TẠNG DIỆU PHÁP – BỘ VỊ TRÍ

PHẦN THỨ NHẤT

Kính lễ Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri

PHẦN YẾU LƯỢC ÐẦU ÐỀ (MĀTIKĀNIKKHEPAVĀRO)

[1] Nhân duyên (hetupaccayo), Cảnh duyên (ārammaṇapaccayo), Trưởng duyên (adhipatipaccayo),Vô gián duyên (anantarapaccayo), Ðẳng vô gián duyên (samanantarapaccayo), Câu sanh duyên (sahajātapaccayo), Hỗ tương duyên (aññamaññapaccayo), Y chỉ duyên (nissayapaccayo), Cận y duyên (upanissayapaccayo), Tiền sanh duyên (purejātapaccayo), Hậu sanh duyên (pacchājātapaccaya), Trùng dụng duyên (āsevanapaccaya), Nghiệp duyên (kammapaccaya), Dị thục quả duyên (vipākapaccaya), Vật thực duyên (āhāra-paccaya), Quyền duyên (indriyapaccaya), Thiền na duyên (jhānapaccaya), Ðồ đạo duyên (maggapaccaya), Tương ưng duyên (sampayuttapaccaya), Bất tương ưng duyên (vippayuttapaccaya), Hiện hữu duyên (atthipaccaya), Vô hữu duyên (natthipaccaya), Ly khứ duyên (vigatapaccaya), Bất ly duyên (avigatapaccaya).

PHẦN PHÂN GIẢI DUYÊN (PACCAYAVIBHAṄGAVĀRO)

[2] Nhân duyên (hetupaccaya) như là Nhân trợ các pháp tương ưng nhân và các sắc tâm sở sanh (taṃsamutthāna) bằng cách nhân duyên.

[3] Cảnh duyên (Ārammaṇapaccaya) như là Sắc xứ trợ nhãn thức giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; Thinh xứ trợ nhĩ thức giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; Khí xứ trợ tỷ thức giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; Vị xứ trợ thiệt thức giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; Xúc xứ trợ thân thức giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; Sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ trợ ý giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; tất cả pháp trợ ý thức giới và các pháp tương ưng bằng cách cảnh duyên; Chư pháp mà sanh khởi như chư pháp tâm và sở hữu tâm, nắm bắt pháp nào thì pháp ấy trợ chư pháp đó bằng cách cảnh duyên.

[4] Trưởng duyên (Adhipatipaccaya) như là dục trưởng (chandādhipati) trợ cho các pháp tương ưng dục (chanda) và các sắc tâm sở sanh bằng cách trưởng duyên.

Cần trưởng trợ cho các pháp tương ưng cần (viriya) các sắc tâm sở sanh bằng cách trưởng duyên.

Tâm trưởng trợ cho các pháp tương ưng tâm (citta) và các sắc tâm sở sanh bằng cách trưởng duyên.

Thẩm trưởng trợ cho các pháp tương ưng thẩm (vīmaṃsā) và các sắc tâm sở sanh bằng cách trưởng duyên.

Chư pháp mà sanh khởi như tâm và sở hữu tâm, lấy pháp chi làm trọng điểm, thì pháp ấy trợ chư pháp đó bằng cách trưởng duyên.

[5] Vô gián duyên (Anantarapaccaya) như là nhãn thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên [Pháp tương ưng (taṃsampayuttaka) là các sở hữu tâm (cetasika) đồng sanh hiệp với tâm nhãn thức giới v.v… ].

Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.

Nhĩ thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.

Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.

Tỷ thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương tương ưng bằng vô gián duyên.

Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.

Thiệt thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.

Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.

Thân thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.

Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng vô gián duyên.

Pháp thiện sanh kế trước trợ cho pháp thiện sanh kế sau bằng vô gián duyên.

Pháp thiện sanh kế trước trợ cho pháp vô ký, sanh kế sau bằng vô gián duyên.

Pháp bất thiện sanh kế trước trợ cho pháp bất thiện sanh kế sau bằng vô gián duyên.

Pháp bất thiện sanh kế trước trợ cho pháp vô ký sanh kế sau bằng vô gián duyên.

Pháp vô ký sanh kế trước trợ cho pháp vô ký sanh kế sau bằng vô gián duyên.

Pháp vô ký sanh kế trước trợ cho pháp thiện sanh kế sau bằng vô gián duyên.

Pháp vô ký sanh kế trước trợ cho pháp bất thiện sanh kế sau bằng vô gián duyên.

Các pháp tâm và sở hữu tâm mà sanh khởi tiếp nối với pháp nào, thì pháp ấy trợ cho các pháp đó bằng vô gián duyên.

[6] Ðẳng vô gián duyên (samanantarapaccaya) như là nhãn thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.

Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.

Nhĩ thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.

Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.

Tỷ thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.

Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.

Thiệt thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.

Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.

Thân thức giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.

Ý giới và pháp tương ưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng bằng đẳng vô gián duyên.

Pháp thiện sanh kế trước trợ cho pháp thiện sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.

Pháp thiện sanh kế trước trợ cho pháp vô ký sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.

Pháp bất thiện sanh kế trước trợ cho pháp bất thiện sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.

Pháp bất thiện sanh kế trước trợ cho pháp vô ký sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.

Pháp vô ký sanh kế trước trợ cho pháp vô ký sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.

Pháp vô ký sanh kế trước trợ cho pháp thiện sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.

Pháp vô ký sanh kế trước trợ cho pháp bất thiện sanh kế sau bằng đẳng vô gián duyên.

Các pháp tâm và sở hữu tâm mà sanh khởi tiếp nối với pháp nào, thì pháp ấy trợ cho các pháp đó bằng đẳng vô gián duyên.

[7] Câu sanh duyên (sahajātapaccaya) như là bốn pháp phi sắc trợ lẫn nhau bằng câu sanh duyên [Pháp phi sắc (arūpī) là danh uẩn thọ, tưởng, hành, thức.].

Bốn đại hiển trợ lẫn nhau bằng câu sanh duyên [Bốn đại hiển (mahābhūta) là sắc tứ đại đất, nước, lửa, gió.].

Trong lúc tục sinh, Danh và sắc trợ lẫn nhau bằng câu sanh duyên.

Các pháp tâm và sở hữu tâm trợ cho các sắc tâm sanh bằng câu sanh duyên.

Sắc đại hiển trợ cho sắc y sinh bằng câu sanh duyên.

Các pháp sắc đôi khi cũng trợ cho các pháp phi sắc bằng câu sanh duyên; đôi khi cũng trợ bằng phi câu sanh duyên.

[8] Hỗ tương duyên (aññamaññapaccaya) như là bốn pháp phi sắc trợ nhau bằng câu hỗ tương duyên.

Bốn đại hiển trợ nhau bằng hỗ tương duyên.

Trong lúc tục sinh, Danh và sắc trợ nhau bằng hỗ tương duyên.

[9] Y chỉ duyên (nissayapaccaya) như là bốn pháp phi sắc trợ lẫn nhau bằng y chỉ duyên.

Bốn đại hiển trợ lẫn nhau bằng y chỉ duyên.

Trong lúc tục sinh, Danh và sắc trợ lẫn nhau bằng y chỉ duyên.

Các pháp tâm và sở hữu tâm trợ cho các sắc tâm sanh bằng y chỉ duyên.

Sắc đại hiển, trợ cho sắc y sinh bằng y chỉ duyên.

Nhãn xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng bằng y chỉ duyên.

Nhĩ xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng y chỉ duyên.

Tỹ xứ trợ tỹ thức giới và pháp tương ưng bằng y chỉ duyên.

Thiệt xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng bằng y chỉ duyên.

Thân xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng bằng y chỉ duyên.

Ý giới và ý thức giới diễn tiến nương sắc nào thì sắc ấy trợ cho ý giới và ý thức giới cùng pháp tương ưng bằng y chỉ duyên.

[10] Cận y duyên (upanissayapaccaya) như là pháp thiện sanh trước trước trợ cho pháp thiện sanh sau sau bằng cận y duyên.

Pháp thiện sanh trước trước trợ cho pháp bất thiện sanh sau sau, số nào đó, bằng cận y duyên.

Pháp thiện sanh trước trước trợ cho pháp vô ký sanh sau sau, bằng cận y duyên.

Pháp bất thiện sanh trước trước trợ cho pháp bất thiện sanh sau sau, bằng cận y duyên.

Pháp bất thiện sanh trước trước trợ cho pháp thiện sanh sau sau, số nào đó, bằng cận y duyên.

Pháp bất thiện sanh trước trước trợ cho pháp vô ký sanh sau sau, bằng cận y duyên.

Pháp vô ký sanh trước trước trợ cho pháp vô ký sanh sau sau, bằng cận y duyên.

Pháp vô ký sanh trước trước trợ cho pháp thiện sanh sau sau, bằng cận y duyên.

Pháp vô ký sanh trước trước trợ cho pháp bất thiện sanh sau sau, bằng cận y duyên.

Người (puggala) cũng trợ được bằng cận y duyên.

Trú xứ (senāsana) cũng trợ được bằng cận y duyên.

[11] Tiền sanh duyên (purejātapaccaya) như là nhãn xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.

Nhĩ xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.

Tỹ xứ trợ Tỹ thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.

Thiệt xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.

Thân xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.

Sắc xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.

Thinh xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.

Khí xứ trợ Tỹ thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.

Nhĩ xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.

Vị xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.

Xúc xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.

Sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên.

Ý giới và ý thức giới diễn tiến nương vào sắc nào, thì sắc trợ cho ý giới và pháp tương ưng bằng tiền sanh duyên, nhưng trợ cho ý thức giới và pháp tương ưng có khi bằng tiền sanh duyên có khi bằng phi tiền sanh duyên.

[12] Hậu sanh duyên (pacchājātapaccaya), như là các pháp tâm và sở hữu tâm sanh sau trợ cho thân này sanh trước bằng hậu sanh duyên.

[13] Trùng dụng duyên (āsevanapaccaya) như là các pháp thiện sanh kế trước trợ cho các pháp thiện sanh kế sau bằng trùng dụng duyên.

Pháp bất thiện sanh kế trước trợ pháp bất thiện sanh kế sau bằng trùng dụng duyên.

Pháp vô ký tố (kiriyābyākata) sanh kế trước trợ cho pháp vô ký to ásanh kế sau bằng trùng dụng duyên.

[14] Nghiệp duyên (Kammapaccaya), như là nghiệp thiện và bất thiện trợ các uẩn quả và sắc nghiệp tái tục (kaṭattārūpa) bằng nghiệp duyên

Tư (Cetanā) trợ các pháp tương ưng và sắc tâm sanh bằng nghiệp duyên.

[15 ] Dị thục quả duyên (vipākapaccaya) như là bốn uẩn phi sắc quả trợ lẫn nhau bằng dị thục quả duyên.

[16] Vật thực duyên (āhārapaccaya) như là đoàn thực (Kabaliṅkāro āhāro) trợ cho thân này bằng vật thực duyên.

Các thực phi sắc trợ cho các pháp tương ưng và sắc tâm sanh bằng vật thực duyên. [Arūpiro āhārā = nāmāhārā, Danh vật thực: xúc thực, tư niệm thực, thức thực.]

[17] Quyền duyên (Indriyapaccaya) như là nhãn quyền trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng bằng quyền duyên.

Nhĩ quyền trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng quyền duyên.

Tỹ quyền trợ Tỹ thức giới và pháp tương ưng bằng quyền duyên.

Thiệt quyền trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng bằng quyền duyên.

Thân quyền trợ thân thức giới và pháp tương ưng bằng quyền duyên.

Mạng quyền sắc trợ sắc nghiệp tạo, bằng quyền duyên.

Các quyền phi sắc trợ các pháp tương ưng và sắc tâm sanh bằng quyền duyên. [Quyền phi sắc (arūpī – indriya) là Quyền danh (nāma-indriya), tức ý quyền, mạng quyền, thọ quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền và tuệ quyền.]

[18] Thiền na duyên (jhānapaccaya) như là các chi thiền trợ các pháp tương ưng thiền và các sắc tâm sanh bằng Thiền na duyên. [chi thiền (jhānaṅga) là tầm, tứ, hỷ, lạc định, xả, ưu.]

[19] Ðồ đạo duyên (maggapaccaya) như là các chi đạo trợ các pháp tương ưng đạo vá các sắc tâm sanh bằng đồ đạo duyên. [Chi đạo (maggaṅga) là trí, tầm, 3 giới phần cần, niệm, định, tà kiến.]

[20] Tương ưng duyên (sampayuttapaccaya) như là bốn uẩn phi sắc trợ lẫn nhau bằng tương ưng duyên.

[21] Bất tương ưng duyên (vippayuttapaccaya) như là các pháp sắc trợ các pháp phi sắc bằng bất tương ưng duyên.

Các pháp phi sắc trợ các pháp sắc bằng bất tương ưng duyên.

[22] Hiện hữu duyên (atthipaccaya) như là bốn uẩn phi sắc trợ lẫn nhau bằng hiện hữu duyên.

Bốn đại hiển trợ lẫn nhau bằng hiện hữu duyên.

Vào sát na tục sinh, danh và sắc trợ lẫn nhau bằng hiện hữu duyên.

Các pháp tâm và sở hữu tâm trợ các sắc tâm sanh bằng hiện hữu duyên.

Sắc đại hiển trợ sắc y sinh bằng hiện hữu duyên.

Nhãn xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

Nhĩ xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

Tỹ xứ trợ tỹ thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

Thiệt xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

Thân xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

Sắc xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

Thinh xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

Khí xứ trợ Tỹ thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

Vị xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

Xúc xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

Sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ trợ ý giới và pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

Ýgiới và ý thức giới diễn tiến nhờ nương, sắc nào thì sắc ấy trợ ý giới và ý thức giới cùng pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên.

[23] Vô hữu duyên (natthipaccaya) như là pháp tâm và sở hữu tâm vừa mới diệt trợ cho pháp tâm và sở hữu tâm tiếp tục sanh, bằng cách vô hữu duyên.

[24] Ly khứ duyên (vigatapaccaya) tức là pháp tâm và sở hữu tâm vừa mới diệt trợ cho pháp tâm và sở hữu tâm tiếp tục sanh, bằng cách ly khứ duyên.

[25] Bất ly duyên (avigatapaccaya) tức là, bốn uẩn phi sắc trợ lẫn nhau bằng cách bất ly duyên.

Bốn đại hiển trợ lẫn nhau bằng cách bất ly duyên.

Vào sát na tục sinh, danh và sắc trợ lẫn nhau bằng cách bất ly duyên.

Các pháp tâm và sở hữu tâm trợ các sắc tâm sanh bằng cách bất ly duyên.

Sắc đại hiển trợ sắc y sinh bằng bất ly duyên.

Nhãn xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.

Nhĩ xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.

Tỷ xứ trợ tỹ thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.

Thiệt xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.

Thân xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.

Sắc xứ trợ nhãn thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.

Thinh xứ trợ nhĩ thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.

Khí xứ trợ tỹ thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.

Vị xứ trợ thiệt thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.

Xúc xứ trợ thân thức giới và pháp tương ưng, bằng bất ly duyên.

Sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ trợ ý giới và pháp tương ưng bằng bất ly duyên.

Ý giới và ý thức giới diễn tiến nhờ nương vào sắc nào, thì sắc ấy trợ ý giới và ý thức giới cùng các pháp tương ưng bằng bất ly duyên.

DỨT PHẦN PHÂN GIẢI DUYÊN.

-ooOoo-

 

 

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *