BÀI GIẢNG KHOÁ THIỀN VIPASSANA – NGÀY 2 (ENG-VNESE)
DAY TWO DISCOURSE – Universal definition of sin and piety The second day is over. Although it was slightly better than the first day, difficulties still remain. The mind is so restless, agitated, wild, like a wild bull or elephant which creates havoc when it enters a human dwelling-place. If a wise person tames and trains the wild animal, then all its strength, which has been used for destructive purposes, now begins to serve society in constructive ways. Similarly the mind, which is far more powerful and dangerous than a wild elephant, must be tamed and trained; then its enormous strength will start to serve you. But you must work very patiently, persistently, and continuously. Continuity of practice is the secret of success. You have to do the work; no-one else can do it for you. With all love and compassion an enlightened person shows the way to work, but he cannot carry anyone on his shoulders to the final goal. You must take steps yourself, fight your own battle, work out your own salvation. Of course, once you start working, you receive the support of all the Dhamma forces, but still you have to work yourself. You have to walk the entire path yourself. Understand what is the path on which you have started walking. The Buddha described it in very simple terms: Abstain from all sinful, unwholesome actions,perform only pious wholesome ones,purify the mind;this is the teaching of enlightened ones. It is a universal path, acceptable to people of any background, race, or country. But the problem comes in defining sin and piety. When the essence of Dhamma is lost, it becomes a sect, and then each sect gives a different definition of piety, such as having a particular external appearance, or performing certain rituals, or holding certain beliefs. All these are sectarian definitions, acceptable to some and not to others. Dhamma, however, gives a universal definition of sin and piety. Any action that harms others, that disturbs their peace and harmony, is a sinful, unwholesome action. Any action that helps other, that contributes to their peace and harmony, is a pious, wholesome action. This is a definition in accordance not with any dogma, but rather with the law of nature. And according to the law of nature, one cannot perform an action that harms others without first generating a defilement in the mind—anger, fear, hatred, etc.; and whenever one generates a mental defilement, then one becomes miserable, one experiences the sufferings of hell within. Similarly, one cannot perform an action that helps others without first generating love, compassion, good will; and as soon as one starts developing such pure mental qualities, one starts enjoying heavenly peace within. When you help others, simultaneously you help yourself; when you harm others, simultaneously you harm yourself. This is Dhamma, truth, law—the universal law of nature. The path of Dhamma is called the Noble Eightfold Path, noble in the sense that anyone who walks on it is bound to become a noble-hearted, saintly person. The path is divided into three sections: sīla, samādhi, and paññā. sīla is morality—abstaining from unwholesome deeds of body and speech. samādhi is the wholesome action of developing mastery over one’s mind. Practising both is helpful, but neither sīla nor samādhi can eradicate all the defilements accumulated in the mind. For this purpose the third section of the path must be practised: paññā, the development of wisdom, of insight, which totally purifies the mind. Within the division of sīla are three parts of the Noble Path: 1) Sammā-vācā – right speech, purity of vocal action. To understand what is purity of speech, one must know what is impurity of speech. Speaking lies to deceive others, speaking harsh words that hurt others, backbiting and slanderous talk, babbling and purposeless chatter are all impurities of vocal action. When one abstains from these, what remains is right speech. 2) Sammā-kammanta – right action, purity of physical action. On the path of Dhamma there is only one yardstick to measure the purity or impurity of an action, be it physical, vocal, or mental, and that is whether the action helps or harms others. Thus killing, stealing, committing rape or adultery, and becoming intoxicated so that one does not know what one is doing are all actions that harm others, and also harm oneself. When one abstains from these impure physical actions, what remains is right action. 3) Sammā-ājīva – right livelihood. Everyone must have some way to support himself and those who are dependent on him, but if the means of support is harmful to others, then it is not a right livelihood. Perhaps one may not oneself perform wrong actions by one’s livelihood, but encourages others to do so; if so one is not practising right livelihood. For example, selling liquor, operating a gambling den, selling arms, selling living animals or animal flesh are none of them right livelihoods. Even in the highest profession, if one’s motivation is only to exploit others, then one is not practicing right livelihood. If the motivation is to perform one’s part as a member of society, to contribute one’s own skills and efforts for the general good, in return for which one receives a just remuneration by which one maintains oneself and one’s dependents, then such a person is practising right livelihood. A householder, a lay person, needs money to support himself. The danger, however, is that earning money becomes a means to inflate the ego: one seeks to amass as much as possible for oneself, and feels contempt for those who earn less. Such an attitude harms others and also harms oneself, because the stronger the ego, the further one is from liberation. Therefore one essential aspect of right livelihood is giving charity, sharing a portion of what one earns with others. Then one earns not only for one’s own benefit but also for the benefit of others. If Dhamma consisted merely of exhortations to abstain from actions that harm others, then it would have no effect. Intellectually one may understand the dangers of performing unwholesome actions and the benefits of performing wholesome ones, or one may accept the importance of sīla out of devotion to those who preach it. Yet one continues to perform wrong actions, because one has no control over the mind. Hence the second division of Dhamma, samādhi—developing mastery over one’s own mind. Within this division are another three parts of the Noble Eightfold Path: 4) Sammā-vāyāma – right effort, right exercise. By your practice you have seen how weak and infirm the mind is, always wavering from one object to another. Such a mind requires exercise to strengthen it. There are four exercises to strengthen the mind: removing from it any unwholesome qualities it may have, closing it to any unwholesome qualities it does not have, preserving and multiplying those wholesome qualities that are present in the mind, and opening it to any wholesome qualities that are missing. Indirectly, by the practice of awareness of respiration (Anapana) you have started performing these exercises. 5) Sammā-sati – right awareness, awareness of the reality of the present moment. Of the past there can only be memories; for the future there can only be aspirations, fears, imaginations. You have started practising sammā-sati by training yourself to remain aware of whatever reality manifests at the present moment, within the limited area of the nostrils. You must develop the ability to be aware of the entire reality, from the grossest to the subtlest level. To begin, you gave attention to the conscious, intentional breath, then the natural, soft breath, then the touch of the breath. Now you will take a still subtler object of attention: the natural, physical sensations within this limited area. You may feel the temperature of the breath, slightly cold as it enters, slightly warm as it leaves the body. Beyond that, there are innumerable sensations not related to breath: heat, cold, itching, pulsing, vibrating, pressure, tension, pain, etc. You cannot choose what sensation to feel, because you cannot create sensations. Just observe; just remain aware. The name of the sensation is not important; what is important is to be aware of the reality of the sensation without reacting to it. The habit pattern of the mind, as you have seen, is to roll in the future or in the past, generating craving or aversion. By practising right awareness you have started to break this habit. Not that after this course you will forget the past entirely, and have no thought at all for the future. But in fact you used to waste your energy by rolling needlessly in the past or future, so much so that when you needed to remember or plan something, you could not do so. By developing sammā-sati, you will learn to fix your mind more firmly in the present reality, and you will find that you can easily recall the past when needed, and make proper provisions for the future. You will be able to lead a happy, healthy life. 6) Sammā-samādhi – right concentration. Mere concentration is not the aim of this technique; the concentration you develop must have a base of purity. With a base of craving, aversion, or illusion one may concentrate the mind, but this is not sammā-samādhi. One must be aware of the present reality within oneself, without any craving or aversion. Sustaining this awareness continuously from moment to moment—this is sammā-samādhi. By following scrupulously the five precepts, you have started practising sīla. By training your mind to remain focused on one point, a real object of the present moment, without craving or aversion, you have started developing samādhi. Now keep working diligently to sharpen your mind, so that when you start to practise paññā you will be able to penetrate to the depths of the unconscious, to eradicate all the impurities hidden there, and to enjoy real happiness—the happiness of liberation. Real happiness to you all. May all beings be happy! |
BÀI GIẢNG NGÀY THỨ HAI – Ðịnh nghĩa khái quát về tội và lòng mộ đạo [1] Ngày thứ hai đã qua. Mặc dù có phần nào dễ chịu hơn ngày đầu, những chướng ngại vẫn còn tồn tại. Tâm thức quá lăng xăng, lay động, điên cuồng giống như con bò hoang hay voi hoang gây ra nhiều thiệt hại một khi nó xâm nhập vào nơi cư trú của con người. Nếu một người thông minh biết huấn luyện và điều phục thú hoang thì tất cả sức mạnh và năng lực của nó dùng cho mục đích phá hoại trước kia, bây giờ được sử dụng cho công việc xây dựng xã hội. Tương tự, tâm thức có sức mạnh và nguy hiểm còn hơn cả voi hoang, nó cần phải được huấn luyện và điều phục; khi đó sức mạnh của nó sẽ bắt đầu phục vụ chúng ta. Nhưng quý vị phải luyện tập thật nhẫn nại, thật kiên trì, và liên tục. Hành trì bền bỉ là bí quyết của thành công. Chính quý vị phải thực hành; không ai có thể tu giúp cho quý vị. Với tình thương bao la và lòng từ bi, bậc Giác Ngộ chỉ phương pháp tu tập, nhưng Ngài không thể mang bất cứ ai lên vai của Ngài để đi đến mục đích tối thượng. Chính quý vị phải thực hiện những bước tiến này, tự chiến đấu, tự giải thoát. Dĩ nhiên, một khi bắt đầu tu tập, quý vị sẽ nhận được sức mạnh hỗ trợ từ Giáo pháp, nhưng quý vị vẫn phải tự mình hành trì. Quý vị phải tự mình đi suốt con đường. Để hiểu con đường mà quý vị đang đi là gì, đức Phật đã mô tả nó qua những lời nói rất giản dị: Không làm tất cả những việc làm tội lỗi và bất thiện, Ðây là phương pháp chung có thể áp dụng cho mọi người ở bất kỳ giai cấp, sắc tộc, hoặc quốc gia nào. Nhưng vấn đề khó khăn là ở chỗ định nghĩa về tội lỗi và lòng mộ đạo. Khi tinh hoa giáo pháp bị mất, giáo pháp trở thành giáo phái, và rồi mỗi giáo phái lại định nghĩa “lòng mộ đạo” theo cách khác nhau, mang hình thức riêng biệt của từng giáo phái, hoặc hành trì theo nghi lễ nào đó, hoặc chấp chặt một số tín ngưỡng. Tất cả những định nghĩa này mang hình thức phe phái, chúng có thể được chấp nhận đối với một số người này nhưng không được chấp nhận đối với một số người khác. Tuy nhiên, giáo pháp đưa ra một định nghĩa chung về tội lỗi và thuần tín như sau: Bất cứ hành động nào có hại đến người khác, làm cho họ bất an và bất hòa thì đó là hành động tội lỗi, bất thiện. Bất cứ việc làm nào giúp người khác, giúp họ an ổn và hài hòa thì đó là việc làm đúng đắn, lương thiện. Ðịnh nghĩa này không thích hợp với bất cứ giáo điều nào, nhưng lại thích hợp với qui luật tự nhiên. Và theo qui luật tự nhiên, chúng ta không thể làm bất cứ việc gì có hại đến người mà không phát khởi phiền não trong tâm chúng ta trước: như là tâm sân hận, sợ hãi, thù hằn v.v…; và bất cứ khi nào chúng ta làm việc bất thiện, chúng ta đều phải chịu đau khổ, phải kinh qua những khổ sở của địa ngục trong tâm chúng ta. Tương tự, chúng ta không thể làm một việc giúp người mà trước hết chúng ta không đi từ tình thương, lòng từ, thiện chí; và ngay lúc chúng ta bắt đầu phát triển những thiện tâm thanh tịnh như vậy, chúng ta bắt đầu hưởng được an lạc thiên giới nơi chúng ta. Khi quý vị giúp người khác, cũng là lúc quý vị đang giúp chính mình; khi quý vị làm hại người khác, cũng lúc đó quý vị đang làm hại chính quý vị. Đây là giáo pháp, chân lý, qui luật – qui luật chung của tự nhiên. Con đường của giáo pháp được gọi là Bát Thánh Đạo, mang ý nghĩa cao thượng là bất cứ ai đi trên con đường này, chắc chắn vị ấy sẽ trở thành một vị có tâm hồn cao thượng, một thánh nhân. Giáo pháp được chia làm ba phần: Giới, Định và Trí tuệ. Giới (sīla) là nền tảng đạo đức – nghĩa là sự từ bỏ những việc làm bất thiện của thân và lời nói. Thiền Định (Samādhi) là tu tập làm phát triển khả năng tự chủ tâm thức của chúng ta. Trì giới và tu tập thiền định rất có lợi ích nhưng cả hai đều không thể đoạn tận tất cả phiền não đã tích tụ trong tâm. Vì lý do này, phần thứ ba của giáo pháp phải được hành trì: đó là trí tuệ (Paññā), sự phát triển trí tuệ, tuệ quán, làm tâm thanh tịnh hoàn toàn. Ba chi phần trong Bát Thánh Đạo thuộc về giới như sau: 1. Sammā-vācā nghĩa là chánh ngữ, lời nói thanh tịnh. Để hiểu lời nói thanh tịnh là gì, chúng ta phải hiểu thế nào là lời nói bất tịnh. Nói láo để lừa gạt người khác, nói thô lỗ làm tổn hại đến người khác, nói sau lưng, nói vu khống, nói huyên thuyên và vô ích, tất cả những lời nói như vậy là lời nói bất tịnh. Khi chúng ta từ bỏ những lời nói bất tịnh này, những lời nói còn lại là lời nói thanh tịnh. 2. Sammā-kammanta nghĩa là chánh nghiệp, thân không làm ác. Trong tiến trình tu tập giáo pháp, thước đo duy nhất để định mức những hành động thuộc thân, khẩu hoặc ý có thanh tịnh hay không là tùy thuộc vào những hành động giúp hoặc hại người.Vì vậy, giết hại, trộm cắp, phạm tội hãm hiếp, hoặc tà dâm, và nghiện ngập đến nỗi chúng ta không biết những hành vi chúng ta đang làm có hại cho tự thân và tha nhân đều thuộc vào hành động bất thiện. Khi chúng ta từ bỏ những việc làm bất thiện này, những việc làm còn lại gọi là việc làm chân chánh. 3. Sammā-ājīva nghĩa là chánh mạng. Mỗi người phải có một vài phương kế để nuôi sống bản thân và những người nương tựa, nhưng nếu phương kế sinh sống có hại đến người khác, thì phương kế đó không phải là một lối sống chân chánh. Có thể chúng ta không sinh nhai bằng những việc làm sai trái, nhưng chúng ta lại khuyến khích người khác làm việc sai; nếu làm như vậy chúng ta cũng không thực hành đúng chánh mạng. Ví dụ: bán rượu, mở sòng bạc, bán vũ khí, bán thú sống, thịt thú, tất cả đều là những việc làm không phải là chánh mạng. Ngay cả khi giữ chức vụ cao nhất, nếu làm việc chỉ vì mục đích bốc lột người khác thì vị ấy cũng không thực hành đời sống chánh mạng. Nếu động cơ thúc đẩy người ấy thực hiện vai trò như là một thành viên của xã hội, để đóng góp sức lực và kỹ năng của mình vì sự tốt đẹp chung, đáp lại những việc làm này vị ấy nhận một phần thù lao tương xứng, vị ấy và những người nương tựa sinh sống nhờ phần thù lao này, như vậy vị ấy đang thực hành đời sống chánh mạng. Người tại gia, thế tục đều cần tiền để xoay xở trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là việc kiếm tiền trở thành một phương tiện tâng bốc tự ngã: vị ấy tìm cách thu nhập càng nhiều càng tốt, và khinh miệt những ai có mức thu nhập ít hơn. Thái độ như vậy có hại cho bản thân và người khác, vì tự ngã càng tăng trưởng, thì giải thoát càng khó khăn hơn. Vì vậy, yếu tố quan trọng của đời sống chánh mạng là bố thí, làm từ thiện, chia sẻ một phần của chúng ta kiếm được cho người khác. Như thế, chúng ta không những chỉ làm lợi cho bản thân mà còn làm lợi cho mọi người. Nếu giáo pháp chỉ có những điều khuyên răng từ bỏ việc làm có hại đến người khác, thì nó sẽ không có hiệu quả. Nhờ tri thức, chúng ta có thể hiểu mối nguy hiểm của việc làm bất thiện và ích lợi của việc làm thiện, hoặc chúng ta có thể chấp nhận tầm quan trọng của giới-luật vì lòng mến mộ của chúng ta đối với những người thuyết giảng về nó. Nhưng chúng ta vẫn tiếp tục làm sai, vì chúng ta không làm chủ được tâm của mình. Vì vậy, phần thứ hai của giáo pháp, Chánh định: chúng ta cần phải tu tập phát triển khả năng làm chủ tâm thức. Trong phần này bao gồm ba chi trong Bát Thánh Đạo: 4. Sammā-vāyāma nghĩa là chánh tinh tấn, hành trì đúng phương pháp. Trong khi thực hành, quý vị đã thấy tâm yếu ớt và không vững chắc như thế nào rồi, tâm luôn luôn bị đối tượng này đến đối tượng khác kích động. Tâm thức như vậy cần phải được trau luyện để tăng sức mạnh. Có bốn cách thực tập làm cho tâm tăng thêm sức mạnh: đó là tránh xa và từ bỏ tất cả các bất thiện pháp có thể phát sanh, không cho phát sinh những bất thiện pháp chưa phát sinh, duy trì và phát triển tất cả các thiện pháp đã có trong tâm và làm cho các thiện pháp chưa phát sinh được phát sinh. Qua thực tập chánh niệm hơi thở (Anāpāna), quý vị đã gián tiếp thực hành phương pháp tu tập này. 5. Sammā-sati nghĩa là chánh niệm, tỉnh giác trong sát na hiện tại. Quá khứ chỉ là kỷ niệm; tương lai chỉ là khát vọng, lo sợ và tưởng tượng. Quý vị bắt đầu thực tập chánh niệm (sammā-sati) bằng cách tự trau luyện để giữ tâm tỉnh giác với bất cứ cảm thọ gì đang xảy ra tại vùng hai lỗ mũi trong sát na hiện tại. Quý vị phải huân tập khả năng tỉnh giác các trạng thái hiện hữu trong thân và tâm, từ cấp độ thô nhất đến vi tế nhất. Khi bắt đầu thực hành, quý vị hãy tập trung vào ý thức, hơi thở có tác ý, hơi thở tự nhiên, hơi thở nhẹ, sau đó chú ý đến sự tiếp xúc của hơi thở với đối tượng của nó. Bây giờ quý vị hãy tập trung vào một đối tượng vi tế hơn: đó là các cảm thọ tự nhiên và cảm thọ của thân thể quanh khu vực của mũi. Quý vị có thể cảm nhận nhiệt độ của hơi thở, hơi thở lạnh khi hít từ ngoài vào, hơi thở ấm khi thở từ trong ra. Ngoài vấn đề vừa trình bày, có vô số những cảm thọ không quan hệ đến hơi thở: đó là cảm thọ nóng, lạnh, ngứa, kích động, dao động, đè nén, căng thẳng, đau đớn v.v… quý vị không thể chọn lựa bất cứ loại cảm thọ nào để cảm nhận, vì quý vị không thể tạo ra cảm thọ. Chỉ theo dõi; duy trì tỉnh giác. Cái tên cảm thọ không quan trọng; điều quan trọng là tỉnh giác với cảm thọ đang hiện hành mà không phản ứng lại nó. Như quý vị đã thấy, thói quen của tâm thức thường bị lôi cuốn về tương lai hoặc quá khứ, làm phát sinh tham ái và sân hận. Khi thực hành chánh niệm quý vị bắt đầu phá vỡ thói quen này. Không phải sau khóa tu tập, quý vị sẽ quên hết quá khứ và không còn nghĩ ngợi gì về tương lai nữa. Nhưng thực tế quý vị thường tiêu phí năng lực khi đắm chìm trong quá khứ hoặc tương lai một cách vô ích, tiêu phí quá nhiều đến nổi khi quý vị nhớ lại hoặc lên kế hoạch làm việc gì đó, quý vị lại không làm được. Qua tu tập chánh niệm, quý vị sẽ học được cách luyện tâm kiên định hơn trong giây phút hiện tại, và quý vị sẽ thấy rằng quý vị có thể nhớ lại quá khứ khi cần thiết và lập ra những kế hoạch thích hợp cho tương lai. Quý vị sẽ sống một đời sống lành mạnh và hạnh phúc. 6. Sammā-samādhi nghĩa là chánh định. Mục đích của phương pháp hành trì này không phải chỉ có chánh định; quý vị phải định tâm trên nền tảng thanh tịnh. Chúng ta có thể định tâm dựa vào tham ái, sân hận hoặc vô minh, nhưng đây không phải là chánh định. Chúng ta phải tỉnh giác với tâm không tham ái hoặc không sân hận trong giây phút hiện tại. Duy trì sự tỉnh giác trong từng sát na như vậy được gọi là chánh định. Qua việc tuân thủ nghiêm túc năm giới quý vị bắt đầu thực tập giới. Qua việc luyện tâm để chuyên chú vào một điểm, một đối tượng thật trong sát na hiện tại, không móng khởi tham ái hoặc sân hận, quý vị bắt đầu tu tập chánh định. Bây giờ hãy tu tập tinh tấn làm cho tâm thức được nhạy bén, để khi bắt đầu tu tập trí tuệ, quý vị có thể nhập vào những cấp độ sâu của tâm vô thức, loại trừ phiền não ẩn núp ở đó, và an trú chân hạnh phúc – hạnh phúc giải thoát. Chân hạnh phúc đến với quý vị. Ghi chú: [1] Thuật ngữ “lòng mộ đạo” được dịch từ thuật từ “piety”, từ này kết hợp với từ ‘filial’ có nghĩa là “lòng hiếu thảo”, “lòng trung thành” nhưng cả hai nghĩa này không thích hợp với nội dung của bài giảng. Vì vậy nghĩa thứ ba của từ là “lòng mộ đạo” tạm sử dụng trong bối cảnh này. [2] Ý này xuất phát từ bài kệ: Chư ác mạc tác, Tạm dịch là: Không làm các điều ác, |