ĐỨC PHẬT GOTAMA – TÓM LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN CHÍNH TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT

Gotama the Buddha/ Đức Phật Gotama


The Preparation to Become a Buddha/ Sự chuẩn bị để Trở thành một vị Phật

Gotama Buddha is the fourth of the five Buddhas to arise in the world-cycle which is known as a Bhadda-kappa (an auspicious world-cycle). His predecessors were the Buddhas Kakusanda, Konagamana, and Kassapa. There were also innumerable Buddhas who arose in earlier world-cycles and who preached the very same Dhamma that gives deliverance from suffering and death to all matured beings. Buddhas are all compassionate, glorious, and enlightened.

Đức Phật Gotama là vị Phật thứ tư trong năm vị Phật sinh ra trong một chu kỳ thế giới được gọi là một Bhadda-kappa (một chu kỳ thế giới tốt lành). Các vị Phật trước Ngài là các vị Phật Kakusanda, Konagamana, và Kassapa. Cũng có vô số các vị Phật khác sinh ra ở các chu kỳ thế giới trước và họ đều thuyết giảng cùng một Dhamma rất giống nhau giáo pháp mang đến sự giải thoát khổ đau và cái chết cho tất cả chúng sinh trưởng thành. Các vị Phật đều từ bi, vinh quang, và giác ngộ.

A hermit by the name of Sumedha was inspired by Buddha Dipankara—so much so, that he took the vow to make all the necessary preparations to become a Buddha in the course of time. Buddha Dipankara gave him his blessings and prophesied that he would become a Buddha by the name of Gotama after a lapse of four incalculable periods of world cycles plus one hundred thousand world-cycles (kappas). From then onwards, existence after existence, the Bodhisatta (future Buddha) conserved mental energies of the highest order through the practice of the ten paramitas (or paramis, virtues leading toward perfection):

Một vị ẩn sĩ tên là Sumedha được truyền cảm hứng bởi Đức Phật Dipankara – rất nhiều đến nỗi, anh ta đã lập một lời nguyện sẽ thực hiện tất cả những sự chuẩn bị cần thiết để trở thành một vị Phật trong thời gian. Đức Phật Dipankara đã chúc phúc cho anh và tiên đoán rằng anh sẽ trở thành một vị Phật tên là Gotama sau một vòng bốn chu kỳ thế giới không tính được cộng với một trăm ngàn chu kỳ thế giới (kappas). Từ đó trở đi, kiếp này đến kiếp khác, Đức Bồ Tát (Đức Phật tương lai) đã giữ gìn những năng lượng tinh thần của trật tự tối cao thông qua thực hành mười paramitas (Ba-la-mật) (hay còn gọi là paramis, đức hạnh dẫn đến sự hoàn hảo):

  • Dana-parami:  Virtue in alms-giving (or generosity)/đức hạnh trong việc bố thí (hay lòng rộng lượng)
  • Sila-parami: Morality/ Đạo đức
  • Nekkhamma-parami: Renunciation/ Sự từ bỏ
  • Panna-parami: Wisdom/ Trí Tuệ
  • Viriya-parami: Great effort (or perseverance)/ Nỗ lực lớn (hay sự bền bỉ)
  • Khanti-parami: Forbearance (or patience)/ Kham nhẫn ( hay kiên nhẫn)
  • Sacca-parami: Truthfulness/ Chân thật
  • Aditthana-parami: Determination / Kiên định
  • Metta-parami: All-embracing love / Lòng từ ái với tất cả
  • Upekkha-parami: Equanimity / Sự quân bình

It is, therefore, a most arduous task to become a Buddha. Utmost strength of will-power is necessary even to think of it. The Bodhisatta’s preparatory period came to an end with the life of King Vessantara[1] who excelled any living being in alms-giving. He gave away his kingdom, his wife and children, and all his worldly possessions, for the consummation of his solemn vow taken before the Buddha Dipankara. The next existence was in the Tusita (celestial plane) as the glorious deva Setaketu, until he got his release from that plane of existence and took conception in the womb of Maya-Devi, the queen of King Suddhodana of Kapilavatthu, a place near modern Nepal.

Vì thế, để trở thành một vị Phật là một nhiệm vụ gian truân nhất. Người đó cần có sức mạnh tối thượng của ý chí thậm chí khi chỉ nghĩ về việc đó. Quá trình chuẩn bị của Đức Bồ Tát kết thúc vào kiếp Vua Vessantara [1] người đã đạt hạnh bố thí cho bất kỳ loài chúng sinh nào. Ngài đã rời bỏ vương quốc, vợ và con thơ, và tất cả sở hữu thế gian, để hoàn thành lời khấn nguyện cung kính của mình trước Đức Phật Dipankara. Kiếp kế đến của ngài ở Tusita (cung trời) và trở thành đấng chư thiên Setaketu, cho đến khi ngài rời khỏi cung trời và được thụ thai trong bụng của Maya-Devi, Hoàng hậu của Quốc Vương Suddhodana của Kapilavatthu, xứ gần Nepal hiện nay.

Early Years/ Những năm về trước

History tells us that in 624 B.C. King Suddhodana ruled the kingdom of Sakya. He had two queens: the chief queen was Mahamaya and the younger queen was Mahapajapata Gotami, the sister of Mahamaya.

Lịch sử kể lại rằng vào năm 624 Trước Công Nguyên Quốc Vương Suddhodana trị vì vương quốc của tộc Sakya. Ông có hai hoàng hậu: hoàng hậu chính thất là Mahamaya và vị hoàng hậu trẻ tuổi hơn là Mahapajapata Gotami, em gái của Mahamaya.

When time was drawing near for her confinement, the queen expressed her desire to go to the place of her own parents for the event. King Suddhodana accordingly sent her there with a befitting retinue and guards. On the way, a halt was made at the Lumbini Grove. She descended from her palanquin and enjoyed the cool breeze and fragrance of sal flowers. While holding out her right hand to a branch of a nearby sal tree for a flower, all of a sudden and unexpectedly, she gave birth to a son who was to become the All-Enlightened Buddha. Simultaneously, the natural order of things in the cosmos was revolutionized in many respects and thirty-two wonderful phenomena were vivified. All material worlds were shaken from their foundations up. There were unusual illuminations in the solar system. All the beings of the material planes could see each other. The deaf and dumb were cured. Celestial music was heard everywhere, and so on.

Khi thời điểm sinh nở đến gần, hoàng hậu tỏ ý muốn trở về nhà của bố mẹ để hạ sinh. Quốc vương Suddhodana theo lời hoàng hậu đưa nàng về với đoàn tùy tùng hộ tống. Trên đường, đoàn người tạm dừng tại Khu rừng Lumbini. Hoàng hậu dừng kiệu và tận hưởng làn gió mát lạnh và hương thơm của hoa sala (vô ưu). Trong lúc đưa tay phải đến một cành cây sala gần đó để với lấy một bông hoa, bất thình lình không lường trước, bà hạ sinh một cậu con trai sau này trở thành Đức Phật Toàn Giác. Cùng lúc đó, trật tự tự nhiên của các sự vật trong trời đất được tiến hóa trong rất nhiều sự thành kính và ba mươi hai hiện tượng tốt sống động lạ kỳ. Tất cả thế giới vật chất bị rung chuyển từ tận đáy trở lên. Có những sự khai sáng bất thường trong hệ mặt trời. Tất cả các chúng sinh từ các cung trời vật chất có thể nhìn thấy nhau. Kẻ điếc và câm được chữa khỏi. Âm nhạc thần tiên được nghe thấy mọi nơi, và nhiều điều khác.

At that moment, Kaladevala, the hermit teacher of King Suddhodana, was discoursing with the celestial beings of the Tavatimsa deva world. He was a hermit of fame who had mastered the eight attainments (samapattis) which gave him super-normal powers. Learning of the birth of a son to the king in the midst of the rejoicing in all the rupa and kama worlds, he hurried back to the palace and desired the baby to be brought before him for his blessings. As the king was about to place the baby before his teacher for the occasion, a marvel took place. The baby rose into the air and rested his tiny feet on the head of Kaladevala who at once understood that the baby was no other than the Embryo Buddha. He smiled at this knowledge, but cried almost immediately thereafter, because he foresaw that he would not live to hear his teachings, and that after his death, he would be in the arupabrahma-loka (the immaterial planes of the brahmas) whence he would have no relationship with any of the material planes. He regretted bitterly that he would miss the Buddha and his teachings.

Lúc này, Kaladevala, vị thầy ẩn cư của Quốc Vương Suddhodana, đang đối thoại với các thiên thần của thế giới chư thiên Tavatimsa. Ông là một ẩn sĩ nổi tiếng người đã thành tựu tám quả vị (samapattis) giúp ông có những quyền năng siêu thường. Biết được tin con của quốc vương hạ sinh trong niềm hân hoan vui mừng trong hết thảy cõi rupa và kama, ông hối hả trở về cung điện và muốn được được chiêm ngưỡng cậu bé để chúc phúc. Khi Đức Vua chuẩn bị đặt cậu bé xuống để vị thầy cầu phúc, một điều kì diệu diễn ra. Đứa bé bay bổng vào không trung và đặt bàn chân nhỏ xíu lên đầu của Kaladevala ông ấy ngay lập tức hiểu rằng đứa trẻ này không ai khác chính là Embryo Buddha (Đức Phật thủa Phôi Mầm).

Ông mỉm cười khi biết được điều này, nhưng gần như sau đó đã khóc ngay, vì ông tiên đoán được ông sẽ không sống được để nghe lời dạy của Ngài, và sau khi chết, ông sẽ ở trong arupabrahma-loka (cung trời phi vật chất của phạm thiên (brahmans) nơi đó ông sẽ không có liên hệ gì với cung trời vật chất. Ông tiếc nuối cay đắng rằng ông sẽ bỏ lỡ Đức Phật và những lời dạy của Ngài.

Birth of Gotama/ Sự Ra Đời Của Gotama

On the fifth day, the child was named Siddhattha in the presence of renowned astrologers who agreed that the child had all the characteristics of a Buddha-to-be. His mother, the queen, however, died a week after her confinement, and the child was taken care of by his maternal aunt, Pajapati-Gotami.

Vào ngày thứ năm, đứa trẻ được đặt tên là Siddhattha với sự có mặt của các nhà chiêm tinh nổi tiếng họ đã đồng ý rằng đứa trẻ có tất cả các đặc điểm trở thành một vị Phật. Tuy nhiên, Mẹ ngài, hoàng hậu, mất sau đó một tuần sau khi hạ sinh, và Ngài được nuôi nấng bởi người cô ruột, Pajapati-Gotami.

At the young age of sixteen, Siddhattha was married to Yasodhara, a beautiful princess. It was his father’s hope that she would bind him to the family life. Until the age of twenty-nine he lived the life of a householder amidst great luxury and ease and culture. He was acclaimed to be a prodigy in both intellect and strength. The king spared no pains to make the course of his life smooth. Three separate palaces were built to suit the three seasons (hot, cold, and rainy) with all the necessities that would make the prince sink in sensuality. That was because the king, out of paternal affection, desired his son to remain in worldly life as a king rather than become an Enlightened Buddha. King Suddhodana was ever watchful that his son should be in an environment that would give him no chance for higher philosophical ideas. In order to make sure that the thoughts of the prince would never turn in this direction, he ordered that nobody serving him or in his association was ever to speak a single word about such things as old age, sickness, or death. They were to act as if there were no unpleasant things in this world. Servants and attendants who showed the least sign of growing old, weak, or sickly were replaced. On the other hand, there was dancing, music, and enjoyable parties right through, to keep him under a complete shade of sensuality.

Năm mười sáu tuổi, Siddhattha đã cưới Yasodhara, một công chúa diễm kiều. Cha Ngài mong mỏi nàng sẽ trói buộc Ngài vào cuộc sống gia đình. Cho đến năm hai mươi chín tuổi Ngài sống đời sống của một cư sĩ tại gia giữa những xa hoa, sự thoải mái và những tập tục. Ngài được ca ngợi là thần đồng cả về trí tuệ và sức mạnh. Quốc vương đã tách rời các nỗi đau để làm cho cuộc đời Ngài êm đềm. Có ba cung điện được xây dựng để phù hợp cho ba mùa (nóng, lạnh và mùa mưa) với những tiện nghi sẽ làm thái tử đắm chìm trong thú vui nhục dục. Vì là vua, ngoài tình yêu thương của bố mẹ, ông mong muốn con trai mình sẽ mãi sống cuộc đời thế gian là một vị vua thay vì là trở thành Đức Phật Giác Ngộ.

Vua Suddhodana luôn dõi mắt trông chừng đứa con trai của mình trong môi trường không cho Ngài có cơ hội nảy sinh những ý tưởng triết học cao hơn. Để chắc rằng suy tư của thái tử không bao giờ theo hướng này, ông ra lệnh không một ai hầu cận thái tử hoặc liên hệ với Ngài được nói dù chỉ một từ về những điều như tuổi già, bệnh tật, hay cái chết. Họ vờ diễn như không hề có những điều bất như ý trong thế giới này. Người hầu và tùy tùng nếu ai có dấu hiệu già đi, yếu đi, hay bệnh tật đều được thay thế. Mặt khác, luôn có có nhảy múa, âm nhạc và các buổi tiệc vui chơi liên tục, để giữ Ngài hoàn toàn trong sự say đắm nhục dục.

The Great Renunciation/ Sự Từ bỏ Vĩ đại

As days, months, and years passed, however, the monotony of the sensual surroundings gradually lost their hold over the mind of Prince Siddhatta. The mental energies of virtue conserved in all his earlier innumerable lives for the great goal of Buddhahood were automatically aroused. At times, when the world of sensuality lost control over his mind, his inner self worked its way up and raised his mind to a state of purity and tranquility with the strength of samadhi (concentration) such as had raised his baby form into space and onto the head of Kaladevala. The war of nerves began. An escape from sensuality and passion was his first consideration. He wanted to know what existed outside the walls of the palace, for he had not gone out even once. He wished to see Nature as it is and not as man has made it. Accordingly, he decided to see the royal park, outside the palace walls. On the way to the park, in spite of the precautions taken by the king to get the roads clear of unpleasant sights, he saw an old man bent with age on the very first visit. Next he saw a sick person in the agony of a fatal malady. Thereafter he met with a human corpse. On the last trip he came across a monk. 

Tuy nhiên nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm trôi qua, sự đơn điệu của các khoái lạc xung quanh dần mất đi sự ảnh hưởng trong tâm trí của Thái tử Siddhatta. Năng lượng tinh thần của đức hạnh được bảo tồn trong vô số kiếp trước của Ngài dành cho mục đích trở thành Quả vị Phật được tự động khơi dậy. Mỗi khi, thế giới khoái lạc làm tâm Ngài mất kiểm soát, bản ngã bên trong của ngài vực dậy và nâng tâm trí của ngài lên trạng thái trong suốt và yên bình với sức mạnh của samadhi (định) cũng như nó đã nâng Ngài khi còn bé lên không trung và đặt lên đầu của Kaladevala.

Cuộc chiến tinh thần đã bắt đầu. Thoát khỏi khoái lạc và mê đắm là điều Ngài suy tư hàng đầu. Ngài muốn biết điều gì tồn tại ngoài các bức tường của cung điện, vì Ngài chưa ra ngoài dù chỉ một lần. Ngài đã ước rằng thấy Thiên Nhiên như là nó chứ không phải như điều con người tạo ra. Vì vậy, Ngài quyết định đến xem khu vườn hoàng gia, bên ngoài tường thành cung điện. Trên đường đi đến khu vườn, dù có những sự chuẩn bị trước từ vua cha, các con đường được dọn sạch những cảnh gây khó chịu, nhưng vào lần viếng thăm đầu Ngài đã thấy một ông già lom khom. Tiếp đó Ngài thấy một người đau đớn khi đang bị một căn bệnh hiểm nghèo. Chuyến tiếp theo Ngài thấy một xác người. Chuyến viếng thăm cuối cùng Ngài thấy một nhà tu.

All these predisposed his mind to serious thinking. His mental attitude was changed. His mind became clear of impurities and tuned up with the forces of his own virtues conserved in the sankhara-loka (the plane of mental forces). By then, his mind had become freed from hindrances, was tranquil, pure, and strong. It all happened on the night when a son was born to his wife, a new fetter to bind him down. He was, however, immune to anything which would tend to upset the equilibrium of his mind. The virtues of determination worked their way for a strong resolve, and he made up his mind to seek the way of escape from birth, old age, suffering, and death. It was midnight when the solemn determination was made. He asked his attendant Channa to keep his stallion Khanthaka ready. After a parting look at his wife and the newly born babe, Prince Siddhattha broke away from all the ties of family and of the world and made the Great Renunciation. He rode across the town to the river Anoma, which he crossed, never to return until his mission had been achieved.

Tất cả những điều trên dẫn tâm trí Ngài đến việc suy nghĩ nghiêm túc. Thái độ tinh thần của Ngài thay đổi. Tâm trí Ngài trở nên nên rõ ràng với những bất tịnh và nâng lên với nguồn sức mạnh của chính đức hạnh được gìn giữ trong sankhara-loka (cung trời của các lực tinh thần). Sau đó, thoát khỏi cản trở, tâm Ngài trở nên yên tĩnh, thanh tịnh, và mạnh mẽ.  Tất cả diễn ra vào đêm con trai Ngài chào đời, một trói buộc mới cho Ngài. Tuy nhiên, Ngài miễn nhiễm với bất kỳ thứ gì có xu hướng làm quấy nhiễu tính quân bình của tâm mình. Đức hạnh kiên định làm việc theo cách của nó để giải quyết vấn đề mạnh mẽ, và làm tâm Ngài tìm kiếm con đường thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử.

Vào giữa đêm khi sự quyết tâm mạnh mẽ được thực hiện. Ngài yêu cầu người phụ tá Channa chuẩn bị con ngựa Khanthaka sẵn sàng. Sau khi nhìn vợ và đứa bé mới sinh một lúc, Thái tử Siddhattha phá bỏ mọi ràng buộc của gia đình và của thế giới và thực hiện sự Từ Bỏ Vĩ Đại. Ngài cưỡi ngựa băng qua thị trấn tới sông Anoma, gài băng qua sông, và không bao giờ trở lại cho tới khi nhiệm vụ được hoàn thành.

In search of truth/ Tìm kiếm sự thật

The Journey to Magadha/ Hành trình đến Magadha

Prince Siddhattha crossed the river Anoma, took the robes of a recluse and proceeded towards Magadha. He was new to the life of a monk. Close to Anupriyā village, there was a mango orchard. Staying there for a week, he experienced for the first time the happiness of monk-hood. To learn meditation, he decided to go to the teacher named Alara Kalama (Ālāra Kālāma).

Thái Tử Siddhattha băng qua sông Anoma, khoác áo choàng của người ẩn sĩ và đi đến Magadha. Ngài bắt đầu cuộc sống mới của một nhà tu hành. Đi gần đến làng Anupriyā, có một vườn xoài. Ngài ở đó một tuần, Ngài kinh nghiệm hạnh phúc đầu tiên của đời sống tu hành. Để học thiền, ngài quyết định tìm đến vị thầy tên Alara Kalama (Ālāra Kālāma).

From Anupriyā village, he went straight to Rajgir (Rajagaha, the capital of Magadha kingdom). On the main street of the city, he started walking from house to house for alms. The people were impressed by his radiant face and long-limbed (ājānubāhu) body. They had never seen such an attractive monk. Whoever saw him kept gazing at him.

Từ làng Anupriyā, ngài đi thẳng đến Rajgir (Rajagaha, thủ phủ của Vương quốc Magadha). Trên con đường chính của thành phố, Ngài bắt đầu đi từ nhà này sang nhà khác để khất thực. Mọi người bị ấn tượng với gương mặt rạng rỡ và dáng vẻ cao ráo của Ngài (ājānubāhu). Họ chưa từng thấy một vị tu sĩ có sức hấp dẫn như vậy. Bất cứ ai thấy Ngài đều mãi dõi theo Ngài.

The king of Magadha also couldn’t contain himself when he saw the monk on his alms round from his balcony. He felt that this monk was not an ordinary person. So he asked his men to follow the monk. They saw that as soon as the monk received enough alms-food, he went to the Pandu cave on the outskirts of the city, sat on a stone and started eating.

Từ ban công của mình, Vua xứ Magadha cũng không kiềm lòng được khi thấy vị tu sĩ đang khất thực vòng quanh. Vua thấy vị tu sĩ này không phải là người bình thường. Vì thế vua yêu cầu quân lính theo chân vị sư. Họ thấy khi vị sư nhận đủ đồ khất thực, vị ta trở về hang Pandu ở ngoại ô thành phố, ngồi trên một tảng đá và bắt đầu dùng bữa.

Prince Siddhattha had never seen, let alone eaten, such dry and tasteless food as he received on his first alms round. He ate the food with fortitude. The king’s men told King Bimbisara what they had seen. The king decided to go and meet the young recluse. By then the monk had finished his meal. The king saluted the recluse and asked him, ‘You seem to be a youth from the noble class. Who are you?’

Chưa ai từng thấy Thái tử Siddhattha đang ăn một mình, những đồ ăn khô khốc và tẻ nhạt trong lần khất thực đầu tiên. Ngài đã ăn thức ăn với sự ngoan cường. Quân lính nói với vua Bimbisara điều họ đã chứng kiến. Quốc vương đã quyết định đến và gặp vị ẩn sĩ trẻ. Ngay sau khi vị tu sĩ kết thúc bữa ăn. Quốc Vương đến chào vị ẩn sĩ và hỏi Ngài, “Ngài có vẻ là một thanh niên từ tầng lớp cao quý. Ngài là ai?”

The young recluse said that he was the son of the king from a republic in Kosala from the Himalayan Tarai region. He belonged to the Sun Dynasty and was Sakyan by birth.

Vị ẩn sĩ trẻ nói rằng Ngài là con trai của một quốc vương từ một nền cộng hòa thuộc Kosala từ vùng lãnh thổ Himalayan Tarai. Ngài thuộc Đế Chế Mặt Trời và sinh ra là một Sakyan (Sát Đế Lỵ)

King Bimbisara at once understood that the recluse was the son of the Sakyan king, Suddhodana, from the Kosala Empire. The king thought that he might have become a recluse due to a quarrel with his family. He offered the recluse a part of his kingdom. The monk prince declined his offer. He said that he had become a monk because he wanted to experience the truth which is beyond all realms. He was determined to attain this goal. Therefore he could not accept King Bimbisara’s offer.

Vua Bimbisara ngay lập tức hiểu ra vị ẩn sĩ này là con trai của quốc vương Sakyan, Suddhodana, từ Đế chế Kosala. Vị vua đã nghĩ rằng có lẽ Ngài trở thành một ẩn sĩ có thể do tranh cãi trong gia đình. Vị vua đã cung hiến vị ẩn sĩ này một phần vương quốc của mình. Thái tử tu sĩ đã từ chối lời đề nghị. Ngài nói Ngài trở thành tu sĩ vì Ngài muốn kinh nghiệm sự thật vượt lên mọi cảnh giới. Ngài đã quyết tâm để đạt được mục đích này. Do đó ngài không thể chấp nhận lời mời của Vua Bimbisara.

King Bimbisara was greatly impressed by the strength of his resolution. He requested the monk to come to Rajagaha to give him a discourse once he attained enlightenment. The ascetic prince agreed and proceeded on his way.

Vua Bimbisara cực kỳ ấn tượng bởi sức mạnh của lòng cương quyết của Ngài. Vị vua thỉnh cầu vị tu sĩ trở lại Rajagaha thuyết pháp cho ông một khi Ngài đã chứng ngộ. Thái tử khổ hạnh đồng ý và tiếp tục hành trình của mình.

Ālāra Kālāma/ Thầy Ālāra Kālāma

After this Great Renunciation, Prince Siddhattha went around in search of possible teachers in the garb of a wandering ascetic with a begging bowl in his hand. He placed himself under the spiritual guidance of two renowned Brahman teachers, Alara and Uddaka. Alara laid stress on the belief in the atman (soul) and taught that the soul attained perfect release when freed from material limitations. This did not satisfy the prince.

Sau cuộc Từ Bỏ Vĩ Đại này, Thái tử Siddhattha đi khắp nơi tìm các vị thầy có khả năng trong tình trạng một khất sĩ lang thang với bình bát khất thực trong tay. Ngài được nhận hướng dẫn bởi hai vị thầy Brahman (Bà La Môn) nổi tiếng là, Alara và Uddaka. Alara nhấn mạnh niềm tin vào atman (tâm hồn) và dạy tâm đạt giải thoát hoàn toàn khi giải thoát khỏi các giới hạn vật chất. Điều này không làm thái tử hài lòng.

Uddaka Ramputta/ Thầy Uddaka Ramputta

After learning the seventh jhāna (dhyāna, concentration, absorption) in Alara Kalama’s meditation centre, the ascetic prince proceeded to the meditation centre of Uddaka Ramputta where he learned the eighth jhāna within a very short period.

Sau khi học tầng thiền (jhāna) thứ bảy (dhyāna, sự tập trung, chăm chú) ở trung tâm thiền của Alara Kalama, thái tử khổ hạnh đến trung tâm thiền của Uddaka Ramputta nơi Ngài học được tầng thiền thứ tám (jhāna) chỉ trong thời gian rất ngắn.

The eighth jhāna is the meditation of nevasaññānāsaññāyatana. After the seventh akiñcana jhāna, in the next jhāna, perception (saññā, the evaluating faculty of mind) becomes so feeble that it is difficult to differentiate whether it is present or absent. Saññā does the work of identification and evaluation. In this state whom to identify? What nomenclature to give to what state? To what can we term as infinite sky or infinite consciousness or nothingness (sunya). This state is beyond all this and cannot be named. Saññā becomes unable to recognize any object. However, the meditator is not totally without saññā. In this state, it cannot be said whether saññā is present or absent.

Tầng thiền thứ tám (jhāna) là phép thiền định của nevasaññānāsaññāyatana. Sau tầng thiền thứ bảy akiñcana jhāna, trong tầng thiền (jhāna) tiếp theo, nhận thức (saññā, đánh giá chức năng của tâm) trở nên quá mong manh khó để phân biệt dù nó có ở đó hay không. Saññā làm công việc nhận diện và đánh giá. Trong trạng thái này ai là người nhận định? Nên gọi trạng thái này là gì? Điều này là gì khi chúng ta thể định nghĩa như bầu trời vô định hay nhận thức vô hạn hoặc không là gì (sunya). Trạng thái này vượt lên tất cả và không thể gọi tên. Saññā trở nên không thể nhận biết bất kỳ sự vật nào. Tuy nhiên hành giả hoàn toàn không là gì khi không có Saññā. Trong trạng thái này, không thể nói là có saññā hay không.

Passing through the experience of this eighth jhāna, the Bodhisatta found that it is the highest formless state of existence, that is, arūpa brahmaloka. This is the highest amongst all existences in the cycle of life and death. Taking birth in the arūpa brahmaloka enables one to live a long life of thousand of eons. But this state is not immortal. Even though it is the highest, it is still a mortal existence. It is the territory of Mara and it is not free from his clutches. The cycle of life and death is still in motion here. This does not grant one the state of total cessation of misery.

Sau khi trải qua kinh nghiệm về tầng thiền thứ tám jhāna này, Đức Bồ Tát thấy rằng đây là trạng thái vô hình thức cao nhất của sự sống, đó là, arūpa brahmaloka. Đây là trạng thái cao nhất giữa mọi sự tồn tại trong vòng sinh tử. Sinh ra trong arūpa brahmaloka cho phép người đó sống một đời sống dài lâu hàng niên kỷ. Nhưng trạng thái này không bất diệt. Dù rằng đây là trạng thái cao nhất, nhưng nó vẫn là một trạng thái sống tạm thời. Đây vẫn là lãnh địa của Mara và không thoát khỏi nanh vuốt của ông ấy. Vòng sinh tử mãi tiếp diễn ở đây. Đây không phải là một  trạng thái hoàn toàn chấm dứt đau khổ.

Uddaka, who emphasized too much the effect of kamma (volitional actions) and the transmigration of the soul. Both could not get out of the conception of “soul,” and the prince ascetic felt that there was something else to learn.

Uddaka, người nhấn mạnh rất nhiều về ảnh hưởng của kamma (nghiệp lực) (hành động tạo tác) và sự chuyển đổi của linh hồn. Cả hai không thể thoát ra quan niệm về “linh hồn” và thái tử khổ hạnh cảm thấy có điều gì đó khác mình cần phải học.

Journey to Uruvela/ Hành trình đến Uruvela

The Bodhisatta wanted to experience the reality of going beyond all existences, the state that is permanent, eternal, deathless and immortal. He wanted to find the way out of all misery, the misery of life and death. For this he had to attain omniscience, which would enable him to understand why beings suffer and the way out of all suffering.

Đức Bồ Tát muốn kinh nghiệm sự thật diễn ra bên ngoài tất cả thực thể, trạng thái bất biến, trường cửu không chết và bất diệt. Ngài muốn tìm ra con đường thoát khỏi mọi khổ đau, đau khổ của cuộc sống và cái chết. Vì điều này Ngài phải đạt sự toàn giác, sẽ cho phép Ngài hiểu tại sao con người lại đau khổ và con đường thoát khỏi mọi khổ đau.

With these auspicious thoughts, the Bodhisatta proceeded towards Uruvela which was a very suitable place for meditation.

Với những ý nghĩ tốt lành, Đức Bồ Tát tiến về Uruvela là nơi rất thích hợp để hành thiền.

By that time, of course, he had learned the eight attainments (samapattis) and had become adept in the exercise of all the super-normal powers including the ability to read events of many world cycles to come and a similar period of the past. These were all in the mundane field, and they did not much concern the prince ascetic, whose ambition had been an escape from this mundane field of birth, suffering, and death.

Lúc này, dĩ nhiên, Ngài đã học được tám chứng quả (samapattis) và có thể thực hành thành thục tất cả các quyền năng siêu nhiên bao gồm khả năng đọc các sự kiện của nhiều chu kỳ thế giới sắp đến và một  chu kỳ tương tự trong quá khứ. Tất cả đều thuộc lĩnh vực của thế giới ta bà, và vị thái tử khổ hạnh không quan tâm nhiều đến chúng, vì Ngài có mục tiêu là giải thoát khỏi thế giới ta bà của sự sinh, khổ đau và cái chết.

He was joined later by five ascetics, one of whom, Kondañña by name, was the astrologer-palmist who definitely foretold on the fifth day after his birth that he would surely become a Buddha. These ascetics served him well throughout the six years during which he was engaged in fasting and meditation, subjecting himself to various forms of rigorous austerities and discipline till he was reduced to almost a skeleton. In fact, one day, he fell down in a swoon through exhaustion. When he survived this condition, he changed his method, followed a middle course, and found the way to his Enlightenment was clearer.

Sau đó Ngài tham gia cùng năm vị khổ hạnh, một trong số họ, tên là Kondañña, là nhà tiên tri mà vào ngày thứ năm sau khi Đức Phật sinh đã tiên tri chắc chắn rằng Ngài sẽ chắc chắn trở thành Đức Phật. Những vị khổ hạnh phục vụ ngài rất tốt trong suốt sáu năm khi Ngài nguyện chí nhịn ăn và hành thiền, ngài phải chịu đựng các hình thức khắc khổ và kỷ luật cho đến khi ngày chỉ còn gần như là một bộ xương khô. Thực tế, vào một ngày, ngài đã ngã quỵ và ngất đi trong kiệt sức. Khi ngài sống sót qua tình trạng này, Ngài đã thay đổi phương pháp, đi theo con đường trung đạo, và tìm thấy con đường đi đến Giác Ngộ rõ ràng hơn.

Sujata’s Porridge/ Bát cháo của Sujata

Senani was a rich man from a village named Sena in Uruvela’s forest area. Sujata (Sujātā), his daughter, had immense faith in a tree-deity. She was certain that her successful marriage to a businessman of Varanasi was because of the blessings of this tree-god. She also felt that the birth of her son twenty years ago was also due to the blessings of this tree-deity. So every year she returned home to worship the tree-deity on the full moon night of Vesāka.

Senani là một phú ông từ một ngôi làng tên Sena ở khu rừng Uruvela. Sujata (Sujātā), con gái của ông, có niềm tin lớn vào một vị thần cây. Cô đã tin rằng cuộc hôn nhân thành công của cô với một thương gia thành Varanasi là do sự chúc phúc của vị thần cây này. Cô cũng cảm thấy rằng sự chào đời của đứa con trai hai mươi năm về trước cũng do sự chúc phúc của vị thần cây này. Do vậy hàng năm cô trở lại quê hương để dâng cúng thần cây vào đêm trăng tròn Vesāka.

This year Sujata prepared delicious khīra (milk-porridge) to offer to the tree-deity. She sent her maid to the tree to clean the place. When the maid saw the attractive personality and radiant face of ascetic prince Siddhattha meditating under the tree, she felt that the tree-deity had taken this physical form to receive her mistress’s offerings.

Năm nay Sujata chuẩn bị món khīra ngon tuyệt (món cháo sữa) để dâng lên thần cây. Cô cử người hầu đến cái cây để dọn sạch chỗ. Khi người hầu này thấy thái tử khổ hạnh Siddhattha với một nhân cách đầy thu hút và gương mặt rạng ngời đang thiền dưới gốc cây, cô nghĩ  rằng thần cây đã hiện vào thân xác vật lý này để nhận lễ vật dâng cúng của cô chủ.

She rushed home to give this good news to her mistress. Sujata was joyously surprised. She came to the tree with her khīra in a golden vessel to offer to the tree-deity. However, she immediately realized that it was not the tree-deity but a recluse. She offered him the khīra and was delighted when he accepted it.

Cô đã nhanh chóng trở về nhà và báo tin tốt lành này cho cô chủ. Sujata ngạc nhiên vui mừng. Cô đến ngay cái cây với món khīra đựng trong một cái bình vàng để dâng lên thần cây. Tuy nhiên, cô nhanh chóng nhận ra đó không phải là thần cây mà là một ẩn sĩ. Cô dâng Ngài món khīra và vô cùng cảm kích khi Ngài nhận lấy.

Not knowing this truth completely, some people started adding their own stories. This is why it was believed by some that Sujata prayed to the tree-deity for an ideal husband and a son. Due to such fabricated stories, she was portrayed as a young and a single girl. The truth is that she was a middle-aged woman at that time. She was married in a rich family and she had a youthful son who was also married. Since Sujata was certain that her wishes were granted because of the tree-deity she came home every year to make offerings to the tree-deity. This year, she had come to pray that like other young men, her son would develop an attraction to worldly things.

Không biết cặn kẽ về sự thật của câu chuyện, vài người bắt đầu thêm thắt vào câu chuyện của họ. Đó là lý do một vài người tin rằng Sujata đã cầu nguyện thần cây để có một đức lang quân lý tưởng và một cậu con trai. Theo những chuyện được thêu dệt, bà được miêu tả là một cô gái trẻ và độc thân. Sự thật là bà là một người phụ nữ trung niên vào thời điểm đó. Bà đã kết hôn với một gia đình giàu có và bà có cậu con trai trẻ tuổi cũng đã lấy vợ. Từ đó Sujata tin chắc rằng lời nguyện cầu đã thành hiện thực nhờ thần cây, bà đã về quê nhà mỗi năm và dâng cúng lễ vật cho thần cây. Năm nay, bà cũng đến để cầu nguyện cho con trai của bà sẽ phát triển sự thu hút những vật chất trần tục trên thế gian giống như những chàng trai khác.

But on seeing this meditating youth, maternal affection arose in her. Instead of asking for anything, she offered him the khīra and showered her blessings on him with the words, ‘May your meditation be fruitful.’ This was the Siddhattha’s last meal as the Bodhisatta. He attained enlightenment the next night and hence, this offering of food is considered to be of great importance.

Nhưng khi nhìn thấy vị hành giả trẻ, tình mẫu tử khởi lên trong bà. Thay vì thỉnh cầu bất kì điều gì, bà dâng Ngài món khīra và phát nguyện mong ước cho Ngài thành lời ‘Nguyện việc hành thiền của Ngài được kết quả.’ Đây là bữa ăn cuối cùng của Siddhattha khi còn là Đức Bồ tát. Ngài đã đạt giác ngộ vào đêm kế tiếp và vì thế, sự dâng cúng thức ăn này được xem là góp một phần rất quan trọng.

Five Dreams/ Năm giấc mơ

It was the pre-dawn time of the night before the Vesāka full moon night. The Bodhisatta Siddhattha Gotama lay down under the banyan tree to rest after meditating alone for the entire night. He dozed off. While asleep he had five agreeable dreams that bore testimony to his fruitful future.

Trời đã gần rạng sáng trước đêm trăng tròn Vesāka. Đức Bồ Tát Siddhattha Gotama nằm xuống dưới gốc cây đa nghỉ ngơi một lúc sau khi thiền một mình cả đêm. Ngài ngủ gật. Trong khi buồn ngủ Ngài có năm giấc mơ tốt lành chứng minh tương lai đầy kết quả của Ngài.

First Dream/ Giấc mơ thứ nhất

He saw that his body lay on the ground and progressively grew in size until it covered Nepal and India. The Himalayas in the north had become his pillow. His left hand was on the shore of the Bay of Bengal and the waves of the ocean were washing his hands. In the south his legs were at the shore of the Indian Ocean and the waves were washing his legs.

Ngài thấy cơ thể ngài nằm trên đất và dần dần lớn lên cho tới khi bao phủ hết cả Nepal và Ấn Độ. Dãy núi Himalayas ở phía bắc trở thành gối của Ngài. Tay trái ngài đặt ở bờ biển của Vịnh Bengal và sóng biển đang rửa tay cho ngài. Phía nam chân ngài ở bờ biển Ấn Độ Dương và sóng biển đang rửa chân cho ngài.

This was the first representation of Nepal and India’s geographical boundaries which indicated that this great man would become a Buddha and his teachings would be accepted by the entire population of Jambudīpa (roughly today’s India, Pakistan, Bangladesh and Nepal). His teaching would spread in the north to the countries beyond the Himalayas and in the east, west and south via the ocean route to all of mankind.

Đây là đại diện cho biên giới lãnh thổ địa lý của Nepal và Ấn độ ám chỉ người đàn ông vĩ đại này sẽ trở thành Phật và lời dạy của Ngài sẽ được chấp nhận bởi toàn thể dân chúng của Jambudīpa (ngày nay là Ấn độ, Pakistan, Bangladesh, Nepal). Lời dạy của Ngài sẽ được lan rộng ở phía bắc đến các quốc gia ngoài vùng Himalayas và ở phía Đông, Tây và phía Nam qua đường biển đến tất cả nhân loại.

Mount Everest, the highest peak of the Himalayas in Nepal came to be called Māthā Kuṅwar, which originally meant the place where the Bodhisatta Prince Siddhattha had rested his head.

Núi Everest, đỉnh cao nhất của dãy Himalayas ở Nepal được gọi là Māthā Kuṅwar, nơi nguyên bản có nghĩa là nơi Đức Bồ Tát thái tử Siddhattha tựa đầu.

Geography of India/ Địa lý của Ấn Độ

The region of India and Nepal resembles a rose apple (jāmun). Therefore, since time immemorial, this region was known as ‘Jambudīpa’. Later, (in the Āμānāμīya sutta) the Buddha describes south Indian boundaries further. He said that in the east and west, there are deep oceans which are filled with the water from the regional rivers.

Vùng Ấn Độ và Nepal giống như một quả táo hồng (jāmun). Do đó, từ xa xưa, nơi này được gọi là ‘Jambudīpa’. Sau đó, (trong kinh Āμānāμīya sutta) Đức Phật mô tả lãnh địa xa hơn ở phía Nam Ấn. Ngài nói rằng ở phía Đông và Tây, có những vùng biển sâu được các con sông trong vùng đổ nước vào.

This description is only of the eastern and the western part of southern India. In the southernmost part, is the island Sri Lanka and no river water flows into it. This gives us a glimpse of Indian geography. No such description is available in literature prior to this.

Mô tả này chỉ là vùng phía Đông và phía Tây của Nam Ấn Độ. Trong vùng phía nam, là đảo Sri Lanka và không có con sông nào đổ vào. Điều này cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về địa lý Ấn Độ. Không có mô tả nào khác trong các tài liệu về đề tài này trước đó.

Second Dream/ Giấc mơ thứ hai

A plant germinated from his navel and kept growing higher and higher into the sky. This was a portent that he would teach not only human beings but also devas and brahmas. He would be teacher of humans and gods (satthādevamanussānaṃ). He would be a teacher of all beings and his teaching would be conducive to the welfare and happiness of all beings.

Có một giống cây nảy mầm từ rốn Ngài và tiếp tục cao lớn hơn vươn lên tận bầu trời. Đây là điềm báo rằng Ngài không chỉ dạy cho loài người mà còn dạy cho các devas (chư thần) và brahmas (phạm thiên). Ngài sẽ là vị thầy của loài người và chư thiên (satthādevamanussānaṃ). Ngài sẽ là vị thầy của toàn thể chúng sinh và lời dạy của ngày sẽ lợi lạc mang lại lợi ích và hạnh phúc cho toàn thể chúng sinh.

Third Dream/ Giấc mơ thứ ba

Countless black-haired beings clothed in white saluted and worshiped him, indicating that innumerable householders would become his disciples. Those who had been entangled in various rites, rituals, and blind faith, would learn the Dhamma from him and gain infinite benefit.

Không đếm kể những người tóc đen mặt y màu trắng và tôn kính Ngài, ám chỉ rằng có vô số cư sĩ tại gia sẽ trở thành đệ tử của ngài. Những người bị vướng vào những nghi lễ, nghi thức và niềm tin mù quáng, sẽ học Dhamma từ Ngài và đạt được lợi lạc vô tận.

Fourth Dream/ Giấc mơ thứ tư

Blue, golden, red and grey birds coming from four directions sat on his lap and turned white. This indicated that people of all four classes (brāhmaṇa, khattiya—warrior class, vessa—business people and sudda—lower castes) would become his disciples, become monks and nuns and get liberated from the cycle of life and death. People from all classes and creeds would become his disciples, would become pure. They would become Dhammika. They would be liberated from the bondage of sectarian discrimination and casteism. They would give importance to conduct instead of religious affiliation and caste.

Những loài chim màu xanh, vàng, đỏ và xám từ bốn hướng ngồi trong lòng Ngài và trở thành màu trắng. Điều này ám chỉ những người từ bốn tầng lớp (brāhmaṇa-Bà la môn, khattiya-chiến binh, vessa – thương nhân và suddha – tầng lớp thủ đà la hạ cấp) sẽ trở thành đệ tử của ngài, trở thành tăng chúng và ni và sẽ thoát khỏi vòng sinh tử. Mọi người đến từ mọi tầng lớp và tín ngưỡng sẽ trở thành đệ tử của Ngài, sẽ trở thành thánh thiện. Họ sẽ trở thành Dhammika. Họ sẽ giải thoát khỏi ràng buộc của phân biệt tông phái và đẳng cấp. Họ sẽ coi trọng việc thực hành thay vì bè phái tín ngưỡng và đẳng cấp.

Fifth Dream/ Giấc mơ thứ năm

He saw that he was walking on earth covered with excreta but it did not touch him. This indicated that even though he resided in world filled with impurity, he would remain pure.

Ngài thấy mình đang bước đi trên mặt đất bám đầy chất bẩn nhưng chúng không chạm được tới Ngài. Điều này ám chỉ rằng mặc dù Ngài đang ở thế giới trần tục đầy bất tịnh, Ngài vẫn thanh tịnh.

This world will always be filled with impurity. It is impossible to get rid of the dirt of the entire world but the Buddha would keep himself detached from worldly impurity and would always remain pure.

Thế giới này sẽ luôn tràn đầy bất tịnh. Không thể thoát khỏi sự ô nhiễm của toàn thể thế giới nhưng Đức Phật sẽ giữ Ngài tách rời khỏi sự bất tịnh của thế gian và sẽ luôn giữ sự thanh tịnh.

The Attainment of Buddhahood/ Chứng đắc Phật Quả

It was on the eve of the full-moon day of Vesakha[1], that Prince Siddhattha, a wandering ascetic, sat cross-legged beneath a Bodhi tree on the bank of the river Nerañjara in the Forest of Uruvela (near present day Buddha-gaya)—with the strongest of determinations—not to rise from that posture on any account until he gained the Truth and Enlightenment, Buddha-hood—even if the attempt might mean the loss of his very life.

Vào đêm trăng tròn của ngày lễ Vesakha[1], Thái Tử Siddhattha, một vị khất sĩ lang thang, ngồi xếp bằng dưới gốc cây Bồ đề ở cạnh bờ sông Nerañjara trong khu rừng Uruvela (Hiện nay là Buddha-gaya) – với lòng kiên định mạnh mẽ – không thay đổi tư thế dù bất kỳ điều gì cho đến khi Ngài đạt Sự thật và Chứng Ngộ, Phật Quả – thậm chí nếu nỗ lực này có thể làm Ngài mất mạng.

The great event was approaching. The prince ascetic mustered up all his strength of mind to secure that one-pointedness of mind which is so essential for the discovery of Truth. The balancing of the mind, the prince found on this occasion, was not so easy as hitherto. There was not only the combination of the mental forces of the lower planes with those of the higher planes all around him, but also interferences strong enough to upset, off and on, the equilibrium of his mind. The resistance of the impenetrable masses of forces against the radiation of the light normally secured by him was unusual, perhaps because it was a final bid for Buddha-hood, and Mara, the supreme controller of evil forces, was behind the scene.

Một sự kiện tuyệt diệu đang đến. Thái tử khất sĩ tập trung tất cả sức mạnh của tâm để đảm bảo rằng tâm chú tâm vào một điểm điều cần thiết để khám phá Chân lý. Tâm cân bằng, thái tử khám phá ra rằng chính dịp này, không hề dễ dàng. Xung quanh Ngài không chỉ có sự kết hợp giữa những lực tinh thần của các tầng trời thấp với các tầng trời cao, mà còn có sự can thiệp mạnh mẽ đủ để làm tâm chùng xuống, tắt hoặc mở, sự quân bình của tâm. Sự kháng cự của những lực phổ quát không bị chia cắt chống lại bức xạ ánh sáng thông thường bảo vệ Ngài khỏi sự bất thường, có lẽ vì đây là nỗ lực cuối cùng đến Phật Quả, và Mara, thế lực của cái ác, đang đứng đằng sau.

The prince, however, worked his way through slowly but surely, backed up by the mental forces of virtues which must inevitably come back to him at the right moment. He made a vow and called upon all the brahmas and devas who had witnessed the fulfillment of his ten great perfections to join hands with him in the struggle for supremacy. This done, the association with the transcending pure mental forces of the brahmas and devas had a salutary effect. The thick masses of forces, which seemed impenetrable for a time, broke away, and with steady improvement in the control over the mind, they were wiped out once and for all.

Tuy nhiên, vị thái tử đã thực hiện theo cách của Ngài chậm rãi nhưng chắc chắn, các nguồn lực tinh thần của đạo hạnh tất yếu trở lại với Ngài vào đúng thời điểm. Ngài đã lập một nguyện cầu và kêu gọi các bramas/phạm thiên và chư thiên deva, những người đã chứng kiến việc Ngài đã hoàn thành mười sự hoàn hảo vĩ đại cùng chung tay với Ngài trong cuộc tranh đấu này để đạt quyền năng tối thượng. Việc này hoàn thành, sự liên kết các năng lực tinh thần tinh khiết siêu việt của các brahman/phạm thiên và chư thiên devas đã có một tác dụng mạnh mẽ. Những lực lớn dày đặc, dường như khó bị phá vỡ, đã tan rã, và dần cải thiện sự làm chủ tâm, chúng đã bị quét đi một lần và tất cả.

All the hindrances having been overcome, the prince was able to raise his power of concentration and put the mind in a state of complete purity, tranquility and equanimity. Gradually, the consciousness of true insight possessed him. The solution to the vital problems which confronted him made its appearance in his consciousness as an inspiration. By introspective meditation on the realities of nature in his own self, it came vividly to him that there is no substantiality, as there seems to be, in the human body and that it is nothing but the sum total of innumerable millions of kalapas, each about the size of 1/46,656th part of a particle of dust raised by the wheel of a chariot in summer. On further investigation, he realized that this kalapa also is matter in constant change or flux. So also with the mind, which is a representation of the mental forces (creative) going out and the mental forces (created) coming into the system of an individual continually and throughout eternity.

Tất cả các trở ngại được vượt qua, Thái Tử có thể nâng cao sự tập trung và đặt tâm trí vào trạng thái tinh khiết, yên tĩnh và quân bình. Dần dần, ý thức về sự thật bên trong chiếm hữu Ngài. Giải pháp của những vấn đề quan trọng mà Ngài phải đối mặt hiện ra trong ý thức như một nguồn cảm hứng. Bằng việc thiền hướng vào bên trong trên bản chất sự thật của chính Ngài, đối với Ngài nó trở nên rõ ràng rằng không có thực chất giống như ta nhìn thấy mà đó là tổng cộng của toàn thể vô số triệu kalapas, mỗi hạt có kích thước 1/46,656 của một phân tử hạt bụi sinh từ bánh xe của cỗ xe ngựa trong mùa hè. Khảo sát xa hơn, Ngài nhận ra rằng chính kalapa cũng là một vật chất trong sự thay đổi không ngừng hoặc tuôn ra. Do đó cũng với tâm trí, đây là biểu hiện của những lực tinh thần (sáng tạo) đi ra và những lực tinh thần (được tạo ra) đi vào hệ thống của một cá nhân một cách liên tục và suốt thời gian bất tận.

The Buddha then proclaimed that the Eye of Wisdom (panna-cakkhu) arose when he overcame all false perception of substantiality within his own self. He saw by means of the lens of samadhi (concentration) the kalapas on which he next applied the law of anicca (impermanence) and reduced them to nonentity or behavior, doing away with what we, in Buddhism, call paññatti (concept) and coming to a state of paramattha, understanding the nature of forces or, in other words, Ultimate Reality.

Sau đó Đức Phật tuyên bố rằng Tuệ Nhãn (panna-cakkhu) khởi sinh khi Ngài vượt qua nhận biết sai lầm thật chất trong chính bản thân Ngài. Ngài thấy qua phương tiện của ống kính samadhi (sự tập trung) các kalapas mà sau đó dựa vào nó Ngài áp dụng ngay luật của anicca (vô thường) và giảm bớt chúng cho đến khi về không hoặc hành vi, làm mất đi cái trong đạo Phật chúng ta gọi là paññatti (nhận định) và tiến đến một trạng thái của paramattha, hiểu được bản chất của các lực hoặc, nói theo cách khác, đây là Sự Thật Tối thượng.

Accordingly, he came to a realization of the perpetual change of mind and matter in himself (anicca) and as a sequel thereto the Truth of Suffering (dukkha). It was then that the ego-centralism in him broke down into the void, and he got over to a stage beyond suffering (dukkha-nirodha) with no more traces of atta, or attachment to self, left behind. Mind and-matter were to him but empty phenomena which roll on forever, within the range of the Law of Cause and Effect and the Law of Dependent Origination. The Truth was realized. The inherent qualities of an Embryo Buddha then developed, and complete Enlightenment came to him by the dawn of Vesakha. Verily, Prince Siddhattha attained Samma-sambodhi (Supreme Enlightenment) and became the Buddha, the Awakened One, the Enlightened One, the All-Knowing One. He was awake in a way compared with which all others were asleep and dreaming. He was enlightened in a way compared with which all other men were stumbling and groping in the dark. He knew with a knowledge compared with which all that other men knew was but a kind of ignorance.

Theo đó, Ngài tiến đến một sự nhận thức về sự thay đổi vĩnh viễn của tâm và vật chất trong Ngài (vô thường) và như một kết quả dẫn theo đến Sự Thật về Khổ (dukkka). Sau đó bản ngã trung tâm của Ngài bị phá vỡ vào không khí, và ngài vượt lên đến một trạng thái vượt khổ (dukka-nirodha) không còn dấu tích của atta, hay bám víu vào cái tôi, nó bị bỏ lại. Tâm trí và vật chất với Ngài trở thành hiện tượng trống rỗng cứ kéo dài mãi mãi, trong phạm vi của Luật Nhân Quả và Luật Khởi Nguyên. Sự thật được nhận thức rõ ràng. Những phẩm chất vốn có của một vị Embroy Buddha sau đó được phát triển, và hoàn toàn Chứng Ngộ với Ngài khi bình minh của Ngày Lễ Vesakha. Chắc chắn, Thái tử Siddhatha chứng đắc Samma-sambodhi (Giác ngộ tối thượng) và trở thành Đức Phật, Người Tỉnh Thức, Người Giác Ngộ, và Người đầy hiểu biết. Ngài choàng tỉnh theo cách so sánh với tất cả thế nhân đang ngủ hay đang mơ. Ngài đã tỉnh thức theo cách so sánh với tất thảy thế nhân đang ngụp lặn trong màn đêm tối. Ngài biết một tri thức so sánh với tất cả hiểu biết của thế nhận biết nhưng vô minh.

With the experience of total liberation the following words of joy (udana) came forth:

Với kinh nghiệm của giải thoát hoàn toàn sau đây là những lời vui mừng (udana) xuất hiện:

“Anekajatisamsaram sandhavissam anibbisam, gahakarakam gavesanto dukkha jati punappunam. Gahakaraka dittho’si puna geham na kahasi,sabba te phasuka bhagga gahakutam visankhitam,visankharagatam cittam tanhanam khayamajjhaga”.

-Through countless births I wandered in samsara, seeking, but not finding, the builder of the house. I have been taking birth in misery again and again. O builder of the house you are now seen! You cannot build the house again. All the rafters and the central pole are shattered. The mind is free from all the sankhara. The craving-free stage is achieved.

– Qua không biết bao nhiêu lần sinh không đếm kể tôi lang thang trong luân hồi, tìm kiếm, nhưng mãi không tìm thấy, người thợ xây nhà. Tôi đã sinh ra trong bao đau khổ liên miên. Ồ người thợ xây nhà anh đã bị phát hiện! Anh không thể xây lại căn nhà nào nữa. Tất cả xà nhà và cột trung tâm đã bị phát hủy. Tâm đang thoát khỏi tất cả sankhara. Trạng thái vô tham ái đã đạt tới.

After his enlightenment the Buddha spent several weeks enjoying nibbanic peace. At the end of this period Tapassu and Bhallika, two merchants of Ukkala offered him rice cakes and honey. These two became the first lay disciples (upasaka) taking refuge only in the Buddha and the Dhamma, as the Sangha had not yet come into being.

Sau khi ngài chứng ngộ Đức Phật dành vài tuần sau đó để tận hưởng an lạc niết bàn. Sau quãng thời gian này, Tapassu và Bhallika, hai thương nhân của Ukkala đã dâng cho Ngài bánh gạo và mật ong. Hai vị này trở thành đệ tử tại gia (upasaka) chỉ nương tựa vào Đức Phật và Dhamma, vì Tăng đoàn chưa ra đời.

The Burmese tradition maintains that both these merchants were from Okkala, an ancient city near present day Rangoon. The Burmese take pride in the fact that the first people to give respect to the Buddha and the Dhamma were from Burma, and that the first food that the Buddha took after enlightenment was Burmese rice and honey.

Theo truyền thống Miến Điện còn lưu lại rằng hai vị thương buôn đến từ Okkala, một thành phố cổ gần Ragoon ngày nay. Người Miến Điện có vinh dự về sự thật rằng những người đầu tiên được bày tỏ lòng tôn kính với Đức Phật và Dhamma là đến từ Miến Điện, và thực phẩm đầu tiên được Đức Phật thọ nhận sau khi chứng ngộ là gạo và mật ong Miến Điện.

Spread of Dhamma/ Sự truyền dạy Dhamma

With infinite compassion the Buddha decided to teach the profound Dhamma. His two previous teachers Alara Kalama and Uddaka Ramaputta, who could both have understood the Dhamma, had passed away. So he decided to go to the Isipatana-migadaya at Saranath, the deer park near Varanasi, to teach his five companions who had left him just before his enlightenment. It was on the full moon day of Asalha (June-July) that the Buddha set in motion the Wheel of the Dhamma by teaching the Dhammacakkappavattana Sutta explaining the middle path to them. They became his first five bhikkhu disciples and therefore the first members of the Bhikkhu Sangha (Order of Monks). This sermon was later followed by the Anatta-lakkhana Sutta at the end of which all five became fully liberated (arahant) by the practice of Vipassana. They realised the truth of the impermanent, substance less, and unsatisfactory nature of reality (anicca, dukkha, and anatta) at the experiential level.

Với lòng từ bi Đức Phật đã quyết định dạy Dhamma uyên thâm. Hai người thầy trước của Ngài là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta, cả hai người có thể hiểu được Dhamma, đã qua đời. Vì thế Ngài quyết định đến Isipatana-migadaya tại Saranath, vườn Nai gần Varanasi, để dạy cho năm vị đồng tu đã bỏ lại Ngài chỉ trước khi Ngài chứng ngộ. Vào ngày rằm của Asalha (tháng Sáu-tháng Bảy) Đức Phật đã bắt đầu chuyển bánh xe Pháp bằng việc dạy kinh Chuyển Pháp Luân giải thích con đường trung đạo cho họ. Họ trở thành năm vị đệ tử tỳ kheo đầu tiên và do đó họ là thành viên đầu tiên của Tăng đoàn Tỳ Kheo (Dòng tăng). Bài giảng này sau đó được nói tiếp bằng Kinh Vô Ngã sau này tất cả năm vị đã trở thành hoàn toàn giải thoát (arahant) bằng việc thực hành Vipassana. Họ nhận ra sự thật của vô thường, bản chất phụ, và bản chất không hài lòng của thực tại (vô thường, khổ và vô ngã) ở cấp độ kinh nghiệm.

Not long after this, Yasa, the depressed and mentally disturbed son of a wealthy merchant of Varanasi who could not find peace in his riches and way of life, approached the Buddha and received ordination. He was followed by his fifty-four friends who also became monks. Having tasted Dhamma, they soon gained the peace which they sought and with continued practice they all attained the stage of arahant. Yasa’s father and mother became the first lay disciples to take refuge in the Triple Gem, since now there were three qualities in which to take refuge: the Buddha, the Dhamma, and the Sangha.

Không lâu sau đó, Yasa, một người con trai của một vị thương nhân giàu có của thành Varanasi bị sầu não và rối loạn tinh thần không tìm thấy bình yên trong cuộc sống giàu có và đời sống đã tìm tới Đức Phật và nhận pháp hiệu. Theo sau anh là năm mươi tư người bạn và cũng trở thành tăng sĩ.

Được nếm trải Dhama, họ sớm đạt được an lạc họ tìm kiếm và tiếp tục thực hành để đạt tất cả các trạng thái của arahant. Cha và mẹ của Yasa đã trở thành cư sĩ và nương tựa vào Tam bảo, từ đó ba phẩm chất để nương tựa vào: Đức Phật, Dhamma, và Tăng Đoàn.

The next months were the rainy season and the Buddha spent them in retreat (vassavasa) at Saranath with the Sangha, which had grown to sixty arahant bhikkhus. As the rainy season ended he instructed them as follows:

Những tháng tiếp theo là mùa mưa và Đức Phật dành khoảng thời gian đó cư ngụ (vassavasa) tại Saranath với Tăng Đoàn, lúc này tăng đoàn đã có tới sáu mươi arahant tỳ kheo. Khi mùa mưa kết thúc ngài hướng dẫn họ như sau:

“Wander forth, O monks, for the benefit of many, for the happiness of many. Shower compassion on the world for the good, benefit, and happiness of gods and men. Let no two go in the same direction.”

“Hỡi các tỳ kheo hãy đi khắp nơi, vì lợi ích của nhiều người, vì hạnh phúc của nhiều người. Hãy tưới tấm lòng từ bi lên thế giới vì điều tốt lành, lợi lạc, và hạnh phúc của các chư thần và con người. Đừng đi hai người cùng một hướng.”

The Buddha sent these sixty bhikkhus to various places to teach the Dhamma. Because they had realised the truth of the path to liberation themselves, they became shining examples of what they taught. Their teaching did not consist of mere discourses, mere words. Their success lay in enabling the people to practice what was taught. The nature of the Dhamma is that it is beneficial in the beginning, beneficial in the middle, and beneficial in the end. The results of the practice (patipatti) started to manifest. People from different sects, castes, and classes were attracted. Leaders of various sects started practicing the Dhamma. While the Buddha was on his way to Senanigama at Uruvela, the thirty Bhaddavaggiya received ordination. At Uruvela, the three Kassapa brothers with their thousand followers became monks. Also the two Brahmans Sariputta and Moggallana took ordination, and later became the chief disciples of the Buddha.

Đức Phật đã gửi sáu mươi tỳ kheo này đến nhiều vùng đất khác nhau để dạy Dhamma. Vì họ đã nhận con đường sự thật để giải thoát chính họ, họ trở thành ví dụ tỏa sáng cho những điều họ dạy. Những lời dạy của họ không chỉ bao gồm những pháp thoại đơn thuần, những từ ngữ đơn thuần. Thành công của họ nằm ở việc giúp cho mọi người thực hành những điều được dạy. Bản chất của Dhamma là vô cùng lợi lạc ở đoạn đầu, lợi lạc ở giữa và lợi lạc ở cuối. Kết quả của việc thực hành (pháp hành) bắt đầu rõ ràng. Mọi người từ những tông phái khác nhau, đẳng cấp và địa vị khác nhau bị thu hút. Lãnh đạo của nhiều chức sắc tông phái bắt đầu thực hành Dhamma. Trong khi Đức phật đang trên đường đến Senanigama ở Uruvela, ba mươi vị thái tử Bhaddavaggiya nhận pháp danh. Tại Uruvela, ba anh em nhà Kassapa với hàng ngàn người theo họ trở thành tu sĩ. Cũng như hai vị Bà La Môn Sariputta và Moggallana nhận pháp danh, và sau đó trở thành đại đệ tử của Đức Phật.

Many other important people of that time also became attracted to pure Dhamma: the Kings Bimbisara, Suddhodana, and Prasenajita; the wealthy merchants Anathapindika, Jotiya, Jatila, Mendaka, Punnaka, and Kakavaliya; and important women such as Visakha, Suppavasa, and Khema. They donated various monasteries to the Sangha with the wholesome volition that the Dhamma might spread throughout society. These facilities enabled people to learn and practice the Dhamma, and thereby come out of their suffering.

Nhiều vị quan trọng khác vào thời đó cũng bị thu hút bởi Dhamma tinh khiết: Vua Bimbisara, Suddhodanna, và Prasenajita; cùng các vị phú thương Anathapindika, Jotiya, Jatila, Mendaka, Punnaka, and Kakavaliya; và những người phụ nữ khác như  Visakha, Suppavasa, and Khema.

Họ đã quyên góp nhiều tu viện cho Tăng Đoàn với lòng tự nguyện tốt lành rằng Dhamma nên được lan tỏa khắp xã hội. Những cơ sở này cho phép người ta học và thực hành Dhamma, và từ đó bước ra khỏi khổ đau.

The Buddha spent his second, third, and fourth rainy seasons at Rajagaha in the Bamboo Grove donated by King Bimbisara. The Buddha always remained at one place for the rains and moved around northern India teaching Dhamma during the rest of the year. One of these journeys was to Kapilavatthu at the invitation of King Suddhodana. The Buddha was received with honors by the native Sakyans. During this visit thousands of them joined the Sangha, including his son Rahula and stepbrother Nanda. Others such as Anuruddha, Bhaddiya, Ananda, Bhagu, Kimbila, Devadatta, and even the royal barber Upali, also joined.

Đức Phật đã dành mùa mưa thứ hai, thứ ba, thứ tư tại Rajagaha trong Rừng Trúc được đóng góp bởi Vua Bimbisara. Đức Phật luôn ở lại một nơi vào mùa mưa và đi khắp miền Bắc Ấn để dạy Dhamma trong suốt thời gian còn lại trong năm. Một trong những chuyến đi như thế là tới Kapilavatthu theo lời mời của Quốc Vương Suddhodana. Đức Phật được đón nhận lòng tôn kính bởi những người Sakyans. Trong suốt chuyến viếng thăm hàng ngàn người đã tham gia vào Tăng Đoàn, gồm con trai Rahula và em họ Nanda của Ngài. Một số khác như Anuruddha, Bhaddiya, Ananda, Bhagu, Kimbila, Devadatta, và thậm chí thợ cắt tóc hoàng gia Upali, cũng tham dự.

The fifth rainy season was spent in Vesali. It was in that year that King Suddhodana, the Buddha’s father, died. His widow, Mahapajapati Gotami, requested the Buddha to allow women to join the Sangha. Ananda interceded on their behalf and their request was granted. This was the beginning of the Order of Nuns (Bhikkhuni Sangha).

Vào mùa mưa thứ năm tại Vesali. Đó là năm Quốc Vương Suddhodanna, Vua cha của Đức Phật, qua đời. Người quá phụ, Mahapajapati Gotami, thỉnh cầu Đức Phật cho phép phụ nữ gia nhập vào Tăng đoàn. Ananda thay mặt họ để xin giúp và yêu cầu của họ đã được chấp thuận. Đây là khởi đầu của Dòng Ni (Ni đoàn tỳ kheo).

The Buddha spent the next rains retreat at Mankulapabbata, and the seventh at Tavatimsa preaching Abhidhamma (higher teachings) to Mahamaya and other devas.

Đức Phật trải qua mùa mưa kế tiếp ngụ tại Mankulapabbata, và mùa mưa thứ bảy tại Tavatimsa ngài giảng Abhidhamma (giáo pháp siêu việt) cho Mahamaya và các chư thiên.

Subsequently, the eighth to the nineteenth rains retreats were spent at the following places: Bhesakalavana, Kosambi, Parileyyaka Forest, the Brahman village of Ekanala, Veranja, Calikapabbata, Jetavana in Savatthi, Kapilavatthu, Alavi, and Rajagaha.

Sau đó, vào mùa mưa thứ tám đến thứ mười chính nơi cư ngụ như sau: Bhesakalavana, Kosambi, Rừng Parileyyaka, Làng Bà La môn tên Ekanala, Veranja, Calikapabbata, Jetavana in Savatthi, Kapilavatthu, Alavi, và Rajagaha.

In the twentieth year the Buddha transformed the life of the ferocious Angulimala who had earlier killed 999 people. Coming into contact with the Dhamma, Angulimala became a saintly person and later on became an arahant. The Buddha spent the twentieth retreat at Rajagaha.

Vào năm thứ hai mươi Đức Phật cải hóa cuộc sống của Angulimala hung ác người đã giết chết 999 người trước đó. Đến với Dhamma, Angulimala trở thành một con người thánh thiện và sau đó trở thành arahant. Đức Phật dành thời an cư lần thứ 20 tại Rajagaha.

From the twenty-first up to the forty-sixth, his final rains retreat, the Buddha spent his time at Savatthi in the Jetavana Vihara and Pubbarama Vihara.

Vào mùa an cư thứ hai mươi mốt đến bốn mươi sáu, mùa an cư cuối cùng của Ngài, Đức Phật dành thời gian tại Savatthi trong Vườn Jetavana Vihara và Pubbarama Vihara.

Throughout his life he continually faced opposition from those espousing old superstitions and beliefs based on birth, caste, class, animal sacrifice, etc. At times he faced great opposition from sectarians who tried to discredit him and his teaching by trying to create scandals. One monk, Devadatta, tried to create a schism in the Sangha, and even tried to kill the Buddha by various means. In all instances the Buddha used his infinite wisdom, love, and compassion to overcome these opposing forces, and continued to serve more and more suffering beings.

Trong suốt cuộc đời Ngài tiếp tục đối mặt với những chống đối từ sự mê tín và niềm tin dựa trên sự sinh, đẳng cấp, tầng lớp, hiến tế động vật v.v. Lúc đó Ngài đã đối diện với sự chống đối lớn từ nhiều tông phái, họ cố hạ uy tín của Ngài và lời dạy của Ngài bằng việc tạo ra nhiều tin đồn thất thiệt. Một vị sư, Devadatta, cố tạo ra ly khai trong Tăng Đoàn, và thậm chí cố giết Đức Phật bằng nhiều cách.

Tất cả Đức Phật đã đạt trí tuệ vô biên, tình yêu, và lòng từ ái để vượt qua những thế lực chống đối, và tiếp tục phục vụ càng nhiều chúng sinh đau khổ.

Mahaparinibbana of Budhha/ Đại Niết Bàn Của Đức Phật

At the age of eighty the Buddha visited Vesali where the courtesan Ambapali offered him a meal and made a gift of her Ambalatthika Grove to the Sangha. Through the practice of Dhamma she came out of immorality, established herself in truth, and became an arahant. Later in the same year he visited Pava and stayed in the mango grove of Cunda. Here he took what was to be his last meal, and became ill. In this weakened condition he continued on to Kusinara. There he instructed Ananda to spread his upper robe between twin sala trees, and informed him that the end of his life had come. A large number of monks, lay followers, and devas assembled around him to pay their last respects. The Buddha gave them his last admonition, known as pacchima-vaca:

Ở tuổi tám mươi Đức Phật viếng thăm Vesali nơi cô gái làng chơi Ambapali dâng cho ngài bữa ăn và dâng món quà là Khu rừng Ambalatthika cho Tăng đoàn. Trong suốt thực hành Dhamma cô thoát khỏi sự vô đạo đức, thiết lập mình vào sự thật, và trở thành arahant. Sau đó cùng năm đó ngài viếng thăm Pava và ở lại khu rừng xoài của Cunda.

Nơi đây Ngài nhận bữa ăn được xem là cuối cùng và sau đó trở nên yếu đi. Trong tình trạng dần yếu đi ngài tiếp tục đến Kusinara. Tại đó Ngài hướng dẫn Ananda vắt chiếc áo choàng giữa hai cây sala, và nói rằng sự sống của Ngài đang đi dần đến hồi kết. Số đông các tu sĩ, cư sĩ tại gia, và chư thiên xếp hàng quanh Ngài và cầu nguyện cho Ngài lần cuối. Đức Phật ban cho họ lời động viên cuối cùng, được biết đến như là pacchima-vaca:

“Vaya-dhamma sankhara,appamadena sampadetha”.

-Decay is inherent in all compounded things, work out your own salvation with diligence.

– Sự phân rã có sẵn trong mọi vật kết hợp, hãy rèn luyện sự giải thoát cho chính mình với sự siêng năng.

Thus teaching the Dhamma as he himself practiced it, the Buddha attained Mahaparinibbana in his eightieth year, on the full moon day of Vesakha in 544 B.C

Vì Ngài dạy Dhamma như chính Ngài thực hành, Đức Phật nhập Đại Niết Bàn vào năm 80 tuổi, vào đêm trăng tròn Vesakha năm 544 trước Công Nguyên.

[1] Or Wesak, the full-moon day of the month of Kason in the Burmese calendar.

[1] hoặc Wesak, đêm trăng tròn tháng Kason theo lịch Miến Điện

[1] See Jataka Stories, n° 547.

The Buddha teaching Dhamma to the seeker of truth even in his last moments

Đức Phật dạy Dhamma cho người cầu sự thật thậm chí trong giây phút cuối cùng.

(Source for Images: Paintings from gallery of the Global Vipassana Pagoda)

(Nguồn ảnh: Tranh vẽ từ triển lãm của chùa Global Vipassana)

[1] Or Wesak, the full-moon day of the month of Kason in the Burmese calendar.

[1] hoặc Wesak, đêm trăng tròn tháng Kason theo lịch Miến Điện

 

Nguồn VRIDhamma.org

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *