ĐỌC HIỂU PALI – BÀI HỌC SỐ 07 – TỲ KHƯU THIỆN HẢO (BHIKKHU VĀYĀMA)

Đọc Hiểu Pali – Bài Học Số 07 – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)


BÀI HỌC SỐ 7

Thứ Bảy, 05-09-2020

Sửa bài tập số 6:

1. Ahaṃ hiyyo gāmamhā idhāgato. (Hôm qua tôi đến đây từ làng.)

2. Buddho bhikkhūhi ca upāsakehi ca vandito pūjito ca atthi. (Đức Phật được các tỳ-khưu và các cận sự nam cung kính và cúng dường.)

3. Kuhiṃ ṭhito tvaṃ gehaṃ āgataṃ coraṃ passasi? (Bạn đứng ở đâu khi thấy tên trộm đi vào nhà?)

4. Suriyo uggato hoti, tumhe pana idāni pi sayatha. (Mặt trời đã mọc, nhưng các bạn bây giờ vẫn còn ngủ.)

5. Puttehi dhītarehi ca pitaro mātaro ca vanditabbā honti. (Những người cha và mẹ xứng đáng/nên được các con trai và con gái cung kính.)

6. Senāpatinā arīhi muñcitaṃ bhātikaṃ disvā gahapati atīva tuṭṭho hoti. (Người gia chủ trở nên rất vui khi thấy người anh (của mình) được tướng quân cứu thoát khỏi những kẻ thù.)

7. Mayā dīyamānaṃ bhuñjitabbaṃ bhuñjituṃ bahū yācakā āgacchanti. (Nhiều gã ăn xin đến để ăn thực phẩm đáng ăn mà tôi đang bố thí.)

8. Tumhehi dānāni dātabbāni, sīlāni rakkhitabbāni, puññāni kātabbāni (honti). (Các anh nên bố thí các vật thí, nên giữ gìn các điều giới, nên tác tạo các công đức.)

9. Bhante imasmiṃ sāsane kati dhurāni honti? (Bạch ngài, có bao nhiêu phận sự trong giáo Pháp này?)

10. Therena anusiṭṭhā manussā pāṇātipātā viratā honti. (Dân chúng mà được vị trưởng lão giáo huấn, đã kiêng tránh/từ bỏ sự sát sanh.)

ĐỘNG TỪ (ākhyāta)

Ðộng từ là từ diễn tả đạt hành động hay trạng thái của chủ từ trong câu. Động từ Pāḷi được tạo bởi: ngữ căn (dhātu) + động từ tướng (vikaraṇa) + biến cách (vibhatti). Đôi khi tiền tố (upasagga) cũng được thêm vào trước ngữ căn để thay đổi ý nghĩa của động từ gốc.

Ví dụ: upagacchati (đến, đạt đến) = upa (tiền tố) + √gam>gacch (ngữ căn) + a (động từ tướng) + ti (biến cách thì hiện tại).

Các khía cạnh liên quan đến động từ Pāḷi:

Ba thời (tikāla) 1) quá khứ (atīta), 2) vị lai(anāgata), 3) hiện tại (paccuppanna).
Ba ngôi (tipurisa) 1) ngôi III (paṭhama), 2) ngôi II (majjhima), 3) ngôi I (uttama)
Ba thể (tikāraka) 1) năng động (kattu), 2) thụ động (kamma), 3) phản thân (bhāva)
Tuỳ theo túc ngữ  1) ngoại động từ = với túc ngữ (sakammaka), 2) nội động từ = không có túc ngữ (akammaka)
Hai số (dvivacana) 1) số ít (ekavacana), 2) số nhiều (bahuvacana)
Tám nhóm biến cách (vibhatti) 1) Hiện tại – Present (vattamānā), 2) Mệnh lệnh – Imperative (pañcamī), 3) Khả năng – Optative (sattamī), 4) Bất thành khứ – Imperfect (hiyyattanī), 5) Hoàn thành khứ – Perfect (parokkhā), 6) Bất định khứ – Aorist (ajjatanī), 7) Tương lai – Future (bhavissantī), 8) Điều kiện – Conditional (kālātipatti)
Hai nhóm biến cách  1) biến cách năng động (parassapada) & 2) biến cách thụ động (attanopada)
Bảy nhóm (gaṇa) với các dấu hiệu động từ (vikaraṇa) 1) Bhūvādi-gaṇa + a, 2) Rudhādi-gaṇa + ṃ-a, 3) Divādi-gaṇa + ya, 4) Svādi-gaṇa + ṇu, ṇā, uṇā, 5) Kiyādi-gaṇa + nā, ppa, ṇhā, 6) Tanādi-gaṇa + o, yira, 7) Curādi-gaṇa + ṇe, naya
Sabbadhātuka (không thêm ‘i’ vào trước biến cách) 1) Hiện tại (vattamānā), 2) Mệnh lệnh (pañcamī), 3) Khả năng (sattamī), 4) Bất thành khứ (hiyyattanī)
Asabbadhātuka (có chèn ‘i’ vào trước biến cách)  1) Hoàn thành khứ (parokkhā), 2) Bất định khứ (ajjatanī), 3) Tương lai (bhavissantī), 4) Điều kiện (kālātipatti)
Dấu hiệu động từ (vikaraṇa) – Có tất cả 25 vikaraṇa: a, ala, āya, āra, āla, i, ī, īya, uṇā, e, o, kha, cha, ṇaya, ṇā, ṇāpaya, ṇāpe, ṇe, ṇo, ṇhā, nā, ppa, ya, yira, sa. 

– Trong đó, có 15 vikaraṇa thông thường (ai, ī, uṇā, e, o, ṇaya, ṇā, ṇe, ṇo, ṇhā, nā, ppa, ya, yira) và 8 vikaraṇa đặc biệt (ala, āya, āra, āla, iya, kha, cha, sa) được ghép vào ngữ căn để tạo nên thể năng động (kattu). 

– “ya” được dùng để tạo nên thể bị động (kamma), nhưng khác với “ya thuộc thể năng động (Divādi-gaṇa).

– “ṇaya, ṇe, ṇāpaya, ṇāpe” được dùng để tạo nên thể năng truyền động (hetukattu), nhưng “ṇaya, ṇe” chỉ kết hợp với các ngữ căn thuộc nhóm khác ngoài nhóm Curādi-gaṇa.

– “ya, ṇaya, ṇe, ṇāpaya, ṇāpe” được dùng để tạo nên động từ thụ truyền động (hetukamma).

Không có 3 tính (atiliṅga), hoà hợp về số-ngôi với chủ từ

I. Ý Nghĩa của Biến Cách Động Từ (ākhyāta-vibhatti)

Vibhatti Ý nghĩa
1 Vattamānā 
  1. hành động trong hiện tại (paccuppanna),
  2. quá khứ (atīta); gần với hiện tại (paccuppanna-samīpe).

Ví dụ: So phakaṃ bhuñjati (Nó ăn trái cây)

2 Pañcamī (thường được dịch là ‘hãy, mong rằng, nguyện cầu’)
  1. mệnh lệnh (āṇatti),
  2. phước lành, phúc chúc (āsīṭṭha),
  3. sự huấn thị (vidhi),
  4. sự mời gọi (nimantana),
  5. sự yêu cầu (ajjhesana),
  6. sự đồng ý, cho phép (anumati),
  7. sự van xin, nguyện vọng (patthanā),
  8. hợp thời (pattakāla).

Ví dụ: Hotu me jayamaṅgalaṃ (Mong cho tôi được thắng lợi – kiết tường)

3 Sattamī (thường được dịch là ‘nên, phải, có thể’)
  1. sự đồng ý, cho phép (anumati),
  2. sự giả định (parikappa),
  3. sự huấn thị (vidhi),
  4. sự mời gọi (nimantana),
  5. sự yêu cầu (ajjhesana),
  6. sự vang xin, nguyện vọng (patthanā),
  7. hợp thời (pattakāla).

Ví dụ: Kuhiṃ te dhāveyyuṃ? (Họ nên đi đâu?)

4 Hiyyattanī
  1. quá khứ trực tiếp kinh qua (paccakkha),
  2. quá khứ không trực tiếp kinh qua (appaccakkha).

Trước đây, nó được dùng để chỉ quá khứ nhất định, nhưng nay nó đã mất đi ý nghĩa riêng biệt ấy và chỉ còn diễn đạt quá khứ nhưng ít dùng. 

Ví dụ: Te agamū (Họ đã đi)

5 Parokkhā quá khứ không kinh qua trực tiếp (appaccakkha).

Rất ít dùng 

Ví dụ: Bhagavā etadavoca. (Thế Tôn đã nói điều ấy)

6 Ajjatanī
  1. quá khứ trực tiếp kinh qua (paccakkha),
  2. quá khứ không trực tiếp kinh qua (appaccakkha).

Trước đây, nó diễn đạt hành động vừa mới xảy ra, nhưng nay nó thường được dùng để diễn đạt quá khứ nói chung.

Ví dụ: So gāmaṃ agacchī. (Vị ấy đã đi đến làng)

7 Bhavissantī
  1. tương lai (anāgata),
  2. quá khứ (atīta).

Ví dụ: So gāmaṃ gacchissati. (Vị ấy sẽ đi vào làng)

8 Kālātipatti
  1. không xảy ra hành động vì thiếu nguyên nhân (kāraṇavekalla),
  2. không xảy ra hành động vì có các điều kiện ngăn trở (viruddhapaccayūpanipāta).

Ví dụ: So ce yānaṃ alabhissā, gacchissā. (Nếu hắn có xe thì hắn đi rồi)

II. Ba Thể (kāraka)

– Thể năng động (kattu-kāraka) là hình thức phổ biến trong Pāḷi với tên gọi ‘parassa-pada’ (từ diễn tả hành động của người khác), được dùng khi chính chủ từ làm tác nhân gây ra hành động để ảnh hưởng đến túc từ (nếu có); ví dụ: Sūdo odanaṃ pacati (Người đầu bếp nấu cơm). Còn 1 thể khác cũng được kể chung vào, đó là thể năng truyền động (hetukattu-kāraka), được dùng khi hành động do chủ từ khiến cho đối tượng khác tác động; ví dụ: Sāmī sūdena odanaṃ pācāpeti. (Ông chủ sai người đầu bếp nấu cơm). 

– Thể bị động được dùng khi chủ từ chịu sự tác động (bị, được) bằng cách thêm hậu tố ‘ya’ vào ngoại động từ; ví dụ:  Odano sūdena pacīyati. (Cơm được ngừoi đầu bếp nấu). Còn 1 thể khác cũng được kể chung vào, đó là thể thụ truyền động (hetukamma-kāraka), được dùng khi hành động có qui ảnh hưởng cho chủ từ A, mà do người B khiến người C tác động; ví dụ: Odano sāminā sūdaṃ pācāpiyati. (Cơm được ông chủ sai người đầu bếp nấu).

– Thể phản thân/Vô ngôi thì ít được dùng và hầu như chỉ thấy trong thơ với tên gọi ‘attano-pada’ (từ thể hiện hành động của bản thân), tức miêu tả kết quả của 1 hành động được tạo ra trên tác nhân.

Thể Nhận xét
1 Năng động (kattu)
  1. biến cách tướng (vikaraṇa) được chèn vào giữa ngữ căn và biến cách động từ,
  2. nó dùng cả hai nhóm biến cách: attanopadaparassapada.  
2 Thụ động (kamma)
  1. hậu tố ‘ya’ được chèn vào giữa ngữ căn và biến cách động từ,
  2. biến cách tướng không được chèn vào giữa ngữ căn và biến cách động từ, 
  3. nó dùng cả hai nhóm biến cách: attanopadaparassapada.
3 Phản thân (bhāva)
  1. hậu tố ‘ya’ được chèn vào giữa ngữ căn và biến cách động từ,
  2. biến cách tướng không được chèn vào giữa ngữ căn và biến cách động từ,
  3. nó diễn đạt nghĩa gốc của ngữ căn – hành động,
  4. nó chỉ kết hợp được với ngôi thứ nhất, số ít. 

III. Nhóm Ngữ Căn Động Từ (dhātu) & Động Từ Tướng (vikaraṇa)

Ngữ căn động từ là gốc của 1 động từ khi chưa được kết hợp với tiền tố, động từ tướng, biến cách… Do vậy, nó chưa được xem là đơn vị hoàn chỉnh trong văn phạm như là động từ. Động từ tướng là dấu hiệu để ghép với ngữ căn để tạo nên tạo nên 1 động từ hoàn chỉnh.

Ngữ căn Pāḷi được xếp thành 8 nhóm (gaṇa) là: 

  1. Bhavādi-gaṇa có động từ tướng ‘a’, đa phần các động từ trong Pāḷi đều thuộc nhóm này; ví dụ: Bhavati (có, trở thành) = √bhū +a+ti (ū>ava).
  2. Rudhādi-gaṇa có động từ tướng ‘ṃ-a’; ví dụ: Rundhati (ngăn cản) =√rudh+ṃ-a+ti (ṃ>n do ảnh hưởng của ‘dh’; dhn>ndh). 
  3. Divādi-gaṇa có động từ tướng ‘ya’; ví dụ: Dibbati (chơi đùa) = √div+ya+ti (v>b vì cùng âm môi, by>bb).
  4. Svādi-gaṇa có động từ tướng ‘ṇo, ṇā, uṇā’; ví dụ: Suṇāti (nghe) = √su+ṇā+ti.
  5. Kiyādi-gaṇa có động từ tướng ‘nā, ppa, ṇhā’; ví dụ: Kināti (mua) = √ki++ti; Gaṇhāti (lấy) = √gah+ṇhā+ti.
  6. Tanādi-gaṇa có động từ tướng ‘o, yira’; ví dụ: Tanoti (nới rộng) = √tan+o+ti.
  7. Curādi-gaṇa có động từ tướng ‘ṇe, ṇaya’; đa phần các động từ trong Pāḷi cũng thuộc nhóm này; ví dụ: Coreti (tên trộm) = √cur+ṇe+ti (u>o; ‘ṇ’ của ṇe bị xoá bỏ).

IV. Biến Cách Động Từ Thể Năng Động Thông Thường 

Hiện tại (vattamānā) với pacati (nấu) = √pac+a+ti
Parassapada Attanopada
Si  Vd: Sn  Vd: Si Vd:  Sn  Vd:
I -(ā)mi pacāmi -(ā)ma pacāma -e pace  -(ā)mhe pacāmhe
II -si pacasi  -tha pacatha  -se pacase  -vhe pacavhe 
III -ti pacati -nti pacanti  -te pacate -nte pacante 
Mệnh lệnh (pañcamī) [hãy, mong rằng, nguyện cầu]
Parassapada Attanopada
Si Vd: Sn  Vd:  Si  Vd:  Sn Vd:
I -(ā)mi pacāmi -(ā)ma pacāma -e pace  -(ā)mase pacāmase
II -a, (ā)hi paca, pacāhi -tha pacatha -ssu pacassu -vho pacavho
III -tu pacatu -ntu pacantu -taṃ pacataṃ -ntaṃ pacantaṃ
Khả năng (sattamī) [nên, phải, có thể]
Parassapada Attanopada
Si Vd: Sn Vd: Si Vd: Sn Vd:
I -eyyāmi, -emi paceyyāmi, pacemi -eyyāma, -ema paceyyāma, pacema -eyyaṃ paceyyaṃ -eyyāmhe paceyyāmhe
II -eyyāsi, -esi paceyyāsi, pacesi  -eyyātha, -etha paceyyatha, pacetha -etho pacetho  -eyyavho paceyyavho
III -eyya, -e paceyya, pace  -eyyuṃ paceyyuṃ -etha pacetha -eraṃ paceraṃ
Bất thành khứ (hiyyattanī), ‘a’ được thêm vào trước ngữ căn
Parassapada Attanopada
Si  Vd:  Sn Vd: Si Vd: Sn Vd:
I -ṃ, -a (a)pacaṃ, (a)paca -mhā (a)pacamhā -iṃ (a)paciṃ -mhase (a)pacamhase
II -o (a)paco -ttha (a)pacattha -se (a)pacase -vhaṃ (a)pacavhaṃ
III -a, -ā (a)paca, (a)pacā (a)pacū -ttha (a)pacattha -tthuṃ (a)pacatthuṃ
Hoàn thành khứ (parokkhā), phụ âm đầu của ngữ căn bị gấp đôi
Parassapada Attanopada
Si Vd: Sn Vd: Si Vd: Sn Vd:
I -ṃ, -a papacaṃ, papaca -imha papacimha -iṃ, -i papaciṃ, pacaci -imhe papacimhe
II -e papace  -ittha papacittha -ittho papacittho -ivho papacivho
III -a papaca -u, -ū papacu, pacacū -ttha, -ittha papacattha, papacittha -ire papacire 
Bất định khứ (ajjattanī), ‘a’ được thêm vào trước ngữ căn
Parassapada Attanopada
Si Vd: Sn Vd: Si Vd: Sn Vd:
I -iṃ (a)paciṃ -imha, -imhā (a)pacimha, (a)pacimhā -a, -ṃ (a)paca, (a)pacaṃ -imhe (a)pacimhe
II -i, -o (a)paci, (a)paco -ittha (a)pacittha -ise (a)pacise -ivhaṃ (a)pacivhaṃ
III -i, -ī (a)paci, (a)pacī -uṃ, -iṃsu (a)pacuṃ,

(a)paciṃsu

-a, -ittha (a)paca, (a)pacittha (a)pacū
Tương lai (bhavissantī)
Parassapada Attanopada
Si Vd: Sn Vd: Si Vd: Sn Vd:
I -issāmi pacissāmi -issāma pacissāma -issaṃ pacissaṃ -issāmhe pacissāmhe
II -issasi pacissasi -issatha pacissatha -issase pacissase -issavhe pacissavhe
III -issati pacissati -issanti pacissanti -issate pacissate -issante pacissante
Điều kiện (kālatipatti), ‘a’ được thêm vào trước ngữ căn
Parassapada Attanopada
Si Vd: Sn Vd: Si Vd: Sn Vd:
I -issaṃ (a)pacissaṃ -issamha, -issamhā (a)pacissamha, (a)pacissamhā -issaṃ, -issiṃ (a)pacissaṃ, (a)pacissiṃ -issāmhase (a)pacissāmhase
II -isse (a)pacisse -issattha (a)pacissatha -issase (a)pacissase -issavhe (a)pacissavhe
III -issā (a)pacissā -issaṃsu (a)pacissaṃsu -issatha (a)pacissatha -issiṃsu, -issisu (a)pacissiṃsu, (a)pacissisu

V. Biến Cách Một Số Động Từ Thể Năng Động Bất Quy Tắc 

√as (là, có) [chỉ có hình thức parassapada]
  Hiện tại Mệnh lệnh Khả năng Bất định khứ
Si Sn  Si  Sn Si Sn Si Sn 
I asmi, amhi asma, amha asmi, amhi asma, amha siyaṃ, assaṃ assāma āsiṃ āsimhā
II asi attha āhi attha siyā, assa assatha āsi āsittha
III atthi santi atthu santu siyā, assa siyuṃ, assu, siyaṃsu āsi āsuṃ
√hū (là, có)
Ngôi  Parassapada Attanopada 
Hiện tại I homi homa
II hosi hotha
III hoti honti
Mệnh lệnh I homi homa
II hosi  hotha
III hotu hontu
Khả năng I heyya, huveyya heyyuṃ, huveyyuṃ huvaṃ, huvetha heyyāmhe, huveyyāmhe
II heyyāsi, huveyyāsi heyyātha, huveyyātha hetho, huvetha heyyāvho, huveyyāvho
III heyyāmi, huveyyāmi heyyāma, huveyyāma hetha, huvetha heraṃ, huveraṃ
Bất thành khứ  I ahuvaṃ avuvamhā ahuviṃ ahuvamhase
II ahuvo ahuvattha ahuvase ahuvavhaṃ
III ahuvā ahuvū ahuvattha ahuvatthuṃ
Bất định khứ I ahosiṃ, ahuṃ, ahuvāsiṃ ahosimhā, ahumhā ahu, ahuva ahuvimhe
II ahuvo, ahosi ahuvattha, ahosittha ahuvase ahuvivhaṃ
III ahosi, ahū, ahu ahesuṃ, ahuṃ ahuvā ahuvū
Tương lai I hessāmi, hehissāmi, hohissāmi, hehāmi hessāma, hehissāma, hohissāma, hehāma hessaṃ, hohissaṃ, hehissaṃ hessāmhe, hohissāmhe, hehissāmhe
II hessasi, hehissasi, hohissasi, hehisi hessatha, hehissatha, hohissatha, hehitha hessase, hohissase, hehissase hessavhe, hohissavhe, hehissavhe
III hessati, hehissati, hohissati, hehiti Hessanti, hehissanti, hohinti, hehinti hessate, hohissate, hehissate hessante, hohissante, hehissante
Điều kiện I ahuvissā ahuvissaṃsu ahuvissaṃ ahuvissāmhe
II ahuvisse ahuvissatha ahuvissase ahuvissavhe
III ahuvissā ahuvissaṃsu ahuvissatha ahuvissiṃsu

VI. Một số điểm dị biệt và tương đồng giữa động từ Pāli và động từ Anh ngữ

1. Trong Anh ngữ, quá khư đơnquá khứ phân từ đều được tạo nên cùng một cách [infinitive + ed, ví dụ: to walk= walked (đã đi)]. Nhưng trong Pāli, quá khứ đơn (bất định khứ – ajjattanī) được tạo nên bằng cách chia động từ hiện tại theo biến cách thì quá khứ như ở trên, ví dụ: pacati (nấu) => (a)paci (đã nấu) = (a)pac+i. Đôi khi, động từ hiện tại cũng được dịch theo nghĩa quá khứ gần, ví dụ: so gāmaṃ gacchati (hắn đã đi đến làng).

Còn quá khứ phân từ thì được tạo nên bằng việc ghép trực tiếp hậu tố ‘ta, na’ vào sau ngữ căn [pac+ta = pakka (đã nấu)] hoặc động từ căn bản với việc thêm ‘i’ ở giữa (nhớ xoá phụ âm cuối của động căn bản) [paca+i+ta = pacita (đã nấu)]

2. Trong Pāli ngữ không có các thể liên tiến (continuous form = be + present participle) như trong Anh ngữ, động từ hiện tại cũng có thể được dịch theo nghĩa Liên tiến, ví dụ: so gāmaṃ gacchati (hắn đi/đang đi vào làng). 

3. Pāli ngữ cũng có thể bị động (passive voice = be + past participle) như trong Anh ngữ, ví dụ: sūdena pacito (qkpt.) odano hoti / sūdena odano paccati (pac+ya+ti) (cơm được người đầu bếp nấu).

4. Pāli ngữ cũng có thể xác định, phụ định, nghi vấn, nghi vấn phủ định như trong Anh ngữ, ví dụ: 

Xác định: So eko vāṇijo bhavati/atthi/hoti. (hắn là một thương nhân.)

Phụ định: So eko vāṇijo na bhavati/atthi/hoti. (hắn không phải là một thương nhân.)

Nghi vấn: So nu kho/api nu vāṇijo bhavati/atthi/hoti? (hắn có phải là một thương nhân không?)

Nghi vấn phủ định: So nu kho/api nu vāṇijo na bhavati/atthi/hoti? (hắn không phải là một thương nhân sao?)   

5. Pāli ngữ cũng có dạng câu trả lời ngắn như trong Anh ngữ, ví dụ: Tvaṃ nu kho/api nu imaṃ potthakaṃ jānāsi? Āma, jānāmi. (Bạn có biết quyển sách này không? Vâng, tôi biết)

6. Cách nói: cũng vậy/thế, ví dụ: Tvaṃ ucco asi/bhavasi, evampi mama. (Bạn thì cao, tôi cũng vậy); cũng không, ví dụ: Tvaṃ ucco na asi/bhavasi, na evampi mama. (Bạn không cao, tôi cũng không cao); còn bạn?, ví dụ: So ati matimā asi/bhavasi, kathañca tvaṃ? (Hắn thì rất thông minh, còn bạn thế nào?); nhưng tôi thì không, ví dụ: So imaṃ potthakaṃ paṭhituṃ sakkoti, pana na sakkomi. (Hắn có thể đọc sách này, nhưng tôi thì không); nhưng tôi thì có, ví dụ: So imaṃ potthakaṃ paṭhituṃ na sakkoti, pana sakkomi. (Hắn không thể đọc được sách này, nhưng tôi thì có thể).

7. Các động từ trong Anh ngữ như “can, could, may, might” tương đương với biến cách lối Khả năng (sattamī), ví dụ: so gāyituṃ sakkoti / so gāyeyya (hắn có thể hát); idāni tvaṃ gaccheyyāsi (anh nên đi bây giờ); hoặc “will, wish, want” = icchati, ví dụ: ahaṃ gāmaṃ gantuṃ icchāmi (tôi muốn đi đến làng); hoặc “must, have to, need” tương đương với biến cách lối Mệnh lệnh (pañcamī), ví dụ: tvaṃ pāpakammaṃ na karohi (bạn không nên tạo ác nghiệp); so idāni gehaṃ āgacchatu (hắn phải về nhà bây giờ).

Bài tập:

1. Dựa vào ví dụ này: “Buddho ārāme nisīdantānaṃ buddhimataṃ upāsakānañca upāsikānañca āsavakkhayaṃ nitaṃ dhammaṃ deseti”, tập phân câu trên thành các câu đơn thích hợp và chia biến cách của các động từ trong câu theo 8 thì ở trên. 

2. Hãy thêm các nhân xưng đại từ tương thích vào những động từ sau đây và chia biến cách cho chúng theo 8 thì ở trên:

Vicarati (vi+√car+a+ti): đi lanh quanh, đi đây đó

Vinassati (vi+√nas+a+ti): làm hỏng, bị huỷ diệt

Apadhāvati (apa+√dhāv+a+ti): chạy mất

Anukampati (anu+√kamp+a+ti): thương xót/hại

Jayati (√ji+a+ti): chiến thắng, thắng trận

———-

 

Nhóm tổ chức lớp Đọc hiểu Pāḷi
—————————————
Email: dochieupali@gmail.com
FB: www.facebook.com/groups/dochieupali
Zalo: https://zalo.me/g/tswjmg798
Tổng hợp tài liệu: Đọc Hiểu Pali – Tổng Hợp Link & Tài Liệu Bài Học – Tỳ Khưu Thiện Hảo (BHIKKHU VĀYĀMA)

* Tài liệu này để các học viên trong lớp Đọc Hiểu Pali do Sư Thiện Hảo hướng dẫn tham khảo. Do sự thỉnh mời của một số quý vị thiền sinh mong muốn học tiếng Pali, đây là lớp đầu tiên Sư Thiện Hảo giảng dạy online, và tài liệu này không tránh khỏi có những chỗ chưa hoàn thiện, thậm chí có những chỗ sai ngoài ý muốn. Chúng tôi kính mong quý vị hoan hỷ góp ý để tài liệu và lớp học được hoàn thiện tốt hơn. Nguyện Dhamma được trường tồn và đem lại lợi lạc cho phần đông.

 

TẢI MOBILE APP PHẬT GIÁO THERAVĀDA ĐỂ XEM THÊM NHIỀU THÔNG TIN HỮU ÍCH (ANDROID & IOS)

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *