Vipassana – Its Relevance to the Individual and Society – Mối liên hệ giữa cá nhân và xã hội
– By Usha Modak/ Bởi Usha Modak
Modern life is moving at such a rapid pace that there is no time even to breathe. Our fiercely competitive world is like a rat-race where, in spite of all the technological and economic improvements and multifarious pleasures, people are still unhappy. Humankind has made tremendous progress in the fields of science, industry, and political systems, etc., resulting in materialistic development. Man is the promoter and consumer of these advancements, which aim at improving our standard of living and total well-being.
Đời sống hiện đại trôi qua hối hả làm chúng ta thậm chí không có thời gian để thở. Thế giới cạnh tranh khốc liệt như một vòng xoay luẩn quẩn không lối thoát, trái với biết bao tiến bộ kỹ thuật và kinh tế và những thú vui ở mọi phương diện, dường như con người vẫn chưa hạnh phúc. Loài người đã có bước tiến quan trọng trong lĩnh vực khoa học, công nghiệp, và hệ thống chính trị, v.v.., đạt thành tựu trong sự phát triển vật chất. Con người cổ xúy và tiêu dùng những tiện nghi này, mục đích của chúng chỉ cải thiện tiêu chuẩn sống của chúng ta và chúng hoàn toàn tốt đẹp.
But does this really happen? Look at the so-called “developed countries” of the world, which try to ensure a high standard of living. Despite their advances in such fields as health, education and technology, they are experiencing an increased incidence of mental illness, delinquency, crime, drug addiction, alcoholism, and suicide, etc.
Nhưng thật sự điều gì đang xảy ra? Hãy nhìn xem những quốc gia được gọi là “quốc gia đã phát triển” trên thế giới, những quốc gia ấy cố gắng để đảm bảo đời sống ở mức cao. Trái với những tiện nghi trong những lĩnh vực sức khỏe, giáo dục và công nghệ, họ đang kinh nghiệm sự gia tăng tỉ lệ mắc bệnh tâm thần, phạm pháp, tội ác, và nghiện ma túy, chất cồn, và tự tử, v.v.
Every society is made up of individuals. The individual in a modern society is a victim of varying degrees of stresses and strains. His or her existence is full of constant conflict between the world within and the world outside. The materialistic world holds humans under an hypnotic spell. Engaged all the time in filling their stomachs by earning and spending money, people are slaves of their own cravings, euphemistically called ambition, aspiration, aims or ideals. These, alas, are seldom fulfilled, which causes deep distress, frustration and dissatisfaction, whether one belongs to the “Haves” or the “Have-nots.”
Mỗi xã hội được tạo nên bởi những cá nhân. Những cá nhân trong một xã hội hiện đại là nạn nhân của những mức độ căng thẳng và xung đột. Cảm giác tồn tại của anh ta hay cô ta đầy những mâu thuẫn triền miên giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài. Thế giới vật chất con người nắm giữ dưới một lời nguyền dai dẳng. Họ đã dành tất cả thời gian để lấp đầy bao tử bằng cách kiếm và tiêu pha tiền bạc, con người là nô lệ của tham ái, hay nói một cách tế nhị là những tham vọng, khát vọng, mục tiêu và lý tưởng. Những thứ đó, than ôi, hiếm khi được thỏa mãn, chúng chỉ gây ra những phiền muộn sâu xa, ảo tưởng và sự bất mãn, dù cho người có đó thuộc nhóm những người “Sở hữu” hay nhóm người “Vô sản”.
Suffering, then, is a common problem of humanity. It is a universal disease, not the bane of any one nation, or persons of any particular colour or creed. So the remedy must also be universal. Vipassana offers such a remedy.
Đau khổ, khi đó, là một vấn đề chung của nhân loại. Đó là căn bệnh phổ quát, không phải tai ương của bất kỳ một quốc gia nào, hay dân tộc nào thuộc bất kỳ màu da hay tín ngưỡng nào. Do vậy phương thuốc chữa bệnh phải là phổ quát. Vipassana cung cấp một phương thuốc như thế.
The basis of any healthy, harmonious society is always the healthy, harmonious individual. Only if each individual has a pure, peaceful mind can we expect peace and harmony in the society. Vipassana is a unique technique for obtaining peace and harmony within an individual at the experiential level.
Nền tảng của bất kì xã hội lành mạnh, hòa hợp nào cũng luôn là những cá nhân lành mạnh và hòa hợp. Chỉ khi nếu mỗi cá nhân có một tâm trí thanh tịnh, an lạc thì chúng ta có thể hy vọng có an lạc và hòa hợp trong xã hội đó. Vipassana là một kỹ thuật độc đáo để đạt được an lạc và hòa hợp trong mỗi cá nhân ở mức độ kinh nghiệm.
The great sage of India, Gotama the Buddha, discovered-or rather rediscovered-this technique through his deep meditation. He attained enlightenment through this technique and was liberated from all the defilements of the mind. Then with great compassion and love, he distributed it to the suffering mankind. He did not establish any “ism” or “cult.” He taught Vipassana-a way to purify the mind of its negativities of craving and aversion.
Một vị thánh nhân của Ấn Độ, Đức Phật Gotama, đã phát hiện ra hoặc đúng hơn là tái khám phá lại kỹ thuật này thông qua quá trình thiền sâu. Ngài đã chứng ngộ thông qua kỹ thuật này và được giải thoát khỏi mọi bất tịnh trong tâm. Khi đó tâm trí với tràn đầy lòng từ ái và tình yêu thương, ngài đã phân phát giáo pháp cho nhân loại đang chịu khổ đau. Ngài đã không thành lập các “tôn giáo” hay “tín điều”. Ngài đã dạy Vipassana – một phương cách thanh lọc tâm khỏi những tiêu cực của tham ái và sân hận.
What is Vipassana?/ Vipassana là gì?
It is not a rite or ritual based on blind faith. There is no visualization of any god, goddess or any other object, or verbalization of any mantra or japa. Neither is it an intellectual nor philosophical entertainment.
Vipassana không phải là nghi lễ hay nghi thức dựa trên niềm tin mù quáng. Không có sự hình dung về vị thần nam, hay vị thần nữ nào hoặc bất kỳ đối tượng, hay thực hành bất kỳ loại tụng niệm mantra hay hát niệm. Nó cũng không phải là một giải trí tri thức hay triết học.
The word vipassana is derived from passa (to look, to observe) and vi (in a special way). It means “observing oneself in a special way”. It is a technique that purifies the mind, deconditioning the negativities of anger, hatred, greed, selfishness etc. by self-observation and introspection. It is insight meditation. It is looking at things as they are and not through coloured glasses. It is an effort to change the deep habit-pattern of the mind which dwells in the continuous blind reactions of craving and aversion.
Từ vipassana có nguồn gốc từ passa (nhìn, quan sát) và vi (trong một cách đặc biệt). Điều này có nghĩa “quan sát bản thân mình theo một cách đặc biệt”. Đây là kỹ thuật thanh lọc tâm, giải quyết những bất tịnh của giận dữ, oán ghét, tham lam, ích kỷ v.v bằng việc tự quan sát và hướng vào bên trong. Đây là thiền quan sát bên trong. Phương pháp nhìn vào một đối tượng như nó là và không thông qua lăng kính màu. Đó là nỗ lực thay đổi khuôn mẫu thói quen sâu bên trong của tâm đã tích lũy trong những phản ứng mù quáng của tham ái và sân hận.
Vipassana is taught in a basic ten-day residential course. The course is very demanding, requiring the student to observe noble silence and follow strict rules of discipline. The daily schedule requires, on an average, ten hours of meditation, with regular breaks. Instructions are given periodically throughout the day, and every evening there is a videotaped discourse by the Teacher, S.N. Goenka which explains and clarifies the day’s practice.
Vipassana được dạy trong một khóa thiền căn bản nội trú 10 ngày. Khóa thiền này đòi hỏi thiền sinh phải quan sát sự im lặng thánh thiện và theo những nội quy kỷ luật nghiêm ngặt. Thời khóa biểu hằng ngày yêu cầu, trung bình, mười giờ hành thiền, với những giải lao cách quãng. Sự hướng dẫn được đưa ra định kỳ hằng ngày, và mỗi tối có những buổi pháp thoại bằng băng ghi âm do Thiền Sư S.N.Goenka giải thích và làm rõ những thực hành trong ngày.
There are three steps to the training given in a Vipassana course. The first is the observance of five basic precepts of morality which, in practice, means abstention from violence, lying, theft, sexual misconduct and the use of alcohol and other intoxicants. In short, observance of these precepts means right action, right speech, and right livelihood. Whenever one violates these, one generates impurities in one’s mind. These impurities are the root cause of the stresses and strains from which one tries to gain release.
Có ba bước rèn luyện được đưa ra trong một khóa thiền Vipassana. Đầu tiên là giữ năm giới, trong việc thực hành, có nghĩa là tránh hành động bạo lực, nói dối, trộm cắp, tà hạnh và dùng chất cồn hay chất say nghiện. Tóm gọn, quan sát những giới trên có nghĩa là hành động chân chính, lời nói chân chính, và sinh kế chân chính. Mỗi khi ai đó phạm vào những giới trên, người đó tạo ra những bất tịnh trong tâm. Những bất tịnh là gốc rễ của căng thẳng và xung đột ngăn người đó đạt tới giải thoát.
When you start practicing Vipassana, deep inside you understand that every time you break any one of these precepts, you have started harming yourself, even before you start harming others. When you generate anger, you cannot possibly experience peace and harmony since you feel so agitated, so miserable. This is the law of Nature. It is a universal truth.
Khi quý vị bắt đầu thực hành Vipassana, sâu bên trong quý vị hiểu rằng mỗi khi quý vị phạm bất kỳ một trong những giới luật, chính quý vị đang tự hại mình, thậm chí trước khi quý vị làm hại người khác. Khi quý vị tạo ra giận dữ, quý vị không thể kinh nghiệm được an lạc và hòa hợp khi đó quý vị cảm thấy thật kích động, thật khốn khổ. Đây là luật của Tự Nhiên. Đây là sự thật phổ quát.
The next step is to achieve some mastery over our unruly minds by focusing attention on the natural and normal breath (not controlled and regulated breath as in pranayama). This is called Anapana-sati, which means “awareness of respiration.” There is no verbalization or visualization, just observation of natural and normal breath! This concentration helps to sharpen the mind. This helps the meditator to take the next step of Vipassana, where he or she is required to observe the sensations that manifest in the entire body every moment, as a result of the constant and continuous interaction of mind and matter.
Bước kế tiếp để đạt sự làm chủ tâm hư hỏng của chúng ta bằng việc tập trung chú ý vào hơi thở tự nhiên, hơi thở bình thường (không điều khiển và điều hòa hơi thở như trong pranayama). Đây được gọi là Anapana-sati, có nghĩa “nhận biết hơn thở”. Không có tưởng tượng hay hình dung, chỉ đơn thuần quan sát hơi thở tự nhiên và bình thường! Đây là sự tập trung giúp làm tâm thêm sắc sảo. Việc này giúp cho hành giả bước sang bước kế tiếp của Vipassana, nơi hành giả được yêu cầu quan sát những cảm giác khởi lên trên khắp cơ thể ở từng khoảnh khắc, là kết quả của phản ứng liên tục và không ngừng của thân và tâm.
Our minds are constantly reacting to pleasant and unpleasant happenings in the world outside. But a deep investigation of the mind through Vipassana reveals that when we react, we are actually reacting to the body sensations that result from our contact with the outside world or our own thoughts. When a thought arises, it manifests as a sensation on the body-pleasant or unpleasant-and one starts to like or dislike it. This is a law of Nature. Soon those likes and dislikes begin to consolidate and develop into negativities of craving and aversion. One starts tying knots deep in the unconscious mind. We create misery for ourselves by continuously reacting to the sensations.
Tâm trí của chúng ta không ngừng phản ứng với những điều như ý và bất như ý diễn ra trong thế giới bên ngoài. Nhưng cuộc khảo sát sâu trong tâm thông qua Vipassana hé lộ khi chúng ta phản ứng, chúng ta đang thực sự phản ứng với những cảm giác trên thân kết quả từ những liên hệ bên ngoài hoặc chính suy nghĩ của chúng ta. Mỗi khi một ý nghĩ khởi lên, chúng tạo ra một cảm giác trên thân khó chịu hay dễ chịu và người ta bắt đầu thích hay không thích nó. Đây là luật của Tự nhiên. Sớm muộn những cảm giác dễ chịu hay khó chịu bắt đầu lớn lên và phát triển thành những tiêu cực của tham ái và sân hận. Một người bắt đầu thắt các nút rối trong trong tâm vô thức. Chúng ta tạo ra những đau khổ cho mình bằng việc liên tục phản ứng với các cảm giác.
In this technique we train the mind to observe all the sensations with detachment and equanimity-that is, without developing craving for pleasant sensations or aversion towards unpleasant or painful ones. As one proceeds on this path, one experiences that all sensations, whether pleasant or unpleasant, are constantly changing. They are impermanent, (anicca) and essenceless (anatta)-without any substance. This is the inherent nature of everything that exists in the Universe, whether animate or inanimate. One begins to understand experientially, not merely from book knowledge.
Kỹ thuật này chúng ta đào luyện tâm mình bằng việc quan sát tất cả những cảm giác mà không bị vướng mắc và giữ tính quân bình- đó là, không phát triển tham ái cho những cảm giác dễ chịu hay sân hận với những cảm giác khó chịu hoặc đau đớn. Mỗi người tiến bộ trên con đường này, người đó kinh nghiệm mọi cảm giác, dù dễ chịu hay khó chịu, chúng luôn thay đổi. Chúng là vô thường, (anicca) và vô ngã (anatta)– không có hình dạng. Chúng là điều vốn có của bản chất của mọi vật và tồn tại trong Vũ Trụ này, dù chúng có động hay bất động. Người đó bắt đầu hiểu một cách kinh nghiệm, không đơn thuần chỉ là hiểu biết trong sách vở.
When one begins to be non-reactively aware of the different sensations, pleasant or unpleasant, the entire mass of the mind gradually becomes conscious and aware. The barrier between the conscious and unconscious mind is broken, and one stops reacting blindly. The mental purification- cleaning, deconditioning-strikes at the root-level, that is, the unconscious mind, where our deep-rooted defilements are stored like sleeping volcanoes which cause us so much misery when they erupt.
Khi người đó bắt đầu không phản ứng và nhận biết những cảm giác khác nhau, dễ chịu hay khó chịu, toàn thể tâm trí dần dần trở nên nhận thức và nhận biết. Rào cản giữa tâm ý thức và vô thức bị phá vỡ, và người đó thôi phản ứng mù quáng. Sự thanh lọc tâm – làm sạch, những cú đánh phá hủy tầng lớp gốc rễ, nơi, tâm vô thức, chứa đầy những bất tịnh tích lũy như những ngọn núi lửa đang ngủ gây cho chúng ta đau khổ khi chúng bùng nổ.
To attain a stage which is free from these sleeping volcanoes, one has to walk on the Path oneself. It does not happen overnight. One needs a long and sincere practice of Vipassana with a proper understanding of the technique. As you progress on the Path, you learn to observe more objectively your own impurities of anger, hatred, envy, pride, jealousy, etc. more objectively.
Để đạt đến một giai đoạn thoát khỏi những ngọn núi lửa đang ngủ đó, người đó phải tự bước đi trên Con Đường. Việc này không xảy ra tức thì. Người đó cần có một quá trình thực hành dài lâu và kiên định với Vipassana với sự hiểu biết đúng đắn. Khi quý vị tiến bộ trên con đường, quý vị học được cách quan sát khách quan hơn những bất tịnh của giận dữ, oán ghét, đố kỵ, tự cao, ghen ghét v.v một cách khách quan hơn.
Vipassana is, therefore, a process of self-purification through self-observation and introspection. It is a technique of non-verbal, self-administered “psychoanalysis” in that it sets into motion the process of tension-release. One is able, as it were, to operate on one’s own mind and observe it as a witness. There is, therefore, no “gurudom” in this technique. You have to tread the Path yourself. No one else can do it for you.
Vipassana là, một tiến trình tự thanh lọc thông qua sự tự quan sát và hướng vào bên trong. Đây là kỹ thuật phi hành động, tự mình quán chiếu “một sự phân tích tâm lý” trong chính tiến trình giải tỏa căng thẳng. Phương pháp có thể, phẫu thuật trong tâm trí của chính người đó và quan sát như một nhân chứng. Không có chủ nghĩa đạo sư trong kỹ thuật này. Quý vị phải tự bước đi trên con đường. Không ai có thể làm thay quý vị.
One does not become a seasoned practitioner by taking just one ten-day course. The ten-day course only gives you a framework. It should be followed by regular practise in daily life and by taking more ten-day courses as boosters to help one become established in the practice. It is only then that one reaps the real benefits and realizes the full potential of this technique. There are longer courses of twenty, thirty and forty-five days which enable students to get further established in the practice. Practising seriously over a period of time, the mind gradually gets liberated from the negative habits of craving and aversion and their offshoots such as jealousy, ill will, selfishness and greed. One becomes peaceful and harmonious and then distributes this peace and harmony to others.
Người đó không trở thành một người thực hành dày dặn chỉ vì mới tham dự một khóa thiền mười ngày. Khóa thiền mười ngày chỉ cho quý vị một khuôn mẫu. Việc hành thiền nên được thực hiện mỗi ngày và việc đi thêm nhiều khóa mười ngày để giúp quý vị tăng tốc càng tinh tấn trong thực hành. Chỉ như vậy họ mới thu được lợi ích thực sự và nhận thức được tiềm năng đầy đủ của phương pháp. Có những khóa dài ngày hai mươi, ba mươi và bốn mươi ngày cho phép thiền sinh tiến xa hơn trong việc thực hành. Thực hành nghiêm túc theo thời gian, tâm trí dần thoát khỏi những hành vi tiêu cực của tham ái và sân hận và những nhánh khác của nó như đố kị, ác ý, ích kỷ và tham lam. Người đó trở nên bình an và hòa hợp và khi đó họ phân phát an lạc và hòa hợp này cho người khác.
How does Vipassana help in daily living?/ Vipassana giúp gì trong đời sống hàng ngày?
The progress on the path of Vipassana is not measured by how many courses one has taken, or how many years one has been practicing, but by how equanimous one has become in daily living. You reap the benefits of Vipassana here and now. The first attack is on the ego, which begins to melt progressively as the cleaning process starts.
Tiến bộ trên con đường Vipassana không được đo lường bằng số khóa thiền người đó tham dự, hay số năm người đó thực hành, mà bằng sự quân bình người đó có được trong đời sống hằng ngày. Người đó thu hái lợi lạc của Vipassana ở đây và bây giờ. Đầu tiên là tấn công bản ngã, nơi bắt đầu tan chảy dần dần và tiến trình làm sạch bắt đầu.
One student reported that during his stormy adolescent years he had acute differences of opinion with his parents. He left his parental home in great anger, never to see them again. He had not seen them for nearly ten years in spite of their several attempts to contact him. When he came for a Vipassana course, his ego began to dissolve and he began to perceive his own shortcomings. He felt extremely miserable, but was able to consider his parents’ point of view. He was able to see the situation from different angles, and not only through his coloured glasses. He decided to write to his parents and tell them of his whereabouts, return home and talk it over with them.
Một thiền sinh kể rằng trong những năm thanh niên sóng gió anh ta đã bất đồng sâu sắc với ba mẹ mình. Anh ta rời khỏi nhà trong sự tức giận, không bao giờ nhìn ba mẹ mình lần nữa. Anh ta không gặp họ trong gần mười năm dù họ cố gắng tìm kiếm anh. Khi anh đến một khóa thiền Vipassana, bản ngã của anh tan rã và anh bắt đầu nhận thức những thiếu sót của mình. Anh ta cảm thấy cực kỳ khốn khổ, nhưng có thể suy xét những góc nhìn của ba mẹ anh. Anh ta có thể thấy tình huống trong nhiều góc độ, và không chỉ nhìn qua lăng kính của mình. Anh ta quyết định viết thư cho bố mẹ và kể với họ và nói với họ về nơi ở của anh, anh trở về nhà và nói chuyện với họ.
Mere advice and counselling do not help. It is only when our perception begins to change that we are able to observe a situation in its totality. As the layers of mental impurities begin to peel off, through the practice of Vipassana, there is greater clarity of thinking. We begin to develop better judgment of people and situations. This, in turn, helps to improve our relationships with other people. We become less and less demanding of people: family members, children, neighbours, colleagues, subordinates, etc. With greater clarity of thinking our decision-making ability, both in private and work life, becomes more appropriate and effective.
Những lời khuyên hay tư vấn thông thường không giúp ích được gì. Chỉ khi định kiến của chúng ta bắt đầu thay đổi chúng ta mới có thể quan sát tình huống một cách tổng thể. Như những tầng lớp của bất tịnh trong tâm bắt đầu bị bóc ra, thông qua thực hành Vipassana, nó mang lại suy nghĩ rõ ràng. Chúng ta bắt đầu phát triển những đánh giá đúng đắn hơn về con người và tình huống. Đây là, cách giúp chúng ta phát triển mối quan hệ với mọi người. Chúng ta càng ít áp đặt người khác: thành viên trong gia đình, con cái, hàng xóm, đồng nghiệp, cấp dưới. Với sự rõ ràng trong suy nghĩ khả năng ra quyết định, cả trong đời sống cá nhân hay công việc, các quyết định trở nên phù hợp và hiệu quả.
Another student who was a nurse reported how Vipassana helped reduce her nervousness. She was attached to the Crisis Department of a hospital. The sight of blood and mauled bodies of accident cases would simply paralyze her. She could have asked for a transfer from the department, but she decided to face the problem and not run away from it. With regular practice of Vipassana, she gradually became more stable and balanced. This greatly impressed the doctors and her colleagues. Her work in the service of her patients was now more effective.
Một thiền sinh khác cô này là y tá đã kể lại cách Vipassana giúp cô giảm những lo âu. Cô thuộc ban Giải quyết Khủng hoảng của một bệnh viện. Cảnh tượng những tử thi đầy máu me và bị bỏ lại trong những vụ tai nạn làm cô gái trẻ chết lặng. Cô có thể yêu cầu chuyển sang bộ phận khác, nhưng cô quyết định đối mặt với vấn đề và không chạy trốn nó. Với việc thực hành Vipassana thường xuyên, cô dần lấy được sự bình tĩnh và quân bình. Điều này gây ấn tượng cho các bác sĩ và đồng nghiệp. Công việc phục vụ bệnh nhân của cô bây giờ càng hiệu quả.
When our minds undergo a cleaning process, our capacity to work increases many-fold. The energy that was being consumed in our struggle with tensions, emotional blocks, and a narrow-minded ego-centred way of living-this now gets channelled more profitably. Our work efficiency increases both qualitatively and quantitatively.
Khi tâm chúng ta trải qua tiến trình làm sạch, khả năng trong công việc của chúng ta tăng lên nhiều lần. Năng lượng bị tiêu tốn trong việc đấu tranh với căng thẳng, những khối cảm xúc, và cách sống lấy tâm trí chật hẹp và bản ngã làm trung tâm- bây giờ được phân bố lại càng thêm hiệu quả. Công việc hiệu suất gia tăng cả về chất lượng và khối lượng.
A commonly expressed doubt is: Does this technique with its emphasis on equanimity make one inactive? No, it does not. A responsible person in society has to be full of action. What goes away is the habit of blind reaction. We learn to take proper action with positive feeling.
Một nghi ngờ phổ biến thường thấy: Liệu kỹ thuật này với sự nhấn mạnh vào tính quân bình có làm người đó thụ động không ? Không, nó không hề. Một người có trách nhiệm trong xã hội phải hành động. Điều gì xảy ra nếu phản ứng là thói quen mù quáng. Chúng ta học cách làm những hành động phù hợp với những cảm xúc tích cực.
Apart from the purification of the mind, which is the primary goal of the technique, the meditator also experiences gains at the physical and psychological level. Many common ailments such as hypertension, headaches, ulcers, acidity, etc., are very often psychosomatic. These are automatically cured as a by-product of the cleansing process of Vipassana.
Ngoại trừ việc thanh lọc tâm, mục đích chính của kỹ thuật này, thiền sinh cũng kinh nghiệm được ở mức độ thể chất và tâm lý. Nhiều chứng bệnh như tăng huyết áp, đau đầu, loét dạ dày, axit v.v. thường là những bệnh tâm lý. Chúng tự nhiên được tự chữa lành như một sản phẩm phụ của tiến trình làm sạch của Vipassana.
Many drug addicts and alcoholics have found a total cure as a result of regular practice of Vipassana.
Nhiều chứng nghiện thuốc và rượu được chữa khỏi hoàn toàn như một kết quả từ việc thực hành Vipassana.
Many students who practise Vipassana regularly, keep reporting that their concentration, memory and ability to grasp the material they read has improved tremendously. One student who had given up his college studies midway and was on tranquillizers is now free of pills. He went back to his studies and has now completed them.
Nhiều thiền sinh người thực tập Vipassana đều đặn, vẫn kể lại rằng sự tập trung, trí nhớ và khả năng hiểu thấu tài liệu họ đọc tăng đáng kể. Một thiền sinh đã từ bỏ nghiên cứu của đồng nghiệp mình giữa đường và đang dùng chất an thần nay đã ngưng dùng thuốc. Anh ta quay lại nghiên cứu và nay đã hoàn tất chúng.
All these gains are only by-products of the cleansing process of Vipassana. They should never be the motive for the practice of Vipassana, as this is a devaluation of this exalted technique which takes human beings to such great heights in liberating the mind of its impurities.
Những điều đạt được chỉ là sản phẩm phụ của tiến trình làm sạch của Vipassana. Chúng chưa là động lực để thực hành Vipassana, chúng như sự hạ thấp kỹ thuật xuất chúng này kỹ thuật giúp mang con người đến tầm cao hơn trong sự giải thoát tâm trí khỏi những bất tịnh.
Vipassana, if practised correctly and with proper understanding, progressively makes one a better individual. This, in turn, enables one to make a positive and constructive contribution to the society in which one lives. One learns the art of constructive social living which promotes positive social interaction.
Vipassana, nếu được thực hành đúng đắn với hiểu biết phù hợp, dần dần sẽ làm người đó trở thành người tốt hơn. Đúng vậy, cho phép người đó có những đóng góp tích cực và kiến thiết với xã hội nơi người đó sống. Người đó học nghệ thuật cống hiến xã hội để phát triển những tương tác xã hội tích cực.
Concluding remarks/ Những kết luận quan trọng
Vipassana is a technique which has a very practical approach. It not only helps us to pass through the vicissitudes of life in a detached way, but it also promotes social well-being. It is, therefore, a science, not only of self-development but also of social development. It is an art of living whereby we learn to live in peace and harmony with our own selves and with others.
Vipassana là kỹ thuật có cách tiếp cận rất thực tế. Không chỉ giúp chúng ta vượt qua những thăng trầm trong đời sống một cách không lệ thuộc, mà còn phát triển cá nhân trong xã hội. Do vậy, nó là khoa học, không chỉ là sự phát triển cá nhân mà còn là sự phát triển xã hội. Đây là nghệ thuật sống mà chúng ta cần học để sống an lạc và hòa hợp trong chính bản thân mình và với người khác.
To summarize, the characteristic features of Vipassana are:
Tóm tắt, những đặc tính cơ bản của Vipassana là:
- It is a universal technique which can be practised by anyone belonging to any country, caste or creed./ Là một kỹ thuật phổ phát mà bất kỳ ai dù thuộc bất kỳ quốc gia, đoàn thể, tổ chức có thể thực tập.
- It strikes at the roots of our defilements in the unconscious mind and breaks the barrier between the conscious and unconscious layers of the mind./ Đánh vào gốc rễ của những bất tịnh trong tâm vô thức và phá vỡ rào cản giữa những tầng lớp ý thức và vô thức của tâm.
- There is no place for imagination in this technique, no verbalization of any mantra or visualization of any god or goddess, or any other object. The practice starts from experience of the apparent truth of body and mind and proceeds towards realization of the subtle and absolute Truth./ Không có chỗ cho những tưởng tượng trong kỹ thuật này, không có chỗ cho thực hành bất kỳ tụng niệm bất kỳ vị thần nam hay vị thần nữ, hay bất kỳ đối tượng nào. Việc thực hành bắt đầu từ kinh nghiệm của sự thật rõ ràng của thân và tâm và tiến tới nhận thức sự thật vi tế và tối thượng.
- It is a highly individualistic and experiential method of meditation. Man must walk on the Path himself. No one else can make the effort for him or liberate him from the impurities of the mind. Hence there is no “gurudom” in this technique. Đây là phương pháp hành thiền mang tính cá nhân và kinh nghiệm cao. Người đó phải tự bước đi trên Con Đường. Không ai có thể nỗ lực thay anh ta giải thoát mình khỏi những bất tịnh trong tâm. Do vậy không có chủ nghĩa Đạo sư trong kỹ thuật này.
- One reaps the benefits of this technique here and now, as one progressively becomes a better individual./ Người đó thu lợm lợi lạc từ kỹ thuật này ở đây và bây giờ, do đó người đó dần dần trở thành một cá nhân tốt hơn.
Nguồn Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org