ĐẠI KINH THIẾT LẬP NIỆM – MAHĀSATIPAṬṬHĀNASUTTA: THÂN TUỲ QUÁN – QUÁN TỬ THI

Mahāsatipaṭṭhānasutta – Đại Kinh Thiết Lập Niệm / Kinh Đại Niệm Xứ (tiếp theo)

(Bản dịch trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo (Bhikkhu Vāyāma) hướng dẫn)

 

Kāyānupassanā navasivathikapabbaṃ (Thân tuỳ quán, phần chín thể loại tử thi trong nghĩa địa)

12. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ ekāhamataṃ vā dvīhamataṃ vā tīhamataṃ vā uddhumātakaṃ vinīlakaṃ vipubbakajātaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các tỳ-khưu, ví như vị tỳ-khưu có thể thấy một thi thể đã chết sau một ngày, hai ngày hoặc ba ngày, bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, bị trương sình, hoá xanh đen và thối rữa. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’.

Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

13. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ kākehi vā khajjamānaṃ kulalehi vā khajjamānaṃ gijjhehi vā khajjamānaṃ kaṅkehi vā khajjamānaṃ sunakhehi vā khajjamānaṃ byagghehi vā khajjamānaṃ dīpīhi vā khajjamānaṃ siṅgālehi vā khajjamānaṃ vividhehi vā pāṇakajātehi khajjamānaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các tỳ-khưu, ví như vị tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, đang bị các con quạ, diều hâu, kền kền, con diệc, chó nhà, cọp, báo, chó rừng hoặc các loại côn trùng ăn. Vị ấy Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’.

Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

14. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikasaṅkhalikaṃ samaṃsalohitaṃ nhārusambandhaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikasaṅkhalikaṃ nimaṃsalohitamakkhitaṃ nhārusambandhaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikasaṅkhalikaṃ apagatamaṃsalohitaṃ nhārusambandhaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikāni apagatasambandhāni disā vidisā vikkhittāni, aññena hatthaṭṭhikaṃ aññena pādaṭṭhikaṃ aññena gopphakaṭṭhikaṃ aññena jaṅghaṭṭhikaṃ aññena ūruṭṭhikaṃ aññena kaṭiṭṭhikaṃ aññena phāsukaṭṭhikaṃ aññena piṭṭhiṭṭhikaṃ aññena khandhaṭṭhikaṃ aññena gīvaṭṭhikaṃ aññena hanukaṭṭhikaṃ aññena dantaṭṭhikaṃ aññena sīsakaṭāhaṃ. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các tỳ-khưu, ví như vị tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) bộ xương có thịt và máu, với sự buộc ràng bởi các sợi gân. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.

Và lại nữa, này các tỳ-khưu, ví như vị tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) bộ xương không có thịt và máu, với sự buộc ràng bởi các sợi gân. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.

Và lại nữa, này các tỳ-khưu, ví như vị tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) bộ xương (hoàn toàn) không có thịt và máu. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.

Và lại nữa, này các tỳ-khưu, ví như vị tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) những xương rời rạc nằm đây đó, kia là xương tay, kia là xương chân, kia là xương mắc cá chân, kia là xương ống chân, kia là xương đùi, kia là xương hông, kia là xương sườn, kia là xương sống lưng, kia là xương vai, kia là xương cổ, kia là xương quai hàm, kia là răng, kia là sọ. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

15. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikāni setāni saṅkhavaṇṇapaṭibhāgāni. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikāni puñjakitāni terovassikāni. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu seyyathāpi passeyya sarīraṃ sivathikāya chaḍḍitaṃ aṭṭhikāni pūtīni cuṇṇakajātāni. So imameva kāyaṃ upasaṃharati – ‘ayampi kho kāyo evaṃdhammo evaṃbhāvī evaṃanatīto’ti. Iti ajjhattaṃ vā kāye kāyānupassī viharati, bahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā kāye kāyānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, vayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati, samudayavayadhammānupassī vā kāyasmiṃ viharati. ‘Atthi kāyo’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu kāye kāyānupassī viharati.

(Và lại nữa, này các tỳ-khưu, ví như vị tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) những xương trắng như màu ốc xà cừ. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.

Và lại nữa, này các tỳ-khưu, ví như vị tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) những mảnh xương được gom thành đống lâu hơn một năm. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.

Và lại nữa, này các tỳ-khưu, ví như vị tỳ-khưu có thể thấy một thi thể bị vứt/bỏ lại tại nghĩa địa, (chỉ còn) những mảnh xương đã bị mục nát thành bột. Vị ấy đối chiếu (với) thân này: ‘Thân này cũng có tính/bản chất như vậy, sẽ trở thành như vậy, và không thoát khỏi như vậy’. Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán thân trên thân ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán thân trên thân ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán thân trên thân ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán các pháp sanh khởi trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp hoại diệt trong thân, hoặc sống tuỳ quán các pháp sanh khởi và hoại diệt trong thân. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có thân đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán thân trên thân.)

Navasivathikapabbaṃ niṭṭhitaṃ.  (Dứt phần Chín (thể loại tử thi trong) nghĩa địa.)

Cuddasa kāyānupassanā niṭṭhitā. (Dứt Mười bốn (phần) thân tuỳ quán.)

 

Ngữ vựng:

sarīra (trut): thi thể, xác chết, tử thi

sivathikā (nut): nghĩa trang/địa

chaḍḍita (qkpt của chaḍḍeti): loại/vứt bỏ, thải ra

ekāhamata = ekāha (trut) một ngày + mata (qkpt của marati) chết

uddhumātaka (tt): phồng/sưng lên, phình ra, trương sình

vinīlaka (tt): xanh đen, tía

vipubbakajāta = vipubbaka (tt) thối rữa, mưng mủ + jāta (qkpt của janati): đã phát khởi, được sanh/tạo ra

upasaṃharati (upa+saṃ+har+a+ti): chuyên chú, tập trung, đối chiếu

evaṃdhamma = evaṃ + dhamma (nt) trạng thái, tính chất

evaṃbhāvī = evaṃ + bhāvin (tt) sẽ là

evaṃanatīta = evaṃ + na + atīta (tt) bị/được vượt qua/thắng phục/thoát khỏi

kāka (nt): con quạ

khajjamāna (htpt của khajjati): đang bị ăn/nhai

kulala (nt): con diều hâu

gijjha (nt): con kền kền

kaṅka (nt): con diệc

sunakha (nt): con chó (nhà)

byaggha (nt): con cọp

dīpi (nt): con báo

siṅgāla, sigāla (nt): con chó rừng

vividha (tt): nhiều, đa dạng, lẫn lộn

pāṇakajāta = pāṇaka (nt) chúng sanh, côn trùng + jāta (qkpt của janati) được sanh/tạo ra

aṭṭhikasaṅkhalikā (bộ xương) = aṭṭhika (trut) xương + saṅkhalikā (nut) dây, chuỗi, loạt

samaṃsalohita (tt) gồm thịt và máu

nhārusambandha = nhāru (nt) gân + sambandha (nt) sự kết nối/trói buộc

nimaṃsalohitamakkhita = ni (ttô) không có + maṃsa + lohita + makkhita (qkpt của makkheti) bị bôi/dán

apagatamaṃsalohita = apagata (qkpt của apagacchati) không có, đã mất/tách biệt khỏi + maṃsa + lohita

disā (nut): hướng, phía, miền

vidisā (nut): hướng giữa hướng chính

vikkhitta (qkpt của vikkhipati): lung tung, lộn xộn, rối loạn

añña (tt): khác, kia

hatthaṭṭhika = hattha (nt) bàn tay + aṭṭhika

pāda (nt, trut): bàn chân

gopphaka (trut): mắt cá chân

jaṅghā (nut): ống chân

ūru (nt): bắp đùi

kaṭi (nut): hông, thắt lưng

phāsukā (nut): (xương) sườn

piṭṭhi (nut): sống lưng

khandha (nt): vai, lưng

gīvā (nut): cổ

hanukā (nut): hàm, quai hàm

danta (trut): răng, ngà

sīsakaṭāha (nt): sọ, đầu lâu

seta (tt): (màu) trắng

saṅkhavaṇṇapaṭibhāga = saṅkha (nt) vỏ ốc xà cừ + vaṇṇa (nt) màu sắc + paṭibhāga (nt) sự giống nhau/tương tự

puñjakita (tt) = puñja (nt) đống, khối + kita (qkpt của karoti) được làm/tạo

terovassika (tt): kéo dài hơn/ngoài 1 năm = tiro (gt, trt) vượt qua, ngoài + vassa (nt) năm + ika

pūti (tt): phân huỷ, mục nát, hôi thối

cuṇṇakajāta (tt): bị biến thành bột  = cuṇṇaka (tt từ cuṇṇa) bột

 

* Tài liệu này để các học viên trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo hướng dẫn tham khảo. Do sự thỉnh mời của một số quý vị thiền sinh mong muốn học tiếng Pali, đây là lớp đầu tiên Sư Thiện Hảo giảng dạy online, và tài liệu này không tránh khỏi có những chỗ chưa hoàn thiện, thậm chí có những chỗ sai ngoài ý muốn. Chúng tôi kính mong quý vị hoan hỷ góp ý để tài liệu và lớp học được hoàn thiện tốt hơn. Nguyện Dhamma được trường tồn và đem lại lợi lạc cho phần đông. Email: dochieupali@gmail.com

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *