Pháp thoại của Đức Phật – Con đường Trung Đạo – Thiền Sư S.N.Goenka
During the time of the Buddha two traditions were very popular in India.
Suốt thời Đức Phật có hai truyền thống rất phổ biến ở Ấn Độ.
First – Kāmesu-kāmsukkhallikānuyogo (attachment to worldly enjoyment of sensual pleasures), which means assuming sensual pleasures as the cause of one’s happiness one remained attached to them. It was definitely an inferior path. It was a path for the ignoble people (Anārya) who disdained the path of Dhamma. Clearly it was a wrong path doing well to none.
Đầu tiên – Kāmesu-kāmsukkhallikānuyogo (bám víu vào cảm giác khoái lạc của thú vui phàm tục), có nghĩa là giả định cảm giác khoái lạc như là nguyên nhân hạnh phúc của một người nên họ cứ mãi bám víu vào chúng. Đó chắc chắn là một con đường thấp kém. Đó là con đường của những người vô minh (Anārya) người coi thường con đường của Chánh Pháp Dhamma. Rất rõ ràng đó là con đường sai lầm không đi đến đâu.
One disgraceful tradition prevalent from very ancient times assumed that happiness in life comes through sensual pleasures only. It also did not believe in the rebirth of any being. The birth meant only the present life. So, one should enjoy this life as much as possible by enjoying sensual pleasures. Ajit Kesakambala, a contemporary of the Buddha said that as there is no restriction on the sexual relationship between parents and children amongst birds and animals as one can see amorous relations between the son and mother as the son becomes young and between the daughter and father as the daughter grows up and as this law applies to all animals and birds, insects and flies and reptiles so this law of nature applies to human beings also. There should be no restriction on such relationship. Thus, the ascetic Kashyap says – kuto mata (no mother, why talk of mother?), kuto pita (no father, why talk of father?).
Một truyền thống ô tịnh rất phổ biến từ thời xa xưa giả định rằng hạnh phúc trong đời sống chỉ đến từ cảm giác khoái lạc. Truyền thống này cũng không tin vào việc con người tái sinh. Sinh ra chỉ có ý nghĩa trong đời sống hiện tại, Vì vậy, người đó nên tận hưởng đời sống này càng nhiều càng tốt bằng cách tận hưởng khoái lạc. Ajit Kesakambala, một người sống cùng thời Đức Phật nói rằng không có giới hạn về quan hệ tình dục giữa cha mẹ và con cái, giữa chim chóc và động vật, như người ta có thể thấy quan hệ tình cảm giữa con trai và mẹ khiến người con trai trở nên trẻ trung và giữa con gái và cha giúp con gái trưởng thành, và bởi vì luật này áp dụng cho tất cả động vật và chim muôn, côn trùng và côn trùng biết bay và bò sát, vì vậy luật tự nhiên này cũng áp dụng cho con người. Không có sự ngăn cấm mối quan hệ như thế. Vì vậy, hành giả khổ hạnh Kashyap nói rằng – kuto mata (không có mẹ, tại sao nói về mẹ?), kuto pita (không có cha, tại sao nói về cha?).
This belief in unrestricted sexual relationship and doing as one likes has been prevalent since ancient times in lesser or greater degree. Descriptions of illegal sexual relationships between ascetics and maid servants are found in ancient literature. At one place, there is a prayer requesting a god named ‘Brahmaspati’ that a boy named ‘Kaksīvana’ born from the womb of one sensual maid servant named ‘Usij’ be included in the category of the gods to share the sacrificial offerings. (Rgveda – 1-5-18-1)
Niềm tin quan hệ tình dục không cấm đoán và thực hiện tùy thích đã phổ biến từ thời cổ xưa ở mức độ nào đó. Miêu tả về mối quan hệ tình dục sai trái giữa nhà tu khổ hạnh và những người hầu gái được tìm thấy trong văn học cổ đại. Như ở một tác phẩm, có một lời thỉnh cầu đến một vị thần tên ‘Brahmaspati’ rằng cậu trai tên ‘Kaksīvana’ sinh ra từ tử cung của một người hầu gợi cảm tên ‘Usij’ đã được đưa vào danh sách các vị thần tế lễ. (Kinh Vệ Đà – 1-5-18-1)
Description of the despicable sexual misconduct committed forcefully by Prajāpati Brahmā with his daughter is also available. (Rgveda 10-5-61-7). Similarly, instances of sexual and illegal relationships between father and daughter and mother and son have also been mentioned (Atharva veda 8-6-7). In the same way, description of an indecent conversation between brother and sister (Yama and Yamī) in respect of sensual pleasures is also well-known. (Ṛgveda – 10-1-10-7/11).
Sự miêu tả về hành vi tình dục sai trái đáng khinh bỉ bị ép phải thừa nhận của Prajāpati Brahmā và cô con gái của mình cũng tồn tại (Kinh Vệ Đà 10-5-61-7). Tương tự, trường hợp quan hệ tình dục bất chính giữa cha và con gái, giữa mẹ và con trai cũng đã được đề cập (Kinh Atharva veda 8-6-7). Cùng một cách, sự miêu tả cuộc trò chuyện không khiếm nhã giữa anh trai và em gái (Yama and Yamī) liên quan đến khoái lạc cũng được biết đến rộng rãi. (Kinh Vệ Đà – 10-1-10-7/11).
Apart from these, other instances of illegal sexual conduct are also evident before us. Maharsi (a great ascetic) Parāsara had sexual relationship in a boat with Satyavatī –the daughter of a Kevata (boatman). Maharsi Viswāmitra’s lustful conduct with Urvasī is also known to everybody.
Ngoài ra, những trường hợp có hành vi tình dục bất chính vẫn hiển hiện trước mắt chúng ta. Maharis (chỉ một hành giả tu khổ hạnh vĩ đại) tên Parāsara đã có quan hệ tình dục trên thuyền với Satyavatī — con gái của một Kevata (người chèo thuyền). Hành vi dâm đãng của Bậc tu khổ hạnh Maharshi Viswāmitra với Urvasī cũng được mọi người biết đến.
Kāma evaikah purusārthah. -(Bārhaspatyasūtra – 5)
— The one and only goal of life is to have lustful pleasure. Thus, it is the best.
–Mục tiêu duy nhất trong cuộc sống là có những khoái lạc. Vì, chúng là thứ tuyệt vời nhất.
Angnālingnājjanyasukhamev pumarthatā -(Sarvadaroeansangraha – 1.4)
— The pleasure one gets by embracing a woman is a mark of manliness.
— Niềm vui nam nhân có được khi ôm một người phụ nữ là dấu ấn của nam tính.
Such people regarded only the uninhibited sexual pleasures as the greatest happiness of life and believed that indulgence in it is the greatest success of life.
Những người này chỉ quan tâm đến thú vui tình dục buông thả xem đó là hạnh phúc tối thượng của cuộc đời và tin rằng buông thả trong nhục dục là thành công vĩ đại nhất của cuộc đời.
We find instances of such illegal sexual conduct later also. As one hedonist (Bhogavādī) has said –
Bhogavādī đã nói – chúng ta thấy những trường hợp có hành vi tình dục bất chính như vậy. Đó là những kẻ theo đuổi chủ nghĩa khoái lạc.
“Yāvajjīvet sukham jīvet, rnan krtvā ghrtam pibet; Bhasmībhūtasya dehasya, punrāgamanam kutah” -(Bārhaspatyasūtra –45)
— So long as one lives he should live happily. He should drink ghee (clarified butter) even if he had to buy it by taking loan. Where is the rebirth of a dead body turned into ashes?
– Chừng nào còn sống, anh ta nên sống một cách hạnh phúc. Anh ta nên uống ghee (bơ tinh) ngay cả khi anh ta phải vay mượn để mua nó. Sự tái sinh ở đâu khi một xác chết trở thành nắm tro tàn?
When there is no rebirth which action should we consider as unwholesome to fear from its result?
Khi không có tái sinh, chúng ta cần gì cân nhắc hành động nào là bất thiện để sợ nhận lại kết quả của hành động đó?
Whereas many ancient texts are full of exhortations on the pure and true Dhamma, descriptions of such unethical acts prove the prevalence of such sexual misconducts since time immemorial.
Trong khi đó có nhiều văn bản cổ xưa về Dhamma tinh khiết và chân chánh, mô tả về những hành vi phi đạo đức chứng minh rằng những hành vi tình dục sai trái kia đã tồn tại từ xa xưa.
There was no dearth of such ideology even during the time of the Buddha. The influence of such promiscuous behavior is seen in what Ajita Keskambala believed. According to his opinion ‘Natthi Mātā, Natthi Pita’ (No Mother, No Father) type of dissolute sexual misconduct also prevailed at that time. The Perfectly Enlightened One called all such acts of sexual misconduct the path of extremity and said in this connection that remaining engrossed in such sexual misconduct was the path of the lowly, of the rustic and ignoble beings, fallen and far away from Dhamma, which was clearly the path leading one to ruin.- (Yo cāyam kāmesu kāmasukhallikānuyogo, hīno gammo pothujjaniko anariyo anatthasamhito).
Trong thời Đức Phật học thuyết như thế thậm chí không thiếu. Ảnh hưởng của hành vi dâm ô như vậy được tìm thấy trong những gì Ajita Keskambala tin tưởng. Theo quan điểm của ông ‘Natthi Mātā, Natthi Pita’ (Không có Mẹ, không có Cha) loại hành vi tình dục phóng đãng sai trái đó cũng chiếm ưu thế vào thời đó. Đấng Toàn Giác đã gọi tất cả những hành vi tình dục sai trái đó là con đường cực đoan và nói rằng những mối liên hệ vẫn còn chìm đắm trong những hành vi tình dục sai trái đó là con đường của những con người thô thiển và vô minh, thấp kém và xa rời khỏi Dhamma, rõ ràng là con đường dẫn người ta đến sự hủy hoại.- (Yo cāyam kāmesu kāmasukhallikānuyogo, hīno gammo pothujjaniko anariyo anatthasamhito).
The ascetic Siddhārtha did not set even a single step on this extreme path, which was blameworthy.
Hành giả khổ hạnh Siddhārtha thậm chí chưa từng bước chân trên con đường cực đoan đó, đã bị cho là đáng trách.
The second extremity was inflicting severe pain on one’s body. This path was full of severe penance and self- mortification, practiced by the ignoble beings leading to their ruin. (Attakilamathānuyogo dukkho anario anatthasamhito).
Sự cực đoan thứ hai là gây đau đớn dữ dội trên cơ thể của chính mình. Con đường này đầy những sự khổ hạnh nghiêm khắc và mang tính hành xác, được thực hành bởi những kẻ vô minh dẫn đến sự tự diệt. (Attakilamathānuyogo dukkho anario anatthasamhito).
Inflicting pain on the body by remaining hungry was believed to be a very good ascetic practice in those days.
Gây đau đớn lên cơ thể bằng việc duy trì cơn đói được cho là một thực hành khổ hạnh tuyệt hảo trong những ngày đó.
For example – Ví dụ:
Some ascetics always remained naked, rejecting all ethical conventions, licking the plate and hand after the meals. They would not accept alms from those who would invite them by saying ‘Come Bhante’ and say ‘Go Bhante’ when going. They would not accept alms from those who would give them after asking them ‘please stop’ or from those who invite them. They would not accept food if it were specially prepared for them and if it were brought straight from the cooking pot. They would not receive food if it was brought across a stick, across a mortar and pestle, if it was brought while two persons were eating. They would not accept it from a pregnant woman, from a woman giving suck, from an immoral woman visiting other men, from one who has prepared food by collecting donation or contribution. They would not take the food from where a dog was standing or flies were buzzing. They accepted no cooked fish nor meat, nor wine, liquor, nor fermented brew.
Một vài nhà tu khổ hạnh vẫn trần truồng, từ chối mọi quy tắc đạo đức, liếm đĩa thức ăn và ngón tay sau khi hết đồ ăn. Họ không chấp nhận của bố thí từ những người mời họ bằng cách nói “Hãy đến thưa Thầy” và nói “Hãy đi thưa Thầy” khi đi. Họ sẽ không chấp nhận bố thí từ những người bố thí xong rồi nói ‘Xin hãy dừng lại’ hoặc từ ai đó mời họ. Họ sẽ không nhận thực phẩm nếu thực phẩm đó được chuẩn bị dành riêng cho họ và nếu thực phẩm đó được lấy ra trực tiếp từ nồi. Họ sẽ không nhận thực phẩm nếu thực phẩm đó được mang bằng một cây gậy, chày cối, nếu nó được lấy ra khi hai người đang ăn. Họ sẽ không chấp nhận thực phẩm từ một người phụ nữ mang thai, từ người phụ nữ cho con bú, từ người phụ nữ vô đạo đức với những người nam khác, từ một người đã chuẩn bị thức ăn bằng cách quyên góp hoặc đóng góp. Họ không nhận thực phẩm từ nơi có chó đang ngồi hoặc ruồi đang vo ve. Họ không chấp nhận cá hoặc thịt, hay rượu, cồn, cùng thức uống lên men.
They visited only one home for food, took only one morsel, visited two homes and took two morsels…visited seven homes and took seven morsels. They would live on one saucer full a day, on two saucer full a day… on seven saucer full a day. They would eat every alternate day, every after two days … and every after seven days or once every fortnight.
Họ chỉ viếng thăm một gia đình để khất thực, chỉ nhận một miếng thức ăn, viếng thăm hai gia đình và nhận hai miếng thức ăn…viếng thăm bảy gia đình và nhận bảy miếng thức ăn. Họ sống bằng một đĩa thức ăn trong một ngày, hai đĩa thức ăn trong một ngày….bảy đĩa thức ăn trong một ngày. Họ sẽ ăn luân phiên mỗi ngày, mỗi lần sau hai ngày…và mỗi lần sau bảy ngày hoặc cứ hai tuần một lần.
Some ascetics and Brahmins lived on only greens and vegetables. They led their lives by eating only wild rice or paddy or moss or rice bran or rice-scum or sesamum flour or grass or cow dung or they lived on forest roots and fruits.
Một số nhà tu khổ hạnh và Bà La Môn chỉ sống nhờ rau xanh và củ quả. Họ hướng đến đến cách sống chỉ bằng ăn gạo từ lúa mọc dại hoặc thóc lúa hoặc rong rêu hoặc cám gạo hoặc bột gạo hoặc bột mè hoặc cỏ cây hoặc phân bò hoặc họ chỉ sống dưới gốc cây trong rừng và ăn hoa quả.
Some ascetics clothed themselves in hemp, in shrouds, in refuse rags, in tree bark, in antelope hide, in kusa-grass fabric, in bark fabric, in wood-shavings fabric, in head-hair wool, in animal wool, in the owls’ wings.
Vài nhà tu khổ hạnh mặc đồ dệt bằng cây gai dầu, vải liệm, vải vụn, vỏ cây, da thú, vải của cỏ kusa, vải bằng vỏ cây, vải từ mùn cưa, len từ tóc, len động vật, hoặc lông cánh của những con cú.
They plucked out their hair and beard by pulling, squatted on the ground, slept on thorns, planks and on the ground, slept on one side, rubbed dust on their bodies and slept in the open, sat at whatever places were available to them, ate unclean and rotten things, drank polluted and dirty water. They bathed three times in the morning, afternoon and evening every day.
Họ nhổ bỏ tóc và kéo đứt râu ria, ngồi xổm trên mặt đất, ngủ trên gai nhọn, chống đẩy và nằm trên đất, ngủ một bên, phủ bụi lên người và ngủ ngoài trời, ngồi bất cứ đâu tiện lợi, ăn những thứ không sạch sẽ và thối rữa, uống thứ nước ô nhiễm và dơ bẩn. Họ tắm ba lần mỗi sáng, trưa, tối mỗi ngày.
Some of them remained without food for a fortnight and regarded this practice as a form of great meditation. They were unable to practice morality, concentration and wisdom by controlling their mind and were far away from experiencing them.
Một vài trong số họ vẫn tự bỏ đói trong hai tuần và xem đó là phương pháp hành thiền tuyệt diệu. Họ không thể thực hành giới, định, tuệ bằng cách kiểm soát tâm trí và điều này quá xa vời trải nghiệm của họ.
The sākya prince also tried many such ascetic practices of self – mortification. In his own words – “At that time, I thought why not I, clench my teeth and press my tongue against the roof of my mouth to subjugate mind with mind. Then, clenching my teeth and pressing my tongue against the roof of my mouth, I subjugated my mind with mind, crushed and tormented it. Doing so, I started sweating just as a weak man would sweat when seized by the head or by the shoulders, crushed and tormented and shaken violently by a strong man. In this way, sweat streamed from my armpits. At that time tireless energy was aroused in me. Though physically exhausted due to severe self -mortification my mindfulness was unremittingly established and I remained fixed on this painful path to attain absolute freedom from suffering.
Thái tử sākya cũng nhiều lần thử phương pháp tu khổ hạnh hành xác. Ngài đã nói – ’Lúc đó, ta nghĩ tại sao ta không, nghiến răng và áp lưỡi vào vòm miệng để điều khiển được tâm ta. Sau khi nghiến răng và áp lưỡi vào vòm miệng, ta đã điều khiển được tâm bằng tâm, ta đã nghiền nát và hành hạ nó. Theo đó, ta bắt đầu toát mồ hôi như cách người đàn ông yếu đuối toát mồ hôi đầu hoặc vai bị ghì xuống, bị đè nén, bị hành hạ dữ dội bởi người đàn ông mạnh mẽ. Theo cách này, mồ hôi đổ ra từ dưới cánh tay. Lúc đó một năng lượng không mệt mỏi được khơi dậy trong ta. Thông qua việc làm kiệt sức cơ thể vật lý do thực hành khổ hạnh, chánh niệm của ta được phát triển không ngừng và ta duy trì sự chú tâm vào con đường đau đớn để chứng đạt giải thoát tuyệt đối khỏi khổ đau.
After that I thought why not I practice meditation without breathing. So I stopped the incoming and outgoing breaths from my nose and mouth. As I did so, there was a loud roaring of winds coming out of my ear holes, just like the loud roar of winds coming out of a smith’s bellows. At that time tireless energy was aroused in me. Though physically exhausted due to severe self- mortification my mindfulness was unremittingly established and my body was ready to attain absolute freedom from suffering.”
Sau đó ta nghĩ tại sao ta không thực hành thiền ngưng thở. Và ta đã ngưng hơi thở ra và vào từ mũi và miệng. Khi ta làm thế, có một luồng gió thoát ra khỏi lỗ tai ta, giống như một luồng gió mạnh thổi ra từ ống thổi lò đốt của người thợ rèn. Lúc đó một dòng năng lượng vô tận khơi dậy trong ta. Thông qua việc hành hạ cơ thể vật lý do thực hành khổ hạnh, chánh niệm của ta được thiết lập dần dần và ta duy trì sự chú tâm vào con đường đau đớn để chứng đạt giải thoát tuyệt đối khỏi khổ đau.”
The delicately nurtured ascetic Prince who had lived a luxurious life practiced difficult asceticism resolutely and experimented with all kinds of self- mortification to their highest limit. Various types of severe austerities and self-mortifications prevalent at that time, were tried and inflicted by him on his body.
Vị thái tử thực hành khổ hạnh ấy, người đã từng được nuôi nấng chu đáo trong nhung lụa đã thực hành khổ hạnh khắc nghiệt một cách kiên quyết và đã thử nghiệm tất cả các phương pháp khổ hạnh ở giới hạn tối cao. Nhiều thực hành khổ hạnh khắc khổ và hành xác phổ biến trong thời kỳ đó, Ngài đã thử chúng và gây tổn hại cơ thể Ngài.
And when he turned to observe fasting, he fasted to such an extent that his body became extremely emaciated. Nowhere was there any sign of flesh and marrow in it. What remained was only a skeleton of bones and withered skin. At the age of 35, he began to look even worse than an old man of 80. The golden complexion of his impressive body turned black. Layers of dirt and filth became accumulated at several places on his body. His buttocks became like a camel’s hoof. The higher and lower protruding columns of his spine became like a twisted munj rope. The ribs jutted out like the jutting rafters of an old, run-down house. The pupil of the eye sank deep in the eye socket like the reflection of a star in a deep well. The scalp became like a green bitter gourd, shriveled & withered in the heat. The skin of belly stuck to the spine and when he tried to touch his belly, he grabbed a vertebra. The body became so feeble and emaciated that if he tried to get up by giving support to any limb with his hands, the rotten hairs of that place fell with their roots from his body. If he wanted to answer the call of nature he could not walk even one step. He would fall down crashing on the ground. Such was the extremity of his self -mortification and austerities.
Và khi Ngài quay lại quan sát sự tuyệt thực, Ngài đã tuyệt thực đến mức cơ thể Ngài trở nên cực kì hốc hác. Không nơi nào trong cơ thể còn dấu hiệu của cơ bắp và tủy. Cơ thể chỉ còn khung xương bao bọc bởi làn da khô héo. Ở tuổi 35, Ngài bắt đầu trông thậm chí già hơn một ông lão 80 tuổi. Làn da vàng trên cơ thể Ngài đã trở nên đen kịch. Các lớp bụi và rác bẩn bám vào một vài nơi trên cơ thể của Ngài. Mông của Ngài giống như móng guốc của con lạc đà. Các đốt sống cao thấp nhấp nhô như một sợi dây thừng bện xoắn. Những chiếc xương sườn nhô ra như xà ngang của một ngôi nhà xiêu vẹo. Con ngươi chìm sâu vào hốc mắt như sự phản chiếu của một ngôi sao trong giếng sâu. Da bụng Ngài dính chặt vào cột sống và khi Ngài cố chạm vào bụng, Ngài đã nắm được đốt sống. Cơ thể trở nên yếu ớt và hốc hác nếu Ngài cố vực dậy bằng cách chống đỡ các chi bằng tay, những sợi lông thối rữa từ lỗ chân lông ở vùng đó sẽ rơi ra khỏi cơ thể. Nếu Ngài muốn trả lời tiếng gọi của tự nhiên Ngài không thể bước đi thậm chí một bước. Ngài sẽ ngã sầm xuống đất. Ngài đã thực hành khổ hạnh và hành xác một cách vô cùng cực đoan.
After practicing such hard and arduous austerities and self- mortification for about six years, he found that the inherent kleshas within the depths of his subconscious mind remained as they were before. There was no change at all in them.
Sau khi thực hành khổ hạnh và hành xác cực kỳ khắc nghiệt và gian khổ trong khoảng sáu năm, Ngài nhận thấy những phiền não (kleshas) sâu thẳm vốn có bên trong tiềm thức vẫn còn đó như trước. Không hề có gì thay đổi cả.
Then he understood that just as a person living a luxurious life of sensual pleasures lives a life of one extreme and remains far away from his liberation, in the same way, a person practicing severe austerities and self-mortification, lives a life of another extreme. He also is far away from being liberated. What is important is the purification of mind. It has to be freed from defilements. For attainment of freedom from suffering, the middle path has got to be searched giving up these two extreme paths.
Khi đó Ngài đã hiểu rằng việc một người sống một cuộc sống cực đoan cũng chỉ giống như khi sống xa hoa của đời sống khoái lạc vẫn không thể dẫn đến sự giải thoát, cùng cách đó, một người thực hành khổ hạnh và hành xác, sống một cuộc sống cực đoan khác. Người đó cũng đã xa rời việc được giải thoát. Thanh lọc tâm là đều quan trọng. Tâm phải được giải thoát khỏi phiền não, con đường trung đạo phải được tìm ra để loại bỏ hai con đường cực đoan này. (xem lại)
Thus, by eating proper food he made his body regain strength for practicing meditation and applied himself to search for the middle path within himself. Facing many internal obstacles, finally the infinite strength of his wholesome merits, gained and accumulated from his past innumerable lives, arose and the path of Vipassana – the Noble Eight Fold Path leading to liberation was discovered.
Vì vậy, Ngài đã tiếp nhận thực phẩm thích hợp giúp cho cơ thể lấy lại được sự khỏe để thực hành thiền và dùng thân ấy để cầu tìm con đường trung đạo trong chính Ngài. Đối mặt với quá nhiều chướng ngại bên trong, cuối cùng với sức mạnh vô hạn của lòng thành kính và công đức do đạt được và tích lũy từ nhiều kiếp trước, đã nảy nở và Ngài đã tìm ra con đường của Vipassana – Con đường Bát Chánh Đạo cao quý dẫn tới sự giải thoát.
Abandoning both the extreme paths leading to harm and ruin the Buddha discovered the Middle Path (Majjhimā Patipadā) and taught the same to the people. This is the path, which leads one to attain direct knowledge, self-awakening, and Nibbāna (Liberation). He called this the Noble Eight-fold Path (Ariyo Atthangiko Maggo) — the path consisting of eight constituents. This is a Noble Path in the sense that any ignoble person, if he adopts this path and walks on it, is sure to become a noble one.
Từ bỏ hai con đường cực đoan gây hại và tàn diệt Đức Phật đã khám phá ra con đường Trung Đạo (Majjhimā Patipadā) và đã dạy chính điều này cho người khác. Đó là con đường dẫn con người chứng đạt sự hiểu biết trực tiếp, tự giác ngộ, và Niết Bàn (Sự Giải thoát). Ngài gọi đó là Con đường Tám nhánh Cao Quý (Bát chánh đạo) (Ariyo Atthangiko Maggo)–Con đường gồm tám phần. Đây là con đường Cao Quý theo nghĩa bất cứ người vô minh nào, nếu người đó chấp thuận và bước đi trên con đường này, chắc chắn người đó sẽ trở thành người cao quý.
That sensual pleasure is a fetter became clear to him. It also became clear to him that practicing asceticism is useless. The rituals are of no use. Belief in different philosophical views broke down. With the strength of experiential wisdom, developed on the basis of personal experience, wrong view based on blind beliefs was replaced by the right view. In place of the confusing knowledge based on intellectual thinking, right knowledge based on direct personal experience was developed. The imaginary liberation became directly experienced one. The most beneficial sammā-sambodhi (self-awakening) was attained. All innermost causes of suffering were destroyed. The mind became absolutely free from all defilements. He attained liberation by wisdom. The timeless, eternal, subtle, peaceful, ultimate truth was realized. Prince Siddhārtha became the Perfectly Enlightened One by attaining enlightenment.
Ngài nhìn thấy rõ cảm giác khoái lạc là gông cùm. Ngài cũng nhận thấy rõ ràng thực hành khổ hạnh là vô ích. Các nghi lễ là vô dụng. Niềm tin vào các giáo thuyết khác nhau bị phá vỡ. Với sức mạnh của trí tuệ thực chứng, được phát triển trên nền tảng của kinh nghiệm cá nhân, những tà kiến (cái nhìn sai lệch) dựa trên niềm tin mù quáng bị thay thế bởi chánh kiến (cái nhìn chân chánh). Thay thế cho những kiến thức khó hiểu dựa trên tư duy lý trí, những hiểu biết chân chánh dựa trên kinh nghiệm trực tiếp được phát triển. Sự giải thoát trong tưởng tượng trở thành sự giải thoát dựa trên kinh nghiệm trực tiếp. Lợi ích lớn nhất là đạt được sammā-sambodhi (tự thức tỉnh). Những nguyên nhân bên trong gây đau khổ bị hoại diệt. Tâm trí trở nên hoàn toàn tự do khỏi những phiền não. Ngài đã đạt giải thoát bằng trí tuệ. Ngài đã nhận thức được sự thật vô tận, bất diệt, tinh tế, bình an, tối thượng. Thái tử Siddhārtha đã trở thành Bậc Giác Ngộ Hoàn Toàn bằng cách đạt chứng ngộ.
The Dhamma fraternity continued with their pure mission of spreading the Buddha Dhamma in the North India. Many wise people easily accepted this path because there was no blind faith or superstition in it. Meditation develops on the basis of direct experience that one has and because it is scientific it also starts giving good results. All actions done and their results become wholesome as a result of practicing meditation. This truth became clear to many and they very happily decided to walk on this easy and pure path.
Những người anh em Dhamma tiếp tục sứ mệnh tinh khiết để lan tỏa Dhamma của Đức Phật ở phía Bắc Ấn Độ. Rất nhiều người thông thái đã dễ dàng chấp nhận con đường này vì trong nó không có niềm tin mù quáng và mê tín. Thực hành thiền phát triển trên cơ sở kinh nghiệm trực tiếp mà người đó có và bởi vì nó khoa học và mang lại nhiều kết quả tốt. Tất cả các hành động được thực hiện và các kết quả của họ trở nên tốt đẹp là kết quả của việc thực hành thiền. Sự thật này trở nên rõ ràng với nhiều người và họ rất hoan hỉ quyết định đi trên con đường dễ dàng và tinh khiết này.
However, many people in this big country of India were still attached to various forms of blind dogmas and blind beliefs. They had difficulty in understanding and adopting this natural and easy path. But those who did were immensely benefited by it. After abandoning these blind dogmas and blind beliefs let us walk on this path step by step and attain our own welfare and happiness.
Tuy nhiên, nhiều người trong nước Ấn Độ rộng lớn này vẫn bám víu và những hình thức giáo điều và niềm tin mù quáng. Họ gặp khó khăn để hiểu và chấp nhận con đường tự nhiên và dễ dàng này. Nhưng những người thực hành con đường này đã được lợi ích vô cùng từ nó. Sau khi đã từ bỏ những giáo điều và niềm tin mù quáng, hãy bước từng bước đi trên con đường này và để đạt lợi lạc và hạnh phúc cho chính chúng ta.
Nguồn VRIDhamma.org