BÀI GIẢNG KHOÁ THIỀN VIPASSANA – NGÀY 1 (ENG-VNESE)

 

DAY ONE DISCOURSE


– Initial difficulties
– the purpose of this meditation
– why respiration is chosen as the starting point
– the nature of the mind
– the reason for the difficulties, and how to deal with them
– dangers to be avoided

The first day is full of great difficulties and discomforts, partly because one is not accustomed to sit all day long and to try to meditate, but mostly because of the type of meditation that you have started practising: awareness of respiration, nothing but respiration.

It would have been easier and faster to concentrate the mind without all these discomforts if, along with awareness of respiration, one had started repeating a word, a mantra, a god’s name, or if one had started imagining the shape or form of a deity. But you are required to observe bare respiration, as it naturally is, without regulating it; no word or imagined form may be added.

They are not permitted because the final aim of this meditation is not concentration of mind. Concentration is only a help, a step leading to a higher goal: purification of mind, eradicating all the mental defilements, the negativities within, and thus attaining liberation from all misery, attaining full enlightenment.

Every time an impurity arises in the mind, such as anger, hatred, passion, fear etc., one becomes miserable. Whenever something unwanted happens, one becomes tense and starts tying knots inside. Whenever something wanted does not happen, again one generates tension within. Throughout life one repeats this process until the entire mental and physical structure is a bundle of Gordian knots. And one does not keep this tension limited to oneself, but instead distributes it to all with whom one comes into contact. Certainly this is not the right way to live.

You have come to this meditation course to learn the art of living: how to live peacefully and harmoniously within oneself, and to generate peace and harmony for all others; how to live happily from day to day while progressing towards the highest happiness of a totally pure mind, a mind filled with disinterested love, with compassion, with joy at the success of others, with equanimity.

To learn the art of living harmoniously, first one must find the cause of disharmony. The cause always lies within, and for this reason you have to explore the reality of yourself. This technique helps you to do so, to examine your own mental and physical structure, towards which there is so much attachment, resulting only in tensions, in misery. At the experiential level one must understand one’s own nature, mental and physical; only then can one experience whatever there might be beyond mind and matter. This is therefore a technique of truth-realization, self-realization, inves-tigating the reality of what one calls ‘oneself’. It might also be called a technique of God-realization, since after all God is nothing but truth, but love, but purity.

Direct experience of reality is essential. “Know thyself”—from superficial, apparent, gross reality, to subtler realities, to the subtlest reality of mind and matter. Having experienced all these, one can then go further to experience the ultimate reality which is beyond mind and matter.

Respiration is a proper point from which to begin this journey. Using a self-created, imaginary object of attention—a word or form—will lead only in the direction of greater imaginings, greater illusion; it will not help one to discover the subtler truths about oneself. To penetrate to subtler truth, one must begin with truth, with an apparent, gross reality such as respiration. Further, if a word is used, or the form of a deity, then the technique becomes sectarian. A word or form will be identified with one culture, one religion or another, and those of a different background may find it unacceptable. Misery is a universal malady. The remedy for this malady cannot be sectarian; it also must be universal. Awareness of respiration meets this requirement. Breath is common to all: observing it will be acceptable to all. Every step on the path must be totally free from sectarianism.

Breath is a tool with which to explore the truth about oneself. Actually, at the experiential level, you know very little about your body. You know only its external appearance, the parts and functions of it that you can consciously control. You know nothing of the internal organs which operate beyond your control, nothing of the cells of which the entire body is composed, and which are chan-ging every moment. Innumerable biochemical and electromagnetic reactions are occurring constantly throughout the body, but you have no knowledge of them.

On this path, whatever is unknown about yourself must become known to you. For this purpose respiration will help. It acts as a bridge from the known to the unknown, because respiration is one function of the body that can be either conscious or unconscious, intentional or automatic. One starts with conscious, intentional breathing, and proceeds to awareness of natural, normal breath. And from there you will advance to still subtler truths about yourself. Every step is a step with reality; every day you will penetrate further to discover subtler realities about yourself, about your body and mind.

Today you were asked to observe only the physical function of respiration, but at the same time, each one of you was observing the mind, because the nature of the breath is strongly connected to one’s mental state. As soon as any impurity, any defilement arises in the mind, the breath becomes abnormal—one starts breathing a little rapidly, a little heavily. When the defilement passes away, the breath again becomes soft. Thus breath can help to explore the reality not only of the body, but also of the mind.

One reality of mind, which you began to experience today, is its habit of always wandering from one object to another. It does not want to stay on the breath, or on any single object of attention: instead it runs wild.

And when it wanders, where does the mind go? By your practice, you have seen that it wanders either in the past or in the future. This is the habit pattern of the mind; it does not want to stay in the present moment. Actually, one has to live in the present. Whatever is past is gone beyond recall; whatever is future remains beyond one’s reach, until it becomes present. Remembering the past and giving thought to the future are important, but only to the extent that they help one to deal with the present. Yet because of its ingrained habit, the mind constantly tries to escape from present reality into a past or future that is unattainable, and therefore this wild mind remains agitated, miserable. The technique that you are learning here is called the art of living, and life can really be lived only in the present. Therefore the first step is to learn how to live in the present moment, by keeping the mind on a present reality: the breath that is now entering or leaving the nostrils. This is a reality of this moment, although a superficial one. When the mind wanders away, smilingly, without any tension, one accepts the fact that, because of its old habit pattern, it has wandered. As soon as one realizes that the mind has wandered, naturally, automatically, it will return to awareness of respiration.

You easily recognised the tendency of the mind to roll in thoughts either of the past or of the future. Now of what type are these thoughts? Today you have seen for yourselves that at times thoughts arise without any sequence, any head or tail. Such mental behavior is commonly regarded as a sign of madness. Now, however, you have all discovered that you are equally mad, lost in ignorance, illusions, delusions—moha. Even when there is a sequence to the thoughts, they have as their object something that is either pleasant or unpleasant. If it is pleasant, one starts reacting with liking, which develops into craving, clinging—r±ga. If it is unpleasant, one starts reacting with disliking, which develops into aversion, hatred—dosa. The mind is constantly filled with ignorance, craving, and aversion. All other impurities stem from these three basic ones, and every impurity makes one miserable.

The goal of this technique is to purify the mind, to free it from misery by gradually eradicating the negativities within. It is an operation deep into one’s own unconscious, performed in order to uncover and remove the complexes hidden there. Even the first step of the technique must purify the mind, and this is the case: by observing respiration, you have started not only to concentrate the mind, but also to purify it. Perhaps during today there were only a few moments when your mind was fully concentrated on your breathing, but every such moment is very powerful in changing the habit pattern of the mind. In that moment, you are aware of the present reality, the breath entering or leaving the nostrils, without any illusion. And you cannot crave for more breath, or feel aversion towards your breathing: you simply observe, without reacting to it. In such a moment, the mind is free from the three basic defilements, that is, it is pure. This moment of purity at the conscious level has a strong impact on the old impurities accumulated in the unconscious. The contact of these positive and negative forces produces an explosion. Some of the impurities hidden in the unconscious rise to the conscious level, and manifest as various mental or physical discomforts.

When one faces such a situation, there is the danger of becoming agitated, and multiplying the difficulties. However, it would be wise to understand that what seems to be a problem is actually a sign of success in the meditation, an indication that in fact the technique has started to work. The operation into the unconscious has begun, and some of the pus hidden there has started to come out of the wound. Although the process is unpleasant, this is the only way to get rid of the pus, to remove the impurities. If one continues working in the proper way, all these difficulties will gradually diminish. Tomorrow will be a little easier, next day more so. Little by little, all the problems will pass away, if you work.

Nobody else can do the job for you; you have to work yourself. You have to explore reality within yourself. You have to liberate yourself.

SOME ADVICE ABOUT HOW TO WORK

During meditation hours, always meditate indoors. If you try to meditate outside in direct contact with the light and wind, you will not be able to penetrate to the depths of your mind. During breaks you may go outside.

You must remain within the limits of the course site. You are perfor-ming an operation on your mind; remain in the operating room.

Resolve to remain for the entire period of the course, no matter what difficulties you may face. When problems arise during the operation, remember this strong determination. It can be harmful to leave in the middle of a course.

Similarly, make a strong determination to observe all the discipline and rules, of which the most important is the rule of silence. Also resolve to follow the timetable, and specially to be in the hall for the three one-hour sittings of group meditation each day.

Avoid the danger of overeating, of allowing yourself to succumb to drowsiness, and of needless talking.

Work exactly as you are asked to work. Without condemning it, leave aside for the course period anything that you may have read or learned elsewhere. Mixing techniques is very dangerous. If any point is not clear to you, come to the guide for clarification. But give a fair trial to this technique; if you do so, you will get wonderful results.

Make best use of the time, the opportunity, the technique, to liberate yourselves from the bondages of craving, aversion, delusion, and to enjoy real peace, real harmony, real happiness.

Real happiness to you all.

May all beings be happy!

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ NHẤT


– Những khó khăn ban đầu
– Mục đích của hành thiền
– Tại sao hơi thở được chọn như điểm khởi đầu
– Bản chất của tâm
– Những khó khăn và phương cách khắc phục
– Những nguy hiểm cần phải tránh.

Ngày thứ nhất chúng ta thường gặp nhiều khó khăn và không mấy thoải mái, một phần vì chúng ta không quen ngồi lâu suốt ngày và cũng không quen trong việc nỗ lực thiền định, nhưng phần lớn là do phương pháp thiền định mà chúng ta đang thực tập: đó là chánh niệm bằng hơi thở, và chỉ có hơi thở.

Nếu không có những trở ngại trên, thì việc định tâm theo dõi hơi thở kết hợp với việc tụng niệm một lời nói, một câu chú, một danh xưng của một vị thần nào đó hoặc nếu chúng ta tưởng tượng hình ảnh của một vị thần linh sẽ dễ dàng và nhanh hơn. Nhưng ở đây phương pháp này chỉ yêu cầu quý vị theo dõi hơi thở, đúng như bản chất tự nhiên của nó, không có qui định nào cho hơi thở; không thể sử dụng thần chú hoặc phương thức tưởng tượng hình ảnh nào đó trong phương pháp hành trì này.

Những hình thức trên không được phép hành trì, vì mục đích tối hậu của phương pháp thiền này không phải là sự định tâm. Sự định tâm chỉ là một yếu tố hỗ trợ, một bước nối dẫn đến mục đích cao hơn: Đó là sự thanh lọc tâm, loại trừ mọi cấu uế của tâm, mọi bất thiện trong tâm, và giải thoát ra khỏi mọi khổ đau, thành tựu sự giác ngộ viên mãn.

Cấu uế sinh khởi trong tâm chúng ta từng sát na, như sân hận, thù hằn, tham lam, sợ hãi, v.v… làm chúng ta đau khổ. Bất cứ lúc nào, những điều chúng ta không cầu mong lại đến, chúng ta rơi vào hoàn cảnh khổ đau và tự tạo ra những nội kết. Khi nào những điều mong muốn không được thoả mãn, một lần nữa chúng ta lại tự tạo ra đau khổ cho bản thân. Những khổ đau này cứ tái diễn mãi trong cuộc sống, cho đến khi thân và tâm chúng ta trở thành một khối phiền não rối rắm. Và chúng ta không chỉ đau khổ riêng bản thân mà còn làm ảnh hưởng đến những người thân xung quanh. Tất nhiên, đây không phải là một lối sống thích hợp.

Quý vị tham dự khóa tu này là để học nghệ thuật sống: đó là làm sao để sống hạnh phúc và an lạc cho chính chúng ta, và cho mọi người; làm thế nào để sống hạnh phúc trong mọi lúc đồng thời hướng đến hạnh phúc tối thuợng với một tâm hồn hoàn toàn thanh tịnh, một tâm hồn tràn đầy tình thương vị tha, lòng từ bi, vui vẻ trước thành công của người khác, và tâm hỷ xả.

Để học nghệ thuật sống hạnh phúc, trước nhất chúng ta phải tìm nguyên nhân của đau khổ. Nguyên nhân này luôn tiềm ẩn bên trong, vì vậy quý vị phải khám phá thực tại ở nơi mình. Quý vị thực tập phương pháp thiền này là để giúp quý vị quán sát lại thân và tâm của mình, chính thân tâm là nơi chứa nhiều tham đắm dẫn đến kết quả tạo ra những tâm lý căng thẳng và khổ đau. Ở cấp độ kinh nghiệm, chúng ta phải tuệ tri bản chất của thân và tâm; có như vậy, chúng ta mới có thể kinh nghiệm những gì vượt ra ngoài thân và tâm. Do đó, đây là phương pháp chứng ngộ chân lý, chứng ngộ tự ngã, quán chiếu thực tại mà chúng ta đã gán cho nó cái tên là “tự ngã”. Phương pháp này cũng có thể được xem là phương pháp chứng ngộ – Thượng đế (God-realization), bởi vì, đằng sau Thượng đế không có gì khác hơn là chân lý, tình thương và thanh tịnh.

Kinh nghiệm trực tiếp về thực tại là điều rất quan trọng. “Hiểu biết chính mình” (know thyself) quý vị sẽ quán sát thực tại qua nhiều hình thức từ đặc tính thô bên ngoài đến những hình thức có đặc tính vi tế hơn và vi tế nhất biểu hiện qua thân và tâm của quý vị. Sau khi kinh nghiệm qua những thực tại này, chúng ta có thể tiến xa hơn để kinh nghiệm thực tại siêu việt nhất vượt ra ngoài kinh nghiệm của thân và tâm.

Hơi thở là yếu tố thích hợp cho tiến trình thực nghiệm này. Sử dụng một đối tượng do mình tự tạo ra (self-created), tập trung vào một đối tượng do tưởng tượng – một câu thần chú hoặc một hình tượng – tất cả những cách hành trì này dẫn chúng ta vào những trạng thái hoang tưởng, và những ảo giác mơ hồ; nó không giúp được gì cho chúng ta trong việc khám phá ra sự thật vi tế của chính chúng ta. Để thể nhập vào sự thật vi tế này, chúng ta cũng phải bắt đầu bằng sự thật, đó là thực tại thô như hơi thở ra, vào. Hơn nữa, nếu chúng ta hành trì theo hình thức đọc tụng thần chú hoặc quán tưởng hình tượng của một vị thần nào đó thì phương pháp hành trì này trở thành một phương pháp mang đặc tính giáo phái. Tụng đọc thần chú hoặc quán tưởng hình tượng có giá trị tương đương với một hình thức tu tập, một hình thức tôn giáo hoặc một hình thức khác, và ở đây việc thực tập không chấp nhận những hình thức có nguồn gốc khác nhau này. Khổ đau là căn bệnh chung. Phương thuốc điều trị cho căn bệnh này không thể là một phương thuốc của một môn phái nào đó; mà nó phải là một phương thuốc chung cho tất cả. Tu tập tỉnh giác hơi thở sẽ đáp ứng yêu cầu này. Hơi thở là thành tố quen thuộc đối với mọi người: ai cũng có thể áp dụng phương pháp theo dõi hơi thở. Toàn bộ tiến trình tu tập theo phương pháp này phải hoàn toàn vượt ra ngoài chủ nghĩa môn phái.

Hơi thở là một công cụ và với công cụ này chúng ta có thể khám phá ra sự thật về tự ngã của chúng ta. Thực ra, ở mức độ kinh nghiệm, quý vị biết rất ít về bản thân. Quý vị chỉ biết những hình thức mang tính thô thiển bên ngoài của thân, và quý vị có thể tự điều khiển những bộ phận và chức năng của nó một cách có ý thức. Quý vị không biết gì về những cơ quan bên trong, chúng hoạt động ngoài sự kiểm soát của quý vị. Thân thể được kết cấu do sự phối hợp của vô số tế bào, và những tế bào này luôn luôn thay đổi trong từng sát na. Vô số phản ứng sinh lý và điện lực hấp dẫn liên tục xảy ra trên khắp thân thể, nhưng quý vị không hề biết gì về chúng.

Thực tập phương pháp này, quý vị sẽ biết những gì mà lâu nay quý vị chưa biết về tự ng. Hơi thở sẽ giúp quý vị thành tựu mục tiêu này. Hơi thở hoạt động như là một nhịp cầu nối tiếp từ chỗ phân biệt đến chỗ không phân biệt, vì hơi thở đóng một vai trò quan trọng trong thân thể và nó có thể nhận thức hoặc không thể nhận thức, có tác ý hoặc tự nhiên. Chúng ta bắt đầu với sự hít thở có ý thức, có chủ ý, và thực tập chánh niệm hơi thở một cách tự nhiên và bình thường. Và từ đó quý vị sẽ tiến xa hơn để làm lắng động những sự thật vi tế hơn trong quí vị. Mỗi bước tu tập là mỗi bước tiến vào thực tại; mỗi ngày quý vị thể nhập sâu hơn để khám phá những thực tại vi tế hơn của thân và tâm.

Hôm nay quý vị chỉ được yêu cầu theo dõi vai trò của hơi thở đồng thời quý vị cũng phải theo dõi tâm thức của quý vị, vì bản chất của hơi thở có mối quan hệ rất mật thiết với các trạng thái tâm thức của quý vị. Khi nào cấu uế, phiền não sinh khởi trong tâm, khi ấy hơi thở trở nên bất thường – chúng ta bắt đầu thở nhanh và mạnh hơn một tí. Khi những phiền não qua đi, hơi thở sẽ trở lại nhẹ nhàng. Vì vậy hơi thở có thể giúp quý vị khám phá ra thực tại không chỉ ở cấp độ thân thể mà còn ở tâm thức nữa.

Thực tại của tâm mà quý vị bắt đầu kinh nghiệm hôm nay, đó là tâm có thói quen luôn luôn lang thang từ đối tượng này đến đối tượng khác. Nó không muốn an trú vào hơi thở, hoặc tập trung vào bất cứ đối tượng đơn lẻ nào: thay vào đó, tâm nghĩ lung tung.

Và khi nào, và nơi nào tâm thức lang thang đến? Khi thực tập, quý vị sẽ nhận ra tâm thức của quý vị rong ruổi về quá khứ hoặc tương lai. Đây là thói quen của tâm; nó không muốn an trú trong giây phút hiện tại. Thực tế, chúng ta phải sống với hiện tại. Quá khứ là những gì đã qua, vượt ngoài ký ức; tương lai là những gì chưa đến, ngoài tầm nắm bắt của chúng ta, cho đến khi nó trở thành hiện tại. Nhớ lại quá khứ và suy nghĩ về tương lai có giá trị quan trọng chỉ khi nào chúng giúp chúng ta giải quyết những vấn đề hiện tại. Nhưng vì thói quen đã bị tập nhiễm từ lâu, tâm thức luôn luôn tìm cách trốn khỏi thực tại và lang thang về quá khứ hoặc tuơng lai một cách vô vọng, và vì vậy tâm hoang vu này tạo ra khổ đau và bất an cho chúng ta. Phương pháp mà quý vị đang học ở đây gọi là “nghệ thuật sống”, và cuộc sống thật sự có thể sống đúng nghĩa chỉ trong hiện tại. Vì vậy, bước đầu tiên là học phương cách làm sao để sống với giây phút hiện tại, bằng cách an trú tâm vào thực tại: Đó là hơi thở đang đi vào và ra từ lỗ mũi của quý vị. Đây chính là thực tại của sát na này, mặc dù nó là một thực tại không vi tế. Khi tâm thức lang thang, hãy mỉm cười và không nên khởi lên bất cứ trạng thái căng thẳng nào, chúng ta chấp nhận nó, vì đây là thói quen của tâm. Ngay lúc chúng ta nhận ra tâm thức đã lang thang, tự động nó sẽ trở lại với chánh niệm của hơi thở một cách tự nhiên.

Quý vị dễ dàng nhận ra thói quen của tâm là thường bị các vọng tưởng quá khứ hoặc tương lai đoanh vây. Những thói quen gì có mặt ở đây? Hôm nay, quý vị đã tự nhận ra rằng có những lúc các ý niệm khởi lên một cách ngẫu nhiên, không theo một trật tự nào cả. Thói quen của tâm trong hình thức như vầy thường được xem như một dấu hiệu của sự bất bình thường (madness). Tuy nhiên, ở đây, tất cả quý vị đã khám phá ra rằng quý vị đang ở trong một trạng thái tâm tương đồng với tâm của người bất bình thường, khi nhận ra điều này tâm quí vị không còn vô minh, ảo giác, ảo tưởng (moha). Ngay khi có một chuỗi ý niệm phát sinh, chúng phát sinh theo đối tượng và tuỳ thuộc vào đối tượng, tâm cảm thọ lạc hoặc khổ. Nếu đối tượng làm cho tâm cảm thọ lạc thì chúng ta bắt đầu ưa thích, rồi tham đắm, chấp thủ nó (rāga). Nếu tâm cảm thọ một đối tượng là khổ thì chúng ta bắt đầu phản ứng với tâm không thích, rồi oán ghét, sân giận (dosa). Tâm thức luôn chứa đầy vô minh, tham lam và sân hận. Tất cả những tâm bất thiện khác phát nguồn cũng từ ba tâm bất thiện căn bản này, và mỗi tâm bất thiện tạo ra một đau khổ.

Mục đích của phương pháp này là thanh lọc tâm, để tâm thoát khỏi khổ đau bằng cách đoạn trừ dần những phiền não trong tâm. Đây là một tiến trình giải phẫu đi sâu vào tâm vô thức của chúng ta, thực tập theo tiến trình này để khai mở và loại trừ những phiền não vi tế tiềm ẩn bên trong. Ngay bước đầu của phương pháp tu tập là phải thanh lọc tâm thức, và đây là phương pháp quán sát hơi thở, quý vị đã hành trì không chỉ tập trung vào việc định tâm mà còn phải thanh lọc tâm nữa. Có lẽ suốt ngày hôm nay chỉ có vài giây phút nào đó tâm quý vị tập trung hoàn toàn vào hơi thở, nhưng mỗi khi tâm quý vị ở vào trạng thái này nó có năng lực chuyển hoá những thói quen của tâm thức. Tại giây phút đó quý vị chánh niệm với thực tại hiện hữu, hơi thở vào hoặc ra từ hai lỗ mũi, và không khởi lên bất cứ ảo tưởng nào. Và quý vị không thể tham muốn thở nhiều hơn nữa hoặc cảm thấy nổi giận đối với hơi thở: quý vị chỉ đơn giản theo dõi, đừng phản ứng với nó. Trong tâm niệm như vậy, tâm sẽ xuất ly khỏi ba căn bản phiền não tham, sân và si mê, đây là tâm thanh tịnh. Tâm niệm thanh tịnh ở cấp độ tỉnh thức này có tác động mạnh đến các phiền não đã tích tụ từ lâu trong vô thức. Sự tiếp xúc giữa các động lực thiện và bất thiện tạo ra một sự bùng nổ. Một số phiền não tiềm ẩn trong vô thức hiện ra trên tầng ý thức, và nó biểu hiện thành các trạng thái bất an khác nhau của thân và tâm.

Khi chúng ta gặp tình huống như vậy, những nguy hiểm sẽ phát sinh, và những chướng ngại tâm sẽ tăng trưởng. Tuy nhiên, chúng ta phải sáng suốt nhận ra rằng những gì có vẻ như chướng ngại khó khăn, thật ra chính nó là dấu hiệu của sự tiến bộ trong việc tu tập thiền định, nói tóm lại, điều này cho thấy phương pháp tu tập bắt đầu có hiệu nghiệm. Việc giải phẩu tâm vô thức đã bắt đầu, và chút ít mủ bị khuất bên trong đã bắt đầu xuất hiện ra ngoài vết thương. Mặc dù tiến trình giải phẩu tâm thức gặp nhiều trở ngại, chỉ có phương pháp duy nhất này mới lấy được mủ ung độc, loại bỏ mọi cấu uế của tâm. Nếu chúng ta tiếp tục hành trì đúng phương pháp, tất cả chướng ngại lần lượt tiêu tan. Ngày mai quý vị sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và ngày mốt lại dễ chịu hơn một tí nữa. Từng tí một, tất cả khó khăn sẽ được khắc phục, nếu quý vị nhẫn nại thực hành.

Không ai có thể tu tập thế cho quý vị; quý vị phải tự thực hành. Quý vị phải khám phá thực tại ở nơi quý vị. Và quý vị phải tự giải thoát.

VÀI LỜI KHUYÊN VỀ CÁCH HÀNH TRÌ

Suốt những giờ thiền định, quý vị luôn luôn hành trì trong nhà thiền. Nếu thiền định ở ngoài gặp ánh nắng mặt trời và gió, quý vị sẽ không thể thâm nhập vào mức độ sâu của tâm thức. Khoảng thời gian giải lao quý vị có thể ở ngoài.

Quý vị phải tu tập trong khuôn viên của trung tâm. Quý vị đang thực hành giải phẩu tâm thức của quý vị; vì vậy quý vị phải có mặt ở trong phòng giải phẩu (thiền đường).

Quyết tâm hành trì trong suốt khóa tu, nhẫn nại trước mọi khó khăn. Khi những khó khăn sinh khởi trong thời gian tu, hãy nhớ đến việc quyết tâm mạnh mẽ này. Bản thân có thể gặp nguy hiểm nếu quý vị từ bỏ khoá tu nửa chừng.

Tương tự, quyết tâm mạnh mẽ tuân thủ các nội qui, qui luật, trong đó điều quan trọng nhất là giới tịnh khẩu đồng thời cũng tuân thủ nội qui trong thời khắc biểu, và đặc biệt mỗi ngày phải có mặt ba lần ngồi thiền tập thể, mỗi lần một giờ.

Tránh ăn quá nhiều, tránh hôn trầm, và tránh nói những điều vô ích.

Khi được hướng dẫn, quý vị hãy hành trì một cách chính xác và nghiêm túc. Không than phiền bất cứ điều gì, trong suốt khoá tu hãy bỏ đi tất cả mọi việc, ngay việc đọc hoặc học tập bất cứ điều gì khác. Pha trộn phương pháp tu tập là điều vô cùng nguy hiểm. Nếu quý vị chưa rõ điều gì hãy đến vị Thầy hướng dẫn để làm rõ vấn đề. Chỉ nên tuân thủ hành theo phương pháp này; nếu thực hành đúng như vậy, quý vị sẽ gặt hái kết quả mỹ mãn.

Quý vị hãy vận dụng thời giờ quí báu, cơ hội, phương pháp, để tự giải thoát khỏi những trói buộc của tham, sân, si, và thưởng thức chân an lạc, chân an hoà, và chân hạnh phúc.

Chân hạnh phúc đến với quý vị.

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *