Inner Peace for World Peace – Hòa bình nội tâm vì hòa bình thế giới
(Address by Mr. S. N. Goenka to the Millennium World Peace Summit on 29 August 2000 at the General Assembly Hall of the United Nations)
(Bài phát biểu của ngài S. N. Goenka tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên về Hòa bình Thế giới vào ngày 29 tháng 8 năm 2000 tại Đại sảnh đường Liên Hiệp Quốc)
In late August 2000, Goenkaji participated in the Millennium World Peace Summit—a gathering of 1000 of the world’s religious and spiritual leaders, held at the United Nations under the auspices of Secretary-General Kofi Annan. The purpose of the meeting was to promote tolerance, foster peace, and encourage inter-religious dialogue. With the many different viewpoints represented, the potential for disagreement was strong. In his presentation to the delegates, Goenkaji tried to highlight what they, and all spiritual paths have in common: the universal Dhamma. His remarks were received with repeated ovations.
Vào cuối tháng 8 năm 2000, Ngài Goenkaji tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên về Hòa bình Thế giới tại Đại sảnh đường Liên Hiệp Quốc với sự có mặt của 1000 vị lãnh đạo tâm linh và tôn giáo trên khắp thế giới dưới sự hỗ trợ bởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Koji Annan. Mục đích của hội nghị là để thúc đẩy lòng khoan dung, thúc đẩy hòa bình và khuyến khích đối ngoại liên tôn giáo. Với nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra, khả năng bất đồng là rất lớn. Trong bài trình bày trước các đại biểu, Goenkaji đã cố gắng làm nổi bật điểm chung trên con đường tâm linh đó là: Dhamma phổ quát. Phát biểu của ngài đã nhận được sự hoan nghênh liên tiếp.
“Friends, leaders of the spiritual and religious world! This is a wonderful occasion, when we can all unite and serve humanity. Religion is religion only when it unites; when it divides us, it is nothing.
“Hỡi những người bạn hữu, các vị lãnh đạo tâm linh và tôn giáo! Đây là một dịp tuyệt vời, khi tất cả chúng ta có thể hợp lại và phục vụ nhân loại. Tôn giáo là tôn giáo khi và chỉ khi có sự hợp nhất; nếu có chia rẽ, thì tôn giáo chẳng là gì cả.
Much has been said here about conversion, both for and against. Far from being opposed to conversion, I am in favor of it—but not conversion from one organized religion to another. No, the conversion must be from misery to happiness. It must be from bondage to liberation. It must be from cruelty to compassion. That is the conversion needed today, and that is what this meeting should seek to bring about.
Phần lớn chúng ta đã nói về sự chuyển đổi, về cả việc đồng thuận và bác bỏ. Bản thân tôi ủng hộ chuyển đổi nhưng không phải là chuyển đổi từ tôn giáo này sang tôn giáo khác. Không, việc chuyển đổi phải là từ đau khổ sang hạnh phúc. Từ sự trói buộc sang giải thoát. Từ tàn nhẫn đến từ bi. Đó là sự chuyển đổi cần thiết cho ngày hôm nay, và đó là điều mà hội nghị này nên hướng tới.
The ancient land of India gave a message of peace and harmony to the world, to all humanity, but it did more: it gave a method, a technique, for achieving peace and harmony. To me it seems that if we want peace in human society, we cannot ignore individuals. If there is no peace in the mind of the individual, I do not understand how there can be real peace in the world. If I have an agitated mind, always full of anger, hatred, ill will and animosity, how can I give peace to the world? I cannot because I have no peace myself. Enlightened persons have therefore said, “First find peace within yourself.” One has to examine whether there is really peace within oneself. All the sages, saints, and seers of the world have advised, “Know thyself.”
Vùng đất cổ xưa của Ấn Độ đã đưa ra một thông điệp hòa bình và hòa hợp với thế giới, cho toàn nhân loại, nhưng nó đã làm được nhiều hơn thế: nó đã đưa ra một phương pháp, một kỹ thuật, để đạt được hòa bình và hòa hợp. Đối với tôi dường như nếu chúng ta muốn hòa bình trong xã hội loài người, chúng ta không thể bỏ qua các cá nhân. Nếu không có hòa bình trong tâm trí của cá nhân, tôi không hiểu làm thế nào có thể có hòa bình thực sự trên thế giới. Nếu tôi có một tâm trí vọng động, luôn đầy giận dữ, thù hận, ác ý và thù địch, làm thế nào tôi có thể mang lại hòa bình cho thế giới? Tôi không thể bởi vì bản thân tôi không có hòa bình. Do đó, những bậc giác ngộ đã nói, “Trước tiên hãy tìm sự bình yên trong chính mình.” Chúng ta phải xét xem liệu ta có cảm thấy hòa bình trong chính mình. Tất cả các nhà hiền triết, đức thánh linh và tiên kiến trên thế giới đều khuyên, “Hãy biết chính mình.”
That means not merely knowing at the intellectual level, or accepting at the emotional or devotional level, but realizing by experience at the actual level. When you experience the truth about yourself, within yourself, at the experiential level, the problems of life find their solution.
Điều đó có nghĩa là ta không chỉ đơn thuần là biết ở cấp độ trí tuệ, hoặc chấp nhận ở cấp độ cảm xúc hoặc sùng kính, mà là biết ở cấp độ trải nghiệm thông qua thực tế. Khi bạn trải nghiệm sự thật về bản thân, trong chính bạn, ở cấp độ kinh nghiệm, bạn sẽ có giải pháp cho các vấn đề trong cuộc sống.
You start understanding the universal law, the law of nature—or, if you prefer, the law of God Almighty. This law is applicable to one and all: When I generate anger, hatred, ill will, or animosity, I am the first victim of my anger. I am the first victim of the hatred or animosity that I have generated within. First I harm myself, and only afterwards do I start harming others. This is the law of nature.
Khi đó bạn bắt đầu hiểu luật phổ quát, luật tự nhiên, hay, luật của Bậc toàn năng. Quy luật này được áp dụng cho tất cả: Khi tôi tạo ra sự tức giận, thù hận, ác ý hoặc thù địch, tôi là nạn nhân đầu tiên của sự tức giận của tôi. Tôi là nạn nhân đầu tiên của sự thù hận hoặc thù oán mà tôi đã tạo ra bên trong. Đầu tiên tôi làm hại chính mình, và sau đó tôi làm hại người khác. Đây là quy luật tự nhiên.
If I observe within myself, I find that as soon as any negativity arises in the mind, there is a physical reaction: my body becomes hot and starts burning; there are palpitations and tension; I am miserable. When I generate negativity within me and become miserable, I do not keep the misery limited to myself; instead I throw it on to others. I make the entire atmosphere around me so tense that anyone who comes in contact with me also becomes miserable. Although I talk of peace and happiness, more important than words is what is happening within me. When my mind is free of negativity, again, the law starts working. The moment there is no negativity in the mind, nature—or God Almighty—starts rewarding me: I feel peaceful. This too I can observe within myself.
Khi tôi quan sát trong chính mình, tôi thấy rằng ngay khi có bất kỳ tiêu cực nào xuất hiện trong tâm trí, có một phản ứng vật lý: cơ thể tôi trở nên nóng rực; tim đập nhanh và căng thẳng; khi đó tôi đau khổ. Khi tôi tạo ra sự tiêu cực trong tôi và trở nên khốn khổ, tôi không sự khốn khổ riêng mình; thay vào đó tôi lan truyền sự đau khổ tới người khác. Tôi làm cho toàn bộ bầu không khí xung quanh tôi trở nên căng thẳng đến nỗi bất cứ ai tiếp xúc với tôi cũng trở nên khốn khổ. Mặc dù tôi nói về hòa bình và hạnh phúc, nhưng những gì đang xảy ra trong tôi mới là quan trọng. Khi tâm trí của tôi không còn tiêu cực, một lần nữa, quy luật tự nhiên lại diễn ra. Khoảnh khắc không có sự tiêu cực trong tâm trí, luật tự nhiên, hay Đấng Toàn năng bắt đầu tưởng thưởng tôi: Khi đó tôi cảm thấy yên bình. Tôi cũng có thể quan sát điều này trong bản thân mình.
Whatever one’s religion or tradition or country, when one breaks the law of nature and generates negativity in the mind, one is bound to suffer. Nature itself provides the punishment. Those who break nature’s laws start feeling the misery of hellfire within, here and now. The seed they sow now is a seed of hellfire, and what awaits them after death is nothing but hellfire. Similarly, according to the law of nature, if I keep my mind pure, full of love and compassion, I enjoy the kingdom of heaven within here and now. The seed that I sow will have as its fruit the kingdom of heaven after death. It makes no difference whether I call myself a Hindu, a Muslim, a Christian or a Jain: a human being is a human being; the human mind is the human mind.
Đối với bất kể một tôn giáo hay truyền thống hay quốc gia nào, khi một người phá vỡ quy luật tự nhiên và tạo ra sự tiêu cực trong tâm trí, họ nhất định phải chịu trừng phạt. Luật tự nhiên đưa ra hình phạt. Những người phá vỡ luật tự nhiên bắt đầu cảm thấy sự khốn khổ của hỏa ngục bên trong, ngay lúc đó. Hạt giống mà họ gieo lúc đó là hạt giống của lửa địa ngục, và những gì chờ đợi họ sau khi chết không gì khác ngoài lửa địa ngục. Tương tự, theo quy luật tự nhiên, nếu tôi giữ cho tâm trí của mình thánh thiện, tràn đầy tình yêu và lòng trắc ẩn, tôi sẽ tận hưởng thiên đàng ngay trong hiện tại. Hạt giống mà tôi gieo sẽ có quả là thiên đàng sau khi chết. Không có gì khác biệt dù tôi tự gọi mình là người theo đạo Hindu, Hồi giáo, Cơ đốc giáo hay Kỳ Na Giáo: một con người là một con người; tâm trí con người là tâm trí con người.
The conversion that is needed is from impurity of mind to purity of mind. This conversion changes people in wonderful ways. It is no magic or miracle; this is a pure science of observing the interaction of mind and matter within. One examines how the mind keeps influencing the material body, and how the body influences the mind. Through patient observation, the law of nature becomes so clear: whenever one generates mental negativity, one starts suffering; and whenever one is free from negativity, one enjoys peace and harmony. This technique of self-observation can be practiced by one and all.
Sự chuyển đổi cần thiết là chuyển đổi từ một tâm trí ô uế sang tâm trí thánh thiện. Sự chuyển đổi này thay đổi con người ta theo cách tuyệt vời. Đây không phải là phép thuật hay phép màu; đây là môn khoa học thuần túy quan sát sự tương tác của tâm trí và vật chất bên trong. Người ta xem xét cách thức tâm trí ảnh hưởng đến cơ thể vật chất, và cơ thể ảnh hưởng đến tâm trí như thế nào. Thông qua sự quan sát một cách kiên trì, quy luật tự nhiên trở nên rất rõ ràng: bất cứ khi nào một người sinh ra sự tiêu cực về tinh thần, họ bắt đầu đau khổ; và bất cứ khi nào một người thoát khỏi sự tiêu cực, họ có được hòa bình và hòa hợp. Kỹ thuật tự quan sát này là dành cho tất cả mọi người.
Taught in ancient times by the Enlightened One in India, the technique spread around the world. Today also, people from different communities, traditions and religions come and learn this technique, to obtain the same benefit. They may continue to call themselves Hindu, Buddhist, Muslim, or Christian. These labels make no difference; a human being is a human being. The difference is that through their practice they become truly spiritual people, full of love and compassion. What they are doing is good for themselves and for all others. When someone generates peace in the mind, the entire atmosphere around that person is permeated with the vibration of peace and anyone who encounters that person also starts enjoying peace. This mental change is the real conversion that is required. No other conversion has meaning.
Được sử dụng trong thời cổ đại bởi Bậc giác ngộ ở Ấn Độ, kỹ thuật này đã lan rộng khắp thế giới. Ngày nay cũng vậy, mọi người từ các cộng đồng, truyền thống và tôn giáo khác nhau đến và học kỹ thuật này, để có được lợi ích tương tự. Họ có thể tiếp tục tự gọi mình là Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo hoặc Thiên chúa giáo. Những cái tên ấy không có sự khác biệt; một con người là một con người. Sự khác biệt là thông qua thực hành, họ trở thành những người tâm linh thực thụ, tràn đầy tình yêu và lòng trắc ẩn. Những gì họ đang làm là tốt cho bản thân và cho tất cả những người khác. Khi ai đó tạo ra sự bình yên trong tâm trí, toàn bộ bầu không khí xung quanh người đó thấm đẫm sự rung động của hòa bình và bất cứ ai gặp phải người đó cũng bắt đầu tận hưởng hòa bình. Sự thay đổi tinh thần này là sự chuyển đổi thực sự được mong cầu. Không có chuyển đổi nào khác ý nghĩa hơn.
Permit me to read you a benevolent message from India to the world. Inscribed in stone 2300 years ago, these are the words of Emperor Ashoka the Great, an ideal ruler, explaining how to govern. He tells us, “One should not honor only one’s own religion and condemn other faiths.” This is an important message for our time. By condemning others and insisting that one’s own tradition is the best, one creates difficulties for humanity. Ashoka continues, “Instead one should honor other religions for various reasons.” Every religion worthy of the name has a wholesome essence of love, compassion and goodwill. We should give honor to the religion because of this essence. The outer form always differs; there will be so many variations in rites, rituals, ceremonies or beliefs. Let us not quarrel about all that, but instead give importance to the inner essence. Ashoka says, “By so doing, one helps one’s own religion to grow and also renders service to the religions of others. In acting otherwise, one digs the grave of one’s own religion, and harms other religions as well.”
Cho phép tôi gửi tới bạn một thông điệp nhân từ từ Ấn Độ. Được khắc vào tảng đá 2300 năm trước, đây là những lời của Đại đế Ashoka, một nhà cai trị lý tưởng, giải thích về cách cai trị. Ông ta nói với chúng tôi, một người không nên chỉ tôn vinh tín ngưỡng của riêng mình và lên án các tín ngưỡng khác. Đây là một thông điệp quan trọng ở thời đại của chúng ta. “Việc lên án những người khác và khăng khăng rằng truyền thống của riêng một người là tốt nhất, sẽ tạo ra khó khăn cho nhân loại”. Ashoka tiếp tục, “Thay vào đó, người ta nên tôn vinh các tôn giáo khác vì nhiều lý do. Mỗi tôn giáo đều xứng đáng được gọi tên vì bản chất tốt đẹp của tình yêu, lòng trắc ẩn và thiện chí trong đó. Chúng ta nên tôn vinh tôn giáo vì bản chất này. Hình thức bên ngoài luôn khác nhau; sẽ có rất nhiều biến thể trong nghi thức, nghi lễ hoặc tín ngưỡng. Chúng ta đừng tranh luận nhau về tất cả những điều đó, mà thay vào đó hãy coi trọng bản chất bên trong”. Ashoka nói, “Bằng cách đó, người ta giúp tôn giáo của riêng mình phát triển và phục vụ cho các tôn giáo của người khác. Ngược lại, chỉ trích tôn giáo khác chính là đang làm tổn hại các tôn giáo khác.”
This is a serious warning for us all. The message says, “Someone who honors his own religion and condemns other religions may do so out of devotion to his religion thinking ‘I will glorify my religion,’ but his actions injure his own religion more gravely.”
Đây là một cảnh báo nghiêm trọng cho tất cả chúng ta. Thông điệp nói rằng, “Một người tôn vinh tôn giáo của chính mình và lên án các tôn giáo khác có thể luôn khăng khăng rằng ‘Tôi luôn tôn vinh tôn giáo của mình’, nhưng thực chất hành động của anh ta làm tổn thương tôn giáo của anh ta một cách nghiêm trọng hơn.”
Finally, Ashoka presents the message of the Universal Law, the message of Dhamma: “Let all listen: Concord is good, not quarrelling. Let all be willing to listen to the doctrine professed by others.” Instead of disagreeing and condemning, let us give importance to the essence of the teaching of every religion. Then, there will be real peace, real harmony.”
Cuối cùng, Ashoka trình bày thông điệp của Luật vạn năng, thông điệp của Dhamma: “Hỡi các vị: Hòa thuận là tốt, không nên cãi nhau. Hãy để tất cả sẵn sàng lắng nghe giáo lý được tuyên xưng bởi những người khác.” Thay vì từ chối và lên án, chúng ta hãy coi trọng bản chất của giáo lý của mọi tôn giáo. Sau đó, ta mới hòa bình và hoà hợp thực sự.
Nguồn VRIDhamma.org