VÌ HẠNH PHÚC VÀ LỢI ÍCH CỦA NHIỀU NGƯỜI – FOR THE HAPPINESS AND WELFARE OF MANY

Discourses of the Buddha – For the Happiness and Welfare of Many – Bài Giảng Về Đức Phật- Vì Hạnh Phúc Và Lợi Ích Của Nhiều Người

(An extract by Goenkaji is from ‘Was the Buddha a Pessimist?’ which is a translation of the VRI publication, ‘Kyā Buddha Dukkhavādī The?’)

(Một trích đoạn của Goenkaji từ ‘Đức Phật có phải là người bi quan không? Đó là bản dịch của ấn phẩm VRI,‘ Kyā Buddha Dukkhavādī The?’)

Many people in India have criticized the root motivation for the going forth of Prince Siddhattha Gotama. They said that the going forth of only those ascetics is useful who leave home for homelessness with the intention of helping others. Siddhattha Gotama left home in search of the truth. Therefore, his going forth into homelessness was not proper.

Nhiều người đã chỉ trích rằng nguồn gốc động cơ của việc đi ra khỏi gia đình của thái tử Siddhattha Gotama. Họ nói rằng chỉ sự ra đi của những người tu khổ hạnh là hữu ích, những người rời khỏi gia đình với ý định giúp đỡ người khác. Siddhattha Gotama rời khỏi nhà để tìm kiếm sự thật. Do đó, việc ngài rời gia đình là không đúng đắn.

They believe that the Buddha did not leave home to help others; he chose homelessness only to satisfy his curiosity or to serve himself and, therefore, his going forth was not logical or beneficial. It was a sad surprise for me to come across this comment. Even esteemed scholars did not know much about the facts of the Buddha’s life. This is because the words of the Buddha have not been available in India for millennia.

Họ tin rằng Đức Phật rời khỏi nhà không phải để giúp đỡ người khác; Ngài chọn rời gia đình tu tập chỉ để thỏa mãn trí tò mò hoặc phục vụ bản thân và do đó, việc Ngài đi ra ngoài là không hợp lý, không lợi lạc. Đó là một nhật xét khiến tôi bất ngờ và khá buồn. Ngay cả những học giả đáng kính cũng không biết nhiều về sự thật của cuộc đời Đức Phật. Điều này là do những lời của Đức Phật đã không tồn tại ở Ấn Độ trong nhiều thiên niên kỷ.

When Prince Siddhattha grasped the realities of old age, disease and death, he was troubled but not just because he himself would one day have to endure this suffering. The truth is that he developed immense compassion for the countless beings who suffer these miseries. Then the question arose in his mind: is there a way out of this misery for all beings? He was confident that—

Khi Thái tử Siddhattha hiểu được sự thật của già bệnh chết. Ngài đã đau buồn nhưng không phải bởi vì một ngày nào đó ngài sẽ phải đối mặt với nó. Sự thật đã đánh thức lòng từ bi vô hạn cho vô số những chúng sinh đang phải nếm trải sự khổ đau này. Rồi câu hỏi nảy sinh trong đầu anh: có cách nào để chúng sinh có thể thoát khỏi những khổ đau này. Ngài đã tự tin rằng:

Yathāpi dukkhe vijjante, sukhaṃ nāmapi vijjati, Evameva jāti vijjante, ajātīpi icchitabbakaṃ; Evaṃ kilesapariruddho, vijjamāne sive pathe, Pariyesissāmi taṃ maggaṃ bhavato parimuttiyā. -(Buddhavaṃsa 2.9-16, Sumedhapatthanākathā) -Where so many miseries exist, there also exists (ultimate) happiness;  where (repeated) births exist, there also exists the desired state of unborn; for those encumbered by afflictions due to past deeds, there is a noble path of deliverance; I want to find out that path which gives liberation from the cycle of becoming.

Yathāpi dukkhe vijjante, sukhaṃ nāmapi vijjati, Evameva jāti vijjante, ajātīpi icchitabbakaṃ; Evaṃ kilesapariruddho, vijjamāne sive pathe, Pariyesissāmi taṃ maggaṃ bhavato parimuttiyā. -(Buddhavaṃsa 2.9-16, Sumedhapatthanākathā)

Nơi những khổ đau này tồn tại, nơi đó cũng tồn tại ( không giới hạn) hạnh phúc. Nơi sự sinh tồn tại, cũng tồn tại mong muốn không tái sinh ; Đối với những người bị vướng bận bởi những phiền não bất tịnh do những việc làm trong quá khứ, có một con đường giải thoát cao quý; Tôi muốn tìm ra con đường mang lại sự giải thoát khỏi khổ đau. Khỏi sinh tử luân hồi.

He did not investigate the path of liberation only for himself, but to help all beings afflicted in the ocean of saṃsāra.

Ngài không đi tìm con đường giải thoát cho bản thân mà giúp tất cả chúng sinh khổ đau trong đại dương của vòng sinh tử luân hồi.

Kiṃ me ekena tiṇṇena, purisena thāmadassinā; Sabbaññutaṃ pāpuṇitvā, santāressaṃ sadevakaṃ. -(Buddhavaṃsa 2.56, Sumedhapatthanākathā) -What is the use of I alone gaining liberation and realizing the truth through such strenuous efforts? -After attaining perfect enlightenment, I should become helpful to men and gods in their liberation. It was natural that he had this intention. It was because of this wholesome volition that he went through so many lives as a Bodhisatta, fulfilling his pāramis (merits) by helping those with whom he came into contact.

Có tác dụng gì khi tôi tự đạt sự giải thoát và nhận ra sự thật thông qua những nỗ lực không ngừng như vậy?

-Sau khi đạt được sự giác ngộ hoàn toàn, tôi nên trở nên hữu ích cho con người và các vị thần trong sự giải thoát của họ. Đó là lẽ tự nhiên mà anh ta có ý định này. Chính vì hạnh nguyện lành mạnh này mà ngài đã trải qua rất nhiều kiếp sống như một Vị Bồ Tát, hoàn thành các pāramis (công đức, phẩm hạnh) của mình bằng cách giúp đỡ những người mà ngài tiếp xúc. 

Kiṃ me ekena tiṇṇena, purisena thāmadassinā; Sabbaññutaṃ pāpuṇitvā, santāressaṃ sadevakaṃ. -(Buddhavaṃsa 2.56, Sumedhapatthanākathā) Now this was the last life of that Bodhisatta. By attaining enlightenment, he became liberated and helped others to get liberated. Obviously, it was of primary importance to liberate himself. How can a blind man show the way to another blind man? How can a handicapped person help another handicapped person? How can one ensnared in a trap help other entrapped people to free themselves?

Bây giờ đây là cuộc sống cuối cùng của vị Bồ tát đó. Bằng cách đạt được giác ngộ, Ngài đã được giải thoát và giúp những người khác cũng được giải thoát. Rõ ràng, quan trọng nhất là giải thoát chính mình. Làm thế nào một người mù có thể chỉ đường cho một người mù khác? Làm thế nào một người tàn tật có thể giúp đỡ một người tàn tật khác? Làm thế nào một người mắc kẹt trong một cái bẫy có thể giúp những người bị dính bẫy khác giải thoát mình?

The aim to leave the householder’s life was not just to fulfill his curiosity about the ultimate truth but to liberate himself in order to help many others. Therefore, it is incorrect and most unfortunate to imply that the Buddha did not take up the life of homelessness in order to help others.

Mục đích để rời khỏi cuộc sống gia đình không chỉ là để thỏa mãn sự tò mò của Ngài về sự thật tối thượng, mà là giải thoát bản thân để giúp đỡ nhiều người khác. Do đó, thật không chính xác và đáng tiếc nhất là nói ý rằng Đức Phật đã không chấp nhận cuộc sống không gia đình để giúp đỡ người khác. 

Truth is within: Why leave home to find it? Sự thật là ở bên trong: Tại sao phải rời gia đình để tìm nó?

One more criticism commonly leveled against the Buddha is that there was no need for him to leave household life to search for liberation because the ultimate truth of reality is within each person. However, this charge does not take into account the fact that the path to experience ultimate reality within oneself had been lost. Therefore, it was necessary to seek and rediscover the technique. Had Vipassana been available at the time, there would have been no need to rediscover it.

Thêm một lời chỉ trích Đức Phật là Ngài không cần phải rời khỏi cuộc sống gia đình để tìm kiếm sự giải thoát bởi vì sự thật cuối cùng  nằm trong mỗi người. Tuy nhiên, sự buộc tội này không tính đến thực tế là con đường chứng nghiệm sự thật tối thượng trong chính bản thân con người đã bị mất. Do đó, cần phải tìm kiếm và khám phá lại kỹ thuật. Nếu Vipassana có sẵn tại thời điểm đó, sẽ không cần phải khám phá lại nó.

However, an Enlightened One arises only at a time when the technique of Vipassana is lost and only various jhānas (absorption or concentration techniques, encompassing mundane jhānas up to the eighth jhāna) remain. These jhānas are also to be found within ourselves and can be misleading and delusionary. People take the bliss of any one of these jhānas to be the ultimate happiness, and do not practice to go beyond it. The technique of Vipassana that takes one to the state beyond the mundane field of all senses, including the mind, gets lost. A Bodhisatta rediscovers it through his own efforts.

Tuy nhiên, một người đã giác ngộ xuất hiện chỉ khi kỹ thuật Vipassana đã bị mất và chỉ còn nhiều kiểu jhānas- nhập định (kỹ thuật hấp thụ hoặc tập trung, bao gồm các jhānas trần tục cho đến jhāna thứ tám) còn lại. Những jhānas này cũng được tìm thấy bên trong chúng ta và có thế bị lạc lối và ảo tưởng. Con người đang coi hạnh phúc của những sự jhānas- nhập định là hạnh phúc tối thượng, và không thực hành để vượt qua nó. Kỹ thuật Vipassana đưa một người đến trạng thái vượt ra khỏi lĩnh vực trần tục của mọi giác quan, bao gồm cả tâm trí, và sự lạc lối. Một vị Bồ tát tái khám phá nó thông qua những nỗ lực của chính mình.

It is also worth noting that after witnessing the three miserable states of life, Prince Siddhattha saw a samaṇa (an ascetic, especially one who believes in his own efforts for liberation). It is possible that the Prince—tormented by his comprehension of the misery inherent in the three states—spoke to this samaṇa who appeared so serene. The Prince might have learned from the ascetic that the ultimate truth is to be sought within oneself. However, one has to practice methodically, by following a systematic meditation technique. It cannot be done merely by staying at home. To practice it, one needed to leave the household life and go to various teachers of the Samaṇa tradition.

Điều đáng chú ý là sau khi chứng kiến 3 trạng thái khổ đau của thế gian, Thái tử Siddhattha đã nhìn thấy một samana(sa môn- một người tu khổ hạnh, được biệt người mà tin vào nỗ lực của chính mình để giải thoát) Có thể là Thái tử bị ám ảnh bởi day dứt bởi sự hiểu biết về 3 trạng thái khổ đau của nhân gian và Ngài đã nói chuyện với vị samana này , người xuất hiện với sự bình an. Thái tử có thể đã học được từ người tu khổ hạnh rằng sự thật tối thượng là được tìm kiếm trong chính mình. Tuy nhiên, người ta phải thực hành một cách có phương pháp, bằng cách tuân theo một kỹ thuật thiền có hệ thống. Nó không thể được thực hiện chỉ bằng cách chỉ ở nhà. Để thực hành, một người cần phải rời khỏi cuộc sống gia đình và đến các người thầy khác nhau của truyền thống Samaṇa. 

The influence of the Samaṇa tradition was very evident in Kapilavatthu at the time of the Buddha. It had pagodas commemorating two of the three Buddhas before Gotama Buddha in this eon (Kakusandha and Koṇāgamana). Although Vipassana meditation of the Samaṇa tradition had been forgotten by that time, various concentration techniques (jhānas) had continued. Āḷāra Kālāma of the Kālāma republic, which lay to the east of Sākyan kingdom, was a famous teacher of jhānas. While the main centre of his teaching was in Magadha, there was a branch in Kapilavatthu also. Prince Siddhattha might have learned from the samaṇa he encountered that Āḷāra Kālāma was staying in Magadha at that time.

Ảnh hưởng của truyền thống Samaṇa rất rõ ràng ở Kapilavatthu vào thời Đức Phật. Nó đã có những ngôi chùa tưởng niệm hai trong số ba vị Phật trước Đức Phật Gotama trong thời đại này (Kakusandha và Koṇāgamana). Mặc dù thiền Vipassana của truyền thống Samaṇa đã bị lãng quên vào thời điểm đó, các kỹ thuật tập trung khác nhau (jhānas) vẫn tiếp tục. Āḷāra Kālāma của nước cộng hòa Kālāma (nằm ở phía đông của vương quốc Sākyan) là một vị thầy nổi tiếng của jhānas. Trong khi trung tâm chính của việc giảng dạy của ông là ở Magadha, cũng có một chi nhánh ở Kapilavatthu. Thái tử Siddhattha có thể đã học được từ samaṇa mà Ngài gặp khi Āḷāra Kālāma đang ở Magadha tại thời điểm đó.

To learn the technique of introspection, it was necessary for Prince Siddhattha to leave home. So he went to Magadha to learn absorption concentrations up to the seventh jhāna. Through this practice, he experienced the bliss of deep absorption but not of ultimate liberation. Therefore, he went to another teacher of the Samaṇa tradition, Uddaka Ramputta, and studied the eighth jhāna. Even this, the highest practice known at the time, did not result in his liberation from all suffering.

Để học kỹ thuật tự quan sát tâm, điều cần thiết của Thái tử Siddhattha là phải rời khỏi gia đình. Nên ngài đã đi đến Magadha để học sự chăm chỉ tập trung lên tới tầng định thứ bảy. Thông qua sự thực hành này, Ngài trải nghiệm sự hạnh phúc của định sâu nhưng không phải sự giải thoát tối cao. Sau đó , ngài tới một vị thầy khác của truyền thống Samana, Uddaka  Ramputta , và học lên tầng định thứ tám. Kể cả điều này, sự thực hành cao nhất được biết đến từ trước tới nay, vẫn ko có kết quả là sự giải thoát khỏi mọi khổ đau.

After this, he tried extreme, self-tormenting penances for six years. These also proved futile. Then, through his own efforts, he discovered the Noble Eightfold Path of morality, concentration and experiential wisdom. Through this Path he attained perfect enlightenment and became a sammāsambuddha. Perfect enlightenment is not achieved by reading scriptures or indulging in the intellectual acrobatics of philosophical beliefs. The Buddha could not receive it from any teacher because at that time the path of liberation had been lost to the world.

Sau điều này, Ngài cố gắng hết sức để tu khổ hạnh trong sáu năm. Nhưng toàn bộ sự cố gắng cũng vô ích. Sau đó thông qua nỗ lực bản thân, Ngài đã khám phá ra Bát chánh đạo, định tâm và trí tuệ thực chứng. Thông qua con đường này, Ngài đạt tới giác ngộ hoàn toàn và trở thành một Sammāsambuddha. Sự giác ngộ hoàn toàn không thể đạt được bằng đọc thánh kinh hay theo đuổi những màn nhào lộn tri thức của những niềm tin triết học. Đức Phật không thể nhận nó từ bất cứ người thầy nào, bởi vì con đường của sự giải thoát đã bị mất trên thế gian.

When one attains enlightenment, his heart and mind become full of infinite loving kindness and infinite compassion. He wants to distribute the benevolent practice to more and more people. This compassionate volition brought him to the Deer Park of Sarnath near Varanasi where he gave the Teaching for the first time to the five ascetics who had come from Kapilavastu. They became arahats (literally, those who have destroyed all their defilements) and tasted true lasting happiness. He stayed there for three months and showed the path of liberation to fifty-five more seekers. They also became arahats.

Khi đạt tới giác ngộ, trái tim và tâm hồn của Ngài trở nên đầy tình yêu thương vô tận và từ bi  vô tận. Ngài muốn ban phát rộng lượng sự thực hành tới nhiều người và nhiều người hơn. Lòng từ bi đưa Ngài từ Deer Park của Sarnath gần Varanasi nơi ngài  mang sự giảng dạy lần đầu tiên tới năm người tu khổ hạnh, những người tới từ Kapilavastu. Và họ đã trở thành A la hán ( những người đã diệt trừ mọi bất tịnh trong tâm) và nếm trải hạnh phúc vĩnh cửu. Ngài đã ở đó trong ba tháng và chỉ con đường giải thoát cho thêm 55 người đang tìm kiếm. Họ cũng đã trở thành A la hán.

Thus, when sixty people had become arahats, he declared to them the well-known historic exhortation: Caratha, bhikkhave, cārikaṃ, Bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya -(Vinaya Piṭaka, Mahāvagga 32, Mārakathā) -Go your ways, O monks! for the welfare of many, for the benefit of many, out of compassion for the world.

Do đó, khi sáu mươi người đã trở thành A la hán, Ngài tuyên bố với họ lời hô hào lịch sử nổi tiếng: Caratha, bhikkhave, cārikaṃ, Bahujanahitāya bahujanasukhāya lokānukampāya -(Vinaya Piṭaka, Mahāvagga 32, Mārakathā)

-Hãy lên đường, hỡi các tỳ khưu! Vì phúc lợi của nhiều người, vì lợi ích của nhiều người, với lòng từ bi cho thế gian. 

He declared, “Let not two go in the same direction”. Two bhikkhus should not travel together. They should go separately to different places so that more and more people can learn and benefit from Dhamma. He exhorted them to: “Teach the Dhamma that is beneficial in the beginning, beneficial in the middle and beneficial in the end; absolutely complete and totally pure”.

Ngài kêu gọi: Đừng đi hai người cùng một hướng”. Hai tỳ kheo không nên đi cùng nhau. Họ nên đi riêng lẻ đến những vùng đất khác nhau và vì vậy thêm nhiều người, nhiều người có thể học và nhận lợi lạc từ Dhamma. Ngài kêu gọi họ “Hãy truyền bá Dhamma, Dhamma lợi lạc và hoàn thiện ở phần đầu, phần giữa cũng như phần cuối, hoàn toàn trọn vẹn và tinh khiết.”

If one practices only sīla (morality), the starting point of this pure path of Dhamma, one becomes happy in this life and gets divine happiness after death. If one practices samādhi (concentration of mind), the middle part of Dhamma, one enjoys the bliss of absorption and after death gets brahmic happiness. And if one gets rid of all the kammas (conditionings) through the practice of paññā (penetrating wisdom)—the final part of the Path—then one experiences the infinite happiness of nibbāna and after death attains the eternal, steadfast and deathless state. In this manner, the Noble Eightfold Path is absolutely complete; there is no need to add anything to it. It is absolutely pure; it contains no impurity that needs to be removed.

Nếu một người thực hành chỉ sīla ( đạo đức), điểm bắt đầu của con đường Dhamma tinh khiết, một người trở nên hạnh phúc trong cuộc đời này và nhận hạnh phúc tuyệt diệu sau khi chết. Nếu một người thực hành samādhi (định tâm), giữa con đường của Dhamma, một người tận hưởng sự hạnh phúc của sự tập trung kiên trì, định tâm và sau khi chết có thể nhận hạnh phúc brahmic. Và nếu một người thoát khỏi tất cả các nghiệp (điều kiện) thông qua thực hành paññā (trí tuệ thực chứng) –  điểm cuối của con đường, thì người ta trải nghiệm hạnh phúc vô tận của niết bàn và sau khi chết đạt được trạng thái vĩnh hằng, kiên định và bất tử. Theo cách này, Bát chánh đạo hoàn toàn tuyệt đối; không cần thêm bất cứ thứ gì vào . Nó hoàn toàn tinh khiết; nó không chứa tạp chất cần phải loại bỏ.

These sixty arahats, with compassionate hearts, helped many others throughout their lives. They had only one aim: bahujanahitāya bahujanasukhāya—the benefit and happiness of many. 

Sáu mươi vị A la hán với lòng từ bi trong tim đã giúp rất nhiều người trong suốt cuộc đời của họ. Họ chỉ có một mục tiêu duy nhất: bahujanahitāya bahujanasukhāya: Vì lợi ích và hạnh phúc của nhiều người.

In the remaining forty-five years of his life, the Buddha trained thousands of arahats to guide others; and he himself traveled to many places to distribute the nectar of Dhamma. His entire life was spent in distributing happiness. This Samaṇa tradition continued to teach Vipassana, which liberated innumerable people for centuries after the Buddha.

Trong bốn mươi lăm năm còn lại của cuộc đời, Đức Phật đã đào tạo hàng ngàn A la hán để hướng dẫn những người khác; và chính Ngài cũng đã đi đến rất nhiều nơi để ban phát mật ngọt của Dhamma. Toàn bộ cuộc đời của Ngài đã được dành để ban phát hạnh phúc. Truyền thống Samana này tiếp tục dạy Vipassana, thứ giải thoát  vô số người trong nhiều thế kỷ sau Đức Phật.

These unfortunate comments—that the Buddha’s motive in leaving home was not to help others; that he should have sought the ultimate truth while remaining at home—how will they be viewed by those people of the neighboring countries of India who know the facts about benevolent Vipassana and by those who know the words of the Buddha and know that he worked day and night for the good, benefit and happiness of many? We are making a laughing stock of ourselves in front of our neighbors who know the truth about the Buddha. Let us not repeat these mistakes.

Những lời nhận xét không hay với việc Đức Phật rời khỏi gia đình không phải để giúp đỡ người khác; rằng Ngài  nên tìm kiếm sự thật tối thượng  khi còn ở trong gia đình, họ sẽ được những người từ quốc gia láng giềng Ấn Độ coi họ thế nào? Những người ở các quốc gia láng giềng biết những sự thật về Vipassana nhân từ, họ cũng người biết những lời của Đức Phật, biết Ngài đã làm ngày đêm lợi ích và hạnh phúc của nhiều người. Chúng ta đang tạo ra một trò cười của chính mình trước những người hàng xóm biết sự thật về Đức Phật. Chúng ta đừng lặp lại những sai lầm này.

The Buddha has also been criticized for leaving behind his young wife and new-born child and his tearful parents. The critics forget that Siddhattha, after attaining enlightenment, helped them to gain the infinite happiness of liberation. If he had remained at home, he would have been able to give them only the lesser happiness of worldly comforts and companionship. Instead, his entire family attained full liberation. For centuries, serious Vipassana meditators have known through personal experience that this happiness of liberation from defilements is far superior to worldly happiness.

Đức Phật cũng bị chỉ trích vì rời xa người vợ trẻ và đứa con vừa sinh, và phụ thân đẫm lệ. Những người chỉ trích quên rằng Siddhattha sau khi giác ngộ đã giúp họ nhận được hạnh phúc vô tận của sự giải thoát. Nếu Ngài ở nhà, ngài sẽ  chỉ có thể mang cho họ hạnh phúc nhỏ bé của tiện nghi vật chất và tình thân. Thay vào đó toàn bộ gia đình đã đạt được sự giải thoát hoàn toàn. Trong hàng thế kỷ, những thiền sinh Vipassana tinh tấn đã hiểu được thông qua sự trải nghiệm bản thân rằng sự hạnh phúc của giải thoát khỏi những phiền não bất tịnh còn cao hơn những hạnh phúc vì tiện nghi vật chất.

 

Nguồn Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *