ĐẠI KINH THIẾT LẬP NIỆM – MAHĀSATIPAṬṬHĀNASUTTA: PHÁP TUỲ QUÁN – PHẦN CHƯỚNG NGẠI & UẨN

Đại Kinh Thiết Lập Niệm – Mahāsatipaṭṭhānasutta: Pháp Tuỳ Quán – Phần Chướng Ngại & Uẩn

(Bản dịch trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo (Bhikkhu Vāyāma) hướng dẫn)

 

Dhammānupassanā nīvaraṇapabbaṃ

(Pháp tuỳ quán, phần (pháp) chướng ngại/triền cái)

18. ‘Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati? Idha, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu. Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu?

(Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên các pháp như thế nào? Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên năm chướng ngại pháp. Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên năm chướng ngại pháp như thế nào?)

19. ‘Idha, bhikkhave, bhikkhu santaṃ vā ajjhattaṃ kāmacchandaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ kāmacchando’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ kāmacchandaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ kāmacchando’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa kāmacchandassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa kāmacchandassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa kāmacchandassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu bị tham dục chi phối bên trong, biết rõ ‘Có tham dục bên trong cho ta’; hoặc không bị tham dục chi phối bên trong, biết rõ ‘Không có tham dục bên trong cho ta’; sự sanh khởi của tham dục chưa sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; sự đoạn trừ của tham dục đã sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; và sự không sanh khởi trong tương lai của tham dục đã bị đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy.)

20. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ byāpādaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ byāpādo’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ byāpādaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ byāpādo’ti pajānāti, yathā ca anuppannassa byāpādassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa byāpādassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa byāpādassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy bị sân hận chi phối bên trong, biết rõ ‘Có sân hận bên trong cho ta’; hoặc không bị sân hận chi phối bên trong, biết rõ ‘Không có sân hận bên trong cho ta’; sự sanh khởi của sân hận chưa sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; sự đoạn trừ của sân hận đã sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; và sự không sanh khởi trong tương lai của sân hận đã bị đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy.)

21. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ thinamiddhaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ thinamiddha’nti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ thinamiddhaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ thinamiddha’nti pajānāti, yathā ca anuppannassa thinamiddhassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa thinamiddhassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa thinamiddhassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy bị lười biếng và uể oải chi phối bên trong, biết rõ ‘Có lười biếng và uể oải bên trong cho ta’; hoặc không bị lười biếng và uể oải chi phối bên trong, biết rõ ‘Không có lười biếng và uể oải bên trong cho ta’; sự sanh khởi của lười biếng và uể oải chưa sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; sự đoạn trừ của lười biếng và uể oải đã sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; và sự không sanh khởi trong tương lai của lười biếng và uể oải đã bị đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy.)

22. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ uddhaccakukkuccaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ uddhaccakukkucca’nti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ uddhaccakukkuccaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ uddhaccakukkucca’nti pajānāti, yathā ca anuppannassa uddhaccakukkuccassa uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannassa uddhaccakukkuccassa pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnassa uddhaccakukkuccassa āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy bị sao lãng và hối hận chi phối bên trong, biết rõ ‘Có sao lãng và hối hận bên trong cho ta’; hoặc không bị sao lãng và hối hận chi phối bên trong, biết rõ ‘Không có sao lãng và hối hận bên trong cho ta’; sự sanh khởi của sao lãng và hối hận chưa sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; sự đoạn trừ của sao lãng và hối hận đã sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; và sự không sanh khởi trong tương lai của sao lãng và hối hận đã bị đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy.)

23. ‘Santaṃ vā ajjhattaṃ vicikicchaṃ ‘atthi me ajjhattaṃ vicikicchā’ti pajānāti, asantaṃ vā ajjhattaṃ vicikicchaṃ ‘natthi me ajjhattaṃ vicikicchā’ti pajānāti, yathā ca anuppannāya vicikicchāya uppādo hoti tañca pajānāti, yathā ca uppannāya vicikicchāya pahānaṃ hoti tañca pajānāti, yathā ca pahīnāya vicikicchāya āyatiṃ anuppādo hoti tañca pajānāti.

(Vị ấy bị nghi hoặc chi phối bên trong, biết rõ ‘Có nghi hoặc bên trong cho ta’; hoặc không bị nghi hoặc chi phối bên trong, biết rõ ‘Không có s nghi hoặc bên trong cho ta’; sự sanh khởi của nghi hoặc chưa sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; sự đoạn trừ của nghi hoặc đã sanh như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy; và sự không sanh khởi trong tương lai của nghi hoặc đã bị đoạn trừ như thế nào, vị ấy biết rõ điều ấy.)

24. ‘Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati ‘atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu nīvaraṇesu.

(Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán pháp trên các pháp ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán pháp sanh khởi trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp hoại diệt trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp sanh khởi và hoại diệt trong các pháp. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có pháp đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên năm chướng ngại pháp.)

Nīvaraṇapabbaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt phần (Pháp) chướng ngại.)

Ngữ vựng:nīvaraṇa (trut): sự/vật chướng ngại, triền cái 

santa (qkpt của sammati): bị tác động, được vui thích

kāmacchanda (nt): sự tham luyến/ước muốn dục lạc, dục dục = kāma (nt) dục lạc + chanda (nt) ý/ước muốn, nguyện vọng

anuppanna (tt): chưa/không được khởi sanh = na + uppanna (qkpt của uppajjati) được khởi sanh/tạo ra  

uppāda (nt): sự khởi sanh/xuất hiện/sanh ra

pahāna (trut): sự từ/dứt/loại bỏ

pahīna (qkpt của pajahati): được từ bỏ/loại trừ/đoạn tận

āyati (nut): tương lai

byāpāda (nt): sự sân hận/ác tâm

thina-middha = thina, thīna (trut) sự lười biếng/chậm chạp/dạ dưỡi, hôn trầm + middha (trut) sự uể oải/lờ đờ/mê mệt, thuỵ miên

uddhacca-kukkucca = uddhacca (trut) sự kích động/sao lãng, trạo cử + kukkucca (trut) sự hối hận/ăn năn/lo lắng, hối quá

vicikicchā (nut):  sự nghi hoặc/không chắc chắn

Dhammānupassanā khandhapabbaṃ

(Pháp tuỳ quán, phần Uẩn)

25. ‘Puna caparaṃ, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu. Kathañca pana, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu? Idha, bhikkhave, bhikkhu – ‘iti rūpaṃ, iti rūpassa samudayo, iti rūpassa atthaṅgamo; iti vedanā, iti vedanāya samudayo, iti vedanāya atthaṅgamo; iti saññā, iti saññāya samudayo, iti saññāya atthaṅgamo; iti saṅkhārā, iti saṅkhārānaṃ samudayo, iti saṅkhārānaṃ atthaṅgamo, iti viññāṇaṃ, iti viññāṇassa samudayo, iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti. 

Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati, bahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati, ajjhattabahiddhā vā dhammesu dhammānupassī viharati. Samudayadhammānupassī vā dhammesu viharati, vayadhammānupassī vā dhammesu viharati, samudayavayadhammānupassī vā dhammesu viharati. ‘Atthi dhammā’ti vā panassa sati paccupaṭṭhitā hoti yāvadeva ñāṇamattāya paṭissatimattāya, anissito ca viharati, na ca kiñci loke upādiyati. Evampi kho, bhikkhave, bhikkhu dhammesu dhammānupassī viharati pañcasu upādānakkhandhesu.

(Và lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên năm pháp uẩn bị chấp thủ. Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên năm pháp uẩn bị chấp thủ như thế nào? Ở đây, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu biết rõ rằng: ‘Sắc là như vậy, sự sanh khởi của sắc là như vậy, sự đoạn diệt của sắc là như vậy; thọ là như vậy, sự sanh khởi của thọ là như vậy, sự đoạn diệt của thọ là như vậy; tưởng là như vậy, sự sanh khởi của tưởng là như vậy, sự đoạn diệt của tưởng là như vậy; hành là như vậy, sự sanh khởi của hành là như vậy, sự đoạn diệt của hành là như vậy; thức là như vậy, sự sanh khởi của thức là như vậy, sự đoạn diệt của thức là như vậy’. 

Như vậy, vị ấy sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở trong (của mình), hoặc sống tuỳ quán pháp trên các pháp ở ngoài (của chúng sanh khác), hoặc sống quán pháp trên các pháp ở cả trong lẫn ngoài (của mình và chúng sanh khác). Hoặc vị ấy sống tuỳ quán pháp sanh khởi trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp hoại diệt trong các pháp, hoặc sống tuỳ quán pháp sanh khởi và hoại diệt trong các pháp. Hoặc vị ấy có niệm là: ‘Có pháp đây’ được an trú đến mức chỉ còn tuệ và niệm, và vị ấy không y cứ, không bám chấp bất cứ thứ gì trên đời. Này các tỳ-khưu, cùng (với cách) như vậy, vị tỳ-khưu sống tuỳ quán pháp trên năm pháp uẩn bị chấp thủ.)

Khandhapabbaṃ niṭṭhitaṃ. (Dứt phần Uẩn.)

 

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *