Vô sở hữu xứ, đạt đến phi tưởng phi phi tưởng xứ, ông không biết không thấy bản ngã ấy, còn tôi biết tôi thấy bản ngã ấy; bản ngã ấy khi thân hoại, bị hủy nát, bị tiêu diệt, không còn sau khi chết; nầy ông, đến mức độ đó, bản ngã này hoàn toàn đoạn diệt”. Một số vị chủ trương sự đoạn diệt, sự hủy hoại, sự tiêu mất của chúng sanh như thế.

Ðây là bảy quan kiến.

XIỂN MINH PHẦN TÁM CHI (Aṭṭhakaniddesa)

[1012] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TÁM PHIỀN NÃO SỰ (KILESA-VATTHU)?

Tức là tham, sân, si, mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, phóng dật. Ðây là tám phiền não sự.

[1013] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TÁM GIẢI ÐẢI SỰ (KUSITAVATTHU)?

Ở đây, vị tỳ khưu có việc cần phải làm, nhưng vị ấy nghĩ như sau: “Nay ta sẽ có công việc cần làm, nhưng trong lúc làm việc thân thể ta mệt nhọc, thế nên ta hãy ngủ đã”. Vị ấy nằm ngủ, không có cố gắng để đạt cái chưa đạt, để thành cái chưa thành, để chứng cái chưa chứng. Ðây là sự giải đải sự thứ nhất.

Một lẽ nữa, vị tỳ khưu có việc đã làm xong, vị ấy nghĩ như sau: “Ta đã làm xong công việc, trong lúc làm việc thân thể ta mệt nhọc, vậy thì ta hãy nằm ngủ đã”. Vị ấy nằm ngủ, không có cố gắng để đạt cái chưa đạt, để thành cái chưa thành, để chứng cái chưa chứng. Ðây là giải đải sự thứ hai.

Một lẽ nữa, vị tỳ khưu cần đi đường xa, vị ấy nghĩ như sau: “Ta sẽ đi đuờng xa, nhưng trong lúc đi đường thân thể ta mệt nhọc, vậy thì ta hãy nằm ngủ đã”. Vị ấy nằm ngủ, không có cố gắng để đạt cái chưa đạt, để thành cái chưa thành, để chứng cái chưa chứng. Ðây là giải đải sự thứ ba.

Một lẽ nữa, vị tỳ khưu vừa đã đi đường xa, vị ấy nghĩ như sau: “Ta vừa đã đi đuờng xa, nhưng trong lúc đi đường thân thể ta mệt nhọc, vậy ta hãy nằm ngủ đã”. Vị ấy nằm ngủ, không có cố gắng để đạt cái chưa đạt, để thành cái chưa thành, để chứng cái chưa chứng. Ðây là giải đải sự thứ tứ.

Một lẽ nữa, vị tỳ khưu trong lúc đi vào làng hay thị trấn khất thực, không nhận được thức ăn dù ngon hoặc dở một cách đầy đủ thỏa mãn; vị ấy nghĩ như sau: “Ta vào làng hay thị trấn khất thực chẳng nhận được thức ăn dù ngon hoặc dở một cách đầy đủ thỏa mãn; thân thể ta mệt mỏi không thích nghi, vậy thì ta hãy nằm ngủ đã”. Vị ấy nằm ngủ, không có cố gắng để đạt cái chưa đạt, để thành cái chưa thành, để chứng cái chưa chứng. Ðây là giải đải sự thứ năm.

Một lẽ nữa, vị tỳ khưu khi vào làng hay thị trấn khất thực nhận được đồ ăn ngon hay dở một cách đầy đủ thỏa mãn, vị ấy nghĩ như sau: “Ta vào làng hay thị trấn khất thực được thức ăn ngon hay dở một cách đầy đủ thỏa mãn; thân thể ta nặng nề, không thích nghi như thể đậu ngâm vậy, thế thì ta hãy nằm ngủ đã”. Vị ấy nằm ngủ, không có cố gắng để đạt cái chưa đạt, để thành cái chưa thành, để chứng cái chưa chứng. Ðây là giải đải sự thứ sáu.

Một lẽ nữa, vị tỳ khưu có bịnh chút ít phát sanh, vị ấy nghĩ như sau: “Có bịnh chút ít đã phát sanh cho ta, có dịp để ngủ nghỉ, vậy thì ta hãy nằm nghĩ đã”. Vị ấy nằm ngủ, không có cố gắng để đạt cái chưa đạt, để thành cái chưa thành, để chứng cái chưa chứng. Ðây là giải đải sự thứ bảy.

Một lẽ khác nữa, vị tỳ khưu vừa khỏi bịnh, bịnh khỏi không bao lâu; vị ấy nghĩ như sau: “Ta vừa khỏi bịnh, bịnh khỏi không bao lâu, thân thể ta còn yếu, không thích nghi, vậy thì ta hãy nằm nghỉ đã”. Vị ấy nằm ngủ, không có cố gắng để đạt cái chưa đạt, để thành cái chưa thành, để chứng cái chưa chứng. Ðây là giải đải sự thứ tám. Những điều nầy là tám giải đải sự.

[1014] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ PHẢN ỨNG TÂM ÐỐI VỚI TÁM THẾ PHÁP (LOKADHAMMESU CITTASSA PATIGHĀTO)?

Tức là vui mừng khi được lợi, bực tức khi thất lợi; vui mừng khi có danh, bực tức khi mất danh; vui mừng khi được khen, bực tức khi bị chê; vui mừng khi hạnh phúc, bực tức khi đau khổ. Ðây là phản ứng tâm đối với tám thế pháp.

[1015] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ PHI THÁNH NGÔN (ANARIYAVO-HĀRA)?

Tức là không thấy nói thấy, không nghe nói nghe, không biết nói biết, không hiểu nói hiểu, thấy nói không thấy, nghe nói không nghe, biết nói không biết, hiểu nói không hiểu. Ðây là tám phi Thánh ngôn.

[1016] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TÁM TÀ TÁNH (MICCHATĀ)?

Tức là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định. Ðây là tám tà tánh.

[1017] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TÁM LỖI BỊ CÁO (PURISADOSA)?

Ở đây, chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi một vị tỳ khưu; vị tỳ khưu ấy khi bị chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi bèn chạy tội bằng cách thất niệm, nói rằng: “Tôi không nhớ, tôi không nhớ”. Ðây là điều thứ nhất lỗi bị cáo.

Lại nữa, chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi một vị tỳ khưu; vị tỳ khưu ấy khi bị chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi, bèn phản kháng bên nguyên cáo rằng: “Có ích chi với lời nói của người ngu xuẩn dốt nát như ông chứ? Chắc ông tưởng là cần phải nói đến tôi à”. Ðây là điều thứ hai lỗi bị cáo.

Lại nữa, chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi, một vị tỳ khưu; vị tỳ khưu ấy khi bị chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi, bèn phản kháng cáo tố vị nguyên cáo rằng: “Chính ông cũng phạm tội này, ông hãy sám hối trước đi”. Ðây là điều thứ ba lỗi bị cáo.

Lại nữa, chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi, một vị tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy khi bị chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi, bèn tránh né vấn đề bằng vấn đề khác, nói lãng qua chuyện ngoài lề, bộc lộ sự giận dữ, sân hận và bực bội. Ðây là điều thứ tư lỗi bị cáo.

Lại nữa, chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi một vị tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy khi bị chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi, ở giữa Tăng chúng lại nói chuyện múa tay, quơ chân. Ðây là điều thứ năm lỗi bị cáo.

Lại nữa, chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi một vị tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy khi bị chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi, bèn im lặng làm phiền Tăng chúng. Ðây là điều thứ sáu lỗi bị cáo.

Lại nữa, chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi một vị tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy khi bị chư ỳ khưu tố cáo tội lỗi, lại bất cần đến Tăng chúng, bất cần đến vị nguyên cáo, là kẻ có tội nhưng muốn đi thì bỏ đi. Ðây là điều thứ bảy lỗi bị cáo.

Lại nữa, chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi một vị tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy khi bị chư tỳ khưu tố cáo tội lỗi đã nói lời như sau: “Tại sao các Tôn giả, các ông lại chú ý đến tôi nhiều quá thế? Nay tôi sẽ xả bỏ điều học và sống đời thế tục”. Vị ấy, sau khi xả bỏ Học giới, sống đời thế tục, mới nói như vầy nữa: “Các Tôn Giả, nay ông chắc là vừa lòng”. Ðây là điều thứ tám lỗi bị cáo.

Những điều này là tám lỗi bị cáo.

[1018] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TÁM VÔ TƯỞNG LUẬN (ASAÑÑI-VĀDA)?

Cho rằng: “Bản ngã có sắc, bất hoại sau khi chết” nên họ chủ trương bản ngã này vô tưởng.

Cho rằng: “Bản ngã này không sắc, bất hoại sau khi chết” nên họ chủ trương bản ngã này vô tưởng.

Cho rằng: “Bản ngã này có sắc và không có sắc, bất hoại sau khi chết” nên họ chủ trương bản ngã này vô tưởng.

Cho rằng: “Bản ngã này không phải có sắc cũng không phải không có sắc, bất hoại sau khi chết” nên họ chủ trương bản ngã này vô tưởng.

Cho rằng: “Bản ngã này có cùng tột, bất hoại sau khi chết” nên họ chủ trương bản ngã này vô tưởng.

Cho rằng: “Bản ngã này không cùng tột, bất hoại sau khi chết” nên họ chủ trương bản ngã này vô tưởng.

Cho rằng: “Bản ngã không phải có cùng tột cũng không phải không cùng tột, bất hoại sau khi chết”, nên họ chủ trương bản ngã này vô tưởng. Ðây là tám vô tưởng luận.

[1019] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ TÁM PHI TƯỞNG PHI PHI TƯỞNG LUẬN (NEVASAÑÑINĀSAÑÑIVĀDA)?

Cho rằng: “Bản ngã có sắc, bất hoại sau khi chết” nên họ chủ trương bản ngã này phi tưởng phi phi tưởng.

Cho rằng: “Bản ngã không sắc, bất hoại sau khi chết”, nên họ chủ trương bản ngã này phi tưởng phi phi tưởng.

Cho rằng: “Bản ngã có sắc và không có sắc, bất hoại sau khi chết”, nên họ chủ trương bản ngã này phi tưởng phi phi tưởng.

Cho rằng: “Bản ngã không phải có sắc cũng không phải không sắc, bất hoại sau khi chết”, nên họ chủ trương bản ngã này phi tưởng phi phi tưởng.

Cho rằng: “Bản ngã có cùng tột, bất hoại sau khi chết”, nên họ chủ trương bản ngã này phi tưởng phi phi tưởng.

Cho rằng: “Bản ngã không cùng tột, bất hoại sau khi chết”, nên họ chủ trương bản ngã này phi tưởng phi phi tưởng.

Cho rằng: “Bản ngã có cùng tột và không cùng tột, bất hoại sau khi chết”, nên họ chủ trương bản ngã này phi tưởng phi phi tưởng.

Cho rằng: “Bản ngã không phải cùng tột cũng không phải không cùng tột, bất hoại sau khi chết”, nên họ chủ trương bản ngã này phi tưởng phi phi tưởng.

Ðây là tám phi tưởng phi phi tưởng luận.

XIỂN MINH PHẦN CHÍN CHI (Navakaniddesa)

[1020] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ CHÍN HIỀM KHÍCH SỰ (ĀGHĀTA-VATTHU)?

Sanh hiềm khích do nghĩ rằng: “Nó đã làm bất lợi cho tôi”.

Sanh hiềm khích do nghĩ rằng: “Nó đang làm bất lợi cho tôi”.

Sanh hiềm khích do nghĩ rằng: “Nó sẽ làm bất lợi cho tôi”.

Sanh hiềm khích do nghĩ rằng: “Nó đã làm bất lợi cho người thân, người yêu của ta”.

Sanh hiềm khích do nghĩ rằng: “Nó đang làm bất lợi cho người thân, người yêu của ta”.

Sanh hiềm khích do nghĩ rằng: “Nó sẽ làm bất lợi cho người thân, người yêu của ta”.

Sanh hiềm khích do nghĩ rằng: “Nó đã làm lợi ích cho người ghét, người nghịch của ta”.

Sanh hiềm khích do nghĩ rằng: “Nó đang làm lợi ích cho người ghét, người nghịch của ta”.

Sanh hiềm khích do nghĩ rằng: “Nó sẽ làm lợi ích cho người ghét, người nghịch của ta”.

Ðây là chín hiềm khích sự.

[1021] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ CHÍN TRẦN CẤU NHƠN (PURISA-MALA)?

Tức là sân hận, phản phúc, ganh tỵ, bỏn xẻn, gian lận, xảo quyệt, vọng ngôn, ác dục và tà kiến. Ðây là chín trần cấu nhơn.

[1022] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ CHÍN CÁCH NGÃ MẠN (NAVAVIDHĀ MĀNĀ)?

Hơn ỷ lại “ta hơn”, hơn ỷ lại “ta bằng”, hơn ỷ lại “ta thua”. Bằng ỷ lại “ta hơn”, bằng ỷ lại “ta bằng”, bằng ỷ lại “ta thua”. Thua ỷ lại “ta hơn”, thua ỷ lại “ta bằng”, thua ỷ lai “ta thua”. Ðây là chín cách ngã mạn.

[1023] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ CHÍN PHÁP ÁI CĂN (TANHĀMŪLA-KADHAMMA)?

Dựa vào ái sanh ra tầm cầu, dựa vào tầm cầu sanh ra lợi đắc, dựa vào lợi đắc sanh ra phân biệt, dựa vào phân biệt sanh ra dục tham, dựa vào dục tham sanh ra đam mê, dựa vào đam mê sanh ra chấp trước, dựa vào chấp trước sanh ra bỏn xẻn, dựa vào bỏn xẻn sanh ra bảo thủ; vì do bảo thủ nên sanh khởi nhiều ác bất thiện pháp như cầm gậy, trượng, cầm đao kiếm, luận tranh, phân tranh, đấu tranh, xung đột, vu khống, nói dối. Ðây là chín pháp ái căn.

[1024] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ CHÍN CHIỀU HƯỚNG (IÑJITA)?

Cho rằng “ta có”, đó là một chiều hướng.

Cho rằng “ta là”, đó là một chiều hướng.

Cho rằng “cái này là ta”, đó là một chiều hướng.

Cho rằng “Ta sẽ thành”, đó là một chiều hướng.

Cho rằng “Ta sẽ thành người hữu sắc”, đó là một chiều hướng.

Cho rằng “Ta sẽ thành người vô sắc”, đó là một chiều hướng.

Cho rằng “Ta sẽ thành người hữu tưởng”, đó là một chiều hướng.

Cho rằng “Ta sẽ thành người vô tưởng”, đó là một chiều hướng.

Cho rằng “Ta sẽ thành người phi tưởng phi phi tưởng”, đó là một chiều hướng.

Ðây là chín chiều hướng.

[1025] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ CHÍN HOANG TƯỞNG (MAÑÑITA) – CHÍN LOẠN TƯỞNG (PHANDITA) – CHÍN HÝ TƯỞNG (PAPAÑCITA) – CHÍN HÀNH TƯỞNG (SANKHATA)?

Cho rằng “ta có”, đó là một hành tưởng.

Cho rằng “ta là”, đó là một hành tưởng.

Cho rằng “cái này là ta”, đó là một hành tưởng.

Cho rằng “Ta sẽ thành”, đó là một hành tưởng.

Cho rằng “Ta sẽ thành người hữu sắc”, đó là một hành tưởng.

Cho rằng “Ta sẽ thành người vô sắc”, đó là một hành tưởng.

Cho rằng “Ta sẽ thành người hữu tưởng”, đó là một hành tưởng.

Cho rằng “Ta sẽ thành người vô tưởng”, đó là một hành tưởng.

Cho rằng “Ta sẽ thành người phi tưởng phi phi tưởng”, đó là một hành tưởng.

Ðây là chín hành tưởng.

XIỂN MINH PHẦN MƯỜI CHI (Dasakaniddesa)

[1026] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ MƯỜI PHIỀN NÃO SỰ (KILESAVATTHU)?

Tức là tham, sân, si, mạn, tà kiến, hoài nghi, hôn trầm, phóng dật, vô tầm vô quý. Ðây là mười phiền não sự.

[1027] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ MƯỜI HIỀM KHÍCH SỰ (ĀGHĀTAVATTHU)?

Nghĩ rằng: “Nó đã làm bất lợi cho ta” rồi sanh hiềm khích sự.

Nghĩ rằng: “Nó đang làm bất lợi cho ta” rồi sanh hiềm khích sự.

Nghĩ rằng: “Nó sẽ làm bất lợi cho ta” rồi sanh hiềm khích sự.

Nghĩ rằng: “Nó đã làm bất lợi, nó đang làm bất lợi, nó sẽ làm bất lợi cho người thân, người yêu của ta” rồi sanh hiềm khích sự.

Nghĩ rằng: “Nó đã làm ích lợi, nó đang làm ích lợi, nó sẽ làm ích lợi cho người ghét, người nghịch của ta” rồi sanh hiềm khích sự.

Hoặc giả sanh hiềm khích đối với sự kiện không thích hợp. Ðây là 10 hiềm khích sự.

[1028] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ MƯỜI BẤT THIỆN NGHIỆP ÐỒ (AKUSALAKAMMAPATHA)?

Tức là sát sanh, lấy vậy chưa cho, tà hạnh dục lạc, nói dối, nói đâm thọc, nói độc ác, nói nhảm nhí, tham ác, sân ác, tà kiến ác. Ðây là mười bất thiện nghiệp đồ.

[1029] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ MƯỜI TRIỀN PHƯỢC (SAÑÑOJANA)?

Tức là dục tham triền, sân hận triền, ngã mạn triền, tà kiến triền, hoài nghi triền, giới cấm thủ triền, hữu tham triền, tật triền, lận triền, vô minh triền. Ðây là mười triền phược.

[1030] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ MƯỜI TÀ TÁNH (MICCHATĀ)?

Tức là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát. Ðây là mười tà tánh.

[1031] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ MƯỜI TÔNG TÀ KIẾN (DASAVAT-THUKĀMICCHĀDIṬṬHI)?

Không có quả bố thí, không có quả hiến tế, không có quả cúng dường, dị thục quả của các nghiệp thiện hành ác hành không có, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có hữu tình hóa sanh, không có các Sa môn Bà la môn chánh hướng chánh hạnh trong thế gian, là những vị đã tự mình thắng tri giác ngộ và tuyên bố về đời này và đời sau. Ðây là mười tông tà kiến.

[1032] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ MƯỜI TÔNG KẾT LUẬN KIẾN (DASAVATTHUKĀ ANTAGGĀHIKĀ DIṬṬHI)?

Cho rằng “thế gian thường còn” hay cho rằng “thế gian không tồn tại” hay cho rằng “thế gian hữu biên” hay cho rằng “thế gian vô biên” hay cho rằng “sinh mạng và thân thể là một” hay cho rằng “sinh mạng là khác, thân thể là khác”, hay cho rằng “Như Lai chúng còn sau khi chết” hay cho rằng “Như Lai chúng không còn sau khi chết” hay cho rằng “Như Lai chúng còn và không còn sau khi chết” hay là cho rằng “Như Lai chúng không còn cũng không không còn sau khi chết”. Ðây là mười tông kết luận kiến.

XIỂN MINH PHẦN MƯỜI TÁM CHI (Aṭṭhārasakaniddesa)

[1033] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ MƯỜI TÁM ÁI DU NƯƠNG NỘI UẨN (TANHĀVICARITĀNI AJJHATTIKASSA UPĀDĀYA)?

Nghĩ rằng là ta. Nghĩ rằng « Ta là thế này ». Nghĩ rằng « Ta là như vậy ». Nghĩ rằng « Ta là thế khác ». Nghĩ rằng « Ta sẽ la »ø. Nghĩ rằng « Ta sẽ là thế này ». Nghĩ rằng « Ta sẽ là như vậy ». Nghĩ rằng « Ta sẽ là thế khác ». Nghĩ rằng « Ta còn ». Nghĩ rằng « Ta mất ». Nghĩ rằng « Ta phải là ». Nghĩ rằng « Ta phải là thế này ». Nghĩ rằng « Ta phải là như vậy ». Nghĩ rằng « Ta phải là thế khác ». Nghĩ rằng « Ta cũng có thể là ». Nghĩ rằng « Ta cũng có thể là thế này ». Nghĩ rằng « Ta cũng có thể là như vậy ». Nghĩ rằng « Ta cũng có thể là khác ».

[1034] NGHĨ RẰNG “TA LÀ” (ASMĪ’TI) LÀ SAO?

Sắc, thọ, tưởng, hành thức không phân định được pháp chi, rồi khởi muốn rằng “Ta là”, khởi mạn rằng “ta là”, khởi kiến rằng “ta là”, chi có sự kiện ấy là có những pháp trở ngại này. Cũng là câu nói rằng “Ta là thế này” hay “Ta là như vậy” hay “Ta là cách khác”.

[1035] NGHĨ RẰNG “TA LÀ THẾ NÀY” (ITTHASMĪ’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức nghĩ rằng “Ta là Hoàng Tộc” hay “Ta là Phạm Chí” hay “Ta là thương nhân” hay “ta là tiện nhân” hay “Ta là cư sĩ” hay “Ta là tu sĩ” hay “Ta là vị trời” hay “Ta là con người” hay “Ta là loài hữu sắc” hay “ta là loài vô sắc” hay “Ta là loài hữu tưởng” hay “Ta là loài Vô tưởng” hay “Ta là loài phi tưởng phi phi tưởng”. Câu “nghĩ rằng ta là thế này” ý như vậy.

[1036] NGHĨ RẰNG “TA LÀ NHƯ VẬY” (EVASMĪ’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng “người ấy là Hoàng Tộc thế nào, ta cũng là Hoàng Tộc thế đó” hay nghĩ rằng “người ấy là Phạm Chí thế nào, ta cũng là Phạm Chí thế đó”; “người ấy là thương nhân thế nào, ta cũng là thương nhân thế đó”; “người ấy là tiện dân thế nào, ta cũng là tiện dân thế đó”; “người ấy là cư sĩ thế nào, ta cũng là cư sĩ thế đó”; “người ấy là tu sĩ thế nào, ta cũng là tu sĩ thế đó”; “người ấy là vị Trời như thế nào, ta cũng là vị Trời như thế đó”; “người ấy là con người như thế nào, ta cũng là con người thế đó”; “người ấy là loài hữu sắc thế nào, ta cũng là loài hữu sắc thế đó”; “người ấy là loài vô sắc thế nào, ta cũng là loài vô sắc thế đó”; “người ấy là loài hữu tưởng thế nào, ta cũng là loài hữu tưởng thế đó”; “người ấy là loài vô tưởng thế nào, ta cũng là loài vô tưởng thế đó”; “người ấy là loại phi tưởng phi phi tưởng thế nào, ta cũng là loài phi tưởng phi phi tưởng như thế đó”. Câu “nghĩ rằng ta là như vậy” ý như thế.

[1037] NGHĨ RẰNG “TA LÀ THẾ KHÁC” (AÑÑATHĀSMĪ’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng “người ấy là Hoàng Tộc, ta không là Hoàng Tộc như thế” hay nghĩ rằng “người ấy là Phạm Chí, ta không là Phạm Chí như thế”, “người ấy là thương nhân, ta không là thương nhân như thế”, “người ấy là tiện dân, ta không là tiện dân như thế”, “người ấy là cư sĩ, ta không là cư sĩ như thế”, “người ấy là tu sĩ, ta không là tu sĩ như thế”, “người ấy là vị Trời như, ta không là vị Trời như như thế”, “người ấy là con người như, ta không là con người như thế”, “người ấy là loài hữu sắc, ta không là loài hữu sắc như thế”, “người ấy là loài vô sắc, ta không là loài vô sắc như thế”, “người ấy là loài hữu tưởng, ta không là loài hữu tưởng như thế”, “người ấy là loài vô tưởng, ta không là loài vô tưởng như thế”, “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng, ta không là loài phi tưởng phi phi tưởng như như thế”. Câu “nghĩ rằng ta là thế khác” ý như vậy.

[1038] NGHĨ RẰNG “TA SẼ LÀ” (BHAVISSAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không phân định được pháp chi, rồi khởi muốn rằng “ta sẽ là”, khởi mạn rằng “ta sẽ là”, khởi kiến là “ta sẽ là”, chi có sự kiện ấy là có những pháp trở ngại này. Cũng câu nói rằng “ta sẽ là thế này” hay “ta sẽ là như vậy” hay “ta sẽ là thế khác”.

[1039] NGHĨ RẰNG “TA SẼ LÀ THẾ NÀY” (ITTHAMBHAVISSAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là nghĩ rằng “ta sẽ là Hoàng Tộc” hoặc sẽ là Phạm Chí, hoặc sẽ là thương nhân, hoặc sẽ là tiện dân, hoặc sẽ là cư sĩ, hoặc sẽ là tu sĩ, hoặc sẽ là vị Trời, hoặc sẽ là loài người, hoặc sẽ là loài hữu sắc, hoặc sẽ là loài vô sắc, hoặc sẽ là loài hữu tưởng, hoặc sẽ là loài vô tưởng, hoặc sẽ là loài phi tưởng phi phi tưởng”. Câu “nghĩ rằng ta sẽ là thế này” ý như vậy.

[1040] NGHĨ RẰNG “TA SẼ LÀ NHƯ VẬY” (EVAM BHAVISSAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng “người ấy là Hoàng Tộc thế nào, thì ta cũng sẽ là Hoàng Tộc thế ấy”, hay “người ấy là Phạm Chí thế nào, thì ta cũng sẽ là Phạm Chí như thế ấy”… (trùng)… người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng như thế nào, thì ta cũng sẽ là loài phi tưởng phi phi tưởng như thế ấy”. Câu “nghĩ rằng ta sẽ là như vậy” ý như thế.

[1041] NGHĨ RẰNG “TA SẼ LÀ THẾ KHÁC” (AÑÑATTĀ BHAVISSAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng “người này là Hoàng Tộc, còn ta sẽ không là Hoàng Tộc như thế” hay “người ấy là Phạm Chí, còn ta sẽ không là Phạm Chí như thế”… (trùng)… hay “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng, còn ta sẽ không là loài phi tưởng phi phi tưởng như thế”. Câu “nghĩ rằng ta sẽ là thế khác” ý như vậy.

[1042] NGHĨ RẰNG “TA CÒN” (ASASMĪTI), TỨC LÀ SAO?

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phân định được pháp chi, rồi nghĩ rằng “ta thường còn, ta thường hằng, ta vĩnh cửu, ta đương nhiên không biến đổi”. Câu “ta còn” ý như vậy.

[1043] NGHĨ RẰNG “TA MẤT” (SĀTASMĪ’TI) TỨC LÀ SAO?

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phân định được pháp chi rồi nghĩ rằng “ta sẽ bị đoạn diệt, sẽ bị tiêu hủy, sẽ không còn nữa”. Câu “ta mất” ý như vậy.

[1044] NGHĨ RẰNG “TA PHẢI LÀ” (SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, không phân định được pháp chi rồi khởi muốn rằng “ta phải là”, khởi mạn rằng “ta phải là”, khởi kiến là “ta phải là”, khi có sự kiện ấy là có những pháp trở ngại này. Cũng là câu “ta phải là thế này” hay “ta phải là như vậy” hay “ta phải là thế khác”.

[1045] NGHĨ RẰNG “TA PHẢI LÀ THẾ NÀY” (ITTHAM SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là nghĩ rằng “Ta phải là Hoàng Tộc” hay “Ta phải là Phạm Chí” hay “Ta phải là thương nhân” hay “Ta phải là tiện dân” hay “Ta phải là cư sĩ” hay “Ta phải là tu sĩ” hay “Ta phải là vị Trời” hay “Ta phải là loài người” hay “Ta phải là loài hữu sắc” hay “Ta phải là loài vô sắc” hay “Ta phải là loài hữu tưởng” hay “Ta phải là loài vô tưởng” hay “Ta phải là loài phi tưởng phi phi tưởng”. Câu “Ta phải là thế này” ý như vậy.

[1046] NGHĨ RẰNG “TA PHẢI LÀ NHƯ VẬY” (EVAM SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng “người ấy là Hoàng Tộc thế nào, ta phải là Hoàng Tộc như thế đó” hay “người ấy là Phạm Chí thế nào, ta phải là Phạm Chí thế đó”… (trùng)… hay “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng như thế nào, ta phải là loài phi tưởng phi phi tưởng thế đó”. Câu “Ta phải là như vậy” ý như vậy.

[1047] NGHĨ RẰNG “TA PHẢI LÀ THẾ KHÁC” (AÑÑATHĀ SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng “người ấy là Hoàng Tộc, ta phải không là Hoàng Tộc như thế” hay “người ấy là Phạm Chí, ta phải không là Phạm Chí như thế”… (trùng)… hay “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng, ta phải không là loài phi tưởng phi phi tưởng thế đó”. Câu “Ta phải làm như vậy” ý như vậy.

[1048] NGHĨ RẰNG “TA CŨNG CÓ THỂ LÀ” (APĀHAM SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phân định được pháp chi rồi khởi muốn rằng “ta cũng có thể là”, khởi mạn rằng “ta cũng có thể là”, khởi kiến rằng “ta cũng có thể là”; khi có sự kiện ấy là có những pháp trở ngại này. Cũng là câu “ta cũng có thể là thế này” hay “ta cũng có thể là như vậy” hay “ta cũng có thể là thế khác”.

[1049] NGHĨ RẰNG “TA CŨNG CÓ THỂ LÀ THẾ NÀY” (APĀHAM ITTHAM SIYAN’TI)TỨC LÀ SAO?

Tức là nghĩ rằng “Ta cũng có thể là Hoàng Tộc” hay “Ta cũng có thể là Phạm Chí” hay “Ta cũng có thể là thương nhân” hay “Ta cũng có thể là tiện dân” hay “Ta cũng có thể là cư sĩ” hay “Ta cũng có thể là tu sĩ” hay “Ta cũng có thể là vị Trời” hay “Ta cũng có thể là loài người” hay “Ta cũng có thể là loài hữu sắc” hay “Ta cũng có thể là loài vô sắc” hay “Ta cũng có thể là loài hữu tưởng” hay “Ta cũng có thể là loài vô tưởng” hay “Ta cũng có thể là loài phi tưởng phi phi tưởng”. Câu “Ta cũng có thể là thế này” ý như vậy.

[1050] NGHĨ RẰNG “TA CŨNG CÓ THỂ LÀ NHƯ VẬY” (APĀHAM EVAM SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng “người ấy là Hoàng Tộc thế nào, thì ta cũng có thể là Hoàng Tộc thế đó” hay “người ấy là Phạm Chí thế nào, thì ta cũng có thể là Phạm Chí thế đó”… (trùng)… hay “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng thế nào, thì ta cũng có thể là loài phi tưởng phi phi tưởng thế đó”. Câu “Ta cũng có thể là như vậy” ý như thế.

[1051] NGHĨ RẰNG “TA CŨNG CÓ THỂ LÀ THẾ KHÁC” (APĀHAM AÑÑATHĀ SIYAN’TI)TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng “người ấy là Hoàng Tộc, còn ta không thể là Hoàng Tộc như thế” hay “người ấy là Phạm Chí, còn ta không thể là Phạm Chí như thế”… (trùng)… hay “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng, còn ta không thể là loài phi tưởng phi phi tưởng như thế”. Câu “Ta cũng có thể là khác” ý như vậy.

Ðây là mười tám ái du nương nội uẩn.

[1052] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ MƯỜI TÁM ÁI DU NƯƠNG NGOẠI UẨN (TANHĀVICARITĀNI BĀHIRASSA UPĀDĀYA)?

Nghĩ rằng “Ta là với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta là thế ấy với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta là như vậy với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta là thế khác với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta sẽ là với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta sẽ là thế ấy với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta sẽ là như vậy với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta sẽ là thế khác với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta sẽ còn với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta sẽ mất với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta phải là với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta phải là thế ấy với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta phải là như vậy với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta phải là thế khác với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta có thể là với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta có thể là thế ấy với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta có thể là như vậy với hình thức nầy”

Nghĩ rằng “Ta có thể là thế khác với hình thức nầy”

[1053] NGHĨ RẰNG “TA LÀ VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ ASMĪTI) TỨC LÀ SAO?

Sắc, thọ, tưởng, hành thức, sau khi phân định được một pháp chi, rồi khởi muốn rằng “Ta là với hình thức nầy”, khởi mạn rằng “Ta là với hình thức nầy”, khởi kiến rằng “Ta là với hình thức nầy”, khi có sự kiện ấy là có những chướng ngại nầy, cũng là câu “Ta là thế ấy với hình thức nầy” hay “Ta là như vậy với hình thức nầy” hay “Ta là thế khác với hình thức nầy”.

[1054] NGHĨ RẰNG “TA LÀ THẾ ẤY VỚI HÌNH THỨC NÀY” (IMINĀ ITTHASMĪTI) TỨC LÀ SAO?

Tức là nghĩ rằng “Ta là Hoàng Tộc với hình thức nầy” hay “Ta là Phạm Chí với hình thức nầy” hay “Ta là thương nhân với hình thức nầy” hay “Ta là tiện dân với hình thức nầy” hay “Ta là cư sĩ với hình thức nầy” hay “Ta là tu sĩ với hình thức nầy” hay “Ta là vị Trời với hình thức nầy” hay “Ta là loài người với hình thức nầy” hay “Ta là loài hữu sắc với hình thức nầy” hay “Ta là loài vô sắc với hình thức nầy” hay “Ta là loài hữu tưởng với hình thức nầy” hay “Ta là loài vô tưởng với hình thức nầy” hay “Ta là loài phi tưởng phi phi tưởng với hình thức nầy”. Câu “Ta là thế ấy với hình thức nầy” ý như vậy.

[1055] NGHĨ RẰNG “TA LÀ NHƯ VẬY VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ EVAMASMĪTI)TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng “người ấy là Hoàng Tộc thế nào, thì ta cũng là Hoàng Tộc thế ấy với hình thức này” hay “người ấy là Phạm Chí thế nào, thì ta cũng là Phạm Chí thế ấy với hình thức này”… (trùng)… hay “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng thế nào, thì ta cũng là loài phi tưởng phi phi tưởng thế ấy với hình thức này”. Câu “Ta cũng là như vậy với hình thức này” ý như vậy.

[1056] NGHĨ RẰNG “TA LÀ THẾ KHÁC VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ AÑÑATHĀSMĪTI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng “người ấy là Hoàng Tộc, ta không là Hoàng Tộc như thế với hình thức này” hay “người ấy là Phạm Chí, ta không là Phạm Chí như thế với hình thức này”… (trùng)… hay “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng, ta không phải là loài phi tưởng phi phi tưởng với hình thức này”. Câu “Ta là thế khác với hình thức nầy” ý như vậy.

[1057] NGHĨ RẰNG “TA SẼ LÀ VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ BHAVISSAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Sắc, thọ, tưởng, hành thức, sau khi phân định được một pháp chi, rồi khởi muốn rằng “Ta sẽ là với hình thức nầy”, khởi mạn rằng “Ta sẽ là với hình thức nầy”, khởi kiến rằng “Ta sẽ là với hình thức nầy”, khi có sự kiện đó là có các chướng ngại nầy. Cũng là câu “Ta sẽ là thế ấy với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là như vậy với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là thế khác với hình thức nầy”.

[1058] NGHĨ RẰNG “TA SẼ LÀ THẾ ẤY VỚI HÌNH THỨC NÀY” (IMINĀ ITTHAM BHAVISSAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là nghĩ rằng “Ta sẽ là Hoàng Tộc với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là Phạm Chí với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là thương nhân với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là tiện dân với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là cư sĩ với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là tu sĩ với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là vị Trời với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là loài người với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là loài hữu sắc với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là loài vô sắc với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là loài hữu tưởng với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là loài vô tưởng với hình thức nầy” hay “Ta sẽ là loài phi tưởng phi phi tưởng với hình thức nầy”. Câu “Ta sẽ là thế ấy với hình thức nầy” ý như vậy.

[1059] NGHĨ RẰNG “TA SẼ LÀ NHƯ VẬY VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ EVAM BHAVISSAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng “người ấy là Hoàng Tộc thế nào, thì ta cũng là Hoàng Tộc thế ấy với hình thức này” hay “người ấy là Phạm Chí thế nào, thì ta cũng là Phạm Chí thế ấy với hình thức này”… (trùng)… hay “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng thế nào, thì ta cũng là loài phi tưởng phi phi tưởng thế ấy với hình thức này”. Câu “Ta cũng sẽ là như vậy với hình thức này” ý như thế.

[1060] NGHĨ RẰNG “TA SẼ LÀ THẾ KHÁC VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ AÑÑATHĀ BHAVISSAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng “người ấy là Hoàng Tộc, ta sẽ không là Hoàng Tộc như thế với hình thức này” hay “người ấy là Phạm Chí, ta sẽ không là Phạm Chí với hình thức này”… (trùng)… hay “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng, ta sẽ không là loài phi tưởng phi phi tưởng như thế với hình thức này”. Câu “Ta sẽ là thế khác với hình thức nầy” ý như vậy.

[1061] NGHĨ RẰNG “TA CÒN VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ ASASMĪ’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, phân định được một pháp chi rồi nghĩ rằng “Ta thường còn, ta thường hằng, ta vĩnh cửu, ta đương nhiên không biến đổi với hình thức này”. Câu “Ta còn với hình thức nầy” ý như vậy.

[1062] NGHĨ RẰNG “TA MẤT VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ SĀTASMĪ’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là sắc, thọ, tưởng, hành, thức phân định được một pháp chi rồi nghĩ rằng “Ta sẽ bị đoạn diệt, sẽ bị tiêu hủy, sẽ không còn nữa với hình thức nầy”. Câu “Ta mất với hình thức nầy” ý như vậy.

[1063] NGHĨ RẰNG “TA PHẢI LÀ VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là sắc, thọ, tưởng, hành thức, phân định được một pháp chi rồi khởi muốn rằng “Ta phải là với hình thức nầy”, khởi mạn rằng “Ta phải là với hình thức nầy”, khởi kiến rằng “Ta phải là với hình thức nầy”, khi có sự kiện ấy là có những chướng ngại nầy. Cũng là câu “Ta phải là thế ấy với hình thức nầy” hay “Ta phải là như vậy với hình thức nầy” hay “Ta phải là thế khác với hình thức nầy”.

[1064] NGHĨ RẰNG “TA PHẢI LÀ THẾ ẤY VỚI HÌNH THỨC NÀY” (IMINĀ ITTHAM SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là nghĩ rằng “Ta phải là Hoàng Tộc với hình thức nầy” hay “Ta phải là Phạm Chí với hình thức nầy” hay “Ta phải là thương nhân với hình thức nầy” hay “Ta phải là tiện dân với hình thức nầy” hay “Ta phải là cư sĩ với hình thức nầy” hay “Ta phải là tu sĩ với hình thức nầy” hay “Ta phải là vị Trời với hình thức nầy” hay “Ta phải là loài người với hình thức nầy” hay “Ta phải là loài hữu sắc với hình thức nầy” hay “Ta phải là loài vô sắc với hình thức nầy” hay “Ta phải là loài hữu tưởng với hình thức nầy” hay “Ta phải là loài vô tưởng với hình thức nầy” hay “Ta phải là loài phi tưởng phi phi tưởng với hình thức nầy”. Câu “Ta phải là thế ấy với hình thức nầy” ý như vậy.

[1065] NGHĨ RẰNG “TA PHẢI LÀ NHƯ VẬY VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ EVAM SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng “người ấy là Hoàng Tộc thế nào, thì ta phải là Hoàng Tộc thế ấy với hình thức này” hay “người ấy là Phạm Chí thế nào, thì ta phải là Phạm Chí thế ấy với hình thức này”… (trùng)… hay “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng thế nào, thì ta phải là loài phi tưởng phi phi tưởng thế ấy với hình thức này”. Câu “Ta phải là như vậy với hình thức này” ý như vậy.

[1066] NGHĨ RẰNG “TA PHẢI KHÁC VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ AÑÑATHĀ SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng: “người ấy là Hoàng Tộc, ta phải không là Hoàng Tộc như thế với hình thức này” hay “người ấy là Phạm Chí, ta phải không là Phạm Chí với hình thức này”… (trùng)… hay “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng, ta phải không phải là loài phi tưởng phi phi tưởng như thế với hình thức này”. Câu “Ta phải là khác với hình thức nầy” ý như vậy.

[1067] NGHĨ RẰNG “TA CÓ THỂ LÀ VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ APĀHAṂ SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, khi đã phân định được một pháp chi, rồi khởi muốn rằng “Ta cũng có thể là với hình thức nầy”, khởi mạn rằng “Ta cũng có thể là với hình thức nầy”, khởi kiến rằng “Ta cũng có thể là với hình thức nầy”, khi có sự kiện ấy là có những chướng ngại nầy, cũng là câu “Ta cũng có thể là thế ấy với hình thức nầy”; cũng là câu “Ta cũng có thể là như vậy với hình thức nầy” hay “Ta cũng có thể là khác với hình thức nầy”.

[1068] NGHĨ RẰNG “TA CŨNG CÓ THỂ LÀ THẾ ẤY VỚI HÌNH THỨC NÀY” (IMINĀ APĀHAM IṬṬHAṂ SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là nghĩ rằng “Ta cũng có thể là Hoàng Tộc với hình thức nầy” hay “Ta cũng có thể là Phạm Chí với hình thức nầy” hay “Ta cũng có thể là thương nhân với hình thức nầy” hay “Ta cũng có thể là tiện dân với hình thức nầy” hay “Ta cũng có thể là cư sĩ với hình thức nầy” hay “Ta cũng có thể là tu sĩ với hình thức nầy” hay “Ta cũng có thể là loài người với hình thức nầy” hay “Ta cũng có thể là vị Trời với hình thức nầy” hay “Ta cũng có thể là loài hữu sắc với hình thức nầy” hay “Ta cũng có thể là loài vô sắc với hình thức nầy” hay “Ta cũng có thể là loài hữu tưởng với hình thức nầy” hay “Ta cũng có thể là loài vô tưởng với hình thức nầy” hay “Ta cũng có thể là loài phi tưởng phi phi tưởng với hình thức nầy”. Câu “Ta cũng có thể là thế ấy với hình thức nầy” ý như vậy.

[1069] NGHĨ RẰNG “TA CŨNG CÓ THỂ LÀ NHƯ VẬY VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ EVAṂ APAHĀṂ SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng: “Người ấy là Hoàng Tộc thế nào, thì ta cũng có thể là Hoàng Tộc thế ấy với hình thức này” hay “người ấy là Phạm Chí thế nào, thì ta cũng có thể là Phạm Chí thế ấy với hình thức này”… (trùng)… hay “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng thế nào, thì ta cũng có thể là loài phi tưởng phi phi tưởng thế ấy với hình thức này”. Câu “Ta cũng có thể là như vậy với hình thức này” ý như vậy.

[1070] NGHĨ RẰNG “TA CŨNG CÓ THỂ LÀ THẾ KHÁC VỚI HÌNH THỨC NẦY” (IMINĀ APĀHAṂ AÑÑATHĀ SIYAN’TI) TỨC LÀ SAO?

Tức là so sánh với người khác rồi nghĩ rằng: “Người ấy là Hoàng Tộc nhưng ta không thể là Hoàng Tộc thế ấy với hình thức này” hay “người ấy là Phạm Chí nhưng ta không thể là Phạm Chí thế ấy với hình thức này”… (trùng)… hay “người ấy là loài phi tưởng phi phi tưởng nhưng ta không thể là loài phi tưởng phi phi tưởng như thế với hình thức này”. Câu “Ta cũng có thể là khác với hình thức nầy” ý như vậy.

Ðây là mười tám ái du nương ngoại uẩn.

[1071] MƯỜI TÁM ÁI DU NƯƠNG NỘI UẨN cộng chung với mười tám ái du nương ngoại uẩn đây, tổng kết là ba mươi sáu ái du. Thành thử, ba mươi sáu ái du quá khứ như vậy cộng chung với ba mươi sáu ái du vị lai là ba mươi sáu ái du hiện tại, tổng kết là một trăm lẻ tám ái du.

[1072] TRONG ẤY, THẾ NÀO LÀ SÁU MƯƠI HAI TÀ KIẾN (DVĀSATTHIDIṬṬHIGATA) ÐÃ ÐƯỢC ÐỨC THẾ TÔN THUYẾT TRONG BÀI KINH PHẠM VÕNG?

Tức là bốn thường luận[7], bốn nhất phần thường luận[8], bốn hữu biên vô biên luận[9], bốn ngụy biện luận[10], hai vô nhân luận[11], mười sáu tưởng luận[12], tám vô tưởng luận[13], tám phi tưởng phi phi tưởng luận[14], bảy đoạn luận[15], năm Níp Bàn hiện tại luận[16]. Ðây là sáu mươi hai tà kiến đã được Ðức Thế Tôn nói đến trong bài Kinh Phạm Võng (Brahmajāla).

TRỌN VẸN PHẦN TIỂU TÔNG PHÂN TÍCH

[1] Dhaja: “cây cờ”. Ý nói sự khoe khoang, phách lối.

[2] Ketukamyatā: “muốn trương cờ”. Ý nói sự phô trương thanh thế

[3] Kāmaguna, dục dật hệ. Guna ngoài nghĩa “ân đức, công đức”, còn có nghĩa là “chồng chất”, “sợi dây”. Ở đây Kāmaguna có thể dịch là “dục trưởng dưởng”, vì rằng ngũ trần sẽ hấp dẫn làm tăng trưởng lòng tham; có thể dịch là “dục dật hệ”, vì rằng ngũ trần có sức quyến rũ cột buộc lòng tham như sợi đây. ND.

[4] Muggasūpatā: Lời như “chè đậu”.

[5] Vericchaṃ, ích kỷ.

[6] DevoDevaññataro và, vị thiên chủ hoặc vị thiên nhân. Tập Sớ giải thích là Devarāja(Thiên chủ) và Devaputta (Thiên tử).

[7] Sassatavādā.

[8] Ekaccasassatikā.

[9] Antānantikā.

[10] Amarāvikkhepikā.

[11] Adhiccasamuppannikā.

[12] Saññivādā.

[13] Asaññvādā.

[14] Nevasaññināsaññivādā.

[15] Ucchedavādā.

[16] Diṭṭhadhammanibbānavādā.

-ooOoo-

 

 

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *