CHƯƠNG X
PHÉP DÙNG NGỮ CÁCH
PHÉP DỊCH CÂU TỪ NGỮ VÀ THÀNH NGỮ
PHÉP DÙNG NGỮ CÁCH TIẾNG PĀLI
Trong tiếng Pāli có 8 ngữ cách (vibhatti). Tiếng danh từ, hay tính từ hoặc đại danh từ sẽ tùy theo vai trò trong câu mà biến hóa theo ngữ cách.
Tám ngữ cách trong tiếng Pāli là:
– Chủ cách (paṭhamavibhatti).
– Ðối cách (dutiyavibhatti).
– Sở dụng cách (tatiyavibhatti).
– Chỉ định cách (catutthavivhatti).
– Xuất xứ cách (pañcamavibhatti).
– Sở thuộc cách (chaṭṭhavibhatti).
– Ðịnh sở cách (sattamavibhatti).
– Hô cách (ālapanavibhatti).
Mỗi ngữ cách có ý nghĩa sử dụng khác nhau và mang vai trò cú pháp đặc biệt.
- Chủ cách (Paṭhamavibhatti)
Chủ cách trong tiếng Pāli được dùng ở những trường hợp sau:
1- Khi một từ ngữ đứng làm chủ từ trong câu.
Thí dụ:
* Dāso rukkhaṃ chindati. (Người nô lệ đốn cây).
* Seṭṭhī vaddhakiṃ gehaṃ kārāpesi. (Ông trưởng giả sai thợ mộc làm ngôi nhà).
* Rukkho patati. (Cây ngã).
Tiếng “dāso” (td 1) là chủ từ đơn giản; tiếng “seṭṭhī” (td 2) là chủ từ sai bảo; tiếng “rukkho” (td 3) là chủ từ tự qui.
2) Những từ ngữ làm bổ túc từ cho những động từ có ý nghĩa: là, có, trở thành … cũng dùng theo chủ cách.
Thí dụ:
* Tvaṃ manusso’si. (Anh là con người).
* Mānavo seṭṭhīputto hoti. (Có chàng thanh niên con trai trưởng giả).
* So yācako bhavati. (Nó thành kẻ ăn xin).
* Rājabhavane maniratanaṃ atthi. (Có báu ngọc trong hoàng cung).
3- Những tiếng cùng vai trò với chủ từ trong một câu, cũng dùng theo chủ cách.
Thí dụ:
* Buddho Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati. (Ðức Thế Tôn, bậc Giác Ngộ trú ngụ tại Sāvatthì).
* Rājā Māgadho seniyo Bimbisāro bhagavan-taṃ dassanāya gacchati. (Ðức vua Bimbisāra, vị lãnh tụ quân, người xứ Māgadha, đi đến yết kiến Ðức Thế Tôn).
4- Tiếng dùng trong ý nghĩa từ nguyên cũng được đặt ở chủ cách.
Thí dụ:
* Ānando (Ngài Ānanda)
* Sārīputtatthero (đức Trưởng lão Sāriputta).
* Ārāmo (một ngôi chùa hay khu huê viên)
II- Ðối cách (Dutiyavibhatti)
Ðối cách trong tiếng Pāli được dùng ở những trường hợp sau:
1- Khi một từ ngữ đứng làm túc từ hay đối từ trong câu.
Thí dụ:
* Byaggho migaṃ māreti. (Con hổ giết con nai).
* Cakkhunā rūpāni passati. (Người có mắt thấy các hình sắc).
* Gāmaṃ gato puriso mārīyi. (Người đàn ông đến làng, đã bị giết).
* Kaññā odanaṃ pacitvā bhuñjati. (Cô gái nấu cơm và ăn).
2- Túc từ ở đối cách, những từ ngữ cùng vai trò với túc từ cũng dùng theo đối cách.
Thí dụ:
* Ahaṃ seṭṭhiputtaṃ naṃ paharāmi. (Tôi đánh nó, đứa con trai ông trưởng giả).
* So mahantañca dassanīyañca gehaṃ gami. (Hắn đã đến ngôi nhà rộng lớn và xinh đẹp).
3- Về ý nghĩa thời gian và không gian cũng có khi dùng ở đối cách.
Thí dụ:
* Bhagavā Bodhirukkhamūle sattāhaṃ eka-pallaṅkena nisīdi. (Ðức Thế Tôn đã ngồi thế kiết già hết bảy ngày tại gốc cây Bồ Ðề).
* Vīsaṃyojanasataṃ maggaṃ gantvā piṇḍāya pāvisi. (Sau khi đi con đường dài 2000 do tuần, vị ấy đã vào khất thực).
4- Một số trạng từ được mang hình thức đối cách.
Thí dụ:
* Tattha so sukhaṃ jīvi. (Tại đấy nó đã sống an lạc).
* So dutiyampi tatiyampi tath’ eva yāci. (Nó đã xin như thế đến lần thứ hai, lần thứ ba).
5- Khi có những tiếp đầu ngữ: anu, abhi, adhi, upa, paṭi … thì đòi hỏi bổ túc từ đặt ở đối cách.
Thí dụ:
– Anu Agārasmā anagāriyaṃ pabbajitaṃ anu-pabbajiṃsu. (Họ đã xuất gia theo vị tu sĩ vô gia đình).
– Abhi Taṃ kho pana Bhavantaṃ Gotamaṃ evaṃ kalyāno kittisaddo abbhuggato. (Tiếng tăm tốt đẹp như sau được đồn đãi về Tôn giả Gotama ấy).
– Adhi Adhi brahmānaṃ mayaṃ bhante Bha-gavantaṃ apucchimha. (Bạch Thế Tôn, chúng con đã hỏi Ðức Thế Tôn về Phạm thiên).
– Upa Ekaṃ pitakaṃ upanisīditvā bhattaṃ gaṇhi. (Sau khi ngồi xuống bên một cái giỏ đựng, nó đã lấy thức ăn).
– Paṭi So ahaṃ pi gamissāmi nagaraṃ Mithilaṃ paṭi. (Tôi đây cũng sẽ đi đến thành phố Mithila).
6- Từ ngữ đi kèm với những bất biến từ như antarā (giới từ), antarena (trạng từ), ārabbhā (giới từ), orena(trạng từ), tiro (giới từ), dhī (thán từ), bahi (giới từ), vinā (giới từ), samantā (giới từ) … thì thường mang hình thức đối cách.
Thí dụ:
– Antarā Antarā ca Nāḷanḍaṃ antarā ca Rājagahaṃ addhānamaggappaṭipanno hoti. (Vì đã hành trình con đường xa giữa khoảng Nāḷanda và Rājagaha).
– Antarena Tato tvaṃ Māluṅkyaputta n’ ev idha na huraṃ na ubhayaṃ antarena. (Này Māluṅkyaputta, thế thì ngươi không ở đời này, không ở đời sau, cũng không ở khoảng giữa hai đời).
– Ārabbhā Maṭṭhakuṇḍaliṃ ārabbha bhāsitā dhammadesanā. (Pháp thoại được thuyết giảng đề cập đến cậu Maṭṭhakuṇḍali).
– Orena Yo pana bhikkhu oren’ addhamāsaṃ mahāyeyya pācittiyaṃ. (Vị Tỳ kheo nào tắm dưới kỳ nửa tháng, phạm ưng đối trị).
– Tiro Tiro kuḍḍaṃ tiro tiro pākāraṃ tiro pabbataṃ asajjamāno gacchati seyyathāpi ākāse. (Vị ấy đi xuyên qua vách tường, qua bờ lũy, qua núi không đụng chạm, ví như đi trong khoảng không).
– Dhi Dhi brāhmaṇassa hantāraṃ (Xấu hổ thay, kẻ nhiễu hại bậc phạm chí).
– Bahi Dvārāni thaketvā bahigehaṃ parivare-tvā rakkhanto acchati. (Sau khi gài các cửa, người gác tuần quanh ngoài ngôi nhà rồi ngồi lại).
– Vinā. Vinā dhammaṃ (Không có giáo pháp).
– Samantā Ettha tumhe bhikkhave samantā vesāliṃ … vassaṃ upetha. (Này chư Tỳ kheo, các ngươi hãy an cư mùa mưa tại đây, chung quanh thành Vesāli) …
7- Ðối cách đôi khi được dùng thay thế vai trò và diễn đạt ý nghĩa của sở dụng cách, chỉ định cách và định sở cách.
Thí dụ:
– Thay thế sở dụng cách:
* Sace maṃ so n’ ālapissati ahaṃpi taṃ n’ āla-pissāmi. (Nếu hắn không trò chuyện với tôi, thì tôi cũng sẽ không trò chuyện với hắn).
– Thay thế chỉ định cách:
* Upamā maṃ paṭibhāti. (Thí dụ làm sáng tỏ cho tôi).
– Thay thế định sở cách:
* Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati. (Vào một thuở, Ðức Thế Tôn trú tại thành Sāvatthi).
* Bhagavantaṃ bhuttāviṃ onītatapattapāṇiṃ ekamantaṃ nisīdi. (Nó đã ngồi xuống một bên khi Ðức Thế Tôn đã ăn xong, tay rời khỏi bát).
III. Sở dụng cách (Tatiyāvibhatti)
Sở dụng cách trong tiếng Pāli được dùng với những trường hợp sau đây:
1- Khi tình trạng hành động có nhân tố trung gian, thì từ ngữ giữ vai trò nhân tố trung gian được dùng theo sở dụng cách.
Thí dụ:
* Vaḍḍhakinā geho karīyati. (Ngôi nhà được tạo dựng do người thợ mộc).
* Puttehi ca dhītarehi ca mātāpitaro upaṭṭhātabba honti. (Những bậc cha mẹ đáng được con trai và con gái phụng dưỡng).
2- Từ ngữ trong ý nghĩa phương tiện cho hành động cũng dùng sở dụng cách.
Thí dụ:
* So pharasunā rukkhaṃ chindati (Hắn đốn cây bằng cái rìu).
* Vāṇijo nāvāya nadiṃ tarati. (Người thương buôn vượt sông bằng thuyền).
3- Sở dụng cách cũng dùng để diễn đạt ý nghĩa nguyên do.
Thí dụ:
* Rukkho vātena kampati. (Cây lay động bởi gió).
* So kammunā vasalo hoti. (Hắn hèn hạ bởi hành vi).
4- Ðể diễn đạt ý nghĩa trao đổi, cũng dùng sở dụng cách.
Thí dụ:
* Potthako mayā mūlānaṃ sattatiyā kito hoti. (Quyển sách được tôi mua với giá 70 đồng).
5- Khoảng thời gian cũng được diễn đạt bằng sở dụng cách.
Thí dụ:
* Dvīhi māsehi niṭṭhāsi. (Kết thúc sau hai tháng).
* Tena samayena Buddho Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati. (Vào thời ấy, Ðức Thế Tôn, bậc Giác Ngộ trú tại Sāvatthī).
6- Trong ý nghĩa tùy thuộc cũng sử dụng sở dụng cách.
Thí dụ:
* Tvaṃ iminā maggena yāhi. (Anh hãy đi theo con đường này).
* Vipassī Bhagavā Khattiyo jātiyā ahosi Koṇḍañño gottena ahosi. (Ðức Thế Tôn Vipassī là sanh chủng Sát-đế-lỵ, thuộc dòng họ Koṇḍañña).
7- Trong tình trạng diễn đạt ý nghĩa liên hệ hay hòa lẫn, từ ngữ cũng được dùng theo sở dụng cách.
Thí dụ:
* Kalīrapanasādīhi missetvā maṃsaṃ pacanti. (Sau khi trộn với măng, mít v.v… Họ nấu thịt).
* Tvaṃ devasikaṃ sadehi muccamānehi piṇḍāya carasi. (Hằng ngày ngươi đi khất thực với mồ hôi nhỏ giọt).
8- Từ ngữ đi kèm với tiếng chỉ tình trạng thiếu, bớt … cũng được dùng ở sở dụng cách.
Thí dụ:
* Ekena pi ce ūno vīsatigaṇo bhikkhusaṅgho tạṃ abbheyya so anabbhito (hoti). (Nếu tăng Tỳ kheo có nhóm 20 vị mà thiếu dù một vị, lại phục vị người ấy thì người ấy chưa được phục vị đâu).
9- Ðôi khi từ ngữ đi kèm với tiếng chỉ tình trạng so sánh, cũng được đặt ở sở dụng cách.
* Etena hi agginā sadiso aggi nāma natthi. (Chẳng có lửa nào giống như lửa đó).
10- Những từ ngữ đi kèm với những bất biến từ như vinā (giới từ), saddhiṃ (trạng từ), samaṃ (trạng từ),saha (giới từ) và đôi khi alaṃ (giới từ) thì rất có thể đòi hỏi dùng sở dụng cách.
Thí dụ:
– Vinā: Na mayaṃ vinā bhikkhusaṅghena vattāma. (Chúng ta chẳng hành sự không có Tăng Tỳ kheo).
– Saddhiṃ: Pañcasatā bhikkhū tena saddhiṃ maggaṃ paṭipajjiṃsu. (500 vị Tỳ kheo đã hành trình trên con đường cùng với vị ấy).
– Samaṃ: Yaṃ karomase brahmuno samaṃ devehi mārisa tad-ajja tuyhaṃ kassāma. (Thưa Ngài, điều nào chúng con, cũng như chư thiên, đã làm đối với Phạm thiên, thì hôm nay chúng con sẽ làm điều ấy đối với Ngài).
– Saha: Tvaṃ bandhunā saha sindhuṃ gamis-sasi. (Anh sẽ đi đến biển cùng với người bà con).
– Alaṃ: Pakkamat’ āyasmā imamhā āvāsā alaṃ te idha vāsena. (Xin tôn giả hãy rời khỏi chỗ ở này, thật vừa đủ rồi đối với sự sống của Ngài ở đây).
11- Sở dụng cách đôi khi được dùng thay thế vai trò và diễn đạt ý nghĩa của đối cách, xuất xứ cách và định sở cách.
Thí dụ:
– Thay đối cách:
* Sace bhavaṃ Reṇu rajjaṃ labhetha saṃvibhajetha no rajjena. (Nếu Tôn giả Reṇu được vương quốc, tất phải chia vương quốc cho chúng ta).
– Thay xuất xứ cách:
* Sumuttā mayaṃ tena mahāsamaṇena. (Chúng ta đã may mắn thoát khỏi vị đại Sa-môn ấy).
– Thay định sở cách:
* Tena samayena Buddho Bhagavā Uruvelāyaṃ viharati. (Trong thời ấy, Ðức Thế Tôn, Bậc Giác Ngộ trú tại Uruvelā).
IV- Chỉ định cách (Catutthavibhatti)
Chỉ định cách trong tiếng Pāli được dùng với những trường hợp sau đây:
1- Dùng chỉ định cách làm túc từ gián tiếp cho những động từ đã có đối từ.
Thí dụ:
* Ahaṃ yācakassa bhattaṃ dadāmi. (Tôi cho vật thực đến người hành khất).
* Jātassa kho Vipassissa kumārassetacchat-taṃ dhārayittha. (Người ta đã cầm chiếc lọng trắng che cho Hoàng tử Vipassì khi sanh).
2- Những tác động thiên về tâm lý có ý nghĩa như thương yêu, kính trọng, được thích hợp, làm đầy tràn, khinh khi, ác ý với, làm hại, hiểu biết … và những gì có ý nghĩa tương tự, thường đòi hỏi một túc từ đặt ở chỉ định cách.
Thí dụ:
* Devā pi tesaṃ pihayanti Sambuddhānaṃ Satimataṃ. (Cả những vị trời cũng ái mộ họ là những vị Chánh Giác, bậc Niệm Tĩnh).
* Na-yidaṃ Devadattassa anucchavikaṃ Sārīputtattherassa amucchavikaṃ. (Vật này không thích đáng với thầy Ðề-bà-đạt-đa, chỉ thích đáng cho đức trưởng lão Xá-lợi-phất thôi).
* Pūrati bālo pāpassa thokathokaṃ pi ācinaṃ. (Kẻ ngu thấm nhuần ác, cũng vì tích tụ lần ít lần ít).
* Mā’ vamaññetha puññassa pāpassa pi. (Chớ khinh thường điều thiện cũng như điều ác).
* Yo appaduṭṭhassa narassa dussati … taṃ eva bālaṃ pacceti pāpaṃ. (Kẻ mà phạm đến con người bất hận, thì tội ác sẽ trở lại kẻ ngu ấy).
* Na tvaṃ tāta Raṭṭhapāla kassacidukkhassa jānāsi. (Nāy con Raṭṭhapāla, con không biết đến một nỗi khổ não).
3- Ðối tượng để ký gởi hay phó thác cũng được đặt ở chỉ định cách.
Thí dụ:
* Mayhaṃ pitarā tumhākaṃ paṇṇaṃ pesi-taṃ. (Bức thư được cha tôi gởi đến các anh).
* Bodhisatto bahujanassa dhammaṃ deseti. (Ðức Bồ-tát thuyết pháp đến đại chúng).
* Āyasmā Ānando Bhagavato etamatthaṃ ārocesi. (Tôn giả Ānanda đã trình bày sự việc đó đến Ðức Thế Tôn).
4- Từ ngữ dùng để nói lên mục đích hay nhu cầu, cũng được đặt ở chỉ định cách.
Thí dụ:
* Tiṭṭhatu sugato kappaṃ bahujanahitāva bahujanasukhāya lokānukampāya. (Xin đức Thiện Thệ hãy duy trì kiếp sống vì lợi ích cho quần chúng, vì an lạc cho quần chúng, vì lòng thương tưởng thế gian).
* Kiṃ me gharāvāsena? (Có gì cho tôi với cuộc sống tại gia? ).
5- Ðối tượng trong câu phủ nhận đôi khi được đặt ở chỉ định cách.
Thí dụ:
* Mayhaṃ evarūpāya jatāya kiccaṃ natthi. (Sự việc bện tóc như vậy không có đối với tôi).
6- Các danh động từ có túc từ, thì túc từ ấy thường đặt ở chỉ định cách.
Thí dụ:
* Yāvadeva sītassa paṭighātāya. (Chỉ để ngăn ngừa sự lạnh).
* Etissā sīmāya samugghāto. (Sự hủy bỏ vòng sìmà đó).
* Bhikkhuno cīvarassa dānaṃ. (Sự giao y đến vị Tỳ kheo).
* Jaṭāya kiccaṃ. (Sự việc bện tóc).
7- Những từ ngữ đi kèm với những bất biến từ như orena (trạng từ), mano (giới từ), yāvadeva (trạng từ),lābhā (cảm thán từ), dulladdhaṃ (trạng từ), svāgataṃ (cảm thán từ) … đôi khi cả alaṃ (cảm thán từ), thì thường đặt ở chỉ định cách.
Thí dụ:
– Orena: Orena ce channaṃ vassānaṃ aññaṃ navaṃ santhataṃ kārāpeyya nissaggiyaṃ pācitti-yaṃ.(Nếu còn non sáu năm mà cho làm ngọa cụ mới khác thì tội ưng đối trị, vật thành ưng xả).
– Namo: Namo buddhāya dhammāya saṅghā-ya. (Xin kính lễ Ðức Phật, Giáo pháp và Tăng chúng).
– Yāvadeva: Yaṃ cīvaraṃ paribhuttaṃ taṃ yāvadeva sītassa paṭighātāya… (Y phục mà được thọ dụng ấy chỉ để ngăn ngừa sự lạnh …)
– Lābhā: Lābhā vata me! (Ồ! thật là lợi cho tôi).
Tassa te alābhā. (Thật bất hạnh cho ngươi đây).
– Svāgataṃ: Tassā te svāgataṃ bhadde. (Hỡi hiền nữ, xin chúc mừng ngươi đó!).
– Alaṃ: Dessā ca me alaṃ me āpucchā’ haṃ gamis-sāmi. (Ðối với tôi, nàng đáng ghét; thật vừa đủ cho tôi, tôi sẽ từ giã ra đi).
8- Một vài ngữ căn như là “paṭi + su”, “upa + thā”, “dubh”, ” pa + khā” … đòi hỏi túc từ ở chỉ định cách.
Thí dụ:
– Paṭi + su: Te bhikkhū Bhagavato paccas-sosuṃ. (Chư Tỳ kheo ấy đã đáp lời Ðức Thế Tôn).
– Upa + ṭhā: Mātāpitūnaṃ upaṭṭhāhi. (Hãy phụng dưỡng mẹ cha).
– Dubh: Yasokittiñca pappoti yo mittānaṃ na dūbhati. (Người đạt được danh tiếng, là người mà không phản bội bạn bè).
– Pa + khā: Disā me na pakkhāyanti. (Các phương hướng không rõ ràng đối với tôi).
– Kudh: Mā me kujjha mahāvīra. (Hỡi vị đại hùng, chớ có tức giận tôi).
9- Chỉ định cách đôi khi được dùng trong ý nghĩa thay cho đối cách, sở dụng cách và xuất xứ cách.
Thí dụ:
– Thay đối cách (làm bổ túc từ cho những danh động từ hay sơ chuyển hóa ngữ):
* Bahunnaṃ vata no Bhagavā dukkhadham-mānaṃ apahattā. (Quả thật, Ðức Thế Tôn là bậc đã tẩy trừ nhiều pháp khổ cho chúng ta).
* Natthi candimasuriyānaṃ dassāvī. (Không có người thấy mặt trăng và mặt trời).
* Amatassa dātā. (Người ban sự bất tử).
(Cũng có thể thay đối cách làm túc từ cho động từ).
* Pūrati bālo pāpassa. (Kẻ ngu thấm nhuần ác).
– Thay sở dụng cách:
* Te vejjassa kathiṃsu (Họ đã nói với vị y sĩ).
– Thay xuất xứ cách:
* Sabbe tasanti daṇḍassa sabbe bhāyanti maccuno. (Tất cả đều sợ đòn gậy, tất cả đều sợ chết).
V- Xuất xứ cách (Pañcamavibhatti)
Ý nghĩa nguyên sơ của xuất xứ cách là để diễn đạt tình trạng tách rời hay phát xuất từ … Tuy vậy, trong một vài trường hợp, đôi khi cũng sử dụng xuất xứ cách. Ðó là các trường hợp sau:
1- Ðể diễn đạt tình trạng tách rời hay xuất phát từ … thì từ ngữ diễn đạt được đặt ở xuất xứ cách.
Thí dụ:
* Puriso gehasmā nikkhami. (Người đàn ông đã ra khỏi ngôi nhà).
* Rukkhamhā phalaṃ patati. (Trái từ cây rơi xuống).
* Vuṭṭhāhi ca bhagavā tamhā ābādhā. (Mong rằng Ðức Thế Tôn vượt qua căn bệnh ấy).
* Sāyaṇhasamayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito. (Vào buổi chiều, vị ấy đã từ thiền định trở dậy).
2- Xuất xứ cách còn dùng để xác định phương hướng.
Thí dụ:
* Dakkhinato nagarassa Bhagavato sarīraṃ jhāpessāma. (Chúng ta sẽ hỏa táng nhục thân của Ðức Thế Tôn tại thành phố phía Nam).
* Na pacchato gacchanto purato gacchantassa agilānassa dhammaṃ desessāmi. (Ta đi phía sau sẽ không thuyết pháp đến người vô bịnh đi phía trước).
3- Cũng dùng xuất xứ cách để diễn đạt khoảng cách.
Thí dụ:
* So Sāvatthito avidūre khettaṃ kasati. (Ông ấy cày ruộng cách không xa thành Sāvatthì).
* Rājagahato pañcacattālīsāyojanamatthake Sāvatthi. (Thành Sāvatthi cách đây khoảng 45 do-tuần).
4- Trong tình trạng so sánh hơn thì đối tượng cũng được đặt ở xuất xứ cách.
Thí dụ:
* Malā ve pāpakā dhammā asmiṃ loke paramhi ca tato malā malataraṃ avijjā paramaṃ malaṃ. (Thật vậy các ác pháp là những cấu uế ở đời này và đời sau; mà chính vô minh là pháp cấu uế nhất, cấu uế hơn cả cấu uế kia).
5- Từ ngữ dùng trong ý nghĩa lý do hay duyên cớ, cũng được đặt ở xuất xứ cách.
Thí dụ:
* Tasmā kāreyya kalyānaṃ nicayaṃ sampa-rāyikaṃ. (Do đó, phải làm việc lành tích lũy ở ngày vị lai).
* Kasmā tvaṃ na pabbajase. (Tại sao ngươi không xuất gia?)
6- Tình trạng câu diễn đạt có đối tượng so sánh, thì đối tượng cũng được dùng ở xuất xứ cách.
Thí dụ:
* Yo sukhaṃ dukkhato’ ddakkhi dukkhaṃ addakkhi sallato. (Ai đã thấy hạnh phúc là đau khổ, thì thấy đau khổ là mũi tên).
7- Tình trạng động từ diễn đạt ý nghĩa: sợ, ghét, kiên tránh, ngăn ngừa, thường có bổ túc từ dùng ở xuất xứ.
Thí dụ:
* Pāpakehi akusalehi dhammehi aṭṭīyati harāyati jigucchati. (Vị ấy chán chê, hổ ngươi, nhờm gớm các ác bất thiện pháp).
* Pāṇātipātā viramāni khippaṃ. (Tôi kịp thời kiên tránh sự sát sanh).
* Pāpā cittaṃ nivāraye. (Phải ngăn tâm khỏi tội ác).
8- Những từ ngữ đi kèm với các bất biến từ như ārā (giới từ), ārakā (giới từ), aññatra (giới từ), adho (giới từ), uddhaṃ (giới từ), oraṃ (trạng từ), pabhuti (giới từ), paraṃ (trạng từ), pubbe (trạng từ), puretaraṃ (trạng từ) … cần dùng ở xuất xứ cách.
Thí dụ:
– Ārā: Ārā so āsavakkhayā. (Nó còn cách xa sự đoạn tận lậu hoặc).
– Ārakā: Ārakā hoti saddhammā nabhavo paṭhavī yathā. (Nó còn cách xa chánh pháp như thể đất với trời).
– Aññatra: Paramparabhojane aññatra samayā pācittiyaṃ. (Khi thọ thực chỗ này chỗ kia, tội ưng đối trị, ngoại trừ có trường hợp).
– Adho: Adharā adho (Dưới môi)
– Uddhaṃ: Uddhaṃ catūhi māsehi kālakiriyā bhavissati. (Trên bốn tháng nữa nó sẽ chết).
– Oraṃ: Oraṃ me chahi māsehi kālakiriyā bhavissati. (Trong khoảng 6 tháng nữa cái chết sẽ đến với tôi).
– Pabhuti: So punadivasato pabhuti … theraṃ niccakālaṃ attano ghare bhattavissaggakaraṇatthāya yāci. (Kể từ ngày hôm sau, ông ấy đã thỉnh cầu vị trưởng lão về việc thọ thực tại tư gia của mình vĩnh viễn).
– Paraṃu: Tato paraṃ paccantimā janapadā. (Xa hơn đó, là những xứ thuộc biên địa).
– Pubbe: Na me diṭṭho ito pubbe. (Trước đây tôi không được thấy).
– Puretaraṃ: Therehi puretaraṃ eva ekapas-sena gantvā Sirivaḍḍhakassa nivesanadvāre aṭṭhāsi. (Sau khi đi theo một lối tắt đến trước hơn các vị trưởng lão, nó đã đứng tại cửa nhà của Sirivaḍḍhaka).
9- Xuất xứ cách đôi khi được dùng diễn đạt ý nghĩa của sở dụng cách.
Thí dụ:
* Sīlato naṃ pasaṃsanti. (Họ tán dương vị ấy do giới hạnh).
* Tasmā sotthī bhavantu te. (Bởi thế, cầu mong các sự thạnh lợi hãy có đến người).
- Sở thuộc cách (Chaṭṭhavibhatti)
Sở thuộc cách thường dùng để diễn đạt ý nghĩa quyển sở hữu.
1- Từ ngữ ở cách này có tác năng hạn chế như một tính từ, nên cũng gọi là tính từ sở hữu cách.
Thí dụ:
* Purisassa hattho. (Cánh tay của người đàn ông).
* So seṭṭhino putto ahosi. (Nó là con trai của trưởng giả).
* Mama pituno geho. (Căn nhà của cha tôi).
2- Từ ngữ trong tình trạng diễn đạt sự liên hệ, được đặt ở sở thuộc cách.
Thí dụ:
* Hatthassa sammiñjanaṃ. (Sự co tay).
* Vīhino rāsi. (Một đống lúa).
* Suvaṇṇassa vaṇṇo. (Màu da vàng kim).
3- Ðối tượng của một khả năng hay nghệ thuật cũng được dùng ở sở thuộc cách.
Thí dụ:
* Kusalo kho ahaṃ diṭṭhadhammikānaṃ. (Tôi thiện xảo về những lợi ích hiện tại).
4- Từ ngữ để diễn đạt thời gian, phương hướng, khoảng cách … đôi khi cũng được đặt ở sở thuộc cách.
Thí dụ:
* Ito tinnaṃ māsānaṃ accayena Tathāgato parinibbāyissati. (Từ đây đến hết ba tháng, Ðức Như Lai sẽ diệt độ).
* Uttarena uttaraṃ nagaraṃ haritvā… (Mang về hướng bắc, đến phía bắc thành phố).
* Catunnaṃ yodanānaṃ matthake. (Khoảng cách bốn do-tuần).
5- Khi nói đến một phần trong toàn thể, thì toàn thể ấy được đặt ở sở thuộc cách.
Thí dụ:
* Kappassa tatiyo bhāgo. (Phần thứ ba của kiếp).
* Rattiyā pacchime yāme. (Vào cuối canh đêm).
* Catunnaṃ kumāraṃ eko. (Một trong bốn cậu bé).
6- Từ ngữ đi kèm với những tiếng như: majjha (tính từ), santika (tính từ), antarā (giới từ), antarena (tính từ ), anto (giới từ), upari (giới từ), purato (trạng từ), puratthato (trạng từ), heṭṭhā … thường được dùng ở sở thuộc cách.
Thí dụ:
– Majjha: Gehassa majjhe. (Tại giữa nhà).
– Santika: Abhabbo parihānāya nibbānass’ eva santike. (Không có sự thối đọa, ắt gần đạt Níp bàn).
Kumāro tassa mātuyā santikaṃ gacchi. (Thằng bé đã đến bên mẹ nó).
– Antarā: Araññassa ca girino ca antarā maggo. (Con đường ở khoảng giữa rừng và núi).
– Antarena: Antarena yamakasālānaṃ uttara-sīsakaṃ mañcaṃ paññāpehi. (Hãy sửa soạn một chỗ nằm đầu hướng bắc, ở khoảng giữa song thọ Sàlà).
– Anto: Te gehassa anto mañce sayiṃsu. (Chúng đã ngủ trên chiếc giường trong căn nhà).
– Upari: Sakuṇā rukkhassa upari nisīdiṃsu. (Những con chim đã đậu phía trên cây).
– Purato: Iminā phalāni rukkhamhā muñcitvā mayhaṃ purato patanti. (Những trái cây này lìa khỏi cây rơi xuống trước mặt tôi).
– Puratthato: Te nagarassa puratthato vutthā honti. (Họ đã cư ngụ tại phía Ðông thành phố).
– Heṭṭhā: Rukkhamūlānaṃ heṭṭhā tapassino honti. (Dưới những gốc cây có các vị khổ hạnh).
7- Sở thuộc cách đôi khi được dùng thay thế vai trò và ý nghĩa của định sở cách.
Thí dụ:
* Kīlantānaṃ kumārāṇaṃ eko bhūmiyaṃ pati. (Một trong những đứa bé nô đùa, đã ngã trên mặt đất).
* Sākuṇikassa gumbato jālaṃ mocentass’ eva vikālo jāto. (Khi người bắt chim gỡ lưới ra khỏi bụi cây, thì đã đến chiều tối).
VII- Ðịnh sở cách (Sattamavibhatti)
Thông thường, định sở cách trong tiếng Pāli được dùng để diễn đạt ý nghĩa nơi chốn, ở đó một vật được hiện hữu hay một động tác được thi hành … Tuy vậy, cũng thấy sử dụng định sở cách trong trường hợp khác ngoài ý nghĩa diễn đạt nơi chốn. Ðó là:
1- Ðịnh sở cách dùng để diễn đạt nơi chốn mà sự vật hay một hành động xảy ra hoặc hiện hữu.
Thí dụ:
* So mañce sayati. (Nó ngủ trên giường).
* Gāme manussā vasanti. (Những con người sống trong làng).
* Pokkharaṇiyaṃ padumāni. (Hoa sen trong hồ).
* Tilesu telaṃ. (Dầu trong mè).
2- Thời điểm của hành động cũng được diễn đạt bằng định sở cách.
Thí dụ:
* Sāyaṇhasamaye āgato’mhi. (Tôi đến vào buổi chiều).
* Aparabhāge Thero cārikaṃ pakkami. (Vào một ngày kia, vị trưởng lão đã vân du).
3- Khi nói đến một trạng huống đã xảy ra việc gì, cũng dùng định sở cách.
Thí dụ:
* Bārāṇasiyaṃ Brahmadatte rajjaṃ kārente Bodhisatto … tassa vinicchayāmacco ahosi. (Khi vua Brahmadatta tại Bārānasī đang trị vì vương quốc, Ðức Bồ-tát là vị phán quan của đức vua ấy).
4- Một tập thể mà từ đó tách ra một phần tử, thì tập thể ấy được dùng ở định sở cách.
Thí dụ:
* Tesu catusu purisesu eko kālaṃ akāsi. (Một trong bốn người đàn ông ấy đã chết).
5- Những tiếng có nghĩa nắm lấy, vui thích, tôn trọng, hờn giận … đôi khi có định sở cách đi theo.
Thí dụ:
* Gahapatiko otaritvā kesesu gahetvā… (Người gia chủ bước xuống và nắm lấy tóc).
* Dandhaṃ hi karote puññaṃ pāpasmiṃ ramatī mane. (Bởi làm phước chần chờ, thì ý vui theo việc ác).
* Tesu assa sagāravote c’ assu sādhu pūjitā. (Nên tôn kính các vị ấy, những vị ấy nên được cúng dường một cách tốt đẹp).
* Kāsiraññe na kuppāmi. (Tôi không giận đức vua Kāsi).
6- Từ ngữ đi kèm với tiếng trạng từ thì cần dùng ở định sở cách.
Thí dụ:
* Devalo nipajjamāno dvāramajjhe tiriyaṃ nipajji. (Devala khi nằm ngủ, đã nằm ngang giữa lối cửa).
7- Ðịnh sở cách đôi khi được dùng thay ý nghĩa hay vai trò đối cách, sở dụng cách và chỉ định cách.
Thí dụ:
– Thay đối cách:
* Bhikkhūsu abhivandanti. (Họ đảnh lễ chư Tỳ kheo).
* So otaritvā tassa kesesu gaṇhi. (Ông ta bước xuống và nắm lấy tóc nó).
– Thay sở dụng cách:
* Samaṇa pattesu piṇḍāya caranti. (Chư vị Sa môn đi khất thực bằng bình bát).
* Athakho Bhagavā etasmiṃ nidāne etasmiṃ pakaraṇa bhikkhusaṅghaṃ sannipātāpetvā… (Bấy giờ Ðức Thế Tôn do nhân đó cớ đó, bèn triệu tập chúng Tăng Tỳ kheo) …
– Thay chỉ định cách:
* Saṅghe Gotamī dehi Saṅghe te dinne ahañceva pūjito bhavissāmi. (Này bà Gotamī, hãy dâng hiến đến Tăng; khi Tăng chúng được bà hiến dâng, thì là chính ta được cúng dường rồi).
VIII- Hô cách (Ālapanavibhatti)
1- Hô cách trong tiếng Pāli chỉ dùng để diễn đạt sự kêu gọi.
Thí dụ:
* Ehi bhikkhu. (Hãy đến, này Tỳ kheo!)
* Putta idh’ āgaccha. (Này con trai, hãy lại đây).
* Āyām’ ānanda Vesāliṃ gacchissāma. (Này Ānanda, chúng ta hãy đi! chúng ta sẽ đến Vesāli).
2- Từ ngữ dùng theo hô cách được gọi là hô khởi ngữ. Các hô khởi ngữ này đôi khi được đi kèm với những giao thán từ (tiếng trong thán từ, thuộc bất biến từ).
Thí dụ:
* Ambho purisa kiṃ tuyh’ iminā pāpakena dujjīvitena. (Hỡi ông bạn, có ích gì cho ông với sanh mạng xấu xa tội lỗi này?).
* Are duṭṭhacetaka Illisamahāseṭṭhī sakala-nagarassa dānaṃ deti tvaṃ kiṃ ahosi. (Ôi này kẻ ác tâm, vị đại trưởng giả Illisa bố thí đến toàn thể thành phố. Mà ngươi là cái gì chớ?).
* He je Kāli!” “Kiṃ ayye? (Bớ này Kāli! – Thưa việc chi, bà chủ?).
* Uṭṭhāhi tāta Sudinna bhuñja piva. (Hỡi con thân Sudinna, hãy trở dậy, hãy ăn, hãy uống).
* Handa bhaṇe UPāli nivattassu. (UPāli thân mến, hãy trở về đi!).
* Bho corā tumhe maṃ kimatthāya gaṇhit-tha? (Hỡi những kẻ trộm, các ngươi bắt ta để làm gì?).
* Yagghe mahārāja jāneyyāsi ahaṃ āgac-chāmi uttarāya disāya. (Tâu đại vương, xin ngài nên biết rằng tôi từ hướng Bắc đi lại).
* Ehi re dāsa kiṃ akkosasi? (Hãy đến, này kẻ nô lệ, ngươi mắng chửi gì?).
* Hambho purisa idāni’ si maṃ viradho. (Hỡi ông bạn, nay ngươi sót mất ta rồi).
* * *
PHÉP DỊCH CÂU PĀLI
Tiếng Pāli là thứ tiếng cổ xưa, nên giọng văn giản dị, khô khan … Chính đó là điểm khó cho người dịch thuật.
Nếu dịch sát nguyên văn, thì có khi gặp phải nghĩa khó nghe; bằng như dịch quá thoát, thì e làm mất đi nguyên ý của lời văn trong kinh điển.
Dịch văn Pāli là một nghệ thuật; mà nghệ thuật thì đòi hỏi năng khiếu vận dụng và trình độ sáng tạo, óc uyển chuyển ở người dịch hơn là theo sự chỉ dẫn. Bởi thế người dịch phải nên tùy cơ uyển chuyển mà dịch. Trong lúc dịch văn Pāli phải tôn trọng nguyên tắc văn phạm Pāli, song cũng cần ứng dụng cho xuôi chiều với lối văn Việt ngữ; nhưng chỉ vừa mức thôi chớ không nên vượt quá xa!
Tưởng nên nói thêm rằng nếu chỉ dẫn cách dịch văn Pāli trong một phạm vi có giới hạn như ở đây, thì chắc chắn không được chu đáo, toàn diện.
Tuy nhiên, ta cũng có thể theo sự hướng dẫn cách dịch văn Pāli thông qua một số nguyên tắc chung, rồi từ đó khai triển thêm ra.
Sau đây là những nguyên tắc chung áp dụng khi dịch văn Pāli:
A- Quan sát câu
Muốn dịch một đoạn văn hay bài văn tiếng Pāli, hãy dịch từng câu, nhưng trước hết phải quan sát câu văn, xem có những loại câu nào, để biết mà dịch.
Văn tiếng Pāli có 3 loại câu:
– Câu đơn giản.
– Câu phức tạp.
– Hợp cú.
- Câu đơn giản là một câu trong đó chỉ có một chủ từ và một thuật từ.
Thí dụ:
* Puriso khettaṃ kasati. (Người đàn ông cày ruộng).
* Na pupphagandho paṭivātaṃ eti. (Hương của hoa không bay ngược gió).
* Ko na sammohaṃ āpādi. (Ai đã đạt đến chỗ không còn vọng tưởng) …
- Câu phức tạp là loại câu trong đó gồm có nhiều câu đơn giản tạo nên; nói rõ hơn, là loại câu có chứa đựng câu chính và câu phụ.
Thí dụ:
* Sac’ āhaṃ gehaṃ gamissāmi mātāpitaro maṃ tajjessanti. (Nếu ta về nhà, thì mẹ cha sẽ quở rầy ta).
Ở đây, đoạn “mātāpitaro maưtajjessanti” là câu chính của câu phức tạp, còn lại là câu phụ.
* Yāva so mattaṃ aññāsi bhojanasmiṃ vihaṅ-gato tāva addhānaṃ āpādī mātarañca aposayī. (Chừng nào con chim ấy biết tiết độ trong sự ăn uống, thì chừng ấy nó đã trải đường xa và nuôi dưỡng mẹ được).
Ở đây, đoạn “tāva addhānaṃ āpādī mātarañca aposayī” là câu chính của câu phức tạp; còn lại là câu phụ.
- Hợp cú là một đoạn văn gồm hai hay nhiều câu đơn giản hoặc câu phức tạp nối nhau bằng một liên từ.
Thí dụ:
* Thero Mūlasiriṃ pakkosāpesi atha mahājana-kāyo sannipati. (Vị trưởng lão cho gọi Mùlasiri; rồi đại chúng tụ họp lại).
Thí dụ trên có hai câu đơn giản được liên kết bởi liên từ “atha”, không có câu nào phụ thuộc câu nào, nhưng về ý nghĩa thì liên kết.
* Sac’ assa gehadvāraṃ gamissāmi imassa bhariyā maṃ daṭṭhuṃ na sakkhissati yāv’ assa bhattaṃ ādāya maggaṃ paṭipajjati tāva idh’ eva bhavissāmi. (Nếu tôi đến cổng nhà của ông ta, thì bà vợ của ông ta sẽ không thể thấy tôi, tôi sẽ ở đây cho đến khi ông ta lấy vật thực và lên đường).
Thí dụ trên có hai câu phức tạp được liên kết bởi biến từ “tasmā” (hiểu ngầm) .
Ðó là 3 loại câu mà ta sẽ thường gặp trong văn tiếng Pāli hãy quan sát trước để phân tích rồi dịch.
B- Tìm đơn vị cú pháp
- Ðơn vị cú pháp gồm có:
– Chủ từ (kattu).
– Thuật từ (kiriyā).
– Túc từ (kamma).
- a) Chủ từ của câu có thể là một danh từ chủ cách hay một tính từ chủ cách dùng như danh từ hoặc một đại danh từ, một danh động từ, một hợp từ, một đoản cú, cũng có thể là một mệnh đề danh từ.
- b) Thuật từ của câu là một động từ hay tiếng tương đương động từ.
- c) Túc từ của câu cũng như chủ từ, nghĩa là có thể là một danh từ đối cách, hay một tính từ đối cách được dùng như danh từ, hoặc một đại danh từ, một danh động từ, một hợp từ, một đoản cú, cũng có thể là một mệnh đề danh từ.
- Ngoài những đơn vị cú pháp căn bản trên, còn có:
– Thành phần khuếch trương chủ từ.
– Thành phần khuếch trương thuật từ.
– Thành phần khuếch trương túc từ.
(Xem lại chương IX, “Cú pháp và mệnh đề”).
Cần phải quan sát và nắm vững các thành phần đơn vị cú pháp có trong câu, ta mới có thể dịch được dễ dàng.
- Vài điểm cần lưu ý:
- a) Ở mỗi câu đơn giản đều có chủ từ và thuật từ, túc từ có thể có, có thể không.
Thí dụ:
* Mayhaṃ pitā sayi. (Cha tôi đã ngủ).
Ở đây chủ từ câu đơn giản trên là “pitā” và thuật từ là “sayi”.
* Kassako khettaṃ kasati. (Người nông phu cày ruộng).
Ở đây chủ từ câu là “kassako“, thuật từ là “kasati“, túc từ là “khettaṃ”.
* Satthā tato pi Jīvakambavanaṃ gantukāmo tattha maṃ nethā’ti āha. (Bậc Ðạo sư, sau đó muốn đi đến rừng xoài của Jīvaka, Ngài đã nói rằng: “Hãy đưa ta đến đấy!”).
Ở đây mệnh đề danh từ “satthā tato pi Jīva-kambavanaṃ gantukāmo” là chủ từ của câu, mệnh đề danh từ “tattha maṃ nethā’ ti” là túc từ của câu, và ”āha” là thuật từ của câu.
- b) Trong mỗi câu phụ và câu chính của câu phức tạp cũng đều có chủ từ, thuật từ, và có thể có cả túc từ.
Thí dụ:
Sace ahaṃ gehaṃ gamissāmi mātāpitaro maṃ tajjessanti. (Nếu ta về nhà thì mẹ cha sẽ quở rầy ta).
Ở đây câu chính là “mātāpitaro maṃ tajjes-santi”; có chủ từ là “mātāpitaro”, thuật từ là “tajjes-santi”, túc từ là “maṃ”. Câu phụ là “Sace ahaṃ gehaṃ gamissāmi”; có chủ từ là “ahaṃ”, thuật từ là“gamissāmi”, túc từ là “gehaṃ”.
- c) Ðến như ở các mệnh đề danh từ, mệnh đề tính từ và mệnh đề trạng từ cũng có thể có chủ từ, thuật từ và cả túc từ.
Thí dụ:
* Saccaṃ kira tvaṃ Nanda sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ ārocesi? (Này Nanda, có thật chăng là ngươi đã trình bày như vậy đến nhiều vị Tỳ kheo).
Ở đây có mệnh đề danh từ là “tvaṃ Nanda sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ ārocesi”. Mệnh đề này có chủ từ là “tvaṃ”; thuật từ là “ārocesi” và túc từ là “sambahulānaṃ bhikkhūnaṃ evaṃ”.
* Sukhaṃ supanti munayo ye itthīsu na baj-jhare. (Những vị ẩn sĩ ngủ an lạc, là những vị mà không bị buộc ràng đối với phụ nữ).
Ở đây có mệnh đề tính từ là “ye itthīsu na bajjhare”. Chủ từ của mệnh đề là “ye”; thuật từ là “bajjhare“; túc từ là “itthīsu”.
* Maññe soraṇṇayo sārī soṇṇamāla ca Nandako yattha dāso āmajāto ṭhito thullāni gajjati. (Tôi nghĩ rằng Nandaka có đống vàng và vòng hoa vàng, tại nơi mà người nô lệ thuở sơ sanh đã đứng gào lên những tiếng thô bỉ).
Ở đây có mệnh đề trạng từ là “yattha dāso āmājāto thito thullāni gajjati”. Chủ từ của mệnh đề là “dāso”; thuật từ là “gajjati”; túc từ là “thullāni”.
C- Tìm tiếng bất biến từ
Một nguyên tắc khác nữa là khi dịch một câu hay một đoạn văn tiếng Pāli, hãy xem xét trong câu có tiếng bất biến từ nào chăng, để ứng dụng.
Tiếng bất biến từ gồm các loại sau:
– Trạng từ, là tiếng hỗ trợ thuật từ … có thể là trạng từ chỉ thời gian, trạng từ chỉ nơi chốn, trạng từ chỉ thể cách, trạng từ chỉ ý kiến, trạng từ chỉ mức độ, trạng từ chỉ nghi vấn, ngoài ra còn có những từ ngữ, hoặc đoản cú hay mệnh đề có vai trò tương đương trạng từ, và do đó cũng kể đó là những trạng từ.
– Liên từ, là những tiếng có vai trò liên kết giữa các từ hay giữa các mệnh đề hoặc giữa các câu.
– Giới từ, là những tiếng có nghĩa chỉ sự tương quan giữa một tiếng với túc ngữ của nó.
– Nghi vấn từ, là tiếng tạo thành câu nghi vấn thông thường.
– Thán từ, là những tiếng dùng bộc lộ tâm lý, làm nổi bật câu, gồm có giao thán từ (tiếng xưng hô kêu gọi) và cảm thán từ (tiếng thảng thốt bộc lộ tình cảm).
Phải tìm xem trong câu có tiếng bất biến từ loại nào để dịch, vì vai trò của mỗi loại bất biến từ khác nhau, nên có tiếng phải dịch trước có tiếng phải dịch sau.
D- Mẹo dịch
Một số mẹo dịch câu ứng dụng để lấy làm tiêu chuẩn.
1- Phải dịch tiếng chủ từ trước, mới đến thuật từ, rồi túc từ.
Thí dụ:
* Itthī odanaṃ pacati. (Người đàn bà nấu cơm).
* Puriso rukkhaṃ chindati. (Người đàn ông đốn cây) …
2- Câu có thuật từ là động từ mệnh lệnh cách (pañcamī) trong ý nghĩa truyền lệnh, đôi khi được dịch trước.
Thí dụ:
* Ehi bhikkhu. (Hãy đến! Hỡi vị Tỳ kheo).
* Āyāma’ Ānanda Vesāliṃ gacchissāma. (Hãy đi, hỡi Ānanda, chúng ta sẽ đến Vesāli) …
3- Trường hợp có thành phần khuếch trương cho từ ngữ nào thì nên dịch phần ấy tiếp theo từ ngữ đó.
Thí dụ:
* Mayhaṃ balavā / bhātā / tikkiṇena / pharasunā / mahantaṃ / rukkhaṃ chindi. (Người anh lực lưỡng của tôi đã đốn cây lớn bằng chiếc búa sắc bén).
4- Thành phần khuếch trương cho thuật từ, nếu là tiếng trạng từ hay từ ngữ có ý nghĩa chỉ thời gian mà đặt ở đầu câu hay đầu mệnh đề, thì dịch trước tiên đối với câu hay mệnh đề đó.
Thí dụ:
* Ajja te nagaraṃ gacchanti parasuve aham-pi gacchāmi. (Hôm nay họ đi đến thành phố, ngày mốt tôi mới đi).
* Tena samayena Buddho Bhagavā Uruve-lāyaṃ viharati. (Vào thời ấy, Ðức Thế Tôn, bậc Giác Ngộ trú tại Uruvelà).
* Vipassīdasabalassa kālasmiṃ hi mahekasa-ṭakabrāhmano nāma ahosi. (Thật thế, vào thời kỳ đấng Thập Lực Vipassī, có người Bà-la-môn Mahe-kasāṭaka).
5- Thành phần khuếch trương cho thuật từ, nếu là tiếng trạng từ hay từ ngữ có ý nghĩa chỉ nơi chốn mà đặt ở đầu câu hay đầu mệnh đề, thì cũng nên dịch trước tiên đối với câu hay mệnh đề đó.
Thí dụ:
* Tattha ayaṃ rājā sukhaṃ jīvi. (Tại đấy đức vua này đã sống an lạc).
* Aññatare janapade māṇavo seṭṭhiputto ahosi. (Tại xứ nọ, có chàng thanh niên là con trai ông trưởng giả).
6- Trong câu có nhiều tiếng bất biến quá khứ phân từ, thì phải dịch theo thứ tự trước sau.
Thí dụ:
* So mātāpitaro tathā vovarantepi corasad-daṃ karonto koṭṭetvā māretvā aṭaviyaṃ khipitvā paccāgami. (Người ấy, dù cha mẹ kêu gào như thế vẫn làm tiếng kẻ cướp, rồi đánh túi bụi, giết chết, xong ném vào trong rừng và trở về).
7- Trong câu có tiếng vị biến cách (nguyên mẫu), vì là bổ túc từ cho động từ, nên phải dịch sau thuật từ.
Thí dụ:
* Te maṃ daṭṭhuṃ na sakkonti. (Họ không thể thấy tôi).
* Kaññā bhaṇḍāni kiṇituṃ āpaṇaṃ gacchi. (Cô gái đã đi đến chợ để mua sắm hàng).
* Vaḍḍhakī gehaṃ kātuṃ tarūni chetvā nisī- ditvā odanaṃ bhuñji. (Người thợ mộc sau khi đẵn gỗ để cất nhà, đã ngồi xuống và ăn cơm).
8- Phần lớn những tiếng liên từ được dịch dẫn đầu câu hay mệnh đề.
Thí dụ:
* Saci tvaṃ goṇaṃ kineyyāsi ahaṃ vikkiney-yāmi. (Nếu anh mua con bò, tôi sẽ bán cho).
* Athakho aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ Jetavanaṃ obhāsetvā yena Bhagavā ten’ upasaṅkami. (Bấy giờ, một vị trời nọ dung sắc thù thắng, khi đêm đến rồi, bèn chiếu sáng toàn vùng Jetavana và đã đến hầu Ðức Thế Tôn).
9- Một số giới từ cũng được dịch dẫn đầu câu hay mệnh đề.
Thí dụ:
* So punadivasato pabhuti … Theraṃ nicca-kālaṃ attano ghare bhattavissaggakaranatthāya yāci. (Bắt đầu từ ngày hôm sau, người ấy đã thỉnh cầu vị Trưởng lão về việc thọ thực tại tư gia của mình vĩnh viễn).
* Na me diṭṭho ito pubbe. (Trước đây tôi không được thấy).
10- Câu ở thể nghi vấn có khi dùng tiếng nghi vấn trạng từ, có khi là nghi vấn tính từ hoặc nghi vấn phân từ.
– Tiếng nghi vấn trạng từ trong câu, đôi khi được dịch dẫn đầu hoặc sau tùy theo.
Thí dụ:
* Kasmā tvaṃ naṃ paharo? (Tại sao anh đánh nó?)
* Kuto āgato’si? (Từ đâu anh đến?)
* Ahaṃ kattha vasissāmi? (Tôi sẽ sống tại đâu?)
– Tiếng nghi vấn tính từ trong câu, thường được dịch sau tiếng mà nó phụ thuộc, nhưng cũng có khi dịch trước.
Thí dụ:
* Tattha katamo rūpakkhandho? (Ở đây sắc uẩn là thế nào?)
* Āvuso imaṃ temāsaṃ katīhi iriyāpathehi vītināmessatha? (Thưa chư hiền, các vị sẽ trải qua 3 tháng này với mấy oai nghi?)
– Tiếng nghi vấn phân từ thường được diïch sau cùng, ít khi dịch trước.
Thí dụ:
* Passatha nu tumhe bhikkhave amuṃ mahan-taṃ aggikkhandhaṃ? (Này chư Tỳ kheo, các ngươi có thấy đám lửa to kia không?)
* Kacci nu kho’ haṃ suññāgāre abhiramāmī’ ti. (Nghĩ rằng: “Ta có thích nơi tĩnh lặng chăng? “).
* Nanu te puttena Maṭṭhakuṇḍalinā mayi ma-naṃ pasādetvā sagge nibbattabhāvo kathito? (Có phải chăng sự kiện tái sanh vào cảnh trời do đặt tịnh tín nơi ta, đã được nói lại bởi Maṭṭhakuṇḍali con trai của ông?)
11- Trường hợp câu hay mệnh đề có tiếng hô khởi ngữ (tiếng giao thán từ hoặc từ ngữ hô cách), thì dịch tiếng ấy trước hết cũng được.
Thí dụ:
* Ammatāta asukaṭṭhāne nāma tumhākaṃ ñātakā āgamanaṃ paccāsiṃsanti mayaṃ tattha gamissāmi. (Thưa song thân, ở tại nơi kia những quyến thuộc của các ngài đang trông đợi sự lai vãng, chúng ta sẽ đi đến đấy!).
* Gahito no sāmi coro’ ti. (Bẩm chủ, kẻ trộm đã bị chúng tôi bắt được).
12- Trong câu hay mệnh đề có tiếng cảm thán từ, thì có thể dịch tiếng ấy trước hết.
Thí dụ:
* Aciraṃ vat’ ayaṃ kāyo paṭhaviṃ adhi-sessati. (Ôi! không bao lâu thân này sẽ nằm xuống đất).
* Appasmiṃ pi sāhu dānaṃ api ca saddhāya pi sāhu dānaṃ. (Tốt thay! sự bố thí khi thiếu thốn; Lành thay! sự bố thí với lòng tin).
13- Trường hợp trong câu hay mệnh đề có cả tiếng hô khởi ngữ cùng tiếng cảm thán từ, thì dịch tiếng cảm thán từ trước tiếng hô khởi ngữ cũng được.
Thí dụ:
* Sādhu kho samma sārathi pabbajito nāma. (Tốt đẹp thay! này bạn phu xa, là sự được xuất gia).
* * *
TỪ NGỮ VÀ THÀNH NGỮ KHÓ
Ở bất cứ một ngôn ngữ nào cũng có những điểm khó về từ ngữ và thành ngữ. Tiếng Pāli cũng thế.
Sau đây là một số từ ngữ và thành ngữ khó trong tiếng Pāli được tìm thấy, cần lưu ý để khi dịch thuật tìm ý nghĩa không khó khăn.
Phần này được xếp thứ tự theo bảng chữ cái.
Akāmaka: người vô vọng, người không muốn.
“Seyyathāpi brahmaṇa puriso daḷiddo assako tassa akāmakassa bilaṃ ogaggeyyuṃ idan te ambho purisa maṃsaṃ khāditabbaṃ mūlañca anuppadātab-ban’ ti” M.II, 178. (Này Bà-la-môn, ví như một người nghèo túng, không của cải; người ta lại gán phần cho kẻ không muốn ấy, rằng: này người kia, đây là thịt cho ngươi, phải ăn và phải trả lại tiền).
Akāmā: dù không muốn.
“Āpajjitvā yāvatihaṃ jānaṃ paṭicchādeti tāvati-haṃ tena bhikkhunā akāmā parivatthabbaṃ” V.I, 430. (Sau khi phạm, biết mà che giấu đến bao nhiêu ngày thì đáng cho Tỳ kheo ấy biệt trú đến bấy nhiêu ngày, dù không muốn).
Aggamagga: trội hơn, ưu tiên; nhất hạng, thượng hạng, hảo hạng.
“Sundarīnandāya bhikkhuniyā aggamaggāni bhojanāni denti” VIII, 39. (Họ dâng hiến các món ăn hảo hạng đến Tỳ kheo ni Sundarìnandà).
Accayo accagamā: lỗi lầm đã xâm chiếm.
“Accayo maṃ bhante accagamā yathābālaṃ yathāmuḷhaṃ yathākusalaṃ” M.I 430; A.II. 146 (Bạch Thế Tôn, một lỗi lầm đã xâm chiếm con, con thật ngu dốt, thật mê muội, thật bất thiện).
Accasarā: có mắc lỗi .
“Idha bhante dve bhikkhū sampayojesuṃ tatr’ eko bhikkhu accasarā”. S.I, 239. (Ở đây, bạch Thế Tôn, hai vị Tỳ kheo tranh tụng, trong đó có một vị Tỳ kheo mắc lỗi).
Accayaṃ accayato deseti: phát lộ lỗi lầm là lỗi lầm.
“Athakho so bhante bhikkhu tassa bhikkhuno santike accayaṃ accayato desesi so bhikkhu na paṭiggaṇhāti” S.I, 239 (Bạch Thế Tôn, rồi vị Tỳ kheo ấy đã phát lộ lỗi lầm là lỗi lầm, trước vị Tỳ kheo kia; vị Tỳ kheo kia không chấp nhận).
Acchādeti: dâng mặc (y phục)”; còn có nghĩa là “trở nên ngon”.
“Ekamekañca bhikkhuṃ paccekadussayugena acchādesi” M.I, 333 (Và họ đã dâng đến mỗi vị Tỳ kheo với một xấp vải cổ phần).
“Tesaṃ rasaṃ paṭhaviṃ aṅguliyā sāyataṃ acchādesi” D. III, 85 . (Khi chúng dùng ngón tay nếm vị đất, thì vị trở nên ngon).
Ajaddhukaṃ: nhịn ăn.
“Ahañc’ eva kho pana sabbaso ajaddhukaṃ paṭijāneyyaṃ imā ca me devatā dibbaṃ ojaṃ lama-kūpehi ajjhohāreyyuṃ tāva c’ āhaṃ yāpeyyaṃ taṃ mam’ assa mūsā” M.I, 245. (Nhưng mà nếu ta tự nguyện nhịn ăn hoàn toàn, tất chư thiên đây tiếp thêm dưỡng tố theo các lỗ chân lông, nếu ta nhờ họ nuôi sống, thì ấy là điều dối trá của ta).
Ajaddhumārikaṃ: bằng cách chết đói.
“Ajaddhumārikaṃ v’ āyaṃ kulaputto marissati” A.IV, 283. (Thiện nam tử này sẽ chết bằng cách chết đói).
Ajesi: nó đã thắng; “Mā kho ajesi”: đừng để nó thắng.
“Mā kho tumhe āyasmanto eso ajesi” Vin. II, 1. (Này chư Tôn giả, đừng để nó thắng các Ngài).
Ajjhappatta: nhảy bổ vào.
“Sakuṇagghī lāpaṃ sakuṇaṃ sahasā ajjhappattā aggahesi” S. V.146. (Con diều hâu thình lình nhảy bổ vào con chim cút rồi bắt lấy).
Ajjhāvara: người đại diện.
“Ajjhāvarā’ mha” Nandassa bhoto santikaṃ āgatā” (Chúng tôi, những người đại diện cho Nanda, đã đến với Ngài).
Añjaliṃ paggahetvā: chắp tay lên.
“Tena bhikkhunā … ukkuṭikaṃ nisīditvā añjaliṃ paggahetvā evamassa vacanīyo” Vin. II,3 (Với vị Tỳ kheo ấy … phải ngồi chồm hổm, chắp tay lên rồi nói như sau …).
Aññen’ aññaṃ paticarati: tránh né vấn đề bằng một vấn đề khác.
“So bhikkhūhi vuccamāno aññen’ aññaṃ paṭi corati bahiddhā kathaṃ apanāmeti”. 442. (Khi bị các Tỳ kheo nói đến, nó tránh né vấn đề bằng một vấn đề khác, gạt bỏ câu chuyện ra ngoài).
Aññena mukhaṃ karoti: xoay mặt chỗ khác.
“Bhikkhū disvā ubbijjantipi uttasantipi palāyan-timi aññenapi gacchanti aññenapi mukhaṃ karonti” V.I, 329. (Khi trông thấy các Tỳ kheo, có khi họ hăm he, có khi dọa nạt, có khi lẩn tránh, có khi đi theo ngã khác, có khi xoay mặt chỗ khác).
Aṭṭhāna na + ṭhāna: sái chỗ, sai địa vị, phi lý.
“Aṭṭhānam-etaṃ Ānanda anavakāso yaṃ Tathāgato … sikkhāpadaṃ paññattaṃ samūhaneyya” V.I, 41 (Này Ānanda, việc đó phi lý, tức là việc mà Ðức Như Lai vô cớ hủy bỏ học giới đã được chế định).
Attānaṃ pātukaroti: hiện hình, tự biểu lộ.
Anavakāsa [na + avakāsa]: không có dịp, không có cơ hội, vô cớ. (Xem thí dụ “aṭṭhāna”).
Anupakhajja: sau khi xâm lấn, chen lấn.
“Chabbaggiyā bhikkhū therabhikhū anupakhajja seyyaṃ kappenti” (Các Tỳ kheo phe lục sư xếp chỗ nằm chen lấn các vị Tỳ kheo trưởng lão).
Anupahacca: không gây thương tổn, không làm đau đớn.
“Tenahi bho imaṃ purisaṃ anupahacca chaviñca cammañca … jīvitā voropetha”. D.II, 336. (Này bạn, hãy đoạt mạng người này mà không gây tổn hại da trong và da ngoài).
Anuviccakāra: sự suy xét kỹ lưỡng.
“Anuviccakāro tumhādisānaṃ ñā tamanussānaṃ sādhu hoti” M.I. 379 (Sự suy xét kỹ lưỡng là điều tốt cho những người danh tiếng như ngươi).
Anokāpaṃ kārāpeti: không có được cơ hội.
“Tañce asuddhadiṭṭhi samāno anokāsaṃ kārāpe-tvā cāvanādhippāyo vadeti dukkaṭassa” V.I, 393. (Nếu vị đang nhận thấy không trong sạch ở vị kia, khi không được cơ hội mà nói, dụng ý triệt hạ, thì tội ác).
Apakassa: sau khi co rúm, thối thần, thối thất.
“Seyyathāpi bhikkhave puriso jarūdapānaṃ vā olokeyya pabbatavisamaṃ vā apakass’ eva kāyaṃ apakass’ eva cittaṃ” S. II, 198 (Này chư Tỳ kheo, ví như một người nhìn xuống cái giếng hư hoặc một vực núi thì co rúm thân lại và thối thất tâm).
Apaccakkhakārī: người hành động thiếu cân nhắc.
“Paṇḍitā nāma tādesena parapattiyena apaccak-khakārinā saddhiṃ na vasenti” J.V. 233 (Các bậc trí không có sống với một người như thế, một người ỷ lại kẻ khác và hành động thiếu cân nhắc).
Apavīṇati: để ý, dòm chừng.
“Gāvī taruṇavacchā thambhañca ālumpati vacchakañca apavīṇati” M.I, 324 (Một con bò cái có con nhỏ, nó vừa ăn cụm cỏ, vừa để ý đến bò con).
Appadakkhiṇaggāhī anusāsaniṃ: người không nghiêm chỉnh lãnh giáo.
“Dubbacajātiko hoti’ ti dubbaco hoti dovacassa-kareṇehi dhammehi samannāgato akkhamo appadak-khiṇaggāhī anussāsaniṃ” V.I 412 (Rằng vị tính khó dạy tức là vị khó nói, vị hội đủ những pháp tác thành người khó dạy, vị bất kham, vị không nghiêm chỉnh lãnh giáo).
Appāṭihīrakata: vô giá trị.
“Nanu evaṃ sante tassa purisassa appāṭihīra-kataṃ bhāsitaṃ sampajjati?” M.II, 33; D.I, 193 (Sự tình là như vậy, thì có phải lời nói của người ấy trở thành vô giá trị không?).
Abhisaṭā atthikānaṃ: được thăm viếng bởi những người cần đến.
“Sālavatī gaṇikā … abhisatā atthikānaṃ atthikānaṃ manussānaṃ” V.M. 269. (Kỹ nữ Sālavatī được thăm viếng bởi những người cần đến).
Avatthāsi [qk của avattharati]: đè lên, xán vào.
“Dutiyo musalo paripatitvā aññatarassa dāra-kassa matthake avatthāsi” V.I, 148 (Cái chày thứ hai đã rớt xuống xán vào đầu một đứa bé nọ).
Avīciṃ maññe phuṭo: chật ních tưởng không kẽ hở.
“Asītivassasahassāyukesu bhikkhave manussesu ayaṃ Jampudīpo avīciṃ maññe phuṭo bhavissati manussehi” D.III 75 (Này chư Tỳ kheo, khi loài người tuổi thọ được 80.000 năm, thì cõi Diêm phù này sẽ chật ních người ta, tưởng không kẽ hở).
Assutavā puthujjano: kẻ vô văn phàm phu.
“Kiṃ nānākaraṇaṃ sutavato asiyasāvakassa assutavatā puthujjanena? ” S. IV, 208 (Có sự khác nhau như thế nào giữa một vị thánh đệ tử đa văn với một kẻ vô văn phàm phu?).
Ādissa (bbqk): sau khi nêu lên, chỉ rõ …
“Bhagavā … ādissa ādissa āyasmato UPālissa vaṇṇaṃ bhāsati” V.II … (Ðức Thế Tôn thường nêu lên, khen ngợi Tôn giả UPāli).
Ādissā bhaveyya: đáng bị chỉ trích.
“Tumhe pitena ādissā bhaveyyātha”. M.I.12. (Các ngươi cũng đáng bị chỉ trích bởi lẽ ấy).
Āpaṇaṃ pasāreti: mở một cửa tiệm.
“Dussavaṇijjaṃ vāsamaṇo Ānando karissati paggāhikasālaṃ vā pasāressati” (Sa môn Ānanda sẽ hành nghề buôn vải hay sẽ mở một đại lý).
Āpattisāmantā: gần như phạm tội.
“Upajjhāyo āpattisāmantā bhaṇamāno nivāre-tabbo” V. IV, 84. (Thầy tế độ có nói chuyện gần như phạm tội, thì cần được ngăn lại).
Āhaṭaka: người bị bóc lột, bị hành hạ, lao công.
“Kammakaro nāma bhatako āhaṭako” V. III, 26. (Gọi là người làm công tức người làm mướn, người lao công).
Āhundarika: dày đặc, mịt mờ.
“Āhundarikā samanānaṃ Sakyaputtiyānaṃ disā andhakārā na imesaṃ disāpakkhāyanti” V. M, 79 (Các phương hướng đều tối tăm mờ mịt, đối với những Sa môn, Thích tử các phương hướng không được sáng sủa đối với những vị này).
Itonidānaṃ: vì nguyên nhân này.
“Itonidānañca kho moghapurisa kāyassa bhedā paraṃ maraṇā apāyaṃ duggatiṃ vinipātaṃ nirayaṃ upapajjeyya” (Hỡi kẻ cuồng sĩ, chính vì nguyên nhân này mà khi thân hoại mạng chung phải bị sanh vào ác thú, đoạ xứ, địa ngục).
Issariyaṃ kāreti: điều hành.
“Mātāpiturakkhitā nāma mātāpitaro rakkhanti gopenti issariyaṃ kārenti vasaṃ vattenti” V.I, 303. (Gọi là phụ mẫu giám hộ là mẹ cha bảo vệ, gìn giữ, điều hành, đặt sự kiểm soát).
Uccāraṃ karoti: đi tiêu, đại tiện, phóng uế.
Uccāraṃ gacchati: đi ỉa, đi tiêu, đại tiện.
Ujjavanī nāvā: một chiếc thuyền ngược dòng.
Ojavanī nāvā: một chiếc thuyền xuôi dòng.
Uttiṭṭhapatta: bình bát bẩn thỉu.
“Anākappasampannā piṇḍāya caranti manus-sānaṃ bhuñjanānānaṃ uparibhojanepi uttiṭṭhapatta-ṃupanāmenti” V.IV. 80 (Họ không đủ tư cách, đi khất thực có khi chìa bình bát bẩn thỉu lên trên vật thực của người ta đang dùng).
Uttiṇaṃ akaṃsu: rút cỏ.
“Bhikkhū Ghaṭīkārassa kumbhākārassa āvesa-naṃ uttiṇaṃ akaṃsu” M. II. 53 (Các vị Tỳ kheo rút cỏ nơi trú xứ của thợ gốm Ghaṭīkāra).
Udumbarakhādikaṃ: kiểu người ăn trái sung.
“Udumbarakhādikaṃ v’ āyaṃ kulaputto bhoge khādati” A. N, 283. (Thiện nam tử này ăn tiêu tài sản như một người ăn sung).
Udasseti: gặp gỡ, viếng thăm.
“Pabbajitena ca te mātāpitaro uddassetabbā” M.II,60 (Khi đã xuất gia, cần phải thăm viếng mẹ cha của bạn).
Uddānaṃ karoti: xỏ xâu lại, làm thành xâu.
“Ime macche gahetvā pādagghanakāni aḍḍha-pādagghanakāni … ca uddānāni karohi”. Dha.II, 132 (Hãy lấy những con cá này và xỏ thành những xâu trị giá một pad và nửa pad).
Uddissakata: làm dành cho.
“Samaṇo Gotama jānaṃ uddissakataṃ maṃsaṃ bhuñjati paṭiccakammaṃ” V. M. 237. (Sa-môn Gotama biết rõ mà dùng thịt được làm dành cho, là vật cộng nghiệp).
Uddīyati, udrīyati: đổ nát.
“Tena kho pana samayena Thullanandāya bhikkhuniyā pariveṇaṃ uddīyati” V III, pācit. (Lúc bấy giờ, tư thất của Tỳ kheo ni Thullanandā đổ nát).
Uddosita: nhà mát, rạp, thất liêu, lều, chuồng.
“Tena kho pana aññataro upāsako bhikkhu-nīsaṅghassa uddositaṃ datvā kālakato hoti” V.III, 21. (Trong khi ấy, người cận sự nam nọ sau khi hiến dâng ngôi liêu thất đến chúng Tỳ kheo ni, thì đã chết).
Upacchubhati: ném vào, ném cho, thảy cho.
“Kukkuto jigacchādubbalyapareto goghātakasū-naṃ paccupatthito assa; tamenaṃ dakkho goghātako … aṭṭhikaṅkalaṃ sunikantaṃ nikantaṃ nimmaṃsaṃ lohitamakkhitaṃ upacchubheyya” M.I, 364 (Một con chó đói lả, kiệt sức đến gần một quầy hàng thịt, người đồ tể tinh khôn nên ném cho nó một khúc xương lóc khéo léo, không còn thịt, có dính máu).
Upajīvati: nuôi sống bằng.
“Ahaṃ ca kho yaṃ hadāmi etaṃ so upajīvati” P.v. Cūthakhādaka. (Tôi phóng uế vật gì, nó sống bằng vật đó).
Upanandhati: thù ghét.
“Chabbaggiyā bhikkhū Mahānāme sakye upa-nandhiṃsu” V. Pācit. (Các Tỳ kheo phe lục sư thù ghétMahānāma, người dòng Sakya).
Ubbandhati: treo cổ.
“Araññaṃ pavisitvā ubbandhitvā marissāmī’ ti araññaṃ gato maraṇabhayatajjito paṭinivatti”. Guttika v.v chú giải. (Hắn đến rừng, nghĩ rằng: “Ta sẽ vào rừng, treo cổ chết”, nhưng đã sợ chết bèn trở về).
Ummihati: đi tiểu.
“Amhākaṃ pana sakiṃ katāni santhatāni pañca pi cha pi vassāni pahonti yesu no dārakā udahanti pi ummihanti pi” Nissag-Pāli (Những ngọa cụ của chúng ta, mỗi lần làm, có thể đến năm, sáu năm. Trong khi mà các trẻ con của chúng ta đại tiện hoặc tiểu tiện).
Urundā sampādi: trở nên rộng rãi.
“Indasālaguhā visamā santī samā sampādi sambādhā santī urumdāsampādi” D.II, 269 (Hang động Indasāla vốn không bằng phẳng trở nên bằng phẳng, vốn chật hẹp trở nên rộng rãi).
Ussāreti: bảo lui ra.
“Jīvako … jinaṃ ussāretvā turokaraṇiṃ parikkhipitvā … antagaṇṭhiṃ nīharitvā bhariyāya dassesi” V. M. 276. (Ông Jīvaka sau khi bảo mọi người lui ra và cho treo bức màn xung quanh, đã lấy ra một khúc ruột và chỉ cho người vợ (họ) thấy.
Uhadati: đại tiện (Xem thí dụ Ummihati).
Ekindriyaṃ jīvaṃ: một sức sống.
“Kathaṃ hi nāma ekindriyaṃ samaṇā sakyaput-tiyā jīvaṃ viheṭhentī’ ti” (Tại làm sao … vị Sa môn, Thích tử, lại phá hoại một sức sống?).
Evañcapana: như vậy thì, lại thế thì.
“Evañca pana bhikkhave imaṃ sikkhāpadaṃ uddiseyyātha” Vi. (Như vậy thì chư Tỳ kheo, các ngươi nên xiển thuật học giới này).
Okappaniya: đáng tin cậy.
“Okappaniyaṃ etaṃ bhoto Gotamassa” M.I, 249 (Lời nói này của Tôn giả Gotama là đáng tin cậy).
Okāsaṃ karoti: cho phép, chấp thuận, tạo cơ hội, tạo thời cơ, tạo dịp.
Okāsaṃ kārāpeti: chụp cơ hội, chụp thời cơ, thừa dịp, được dịp.
“Tañce asuddhadiṭṭhi samāno okāsaṃ kārāpetvā cāvanādhippāyo vadeti anāpatti”. (Nếu khi nhận thấy không trong sạch ở vị kia, thừa dịp tuyên cáo chủ ý triệt hạ, thì vô tội).
Odissa: nhất định, rõ ràng.
“Aññaṃ bhikkhuṃ hatthavikārena āmantenti odissa vā anodissa vā saddaṃ na karonti” M.II, 242 (Họ gọi một vị Tỳ kheo nọ bằng cách ra dấu tay không tạo một tiếng động rõ hay không rõ).
Onojeti: tặng dâng, phân chia.
“Rājā Māgadho seṇiyo Bimbisāro sovaṇṇama-yaṃ bhiṅkāraṃ gahetvā Bhagavato onojesi: etā’ haṃ bhante Veluvanaṃ uyyānaṃ … dammī’ ti” V.IV, 63 (Vua Bimbisāra, vị lãnh tụ quân người Magadha, đã cầm lấy bình rưới bằng vàng, mà phục dâng Ðức Thế Tôn rằng: “Bạch Thế Tôn, con xin hiến dâng khu vườn Veluvana này).
“Onojethā’ vuso Saṅghassa cīvaraṃ” Pācit v.v. (Chư hiền, hãy chia y đến Tăng chúng).
Osādeti: làm chìm, giảm hạ.
“Hiraññasuvaṇṇassa pūrāpetvā sakāṭehi nibbā-hāpetvā majjhe Gaṅgāya sote osādehi” pārāj. (Sau khi đổ đầy vàng, hãy cho chở bằng những chiếc xe rồi nhận chìm giữa dòng sông Gaṅgā).
“Tena hi mahārāja agghaṃ osādehi” Chú giải sirimā. (Thế thì, tâu Ðại vương, xin hãy hạ giá).
Opapakkhiṃ karoti: xuyên tạc.
Kacche sajjeyya: tiếc rẻ dây đai.
“Seyyathāpi bhagini puriso hatthiṃ datvā kacche sajjeyya; evameva kho tvaṃ bagini Bhagavato maṃsaṃ datvā mayi antaravāsake sajjasi” Pārāji. (Này hiền tỷ, cũng ví như một người đã cho con voi mà còn luyến tiếc dây đai, cũng vậy này hiền tỷ, người đã dâng thịt đến Ðức Thế Tôn mà lại còn tiếc rẻ cái y nội với tôi sao!)
Kaṭaggha: chiến thắng, vận hên.
“Akkhadhuto paṭhamen’ eva kataggahena ma-hantaṃ bhogakkhandhaṃ adhigaccheyya” M.III. 178 (Một con bạc sẽ đạt được khối tài sản lớn với vận hên đầu tiên).
Kaṭasi vaḍḍhitā: nghĩa địa gia tăng.
“Evaṃ dīgharattaṃ vo bhikkhave dukkhaṃ paccanubhūtaṃ kaṭasi vaḍḍhitā” S.II, 178. (Này chư Tỳ kheo như vậy trong thời gian dài, đối với các người sự khổ đã dồn dập và nghĩa địa đã gia tăng).
Kathaṃ hi nāma: sao lại, tại sao lại, tại sao mà, tại làm sao.
(Xem thí dụ Ekindriyaṃ jīvaṃ).
Kadāci kadāci: đôi khi, thoảng khi, thỉnh thoảng.
Kadāci karahari: vào lúc nào đó, vào một lúc nào.
Kappakaṭa: hợp thức hóa, được làm cho phù hợp.
“Kappakaṭaṃ vuṭṭhāpeti” (Truyền pháp hợp thức hóa).
Kaliggaha: thất bại, vận rủi.
“Evaṃ imassa bhoto purisapuggalassa ubhayat-tha kaliggaho” M.I, 403 (Như vậy sẽ là vận rủi cho hạng người này về cả hai mặt).
Kāraṇaṃ karoti: xử tội lý.
“Ko nu kho bhante hetu ko paccayo yena idh’ ekaccaṃ bhikkhuṃ pavayha kāraṇaṃ karonti?” M.1, 442. (Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây họ lại luôn luôn xử tội lý một vị Tỳ kheo?)
Kālass’ eva: vào buổi sớm.
Kālaṃ karoti: chết (kālamakāsi, kālama-kaṃsu).
“So bhikkhu paripatitvā kālamakāsi” pārāj v.v (Vị Tỳ kheo ấy sau khi té xuống, đã chết).
Kālakato hoti: đã chết.
(Xem thí dụ Uddosita).
Kālena kālaṃ: thỉnh thoảng, có khi, có lúc.
Kiñcikkha: một việc nhỏ, vật nhỏ mọn.
“Yo ve kiñcikkhakamyatā panthasmiṃ vajan-taṃ janaṃ hantvā kiñcikkhaṃādeti taṃ jaññā vasalo iti”. (Kẻ nào vì tham vọng nhỏ nhoi mà giết người đi trên đường rồi cướp của nhỏ mọn, nên biết kẻ ấy là một người hạ liệt).
Kismiṃ viya: làm gì có.
“Amhākaṃ kho bhante kulaputtānaṃ kismiṃ viya ekasātakaṃ gantuṃ” V.II, 34. (Bạch Tôn giả, trong khi chúng tôi là thiện nam tử, thì làm gì có liền một tấm choàng?).
Kiṃ pana: phương chi là, huống chi là, huống hồ; thành ra vậy.
“Maraṇena pi mayaṃ te akāmakā vinā bhavis-sāma kiṃ pana mayaṃ taṃ Jīvantaṃ anujānissāma agārasmā anagāriyaṃ pabbajjāya” V.I, 37 (Cho dù con có chết, chúng ta còn không muốn xa vắng, huống chi là chúng ta lại cho phép con đang còn sống để tu hạnh vô gia đình, từ bỏ gia đình).
Kukkuṭasampātika: sát cận, gà gáy nghe.
“Asītivassasahassāyukesu bhikkhave manussesu ayaṃ Jampudīpo iddho c’eva bhavissati phīto ca kukkuṭasampātikā gāmanigamarājadhāniyo” D.III, 75 (Này chư Tỳ kheo, khi nhân loại có tuổi thọ 80.000 năm, thì cõi Diêm-phù này sẽ có uy lực và chật ních những làng mạc, thị trấn, đô thành san sát gà gáy nghe).
Kvāci: bất cứ ở đâu.
Khippam’ eva: cho nhanh chóng, cho gấp rút.
“Ākaṅkhamānena bhikkhunā paṭiggahetabbaṃ paṭiggahetvā khippam’ eva kāretabbaṃ”. V.II, 18. (Ðáng cho vị Tỳ kheo cần dùng thọ lãnh, khi thọ lãnh rồi, phải nên làm cho nhanh chóng).
Gaṇikaṃ vuṭṭhāpeti: chọn kỹ nữ, tuyển làm kỹ nữ.
“Rājagahako negamo Sālavatiṃ kumāriṃ gaṇi-kaṃ vuṭṭhāpesi” VṂ. 268. (Hội đồng thành Rājagaha đã tuyển cô Sālavatiṃ làm kỹ nữ).
Gaṇhāti: cầm lấy, lãnh lấy, nhận thu, bái nhận.
“Evañca pana bhikkhave upajjhāyo gahetabbo” V.IV. 80 (Như vậy thì này chư Tỳ kheo, thầy tế độ cần được bái nhận).
Gabbhaṃ gaṇhi: đã mang thai.
“Sā tena gabbhaṃ gaṇhi” V.II, 12 (Nàng ta đã mang thai vì lẽ ấy).
Gocaraṃ carati: đi tìm thức ăn, đi ăn.
“Mahāsakuṇasaṅgho tasmiṃ pallale divasaṃ gocaraṃ caritvā sāyaṃ taṃ vanasaṇḍaṃ vāsāya upagacchati” Pārāj.v. (Bầy chim lớn, ban ngày đi ăn tại cái ao đó, buổi chiều về trú tại khu rừng rậm kia).
Gocarāya pakkamati: mở ra cuộc săn mồi.
“Sīho gocarāya pakkamati” A.II, 33 (Con sư tử mở cuộc săn mồi).
Gocarāya gacchati = gocaraṃ carati .
Gīvā: cái cổ; còn có nghĩa là “tiền phạt”, “sự phạt vạ”.
“Yassa passena migo palāyati tass’ eva gīvā” J.V, 23 (Con nai thoát theo lối của người nào, thì có phạt vạ đến người ấy).
Cakasamāruḷha: lên xe.
“Hoti so samayo yaṃ bhayaṃ hoti aṭavisaṅkopo cakkasamāruḷhā jānapadā pariyāyanti” A.I, 178 (Còn thời ấy gặp nỗi lo sợ là nạn cướp rừng, dân bản xứ lên xe bỏ đi).
Cārikaṃ caranto: đi du hành.
“Anupubbena cārikaṃ caramāno yena Vesālī tadavasari” V.I, 18 (Ngài tuần tự du hành, đã đến Vesālī).
Cārikaṃ pakkāmati: khởi cuộc vân du, cất bước vân du.
“Athakho Bhagavā Bārāṇasiyaṃ yathābhiran-taṃ viharitvā yena Vesālī tena cārikaṃ pakkāmi” V.I, 18 (Lúc ấy Ðức Thế Tôn trú tại thành Bārāṇasī cho đến tùy thích, rồi đã cất bước vân du đến Vesālī).
Cārittaṃ anuyuñjati: đi dạo.
“Māca vātātape cārittaṃ anuyuñji” M.II, 257 (Ðừng đi dạo trong gió và nắng).
Cittarūpaṃ: vọng tâm, móng tâm.
“Te tebeva somanassena na cittarūpaṃ rattiyā supiṃsu” V.I, 373 (Các vị ấy trong đêm đã móng tâm không ngủ được, do sự thỏa thích đó).
Corehi vuṭṭhāsi: phải dời đi vì nạn cướp.
“Aññatarasmiṃ gāme vassūpagatānaṃ bhik-khūnaṃ gāmo corehi vuṭṭhāsi” V. M. 149 (Khi các Tỳ kheo an cư mùa mưa tại khu làng nọ, khu làng đã phải dời đi vì nạn cướp).
Chadakaṃ saṃharitvā: sau khi lạc quyên.
“Bhikkhunīsaṅghassa cīvaratthāya chandakaṃ saṃharitvā aññatarassa pāvārikassa ghare nikkhi-pitvā … etad-avocuṃ” (Sau khi lạc quyên để may y cho chúng Tỳ kheo ni, họ đã giữ lại tại nhà của người bán y phục nọ và … đã nói như thế).
Jīnā: bị tước đoạt.
“Jīno ratthassaṃ manikuṇḍale ca putte ca dāre ca tath’ eva jīno” J.III.153 (Nó bị tước đoạt xe, ngựa và châu báu, lại bị tước đoạt cả vợ và các con).
Jīyati: tàn tạ, tiêu hao, mất mát.
“Akkhadhutto paṭhamen’ eva kaliggahena put-tampi jīyetha dārampi jīyetha sabbasāpateyampi Jīyetha” M.III 170 (Một con bạc trong vận xui đầu tiên, có thể mất con cùng mất vợ, mất lẫn tất cả sở hữu).
Tato pabhuti: kể từ đó, từ khi đó.
Tato’ va: tức thì, liền đó.
Tatra sudaṃ: chính tại đấy, ngay ở đấy.
“Tatra sudaṃ Bhagavā Vesāliyaṃ viharati mahāvane Kūtāgārasālāyaṃ” V.1, 18 (Chính tại đấy Ðức Thế Tôn trú ở Vesāli, nơi khu Ðại Lâm, trong ngôi giảng đường Kūṭāgāra).
Tathā hi pana: sở dĩ như thế bởi, thật thế bởi, thật thế, có thế thật.
Tattha nāma: thế sao lại.
“Tattha nāma tvaṃ āvuso Bhagavatā virāgāya dhamme desite sarāgāya cetessasi” V.I, 34 (Này hiền giả, thế sao bạn lại tư duy tham ái khi pháp được Ðức Thế Tôn thuyết giảng để ly tham?).
Talasattikaṃ uggirati: dá tay đánh.
“Ehabbaggiyā bhikkhū kupitā anattamanā satta-rasavaggiyānaṃ bhikkhūnaṃ talasattikaṃ uggiranti” pācit.vin. (Các Tỳ kheo phe lục sư sân giận, bất bình dá tay đánh các Tỳ kheo phe thập thất sư).
Tahiṃ tahiṃ: nơi nơi, chỗ nào, chỗ này chỗ kia.
Taṃ kissa hetu: vì sao vậy? bởi cớ sao? ấy là gì?
“Bhāvanaṃ anuyuttassa bhikkhuno viharato kiñcāpi na evaṃ icchā uppajjeyya aho vata me anupādāya āsavehi cittaṃ vimucceyyā’ti athakhvassa anupādāya āsavehi cittaṃ vimuccati tam kissa hetu? bhāvitattā’ti’ssa ..”. (Ðối với vị Tỳ kheo chuyên cần tu tập mặc dù vị ấy không khởi ước vọng mong tâm ta được giải thoát khỏi các lậu hoặc vô thủ trước, nhưng mà tâm của vị ấy vẫn giải thoát khỏi các lậu hoặc vô thủ trước. Vì sao vậy? vì vị ấy có tu tập …)
Tiṭṭhatu: cứ để yên.
“Tiṭṭhantu tāva manussabhūtā acetanānampi rukkhā sāmaggiṃ laddhuṃ vaṭṭati” J.1, 329 (Xin loài người cứ để yên như vậy, đối với cây vô tri vô giác còn có được sự hòa hợp thay!).
Timaṇḍala: 3 chấm khuyên, 3 điểm tròn, tam tràng (lỗ rốn và 2 đầu gối).
“Sace upajjhāyo pacchāsamaṇaṃ ākaṅkhatimaṇ-ḍalaṃ paṭicchādantena parimaṇḍalaṃ nivāsetvā … gantabbaṃ” Vin. IV (Nếu thầy tế độ muốn có Sa môn thị giả, thì đệ tử nên vận mặc chỉnh tề phủ kín tam tràng … rồi đi theo).
Thambhaṃ ālumpati: ăn cỏ (ālumpati, ăn từng mảng lớn). (Xem thí dụ Apavīnati).
Daṭṭhu (= disvā): sau khi thấy
“Kāmesv-ādīmavaṃ disvā nekkhammaṃ daṭṭhu khemato” Theg, kệ 458. (Sau khi thấy rõ tội khổ trong các dục, thấy rõ sự an ổn trong xuất ly).
Daṇḍāpeti: phạt vạ, xử phạt, tuyên phạt.
“Mahāmattā taṃ purisaṃ daṇḍāpesuṃ” Vin III, đoạn 31 (Các vị đại quan đã phạt vạ người ấy).
Dassukhila: nạn cướp giật.
“Ahaṃ etaṃ dassukhilaṃï vadhena vā ban-dhanena vā jīniyā vā garahāya vā pabbājanāya, vā samūhanissāmi” D.I, 135 (Tôi sẽ dẹp yên nạn cướp giật đó bằng sự hành quyết hoặc cầm tù hoặc tước quyền hoặc khiển trách hoặc tẩn xuất).
Dahati: cháy; tuyên bố.
“Sakyā kho pana Ambaṭṭha rājānaṃ okkākaṃ pitāmahaṃ dahanti” D.1, 92 (Này Ambaṭṭha, nhưng các vị Thích Ca lại còn tuyên bố vua Okkāka là tổ phụ của các vị vua).
Dessa: khả ố, đáng ghét.
“Na me dessā ubho puttā Maddidevī na dessiyā” J.1.v 570. (Ðối với tôi, cả hai đứa con không phải khả ố, hoàng hậu Maddi cũng không phải đáng ghét).
Dovacassakaraịadhamma: pháp tác thành khó dạy, pháp thành người khó dạy.
(Xem thí dụ Appadakkhiṇaggāhī anusāsaniṃ).
Dhammaṃ carati: xử lý.
“Ārāmaṃ abhiyuñjati … dhammaṃ caranto sāmikaṃ parājeti āpatti pārājikassa” Vin 1,91 (Tỳ kheo kiện thưa vườn đất … khi xử lý thắng được chủ nhân thì tội triệt khai).
Na kho pana: nhưng không, nhưng mà không.
Nanu tatth’ eva: có đâu lại thế? chẳng lẽ thế sao?
“Saccaṃ āvuso Bhagavā sikkhāpadaṃ paññat-taṃ tañca kho gāme no arenne’ ti. Nanu āvuso tath’ eva taṃ hoti ananucchavikaṃ āvuso” … Vin.I, 84. (Thật sự, này hiền giả, học giới được Ðức Thế Tôn chế định, nhưng đấy là cho nơi làng chứ không cho nơi rừng! – Này Hiền giả, có đâu lại thế?Ấy là điều không thích đáng,này hiền giả … ).
Nanu nāma: phải chi là, phải chi mà.
“Kathaṃ hi nāma bhikkhū naggā āgacchissanti nanu nāma tiṇena vā paṇṇena vā paṭicchādetvā āgantabban’ ti” Vin.11,54 (Tại sao các Tỳ kheo lại lõa lồ mà đi? Phải chi là che kín bằng cỏ hoặc bằng lá mới nên đi!).
Niṭṭhāraṃ gacchati: hoàn thành, hoàn tất.
“Ālavikā bhikkhū saññācikāyo kuṭikāyo kārā-penti … tāyo na niṭṭhāraṃ gacchanti” Vin.1,496 (Các Tỳ kheoĀlavī vì sai kiến tạo những am thất do tự quyên góp … những am thất ấy chưa được hoàn thành).
Nibbāheti: thi hành; rút ra, tuốt ra.
“Dīghāvukumāro vāmena hatthena Brahmadat-tassa Kāsirañño sīsaṃ parāmasitvā dakkhiṇena hatthena khaggaṃ nibbāhetvā Brahmadattaṃ Kāsi-rājānaṃ etadavoca” Vin, 347. (Hoàng tử Dīghāvu với tay trái nắm đầu đức vua Kāsi Brahmadatta, còn tay phải thì tuốt gươm ra và bảo đức vua Kāsi Brahma-datta như sau) …
Niminati: đổi lấy; mặc cả.
“Asanthutaṃ maṃ cirasanthutena niminni bhoti adhuvaṃ dhuvena; mayā pi bhoti nimineyya aññaṃ ito ahaṃ dūrataraṃ gamissaṃ” J.III, 221 (Cô bạn, cô đã đổi một cố nhân lấy một người không quen như tôi, đổi hình lấy bóng thì cô cũng có thể đổi tôi lấy người khác được, vậy từ đây tôi sẽ đi thật xa).
Niruttipaṭha: có thái độ bằng ngôn ngữ.
“Anāpatti bhikkhave niruttipaṭhe” Vin.I, 132. (Này chư Tỳ kheo, vô tội khi chỉ có thái độ bằng ngôn ngữ).
Nisajjaṃ kappeti: ngồi lại.
“Eko ekāya raho nisajjaṃ kappeyya” Vin.1 aniy. (Một với một cùng ngồi lại trong chỗ khuất).
Neṭṭhāraṃ vattati: làm tròn bổn phận, cư xử chu toàn, thực hiện chu tất.
“Te Saṅghena pabbāyanīyakammakatā na sam-mā vattanti na lomaṃ pātenti na netthāraṃ vattanti” Vin.I, 622 (Họ đã bị Tăng hành xử tẩn xuất, mà không tuân hành nghiêm chỉnh, không dẹp bỏ thói hư, không cư xử chu toàn).
No ca kho: nhưng mà không.
“Sacc’ āhaṃ nisinno no ca kho methunaṃ dhammaṃ paṭivevin’ ti” Vin.I, 638 (Sự thật tôi có ngồi nhưng mà không hành điều dâm dục).
Paṅke saṅkamo: cầu bắc trên bùn.
“Ehi me tvaṃ bhikkhu, paṅke saṅkamo hoti” M.I,439 (Hãy đến, này Tỳ kheo, ngươi hãy làm chiếc cầu bắc qua bùn cho ta).
Paccāhāraṃ karoti: cáo từ, thoái thác.
“So mayhaṃ hadayaṃ va rujati kāyo vā bādhatī’ ti kiñci paccāhāraṃ akatvā dhammāsanaṃ abhirūhi-tvā vadati” S.A.I. 306 (Vị ấy đã không thoái thác lời gì cả, như “tim tôi đau”, hay “thân bị bệnh”, mà cứ bước lên pháp tòa rồi thuyết).
Pacchāliyaṃ khipati: thúc chọt sau lưng.
“Ime bhante Licchavikumārā caṇḍā pharusā apajahā … kulitthīnaṃ kulakumārīnaṃ pi pacchāli-yaṃ khipanti” A.III, 76 (Bạch Thế Tôn, những hoàng tử Licchavī này thô bạo, cộc cằn, kiêu căng … có khi họ thúc chọt sau lưng những bà, những cô).
Paññāyati: giải thích.
“Anāpatti … paññāyissati sakena kammenā’ti n’ āroceti”. Vin.III, đoạn 17 (Sự vô tội là … không trình báo do nghĩ rằng: “Sẽ giải thích bằng hành động của mình”).
Paṭiccakamma: sự cộng nghiệp, có nghiệp liên hệ. (Xem thí dụ Uddissakata).
Paṭibhānacitta: bức họa khiêu dâm, tranh ảnh kích thích.
“Rañño Pasenadissa Kosalassa uyyāne cittāgāre paṭibhānacittaṃ kataṃ hoti”. Vin.1v, 296 (Trong phòng ảnh tại khu ngự uyển của đức vua Pasenadi nước Kosala, có bức họa khiêu dâm được sáng tác).
Paṭivisa: cổ phần, khẩu phần.
“Saṅghassa khādanīye bhajiyanāme sabbesaṃ paṭivisā āharitvā upanikkhittā honti” Vin.I, đoạn 146. (Khi thực phẩm được phân chia đến Tăng, những khẩu phần của tất cả đã được mang lại và để đó).
Paṇāmeti: cúi xuống, đuổi đi; xô mở, mở toang.
“Athakho Bhagavā kismiñcideva pakaraṇe bhik-khusaṅghaṃ panāmetvā … Kapilavatthuṃ pāvisi” (Thế rồi Ðức Thế Tôn sau khi đuổi chúng Tỳ kheo đi vì một vài nguyên nhân, Ngài đã vào thành Kapilavatthu).
“Athakho so bhikkhu vihāraṃ pavisissāmī’ ti kavāṭaṃ paṇāmento addasa sabbaṃ vihāraṃ ahinā paripuṇṇaṃ” Visdhi. (Bấy giờ vị Tỳ kheo ấy khi đẩy cửa, nghĩ rằng: “ta sẽ vào tịnh thất”, thì đã trông thấy toàn thể tịnh thất đầy cả rắn).
Paṇopaṇavidhā: việc trao đổi hai chiều, thương mãi.
“Yo pi so bhikkhave satthā āmisagaru … tassa p’ āyaṃ evarūpī panọpaṇavidhā na upeti” M.1, 480 (Này các Tỳ kheo, cho dù là vị ngoại đạo sư nặng về vật chất … đối với vị ấy cũng không dự vào việc thương mãi như vậy).
Payojeti: cạnh tranh với.
“Ayaṃ kūṭajaṭilo attano pamānaṃ na jānāti amhākaṃ ayyena saddhiṃ payojeti” J.v, 320 (Vị đạo sĩ giả dối này không biết sức mình, đi cạnh tranh với vị tôn sư của chúng ta).
Pariyāyāti: bỏ đi. (Xem thí dụ Cakkasamārulha. Pariyogāya vat-tati (340) ).
Pavayha: xảy ra thường. (Xem thí dụ Kāranaṃ karoti).
Pāto’va: sáng sớm.
Pāṇaṃ ārabhati: sát sanh.
“Yo kho Jīvaka Tathāgataṃ vā Tathāgatasāva-kaṃ vā ārabbha pāṇaṃ ārabhati so pañcahi ṭhānehi bahuṃ apuññaṃ pavasati” M.I,371 (Này Jīvaka, ai vì Như Lai hay đệ tử Như Lai mà sát sanh thì kẻ ấy đem đến nhiều phi công đức do năm sự kiện).
Pittaṃ bhindeyya: bóp vỡ túi mật; xịt nước mật.
“Seyyathāpi bhikkhave caṇḍassa kukkurassa nāsāya pittaṃ bhindeyyuṃ evaṃ hi so bhikkhave kukkuto bhīyoro mattāya caṇḍataro assa” Vin.II, 188 (Này các Tỳ kheo, ví như xịt mật vào mũi một con chó dữ, làm như vậy chắc chắn con chó ấy trở nên càng hung hăng hơn nữa).
Putaṃ bandhati: cột thành bọc, bọc lại.
“Varamaṃsāni gahetvā paṇṇena puṭaṃ bandhi-tvā Uppalavaṇṇāya bhikkhuniyā avidūre rukkhe ālag-getvā …” Vin II, 28 (Sau khi lấy những miếng thịt ngon, họ bọc lại bằng lá rồi treo trên cây cách không xa Tỳ kheo ni Uppalavaṇṇā …).
Puṭaṃsa: vai mang đãy, vai quảy bị.
“Tathārūpā ayaṃ bhikkhave parisā yathārūpaṃ parisaṃ alaṃ yojanagamaṇāni pi dassanāya gantuṃ apipuṭaṃ senāpi” A.II,183 (Này chư Tỳ kheo, đây là một hội chúng, thật đáng để yết kiến một hội chúng như thế dù phải đi hàng do tuần với vai mang bị).
Puna karoti: làm lại, tái tạo, tái thiết.
“No ce aññassa vā dadeyya bhinditvā vā puna kareyya āpatti Saṅghādisesassa” Vin.I, đoạn 520 (Nếu không cho đến vị khác hoặc phá vỡ làm lại thì tội Tăng tàn).
Bandhaṃ āṇāpeti: truyền lệnh phạt tù, bỏ tù.
“Athakho Vassakāro brahmaṇo magadhamma dārugahegaṇakaṃ bandhaṃ āṇāpesi” Vin.I 81 (Thế rồi Bà-la-môn Vassakāra, đại thần xứ Magadha, đã bỏ tù viên kế toán kho gỗ).
Bāhāpasamparāya: cặp tay nhau, cặp kè.
“Tena kho pana samayena sambahulā itthiyo aññataraṃ bhikkhuṃ sampīletvā bāhāpararampa-rāya nesuṃ” Vin.I 392 (Vào lúc ấy có nhiều nữ nhân đã bức chế một vị Tỳ kheo nọ, rồi họ cặp kè dẫn đi).
Bilaṃ olaggeti: gán phần, cán phần. (Xem thí dụ Akāmaka).
Bhaṇḍikaṃ bandhati: cột thành gói, gói lại.
“Taṃ maṃsaṃ sampādetvā uttarā saṅgena bhaṇḍikaṃ bandhitvā vehāsaṃ abbhuggantvā Veḷuvana paccuṭṭhāsi”. Vin.I.46 (Sau khi sửa soạn món thịt ấy, Ngài đã dùng y vai trái gói lại rồi phi hành trên không và đứng ở Veḷuvana).
Bhaṇḍikābaddhāni tiṭṭhanti: những gói được để
“Tāni cīvarāni cīvaravaṃse bhaṇḍikābaddhāni tiṭṭhanti” Vin.11,19 (Những y ấy được gói lại để trên sào y).
Bhattavissaggaṃ karoti: dùng bữa, thọ thực.
“Āyasmā Udāyi tassā bhikkhuniyā santike bhat-tavissaggaṃ karoti” Vin.II. 42 (Tôn giả Udāyi dùng bữa nơi Tỳ kheo ni ấy).
Bhavitabbaṃ: có thể là (phân từ khả năng cách đòi hỏi một sở dụng cách).
“Yakkhasapariggahitena imimā sarena bhavi-tabbaṃ” J. Devadhamma. (Có thể là cái hồ này bị Dạ Xoa cai quản).
Bhājanagataṃ karoti: đậy nắp thùng.
“Attano bhājanagataṃ vā karoti muṭṭhiṃ vā chindati āpatti pārājikassa” Vin.I. 91 (Ðậy nắp thùng của mình lại hoặc buông tay, thì tội triệt khai).
Bhiyyosomattāya: càng thêm, càng hơn nữa, hơn nhiều. (Xem thí dụ Pittaṃ bhindeyya. (bhiyyosomatāya = bhīyosomattāya) ).
Bhuttapātarāsa: buổi điểm tâm đã xong; người ăn điểm tâm rồi.
“Ajja kira bhante rājā Pasenadi Kosala pac-chābhattaṃ bhuttabhātaro bhagavantaṃ dassanāya upasaṅkami” M.II, 125 (Bạch Thế Tôn, hôm nay nghe nói đức vua Pasenadi nước Kosala ăn điểm tâm xong sẽ đến yết kiến Ðức Thế Tôn).
Magge pariyuṭṭhāti: đón đường, chặn đường.
“Ratanattayaguṇaṃ anussarantass’ eva gacchan-tassa corā magge pariyuṭṭhiṃsu” Atthakathā. (Bọn cướp chặn đường khi ông ta đang vừa đi vừa tưởng niệm đến ân đức Tam Bảo).
Mittika: mẫu hệ; sở hữu của mẹ, thuộc về mẹ; của hồi môn.
“Idaṃ te tāta Suddinna mātumattikaṃ itthikāya itthidhanaṃ aññaṃ pettikaṃ” Vin.I, pārājik. (Con thân Sudinna đây là của hồi môn của mẹ con, là tài sản phụ nữ của người đàn bà; kia là tài sản của cha).
Mattigha: người giết mẹ
“Tambalohavilūnaṃ va tattaṃ pāyenti matti-ghaṃ” J.v, 269. (Chúng cho kẻ giết mẹ uống nước đồng rồi).
Madaṃ madaṃ āpajjeyya: ăn no nê, ăn say sưa.
“Seyyathāpi bhikkhave kiṭṭhaṃ sampannaṃ kiṭṭhārakkho ca pamatto goṇo ca kiṭṭhādo aduṃ kiṭṭhaṃ otaritvā yāvadatthaṃ madaṃ madaṃ āpajjeyya” S.IV, 195. (Ví như, này chư Tỳ kheo, một đám mạ sung tốt, người giữ mạ lơ đễnh; có một con bò quen ăn mạ, sau khi lội xuống đám mạ ấy, nó có thể ăn no nê thỏa thích).
Māyaṃ vidaṃseti: làm trò ảo thuật.
“Seyyathāpi bhikkhave māyākāro vā māyākā-rantevāsī vā mahāpatha māyaṃ vidaṃseyya” S.III, 142 (Này các Tỳ kheo, ví như một nhà ảo thuật hay đệ tử nhà ảo thuật làm trò ảo thuật trên đường cái quan).
Mukhena aggahesi: đã nút, đã liếm, đã ngậm.
“Athakho sā bhikkhunī tassa taṃ asuciṃ ekade-saṃ mukhena aggahesi” Vin.II.42 (Thế rồi Tỳ kheo ni ấy đã nút lấy một phần tinh dịch của vị đó).
Muṭṭhiṃ chindati: buông tay, mở nắm tay ra. (Xem thí dụ Bhājanagataṃ karoti).
Methunaka: người kết giao, người liên kết; người anh em họ.
“Ayaṃ bhante ayyo Ajjuko amhākaṃ sāpatey-yaṃ amhākaṃ methunakassa ācikkhī’ ti” Vi.1 172 (Bạch Tôn giả, Ngài Ajjuka đây đã chỉ định tài sản của chúng tôi cho người anh em họ chúng tôi).
Mosalla: đáng bị bổ chày.
“Ahaṃ bhante pāpakammaṃ akāsiṃ gārayhaṃ mosallaṃ” A.II,241 (Thưa Tôn giả, con đã tạo ác nghiệp đáng quở trách, đáng bị bổ chày).
Yathākāmakaraṇīya: bị đối xử như ý muốn.
“Evaṃ hi so bhikkhave maccho yathākāmaka-raṇīyo bālisikassa” S.IV, 159 (Bởi như vậy, này chư Tỳ kheo, con cá ấy thành vật bị xử như ý muốn của người ngư phủ).
Yāva aparaddhaṃ: sự lầm lỗi quá đáng, lầm lỗi đến mức.
“Passa Ambaṭṭha yāva aparaddhañca te idaṃ ācariyassa brāhmanassa Pokkharasātissa” D.I,103 (Hãy xem, này Ambaṭṭha, đây là sự lầm lỗi quá đáng của Bà-la-môn Pokkharasāti thầy của ngươi).
Ravā: sự lỡ lời.
“Appaccakkhātā hoti sikkhāravāya sikkhaṃ paccakkhāti” Vin.I. 32 (Nói bỏ học pháp do sự lỡ lời, thì học pháp chưa được xả).
Rumhaniyaṃ: được sung thạnh, hưng thịnh.
“Saddhassa bhikkhave sāvakassa satthusāsane pariyogāya vatta rumhaniyaṃ satthusāsanaṃ hoti ojavantaṃ” M.1, 480 (Này các Tỳ kheo, đối với người đệ tử có lòng tin, thâm nhập giáo lý vị đạo sư, thì giáo lý vị đạo sư được sung thịnh và có sinh lực).
Lekhaṃ chindati: kẻ chữ, khắc chữ, chạm chữ, viết thư.
“Lekhaṃ chindati yo evaṃ marati so dhanaṃ vā labhati … saggaṃ vā gacchatī’ ti akkharakkhavāya āpatti dukkaṭassa” Vin.I.195 (Chữ khắc rằng: “Ai chết cách như sau sẽ được tài sản hay đi đến cõi trời”, thì tội tác ác).
Loma: lông, phẩm mạo, cương vị.
“Gaccha bhante lomena tvaṃ mutto’si” Vin. I (Bạch Tôn giả, xin hãy đi đi; Ngài được phóng thích nhờ phẩm mạo).
Lomaṃ pāteti: dẹp thói, bỏ thói, bỏ tật. (Xem thí dụ Netthāraṃ vattati).
Vajjaṃ phusati: bắt tội, bắt lỗi.
“Bhikkhū yāvajīvaṃ āraññakā assuyo gāman-taṃ osareyya vajjaṃ naṃ phuseyya” Vin.I 592 (Các Tỳ kheo hãy trú ngụ ở rừng đến trọn đời, vị nào lại gần làng, phải bắt tội vị ấy).
Vaḍḍhiṃ paṭisuṇāti: hứa trả lãi, hẹn tiền lời.
“Daliddo assako anāḷhika iṇaṃ ādiyitvā vaḍ-ḍhiṃ paṭisuṇāti” A.III,352 (Một người nghèo, không của cải, không một lon gạo, khi vay nợ nó hứa trả lãi).
Vasaṃ vatteti: đặt sự kiểm soát. (Xem thí dụ Issariyaṃ kāreti).
Vihāracārikaṃ āhiṇḍati: du lãm tịnh xá, tham quan tịnh xá.
“Manussā vihāracārikaṃ āhiṇḍantā passitvā uj-jhāyanti khīyanti vipācenti” Vin.V.16 (Người ta khi tham quan tịnh xá, thấy được bèn hiềm trách, ta thán, phiền hà).
Vuṭṭhāpitapavattinī: người truyền giới pháp (nữ)
“Bhikkhuniyo vuṭṭhāpitaṃ pavattiniṃ dve vas-sāni n’ ānubandhanti” Vin. Pācittiyabhikkhunī” (Các Tỳ kheo ni không theo sát được hai hạ với vị truyền giới pháp).
Vuṭṭhāpeti: làm cho khởi lên, khiến chuyển hướng; truyền giới pháp.
“So bahujanaṃ asaddhammā vuṭṭhāpetvā sad-dhamme paṭiṭṭhāpeti” A. III,115 (Vị ấy chuyển hướng nhiều người khỏi phi diệu pháp và an lập trong chánh pháp).
“Yā pana bhikkhunī anuvassaṃ dve vuṭṭhāpeyya pācittiyaṃ” Vin. Pācittiya bhikkhunī. (Vị Tỳ kheo ni vào hàng năm truyền giới pháp hai người, tội ưng đối trị).
Vedhabyā, vedhavyā: tình trạng quả phụ, tình huống đàn bà goá.
“Aputtakatāya paṭipanno samaṇo Gotama vedhayāya paṭipanno samaṇo Gotamo” Vin. IV [73]. (Sa môn Gotama đã tạo ra tình trạng tuyệt tự, Sa môn Gotama đã tạo ra tình trạng goá phụ).
Veyyāyika: chi phí, phí tổn.
“Demi te gahapati veyyāyikaṃ yena tvaṃ bud-dhapamukhassa Bhikkhusaṅghassa bhattaṃ karey-yāsi” Vin.II,157. (Này gia chủ, ta cho chi phí, ngươi nên tổ chức bữa trai phạn đến tăng Tỳ kheo có Ðức Phật tọa chủ).
“Iminā ca me mātāpitaro hata ayaṃ khv-assa kālo yo’ haṃ veraṃ apeyyan’ ti kosiyā khaggaṃnib-bāhi” V. M.347. (Mẹ cha của ta bị người này giết; chính đây là lúc mà ta phải trả thù. Nghĩ thế hắn tuốt gươm khỏi vỏ).
Vehāsaṃ abbhuggacchati: phi hành, đi trên không, bay trên khoảng không. (Xem thí dụ Bhaṇdikaṃ bandhati).
Voropeti: đoạt hại, cướp mất. Thường có túc từ ở chủ cách.
“Yo pana bhikkhu sañcicca pāṇaṃ jīvitā voropeyya pācittiyaṃ” Vin.11, pācit. (Vị Tỳ kheo nào cố ý đoạt mạng sống sinh vật, tội ưng đối trị).
Sakkhiṃ apadisati: dẫn chứng, đưa ra chứng nhận.
“Ayaṃ bhaṇe loke aggapuggalaṃ Satthāraṃ sakkhiṃ apadisati”. (Này bạn, người này dẫn chứng bậc Ðạo sư là nhân vật cao cả trong đời).
Sakkhiṃ karoti: chứng kiến, làm chứng.
“Yatra hi nāma sāvako evarūpaṃ ñassati vā dakkhati vā sakkhiṃ vā karissati pubbe va me so bhikkhave satto diṭṭho ahosi” Vin.318 (Vì chính là điều mà vị thinh văn biết hoặc thấy hoặc chứng kiến, trước kia chúng sanh ấy đã được ta thấy rồi).
Saguṇa: thành lớp, xếp lớp, gấp lại.
“Saguṇaṃ katvā Saṅghāṭiyo dātabbā” Vin.V1 [81] (Y tăng già lê cần được xếp lớp rồi đem dâng).
Saṅkasāyati: giữ yên, làm cho yên.
“Kummo … soṇḍipañcamāni aṅgāni sake kaPāli samadahitvā appossuko tuṇhī bhūto saṅkasāyati” S.1V, 178 (Con rùa … nó rút các chi thể chân và đầu vào mai của nó, giữ yên không nhúc nhích và im lặng).
Saṅghātaṃ āpādeti: gây sát, làm hại, làm thương tổn.
Sañjambhariṃ akaṃsu: đã đổ trút lên.
“Athakho te paribbājakā acirapakkantassa Bha-gavato Poṭṭhapādaṃ paribbājakaṃ samantato vācāya sannitodakena sañjambhariṃ akaṃsu” D.1, 189 (Khi ấy, lúc Ðức Thế Tôn ra đi không lâu, các du sĩ đã trút đổ lời nói mỉa mai gay gắt xuống chung quanh du sĩ Poṭṭhapāda).
Saddam – anussāveti: phát thanh, lên tiếng, đánh tiếng, truyền thanh.
“Taṃ vanasaṇḍaṃ ajjhogāhetvā rattiyā paṭha-maṃ yāmaṃ tikkhattuṃ saddaṃ – anussāvehi” Vin.I [800] (Hãy đi sâu vào cụm rừng ấy, rồi vào canh đầu của đêm, phát thanh ba lần).
Sannayhati: trang bị; lắp, nạp; sẵn sàng, (khurappaṃ, sannayhati: lắp cung tên).
“Tassa rājā okkāko … kupito anattamano khu-rappaṃ sannayhi” D.I,96 (Vua Okkāka ... phẫn nộ bất mãn nó, Ngài đã lắp cung tên).
Sapattī: người có chung chồng, cùng có một chồng.
“Ubho mātā ca dhītā ca mayaṃ āsuṃ sapattiyo” Theg. kệ 224 (Cả hai mẹ con chúng ta đã có chung chồng).
Samā sampādi: trở nên bằng phẳng. (Xem thí dụ Urundā sampādi).
Sampayojeti: tranh tụng, gây hấn. (Xem thí dụ Accasarā).
Sampāyati: có thể giải đáp, trả lời được.
“Te mayā puṭṭhā na sampāyanti mamaññeva paṭipucchanti” D.II,284 (Các người ấy khi được ta hỏi, không thể giải đáp; khi họ không trả lời được bèn hỏi lại).
Sammati: được lắng dịu; tọa lạc, trú ở; đầy đủ.
“Na hi verena verāni sammanti” Dhp. kệ 5 (Chắc chắn hận thù không được lắng dịu bằng hận thù).
“Sambahulā isayo … samuddatīre paṇṇakuṭīsu sammanti” S.I,226 (Nhiều vị ẩn sĩ … tọa lạc tại những ngôi thất lá trên bờ biển).
“Bhikkhuniyo anuvassaṃ vuṭṭhāpenti upassayo na sammati” Vin. Pācit. bhikkhunī (Chư Tỳ kheo ni truyền giới pháp hằng năm, trú xứ không có đủ).
Sinna: bị ướt mồ hôi, đẫm mồ hôi.
“Sace cīvaraṃ sinnaṃ hoti muhuttaṃ uṇhe otāpetabbaṃ” Vin,1V, 82 (Nếu y phục bị đẫm mồ hôi, thì cần phải hong phơi trong nắng chốc lát).
Sirasā nipatitvā: cúi đầu, đê đầu, thủ phục.
“Athakho āyasmā Uruvelakassapo … Bhagavato pādesu sirasā nipatitvā Bhagavantaṃ etad-avoca” Vin. IV, [58] (Lúc đó Tôn giả Uruvelakassapa … thủ phục dưới chân Ðức Thế Tôn mà bẩm bạch với Ðức Thế Tôn việc ấy).
Sukatī: người đạo hạnh, người tác phong tốt.
“Saggaṃ sukatino yanti parinibbanti” Dhp.kệ 126 (Người đạo hạnh sanh cõi trời, bậc vô lậu được viên tịch).
Senāsanacārikaṃ āhiṇḍati: dạo viếng trú xứ, tham quan trú xứ.
“Athakho bhagavā sambahulehi bhikkhūhi sad-dhiṃ senāsanacārikaṃ āhiṇḍanto yen’ āyasmato Soṇassa caṅkamo ten’ upasaṅkami”. Vin.V [2] (Lúc đó, Ðức Thế Tôn cùng với nhiều vị Tỳ kheo, tham quan trú xứ, Ngài đã đến nơi kinh hành của tôn giả Soṇa).
Hadati: bài tiết, thải ra.
“Yaṃ bhadante hadant’ aññe etaṃ me hoti bhojanaṃ” P.V gūthakhā. (Thưa ngài, cái gì những người khác bài tiết, đó là món ăn của tôi).
Hi nāma: có lẽ nào, chẳng lẽ là.
“Na hi nāma bhikkhave tassa moghapurisassa pāṇesu anuddayā anukampā avihesā bhavissati” Vin. I, đoạn 79 (Chẳng lẽ nào chư Tỳ kheo, lòng bi mẫn, trắc ẩn, bất hại đối với các sinh vật lại không có nơi kẻ cuồng sĩ đó ư?).
Pariyogāya vattati: thâm nhập, ăn sâu vào. (Xem thí dụ Rumhaniya).
-ooOoo-
SÁCH THAM KHẢO
Văn phạm Pāli, do Ngài Vaṃsarakkhita Hộ Tông dịch từ bản Cambodge.
Sách dạy Pāli, do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ bản Anh ngữ của Ngài Buddhadatta.
Ngữ pháp Pāli đặc biệt, bản Thái Lan, của Ngài Pui Seng Chai.
Tầm nguyên ngữ căn Pāli, bản tiếng Thái, của Ngài Gandhasārābhivaṃsa.
Văn phạm Sanskrit, Hương Ðạo xuất bản.
Văn phạm Việt Nam, Trần Trọng Kim.
-ooOoo-