PHÁP THOẠI KHOÁ SATIPATTHANA – NGÀY 7 | THIỀN SƯ S.N. GOENKA
AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT:
AUDIO BÀI GIẢNG TIẾNG ANH:
NỘI DUNG BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT & TIẾNG ANH (SƯ PHÁP THÔNG DỊCH VIỆT):
The seventh day of the Satipaṭṭhāna course is over. We reach the closing part of the Mahāsatipaṭṭhāna Sutta. | Ngày thứ bảy của khóa thiền Tứ Niệm Xứ đã qua. Chúng ta đi đến phần cuối của bài kinh Đại Niệm Xứ – Mahāsatipaṭṭhāna Sutta. |
Catusaccapabbaṃ – The Four Noble Truths | Catusaccapabbaṃ – Tứ Thánh Đế |
dhammesu dhammānupassī viharati catūsu ariyasaccesu | dhammesu dhammānupassī viharati catūsu ariyassaccesu – Sống quán pháp trong pháp dưới hình thức Tứ Thánh Đế. |
How is dhammānupassanā practised observing the Four Noble Truths? | Quán pháp được thực hành đối với Tứ Thánh Đế như thế nào? |
‘idaṃ dukkhaṃ’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhasamudayo’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhanirodho’ ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yathābhūtaṃ pajānāti. | ‘idaṃ dukkhaṃ’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhasamudayo’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhanirodho’ti yathābhūtaṃ pajānāti, ‘ayaṃ dukkhanirodhagaminī paṭipadā’ti yathā bhūtaṃ pajānāti. |
“This is suffering.” “This is the arising of suffering.” “This is the total cessation of suffering.” “This is the path which leads to the total cessation of suffering.” Each truth is understood as it is. | “Đây là khổ”. “Đây là sự sanh khởi của khổ”. “Đây là sự đoạn diệt của khổ”. “Đây là con đường đưa đến sự đoạn diệt khổ”. Mỗi đế được tuệ tri đúng như nó là (như thực tuệ tri). |
Pajānāti means to understand in wisdom. Yathābhutaṃ – as it is, as it happens – means direct experience and understanding, as taught in the Buddha’s first discourse. The fact that suffering resulted from craving was already known. That craving had to be eradicated was not new. Everyone is suffering, but that fact by itself does not make anyone a noble person. The Buddha’s discovery was how to make it an ariya sacca, a noble truth, so that whoever experiences it becomes a noble person, attains at least the first experience of nibbāna, the first stage of liberation. | Pajānāti có nghĩa là hiểu biết bằng trí tuệ hay tuệ tri. Yathābhūtaṃ – đúng như nó là hay như nó thực sự xảy ra – có nghĩa là sự kinh nghiệm và hiểu biết trực tiếp, như trong bài pháp đầu tiên Đức Phật đã dạy. Sự kiện khổ xuất phát từ tham ái mọi người đều đã biết. Rằng tham ái phải được đoạn trừ cũng không mới mẻ gì. Mọi người đều khổ, nhưng sự thực đó tự thân nó không làm cho người nào trở thành một bậc thánh được. Khám phá của Đức Phật là làm thế nào để biến nó thành một thánh đế (ariyasacca), một sự thực cao quý, để cho bất kỳ ai kinh nghiệm nó đều trở thành một bậc thánh, một con người thánh thiện, đạt đến ít nhất cũng kinh nghiệm đầu tiên về Niết Bàn, giai đoạn giải thoát thứ nhất – Tuđàhoàn. |
For each of the Four Noble Truths three things are necessary, making twelve in all. The first part of the First Noble Truth – “This is suffering” – is understood by everybody. The second part, pariññeyya, means however that every aspect of suffering must be understood, the entire field. The same word parijānāti was previously used for the total understanding of vedanā, with sampajañña. Parijānāti comes when vedanā is transcended. If not, some part of the field of vedanā might still be unexplored. Similarly the entire field of dukkha has to be explored, up to its limit. Then the third part comes: pariññāta, “It is totally explored.” This means that it is transcended: it is an ariya sacca. The claim to have explored the entire field of dukkha can only be made when it is transcended. | Đối với mỗi (đế) trong Tứ Thánh Đế có ba phần cần phải làm, tổng cộng có cả thảy mười hai (4 x 3 = 12). Phần thứ nhất của Thánh Đế Thứ nhất – “Đây là khổ” – mọi người ai cũng hiểu. Phần thứ hai, pariññeyya – sở biến tri, có nghĩa mọi phương diện của khổ phải được tuệ tri bằng bất cứ cách nào, tức tuệ tri toàn bộ lĩnh vực của khổ. Chữ parijānāti cũng là biến tri hay sự hiểu biết tận tường, ở đây parijānāti được dùng để chỉ sự hiểu biết toàn diện về thọ (vedanā), với trí tuệ tỉnh giác (sampajañña). Parijānāti hay sự hiểu biết tận tường, chỉ đến khi thọ (vedanā) đã được vượt qua. Nếu không, một phần nào đó của lĩnh vực cảm thọ có thể vẫn chưa được khảo sát tỉ mỉ. Tương tự, toàn bộ lĩnh vực của khổ (dukkha) phải được khảo sát tỉ mỉ, cho đến giới hạn của nó. Lúc đó phần thứ ba đến: pariññāta hay liễu tri (sự hiểu biết rốt ráo). “Toàn bộ lĩnh vực của khổ đã được khảo sát rốt ráo”. Điều này có nghĩa rằng khổ đã được vượt qua: khổ trở thành một thánh đế – ariyasacca. Việc tuyên bố đã thấu triệt toàn bộ lĩnh vực của khổ chỉ có thể được thực hiện khi đã vượt qua khổ. |
On the surface there are four Noble Truths, but as you go deeper they culminate in one, like the four satipaṭṭhānas. | Trên bề mặt thì có bốn Thánh Đế như vậy, nhưng khi bạn đi vào sâu hơn chúng rút lại chỉ có một, giống như bốn Niệm Xứ – satipaṭṭhāna vậy. |
Dukkha samudaya, the arising or cause of suffering – that is, craving – is the Second Noble Truth. Again, intellectual acceptance and surface understanding of this basic principle survive from the teachings of previous Buddhas. However the second part of it is pahātabbaṃ: craving should be totally eradicated. Then comes the third, pahīnaṃ: it is totally eradicated; the stage of final liberation is reached. The Buddha’s contribution was to re-establish this deeper aspect, which had long ago disappeared. | Dukkhasamudaya, tập khởi hay nhân sanh của khổ – đó là, tham ái – Thánh Đế Thứ hai. Một lần nữa, sự chấp nhận trên phương diện tri thức và sự hiểu biết trên bề mặt về nguyên tắc cơ bản này sống lại từ những lời dạy của các vị Phật trước. Tuy nhiên phần thứ hai của nó là pahātabhaṃ: ái phải được đoạn trừ. Lúc đó đến phần thứ ba, pahīnaṃ: ái đã được đoạn trừ; giai đoạn giải thoát cuối cùng đã được đạt đến. Sự đóng góp của Đức Phật chính là tái lập lại phương diện sâu xa, mà từ lâu nó đã bị biến mất này. |
Similarly mere acceptance of the Third Noble Truth – dukkha nirodha, the cessation of suffering – out of devotion or logic is insufficient. Its second part is sacchikātabbaṃ: it is to be witnessed. Its third stage is sacchikataṃ: it has been witnessed, and so is complete. | Tương tự, sự chấp nhận đơn thuần Thánh Đế Thứ ba – sự diệt khổ (dukkha nirodha) – do lòng sùng đạo, hay do tính logic là không dủ. Phần thứ hai của nó là sacchikātabbaṃ (tác chứng): sự diệt khổ cần phải được tác chứng hay thực hiện. Giai đoạn thứ ba là sacchikataṃ: sự diệt khổ đã được tác chứng, đã được thực hiện, và vì thế đã hoàn tất. |
The Fourth Noble Truth of the Path is also meaningless if it is merely accepted intellectually. Its second part is bhāvetabbaṃ: it has to be practised repeatedly until bhāvitaṃ, its full completion. Only when he had walked on the whole Path, only when he had completed all Four Noble Truths, each in these three ways, did Gotama call himself a Buddha. | Thánh Đế thứ tư về Đạo lộ – Đạo Diệt Khổ Thánh Đế – cũng sẽ là vô nghĩa nếu nó chỉ được chấp nhận trên phương diện thuần tri thức. Phần thứ hai của nó là bhāvetabbam: đạo diệt khổ phải được tu tập hay thực hành liên tục cho đến khi hoàn mãn – bhāvitaṃ. Chỉ khi Ngài đã đi trọn con đường (đạo lộ), chỉ khi Ngài đã hoàn thành cả Bốn Thánh Đế, mỗi Đế theo ba cách vừa kể, Bồtát Gotama (Cồđàm) mới tự gọi mình là một vị Phật. |
Initially the five friends to whom he first gave Dhamma would not even listen to the Buddha. They believed that liberation was impossible without practicing extreme bodily torture. The Buddha had already practised this. He had starved his body until it was a mere skeleton, too weak to take even two steps. Yet with his earlier practice of eight jhānas, he had seen that the deeper impurities still remained. Starving the body was a futile exercise, so he had given it up and started eating. | Lúc đầu năm người bạn (chỉ nhóm Kiều Trần Như, cùng tu khổ hạnh với Đức Phật) mà Ngài thuyết Pháp (Dhamma) thậm chí không thèm nghe Đức Phật. Họ tin rằng sự giải thoát là bất khả nếu không thực hành khổ hạnh (tự hành hạ thân xác đến cực độ). Đức Phật đã trải qua điều này. Ngài đã bỏ đói tấm thân Ngài cho đến khi nó chỉ còn là một bộ xương, yếu đến nỗi không bước nổi đến hai bước. Tuy thế, với việc thực hành tám thiền chứng trước đó của Ngài, Đức Phật thấy rằng những bất tịnh sâu kín trong tâm vẫn còn. Bỏ đói thân xác là một cách luyện tập vô ích, vì thế Ngài từ bỏ nó và bắt đầu thọ dụng trở lại. |
To convince them he told them that he had witnessed the Four Noble Truths yathābhūtaṃ pajānāti: with experiential wisdom as they happen, not just intellectually or devotionally. Only then were they prepared at least to start listening to him. | Để thuyết phục nhóm năm vị Kiều Trần Như Ngài phải nói với họ rằng Ngài đã như thực tuệ tri Tứ Thánh Đế – yathābhūtaṃ pajānāti: với trí tuệ kinh nghiệm đúng như chúng thực sự xảy ra, chứ không chỉ trên phương diện tri thức hay do lòng sùng đạo. Chỉ lúc đó họ mới bắt đầu lắng nghe Ngài thuyết Pháp. |
Dukkhasaccaṃ-The Truth of Suffering | Dukkhasaccam-Khổ Đế hay sự thực về khổ |
dukkhaṃ ariyasaccaṃ | dukkhaṃ ariyasaccaṃ |
The Noble Truth of Suffering is now described, from the gross to the subtle. | Khổ Thánh Đế bây giờ được mô tả, từ thô đến tế. |
Jāti pi dukkhā, jarā pi dukkhā, (byādhi pi dukkhā,) maraṇaṃ pi dukkhaṃ, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā pi dukkhā, appiyehi sampayogo pi dukkho, piyehi vippayogo pi dukkho, yampicchaṃ na labhati taṃ pi dukkhaṃ, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā. | Jāti pi dukkā, jarāpi dukkhā, (byādhi pi dukkhā,) maraṇaṃ pi dukkhaṃ, sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā pi dukkhā, appiyehi sampayogo pi dukkho, piyehi vippayogo pi dukkho, yampicchaṃ na labhati taṃ pi dukkhaṃ, saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā. |
Each manifestation of dukkha is explained using synonyms. | Ở đây, mỗi sự hiểu biết của khổ (dukkha) được giải thích bằng cách dùng những từ đồng nghĩa. |
Jāti is birth in whatever plane of existence. Jarā is old age, frailty, the deterioration of the sense faculties. Byādhi is disease or sickness. Maraṇa is death from whatever plane of existence, and the dissolution of the aggregates. Soka is sorrow, mental grief from the loss of something very dear, and parideva is the crying and lamenting that results. Dukkha is bodily pain and unpleasant sensation. Domanassa is mental unpleasantness. Upāyāsa is mental distress and affliction following loss or misfortune. All these are dukkha. | Jāti là sanh (trong bất kỳ cõi nào). Jarā là già, yếu đuối, các căn (mắt, tai,…) kém đi. Byādhi là bệnh hay đau ốm. Maraṇa là chết (từ bất cứ cảnh giới nào), và sự tan rã của các uẩn. Soka là sầu, nỗi u buồn do mất một cái gì đó rất thân, và parideva là bị khấp hay than khóc. Dukkha là sự đau đớn về thể xác và cảm thọ khổ hay khó chịu. Domanassa là ưu hay sự khó chịu trong tâm. Upāyāsa là não hay tuyệt vọng, trạng thái tâm đau khổ theo sau sự mất mát hay bất hạnh. Tất cả những điều này đều là khổ – dukkha. |
Both here and in other explanations, dukkha is used for unpleasant or painful bodily sensation, and domanassa (from mana, mind) for mental unpleasantness. It could be a thought, a memory, a fear. Similarly sukha is used for pleasant bodily sensation and somanassa for pleasant feeling in the mind. In vedanānupassanā the words dukkha and sukha vedanā are used, which is why this tradition strongly emphasises bodily sensations as the object of meditation | Ở đây cũng như trong những giải thích ở chỗ khác, chữ dukkha được dùng để chỉ cảm thọ khó chịu hay đau đớn về thân, còn domanassa (xuất phát từ mana – tâm hay ý) chỉ sự khó chịu về tâm. Nó có thể là một ý nghĩ, một ký ức, hay sự sợ hãi. Tương tự, sukha được dùng để trỏ cảm thọ lạc về thân và somanassa trỏ cảm thọ lạc ở tâm. Trong vedanānupassanā – thọ quán niệm xứ, các chữ dukkha vedanā, thọ khổ và sukkha vedanā: thọ lạc được dùng, đó là lí do tại sao truyền thống này chú trọng đến các cảm thọ thuộc thân kể như đối tượng thiền. |
At a subtler level appiyehi sampayogo is association with anything unpleasant: rūpa, a vision, colour or light; sadda, sound; gandha, smell; rasa, taste; phoṭṭhabba, touch; or dhamma, a thought. Piyehi vippayogo is disassociation from anything pleasant. Disassociation from those who are dear, such as friends and family members, is dukkha | Ở một mức độ vi tế hơn “appiyehi sampayogo” – gần vật khó ưa – như rūpa: một cảnh sắc, màu hay ánh sáng; sadda: âm thanh; gandha: mùi; rasa: vị; phoṭṭhabba: xúc chạm; hoặc dhamma: một ý nghĩ. “piyehi vippayogo“[1] – xa lìa bất cứ điều gì khả lạc. Chẳng hạn xa lìa những người thân yêu, như bạn bè, và những người trong gia đình, là khổ – dukkha. |
Still subtler is icchaṃ na labhati: not getting what is desired. If someone desires to escape the cycle of birth, but does not reach this stage, it is na pattabbaṃ, not fulfilled. This is misery. Similarly desire arises to be free of old age, illness, death, and of all mental and physical grief and pain, and it is not fulfilled. | Vi tế hơn nữa là “icchaṃ na labhati“: không được những gì mình mong ước (cầu bất đắc khổ). Nếu một người nào đó muốn thoát khỏi vòng tử sanh luân hồi, nhưng không đạt đến giai đoạn này, đó là “na pattabbaṃ“, không hoàn thành. Đây là khổ. Tương tự, khởi lên ước muốn thoát khỏi già, đau, chết, và muốn thoát khỏi tất cả những ưu sầu trong tâm, đau đớn trong thân, và điều đó đã không hoàn thành, cũng là khổ. |
Saṅkhittena, in summary, and at a still deeper level, the pañcupādānakkhandha, the upādāna, the attachment to the five aggregates, the pañca khandha – of rūpa, matter; vedanā, sensation; saññā, perception; saṅkhāra, reaction; and viññāṇa, consciousness – is misery. | Tóm lại (saṅkhittena), ở một mức độ còn vi tế hơn nữa, pañcupādānakkhandha – chấp thủ năm uẩn, sắc, thọ, tưởng, hành, thức – là khổ. |
Devotional or logical acceptance of the First Noble Truth does not help: it has to be experienced (yathābhūtaṃ pajānāti) to its final limit. This is done by the practice of sīla and samādhi, and with a concentrated mind you practice the observation of the subtler reality of the workings of the five khandhas and the six sense doors. This is the whole process of the Noble Eightfold Path. | Sự chấp nhận Thánh Đế Thứ Nhất (Khổ Đế) do lòng mộ đạo và do tính hợp lý sẽ không giúp ích gì cho bạn: Khổ phải được kinh nghiệm hay tuệ tri đúng như thực (yathābhūtaṃ pajānāti) cho đến giới hạn cuối cùng của nó. Điều này được thực hiện bằng cách hành giới (sīla) và định (samādhi), và với một tâm đã an định bạn quan sát thực tại vi tế – những vận hành của năm uẩn và sáu căn môn. Đây là toàn bộ tiến trình thực hành Bát Chánh Đạo. |
The initial solidified, intensified and painful sensations are obviously dukkha, but they have to be observed with equanimity because reaction to them will multiply the misery. By equanimity they are divided, dissected, disintegrated and dissolved, and even if pain remains, an undercurrent of vibrations is felt with it. When broken up by these wavelets it does not seem to be misery. When even this goes away, there is only a flow of very subtle vibrations, giving rise to pīti. This is still the field of dukkha, lacking any real happiness, because it is anicca, arising and passing. The first experience of bhaṅga is very important, just to realise the truth that the entire material structure is nothing but subatomic particles. If however it is regarded as freedom from misery, then the field of dukkha has not been fully covered. Unpleasant sensations will again come: partly because of the surfacing of deep past saṇkhāras, partly because of posture, illness, and the like. Every pleasant experience, because it is impermanent, has dukkha as its inherent nature. | Những cảm thọ đau đớn, kiên cứng và căng thẳng ban đầu hiển nhiên là khổ – dukkha, nhưng chúng phải được quan sát với thái độ xả, bởi vì một sự phản ứng với chúng sẽ làm tăng thêm khổ đau. Nhờ giữ thái độ xả những cảm thọ khổ này được chia chẻ ra, mổ xẻ ra, làm rời ra và tan ra, và cho dù cái đau vẫn còn, một dòng ngầm của những rung động sẽ được cảm giác cùng với nó. Khi bị những sóng lăn tăn này làm cho vỡ tan ra nó dường như không còn là khổ nữa. Ngay cả khi cái khổ này biến đi, chỉ còn lại một dòng chảy của những rung động rất vi tế, làm phát sinh hỷ lạc (pīti), thì điều này vẫn còn trong lĩnh vực của khổ, (dukkha), không có chút lạc nào thực thụ, vì nó là vô thường (anicca), sanh và diệt. Kinh nghiệm đầu tiên về sự hoại diệt – bhaṅga – này rất là quan trọng, vì nó giúp bạn hiểu ra sự thực rằng toàn bộ cấu trúc vật chất chỉ là những hạt hạ nguyên tử hay các tổng hợp sắc (kalāpa). Tuy nhiên, nếu nó được xem như sự giải thoát khỏi khổ, thời lãnh vực khổ (dukkha) vẫn chưa được bao quát đầy đủ. Những cảm thọ khó chịu (thọ khổ) sẽ đến trở lại: một phần do bề mặt của các hành (saṅkhāra) quá khứ sâu xa, một phần do oai nghi (tư thế) ngồi, do bệnh hoạn, và những trở ngại khác tương tự như vậy. Mỗi kinh nghiệm khả lạc, vì nó là vô thường, nên có khổ (dukkha) như bản chất cố hữu của nó. |
The next stage, passaddhi, tranquillity, containing no unpleasantness and apparently no dukkha, still has samudaya vaya present. Yet sabbe saṅkhārā aniccā—whatever gets composed is sooner or later bound to be destroyed. Gross experiences will still come, because this passaddhi is still a passing experience, still in the field of mind and matter. The entire field of dukkha is not complete. It can be said to be explored only when it is transcended to a stage beyond, where nothing arises or is created. | Giai đoạn kế, passaddhi hay an tịnh, không chứa đựng sự khó chịu và có vẻ như không có khổ (dukkha), song vẫn có sự sanh – diệt (samudaya – vaya) hiện diện ở đó. Tuy nhiên, sabbe saṅkhārā aniccā (các pháp hữu vi đều vô thường) – bất cứ pháp nào do điều kiện cấu thành sớm muộn gì cũng phải hoại diệt. Những kinh nghiệm thô vẫn sẽ đến, bởi vì sự an tịnh (passaddhi) này vẫn là một kinh nghiệm thóang qua, còn nằm trong lĩnh vực của tâm và vật chất hay danh và sắc. Toàn bộ lĩnh vực của khổ đều không hoàn toàn. Chỉ khi đã vượt qua đến một giai đoạn bất khả tư nghì, ở đây không có gì sanh hay được tạo ra, mới có thể nói là khổ đã được khám phá. |
Thus the understanding of dukkha at a gross level cannot be said to be a Noble Truth. Parijānāti (complete understanding) means exploring the entire field with direct experience. Only when it is pariññātaṃ (understood to its end) does it actually become a Noble Truth. | Như vậy sự hiểu biết về khổ ở mức thô không thể nói đã là một Thánh Đế. Pajānāti (biến tri hay sự hiểu biết tận tường) có nghĩa là đang khám phá toàn bộ lĩnh vực khổ với kinh nghiệm trực tiếp. Chỉ khi sự hiểu biết ấy là pariññātaṃ, liễu tri hay sự hiểu biết rốt ráo nó mới thực sự trở thành một Thánh Đế. |
Samudayasaccaṃ – The Truth of the Arising of Suffering | Samudayasaccaṃ – Tập Đế hay sự thực về sự sanh khởi của khổ |
dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ | dukkhasamudayaṃ ariyasaccaṃ |
The Second Noble Truth is the arising of misery. | Thánh Đế thứ hai là tập khởi của khổ. |
Yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ, kāmataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā. | Yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandīrāgasahagatā tatratatrābhinandinī, seyyathidaṃ, kāmataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā. |
This is taṇhā, craving; ponobbhavikā, resulting in life after life; nandī-rāga-sahagatā, bound up with desire for pleasure; tatra-tatrābhinandinī, taking pleasure here and there; seyyathīdaṃ, that is: | Đây là ái (taṇhā); ponobbhavikā, đưa đến (tái sinh) hết đời này sang đời khác; nandī-rāga-saha-gatā, gắn bó với ước muốn dục lạc; tatratatrābhinandinī, đi tìm lạc thú chỗ này, chỗ kia; seyyathīdaṃ, đó là: kāma-taṇhā, dục ái; bhavataṇha: hữu ái và vibhava-taṇhā: phi hữu ái. |
Kāma-taṇhā is sensual pleasure. Any little desire so quickly turns into craving, and predominant is sexual desire. | Kāma-taṇhā (dục ái) là ham muốn dục lạc. Bất kỳ một ham muốn nhỏ nhoi nào cũng nhanh chóng biến thành ái, và nổi bật nhất là ham muốn về nhục dục. |
Bhava-taṇhā is the desire to survive, even though the body and the entire universe are continually destroyed. Because of this ego, because of craving towards becoming, philosophies which espouse eternity seem attractive. | Bhava-taṇhā (hữu ái) là ham muốn sống còn, cho dù thân xác này và toàn thể vũ trụ có luôn luôn bị hoại diệt. Do cái tôi này, do tham ái đối với việc trở thành (hữu) này, các triết lý vốn tán thành sự vĩnh cửu dường như rất hấp dẫn (đối với con người). |
Vibhava-taṇhā is the opposite in two ways. One is desiring this circle of life and death to stop, a stage which cannot be attained by such unbalanced craving. A second is refusing to accept the continuation of misery after death, while there are still saṅkhāras, out of fear of the results of the unwholesome actions of this life. There is an unbalanced craving and clinging to the philosophy that: “This is the only existence.” | Vibhava-taṇhā (phi hữu ái) là sự đối nghịch theo hai cách. Một là muốn cho vòng tử sanh luân hồi này dừng lại, một giai đoạn vốn không thể đạt đến được bởi lòng khao khát hay tham ái bất thường như vậy. Hai là từ chối chấp nhận sự tiếp tục của khổ sau khi chết, trong khi vẫn còn các hành – saṅkhāra, do sợ hãi quả báo của những nghiệp bất thiện trong đời này. Thực ra triết lý cho rằng: “Đây là kiếp sống duy nhất” vẫn có một sự tham ái và chấp thủ không bình thường trong đó. |
These three taṇhās result in dukkha. | Ba ái (taṇhā) này – dục aí, hữu ái và phi hữu ái đều đưa đến khổ đau. |
Where then does this taṇhā arise and stay? | Vậy thì ái này sanh khởi ở đâu và trú ở đâu? |
Yaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. | Yaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. |
Craving arises (uppajjati) and stays (nivisati) wherever in the loka there is pleasure (loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ). Both piya and sāta mean “pleasant”, “agreeable.” One meaning of loka is “planes of existence,” but here it means “within the framework of the body.” A deva called Rohita once passed in front of the monastery where the Buddha was sitting, and this person was singing: Caraiveti, caraiveti, “Keep walking, keep walking.” Questioned by the Buddha, Rohita said he was walking to explore the entire loka and then beyond. The Buddha smiled, and explained that the entire universe, its cause, its cessation, and the way to its cessation are within the framework of the body. | Ái sanh khởi (uppajjati) và trú (nivisati) bất cứ chỗ nào có lạc trong thế gian này (loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ). Cả piya (khả ái) và sāta (khả ý) đều có nghĩa là “thích thú”, “vừa lòng”. Một ý nghĩa của loka là “thế gian hay cảnh giới sinh tồn”, song ở đây nó có nghĩa là “trong cơ cấu của thân”. Một vị chư thiên tên gọi Rohita có lần đi qua trước cửa tịnh xá nơi Đức Phật đang trú ngụ, và vị này vừa đi vừa hát: Caraiveti, caraiveti, “Cứ tiếp tục đi, tiếp tục đi”. Khi được Đức Phật hỏi, Rohita nói ông ta đang đi để khám phá toàn thể thế gian này và rồi sẽ khám phá những gì nằm ngoài thế gian. Đức Phật mỉm cười và giải thích rằng toàn thế gian, nhân (sanh) của thế gian, sự diệt của thế gian và con đường đưa đến sự diệt của thế gian nằm ngay trong tấm thân này. |
Literally luñjati paluñjatīti loko-the loka is continually being destroyed. It arises and passes away. It is the entire field of mind and matter, and it is understood within the framework of the body. As you plant the seed of a particular plane of existence, you experience it. A very unwholesome saṅkhāra will result in hellfire within, both now and later, when the fruit comes. Planting the seed of a heavenly plane, you feel pleasant; of a brāhmic plane, you feel tranquil, both now and later. The stage of nibbāna also, where nothing arises or passes, has to be experienced within the body. | Theo nghĩa đen, luñjati paluñjatīti loko – thế gian (loka) không ngừng bị hủy diệt. Nó cứ sinh và diệt, sinh và diệt. Đó là toàn bộ lĩnh vực của tâm và vật chất (danh – sắc), và phải được hiểu trong cơ cấu của thân. Khi bạn trồng hạt giống của một cảnh giới đặc biệt nào đó, bạn sẽ kinh nghiệm nó. Một hành (saṅkhāra) cực bất thiện sẽ đưa đến hoả ngục bên trong, cả đời này lẫn đời sau, khi quả trổ. Trồng hạt giống của cõi trời, bạn cảm thấy hoan lạc; trồng hạt giống của cõi phạm thiên (brāhmic), bạn cảm thấy an tịnh, cả đời này lẫn đời sau. Giai đoạn Niết Bàn, ở đây không có sanh và diệt, cũng phải được kinh nghiệm trong chính thân này |
Craving therefore arises wherever something pleasant is felt, within the framework of the body. Now details are given about where the craving arises. | Do đó tham ái sanh khởi ở bất cứ nơi đâu lạc được cảm nhận, trong cơ cấu của thân. Bây giờ, chi tiết về nơi ái khởi sanh được (Đức Phật) đưa ra: |
Cakkhu loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati… Sotaṃ… Ghānaṃ… Jivhā… Kāyo… Mano loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati. | Cakkhu loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā uppajjati, ettha nivisamānā nivisati … sotaṃ …Ghānaṃ … jivhā … Mano loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā uppajjamānā upajjati, ettha nivisamānā nivisati. |
Craving arises and stays at the cakkhu – the eye sense-door – which is pleasant and agreeable. | Ái khởi sanh và trú tại con mắt (cakkhu) – được xem là khả lạc và khả ý. |
The same process occurs with ear, nose, tongue, body or mind. | Tiến trình như vậy cũng sẽ xảy ra với tai, mũi, lưỡi, thân và ý. |
Rūpa… Saddā… Gandhā… Rasā… Phoṭṭhabbā… Dhammā… nivisati. | Rūpa … saddā… gandhā… rasā… phoṭṭhabbā… dhammā… nivisati. |
Wherever pleasure is felt in the object, such as a vision, sound, smell, taste, touch or thought, craving arises and stays. | Bất cứ ở đâu lạc được cảm nhận trong đối tượng, như một cảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc hoặc pháp, ái khởi sanh và trú ở đó. |
Cakkhu-viññāṇaṃ… Sota-viññāṇaṃ… Ghāna-viññāṇaṃ… Jivhā-viññāṇaṃ… Kāya-viññāṇaṃ… Mano-viññāṇaṃ… nivisati | Cakkhu-viññānaṃ… sota viññānaṃ… Ghānaviññānaṃ… Jivhā-viññānaṃ… kāya-viññānaṃ… Mano viññānaṃ… nivisati. |
Craving arises at any of the six viññāṇas of the sense doors. As a description of mind, the four aggregates of viññāṇa, saññā, vedanā, and saṅkhāra generally suffice. Deeper Vipassana separates them. Before that stage is reached however, philosophies start because, despite the experience of arising and passing, the observer-which is viññāṇa-seems to remain and it is not divided or dissected. It is viewed as eternal soul: je viññāya te āya ye āya te viññāya (Whatever is viññāṇa is soul and whatever is soul is viññāṇa). However at a deeper level it does become separated: eye viññāṇa cannot hear, ear viññāṇa cannot see, any or all of these viññāṇas can stop, and when mind viññāṇa also stops, nibbāna comes. | Ái khởi lên ở bất kỳ thức căn nào trong sáu thức căn – nhãn thức, nhĩ thức, … hoặc ý thức. Khi mô tả về tâm, thường thì danh uẩn – thức (viññāṇa), tưởng (saññā), thọ (vedanā) và hành (saṅkhāra) là đủ. Minh sát sâu hơn sẽ tách chúng ra. Tuy nhiên, trước khi đạt đến giai đoạn đó, các hệ thống tư tưởng hay triết lý bắt đầu (nảy sanh) vì, mặc dù việc kinh nghiệm tính chất sanh và diệt là như thế, song người quan sát – ở đây là thức (viññāṇa) – dường như vẫn còn, chưa được chia tách hay mổ xẻ ra. Nó được quan niệm như linh hồn thường hằng: je viññāya te āya te viññāya [phàm cái gì là thức (viññāṇa) tức là linh hồn và cái gì là linh hồn tức là thức (viññāṇa)]. Tuy nhiên ở một mức độ thâm sâu hơn nó được tách bạch ra: nhãn thức (cakkhu viññāṇa) không thể nghe được, nhĩ thức (sota viññāṇa) không thể thấy được, bất kỳ thức nào hay tất cả thức đều có thể dừng lại, và khi ý thức (mano-viññāṇa) dừng lại, Niết Bàn được đạt đến. |
The Buddha gives further details: | Đức Phật đưa ra thêm những chi tiết |
Cakkhu-samphasso…
Cakkhu-samphassajā vedanā… Rūpa-saññā… Rūpa-sañcetanā… Rūpa-taṇhā… Rūpa-vitakko… Rūpa-vicāro… nivisati. |
Cakkhu-samphaso …
Cakkhu-samphassajā vedanā… Rūpa-saññā… Rūpa-sañcetanā… Rūpa-taṇhā… Rūpa-vitakko… Rūpa-vicāro … nivisati |
Because of contact (samphasso) at any sense door craving also arises and stays. Because of this contact there is a sensation (samphassajā vedanā) and again craving arises and stays. Then follows evaluation or perception (saññā) of the object of the sense door, and craving arises and stays. Sañcetanā (mental reaction) towards the object is a synonym of saṅkhāra: here again craving arises and stays. Then craving (taṇhā) arises and stays in relation to any of the sense objects. Initial application of thought to the object (vitakko) follows. Finally follows the rolling in the thought (vicāro). In every case the entire process happens at each of the six sense doors. | Do xúc (samphaso) ở bất kỳ căn môn nào (mắt, tai,…) tham ái cũng sanh khởi và an trú. Do xúc này có thọ (samphassajā vedanā) và ái cũng lại khởi lên và an trú.Tiếp theo sau sự đánh giá của tưởng (saññā) về đối tượng của giác quan hay căn môn, ái khởi lên và an trú. Sañcetanā (ý hành hay phản ứng của tâm) đối với đối tượng là một từ đồng nghĩa của saṅkhāra: ở đây một lần nữa ái khởi sanh và an trú. Như vậy ái khởi sanh và an trú trong mối tương quan với bất kỳ trần cảnh hay đối tượng giác quan nào. Sự dán áp ban đầu của tâm trên đối tượng (vitakko – tầm) sẽ theo sau. Cuối cùng là tứ (vicāro) hay sự xoay quanh của tư duy trên đối tượng. Trong mỗi trường hợp toàn bộ tiến trình xảy ra ở mỗi trong sáu căn môn đều như vậy. |
This Second Noble Truth is called dukkha-samudaya. In general understanding it is true that taṇhā is the cause of suffering. However, samudaya means “arising,” because suffering arises simultaneously with craving, with no time gap. | Thánh Đế Thứ hai này được gọi là dukkha-samudaya: tập khởi của khổ. Trong cách hiểu thông thường, thực sự rằng ái (taṇhā) là nhân của khổ. Tuy nhiên, samudaya có nghĩa là “tập khởi” hay “khởi sanh”, bởi vì khổ (dukkha) khởi sanh cùng một lúc với ái, không có khe hở. |
Nirodhasaccaṃ – The Truth of the Cessation of Suffering | Nirodhasaccaṃ – Diệt đế hay Sự thực về sự diệt khổ |
dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ | dukkhanirodhaṃ ariyasaccaṃ |
The Third Noble Truth is the total eradication of craving so that it does not arise again at all. “It is the complete fading away and cessation of this very craving, forsaking it and giving it up; the liberation from it, leaving no place for it.” | Thánh Đế Thứ ba là sự đoạn diệt ái để cho nó hoàn toàn không khởi sanh được nữa. “Đó là sự suy tàn và đoạn diệt hoàn toàn của chính khát ái này, là sự từ bỏ nó và khước từ nó; sự giải thoát khỏi nó, không còn chỗ nào cho nó. |
Yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo. | Yo tassāyesa taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo. |
Where is this work done? | Công việc này được làm ở đâu? |
Yaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. | Yaṃ loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhati. |
Wherever taṇhā (craving) arises and stays in the loke—the field of mind and matter—there it is to be eradicated (pahīyamānā pahīyati) and extinguished (nirujjhamānā nirujjhati). It must be worked on and totally eradicated at the eye, the ear, the nose, the tongue, the body, and the mind sense doors. Details are now again given: | Ái sanh khởi và an trú ở đâu trong thế gian (loke) – lãnh vực của tâm và vật chất hay danh và sắc – ở đó nó phải được đoạn trừ (pahīyamānā pahīyati) và đoạn diệt (niujjhamānā nirujjhāti). Như vậy, ái phải được giải quyết và đoạn trừ ở các cửa giác quan – mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Bây giờ, chi tiết được (Đức Phật) đưa ra thêm. |
Cakkhu… Sotaṃ… Ghānaṃ… Jivhā… Kāyo… Mano loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. | Cakkhu …sotaṃ… ghānaṃ… jivhā…kāyo… Mano loke piyarūpaṃ sātarūpaṃ, etthesā taṇhā pahīyamānā pahīyati, ettha nirujjhamānā nirujjhati. |
Rūpa… Saddā… Gandhā… Rasā… Phoṭṭhabbā… Dhammā… nirujjhati. | Rūpa… saddā… gandhā… rāsā… phoṭṭhabbā… dhammā… nirujjhati. |
Cakkhu-viññāṇaṃ…
Cakkhu-samphasso… Cakkhu-samphassajā vedanā… Rūpa-saññā… Rūpa-sañcetanā… Rūpa-taṇhā… Rūpa-vitakko… Rūpa-vicāro… nirujjhati. |
Cakkhu-viññānaṃ…
Cakkhu-samphaso… Cakkhu-samphassajā vedanā… Rūpa-saññā… Rūpa-sañcetanā… Rūpa-taṇhā… Rūpa-vitakko… Rūpa-vicāro… nirujjhati. |
The cessation must be total, both in the six sense doors and their related objects. Again six viññāṇas precede both the contact and its resulting sensation. Then follow six saññās, which evaluates the sensation. Then there are six sañcetanās (volitional actions), that can also be called saṅkhāras. Taṇhā (craving) follows. Vitakko is the beginning of thought in reaction to the contact of object and sense door, or the beginning of remembering or thinking of the future, in relation to the contact. Vitakka is followed by vicāro which is continuous thinking, in relation to the object. | Sự diệt phải là hoàn toàn, cả trong các căn môn lẫn những đối tượng liên hệ của chúng. Ở đây cũng vậy, sáu thức (viññāṇa) đi trước xúc và thọ kể như quả của nó. Tiếp theo sau đó là sáu tưởng (saññā), đánh giá cảm thọ. Rồi đến sáu ý hành (sañcetanā), cũng được gọi là saṅkhāra (hành). Ái (taṇhā) tiếp nối theo sau. Vitakko (tầm) là khởi đầu của tư duy trong sự phản ứng với xúc (giữa đối tượng và căn môn), hoặc sự khởi đầu của việc nhớ lại hay suy nghĩ về tương lai, trong quan hệ với xúc. Vitakka (tầm) được theo sau bởi vicāra (tứ), là sự suy nghĩ liên tục, trong quan hệ với đối tượng. |
This is the Noble Truth of the Cessation of Suffering. In this course such minute, detailed analysis at the experiential level is totally impossible, but the Sutta is a complete teaching. Its audience would have included those working on the third or fourth stage of nibbāna, from anāgāmī to arahant. At these high stages every detail is separated, and laid bare. You understand every little sensation that arises, how it relates to a particular sense door, and how to the object of the sense door. You understand now how it arises related to saññā, to sañcetanā, and to the saṅkhāra; and you understand how it ceases, related to this or that. At such a very high stage, each can be divided and dissected in minute detail. Now, and even at the stage of sotāpanna, the reality, although deep, is not that deep; therefore understanding whether or not there is craving or aversion as a result of some sensation – together with the understanding of anicca – is enough. | Đây là Thánh Đế về sự diệt của khổ (Diệt khổ Thánh Đế). Trong khóa thiền này những phân tích chi tiết, nhỏ nhiệm như vậy ở mức kinh nghiệm là hoàn toàn không thể (thực hiện được), song kinh (sutta) là một lời dạy hoàn chỉnh. Thính chúng nghe kinh hẳn phải là những người đang thực hành trên giai đoạn thứ ba hoặc thứ tư của Niết Bàn, tức từ bậc thánh anahàm (anāgāmī) đến bậc thánh Alahán (Arahant). Ở những giai đoạn rất cao này mỗi chi tiết được tách bạch ra, được phơi bày ra. Bạn hiểu biết từng cảm thọ nhỏ nhiệm khởi lên, nó liên hệ đến một căn môn đặc biệt như thế nào, và với đối tượng của căn môn ấy ra sao. Bạn cũng hiểu được thọ khởi sanh liên hệ đến tưởng (saññā), đến ý hành (sañcetanā) và đến các hành (saṅkhāra) ra sao, và hiểu thọ diệt, liên hệ với pháp này hay pháp khác như thế nào. Ở một giai đoạn rất cao như vậy, mỗi pháp có thể được chia tách ra, và mổ xẻ ra thành từng chi tiết nhỏ nhặt. Bây giờ, và ngay cả ở giai đoạn tuđàhoàn – sotāpanna, thực tại, dù sâu, cũng không sâu đến mức đó; bởi thế chỉ cần hiểu được ái hay sân có mặt hay không có mặt như kết quả của một cảm thọ nào đó – cùng với sự hiểu biết tính chất vô thường của nó – là đủ. |
Maggasaccaṃ – The Truth of the Path | Maggasaccaṃ – Đạo Đế |
dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ | dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ |
The Fourth Noble Truth is the Path for the eradication of suffering. | Thánh Đế Thứ tư là Con Đường (Đạo) nhằm diệt trừ khổ. |
ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ, sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammā-ājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi. | Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo, seyyathidaṃ, sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi. |
The Path is eightfold. Each part is now explained. | Đạo có tám phần. Mỗi phần sau đó lại được giải thích. |
Right understanding (sammādiṭṭhi) is: | Chánh kiến (sammādiṭṭhi) là: |
dukkhe ñāṇaṃ, dukkhasamudaye ñāṇaṃ, dukkhanirodhe ñāṇaṃ, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya ñāṇaṃ. | Dukkhe ñāṇaṃ, dukkhasamudaye ñāṇaṃ, dukkhanirodhe ñāṇaṃ, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya ñāṇaṃ. |
It is total experiential wisdom about misery, its arising, its cessation, and the path: yathā-bhūtaṃ pajānāti, proper understanding of the reality as it is. | Đó là trí tuệ hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm về khổ, sự khởi sanh của khổ, sự diệt khổ, và đạo lộ hay con đường: yathā-bhūtaṃ pajānāti, như thực tuệ tri hay sự hiểu biết đúng đắn về thực tại như nó thực sự là. |
Right thoughts (sammāsaṅkappo) are: | Chánh tư duy (sammāsaṅkappo) là: |
nekkhammasaṅkappo, abyāpādasaṅkappo, avihiṃsāsaṅkappo | Nekkhammasaṅkappo, abyāpādasaṅkappo, avihiṃsāsaṅkappo. |
They are thoughts of renunciation, thoughts which are free of anger, and thoughts which are free from violence. | Đó là những tư duy hay suy nghĩ về sự xuất ly, những tư duy vô sân, và những tư duy vô hại. |
Right speech (sammāvācā) is: | Chánh ngữ (sammāvācā) là: |
musāvādā veramaṇī, pisuṇāya vācāya veramaṇī, pharusāya vācāya veramaṇī, samphappalāpā veramaṇī. | Musāvādā veramanī, pisuṇāya vācāya veramanī, pharusāya vācāya veramanī, samphappalāpa veramanī. |
It is not false or hurtful. It is not back-biting or slander. Again understand that this must be yathā-bhūtaṃ pajānāti. It must happen in your life. It must be experienced, along with the understanding that you are living a life of abstinence from false, hurtful, backbiting, or slanderous talk. Unless you are practising this, unless it is experienced, unless it is happening in your life, it is not sammā but micchā, merely an intellectual or emotional game. It must be yathā-bhūta. | Đó là không nói dối hay nói lời thô ác. Đó là không nói lời vu khống hay chia rẽ. Ở đây cũng cần hiểu rằng điều này phải được như thực tuệ tri – yathābhūtaṃ pajānāti. Nó phải xảy ra trong cuộc sống của bạn. Nó phải được kinh nghiệm, cùng với sự hiểu biết rằng bạn đang sống một cuộc sống tránh xa sự nói dối, nói thô ác, nói chia rẽ hay nói vu khống. Trừ phi bạn đang hành như vậy, trừ phi điều đó được kinh nghiệm, trừ phi điều đó đang xảy ra trong đời bạn, bằng không nó chẳng phải là chánh (sammā) mà là tà (micchā), chỉ là một trò chơi thuần tri thức hoặc cảm xúc. Tóm lại, chánh ngữ phải là yathābhūta – như thực. |
Right action (sammākammanto) is: | Chánh nghiệp (sammākammanto) là: |
pāṇātipātā veramaṇī, adinnādānā veramaṇī, kāmesumicchācārā veramaṇī. | Pānātipātā veramanī, adinnādānā veramanī, kāmesumicchācāra veramanī. (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm). |
It is abstinence at the bodily level (veramaṇī) from killing (pāṇātipātā), stealing (adinnādānā) or sexual misconduct (kāmesumicchācārā). This must also be experienced; it must happen in life. Only when you can say that you are living a life of abstinence from killing, stealing and sexual misconduct is it pajānāti, is it experienced as it is. | Đó là tiết chế ở mức thân hành (veramanī) không sát sanh (pānātipātā), trộm cắp (adinnādānā) hoặc tà dâm (kāmesumicchācārā). Điều này cũng phải được kinh nghiệm; nghĩa là nó phải xảy ra trong cuộc sống. Chỉ khi bạn có thể nói rằng bạn đang sống một cuộc sống tránh xa việc sát sanh, trộm cắp và tà dâm, thì đó mới là tuệ tri – pajānāti, mới là kinh nghiệm đúng như nó thực sự là. |
Right livelihood (sammā-ājīvo) is: | Chánh mạng (sammā-ājīvo) là: |
ariyasāvako micchā-ājīvaṃ pahāya sammā-ājīvena jīvitaṃ kappeti. | Ariyasāvako micchā-ājīvaṃ pahāya sammā-ājīvena jīvitaṃ kappeti. |
It is where unwholesome (micchā) livelihood has been given up (pahāya), and again the same applies: the earning of a livelihood by wholesome means must be experienced in life. | Đó là ở đâu tà mạng (micchā-ājīvaṃ) được từ bỏ (pahāya), và áp dụng lại cách thức trên: việc kiếm sống bằng những phương tiện lương thiện hay chân chánh phải được kinh nghiệm trong cuộc sống. (Phải hiểu chữ kinh nghiệm ở đây theo nghĩa thực sự xảy ra trong cuộc sống). |
Right effort (sammāvāyāmo) is fourfold: | Chánh tinh tấn (sammāvāyāmo) có bốn: |
anuppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya…
uppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya… anuppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ uppādāya… uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā… …chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati. |
anuppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ anuppādāya…
uppannānaṃ pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya… anuppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ uppādāya… uppannānaṃ kusalānaṃ dhammānaṃ ṭhitiyā asammosāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā… …chandaṃ janeti vāyamati vīriyaṃ ārabhati cittaṃ paggaṇhāti padahati. |
It is to restrain unwholesome impurities (pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ) which are anuppannānaṃ (unarisen). It is to remove uppannānaṃ (arisen) impurity. It is to awaken wholesomeness (kusalānaṃ dhammānaṃ) which has not arisen. It is to retain, not to let fade, and to multiply arisen wholesomeness, up to its total fulfilment (bhāvanāya pāripūriyā). | Đó là để ngăn ngừa những ô nhiễm bất thiện (pāpakānaṃ akusalānaṃ dhammānaṃ – ác bất thiện pháp) chưa khởi sinh (anuppannānaṃ). Đó là để loại trừ những ô nhiễm đã khởi (uppannānaṃ). Đó là để khơi dậy những thiện pháp (kusalānaṃ dhammānaṃ) chưa sanh. Đó là để duy trì, không để cho tàn lụi đi, và để tăng trưởng những thiện pháp đã sanh khởi, cho đạt đến sự sung mãn của nó (bhāvanāya pāripūriyā). |
In each case the meditator “makes strong effort (chandaṃ janeti vāyamati), stirs up his energy (viriyaṃ ārabhati), applies his mind (cittaṃ paggaṇhāti) and strives (padahati).” | Trong mỗi trường hợp, người hành thiền “ra sức nỗ lực (chandaṃ janeti vāyamati), phát khởi nghị lực (viriyaṃ ārabhati), chuyên tâm (cittaṃ paggaṇhāti) và phấn đấu (padahati)”. |
Right awareness (sammāsati) is: | Chánh niệm (sammāsati) là: |
kaye kāyānupassī viharati… vedanāsu vedanānupassī viharati… citte cittānupassī viharati… dhammesu dhammānu-passī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ. | kāye kāyānupassī viharati… vedanāsu vedanānupassī viharati… citte cittānupassī viharati… dhammesu dhammānupassī viharati ātāpī sampajāno satimā, vineyya loke abhijjhādomanassaṃ – Sống quán thân trong thân … quán thọ trong thọ… quán tâm trong tâm … quán pháp trong pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác và chánh niệm để viễn ly tham ưu đối với thế gian (năm uẩn). |
Wherever the Buddha describes sati, the description of the four fields of satipaṭṭhāna is repeated: that is, sampajañña, the experience of sensation arising and passing, must be present. Otherwise what is being practiced is not sammā-sati, but rather the ordinary awareness of a circus performer. | Bất cứ ở đâu Đức Phật mô tả chánh niệm (sati), Ngài luôn luôn lập lại bốn lĩnh vực thiết lập niệm – satipaṭṭhāna này. Trong đó yếu tố sampajañña (trí tuệ tỉnh giác) kinh nghiệm các cảm thọ đang sanh và diệt, phải có mặt. Nếu không thì những gì đang được thực hành không phải là chánh niệm – sammasati, mà đúng hơn đó chỉ là niệm thông thường của một người hát xiếc. |
Right concentration (sammāsamādhi) is the practice of four jhānas: | Chánh định (sammāsamādhi) là việc thực hành bốn bậc thiền: |
vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ…
vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ… pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti… sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ… |
vivicceva kāmehi vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukham.
vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodibhāvaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ… pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato ca sampajāno sukhañca kāyena paṭisaṃvedi yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ti… sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassa domanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsati pārisuddhim… [Ly dục (kāmehi), ly bất thiện pháp (akusalehi dhammehi) (chứng và trú thiền thứ nhất) một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ. Diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh không tầm, không tứ, nội tịnh nhất tâm. Ly hỷ, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm lạc thọ mà các bậc thánh gọi là ‘xả niệm lạc trú’. Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh]. |
In the first jhāna there is detachment from sense desires (kāmehi) and mental impurities. It is savitakkaṃ savicāraṃ: with attention to the object of meditation and with continual awareness of the object. There is detachment (vivekajaṃ) and pītisukhaṃ—a lot of mental pleasantness with pleasant sensation on the body. The mind is concentrated. In the second jhāna, vitakka-vicārānaṃ vūpasamā: the meditation object recedes, and there is pleasantness in the mind and body. In the third jhāna, mental pleasantness (pīti) recedes: there is only sukha, a pleasant bodily sensation from mental concentration. However sampajāna, the reality of arising and passing away, is now added.
|
Trong thiền thứ nhất có sự viễn ly các dục (kāmehi) và những ô nhiễm trong tâm (chủ yếu là năm triền cái). Nó có tầm và tứ (savitakkaṃ savicāraṃ): có sự chú tâm (tầm) vào đối tượng thiền cùng với sự nhận biết liên tục về đối tượng ấy (tứ). Có sự viễn ly (vivekajaṃ) và hỷ lạc (pītisukhaṃ) – tức là có nhiều sự dễ chịu trong tâm (hỷ) và cảm thọ lạc trên thân. Tâm được định. Trong thiền thứ hai, vitakka-vicārānaṃ vūpassamā (diệt tầm và tứ): đối tượng thiền rút dần, và có sự dễ chịu (hay cảm giác lạc) trong tâm và thân. Trong thiền thứ ba, sự dễ chịu trong tâm hay hỷ (pīti) rút xuống; chỉ còn lạc (sukha), một cảm thọ dễ chịu ở thân phát sinh do tâm định. Tuy nhiên, bây giờ sampajāna (trí tuệ tỉnh giác) về thực tại đang sanh và diệt được thêm vào. |
Understand that even before the Buddha became Buddha, the jhānas were present in India. He had learnt the seventh and eighth jhānas from two of his previous teachers. Yet here only four jhānas are taught. The reason is that in the jhānas which he had learnt previously, sampajañña was missing. As result, they could remove only the surface and slightly deeper impurities. Without sampajañña, they could not go to the depth and take out the deep-rooted impurities of the mind. These impurities remained, because of which the life continuum continued. Now with the practice of only four jhānas, in the third arising and passing are observed. Sampajañña is present. | Cần phải hiểu rằng ngay cả trước khi Đức Phật xuất hiện các thiền chứng này đã có mặt ở Ấn Độ. Ngài đã học các thiền thứ bảy (vô sở hữu xứ thiền) và thiền thứ tám (phi tưởng phi phi tưởng xứ thiền) từ hai vị thầy trước đó của Ngài. Tuy vậy, ở đây chỉ có bốn thiền (sắc giới) được Đức Phật dạy. Lý do là vì trong các bậc thiền (vô sắc) mà Ngài đã học trước đó, yếu tố sampajañña (trí tuệ tỉnh giác) đã bị bỏ quên. Kết quả là, họ chỉ có thể loại trừ những bất tịnh ở sâu hơn một chút nhưng vẫn trên bề mặt. Không có sampajañña, họ không thể đi vào chiều sâu (của tâm) và nhổ những bất tịnh đã ăn rễ sâu xa ở đó ra được. Những bất tịnh này vẫn còn, do những bất tịnh này còn nên dòng hữu phần (dòng duy trì tính liên tục của sự sống) vẫn tiếp tục. Bây giờ, với việc thực hành chỉ bốn bậc thiền (sắc giới), sự sanh và diệt được quan sát trong tam thiền. Sampajañña (trí tuệ tỉnh giác) có mặt. |
In the fourth jhāna, there is no more sukha or dukkha. Somanassa, and domanassa are gone. There is neither pleasant nor unpleasant feeling in the mind. Only adukkhaṃasukhaṃ (tranquillity) remains, with upekkhā-sati-pārisuddhiṃ (equanimity, awareness and total purification). Sampajāno is not now used because this is the nibbānic stage. The fourth jhāna comes together with the fourth nibbānic stage of the arahant. Sampajañña was the Buddha’s contribution to the meditation practices of those days, the means with which to go beyond the entire field of mind and matter. | Trong thiền thứ tư, không còn lạc (sukha) hoặc khổ (dukkha). Hỷ (somanassa) và ưu (domanassa) cũng đã ra đi. Không còn cảm giác dễ chịu (lạc) cũng như khó chịu (khổ) trong tâm. Chỉ có adukkhaṃasukham – không khổ không lạc hay sự vắng lặng – còn lại, cùng với upekkhā-sati-pāsisuddhim (xả, niệm và sự thanh tịnh hoàn toàn). Sampajāno (trí tuệ tỉnh giác) bây giờ không được dùng nữa vì đây là giai đoạn Niết Bàn [2]. Sampajañña – trí tuệ tỉnh giác là đóng góp của Đức Phật cho việc hành thiền thời bấy giờ, có thể nói đó là phương tiện nhờ nó người hành thiền vượt qua toàn bộ lĩnh vực của thân và vật chất hay danh và sắc. |
This is the Fourth Noble Truth. | Đây là Thánh Đế Thứ tư. |
Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati…‘atthi dhamma’ ti…na ca kiñci loke upādiyati. | Iti ajjhattaṃ vā dhammesu dhammānupassī viharati… ‘atthi dhamma’ti… na ca kiñci loke upādiyati. |
The same stations recur: awareness is established in the truth of nothing but dhamma and then there is nothing to cling to. | Những trạm tương tự tiếp tục tái diễn: chánh niệm được thiết lập trong sự thực (rằng) không có gì ngoài pháp (dhamma) và lúc đó cũng không có gì để chấp thủ. |
This entire explanation has to be experienced and understood. We can read it, but only with deeper experience does the meaning of the Buddha’s words become clear. At the stage of the arahant everything is clear by experience. | Tất nhiên sự giải thích này phải được kinh nghiệm và tuệ tri. Chúng ta có thể đọc nó, nhưng chỉ với kinh nghiệm thâm sâu, ý nghĩa của những lời Đức Phật dạy, mới trở nên rõ ràng. Ở giai đoạn Alahán mọi việc sẽ rõ ràng nhờ kinh nghiệm. |
Satipaṭṭhānabhāvanānisaṃso –
Results of the Practice |
Satipaṭṭhānabhāvanānisaṃso – Những kết quả của việc thực hành Niệm xứ |
Practising in this manner, one of two fruits is attained: | Thực hành theo cách này, một trong hai quả sẽ đạt đến: |
diṭṭheva dhamme aññā, sati vā upādisese anāgāmitā. | diṭṭheva dhamme aññā, sati va upādisese anāgāmitā hoặc diṭṭheva dhamme aññā |
Either diṭṭheva dhamme aññā—the total understanding of an arahant—is attained, or the third stage of anāgāmī and that within seven years. | Đắc sự hiểu biết hay trí tuệ toàn diện của bậc Alahán (thường dịch là chánh trí), hoặc đắc giai đoạn thứ ba của bậc bất lai – ānāgāmī – anahàm và điều đó phải mất bảy năm. |
Someone who has been practising more than seven years asks why they are not an arahant. The necessary condition however is evaṃ bhāveyya, having practised exactly as set out. It is sampajaññaṃ na riñcati, where sampajañña is not missed for any moment in life. Now you are preparing for this stage, practising feeling sensation in everything you do at the physical level, and understanding arising and passing. When you can practise in this way you have the Buddha’s guarantee of the results. | Có người đã thực hành hơn bảy năm hỏi tại sao họ không thành một bậc Alahán. Tuy nhiên, phải nhớ rằng điều kiện cần thiết là evaṃ bhāveyya, tức phải thực hành đích xác như đã mô tả. Đó là sampajaññaṃ na riñcati – không xao lãng một sát-na tỉnh giác (sampajañña) trong cuộc sống. Giờ đây, bạn đang chuẩn bị cho giai đoạn này, đang tập cảm giác những cảm thọ trong mọi phần ở mức thể chất, và hiểu rõ sự sanh diệt của nó. Khi bạn có thể hành theo cách này, bạn đã được Đức Phật bảo đảm về những kết quả (sẽ gặp). |
Further the Buddha says, leave aside seven years, six years, five, four, and even down to one year; then seven months, six, and down to one, even half a month, or even seven days will suffice. It differs depending on the past accumulation, even if sampajañña is practised every moment. It might be seven years, yet practising the same technique there were instances where someone experienced nibbāna after just a few minutes, like the person who came from Bombay and was taught only the words diṭṭhe diṭṭhamattaṃ bhavissati. | Hơn nữa, Đức Phật còn nói, không cần đến bảy năm, sáu năm, năm năm, bốn năm, ba năm, và thậm chí xuống còn một năm; rồi bảy tháng, sáu tháng, năm tháng, bốn tháng… và xuống còn một tháng, nửa tháng, hoặc ngay cả bảy ngày, cũng đủ. Thời gian khác nhau là tuỳ vào sự tích luỹ ở quá khứ, cho dù trí tuệ tỉnh giác (sampajañña) được thực hành trong từng sát-na. Nó có thể là bảy năm, thế nhưng có những trường hợp, hành cùng một kỹ thuật, có người đã kinh nghiệm Niết Bàn sau chỉ một vài phút, giống như vị đạo sĩ từ Bombay đến Savatthi và được Đức Phật dạy chỉ vài lời – diṭṭhe diṭṭhamattaṃ bhavissati – trong cái thấy chỉ có cái thấy. |
Some meditators start with walking, even mentally repeating “walking”, “itching”, or whatever. There is no paññā: but at least the practice concentrates the mind. Those with a strong sex desire, go to a cemetery—or nowadays an autopsy—to balance their minds somewhat. Whatever the starting point, the meditator must experience sensations as arising and passing. At this point your sampajañña may be only for a few seconds, and then forgotten for minutes or even hours together. With continual work, later you will forget sampajañña only briefly, then not even for a moment. That stage may take a long time, but after that the limit is seven years. | Một số người hành thiền khởi sự với việc đi (kinh hành) thậm chí còn niệm thầm “đi”, “ngứa”, hay bất cứ hoạt động nào họ đang làm. Không có trí tuệ (pañña) nhưng ít ra việc thực hành cũng tập trung được tâm. Những người nặng về tham dục, phải đi vào nghĩa địa – hoặc ngày nay một phòng mổ xác thí nghiệm – để quân bình lại tâm trí của họ đến một mức độ nào đó trước khi hành minh sát. Dù điểm khởi đầu là gì, người hành thiền cũng phải kinh nghiệm các cảm thọ đang sanh và diệt. Hiện nay trí tuệ tỉnh giác (sampajañña) của bạn có thể chỉ mới được một vài giây, và rồi quên cả vài phút hoặc thậm chí cả giờ liền. Với việc thực hành liên tục, sau đó bạn sẽ quên tỉnh giác chỉ một thời gian ngắn, không đến một vài sát-na. Giai đoạn tỉnh giác ấy có thể phải mất một thời gian dài, nhưng sau đó giới hạn (thành tựu kết quả) là bảy năm. |
Then come the closing words: | Bài kinh kết thúc với những chữ: |
‘Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo sattānaṃ visuddhiyā, sokaparidevānaṃ samatikkamāya, dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya, ñāyassa adhigamāya, nibbānassa sacchikiriyāya yadidaṃ cattāro satipaṭṭhānā’ti. Iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ ti. | ‘Ekāyano ayaṃ, bhikkhave, maggo sattānaṃ visuddhiyā, sokaparidevānaṃ samatikkamāya, dukkhadomanassānaṃ atthaṅgamāya, ñāyassa adhigamāya, nibbāmassa sacchikiriyāya yadidaṃ cattāro satipaṭṭhānā’ti. Iti yaṃ taṃ vuttaṃ, idametaṃ paṭicca vuttaṃ ti. |
“It is for this reason that it was said: ‘This is the one and only way, monks, for the purification of beings, for the overcoming of sorrow and lamentation, for the extinguishing of suffering and grief, for walking on the path of truth, for the realisation of nibbāna: that is to say, the fourfold establishing of awareness.’” | “Chính vì lý do này ta mới nói: “Đây là con đường độc nhất, này các Tỳ khưu, để tịnh hóa các chúng sinh, (để) vượt qua sầu, bi: diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh đạo (bước đi trên đạo lộ của chân lý), để chứng đắc Niết Bàn: đó là, bốn niệm xứ”. |
Ekāyano maggo is not a sectarian claim, but a law of nature. The path helps not only those who call themselves Buddhists or have implicit faith: it is to be experienced by one and all, practising with and so transcending sensation. Whether or not there is a Buddha, universal law exists. The earth is round; gravity does exist whether or not Galileo or Newton discovers it. Similarly the arising and eradication of misery is a law. Just as two parts of hydrogen and one part of oxygen make water: so, when in deep ignorance there is a reaction of craving or aversion, misery arises. This is not Hindu, Buddhist or Christian law, but simply the law. Similarly if there is full awareness and sampajañña, understanding of the entire truth, there is liberation. Intellectual understanding can only give inspiration and guidance. Without even this, those of different views cannot explore and experience the truth. Someone might assert that the earth is flat, or that gravity does not exist, but nothing will change for them. | Ekāyano maggo (con đường độc nhất) không phải là một lời tuyên bố của bộ phái, mà là một quy luật của tự nhiên. Đạo lộ không chỉ giúp những người tự gọi mình là Phật tử hoặc những người có niềm tin minh xác: nó phải được kinh nghiệm bởi mọi người, thực hành và vượt qua cảm thọ. Dù Đức Phật có xuất hiện hay không, quy luật tự nhiên của vũ trụ vẫn hiện hữu. Trái đất mãi cứ tròn; định luật hấp dẫn luôn có mặt dù Galileo hoặc Newton có khám phá ra nó hay không. Tương tự, sự sanh khởi và sự đoạn trừ của khổ là một quy luật. Cũng như hai phần hydrogen và một phần oxygen sẽ tạo thành nước như thế nào, thì khi chìm đắm trong vô minh, phản ứng lại với tham hoặc sân, khổ đau cũng phát sinh như vậy. Đây không phải là quy luật của đạo Hindu (Ấn giáo), Phật giáo hay Thiên chúa giáo, mà chỉ đơn giản là quy luật (tự nhiên). Tương tự, nếu có chánh niệm và tỉnh giác (sampajañña), hiểu biết toàn bộ sự thực, sẽ có giải thoát, vậy thôi. Sự hiểu biết trên phương diện tri thức chỉ có thể cho bạn niềm cảm hứng và sự hướng dẫn. Tuy nhiên, không có những hiểu biết này, những người thuộc tri kiến khác không thể khám phá và kinh nghiệm được sự thực. Ai đó có thể quả quyết rằng quả đất bằng, hoặc định luật hấp dẫn không hiện hữu, nhưng không có gì có thể thay đổi được điều đó. |
Fire will burn your hand. This truth can be experienced. To avoid it, keep your hand away from fire. In exactly the same way, reacting to sensations causes misery. If you stop reacting and just observe their arising and passing, naturally your practice will extinguish misery, the fire of craving and aversion, just as water extinguishes fire. This is ekāyano maggo—the law, truth, or nature for one and all. | Lửa sẽ đốt cháy tay bạn. Sự thực này ai cũng có thể kinh nghiệm. Để tránh nó, hãy giữ tay bạn xa khỏi lửa. Theo cách đích xác như vậy, phản ứng lại các cảm thọ sẽ gây ra khổ đau. Nếu bạn dừng lại việc phản ứng và chỉ quan sát sự sanh và diệt của chúng (cảm thọ), đương nhiên việc thực hành của bạn sẽ dập tắt khổ đau, dập tắt ngọn lửa tham và sân, cũng như nước dập tắt lửa vậy. Đây là Ekāyano maggo – (con đường độc nhất) – là quy luật tự nhiên, hay sự thực cho tất cả mọi người. |
Questions and Answers | Hỏi và đáp |
Every word of the Sutta will become clear as you practise and reach the final goal. At this stage, many questions keep coming. Even if the Teacher’s answers satisfy you intellectually, doubt may wash them away. You are only imagining, not seeing. Practise. In every course, as you keep experiencing Dhamma, you hear the same discourses, the same words, but you find something new each time. Real understanding, clear and free from any doubt or scepticism, comes with your own experience. | Mỗi lời kinh sẽ trở nên rõ ràng khi bạn thực hành và đạt đến mục tiêu cuối cùng. Ở giai đoạn này, nhiều câu hỏi cứ tiếp tục đổ tới. Cho dù những câu trả lời của bậc Đạo sư có thỏa mãn được bạn trên phương diện tri thức, song hoài nghi có thể sẽ xói mòn chúng. Bạn chỉ có tưởng tượng, chứ không thấy. Hãy thực hành. Trong mỗi khóa thiền, nếu bạn cứ duy trì việc hành pháp – dhamma, bạn nghe cũng những bài kinh ấy, cũng những lời kinh ấy, nhưng mỗi lần bạn lại khám phá ra một điều gì đó mới mẻ. Sự hiểu biết đích thực, rõ ràng và không một chút hoài nghi hay lấn cấn, sẽ đến cùng với kinh nghiệm riêng của bạn. |
Q. You mentioned noting various mental states arising. How should you deal with, say, anger or fantasy? | H: Ngài đã đề cập đến việc ghi nhận những trạng thái tâm khác nhau đang sanh khởi. Ngài sẽ đối phó với, chẳng hạn như sân hận hay tưởng tượng như thế nào? |
A. Noting anger, fear, passion, ego or any kind of impurity does not mean mentally reciting them. Noting may help you concentrate and understand somewhat, but sampajañña is missing. Just accept the mental content, that your mind is with, say, anger—sadosaṃ vā cittaṃ pajānāti—and observe any predominant sensation, with the understanding of arising and passing. Any sensation at that time will be connected to the anger. | Đ: Ghi nhận sân hận, sợ hãi, tham dục, cái tôi hay bất kỳ loại bất tịnh nào khác không có nghĩa là đọc thầm chúng. Việc ghi nhận có thể giúp bạn tập trung và hiểu biết được đôi chút, nhưng sampajañña (trí tuệ tỉnh giác) bị bỏ quên. Chỉ cần chấp nhận nội dung tâm trí, rằng tâm bạn hiện đang có sân, chẳng hạn – sadosaṃ vā cittaṃ… pajānāti (tâm có sân tuệ tri có sân) – và quan sát bất kỳ cảm thọ nổi bật nào, với sự hiểu biết về sự sanh và diệt của nó. Bất kỳ cảm thọ nào có mặt lúc đó cũng sẽ liên hệ với sân.
|
Q. From where do kalāpas arise and to what do they pass away? Something cannot come from nothing. | H: Các kalāpas – tổng hợp sắc hay những hạt hạ nguyên tử – sanh khởi từ đâu và chúng diệt rồi về đâu? Vì không thể có gì từ không mà có. |
A. Whence did the universe start, and how was it created? This is speculation, how all philosophies start. The Buddha called them all irrelevant questions. They have nothing to do with misery, its arising, its eradication, and the way to its eradication. Creation is going on every moment: kalāpas are created, they arise and pass, and ignorance of this arising and passing results in misery. Anything else is meaningless. Human life is short and you have such a big job to change the habit pattern of the mind at the deepest level and reach full liberation. Don’t waste your time: work, and the reality of your experience will later on reveal everything. | Đ: Vũ trụ bắt đầu từ đâu, và nó được tạo ra như thế nào? Đây là sự suy đoán, là cách các triết thuyết nảy sanh. Đức Phật gọi chúng là những câu hỏi không thích đáng. Chúng không liên hệ đến khổ, tập khởi của khổ, sự diệt khổ, và con đường đưa đến sự diệt khổ. Sự sáng tạo cứ tiếp diễn trong từng sát-na: Các kalāpa được tạo ra, chúng lúc nào cũng sanh và diệt, sanh và diệt, không biết đến sự sanh – diệt này sẽ dẫn đến khổ đau. Những gì khác ngoài ra là vô nghĩa. Đời người ngắn ngủi và bạn có một công việc lớn lao phải làm là thay đổi lề thói quen của tâm ở mức sâu xa nhất và đạt đến sự giải thoát viên mãn. Đừng phí thời gian của bạn: hãy làm việc, và thực tại do bạn kinh nghiệm sau đó sẽ tiết lộ mọi chuyện. |
Q. What is the cause behind the existence of this world of mind and matter? | H: Nhân nằm đằng sau sự hiện hữu của thế gian của tâm và vật chất (danh – sắc) này là gì? |
A. Ignorance generates saṅkhāras, and saṅkhāras multiply ignorance. The entire universe is created by this mutual support, nothing else. | Đ: Vô minh sanh ra các hành (saṅkhāra), và các hành làm tăng trưởng vô minh. Toàn thế gian được tạo ra bởi sự nuôi dưỡng hỗ tương này, chứ không có gì khác. |
Q. How did ignorance begin? It could not co-exist with love, wisdom, and knowledge. | H: Vậy thì vô minh bắt đầu như thế nào? Nó không thể cùng hiện hữu với tâm từ, trí tuệ và tri kiến chứ. |
A. Certainly, but it is more important to see the ignorance of this moment and let purity come. Otherwise it becomes a philosophical question, which doesn’t help. | Đ: Tất nhiên rồi, nhưng điều quan trọng hơn hết vẫn là thấu hiểu được vô minh của sát-na này và để cho sự thanh tịnh đến. Nếu không thì nó sẽ trở thành một vấn đề thuộc phạm vi triết lý, không giúp ích được gì cả. |
Q. Did the Buddha teach outside India, in Myanmar? | H: Đức Phật có đi thuyết giảng ở ngoài Ấn Độ không, như Miến (Myanmar ) chẳng hạn? |
A. There is no evidence that he taught outside the Ganga-Jamuna area of northern India. | Đ: Không có chứng cứ rõ ràng nào cho thấy rằng Đức Phật đã đi thuyết giảng ngoài vùng Ganga-Jamuna của bắc Ấn Độ. |
Q. With respect, how can we say that the Buddha rediscovered the lost technique when he was taught it and took his vow in front of a previous Buddha? | H: Với lòng tôn kính, thưa Ngài, làm sao chúng ta có thể nói được rằng Đức Phật đã tìm ra lại kỹ thuật bị thất truyền này khi bản thân Ngài đã được dạy nó và phát nguyện trước một vị Phật quá khứ? |
A. Many who meet a Buddha become inspired and desire not just to liberate themselves, but also to become a Sammā-sambuddha and help liberate many others. Expressing this desire, their mental capacity can be examined by the then Sammā-sambuddha: whether having already worked countless aeons they would, if now given Vipassana, very soon become arahants: and whether even though knowing this they still wish to develop their pāramīs to the necessary extent over countless further aeons. If so, they receive not just a blessing but a time prediction. The ascetic who later was born as Gotama, was capable of reaching the stage of an arahant then, but did not take Vipassana.
In his last life, with darkness all around, words highly praising Vipassana still existed in the ancient Ṛg-Veda, but were mere recitations. The practice was lost. Due to his past pāramīs he went to the depth and discovered it. He said pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi: “My eye is opened in a dhamma which I had never heard before.” Later he called it purāṇo maggo, an ancient path. He rediscovered and distributed a dormant, forgotten path. |
Đ: Rất nhiều người đã gặp được một vị Phật, phát khởi tín tâm và ước nguyện không chỉ giải thoát tự thân, mà còn mong muốn trở thành một vị Phật Chánh Đẳng Giác (sammā-sambuddha) để giúp giải thoát cho nhiều người khác. Trong khi bày tỏ ước nguyện này vị Phật Chánh Đẳng Giác lúc đó có thể xem xét khả năng tâm linh của họ: hoặc họ đã từng hành trong vô lượng kiếp quá khứ, nếu bây giờ được cho một đề tài Minh sát (vipassanā), chẳng mấy chốc họ sẽ trở thành bậc Alahán; hoặc dù biết rõ điều này (sẽ đắc Alahán) họ vẫn ước nguyện tu tập các pháp balamật (pāramis) của mình cho đến một mức độ cần thiết qua vô lượng kiếp thêm nữa. Nếu sự tình như vậy, họ không chỉ nhận được lời phú chúc mà còn nhận được cả lời tiên đoán về thời gian (sẽ thành Phật) nữa. Vị đạo sĩ, người mà về sau đã tái sinh làm bồtát Gotama (Cồđàm), có khả năng đạt đến giai đoạn của một bậc Alahán lúc đó, nhưng không hành thiền Minh sát.
Trong kiếp cuối cùng của mình, với tăm tối vây quanh, những lời ca tụng rất mực về Vipassanā (Minh sát) vẫn hiện hữu trong Rigveda [3] cổ xưa, nhưng chỉ là những lời đọc tụng suông. Việc thực hành đã thất truyền. Nhờ các balamật quá khứ của mình, Đức Bồtát (Gotama) đã đi vào chiều sâu và khám phá ra nó. Ngài nói: “pubbe ananusutesu dhammesu cakkhuṃ upadādi” – Mắt ta đã mở đối với Pháp mà trước đây ta chưa từng được nghe – (nhãn sanh). Sau đó Ngài gọi Pháp ấy là purāṇo maggo – Con đường cổ xưa. Ngài tìm lại được con đường từ lâu đã bị vùi lấp, lãng quên và ban bố nó cho thế gian. |
Q. Does an entity with saṅkhāras causing rebirth have any choice in the circumstances, or is it actually determined by past saṅkhāras? | H: Liệu một thực thể với các hành – saṅkhāras – làm nhân cho tái sinh có được sự chọn lựa nào không về hoàn cảnh (nơi tái sanh), hay điều đó thực sự được quyết định bởi các hành quá khứ? |
A. The past saṅkhāras which are responsible for life in the lower fields are so powerful that at the time of death one of these will arise and generate a vibration which is in tune with the vibration of a particular plane; in that way you are sucked to deeper levels of misery. If however Vipassana has been properly practised, even with such saṅkhāras the Vipassana vibration is so strong that at the last mind moment this arises and connects with a plane where Vipassana can be practised, instead of a lower field. So in another way you can choose not to go down. | Đ: Các hành – saṅkhāra – quá khứ trách nhiệm cho tái sinh trong những lĩnh vực thấp kém mạnh đến nỗi mà vào thời điểm chết một trong những hành này sẽ khởi lên và tạo ra một sự rung động hòa điệu với sự rung động của một cảnh giới đặc biệt nào đó; theo cách ấy bạn bị hút vào những mức độ khổ sâu hơn. Tuy nhiên, nếu thiền minh sát được thực hành một cách đúng đắn, ngay cả với những hành như vậy sự rung động của vipassanā cũng vẫn mạnh đến độ vào sát-na tâm cuối cùng nó khởi lên và liên kết với một cảnh giới, ở đây thiền minh sát có thể được thực hành, thay vì bị cuốn vào một lĩnh vực thấp kém. Vì thế, theo một cách khác bạn có thể chọn không để rơi xuống (cảnh giới thấp kém). |
Q. If the “I” is non-existent, an illusion, how can “I” be reincarnated? | H: Nếu cái “tôi” là phi hữu, cái “tôi” là một ảo tưởng, vậy “tôi” có thể tái sinh như thế nào? |
A. Nothing is incarnated. There is a continuous flow of mind and matter: every moment saṅkhāra-paccayā viññāṇaṃ. At death the push of some deep saṅkhāra causes viññāṇa to arise with some other body. | Đ: Không có gì (đi) tái sinh. chỉ có một dòng tương tục của tâm và vật chất (danh và sắc): mỗi sát-na “saṅkhāra paccayā viññānaṃ” (hành duyên cho thức). Vào lúc chết lực đẩy của một hành sâu xa đó khiến cho thức – viññāna – khởi lên với một thân khác, vậy thôi. |
Q. If the reward for achieving nibbāna is bodily death, why practise to die? | H: Nếu phần thưởng dành cho sự thành tựu Niết Bàn là cái chết thể xác, tại sao lại phải thực hành để chết? |
A. It is not annihilation, but a wonderful art of dying. It is also an art of living, coming out of impurities to lead a healthy life. When you experience nibbāna, it is something like death: the sense doors do not work, but you are fully awakened inside. Experience it. The question will be answered automatically. | Đ: Đó không phải là sự hủy diệt, mà là một nghệ thuật chết kỳ diệu. Đó cũng là một nghệ thuật sống, thoát ra khỏi mọi bất tịnh để sống một đời sống lành mạnh. Khi bạn kinh nghiệm Niết Bàn, đó là một trạng thái giống như chết: các căn không làm việc, nhưng hoàn toàn tỉnh thức bên trong. Hãy kinh nghiệm nó. Tự động câu hỏi được trả lời. |
Q. Where does a liberated person live without rebirth? | H: Người đã giải thoát sẽ sống ở đâu nếu không tái sinh? |
A. Many such questions were asked of the Buddha. What happens to the arahant after death is what is experienced by the arahant in life. Experiencing the fourth stage of nibbāna they understand that this is the ultimate stage, which also happens after death. It cannot be explained in words because it is beyond mind and matter. Something beyond the sensory field cannot be expressed by the sense organs. A fourth dimensional experience cannot be represented within three dimensions. The proof is in eating the cake. | Đ: Rất nhiều câu hỏi đại loại như vậy đã được người ta đặt ra với Đức Phật. Điều gì xảy ra với một vị Alahán sau khi chết là điều đã được vị ấy kinh nghiệm trong cuộc sống (vì ngay cả khi còn sống vị Alahán cũng đã thọ hưởng hữu dư Niết Bàn). Kinh nghiệm giai đoạn thứ tư của Niết Bàn (Niết Bàn của bậc Alahán) các vị hiểu được rằng đây là giai đoạn cùng tột, giai đoạn ấy cũng sẽ xảy ra sau khi chết. Điều đó không thể nào giải thích được bằng lời vì nó vượt ngoài tâm và vật chất (danh – sắc). Một điều gì đó vượt ngoài lĩnh vực cảm quan không thể nào diễn đạt được bằng các giác quan. Một kinh nghiệm thuộc chiều thứ tư làm sao có thể thể hiện trong (không gian) ba chiều được. Có thử mới biết (The proof is in eating the cake). |
Q. Can an enlightened married person still have children? | H: Liệu một người giác ngộ có gia đình vẫn có thể có con chứ? |
A. Passion naturally becomes weaker as you proceed and yet you feel so contented and happy. Why worry about it? Come to that stage and the question will get answered. | Đ: Dục (nhục dục) đương nhiên sẽ trở nên yếu đi khi bạn thăng tiến, tuy thế bạn vẫn cảm thấy hài lòng và hạnh phúc. Sao lại phải lo về chuyện đó? Cứ đến giai đoạn (giác ngộ) đó đi và câu hỏi sẽ được trả lời. |
Q. Is there a preferred order to list the ten pāramīs? | H: Có một thứ tự ưu tiên để liệt kê mười pháp balamật (pāramīs) không? |
A. It is more important to develop them: the order doesn’t matter. | Đ: Tu tập các balamật ấy là chuyện quan trọng hơn, thứ tự không thành vấn đề. |
Q. Since Vipassana is widespread, are sotāpannas, anāgāmīs and arahants to be found today? | H: Bởi lẽ thiền Minh sát đã được truyền bá rộng khắp, như vậy các vị Tuđàhoàn (sotāpannā), Anahàm (anāgāmī) và Alahán (Arahant) ngày nay có nhiều không? |
A. The number of meditators today is just a drop in an ocean of billions of people, and most are at the kindergarten stage: there are cases of meditators who have experienced nibbāna, but very few. | Đ: Con số những người hành thiền ngày nay chỉ như một giọt nước trong đại dương của hàng tỷ người, và hầu hết còn ở giai đoạn mẫu giáo; cũng có những trường hợp người hành thiền đã kinh nghiệm Niết Bàn, nhưng rất ít. |
Q. Without offence, are you, Goenka, fully enlightened? | H: Không có ý xúc phạm, thưa Ngài Goenka, Ngài đã giác ngộ viên mãn? |
A. I am not an arahant, but without doubt on the path to becoming one. Having taken a few more steps on the path than all of you, I am competent to teach you. Walk on the path and reach the goal: that is more important than examining your teacher! | Đ: Tôi không phải là một bậc Alahán, nhưng không hoài nghi chuyện đang trên đạo lộ để trở thành một vị Alahán. Tôi đã bước được nhiều bước hơn tất cả các bạn trên đạo lộ, tôi có đủ khả năng để dạy các bạn. Hãy bước đi trên đạo lộ để đạt đến mục tiêu cuối cùng: điều đó quan trọng hơn là dò xét thầy của bạn! |
Q. Who was Ledi Sayadaw’s teacher? You frequently mention the tradition where vedanā is fundamental: what is the name of this tradition? | H: Ai là thầy của Ngài Ledi Sayadaw [4]? Ngài thường đề cập đến truyền thống lấy thọ – vedanā – làm căn bản, vậy tên của truyền thống này là gì? |
A. There is no recorded history, but Ledi Sayadaw says that he learnt this technique from a monk in Mandalay. The tradition existed even before Ledi Sayadaw. Out of his many students, some started teaching and also gave importance to vedanā. Saya Thet taught Sayagyi U Ba Khin, among other teachers, and Sayagyi U Ba Khin had a number of students who started teaching. One is here and he gives importance to vedanā. This tradition gives importance to vedanā. | Đ: Không có sử liệu ghi chép, nhưng Ledi Sayadaw nói rằng Ngài học kỹ thuật này từ một vị sư ở Mandalay (cố đô Miến Điện). Như vậy, truyền thống (niệm thọ) này tồn tại ngay cả trước thời Ngài Ledi. Trong số rất nhiều những học trò của Ngài, một số cũng đã bắt đầu đi dạy, và xem niệm thọ (vedanā) là quan trọng. Sayet Thet đã dạy cho Sayagyi U Ba Khin, một trong số những vị thiền sư khác, và Sayagyi U Ba Khin cũng có một số học trò hiện đang dạy thiền. Tôi là học trò của Ngài và cũng xem thọ là quan trọng. Truyền thống này chú trọng đến niệm thọ – vedanā. |
Q. About chanting… | H: Về vấn đề tụng kinh… |
A. Chanting is part of the duty of a Teacher, to give good vibrations, to protect the work of the students from any bad vibrations from outside. The students’ job is to practise and observe, which is why they are not asked to chant. At a certain stage some are taught: between each word you are aware of sensations with anicca, with sampajañña very clearly in every pause. This, not mere chanting, gives the Dhamma vibration. It becomes part of the constant meditation of sampajañña. Otherwise mere chanting, which looks so easy, is just a rite, ritual or religious ceremony. | Đ: Tụng kinh là một phần phận sự của vị thiền sư, để tạo ra những rung động tốt, để bảo vệ công việc (thực hành) của các thiền sinh khỏi những rung động xấu từ bên ngoài. Công việc của thiền sinh là thực hành và quan sát, đó là lý do vì sao họ không được yêu cầu phải tụng kinh. Ở một giai đoạn nào đó chúng tôi cũng dạy: giữa mỗi lời (kinh) bạn chánh niệm các cảm thọ với tính chất vô thường – anicca của nó, và với trí tuệ tỉnh giác – sampajaññā rất rõ rệt ở mỗi lúc ngưng lại. Đây không phải tụng đọc suông, mà là để tạo ra sự rung động của Pháp (dhamma). Tụng kinh trở thành một phần của việc thiền tỉnh giác (sampajañña) thường xuyên. Nếu không thì, tụng đọc suông, xem ra rất dễ, cũng chỉ là một lễ nghi tôn giáo hay nghi thức tôn giáo. |
Q. If not the ego, which part of the being can give or receive mettā? | H: Nếu không có cái tôi, phần nào của con người có thể cho ra hay tiếp nhận tâm từ (mettā). |
A. Vipassana takes you to the ultimate truth, but the Buddha wanted you to be aware of both this and the apparent truth. Both this wall and my head are ultimately vibrations but apparently solid. The wall will still break my head on impact! Ultimately there is no being, but you still give up unwholesome actions—such as hatred, aversion, ill-will, and animosity—because they harm you. Generating mettā, love, compassion and goodwill, makes your mind better, and helps you to reach the final goal. | Đ: Vipassanā đưa bạn đến sự thực cùng tột, nhưng Đức Phật muốn bạn phải biết rõ cả hai sự thực – cùng tột và bề ngoài. Chẳng hạn như trên phương diện cùng tột cả bức tường này lẫn đầu của tôi đều là những rung động, song ở phương diện bề ngoài chúng là những vật thể cứng. Nếu va chạm, bức tường vẫn sẽ làm bể đầu tôi như thường! Trên phương diện cùng tột hay chân lý tuyệt đối, không có chúng sinh, nhưng bạn vẫn phải từ bỏ những hành động bất thiện – như sân hận, nóng giận, ác ý và thù nghịch – bởi vì chúng làm hại bạn. Phát ra từ bi và thiện chí, làm cho tâm bạn tốt hơn, và nó còn giúp cho bạn đạt đến mục tiêu cuối cùng. |
Q. It appears that your interpretation of the text is not as literal as it could be. How do you know that your interpretation is correct and what the Buddha intended? | H: Sự giải thích của Ngài về kinh có vẻ như không đúng hoàn toàn theo nguyên văn. Làm thế nào Ngài biết được sự giải thích của Ngài là đúng với những gì Đức Phật muốn nói? |
A. The language is twenty-five centuries old, and meanings change. Even if they do not, what the Buddha said with his experience cannot be understood without that experience. Many translators have never practised. We are not here to quarrel with or condemn other interpretations of the Buddha’s words. As you practise, you will understand what the Buddha meant; and for now you must accept whatever you do experience. | Đ: Ngôn ngữ đã qua hai mươi lăm thế kỷ, và ý nghĩa của nó cũng thay đổi. Cho dù chúng không đổi chăng nữa, những gì Đức Phật nói bằng kinh nghiệm của Ngài cũng không thể nào hiểu được nếu không có kinh nghiệm đó. Nhiều nhà dịch thuật chưa bao giờ thực hành. Ở đây, chúng ta không chê trách hay chỉ trích những giải thích khác về lời dạy của Đức Phật. Khi bạn thực hành, bạn sẽ hiểu được những gì Đức Phật có ý định muốn nói; và cho đến lúc này bạn phải chấp nhận bất cứ điều gì bạn kinh nghiệm. |
Commentaries were written on the Buddha’s words, some over 1,000 years after his death, although our research reveals that Vipassana in its pure form was lost 500 years after his death. Others were written within 500 years, but were lost except in Sri Lanka: they were again translated into Pāli, but with the translator’s own interpretation. They give a clear picture of Indian society in the Buddha’s time: the whole spectrum of its social, political, educational, cultural, religious and philosophical background. They often unravel obscure words by giving many synonyms. Yet while they are very helpful, if their words differ from our experience, and if in the Buddha’s words we find a clear, direct explanation, then without condemning the commentaries, we have to accept the Buddha’s explanation of our experience. | Các bản chú giải được viết khoảng hơn một ngàn năm sau Đức Phật nhập diệt, mặc dù sự khảo cứu của chúng ta phát hiện ra rằng thiền minh sát (vipassanā) trong hình thức thuần khiết của nó đã thất truyền năm trăm năm sau sự nhập diệt của Đức Phật. Các bản chú giải khác được viết trong thời gian 500 năm ấy, nhưng đã bị thất lạc ngoại trừ bản ở Sri Lanka (Tích Lan): các bản chú đó lại được dịch sang Pāḷi, nhưng với sự giải thích riêng của người dịch. Tất nhiên những bản dịch ấy cho chúng ta một bức tranh khá rõ ràng về xã hội Ấn Độ trong thời Đức Phật: bao quát toàn bộ phạm vi bối cảnh xã hội, chính trị, giáo dục, văn hóa, tôn giáo và triết thuyết của nó. Các bản chú giải này luôn luôn làm sáng tỏ những chữ khó hiểu bằng cách đưa ra nhiều từ đồng nghĩa. Tuy thế, trong khi chúng rất ích lợi, song nếu những từ chú giải đưa ra có khác với kinh nghiệm của chúng ta, và nếu trong những lời dạy của Đức Phật chúng ta tìm thấy một sự giải thích rõ ràng, trực tiếp, lúc đó, không chỉ trích các bản chú giải, chúng ta phải chấp nhận sự giải thích của Đức Phật về kinh nghiệm của chúng ta. |
For instance, one tradition takes vedanā as only mental. It is true that vedanā is a mental aggregate and that vedanānupassanā has to be mental. But in several places the Buddha talks of sukha and dukkha vedanā on the body, as in the Satipaṭṭhāna Sutta, whereas somanassa and domanassa vedanā are used for the mind. | Chẳng hạn, có truyền thống xem vedanā (thọ) chỉ là tâm (danh). Thực sự rằng thọ là một danh uẩn và vedanānupassanā – quán thọ hay niệm thọ – phải thuộc về tâm. Nhưng trong một vài nơi khác Đức Phật nói về thọ lạc (sukha vedanā) thọ khổ (dukkha vedanā) trên thân, như trong Kinh Niệm Xứ – Satipaṭṭhāna Sutta, trong khi somanassa vedanā (thọ hỷ) và domanassa vedanā (thọ ưu) được dùng để chỉ tâm. |
Some translations in English of the word sampajañña, such as “clear comprehension,” have created much confusion. This suggests sati without sampajañña, the understanding with perfect paññā. In the Buddha’s words, viditā vedanā uppajjati, you feel sensation coming up. Mere awareness is all right just as a start: for instance, an itch is just felt and labelled, with no understanding of anicca—but this is not sampajañña. | Một số bản dịch tiếng Anh về từ sampajañña thường là “sự hiểu rõ” (clear comprehension) đã tạo ra rất nhiếu lầm lẫn. Cách dịch này ám chỉ niệm (sati) không có trí tuệ tỉnh giác (sampajañña), tức không có sự hiểu biết với trí tuệ (paññā) hoàn hảo. Trong những lời dạy của Đức Phật, có đoạn “viditā vedanā uppajjati” cảm giác cảm thọ đang sanh lên. Niệm đơn thuần như vậy là vừa đủ như một bước khởi đầu: chẳng hạn, một cảm giác ngứa được cảm nhận và người hành thiền gán nhãn (hay niệm ngứa, ngứa), không cần có sự hiểu biết về tính chất vô thường – anicca – nhưng đây không phải là sampajañña (trí tuệ tỉnh giác).
|
Similarly sati parimukhaṃ has been translated “keeping the attention in front.” People start imagining their attention to be in front, outside the body, and the technique of kāye kāyānupassī, vedanāsu vedanānupassī—in the body, in the sensations—is lost. When our experience differs from the beliefs of other traditions, we take shelter in the Buddha’s words. | Tương tự, sati parimukkhaṃ đã được dịch “giữ niệm trước (mặt)”. Thế là người ta bắt đầu tưởng tượng niệm hay sự chú ý của họ ở trước mặt, ngoài thân, và kỹ thuật quán thân trong thân (kāye kāyānupassī), quán thọ trong thọ (vedanāsu vedanānupassī) – đã mất đi. Do đó, khi kinh nghiệm của chúng ta khác với niềm tin của các truyền thống khác chúng ta sẽ tìm sự che chở nơi những lời dạy của Đức Phật. |
The Vipassana Research Institute has been established to go through all the Buddha’s words using computers; the volume of the literature is huge. Instead of remembering instances of, say, vedanā or sampajāno in 40 – 50 volumes of 300 – 400 pages each, computers are used to find the usages for examination. If differences result, we can’t help it, but nor do we insist that idaṃ saccaṃ, “this only is the truth.” There is no attachment. I understand from my direct experience of the words of the Buddha, and from this line of teachers, including those who reached very high stages. Their experience was the same. Similarly thousands of meditators around the world have had the same experience. I am therefore confident that this teaching is correct and the Buddha’s way. If in doubt, practice: only practice will remove the doubts. If this technique does not suit you intellectually, then work with something else, but don’t keep mixing, running here and there. If you find results with this technique, go deeper and all your questions will be answered. Even having learnt just a little Pāli, the words of the Buddha will become clear in time. You feel he is directing you. Rather than unnecessary intellectual activity, or arguments and debates, experience will clarify. | “Học viện nghiên cứu Thiền Minh sát” đã được thành lập để nghiên cứu tỉ mỉ tất cả những lời dạy của Đức Phật bằng máy tính; khối lượng kinh điển thật khổng lồ. Thay vì nhớ những trường hợp, chẳng hạn như cách dùng vedanā (thọ) hay sampajāno (trí tuệ tỉnh giác) trong bốn mươi đến năm mươi quyển kinh dày ba, bốn trăm trang mỗi cuốn, các máy đã được dùng để tra tìm cách dùng từ tiện cho việc khảo sát. Nếu những khác nhau là kết quả, chúng ta đành phải chấp nhận, nhưng chúng ta cũng không khăng khăng rằng “chỉ đây là sự thực” – idaṃ saccaṃ. Không có sự chấp thủ ở đây. Từ kinh nghiệm trực tiếp của tôi về những lời dạy của Đức Phật, và từ dòng truyền thừa của các bậc thiền sư này, kể cả những vị đã đạt đến những giai đoạn rất cao, Tôi hiểu kinh nghiệm của họ là giống nhau. Tương tự, hàng ngàn người hành thiền trên thế giới đều có cùng kinh nghiệm như vậy. Do đó, Tôi tin rằng lời dạy này là chính xác và là đường lối của Đức Phật. Nếu còn hoài nghi, hãy thực hành: chỉ có thực hành mới loại trừ được những hoài nghi. Nếu kỹ thuật này không thích hợp với bạn trên phương diện tri kiến, hãy thực hành với kỹ thuật khác, nhưng đừng có pha trộn (kỹ thuật này với kỹ thuật khác), hoặc chạy động chạy tây phí hết thì giờ. Nếu bạn tìm được những kết quả với kỹ thuật này, hãy đi vào sâu hơn và mọi câu hỏi của bạn sẽ được trả lời. Ngay cả khi bạn chỉ học được một ít Pāḷi (ngôn ngữ Đức Phật dùng thuyết giảng kinh), những lời của Đức Phật cũng sẽ trở nên sáng tỏ đúng lúc. Bạn cảm thấy như Ngài đang hướng dẫn bạn. Thay vì những hoạt động tri thức không cần thiết, hay những lý sự và tranh luận, sự kinh nghiệm sẽ làm sáng tỏ hơn. |
You have come to a Satipaṭṭhāna course to experience, and not just to hear the Buddha’s words or a particular teacher’s interpretation. Having taken three or more courses before joining, now keep going deeper so that the Buddha’s words become clear by experience. Free yourselves from all these saṅkhāras and start experiencing real liberation. May all of you reach the final goal of full nibbāna. | Bạn đã đến với một khóa thiền Tứ Niệm Xứ để kinh nghiệm, chứ không phải chỉ để nghe những lời của Đức Phật hay sự giải thích của một vị thầy cá biệt nào. Trước khi tham dự khóa thiền Tứ Niệm Xứ này, các bạn đã dự ba khóa hoặc nhiều hơn rồi; giờ đây hãy tiếp tục đi vào sâu hơn để cho những lời dạy của Đức Phật trở nên sáng tỏ hơn bằng chính kinh nghiệm của bạn. Hãy tự giải thoát mình khỏi các hành (saṅkhāra) và kinh nghiệm sự giải thoát chơn thực. Cầu mong tất cả các bạn cùng đạt đến mục tiêu cuối cùng của sự giải thoát viên mãn. |
You are taking right steps on the right path: although long, it doesn’t matter. Taking the first, the second, and in this way step by step you are bound to reach the final goal. May all of you enjoy the real happiness and peace of liberation. | Bạn đang bước những bước đi đúng trên chánh đạo: dù dài, điều đó không quan trọng. Bước thứ nhất, thứ hai, và bằng cách ấy từng bước một bạn chắc chắn sẽ đạt đến mục tiêu cuối cùng. Cầu mong các bạn hưởng được hạnh phúc chơn thực và sự bình yên của giải thoát. |
May all beings be happy. | Cầu mong tất cả chúng sinh được an vui. |
[1] Appiyehi sampayogo và piyehi vippayogo thường được dịch là oán tắng hội khổ và ái biệt ly khổ. | |
[2] Chi tiết về vấn đề đạo quả và thiền, xem trong “Con đường thiền chỉ và thiền quán” để biết rõ hơn. Ở đây, do lối giải thích tóm tắt về bài kinh rất dễ gây hiểu lầm giữa thiền định và sự chứng đắc đạo quả. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng khi giải thích chánh định (sammā samādhi) Đức Phật muốn nói tới thiền siêu thế sanh cùng với đạo quả (Niết Bàn). | |
[3] Rigveda – là một trong ba bộ Vêđà (Rigveda, Yajarveda vā samaveda) gồm những thánh ca dâng thần thánh. ND | |
[4] Ledi Sayadaw (1846 – 1923) một bậc Đại Hiền Trí của Miến Điện. Ngài được xem là người có công trong việc duy trì pháp học lẫn pháp hành đúng theo truyền thống nguyên thủy. Pháp môn niệm thọ mà T.S Goenka hiện đang dạy, nếu truy nguyên ra, chính Ledi Sayadaw là tổ. |