Câu hỏi: Tông phái có vẻ là hình thức khác của phân biệt giai cấp, thưa thầy làm sao để tránh khỏi những điều này?
Trả lời: Đối với thầy tông phái tệ hại hơn là phân biệt giai cấp, phân biệt dựa trên giai cấp là điều tệ hại nhưng chỉ có giới hạn ở trong Ấn Độ. Tông phái bây giờ đã trở nên phổ quát.
Mọi nơi người ta chỉ quan tâm tới tông phái của họ và cho rằng “Tông phái của tôi là hay nhất!” Đối với họ tông phái của họ đã trở thành Dhamma.
Dhamma là luật tự nhiên, nó phổ quát, không có thể thuộc về một tông phái đặc biệt nào đó. Nếu ta tạo ra bất tịnh trong tâm, ta chắc chắn trở nên khổ sở. Ta có thể tự cho mình là người theo Ấn giáo, Phật giáo, Công giáo hay Hồi giáo nhưng điều này không thay đổi bởi vì nó là luật tự nhiên. Tương tự như thế, nếu ta diệt trừ được những bất tịnh của lobha, dosa, moha (thèm muốn, chán ghét và vô minh) trong tâm, ta chắc chắn cảm thấy được giải thoát và bình an.
Ta có thể tự cho mình là người mộ đạo nhưng không có một chút Dhamma nào cả, trong trường hợp đó cái nhãn hiệu này là vô nghĩa. Nếu bất cứ ai từ bất cứ tôn giáo nào mà tràn đầy Dhamma và là một người tốt thì người này sẽ giúp tạo thành một xã hội lành mạnh. Chừng nào tông phái còn tiếp tục hiện diện sẽ không có bình an trên thế giới. Cũng giống như vậy, chừng nào phân biệt giai cấp còn tồn tại trong quốc gia này thì sẽ không có bình an tại đây.
Đức Phật đã phá giai cấp và nói: một người không phải là một brāhmana (một giai cấp cao nhất) chỉ bởi vì người đó được sinh ra bởi cha mẹ là một brāhmana, một người trở thành một brāhmana chỉ bằng cách thanh lọc tâm. Một người được gọi là śūdra (giai cấp ti tiện) bởi vì họ được sinh ra trong một gia đình śūdra có thể trở thành một brāhmana bằng cách thanh lọc tâm.
Do đó hãy tiếp tục chú trọng tới Dhamma và tiếp tục giải thích rằng cả tông phái và giai cấp đều là kẻ thù của Dhamma. Bất kể ta thuộc giai cấp hay tôn giáo nào, nếu ta không quan tâm tới việc sống một cuộc sống sila, samadhi và panna, ta đã phí phạm đời mình, tự làm hại mình và hại người khác.
Nếu các con củng cố trong sila, samadhi và panna, thì bất kỳ con thuộc một tôn giáo nào, con là một người tốt, giải thoát và thiện lành, và những người tốt sẽ tạo ra một xã hội tốt lành.
Điều này cần được nhấn mạnh không phải chỉ bằng cách thảo luận hay thuyết pháp, mà bằng cách thực hành. Bất cứ ai đã bắt đầu thực hành Vipassana sẽ thấy sự tự hào về mình, tự hào về tôn giáo của mình là vô ích nếu ta không thực hành sila, samadhi và panna; Và nếu ta đã thực hành điều này ta có thể thuộc về bất cứ tôn giáo nào.
Câu hỏi: Một người Hồi giáo, theo đạo Jain hay Hồi giáo có thể tham dự vào những nghi lễ tôn giáo ở chỗ thờ phụng của họ mà vẫn có thể tiến bộ trong Dhamma được không?
Trả lời: Được. Nếu các con hiểu Vipassana một cách đúng đắn, mặc dù các con đã tham dự những lễ nghi tôn giáo các con sẽ hiểu rằng những cái này là vô nghĩa và không có thực chất. Nếu gia đình các con cử hành các nghi lễ này, đi tới những chỗ gọi là chỗ thờ phụng với họ để có sự liên hệ tốt lành. Các con không nên tạo ra những rạn nứt nảy sinh, nếu các con phải cúi lạy, được, hãy cúi lạy.
Nhưng các con cúi lạy như thế nào? Chúng ta được vị thầy của thầy dạy rằng: chúng ta không bao giờ được cúi lạy một cách máy móc. Khi chúng ta cúi lạy lần thứ nhất các con ý thức được cảm giác ở trên đỉnh đầu và hiểu được anicca, lần thứ hai các con cúi lạy các con hiểu được dukkha, lần thứ ba các con cúi lạy và hiểu được anatta.
Bất cứ khi nào ta cúi lạy và hiểu được anicca, dukkha, anatta tại tầng lớp thực nghiệm ta cúi lạy Dhamma và không có hại gì cả. Nhưng nếu các con tin rằng cúi lạy một bức tượng ở chùa, đền thờ, nhà thờ sẽ giải thoát các con khỏi khổ đau, các con không phải là một người hành thiền Vipassana tốt.
Chúng ta không thể nói một chỗ thờ phượng nào đó là tốt hay xấu, sự rung động tùy thuộc vào loại người nào tới đó. Khi ta được vững mạnh trong việc cảm thấy cảm giác ở bên trong, ta bắt đầu thấy được cảm giác ở bên ngoài nữa. Một giai đoạn sẽ tới là khi: nếu có hai người ngồi trước mặt con mà bề mặt trông có vẻ giống nhau nhưng một người thì đang bừng bừng với sự bất tịnh ở bên trong và người kia thì bình an và an tĩnh. Các con sẽ cảm thấy hơi nóng truyền ra từ một người và những rung động tươi mát phát ra từ một người khác.
Đây là những giai đoạn cao hơn, mọi người phải đạt tới giai đoạn cao hơn và bắt đầu cảm thấy cảm giác của những rung động ở xung quanh. Thầy của thầy có một cách riêng để khảo xét xem một thiền sinh có được phát triển trong Dhamma hay không. Một cuộc trình diễn của người Mỹ được gọi là “Holiday on ice” (ngày nghỉ trên đá) đã được diễn ra ở Rangon trong khi thầy đang tham dự một khóa thiền. Ngài nói với các con của thầy là họ nên mua vé cho các con tới xem vào ngày cuối khóa thiền. và vào ngày đó, thầy nói với thầy: “Goenka, các con của con đã mua vé cho con đi xem cuộc trình diễn do đó hãy đi với họ.”
Thầy tự nghĩ: “Ta mới tham dự một khóa thiền và bây giờ Sayagyi lại đề nghị ta đi xem một cuộc trình diễn nơi các cô gái hở hang đang nhảy múa và tạo ra đam mê, chắc phải có một lý do cho việc này.” Và thầy đồng ý.
Chúng tôi ngồi ở hàng ghế đầu và ngay khi ngồi xuống sự rung động tệ hại đến nỗi tôi cảm thấy nôn nóng và muốn ói mửa. Chúng tôi không thể ở quá 2 phút. Ngày hôm sau chúng tôi đến trung tâm và Sayagyi hỏi thầy:
“Goenka, các con có thấy thích Holiday on ice không?”
“Ồ, thưa thầy…”
“Con đã cảm thấy gì?”
Bởi vậy, thầy nói với ngài: “Sadhu, sadhu, sadhu”
Thầy trả lời “Thầy gửi con tới đó để xem con có bắt đầu cảm thấy được những cảm giác không chỉ ở bên trong mà cả ở bên ngoài nữa.”
Vào cuối một khóa thiền khác, ngài phái thầy đi tới Shwedagon Pagoda trước khi về nhà. Trước đây Ngài chưa bao giờ nói với thầy đi tới Shwedagon, do đó thầy thắc mắc mục đích này là gì? Thầy phải tới một cầu thang đặc biệt, tới một chỗ có một bức tượng đặc biệt và cúi lạy bức tượng đó trước khi trở về nhà.
Biết rằng thầy của mình không nói thầy tới đó mà không có lý do, thầy đồng ý. Shwedagon Pagoda (Tháp Shwedagon) là một chỗ tuyệt vời, nơi xá lợi của Đức Phật được thờ phụng. Thầy đã tới đó nhiều lần để hành thiền trên một chỗ cao và thầy đã biết rằng nơi đó có những rung động tuyệt vời.
Nhưng điều gì xảy ra lần đó, khi thầy cúi lạy thầy thấy mình không thể ngẩng đầu lên được, nó giống như là có chì lỏng đổ xuống cột xương sống của thầy. Thầy có một cảm giác nặng nề đau đớn rất mãnh liệt và cảm giác đó tồn tại 24 tiếng đồng hồ.
Chiều hôm sau thầy tới với vị thầy và ngài hỏi thầy:
“Hôm qua con có đi tới Shwedagon Pagoda hay không?”
“Dạ, thưa thầy, có”
“Chuyện gì đã xảy ra?”
Thầy không trả lời bởi vì Sayagi là một Phật tử từ lúc mới sinh ra và thầy nghĩ rằng nếu thầy diễn tả lại những kinh nghiệm thì thầy sẽ đau lòng. Nhưng ngài cố tra hỏi và thầy phải nói sự thật. Thầy nói với ngài: “Thưa thầy, bây giờ con không thể cúi lạy được, lưng của con thì cứng ngắc”
“Sadhu, sadhu, sadhu.” Thầy gửi con tới đó để xem con cảm thấy những gì. Người ta tới chỗ đặc biệt đó chỉ để sinh ra thèm muốn, họ cầu mong điều này điều nọ và rồi nhấc một viên đá ở đó lên. Nếu viên đá cảm thấy nhẹ, ý muốn của người cầu mong sẽ được thỏa nguyện, nếu viên đá cảm thấy nặng nề, ý nguyện không được thành tựu. những rung động nào có ở cái chỗ đó? Chỉ có thèm muốn.”
Một thiền sinh Vipassana thuần thục phải có khả năng phân biệt được những rung động thế này, thế kia, hay người này người kia. Nhưng không nên bàn luận về những gì mình cảm thấy, bằng không ngã mạn sẽ gia tăng. Khi các con cảm thấy một rung động xấu ở nơi nào đó, không nên nói với ai, chỉ mỉm cười ban metta và ra về. Cho dù các con có tới chùa, một đền thờ Hồi giáo hoặc nhà thờ cũng không có gì khác biệt cả. Hãy cảm nhận sự rung động, nếu sự rung động tốt thì tốt, nhưng nếu sự rung động không tốt thì cũng không lên án, chỉ mỉm cười ban metta và ra về. Một người hành thiền Vipassana phải luôn nhớ trong đầu rằng: sự bình tâm đối với những rung động ở bên trong sẽ có thể đưa ta tới mục đích cuối cùng.
Hỏi đáp với Thiền Sư S.N. Goenka tại các cuộc họp hàng năm – Trích từ cuốn Vì Lợi Ích Cho Nhiều Người