HÃY TỰ MÌNH BƯỚC ĐI – THIỀN SƯ S.N. GOENKA

Walk the Path Yourself – Tự mình bước bước đi 

(The following has been translated and adapted from the seventh in a series of 44 Hindi discourses broadcast on Zee TV.)

(Bài nói sau đây được chuyển ngữ và biên tập lại từ bài nói thứ bảy trong chuỗi 44 bài pháp thoại Hindi phát sóng trên Zee TV)

One who goes to a meditation centre to learn Vipassana should clearly understand that the first step is to objectively observe the truth about one’s own natural respiration.

Một người đến trung tâm thiền để học Vipassana nên hiểu rõ ràng bước đầu tiên là quan sát sự thật khách quan về hơi thở tự nhiên của chính họ.

No word should be added to the natural breath even by oversight. One can concentrate the mind and make it calm by repeating any word. But the accumulation of defilements is blazing within, just as it did earlier. At any time, these sleeping volcanoes can erupt and overpower the mind and make one miserable.

Không từ nào nên thêm vào hơi thở tự nhiên thậm chí do bỏ sót. Người đó có thể định tâm và làm tâm bình ổn bằng việc lặp đi lặp lại bất kỳ từ nào. Nhưng sự tích lũy các bất tịnh đang bùng cháy bên trong như nó đã làm trước đó. Bất cứ thời điểm nào,những ngọn núi lửa đang ngủ này cũng có thể bùng nổ và nhấn chìm tâm trí và làm tâm khốn khổ.

Therefore, those who want to eradicate their defilements at the depth of the mind should not use any word. In other types of meditation, the use of a word has its own benefit. But it cannot eradicate the defilements at the depth of the mind.

Do đó, những ai muốn diệt trừ những bất tịnh ở tầng lớp sâu của tâm không nên dùng bất kỳ từ ngữ nào. Những cách thiền định khác, sử dụng từ ngữ có lợi ích cho riêng nó. Nhưng các phương pháp đó không thể diệt trừ các bất tịnh ở tầng lớp sâu của tâm.

One may repeat a word to concentrate the mind, just as a mother sings a lullaby to put her child to sleep. She keeps repeating the lullaby and the child falls asleep. In the same way, when a word is repeated, the mind will become concentrated on that. But this word becomes an obstacle in the objective observation of the truth in the present moment.

Người đó có thể lặp lại một từ để định tâm, như lời người mẹ hát ru đứa bé ngủ. Cô ấy vẫn luôn lặp lại lời ru và đứa trẻ chìm vào giấc. Cùng một cách, khi một từ được lặp lại, tâm sẽ trở nên tập trung vào đó. Nhưng từ này sẽ trở thành chướng ngại trong sự quan sát sự thật khách quan trong giây phút hiện tại.

I can understand this obstacle because I myself used to meditate with the help of words. This has been confirmed by the experiences of others who have faced the same obstacles. A great saint from India, Kabir, said the same thing. As one continues meditating with the help of a word, an echo arises from within that is known as an ajapā jāpa (un-chanted chant). This takes the form of a fine string and the string itself becomes an obstacle in the investigation of the truth of the universe within. Therefore, one is unable to attain the Ultimate Truth, beyond mind and matter.

Tôi có thể hiểu chướng ngại này vì chính tôi từng thiền với sự giúp đỡ của từ ngữ. Việc này cũng được xác nhận qua kinh nghiệm của nhiều người khác đã từng đối mặt với cùng chướng ngại. Một vị thánh vĩ đại của Ấn Độ, Kabir, nói điều tương tự thế. Khi một người liên tục thiền định với sự giúp đỡ của từ ngữ, một âm vang sinh ra bên trong được gọi là ajapā jāpa (niệm nhưng vô niệm). Nó tạo thành dạng chuỗi âm thanh thánh thiện và chuỗi này trở thành chướng ngại trong việc khảo sát sự thật của vũ trụ bên trong. Do đó, người đó có thể không đạt được Sự Thật Tối Thượng, bên ngoài tâm trí và vật chất.

Kabir says:/ Kabir nói

“Tāgā tūtā, nabha mem vinasagā, sabad ju kahām samāyī re.”

-The string has broken; it cannot remain in the universe within. How can the word that is so gross remain!

-Chuỗi đã bị đứt; nó không thể tồn tại trong vũ trụ bên trong. Làm thế nào những từ ngữ thô tục này có thể tồn tại!

Therefore, one should not use any object that will become an obstacle to future progress on this path. One has to learn the truth about oneself at the experiential level: about one’s body and mind and the interrelation between these two; and about the generation, multiplication and eradication of the mental defilements. One has to observe the truth as it is, just as it is. Then, one will keep progressing. The process of respiration is related to both: the body and the mind. By observing respiration objectively, the truth pertaining to both body and mind will become clearer and clearer.

Do vậy, người đó không nên dùng bất kỳ đối tượng nào đối tượng đó sẽ trở thành chướng ngại cản trở tiến bộ tương lai trên con đường này. Người đó phải học sự thật về chính mình ở cấp độ kinh nghiệm; về thân và tâm và sự liên hệ của cả hai; và về sự sinh ra, nhân lên và diệt đi của các bất tịnh trong tâm. Người đó phải theo dõi sự thật như chính nó, chỉ như chính nó. Khi đó, người đó sẽ tiếp tục tiến bộ. Quá trình hô hấp liên quan đến cả hai phần: thân và tâm. Bằng việc theo dõi hô hấp khách quan, sự thật liên quan giữa thân và tâm sẽ trở nên càng ngày càng rõ ràng hơn.

There may be initial difficulties. One who wants to eradicate the defilements from the depth of the mind will have to face these difficulties. The mind is so restless, so unsteady, not only at the surface level but also at the depth. Like a monkey, this monkey-mind keeps jumping from one branch of a tree to another. As soon as it leaves one branch, it holds another. It is so agitated, so disturbed, so miserable. It is wild; it has to be tamed. And one has to do this work very patiently.

Có thể có những khó khăn ban đầu. Khi người đó sẽ phải đối mặt nhiều có khăn khi muốn diệt trừ bất tịnh từ tầng lớp sâu của tâm. Tâm quá bồn chồn, quá dao động, không chỉ trên cấp độ bề mặt mà còn ở chiều sâu. Như một con khỉ, tâm khỉ này tiếp tục nhảy nhót từ cành cây này sang cành kia. Nó nhanh chóng rời cành này, bám cành kia. Tâm này bị kích động, bị quấy nhiễu, quá khốn khổ. Tâm này hoang dại, tâm phải được thuần phục. Và người đó phải làm việc này thật kiên nhẫn.

This work is similar to the task of taming a wild animal, like a wild buffalo or a wild elephant. A wise and experienced person, who has to tame a wild animal, works very patiently and persistently because the wild animal does not become tame as soon as he starts the work. At home, one cannot do this work continuously. Also, one will not be able to do this work patiently in spite of the difficulties because there is no teacher to give proper guidance. But when one joins a course at a Vipassana centre, one is able to work continuously and despite the difficulties, one keeps on making efforts to tame the mind.

Việc này tương tự công việc thuần hóa thú hoang, giống như con bò rừng hoặc con voi rừng. Một người thông thái và có kinh nghiệm, người đó phải thuần hóa một con thú rừng, họ làm việc thật kiên nhẫn và cần mẫn vì những con thú rừng không bị thuần hóa ngay khi anh ấy bắt đầu công việc. Tại nhà, người đó có thể không làm việc này liên tục. Cũng thế, người đó sẽ không thể làm việc này kiên nhẫn do những khó khăn vì không có thầy đưa ra các chỉ dẫn phù hợp. Nhưng khi người đó tham gia vào khóa thiền tại trung tâm Vipassana, người đó có thể làm việc liên tục và dù có khó khăn, người đó có thể nỗ lực thuần hóa tâm.

It is not possible for one’s mind to become totally concentrated and free of defilements as soon as one starts working. The mind will wander repeatedly. And when it wanders, it will be overcome by craving, overcome by aversion. And because of this, the meditator will become more and more agitated. “Oh, what kind of mind am I carrying! It is so full of craving, so full of aversion. It does not stay in the present at all. Our teacher says that one should live in the present but my mind does not stay in the present at all. It is so miserable.” One has lost patience. One has lost equanimity. One has lost the balance of one’s mind. How can the work proceed? One has to work very patiently. If the mind wanders, one accepts the present reality that it has wandered. If the mind is full of craving, one accepts the present reality that it is full of craving. One merely accepts: “At this moment, my mind is full of craving.” or “At this moment, my mind is full of aversion.” Thus, one keeps observing the state of the mind, as it is. One observes the natural respiration dispassionately, objectively, without any personal identification.

Không thể nào làm tâm một người trở nên hoàn toàn tập trung và thoát khỏi bất tịnh chỉ khi mới bắt đầu làm việc. Tâm sẽ liên tục đi lang thang. Và khi tâm đi đi lang thang, nó sẽ bị mất tự chủ bởi tham ái, mất tự chủ bởi sân hận. Và vì điều này, hành giả sẽ trở nên ngày càng bị kích động.” Ồ, tôi đang mang loại tâm gì ! Tâm tràn đầy tham ái, tràn đầy sân hận. Tâm không ở trong hiện tại một chút nào. Các vị thầy của tôi nói rằng một người nên sống trong hiện tại nhưng tâm tôi không ở hiện tại chút nào. Thật đau khổ.” Người đó mất đi sự bình tĩnh. Người đó lạc mất quân bình. Người đó lạc mất tâm cân bằng. Làm thế nào để việc hành thiền tiến bộ ? Người đó chỉ cần làm việc thật kiên nhẫn. Nếu tâm đi lang thang, người đó chấp nhận sự thật rằng tâm đi lang thang. Nếu tâm tràn đầy tham ái, người đó chấp nhận sự thật tâm đầy tham ái. Người đó chỉ đơn thuần chấp nhận: “ Tại khoảnh khắc này, tâm tôi đang đầy tham ái”. hoặc “ Tại khoảnh khắc này, tâm tôi đầy sân hận.” Do vậy, người đó tiếp tục theo dõi trạng thái của tâm, như chính nó. Khi người đó theo dõi hơi thở tự nhiên một cách bình thản, khách quan, không có bất kỳ nhận định cá nhân nào.

Something has happened at the physical or mental level and one understands, “I am observing” One starts the work in this way. As one progresses, one will reach a stage where this “I” will disappear, this “am observing” will also disappear. Something has happened and one understands, “It is being observed.” There is no observer; there is only objective observation.

Vài điều xảy ra tại cấp độ thể chất hoặc tâm trí và người đó hiểu rằng, “ Tôi đang quan sát”. Người đó bắt đầu làm việc theo cách này. Khi người đó tiến bộ, người đó sẽ đạt tới trạng thái nơi “ Cái tôi” sẽ biến mất, đây “ đang quan sát” cũng sẽ biến mất. Điều này xảy ra và người đó hiểu.”Nó đang được quan sát.” “ Không có người quan sát, chỉ có sự quan sát khách quan.”

Influenced by Vipassana, Patanjali, an Indian sage who lived a few centuries after the Buddha, said, “Drastā drśīmātra”-In seeing there should be only seeing. Later, this objective observation also ends, and bare awareness remains at the level of direct experience. This awareness is samma ditthi-right understanding, right knowledge. This eventually takes the Vipassana meditator to the final stage of full liberation.

Bị ảnh hưởng bởi Vipassana, Patanjali, một ẩn sĩ Ấn Độ sống sau thời Đức Phât, nói,”Drastā drśīmātra” – Trong việc nhìn thấy chỉ nên có sự thấy. Sau đó, sự quan sát khách quan cũng kết thúc, nhận biết trần trụi vẫn còn ở cấp độ kinh nghiệm trực tiếp. Sự nhận biết này là samma ditthi – nhận biết đúng, hiểu biết đúng. Nó thậm chí giúp hành giả Vipassana đến giai đoạn cuối cùng của giải thoát.

Initially, one has to pass through many difficulties. When a wild buffalo or wild elephant enters any human habitation, it causes so much harm, so much destruction, so much panic. But after one has tamed the wild beast, by working very patiently, it is of such immense help. Its entire strength is utilised constructively.

Ban đầu, người đó phải trải qua nhiều khó khăn. Khi một con bò rừng hoặc con voi rừng vào nơi sinh sống của con người, nó rất tai hại, rất tàn phá, rất khủng khiếp. Nhưng sau khi người đó thuần hóa con thú hoang dã, bằng việc hành thiền thật kiên nhẫn, đó là sự giúp đỡ cực kì lớn lao. Toàn thể sức mạnh được sử dụng hiệu quả. 

The mind is more powerful than a thousand elephants. When it is destructive, it does more harm than a thousand wild elephants. The same mind, when tamed, will be of much more service than a thousand tamed elephants. A tamed mind will cause much happiness. But one has to work very patiently.

Tâm sẽ càng mạnh mẽ gấp ngàn con voi. Khi nó phá hủy, nó còn nguy hại hơn ngàn con voi rừng. Cùng một tâm, khi được thuần hóa, sẽ phục vụ nhiều hơn một ngàn con voi rừng được thuần hóa. Một tâm thuần hóa sẽ mang lại nhiều niềm vui. Nhưng người đó phải làm việc thật chăm chỉ.

A meditator should also understand that “I have to do this work oneself. It is my responsibility.” This is not out of egoism. Sometimes, because it was lost from India for such a long time, some people do not understand this technique of Vipassana properly and criticise it. They consider the idea of liberating themselves by removing their own defilements as egoistic. Oh no! This meditation technique will take one to a stage where the ego dissolves completely and there is only anattā (egolessness). The idea of “I”, “mine”, “my soul” will come to an end.

Một hành giả cũng nên hiểu rằng “ Tôi phải làm việc này một mình. Đây là trách nhiệm của tôi.” Đây hoàn toàn không ích kỷ. Thỉnh thoảng, vì hành thiền biến mất khỏi Ấn Độ thời gian dài như thế, vài người không hiểu kỹ thuật của Vipassana một cách thích đáng và chỉ trích nó. Họ cho rằng ý tưởng giải thoát chính mình bằng việc loại bỏ bất tịnh của họ là đầy bản ngã. Ồ không! Đây là kỹ thuật thiền sẽ đưa một người đến trạng thái bản ngã bị tan rã hoàn toàn và chỉ còn anattā (vô ngã). Ý tưởng về “Tôi”, “của tôi”, “tâm hồn của tôi” sẽ đến hồi kết.

Liberating oneself is not egoism but a responsibility. Just as one bathes every morning because one is responsible for keeping one’s body clean. Who else will do it? Is one inflating the ego by bathing daily? Where is the question of inflating the ego? It is one’s own responsibility. If the body becomes dirty, it becomes diseased. It has to be kept free from disease, therefore, one should clean it. Similarly, the mind has become impure. Who has made the mind impure? It is one’s own responsibility. One did it out of ignorance because one did not have proper understanding. Now the job of cleaning it is one’s own responsibility. One has to do it oneself; no one else can do it.

Giải thoát chính mình không phải là ích kỷ mà là trách nhiệm. Chỉ khi người đó tắm rửa mỗi ngày vì người đó có trách nhiệm giữ cho cơ thể mình sạch sẽ. Người khác sẽ làm gì với nó ? Liệu người đó có đang thổi phồng bản ngã bằng việc tắm rửa hằng ngày ? Câu hỏi về thổi phồng bản ngã ở đâu ? Đó chính là trách nhiệm của họ. Nếu cơ thể trở nên dơ bẩn, nó sẽ bị bệnh. Cơ thể phải được giữ để không bị bệnh, do vậy họ nên làm sạch cơ thể. Tương tự thế, tâm trí trở nên bất tịnh. Ai làm tâm bất tịnh? Đó là trách nhiệm của chính chúng ta. Người đó không thoát khỏi vô minh vì người đó không có hiểu biết đúng đắn. Bây giờ công việc làm sạch tâm là trách nhiệm của họ. Người đó phải tự làm, không ai có thể làm điều đó.

One often suffers from the delusion, “I am so helpless, I am so weak, how can I become liberated? Someone will have mercy on me. Someone will liberate me out of compassion.” Such a deluded person should understand, “Why should the savior liberate me alone? Am I someone special? Just because I have become an expert at false praise, will the Almighty liberate me?” Why should the savior liberate you alone? The entire world is so miserable, and yet, he does not liberate anyone. It is clear that each person has to liberate oneself by removing one’s own defilements. Each person has tied knots within, and these knots have to be untied by one’s own efforts.

Con người thường xuyên đau khổ từ ảo tưởng, “ Tôi thật quá vô dụng, tôi quá yếu đuối, làm cách nào tôi trở nên giải thoát? Ai đó sẽ ban phước cho tôi. Ai đó sẽ giải thoát tôi với đầy lòng từ ái.” Một người có ảo tưởng như thế nên hiểu rằng. “ Vì sao đấng cứu thế nên giải thoát một mình tôi ? Tôi là một người đặc biệt ư ? Chỉ vì tôi phải trở thành chuyên gia ca ngợi sai lầm, sẽ có Thượng đế giải thoát tôi?” Vì sao Đấng cứu thế nên chỉ giải thoát một mình bạn? Toàn thể thế giới này quá khổ đau, và nếu thế Ngài ấy lại không giải thoát bất kỳ ai. Rất rõ ràng mỗi người nên tự giải thoát chính mình bằng việc loại bỏ đi chính các bất tịnh. Mỗi người thắt các nút rối bên trong, và những nút rối này phải được tháo bỏ bởi chính họ.

Someone full of compassion might show us the way. One who has reached the stage of liberation by walking on the path, a Buddha, will show the way. But one has to actually walk on this path oneself. One has to cover the entire path by walking step by step. At the start, someone might compassionately say, “Hold my hand and walk.” Someone may walk alongside for a while but still one has to walk the path oneself. The sooner a person gets rid of the delusion that someone else will carry him or her on the shoulders to the final goal, the more beneficial it is for such a person.

Vài vị đầy lòng từ ái sẽ chỉ cho chúng ta con đường. Người đã đạt đến giai đoạn giải thoát bằng việc bước đi trên con đường, một vị Phật, sẽ chỉ con đường. Nhưng người đó phải thực sự tự bước đi trên con đường. Người đó phải nắm hết toàn vẹn con đường bằng việc đi từng bước. Lúc bắt đầu, vài người sẽ từ bi mà nói,” Hãy nắm tay ta và bước”. Vài vị có thể đi bên cạnh một lúc nhưng chính người đó phải tự bước đi. Người càng sớm thoát khỏi ảo tưởng rằng ai khác sẽ mang anh ta trên vai đến đích cuối cùng, thì người đó càng có nhiều lợi lạc.

Why would any unseen force generate defilements in the minds of all living beings and make them miserable? One has accumulated defilements oneself; one will have to remove the defilements oneself. Someone might lovingly show us the path.

Tại sao bất kỳ những lực không nhìn thấy tạo ra bất tịnh trong tâm của các sinh vật sống và làm chúng sinh đau khổ? Người đó tích lũy các bất tịnh trong chính họ, người đó sẽ phải loại bỏ hết các bất tịnh đó. Ai đó có thể mà chỉ ra con đường với đầy lòng thương cho họ.

As the Buddha says:/ Như Đức Phật nói rằng:

“Tumhe hi kiccam ātappam, akkhātaro tathāgatā.”

-You have to do your own work; Enlightened Ones only show the path.

– Bạn phải tự làm việc; Đấng giác ngộ chỉ cho thấy con đường.

The Buddha could show the path because he himself had walked the entire path and had reached the final goal. That is why he had become a tathāgata (an enlightened person). Out of compassion for all suffering beings, he lovingly explained to people that it is their responsibility to walk on the path to liberation. The sooner a person understands that one has to walk on the path oneself, the more fortunate that person is. One who hopes that someone else will liberate him because he is so helpless will never walk on the path. One will have to make the effort oneself. There will be many difficulties and obstacles on the path. One may stumble and fall but one should get up and start walking again until one reaches the stage of liberation.

Đức Phật có thể chỉ ra con đường vì Ngài đã bước đi toàn bộ trên con đường đưa đến đích cuối cùng. Đó là lý do tại sao Ngài trở thành tathāgata (một người giác ngộ). Giàu lòng từ ái với tất cả chúng sinh, Ngài ân cần giải thích với mọi người chính họ phải bước đi trên con đường giải thoát. Người nào hiểu được càng sớm rằng người đó phải tự bước đi, người đó càng có nhiều may mắn. Một người hi vọng rằng ai đó sẽ giải thoát anh ta vì anh ta vô dụng sẽ không bao giờ bước đi trên con đường đó. Anh ta phải tự nỗ lực. Sẽ có nhiều khó khăn và chướng ngại trên con đường. Anh ta có thể vấp ngã nhưng anh ta nên đứng dậy và bước đầu bước đi tiếp cho đến khi anh ta đến trạng thái giải thoát.

An incident / Một rắc rối

The Buddha was dwelling at Sāvatthi, the capital of Kosala, the most densely populated city in the India of those days. Several monks and nuns as well as male and female lay people would come to his meditation centre to listen to his discourses and to learn meditation. Some people came only to listen to the discourses but never put any of his teaching into practice. One such person arrived early one day and found the Buddha alone. He approached him and said, “Sir, I have a question that arises repeatedly in my mind. I am hesitant to ask when others are present. I am glad that you are alone today. With your permission, I will ask my question”.

Đức phật đang ngụ ở Sāvatthi, thủ đô của Kosala, thành phố đông dân dày đặc ở Ấn Độ vào những ngày đó. Vài vị tăng và ni sư cũng như cư sĩ tại gia nam và nữ sẽ đến trung tâm thiền để lắng nghe pháp thoại của Đức phật và học về thiền. Vài người đến chỉ nghe pháp thoại nhưng chưa từng ứng dụng lời dạy của  Ngài vào thực hành. Một ngày nọ một người như thế đến sớm và thấy Đức Phật ở một mình. Anh ta tiến đến và hỏi “ Thưa Ngài, tôi có câu hỏi khởi lên lặp đi lặp lại trong tâm tôi. Tôi ngại hỏi khi ai đó ở đây, nay tôi lấy làm vui mừng khi hôm nay Ngài ở một mình. Với sự cho phép, tôi xin hỏi câu hỏi của mình”.

The Buddha replied, “There should not be any doubts on the path of Dhamma; have them clarified. What is your question?”

Đức Phật trả lời, “Không nên có bất kỳ nghi ngờ nào về con đường của Dhamma; chúng phải được làm rõ. Vậy câu hỏi của anh là gì?”

“Sir, I have been coming to your meditation centre for many years and I have noticed that many people come to you. Some of them, I can see, have certainly reached the final stage and have become fully liberated. I can see that others have experienced a great change in their lives though they are not yet fully liberated. But sir, there are some people, including myself, have not changed at all. They are just as they were earlier.

“Thưa Ngài, tôi đã đến trung tâm thiền của ngài nhiều năm nay và tôi nhận ra có nhiều người đến với ngài. Một vài trong số họ, tôi có thể thấy, đã chắc chắn đạt kinh nghiệm thay đổi lớn trong đời sống của họ dù họ chưa giải thoát hoàn toàn. Nhưng thưa Ngài, cũng có vài người, gồm cả tôi, chẳng có thay đổi gì cả. Chúng tôi vẫn như lúc trước.”

Why should this be, sir? People come to you, a great person, so powerful and compassionate. They take refuge in you and yet there is no change in them. Why don’t you use all your power and compassion to liberate them all?”

Thưa ngài, tại sao như thế ? Người ta đến với Ngài, một người rất vĩ đại, rất quyền năng và từ bi. Họ nương tựa nơi Ngài và không hề có sự thay đổi nào trong họ. Tại sao Ngài không dùng quyền năng của Ngài để giải thoát họ ?

The Buddha smiled. This is what he explained every day, but if someone did not want to understand, what could be done? He tried to explain again. He had different ways of explaining. Sometimes he would explain by counter-questioning.

Đức Phật mỉm cười. Đây là điều Ngài ấy đã giải thích mỗi ngày, nhưng nếu ai đó không muốn hiểu, thì điều này làm sao có thể đạt được ? Ngài ấy đã cố giải thích đi giải thích lại. Ngài đã có nhiều cách khác để giải thích. Đôi khi Ngài ấy sẽ giải thích bằng cách hỏi ngược lại.

“Where do you come from?”

“Anh từ đâu đến?”

“Sāvatthi, sir.”

“Sāvatthi, thưa Ngài.”

“Yes, but your facial features and speech show that you are not from this part of the country. You have come from some other region and settled here.”

“Vâng, nhưng nhìn đường nét trên gương mặt anh và lời nói cho thấy anh không đến từ vùng này. Anh đến từ vùng khác và đã cư ngụ nơi đây.”

“You are right, sir. I am from the city of Rājagaha, the capital of the state of Magadha. I came and settled here in Sāvatthi a few years ago.”

“Vâng đúng, thưa Ngài. Tôi đến từ thành phố  Rājagaha, thủ đô của nước Magadha. Tôi đến và cư ngụ tại Sāvatthi vài năm trước.”

“Have you severed all connections with Rājagaha?” 

“Anh đã cắt đứt liên lạc với Rājagaha?”

“No sir. I still have relatives and friends there. I have business there. I visit Rājagaha many times every year and return to Sāvatthi.”

“Không thưa ngài. Tôi vẫn còn họ hàng và bạn bè ở đó. Tôi có công việc kinh doanh ở đây. Nhiều lần trong năm tôi về thăm Rājagaha và trở về Sāvatthi.”

“Having travelled the path from here to Rājagaha, certainly you must know the path very well?”

“Anh đã nhiều lần đi trên con đường từ đây đến Rājagaha, chắc chắn anh phải biết con đường này rất rõ.?”

“Oh yes sir, I know it perfectly.”

“Ồ vâng thưa ngài, tôi biết nó rất rõ.”

“And your friends, who know you well, must know that you are from Rājagaha and have settled here? They must also know that you often visit Rājagaha and that you know the path from here to Rājagaha very well?”

“Và người bạn của anh, người biết anh rất rõ, phải biết rằng anh từ Rājagaha và cư ngụ tại đây ? Họ cũng phải biết rằng anh thường về thăm Rājagaha và anh biết con đường từ đây đến Rājagaha rất rõ ?

“Yes sir, all those who are close to me know that I am from Rājagaha and that I know the path to Rājagaha very well.”

“Vâng thưa ngài, tất cả họ đều thân với tôi biết rằng tôi từ Rājagaha và tôi biết con đường tới Rājagaha rất rõ.”

“Then it must happen that some of them ask you to explain the path from here to Rājagaha. Do you hide anything or do you explain the path to them clearly?”

“Sau đó chắc ai đó phải hỏi anh giải thích con đường từ đây đến Rājagaha. Anh có che giấu bất cứ điều gì hay anh sẽ giải thích rõ ràng con đường cho họ ?

“Sir, why should I hide it? I explain to them as clearly as I can: go towards the east from here and you will reach the city of Benāras. Continue onward until you reach Gayā. Proceed further and you will reach Rājagaha.”

“Thưa ngài, tại sao tôi phải giấu ? Tôi giải thích với họ rất rõ ràng nhất khi tôi có thể:từ đây đi về hướng đông và anh sẽ tới thành Benāras. Tiếp tục về phía trước cho tới khi đến Benāras. Đi xa hơn và anh sẽ tới Rājagaha..”

“And do all these people to whom you explain the path so clearly reach Rājagaha?”

“Tất cả những người anh  giải thích rõ ràng con đường đều tới Rājagaha.?”

“How can that be sir? Only those who walk the entire path will reach Rājagaha.”

“Làm sao có thể thưa ngài ? Chỉ những ai đi hoàn toàn trên con đường sẽ tới Rājagaha.”

“This is what I want to explain to you. People come to me knowing that this is someone who has walked the path from here to nibbāna and so knows it perfectly. They ask me about the path. Why should I hide it? I explain to them clearly:

“Đây là điều ta muốn nói với anh. Nhiều người đến với ta biết rõ rằng chính người đó phải bước đi trên con đường từ đây đến niết bàn (nibbāna) và hoàn toàn biết nó hoàn hảo. Họ hỏi ta về con đường. Tại sao ta nên giấu nó? Ta đã giải thích cho họ rõ ràng.”

“This is the path. On the way you will come across these stations; you will pass through these experiences. Proceed further and you will reach the stage of liberation, you will experience the Ultimate Truth.

“Đây là con đường. Trên đường bạn sẽ băng qua những trạm này; bạn sẽ băng qua những kinh nghiệm này. Tiến đến xa hơn và bạn sẽ tới trạng thái giải thoát, bạn sẽ kinh nghiệm được Sự thật Tối Thượng.”

“I explain the path very clearly. If someone is satisfied only with my explanation and bows down three times and says, ‘Sādhu, sādhu, sādhu, you have explained very well, sir.’ but does not take a single step on the path, how will he reach the final goal?

“Ta đã giải thích con đường này rất rõ ràng. Nếu người đó hài lòng chỉ vì lời giải thích của ta và quỳ lạy ba lần và nói, ‘Sādhu, sādhu, sādhu, Ngài đã giải thích rất tốt, thưa ngài.’ nhưng không chịu bước dù là một bước trên con đường, làm thế nào anh ta sẽ đạt tới đích cuối cùng.?

“One who starts walking on the path and takes ten steps will be ten steps closer to the final goal. One who takes a hundred steps will be a hundred steps closer to the final goal. And one who takes all the steps on the path will reach the final goal. You have to walk on the path yourself.”

“Một người bắt đầu đi trên con đường và đi được mười bước sẽ gần đích hơn mười bước. Người đó đi được một trăm bước sẽ gần đến đích hơn một trăm bước. Và người đó đi tất cả các bước sẽ đạt đến mục đích cuối cùng. Anh phải tự bước đi.”

All those who have started walking on the path of liberation, the path of pure Dhamma, have started walking on the path of total purification of the mind. They have started walking on the path of total liberation, the path that leads to real happiness, real peace, real harmony, real liberation. Those who walk on the path of pure Dhamma find real happiness, real peace, real harmony, real liberation from all the miseries of life.

Tất cả họ phải bắt đầu bước đi trên con đường giải thoát, con đường của Dhamma tinh khiết, bắt đầu bước đi trên con đường của tâm hoàn toàn thanh tịnh. Họ bước đi trên con đường giải thoát hoàn toàn, con đường dẫn đến hạnh phúc thực sự, an lạc thật sự, hòa hợp thực sự, giải thoát thực sự. Những ai đi trên con đường của Dhamma tinh khiết tìm thấy hạnh phúc thực sự, an lạc thật sự, hòa hợp thực sự, giải thoát khỏi đau khổ thực sự.

May all beings be happy!

Nguyện cho tất cả chúng sinh được hạnh phúc!

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *