Câu Hỏi: Dhamma làm cho chúng ta năng động, cho chúng ta sẵn sàng để đối phó với những khó khăn, cho chúng ta sức mạnh để chống lại tội lỗi. Khi đối mặt với những khó khăn, có đúng không khi nói rằng Dhamma sẽ giúp đỡ để chúng ta trốn chạy những khó khăn để trở thành thụ động, suy nghĩ về những khó khăn sẽ làm hư hại những rung động của tôi. Do đó tôi có nên ban phát Metta hay không?

Thầy Goenka: Không. Các con đã không hiểu Dhamma rõ cho lắm. Ngay như trong khóa thiền mười ngày nó đã được giải thích rõ ràng là một người mạnh đang hãm hại một người yếu và các con chỉ ngồi đó nói rằng ta có thể làm gì được, hãy để cho người mạnh bị khổ vì những karma hay nghiệp của họ, và nạn nhân cũng bị khổ vì nghiệp của ngýời ðó. Ðiều này là sai trái. Dhamma không chỉ dạy ta ðiều ðó, hãy dùng hết sức mình, sức mạnh và lời nói để ngăn chặn người này nhưng không có một chút xíu thù ghét, tức giận hay thù hận đối với người gây hấn, các con nên có tình thương và lòng từ bi cho người này, nhưng bởi vì hắn ta không hiểu ngôn ngữ nhỏ nhẹ, các con đã thử làm như thế, bây giờ các con có thể dùng biện pháp mạnh nhưng với tình thương và lòng từ bi, Dhamma không làm cho các con trở nên thụ động, nhưng khi các con không có khả năng để giúp đỡ, giả sử có người nào rất ốm đau và yếu, nằm trên giường bệnh, bác sĩ ở đó đang chữa trị cho họ, bây giờ các con có thể làm gì được, các con không phải là bác sĩ, do đó các con ngồi hành thiền và ban phát metta, nếu các con nói rằng ta là một người hành thiền Vipassana bởi vậy ta phải chữa cho người này, đó là một quyết định sai lầm, do đó khi nào con có đủ sức mạnh các con phải năng động, không cho phép người nào đó làm gì sai trái, nếu các con có thể chặn đứng họ.

Câu hỏi: Những nơi không có thiền sư phụ tá hay là thiền sư cho trẻ em, một người hành thiền có thể dạy anapana cho người khác không?

Trả lời: để xem, đã được thông báo rằng nếu ta là một nhà giáo ta có thể dạy cho một học sinh của mình và nếu ta là một bác sĩ ta có thể dạy cho bệnh nhân, trái lại thì không nên. Một lí do là các con không áp đặt phương pháp này vào người khác. Lí do khác là nếu các con không biết cách dạy, mặc dù các con chỉ giảng dạy anapana, Vipassana có thể bắt đầu và một vài phức cảm bám rễ sâu có thể trồi lên bề mặt, các con không biết làm sao để đối phó với điều đó, do đó tốt hơn nên tránh, không nên nhận lấy sự rủi ro này.

Câu hỏi: Thưa thầy, một người hành thiền nghiêm túc muốn gia nhập vào quân đội, người đó có nên làm như thế không?

Trả lời: Đây là quyết định của người đó, nếu ta cảm thấy rằng tốt hơn ta nên làm một thành viên trong quân đội bởi vì ta muốn bảo vệ đất nước của mình thì cứ làm, người đó có thể làm như thế, Nhưng về phần chúng ta, ta không thể nói bạn nên hay không nên gia nhập quân đội, đây không phải là công việc của chúng ta. Mỗi cá nhân phải tự mình quyết định lấy.

Câu hỏi: Nếu có một khu vực bị nghẽn hoặc mù mờ trong lúc hành thiền, con trở nên thất vọng mặc dù con không nên làm như vậy, thưa thầy con phải làm gì?

Trả lời: Hãy hiểu rằng các con đã tích lũy quá nhiều ham muốn và chán ghét trong người, khi các con trở nên thất vọng hay các con cảm thấy chán nản, điều đó cho thấy rằng các con đang thèm muốn một tình trạng khi không còn bị mắc kẹt, và các con đã có một số lượng quá lớn chán ghét đối với sự kẹt cứng này, đối với cảm giác khó chịu và các con muốn nó mất đi. Do đó hãy hiểu thực tế rằng ta đã không hiểu Vipassana một cách đúng đắn, hãy để ta bắt đầu trở lại bằng anapana hãy để ta trở lại lúc vỡ lòng và rồi ta sẽ tiến xa hơn.

Câu hỏi: Nếu bước đi trên con đường này ta có thể trở thành một Alahán, thưa thầy, thầy đã tới giai đoạn nào rồi?

Trả lời: Thầy chưa đạt đến giai đoạn của một bậc Alahan, thầy không thể nói là thầy đã đạt đến giai đoạn nào và không có ý nghĩa gì khi thầy nói như thế, điều này chỉ để các con phán xét. Nếu mọi hành vi trong đời của thầy tràn đầy bất tịnh thì thầy không đạt đến đâu cả, nhưng nếu các con cảm thấy những gì tốt đẹp trong thầy thì chắc chắn thầy đã tiến triển trên con đường này.

Câu hỏi: Nếu hàng ngày con nhớ đến thượng đế, người mà con tôn kính và có đức tin, thì làm như thế sẽ có tai hại gì trong một khóa thiền.

Trả lời: Bởi vì trong khóa thiền, đối tượng thiền là khác biệt. Trong khóa thiền, khi các con đang thực hành anapana, mục tiêu của sự hành thiền là hơi thở, chỉ vậy thôi , không gì khác. Và trong lúc tập Vipassana đối tượng thiền là cảm giác trên cơ thể, không gì khác. Do đó trong thời gian này, nếu các con đang cố tưởng tượng về nam thần hay nữ thần của các con thì các con đã chuyển sự chú tâm của mình và các con không làm việc một cách đúng đắn. Bất cứ đối tượng của sự hành thiền là gì hãy chú trọng đến đối tượng đó. Vào cuối khóa thiền, nếu các con có một sự thành kính lớn lao đến vị nam thần này và nữ thần kia thì hãy san sẻ công đức của con với ngài và ban phát metta, chỉ vậy thôi, không gì khác.

Câu hỏi: Xin thầy cho biết chúng con phải trả lời câu hỏi sau đây một cách vắn tắt: cảm giác là gi?

Trả lời: Bất cứ những gì mà các con cảm thấy thực thụ trên cơ thể chúng ta gọi đó là cảm giác. Và vì tại sao các con có cảm giác? Bởi vì chúng ta đang sống, tâm và thân các con, nama và rupa đã làm việc chung với nhau, nơi nào không có nama, không có tâm, ta không thể cảm thấy gì. Một cơ thể bất động không thể cảm thấy cảm giác, cây cột này không thể cảm thấy cảm giác, bất cứ nơi nào có sự sống thì đều cảm thấy cảm giác.

Câu hỏi: Thưa thầy, sự bình tâm là gì?

Trả lời: Khi con không phản ứng đối với cảm giác, các con chứng nghiệm được sự bình tâm.

Câu hỏi: Khi chúng ta nói: “Không có phản ứng, điều này nghĩa là gì?”

Trả lời: Không tạo ra thèm muốn đối với cảm giác dễ chịu, không tạo ra chán ghét đối với cảm giác khó chịu. Là các con không có phản ứng.

Câu hỏi: Thưa Thầy sự luân lưu thông suốt là gì?

Đáp: Không có gì đang trôi chảy cả, đó chỉ là tâm của các con, di chuyển từ đầu xuống chân và từ chân lên đầu một cách nhanh chóng. Bởi vì không có một sự ngăn chặn nào trên đường đi. Bây giờ không còn chỗ nào bị mù mờ hay có cảm giác thô thiển, trắc đặc, chỉ có những sự rung động vi tế thuộc loại đó, tâm của các con di chuyển một cách dễ dàng, nó cảm thấy như là có sự trôi chảy ở đó. Toàn thể mục đích là các con hiểu được rằng không có gì khác nhau cả. Cho dù có cảm giác thô thiển hay vi tế, tâm của các con phải có sự bình tâm, không phản ứng bằng chán ghét đối với những cảm giác thô thiển, không phản ứng bằng thèm muốn đối với những cảm giác dễ chịu.

Câu hỏi: Thưa thầy con ở trong quân đội, nhiệm vụ của con đối với quốc gia có chiến tranh với những nước lân cạn là gì?

Trả lời: các con phải gia nhập quân đội để bảo vệ quốc gia do đó hãy làm tròn nhiệm vụ của mình. Đương nhiên là các con sẽ bảo vệ quốc gia bằng mọi cách, đó là nhiệm vụ của các con. Nếu các con là người hành thiền Vipassana các con sẽ làm việc một cách tốt đẹp hơn và hoàn chỉnh hơn.

Câu hỏi: Có kiếp quá khứ và kiếp sống sau khi chết không, nếu có, bằng chứng là gì? Thầy có biết gì về kiếp quá khứ bằng chính kinh nghiệm của thầy không?

Trả lời: Không cần thiết ta phải tin rằng có kiếp quá khứ hay tương lai và chỉ sau đó thì Vipassana mới giúp đỡ các con. Các con tin rằng đây là cuộc đời hiện tại, hãy chú trọng hoàn toàn vào thực tại của giây phút này, từng giây phút các con đang chết dần, từng giây phút các con được sinh ra. Hãy quan sát điều đó, cảm thấy và hiểu được điều đó. Và cũng không ngừng hiểu rằng các con phản ứng lại dòng thay đổi đang diễn ra này như thế nào và bằng cách phản ứng các con đang hại chính mình như thế nào, khi các con thoát khỏi điều đó hiện tại sẽ trở nên càng ngày càng tốt hơn. Nếu có một tương lai, chắc chắn là các con sẽ có được lợi lạc từ đó, nếu không có tương lai, tại sao phải bận tâm, các con phải làm hết sức mình để sửa đổi hiện tại. Tương lai không là gì cả ngoài sản phẩm của hiện tại, nếu hiện tại tốt thì tương lai sẽ tốt.

Câu hỏi: Người nào đó làm điều ác và sinh vào cảnh giới thấp hơn, có người khác cũng cùng làm một việc xấu như thế nó mang lại kết quả tức thì và không ảnh hưởng gì ngay trong cuộc đời này, thưa thầy tại sao có sự khác biệt này?

Trả lời: Bởi vì ta hiểu được Vipassana là gì, trong Vipassana quả của kiếp quá khứ sẽ tới trước tiên bằng cảm giác trên cơ thể. Nếu đó là một hành động tội lỗi thì những cảm giác hết sức khó chịu sẽ nảy sinh trên cơ thể. Ví dụ nếu các con nhục mạ và đánh ai đó, các con sinh ra giận dữ, khi con tạo ra giận dữ các con đang cháy bừng bên trong. Bởi vậy khi nào có quả của nhân này tới, nó sẽ tới với sự cháy bừng. Khi sự cháy bừng tới các con được chỉ dạy làm sao để quan sát chúng, nó sẽ mất hết tất cả sức mạnh và mất đi.

Giả sử có một cái gai đâm vào thịt, khi đâm vào rất đau đớn, và nếu các con muốn lấy gai ra các con phải dùng kim khều ra, sẽ rất đau đớn. Tất cả bất cứ cảm giác nào mà các con cảm thấy trong khi có một hành động, cùng một loại cảm giác đó các con sẽ thấy khi nhận được kết quả của nó. Đối với những người hành thiền Vipassana thuần thục sẽ quan sát chứ không phản ứng, sẽ không cho phép nó sinh sôi nảy nở và nó sẽ mất đi, và các con thoát khỏi nó. Nếu các con không thực hành như thế thì tự nhiên các con sẽ nhận được quả của nó sau này.

Câu hỏi: Ngay cả khi chấp nhận rằng thiền Vipassana hữu hiệu và có ích, một số người cảm thấy rằng những người hành thiền đã chú ý tới hành thiền hơn. Và thông thường không được khuyến khích để giải quyết những khó khăn của xã hội và đất nước mình. Có hợp lý không đ ể hướng dẫn thiền sinh và hướng dẫn họ phục vụ xã hội? Cho dù họ có thực sự làm những công việc xã hội hay không, tùy thộc và thái độ của họ. Tuy nhiên ít nhất chúng ta có thể làm cho họ ý thức hơn về những khó khăn của xã hội.

Trả lời: Toàn thể phương pháp là để cải thiện từng cá nhân, mỗi cá nhân quan trọng hơn vì xã hội hợp thành bởi từng cá nhân. Phương pháp này giúp đỡ từng cá nhân tốt hơn, bây giờ sau khi trở thành một các nhân tốt hơn, cách mà người này có thể giúp đỡ người khác tùy thuộc vào mỗi cá nhân, đó không phải là công việc của chúng ta. Tuy nhiên những gì xảy ra là: một số thiền sinh bắt đầu cảm thấy rằng phương pháp này đã bị mất trong quốc gia này trong 25 thế kỉ qua bây giờ trở lại và nó đã giúp tôi rất nhiều và tôi cảm thấy rằng càng ngày càng có thêm nhiều người nên nhận được lợi lạc từ phương pháp này. Đây là một sự phục vụ đối với xã hội. Khi có nhiều cá nhân trở nên tốt hơn, lành mạnh hơn, hoàn thiện hơn thì sau đó xã hội sẽ trở nên tốt hơn, lành mạnh hơn và thiện lành hơn.

Do đó nếu có ai cảm thầy rằng: Tốt hơn họ nên phục vụ xã hội theo cách này, thầy không thể ngăn chặn họ, đó là quyết định của từng cá nhân về cách nào để phục vụ tốt nhất.

Câu hỏi: S khác biệt giữa Vipassana và thôi miên là gì? Người ta có thể có cùng một lợi ích từ cả hai không?

Trả lời: Không đâu. Vipassana muốn các con quan sát sự thật khi nó nảy sinh một cách tự nhiên chứ không phải một sự thật giả tạo. Khi các con bắt đầu nghĩ ra như thế nào, đó là một sự chứng nghiệm được tạo ra. Nó là một tầng lớp giả tạo mà các con đã đặt bên trên tâm nhận thức của mình. Điều này có thể tốt nếu các con là một người tốt hơn ở bề mặt của tâm, các con có được lợi lạc từ việc đó.

Nhưng những bất tịnh của các con được tích tụ sâu bên trong vẫn còn ở đó, do đó Vipassana sẽ dạy các con đi sâu vào bên trong và diệt trừ được nó bằng cách quan sát. Bất cứ sự thật nào thể hiện từ lúc này sang lúc khác, không một tầng lớp nào nên được đặt ra, không gì nên được tưởng tượng, không thôi miên, không tự kỉ ám thị. Ở bề sâu của tâm những điều này trái ngược với Vipassana, hai phương pháp này đi hai hướng khác nhau, ngược nhau.

Câu hỏi: Người ta đề cập rằng tại Myama có những bài viết trên lá dừa mà VRI (viện nghiên cứu Vipassana) muốn phát hành trước khi nó bị hủy hoại và mất Đi. Nếu điều này đúng xin thầy cho chúng con biết vài điều về nội dung và ý nghĩa của những lời này cũng như khởi nguồn của nó.

Trả lời: Tất cả những chiếc lá dừa này đều chứa đựng văn hóa bằng tiếng Pali. Một số bài viết trên lá dừa đã được ấn hành, do đó chúng ta không phải làm việc này. Nhưng có một số bài viết trên lá dừa chưa bao giờ được ấn hành, chắn chắn nó phải có một điều gì liên quan đến Dhamma vì nó được viết bằng tiếng Pali. Do đó chúng ta muốn đem nó về đây in và ấn hành và dùng vào việc nghiên cứu của chúng ta. Tất cả là để bảo tồn những di sản văn hóa của nước chúng ta, điều mà Ấn độ đã mất hết. Mọi thứ viết bằng tiếng Pali đã mất đi tại quốc gia này. Nếu ở nơi nào đó có gì còn hiện hữu, đó là nhiệm vụ của chúng ta, để đưa nó về, phát hành và dùng nó cho Vipassana.

Câu hỏi: Trong Vinaya Pitaka – luật tạng – Đức Phật đã bỏ đi điều lệ về hoàn toàn im lặng, thế thì tại sao chúng ta vẫn tiếp tục hoàn toàn im lặng trong khóa thiền?

Trả lời: Khi lời hứa này trở thành một nghi lễ thì đúng vậy, nó có hại. Nhưng khi các con đang hành thiền, đang học phương pháp thiền thì lời hướng dẫn của ngài rất rõ ràng. Hoặc là các con có sự im lặng thánh thiện hay khi các con nói về Dhamma với thiền sư hay những vị trưởng thượng. Điều đó được cho phép, trái lại các con phải giữ im lặng. Nhưng khi nó trở thành một nghi thức.Tôi nguyện giữ im lặng, tôi không nói, tuy nhiên các con tiếp tục liên hệ với người khác bằng cánh viết, dừng cử chỉ, ánh mắt, thì điều đó vô dụng. Các con im lặng bằng lời nói và sâu tận bên trong các con tập để giúp tâm được im lặng để tẩy trừ sự bất tịnh của mình. Đây là giáo huấn của Đức Phật, các con không đi ngược lại giáo huấn của ngài.

Câu hỏi: Ngài Sayagyi U Ba Khin không bao giờ trưng bày một bảng để xin dana thì tại sao chúng ta dựng một bảng để xin dana.

Trả lời: Ngài Sayagyi U Ba Khin thường dán lên bảng những dự án, những dự án nào đang thực hiện, và đây là dự án kế tiếp, số lượng nào được cần tới và phí tổn là bao nhiêu. Chỉ như vậy thôi. Và những thiền sinh cảm thấy muốn hiến tặng thì họ hiến tặng, nếu không muốn hiến tặng thì họ không hiến tặng. Ngài không nài ép thiền sinh: “Ồ, hãy xem. Bây giờ thầy muốn cái này, các con nên hiến tặng nhiều chừng này.” Bởi vậy chúng ta sẽ đi theo cùng một kiểu cách, một đường lối.

Câu hỏi: Chúng con vừa mới nghe thấy rằng một cái tháp lớn có thể sẽ được xây dựng ở nơi nào đó tại Ấn Độ. Chúng con muốn biết thêm một chút về điều này. Như nó sẽ được xây ở đâu, nó sẽ giống cái gì, nó được xây ra làm sao và mục đích của nó là gì. Xin thầy cho chúng con biết về chúng?

Trả lời: Chính thầy cũng không biết khi nào nó được xây dựng và xây dựng ở đâu. Hoặc ngay cả nó có được xây dựng hay không. Một điều cần phải rõ ràng là mục đích của chúng ta trong mọi thứ chúng ta làm là để cho người ta hiểu một cách đúng đắn về Đức Phật và giáo huấn của ngài về Vipassana để họ không có bất cứ một nghi ngờ nào về giáo huấn và họ sẽ có hứng khởi để tới tham dự một khóa thiền.

Những lợi lạc mà người ta có thể nhận được không phải vì cái tháp này mà bằng cách hành thiền, và họ sẽ tham dự một khóa sau khi họ hiểu cuộc đời đích thực của Đức Phật, có rất nhiều hiểu lầm đã nảy sinh trong quốc gia này trong 20 thế kỉ qua, những hiểu lầm này cần phải được xóa bỏ, giáo huấn đích thực của Đức Phật và cuộc đời của Ngài. Làm sao người ta có thể nhận được lợi lạc từ chúng. Tất cả những điều đó sẽ được giải thích nếu có khả năng, nếu nó thực sự được xây dựng.

Câu hỏi: Những chính sách nào thầy có cho những thiền sinh Vipassana hay là thiền sư phụ tá viết những sách về Vipassana hoặc Dhamma tinh khiết.

Trả lời: Thầy không khuyến khích điều này tuy nhiên bất hạnh thay thầy đã thấy những bản dịch thuật về lời của Đức Phật bởi những người được coi là có tài năng và nó hoàn toàn trái ngươc và khác hẳn với những gì Đức Phật thực sự muốn nói. Chúng ta biết rằng có sự khác biệt bởi vì chúng ta đang thực hành. Chúng ta không thể trông đợi rằng ai đó không hiểu được phương pháp một cách đúng đắn có thể hiểu được lí thuyết một cách đúng đắn. Ai đó có thể viết những điều đối nghịch lại với những gì chúng ta đang dạy ở đây, nếu thầy không cải chính lại thì sau 100 hay 200 năm, 500 năm người ta sẽ nghĩ: ồ Goenka đã chấp nhận điều này, nó đã được thiền sinh của ngài viết trong lúc ngài còn tại thế, hay là những người thiền sư phụ tá, nó đã được thiền sinh và thiền sư phụ tá của ngài viết trong lúc ngài còn sống, chắc chắn đây là đúng. Và người ta sẽ hiểu lầm bằng cách đó.

Thầy không có đủ thời gian để rà soát những bài viết và sách mà thiền sinh của thầy viết, hoàn toàn không thể được. Một thiền sinh viết về tiểu sử của thầy và rồi một người trong gia đình đưa sách cho thầy và chỉ ra, thầy xem những điều như thế, như thế được viết ở đây và nó hoàn toàn sai. Những điều như thế, như thế được viết ở trang khác, thầy nói: “Được rồi, hãy đánh dấu ở chỗ đó và để sách ở đây, thầy sẽ xem chúng.” Đó là khoảng 4-5 năm trước đây và thầy vẫn không có thời gian để đọc hai trang đó.

Do đó hãy hiểu rằng nếu có điều gì sai trái trong khi viết mà thầy không cải chính thì nó sẽ được coi là thực thụ. Không nên quá hứng thú về việc viết sách và những thứ như thế. Hãy trở nên hoàn hảo trong sự hành thiền và hướng dẫn thiền cho người khác. Sau này khi các con đã hoàn hảo trong pháp học thì có thể viết, hay sau khi thầy qua đời thì các con được tự do viết gì thì viết.

Câu hỏi: Trong buổi ngồi thiền hàng ngày một giờ con dành ra ít nhất 30 phút cho anapana, điều đó có đúng không thưa thầy?

Trả lời: Không có gì sai cả. Anapana là một công cụ giúp các con thực hành vipassana một cách đúng đắn. Bất cứ khi nào con thấy rằng tâm của mình rất dao động hãy sử dụng anapana. Có thể là 30 phút hay 40 phút, hay có thể là cả giờ các con tiếp tục với anapana và buổi ngồi thiền kế tiếp sẽ tốt đẹp hơn nhiều. Do đó anapana là để an định tâm của mình, làm cho nó được tĩnh lặng và bén nhạy hơn để cảm thấy cảm giác.

Câu hỏi: Trong cuộc sống hàng ngày không có ngoại lệ đối với những luật của sự thật. Không có ai sẽ được tha thứ. Dhamma là luật về sự tốt đẹp. Thế thì tại sao những người nói rằng trong Dhamma, những người đã phạm lỗi lầm đáng được tha thứ?

Trả lời: Họ đáng được tha thứ bởi vì lợi ích của chính các con. Nếu có ai đó làm điều gì mà khiến cho các con bị thương tổn, các con có sự thù ghét đối với người này, các con đã bắt đầu làm hại chính mình. Do đó, để giúp cho các con không bị hại, tốt hơn là nên tha thứ và quên đi. Đây là vì sự lợi lạc của chính các con. Những người này cũng nhận ra rằng tôi đã phạm phải lỗi lầm, và tôi sẽ không lặp lại điều đó trong tương lai. Và tiếp tục thực hành Vipassana, người đó sẽ thoát khỏi khổ đau. Các con tha thứ cho người này vì lợi ích của chính các con bởi vì nó giúp các con thoát khỏi ý nghĩ trả thù.

Câu hỏi: Con luôn luôn chìm đắm trong ý nghĩ, quên lãng, hối hận. Con không cảm thấy mình đang thực tập, và con luôn luôn trễ nải trong công việc. Thưa thầy đây có phải là anatta không? Nếu đúng thì tại sao sự im lặng của con sẽ làm cho chúng con xa cách gia đình và bà con?

Trả lời: Bởi vì các con đã không hiểu Vipassana một cách đúng đắn, các con đã không thực hành một cách đúng đắn. Do đó, đương nhiên là các con trở thành xa cách với bạn bè, gia đình mà các con không biết làm sao để giao tiếp với họ. Nếu các con hiểu được vipassana một cách đúng đắn thì bất cứ khi nào các con cảm thấy chán nản, các con có những xúc cảm của sự chán nản trong quá khứ, và khi nó nảy sinh, nó trồi lên hãy chấp nhận sự thật rằng trong giây phút này tâm tràn đầy chán nản. Đây là sự thật. Không phải là chán nản vì lý do này hay lý do khác, mà sự thật là tâm của tôi tràn đầy chán nản vào giây phút này.

Bây giờ hãy để tôi xem tôi có những cảm giác gì. Bất cứ cảm giác nào mà các con có trong lúc đó, trên bất cứ phần nào của cơ thể thì liên quan đến sự chán nản. Và các con bắt đầu quan sát cảm giác. Các con chấp nhận sự thật là có sự chán nản. Và sự thật là có cảm giác. Tiếp tục quan sát cảm giác và hiểu được anicca. Các con đã thực hành, do đó các con hiểu cảm giác này nảy sinh và mất đi. Cũng như thế chán nản này nảy sinh và mất đi, hãy để tôi xem nó tồn tại được bao lâu. Các con có sự bình tâm. Chắc chắn nó sẽ mất đi,và các con đã bắt đầu thoát khỏi khuôn mẫu thói quen chán nản. Đây là cách làm thế nào để tận dụng tình trạng này.

Câu hỏi: Hình như hầu hết mọi hành giả đều hiểu phương pháp thiền, nhiều người còn có s luân lưu thông suốt, họ đã ngồi nhiều khóa thiền. Nhưng trí tuệ của họ không có ở trong những hành vi của họ. Thưa thầy có cần phải có thêm nhiều pháp thoại để tiến bộ không?

Trả lời: Không. Những người đó có thể ngồi cả trăm khóa cũng không giúp ích cho họ bằng cách nào được. Bởi vì thực ra họ đã không hiểu phương pháp. Phương pháp không phải để cảm thấy hồ hởi khi các con có cảm giác dễ chịu, hoặc không cảm thấy chán nản khi các con có cảm giác khó chịu. Nếu không có gì thay đổi xảy ra, điều đó có nghĩa là họ đang chơi trò chơi cảm giác. Nếu là dễ chịu họ cảm thấy hồ hởi, nếu khó chịu họ chán nản và họ sẽ tiếp tục không có được lợi ích gì cả. Do đó, hãy hiều phương pháp một cách đúng đắn, dễ chịu hay khó chịu, sự hiểu biết của các con là mọi thứ mà tôi đang chứng nghiệm là anicca – thay đổi, không có nghĩa lý gì cả khi phản ứng đối với những gì không ngừng thay đổi. Các con đang quan sát với sự bình tâm thì các con đang thực hành một cách đúng đắn. Và những thay đổi bắt đầu biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày.

Câu hỏi: Nhiều người ở Ấn Độ sống trong nghèo khó, những người này có phải đang chịu đau khổ như thế bởi vì họ đã có nghiệp xấu trong quá khứ không?

Trả lời: Nếu các con tin vào luật tự nhiên rằng gieo gì gặt nấy thì chắc chắn nó là như thế. Bất cứ ai đang đau khổ chắc hẳn là đã làm điều gì đó sai trái trong quá khứ. Nhưng điều này cũng không nên khiến cho các con nghĩ rằng: “Tôi không bao giờ có thể thoát khỏi khổ đau. Tôi đã làm quá nhiều những việc sai trái trong quá khứ. Và cái số phận của tôi là phải như thế.” Tất cả những việc trong quá khứ mà các con đã làm thì đã làm, những nghiệp hiện tại của các con mới quan trọng và mạnh mẽ. Nếu các con là một người hành thiền vipassana và có đức tin.

Nếu một người như Agulimāla, người đã giết 999 người trong cuộc đời của ông, chúng ta không biết ông đã làm những gì trong quá khứ, cũng có thể tẩy trừ những nghiệp trong quá khứ bằng cách hành thiền vipassana. Tại sao lại có sự bi quan. Hãy có tất cả sự lạc quan. Các con đã có phương pháp tuyệt vời này, phương pháp giúp cho các con thoát khỏi mọi khổ đau.

Câu hỏi: Một thiền sư phụ tá có thể ăn mừng ngày sinh nhật tại trung tâm không. Và trong sự ăn mừng ngày sinh nhật yêu cầu người nào đó ngồi khóa thiền và hiến tặng dana cho trung tâm tất cả những phí tổn này nọ?

Trả lời: Chắc chắn bất cứ một thiền sư phụ tá hay không phải là thiền sư phụ tá, bất cứ người hành thiền vipassana nào cũng có thể tới đây và hành thiền trong ngày sinh nhật của họ, hay các con có thể hành thiền tại nhà riêng của mình. Đây là cách tốt nhất để ăn mừng ngày sinh nhật của mình. Nhưng sẽ không được lành mạnh khi các con yêu cầu ai đó hành thiền vì ngày sinh nhật của mình. Người khác có thể hay không thể hành thiền. Nếu các con là một thiền sư phụ tá, không có nghĩa là các con yêu cầu tất cả những thiền sinh của mình tới và hành thiền. Các con hành thiền. Bất cứ sự hiến tặng nào mà các con muốn, các con tự do hiến tặng, không có gì ngăn cấm trong chuyện đó cả.

Câu hỏi: Trong khi đang đi hay nằm xuống, có đủ không khi quan sát cảm giác ra hay vào mà không phải tập trung ở nơi mà có sự xúc chạm không?

Trả lời: Nếu các con cảm thấy sự xúc chạm, tốt lắm. Bằng không các con chỉ ý thức được sự hít vào thở ra, thế là đủ tốt rồi. Điều này sẽ giúp các con bởi vì các con đang ở sự thật thực tại.

Câu hỏi: Khi một chúng sinh quyết định rằng người đó phải chờ một Sammāsambuddha trước khi nhúng mình vào niết bàn. Điều đó có thể xảy ra ở giây phút kế tiếp, tại sao phải chờ một Sammāsambuddha?

Trả lời: Các con cứ làm công việc của mình và hãy để kết quả cho Dhamma lo liệu. Như thầy vẫn luôn luôn nói trong khóa thiền dài ngày. Hãy để cho thời gian chín mùi, khi thời gian chín mùi, tự động các con sẽ nhúng mình vào. Do đó hãy tiếp tục làm công việc của mình, quan sát cảm giác, giữ được sự bình tâm và các con sẽ tới càng lúc càng gần nibana-niết bàn. Nguyện cho các con được nhúng mình trong chính cuộc đời này, hãy tiếp tục làm việc, hãy quên đi kết quả, hãy để kết quả cho Dhamma. Nguyện cho các con được hạnh phúc, được an bình được giải thoát.

Câu hỏi: Nếu một cái tháp (pagoda) được xây cất trung tâm thì hình dáng của tháp phải là tiêu chuẩn hay bất cứ hình dạng khác đều được như một ngôi đền – đền thờ Hồi giáo.

Trả lời: Nó có thể là một ngôi đền hoặc đền thờ Hồi giáo, không có gì sai trái cả. Nhưng những kiến trúc phải có ý nghĩa, trong tháp phải có phòng thiền để người ta có thể ngồi và hành thiền. Khi chúng ta có một hình dáng giống như tháp Burma nó nhắc nhở cho chúng ta rằng chúng ta đã đánh mất phương pháp tuyệt diệu này và Miến Điện đã duy trì được nó, chúng ta tạo ra lòng biết ơn mỗi khi chúng ta nhìn thấy kiến trúc này. Qua hàng thế kỉ người ta sẽ thấy biết ơn Miến Điện. Khi phương pháp này đi tới Miến Điện và cùng phương pháp, kiến trúc tại quốc gia này. Họ đã xây dựng tháp giống như tháp Sāñci stūpa và sau này tất cả hoa văn được thêm vào, hình dáng tháp ở Sāñci stūpa để nhắc nhở họ rằng Dhamma xuất phát từ Ấn Độ và họ rất cảm kích Ấn Độ.

Câu hỏi: Trong nhiều khóa thiền, thiền sư hành xử như một người rất nghiêm khắc, tại sao họ không hành xử như một người mẹ giống như thầy?

Trả lời: Hãy để họ trở thành người mẹ giống như thầy và họ sẽ bắt đầu hành xử giống như thế. Họ đang học cách làm thế nào để trở thành người mẹ và các con đang học làm sao để thực hành Vipassana. Thầy đã một báo cáo tốt về nhiều thiền sư phụ tá hay phó thiền sư hay thiền sư. Người ta tới và nói rằng, con có một kinh nghiệm tuyệt vời với thiền sư này, ông ta tràn đầy từ bi, bà ta tràn đầy hảo tâm. Người đó đã giải thích những điều cho con rất rõ ràng. Và thầy rất vui vì điều này.

Tuy nhiên rất có thể có ai đó không làm việc theo một phương cách lí tưởng. Không nên chú trọng vào điều đó. Hãy hiểu rằng họ đang được đào tạo và các con đang được đào tạo. Họ đang được đào tạo để dạy như thế nào, và các con đang được đào tạo để học như thế nào. Hãy tiếp tục học theo cách ấy.

 

Hỏi đáp với Thiền Sư S.N. Goenka tại các cuộc họp hàng năm – Trích từ cuốn Vì Lợi Ích Cho Nhiều Người

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *