Đại Phẩm II
Chương Campā
Tụng phẩm về những câu hỏi của Upāli
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu không có tội cần phải được nhìn nhận. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, đại đức đã phạm tội, đại đức có nhận thấy tội ấy không?’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Này đại đức, không có tội gì ở tôi để tôi có thể nhận thấy.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không nhìn nhận tội; (như vậy) là hành sự sai Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu không có tội cần phải được sửa chữa. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, đại đức đã phạm tội, đại đức hãy sửa chữa tội ấy.’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Này đại đức, không có tội gì ở tôi để tôi có thể sửa chữa.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không sửa chữa lỗi; (như vậy) là hành sự sai Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu không có tà kiến ác cần phải được từ bỏ. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, tri kiến của đại đức là ác xấu, đại đức hãy từ bỏ tà kiến ác ấy.’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Này đại đức, không có tà kiến ác gì ở tôi để tôi có thể từ bỏ.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không từ bỏ tà kiến ác; (như vậy) là hành sự sai Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu không có tội cần phải được nhìn nhận, không có tội cần phải được sửa chữa. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, đại đức đã phạm tội, đại đức có nhận thấy tội ấy không? Đại đức hãy sửa chữa tội ấy.’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Này đại đức, không có tội gì ở tôi để tôi có thể nhận thấy. Không có tội gì ở tôi để tôi có thể sửa chữa.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không nhìn nhận (tội) hay là về việc không sửa chữa (lỗi); (như vậy) là hành sự sai Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu không có tội cần phải được nhìn nhận, không có tà kiến ác cần phải được từ bỏ. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, đại đức đã phạm tội, đại đức có nhận thấy tội ấy không? Tri kiến của đại đức là ác xấu, đại đức hãy từ bỏ tà kiến ác ấy.’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Này đại đức, không có tội gì ở tôi để tôi có thể nhận thấy. Không có tà kiến ác gì ở tôi để tôi có thể từ bỏ.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không nhìn nhận (tội) hay là về việc không từ bỏ (tà kiến ác); (như vậy) là hành sự sai Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu không có tội cần phải được sửa chữa, không có tà kiến ác cần phải được từ bỏ. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, đại đức đã phạm tội, đại đức hãy sửa chữa tội ấy. Tri kiến của đại đức là ác xấu, đại đức hãy từ bỏ tà kiến ác ấy.’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Này đại đức, không có tội gì ở tôi để tôi có thể sửa chữa. Không có tà kiến ác gì ở tôi để tôi có thể từ bỏ.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không sửa chữa (lỗi) hay là về việc không từ bỏ (tà kiến ác); (như vậy) là hành sự sai Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu không có tội cần phải được nhìn nhận, không có tội cần phải được sửa chữa, không có tà kiến ác cần phải được từ bỏ. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, đại đức đã phạm tội, đại đức có nhận thấy tội ấy không? Đại đức hãy sửa chữa tội ấy. Tri kiến của đại đức là ác xấu, đại đức hãy từ bỏ tà kiến ác ấy.’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Này đại đức, không có tội gì ở tôi để tôi có thể nhận thấy. Không có tội gì ở tôi để tôi có thể sửa chữa. Không có tà kiến ác gì ở tôi để tôi có thể từ bỏ.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không nhìn nhận (tội), hay là về việc không sửa chữa (lỗi), hay là về việc không từ bỏ (tà kiến ác); (như vậy) là hành sự sai Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu có tội cần phải được nhìn nhận. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, đại đức đã phạm tội, đại đức có nhận thấy tội ấy không?’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Này đại đức, đúng vậy, tôi có nhận thấy.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không nhìn nhận tội; (như vậy) là hành sự sai Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu có tội cần phải được sửa chữa. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, đại đức đã phạm tội, đại đức hãy sửa chữa tội ấy.’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Này đại đức, đúng vậy, tôi sẽ sửa chữa.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không sửa chữa lỗi; (như vậy) là hành sự sai Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu có tà kiến ác cần phải được từ bỏ. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, tri kiến của đại đức là ác xấu, đại đức hãy từ bỏ tà kiến ác ấy.’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Này đại đức, đúng vậy, tôi sẽ từ bỏ.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không từ bỏ tà kiến ác; (như vậy) là hành sự sai Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu có tội cần phải được nhìn nhận, có tội cần phải được sửa chữa. ―(như trên)― có tội cần phải được nhìn nhận, có tà kiến ác cần phải được từ bỏ. ―(như trên)― có tội cần phải được sửa chữa, có tà kiến ác cần phải được từ bỏ. ―(như trên)― có tội cần phải được nhìn nhận, có tội cần phải được sửa chữa, có tà kiến ác cần phải được từ bỏ. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, đại đức đã phạm tội, đại đức có nhận thấy tội ấy không? Đại đức hãy sửa chữa tội ấy. Tri kiến của đại đức là ác xấu, đại đức hãy từ bỏ tà kiến ác ấy.’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Này đại đức, đúng vậy, tôi có nhận thấy. Đúng vậy, tôi sẽ sửa chữa. Đúng vậy, tôi sẽ từ bỏ.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không nhìn nhận (tội), hay là về việc không sửa chữa (lỗi), hay là về việc không từ bỏ (tà kiến ác); (như vậy) là hành sự sai Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu có tội cần phải được nhìn nhận. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, đại đức đã phạm tội, đại đức có nhận thấy tội ấy không?’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Này đại đức, không có tội gì ở tôi để tôi có thể nhận thấy.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không nhìn nhận tội; (như vậy) là hành sự đúng Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu có tội cần phải được sửa chữa. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, đại đức đã phạm tội, đại đức hãy sửa chữa tội ấy.’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Không có tội gì ở tôi để tôi có thể sửa chữa.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không sửa chữa lỗi; (như vậy) là hành sự đúng Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu có tà kiến ác cần phải được từ bỏ. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, tri kiến của đại đức là ác xấu, đại đức hãy từ bỏ tà kiến ác ấy.’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Không có tà kiến ác gì ở tôi để tôi có thể từ bỏ.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không từ bỏ tà kiến ác; (như vậy) là hành sự đúng Pháp.
Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu có tội cần phải được nhìn nhận, có tội cần phải được sửa chữa. ―(như trên)― có tội cần phải được nhìn nhận, có tà kiến ác cần phải được từ bỏ. ―(như trên)― có tội cần phải được sửa chữa, có tà kiến ác cần phải được từ bỏ. ―(như trên)― có tội cần phải được nhìn nhận, có tội cần phải được sửa chữa, có tà kiến ác cần phải được từ bỏ. Hội chúng, hoặc nhiều vị, hoặc một vị quở trách vị ấy về việc ấy: ‘Này đại đức, đại đức đã phạm tội, đại đức có nhận thấy tội ấy không? Đại đức hãy sửa chữa tội ấy. Tri kiến của đại đức là ác xấu, đại đức hãy từ bỏ tà kiến ác ấy.’ Vị ấy đáp như vầy: ‘Này đại đức, không có tội gì ở tôi để tôi có thể nhận thấy. Không có tội gì ở tôi để tôi có thể sửa chữa. Không có tà kiến ác gì ở tôi để tôi có thể từ bỏ.’ Hội chúng phạt án treo vị ấy về việc không nhìn nhận (tội), hay là về việc không sửa chữa (lỗi), hay là về việc không từ bỏ (tà kiến ác); (như vậy) là hành sự đúng Pháp.”
Khi ấy, đại đức Upāli đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Upāli đã nói với đức Thế Tôn điều này:
– “Bạch ngài, về việc hội chúng hợp nhất thực hiện không có sự hiện diện đối với hành sự cần được thực hiện với sự hiện diện, bạch ngài có phải việc ấy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật?” – “Này Upāli, việc ấy là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật.” – “Bạch ngài, về việc hội chúng hợp nhất thực hiện không có sự tra hỏi đối với hành sự cần được thực hiện với sự tra hỏi, ―(như trên)― thực hiện không có sự thừa nhận đối với hành sự cần được thực hiện với sự thừa nhận, ―(như trên)― ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ―(như trên)― thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― thực hiện hành sự khiển trách đến vị xứng đáng hành sự theo tội của vị ấy, ―(như trên)― thực hiện hành sự chỉ dạy đến vị xứng đáng hành sự khiển trách, ―(như trên)― thực hiện hành sự xua đuổi đến vị xứng đáng hành sự chỉ dạy, ―(như trên)― thực hiện hành sự hòa giải đến vị xứng đáng hành sự xua đuổi, ―(như trên)― thực hiện hành sự án treo đến vị xứng đáng hành sự hòa giải, ―(như trên)― ban cho hình phạt parivāsa đến vị xứng đáng hành sự án treo, ―(như trên)― đưa về lại (hình phạt) ban đầu vị xứng đáng hình phạt parivāsa, ―(như trên)― ban cho hình phạt mānatta đến vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, ―(như trên)― giải tội cho vị xứng đáng hình phạt mānatta, ―(như trên)― ban phép tu lên bậc trên đến vị xứng đáng sự giải tội, [―(như trên)― giải tội cho vị xứng đáng tu lên bậc trên,] bạch ngài có phải việc ấy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật?” – “Này Upāli, việc ấy là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật.
Này Upāli, về việc hội chúng hợp nhất thực hiện không có sự hiện diện đối với hành sự cần được thực hiện với sự hiện diện, này Upāli, như thế là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật. Và như thế hội chúng có sự vượt quá chức năng. Này Upāli, về việc hội chúng hợp nhất thực hiện không có sự tra hỏi đối với hành sự cần được thực hiện với sự tra hỏi, ―(như trên)― thực hiện không có sự thừa nhận đối với hành sự cần được thực hiện với sự thừa nhận, ―(như trên)― ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ―(như trên)― thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― thực hiện hành sự khiển trách đến vị xứng đáng hành sự theo tội của vị ấy, ―(như trên)― thực hiện hành sự chỉ dạy đến vị xứng đáng hành sự khiển trách, ―(như trên)― thực hiện hành sự xua đuổi đến vị xứng đáng hành sự chỉ dạy, ―(như trên)― thực hiện hành sự hòa giải đến vị xứng đáng hành sự xua đuổi, ―(như trên)― thực hiện hành sự án treo đến vị xứng đáng hành sự hòa giải, ―(như trên)― ban cho hình phạt parivāsa đến vị xứng đáng hành sự án treo, ―(như trên)― đưa về lại (hình phạt) ban đầu vị xứng đáng hình phạt parivāsa, ―(như trên)― ban cho hình phạt mānatta đến vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, ―(như trên)― giải tội cho vị xứng đáng hình phạt mānatta, ―(như trên)― ban phép tu lên bậc trên đến vị xứng đáng sự giải tội, [―(như trên)― giải tội cho vị xứng đáng tu lên bậc trên,] này Upāli, như thế là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật. Và như thế hội chúng có sự vượt quá chức năng.”
19 – “Bạch ngài, về việc hội chúng hợp nhất thực hiện có sự hiện diện đối với hành sự cần được thực hiện với sự hiện diện, bạch ngài có phải việc ấy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật?” – “Này Upāli, việc ấy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật.” – “Bạch ngài, về việc hội chúng hợp nhất thực hiện có sự tra hỏi đối với hành sự cần được thực hiện với sự tra hỏi, ―(như trên)― thực hiện có sự thừa nhận đối với hành sự cần được thực hiện với sự thừa nhận, ―(như trên)― ban cho cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ―(như trên)― ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đến vị xứng đáng hành sự theo tội của vị ấy, ―(như trên)― thực hiện hành sự khiển trách đến vị xứng đáng hành sự khiển trách,―(như trên)― thực hiện hành sự chỉ dạy đến vị xứng đáng hành sự chỉ dạy, ―(như trên)― thực hiện hành sự xua đuổi đến vị xứng đáng hành sự xua đuổi, ―(như trên)― thực hiện hành sự hòa giải đến vị xứng đáng hành sự hòa giải, ―(như trên)― thực hiện hành sự án treo đến vị xứng đáng hành sự án treo, ―(như trên)― ban cho hình phạt parivāsa đến vị xứng đáng hình phạt parivāsa, ―(như trên)― đưa về lại (hình phạt) ban đầu vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, ―(như trên)― ban cho hình phạt mānatta đến vị xứng đáng hình phạt mānatta, ―(như trên)― giải tội cho vị xứng đáng sự giải tội, ―(như trên)― ban phép tu lên bậc trên đến vị xứng đáng tu lên bậc trên, bạch ngài có phải việc ấy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật?” – “Này Upāli, việc ấy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật.
Này Upāli, về việc hội chúng hợp nhất thực hiện có sự hiện diện đối với hành sự cần được thực hiện với sự hiện diện, này Upāli, như thế là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật. Và như thế hội chúng không có sự vượt quá chức năng. Này Upāli, về việc hội chúng hợp nhất thực hiện có sự tra hỏi đối với hành sự cần được thực hiện với sự tra hỏi, … thực hiện có sự thừa nhận đối với hành sự cần được thực hiện với sự thừa nhận, … ban cho cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, … ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, … thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đến vị xứng đáng hành sự theo tội của vị ấy, … thực hiện hành sự khiển trách đến vị xứng đáng hành sự khiển trách, … thực hiện hành sự chỉ dạy đến vị xứng đáng hành sự chỉ dạy, … thực hiện hành sự xua đuổi đến vị xứng đáng hành sự xua đuổi, … thực hiện hành sự hòa giải đến vị xứng đáng hành sự hòa giải, … thực hiện hành sự án treo đến vị xứng đáng hành sự án treo, … ban cho hình phạt parivāsađến vị xứng đáng hình phạt parivāsa, … đưa về lại (hình phạt) ban đầu vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, … ban cho hình phạt mānatta đến vị xứng đáng hình phạt mānatta, … giải tội cho vị xứng đáng sự giải tội, … ban phép tu lên bậc trên đến vị xứng đáng tu lên bậc trên, này Upāli, như thế là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật. Và như thế hội chúng không có sự vượt quá chức năng.”
– “Bạch ngài, về việc hội chúng hợp nhất ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ban cho cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, bạch ngài có phải việc ấy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật?” – “Này Upāli, việc ấy là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật.” – “Bạch ngài, về việc hội chúng hợp nhất thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị xứng đáng hành sự theo tội của vị ấy, … thực hiện hành sự khiển trách đến vị xứng đáng hành sự theo tội của vị ấy, thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đến vị xứng đáng hành sự khiển trách, … thực hiện hành sự chỉ dạy đến vị xứng đáng hành sự khiển trách, thực hiện hành sự khiển trách đến vị xứng đáng hành sự chỉ dạy, … thực hiện hành sự xua đuổi đến vị xứng đáng hành sự chỉ dạy, thực hiện hành sự chỉ dạy đến vị xứng đáng hành sự xua đuổi, … thực hiện hành sự hòa giải đến vị xứng đáng hành sự xua đuổi, thực hiện hành sự xua đuổi đến vị xứng đáng hành sự hòa giải, … thực hiện hành sự án treo đến vị xứng đáng hành sự hòa giải, thực hiện hành sự hòa giải đến vị xứng đáng hành sự án treo, … ban cho hình phạt parivāsa đến vị xứng đáng hành sự án treo, thực hiện hành sự án treo đến vị xứng đáng hình phạt parivāsa, … đưa về lại (hình phạt) ban đầu vị xứng đáng hình phạt parivāsa, ban cho hình phạt parivāsa đến vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, … ban cho hình phạt mānatta đến vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, đưa về lại (hình phạt) ban đầu vị xứng đáng hình phạt mānatta, … giải tội cho vị xứng đáng hình phạt mānatta, ban cho hình phạt mānatta đến vị xứng đáng sự giải tội, … ban phép tu lên bậc trên đến vị xứng đáng sự giải tội, giải tội cho vị xứng đáng tu lên bậc trên, bạch ngài có phải việc ấy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật?” – “Này Upāli, như thế là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật.
Này Upāli, về việc hội chúng hợp nhất ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ban cho cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, này Upāli, như thế là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật. Và như thế hội chúng có sự vượt quá chức năng. Này Upāli, về việc hội chúng hợp nhất thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị xứng đáng hành sự theo tội của vị ấy, ―(như trên)― thực hiện hành sự khiển trách đến vị xứng đáng hành sự theo tội của vị ấy, thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đến vị xứng đáng hành sự khiển trách, ―(như trên)― thực hiện hành sự chỉ dạy đến vị xứng đáng hành sự khiển trách, thực hiện hành sự khiển trách đến vị xứng đáng hành sự chỉ dạy, ―(như trên)― thực hiện hành sự xua đuổi đến vị xứng đáng hành sự chỉ dạy, thực hiện hành sự chỉ dạy đến vị xứng đáng hành sự xua đuổi, ―(như trên)― thực hiện hành sự hòa giải đến vị xứng đáng hành sự xua đuổi, thực hiện hành sự xua đuổi đến vị xứng đáng hành sự hòa giải, ―(như trên)― thực hiện hành sự án treo đến vị xứng đáng hành sự hòa giải, thực hiện hành sự hòa giải đến vị xứng đáng hành sự án treo, ―(như trên)― ban cho hình phạt parivāsa đến vị xứng đáng hành sự án treo, thực hiện hành sự án treo đến vị xứng đáng hình phạt parivāsa, ―(như trên)― đưa về lại (hình phạt) ban đầu vị xứng đáng hình phạt parivāsa, ban cho hình phạt parivāsa đến vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, ―(như trên)― ban cho hình phạt mānatta đến vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, đưa về lại (hình phạt) ban đầu vị xứng đáng hình phạt mānatta, ―(như trên)― giải tội cho vị xứng đáng hình phạt mānatta, ban cho hình phạt mānatta đến vị xứng đáng sự giải tội, ―(như trên)― ban phép tu lên bậc trên đến vị xứng đáng sự giải tội, giải tội cho vị xứng đáng tu lên bậc trên, này Upāli, như thế là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật. Và như thế hội chúng có sự vượt quá chức năng.”
– “Bạch ngài, về việc hội chúng hợp nhất ban cho cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, bạch ngài có phải việc ấy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật?” – “Này Upāli, việc ấy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật.” – “Bạch ngài, về việc hội chúng hợp nhất ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đến vị xứng đáng hành sự theo tội của vị ấy, ―(như trên)― thực hiện hành sự khiển trách đến vị xứng đáng hành sự khiển trách, ―(như trên)― thực hiện hành sự chỉ dạy đến vị xứng đáng hành sự chỉ dạy, ―(như trên)― thực hiện hành sự xua đuổi đến vị xứng đáng hành sự xua đuổi, ―(như trên)― thực hiện hành sự hòa giải đến vị xứng đáng hành sự hòa giải, ―(như trên)― thực hiện hành sự án treo đến vị xứng đáng hành sự án treo, ―(như trên)― ban cho hình phạt parivāsa đến vị xứng đáng hình phạt parivāsa, ―(như trên)― đưa về lại (hình phạt) ban đầu vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, ―(như trên)― ban cho hình phạt mānatta đến vị xứng đáng hình phạt mānatta, ―(như trên)― giải tội cho vị xứng đáng sự giải tội, ―(như trên)― ban phép tu lên bậc trên đến vị xứng đáng tu lên bậc trên, bạch ngài có phải việc ấy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật?” – “Này Upāli, việc ấy là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật.
Này Upāli, về việc hội chúng hợp nhất ban cho cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, này Upāli, như thế là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật. Và như thế hội chúng không có sự vượt quá chức năng. Này Upāli, về việc hội chúng hợp nhất ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đến vị xứng đáng hành sự theo tội của vị ấy, ―(như trên)― thực hiện hành sự khiển trách đến vị xứng đáng hành sự khiển trách, ―(như trên)― thực hiện hành sự chỉ dạy đến vị xứng đáng hành sự chỉ dạy, ―(như trên)― thực hiện hành sự xua đuổi đến vị xứng đáng hành sự xua đuổi, ―(như trên)― thực hiện hành sự hòa giải đến vị xứng đáng hành sự hòa giải, ―(như trên)― thực hiện hành sự án treo đến vị xứng đáng hành sự án treo, ―(như trên)― ban cho hình phạt parivāsa đến vị xứng đáng hình phạt parivāsa, ―(như trên)― đưa về lại (hình phạt) ban đầu vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, ―(như trên)― ban cho hình phạt mānatta đến vị xứng đáng hình phạt mānatta, ―(như trên)― giải tội cho vị xứng đáng sự giải tội, ―(như trên)― ban phép tu lên bậc trên đến vị xứng đáng tu lên bậc trên, này Upāli, như thế là hành sự đúng Pháp, là hành sự đúng Luật. Và như thế hội chúng không có sự vượt quá chức năng.”
Sau đó, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng: – “Này các tỳ khưu, về việc hội chúng hợp nhất ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, này các tỳ khưu, như thế là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật. Và như thế hội chúng có sự vượt quá chức năng. Này các tỳ khưu, về việc hội chúng hợp nhất thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ―(như trên)― thực hiện hành sự khiển trách đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ―(như trên)― thực hiện hành sự chỉ dạy đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ―(như trên)― thực hiện hành sự xua đuổi đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ―(như trên)― thực hiện hành sự hòa giải đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ―(như trên)― thực hiện hành sự án treo đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ―(như trên)― ban cho hình phạtparivāsa đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ―(như trên)― đưa về lại (hình phạt) ban đầu vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ―(như trên)― ban cho hình phạt mānatta đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ―(như trên)― giải tội cho vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, ―(như trên)― ban phép tu lên bậc trên đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ, này các tỳ khưu, như thế là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật. Và như thế hội chúng có sự vượt quá chức năng.
Này các tỳ khưu, về việc hội chúng hợp nhất ban cho cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, này các tỳ khưu, như thế là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật. Và như thế hội chúng có sự vượt quá chức năng. Này các tỳ khưu, về việc hội chúng hợp nhất thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― thực hiện hành sự khiển trách đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― thực hiện hành sự chỉ dạy đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― thực hiện hành sự xua đuổi đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― thực hiện hành sự hòa giải đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― thực hiện hành sự án treo đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― ban cho hình phạt parivāsa đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― đưa về lại (hình phạt) ban đầu vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― ban cho hình phạt mānatta đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― giải tội cho vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, ―(như trên)― ban phép tu lên bậc trên đến vị xứng đáng với cách hành xử Luật khi không điên cuồng, này các tỳ khưu, như thế là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật. Và như thế hội chúng có sự vượt quá chức năng.
Này các tỳ khưu, về việc hội chúng hợp nhất [ban cho cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ] đến vị xứng đáng hành sự theo tội của vị ấy, ―(như trên)― đến vị xứng đáng hành sự khiển trách, ―(như trên)― đến vị xứng đáng hành sự chỉ dạy, ―(như trên)― đến vị xứng đáng hành sự xua đuổi, ―(như trên)― đến vị xứng đáng hành sự hòa giải, ―(như trên)― đến vị xứng đáng hành sự án treo, ―(như trên)― đến vị xứng đáng hình phạt parivāsa, ―(như trên)― đến vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu, ―(như trên)― đến vị xứng đáng hình phạt mānatta, ―(như trên)― đến vị xứng đáng sự giải tội, ―(như trên)― này các tỳ khưu, như thế là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật. Và như thế hội chúng có sự vượt quá chức năng.
Này các tỳ khưu, về việc hội chúng hợp nhất ban cho cách hành xử Luật bằng sự ghi nhớ đến vị xứng đáng tu lên bậc trên, ―(như trên)― ban cho cách hành xử Luật khi không điên cuồng đến vị xứng đáng tu lên bậc trên, ―(như trên)― thực hiện hành sự theo tội của vị ấy đến vị xứng đáng tu lên bậc trên, ―(như trên)― thực hiện hành sự khiển trách đến vị xứng đáng tu lên bậc trên, ―(như trên)― thực hiện hành sự chỉ dạy đến vị xứng đáng tu lên bậc trên, ―(như trên)― thực hiện hành sự xua đuổi đến vị xứng đáng tu lên bậc trên, ―(như trên)― thực hiện hành sự hòa giải đến vị xứng đáng tu lên bậc trên, ―(như trên)― thực hiện hành sự án treo đến vị xứng đáng tu lên bậc trên, ―(như trên)― ban cho hình phạt parivāsađến vị xứng đáng tu lên bậc trên, ―(như trên)― đưa về lại (hình phạt) ban đầu vị xứng đáng tu lên bậc trên, ―(như trên)― ban cho hình phạt mānatta đến vị xứng đáng tu lên bậc trên, ―(như trên)― giải tội cho vị xứng đáng tu lên bậc trên, này các tỳ khưu, như thế là hành sự sai Pháp, là hành sự sai Luật. Và như thế hội chúng có sự vượt quá chức năng.”
Tụng phẩm về những câu hỏi của Upāli là thứ nhì.
TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)