Lời nói đầu
[01] Nhị đề nhân [1]
Nhị đề hữu nhân [39]
[02] Nhị đề tương ưng nhân [103]
Nhị đề nhân hữu nhân [104]
Nhị đề nhân tương ưng nhân [129]
Nhị đề phi nhân hữu nhân [130]
Nhị đề hữu duyên [166]
Nhị đề hữu vi [184]
Nhị đề hữu kiến [185]
Nhị đề hữu đối chiếu [220]
[03] Nhị đề sắc [255]
Nhị đề hiệp thế [290]
Nhị đề dử tâm ứng tri [323]
Nhị đề lậu [329]
Nhị đề cảnh lậu [362]
[04] Nhị đề tương ưng lậu [363]
Nhị đề lậu cảnh lậu [403]
Nhị đề lậu tương ưng lậu [405]
Nhị đề bất tương ưng lậu cảnh lậu [417]
Nhị đề triền [418]
Nhị đề cảnh triền [444]
[05] Nhị đề tương ưng triền [445]
Nhị đề triền cảnh triền [482]
Nhị đề triền tương ưng triền [483]
Nhị đề bất tương ưng triền cảnh triền [497]
Nhị đề phược [498]
Nhị đề cảnh phược [526]
Nhị đề tương ưng phược [527]
[06] Nhị đề phược cảnh phược [564]
Nhị đề phược tương ưng phược [567]
Nhị đề bất tương ưng phược cảnh phược [574]
Nhị đề chùm bộc phối [575]
Nhị đề cái [576]
Nhị đề cảnh cái [610]
Nhị đề tương ưng cái [611]
[07] Nhị đề cái cảnh cái [641]
Nhị đề cái tương ưng cái [644]
Nhị đề bất tương ưng cái cảnh cái [661]
Nhị đề kiến chấp [662]
Nhị đề cảnh kiến chấp [693]
Nhị đề tương ưng kiến chấp [694]
Nhị đề kiến chấp cảnh kiến chấp [727]
Nhị đề bất tương ưng kiến chấp cảnh kiến chấp [730]
[08] TRÍCH CÚ TỪ ÐIỂN PĀLI-VIỆT

-ooOoo-

LỜI NÓI ÐẦU

Bộ Vị Trí (Paṭṭhāna) trong tạng Vi Diệu Pháp gồm có sáu quyển, đây là quyển thứ ba mà chúng tôi đã tranh thủ để tu chỉnh cho in ra thành sách cũng như việc làm các bộ Vi Diệu Pháp từ trước tới nay.

Bộ Vị Trí tập Ba này đã trình bày duyên hệ luận giải theo pháp đầu đề nhị (dukamātikā), bắt đầu từ nhị đề nhân (hetuduka) cho đến nhị đề bất tương ưng kiến chấp cảnh kiến chấp (parāmāsa-vippayuttaparamaṭṭhaduka), cả thảy gồm bốn mươi ba nhị đề.

Cách lập luận ở đây cũng dựa theo bốn khía cạnh: thuận tùng, đối lập, thuận tùng đối lập, đối lập thuận tùng. Tuy nhiên, có những chỗ được trình bày một cách tóm lược bởi do những đoạn pháp này có phần trùng lặp với các pháp trước, hoặc giả ý nghĩa của những đoạn ấy dễ hiểu và không cần thiết nói rõ.

Trong thời gian tu chỉnh Bộ Vị Trí tập Ba, chúng tôi đã phải tranh thủ thời gian vì còn nhiều công việc khác chi phối, để kịp lúc cho in ra vào cuối năm.

Trong việc tu chỉnh, chúng tôi cũng phải vượt qua ba điều, một là, tôn trọng văn phong bản dịch của Ngài cố Hòa thượng Tịnh Sự, về mặt này cũng xin nói rõ một vài chỗ từ ngữ được dịch mới lại cho hợp với tiếng Pāli; thứ hai là, phải đối chiếu sát theo văn bản Pāli, vì vậy, nên có một số văn tự được dịch từ bản Thái ngữ trước đây chúng tôi đã xén gọn; thứ ba là, y cứ vào nghĩa chi pháp mà dịch, nên đôi lúc trong nguyên bản Pāli chỉ dùng một vài từ để diễn đạt, chúng tôi phải nói rõ hơn bằng từ ngữ tiếng Việt, do đó số lượng trang sách có thể nhiều hơn sách nguyên bản.

Việc làm của chúng tôi luôn luôn đặt trên hai tâm nguyện:

– Kế thừa và phát huy sự nghiệp của thầy tổ để đền đáp công ơn giáo dưỡng.

– Tâm nguyện thứ hai là, góp phần vào kho tàng kinh điển Phật giáo Việt Nam theo truyền thống Nam tông.

Không có việc làm nào không có sự sơ sót, ở đây cũng không ngoại lệ, kính mong các bậc trí giả, học giả chỉ giáo cho những khuyết điểm.

Xin nguyện hồi hướng công đức này đến tất cả chúng sanh, nhất là các bậc hữu ân: cha mẹ, thầy tổ, và các thí chủ, các cộng sự viên đã giúp đỡ tài chánh và công sức giúp cho hoàn thành bộ vị trí thứ ba này.

TM. BAN TU CHỈNH
TỲ KHƯU GIÁC GIỚI

-ooOoo-

 

 

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *