Hỏi: Xin thầy hãy giải thích tại sao thủ dâm lại phạm giới?

Đáp: Thầy không có nói thủ dâm là phạm giới. Nhưng điều đó sẽ dẫn tới việc phạm giới. Nó có nghĩa rằng các con trở thành nô lệ cho sự đam mê của mình. Nếu các con không đạt được thì sẽ bắt đầu thủ dâm, điều đó sẽ đưa các con tới sai lầm, làm các con ngày càng xa trên con đường Dhamma. Hãy làm cho mình và người khác thoát khỏi sự nô lệ này, và đây là mục đích của Vipassana.

Hỏi: Thưa thầy, làm sao ta có thể tìm thấy sự cân bằng giữa phục vụ vô vị lợi với chăm sóc cho chính mình?

Đáp: [Cười] Nếu ta là người không thể tự lo cho mình, thì làm sao có thể lo được cho người khác được? Trước tiên hãy lo được cho mình trước, rồi mới bắt đầu phục vụ vô vị lợi.

Hỏi : Trong sự giảng dạy của Vipassana, khía cạnh lý thuyết có nhiều điều có vẻ là không thích hợp. Ví dụ, có sự đề cập tới vô số lượng kiếp của Bậc Giác Ngộ và quyền lực siêu nhiên của ngài. Có cần thiết phải chấp nhận tất cả các điều này trước khi có được lợi lạc của Vipassana?

Đáp : Không cần thiết. Như thầy đã nói, bây giờ người ta tới đây có người tin, có người không tin vào kiếp quá khứ hay tương lai, nhưng vẫn có sự tiến bộ. Người ta không cần phải chấp nhận điều đó. Nhưng là một vị thầy có trách nhiệm, với những gì kinh nghiệm và hiểu được, thầy phải đưa cho họ biết sự thật đúng là thật. Thầy không nói chỉ để làm vừa lòng người ta. “Ồ, không, không đâu. Không có kiếp quá khứ với kiếp tương lai, không có cái gì cả.” Vậy thì thầy sẽ lừa dối người ta. Do đó thầy phải hết sức cẩn thận, người ta có thể chấp nhận hoặc không, nhưng đó không phải là vấn đề của thầy.

Hỏi: Thưa thầy, khi ta sinh vào cảnh giới Phạm Thiên, có phải là chúng ta cũng được sinh ra từ cha mẹ trong giới phạm thiên cùng một kiểu cách như là người thường không?

Đáp: Khi thầy được sinh ra một cõi như thế, thầy sẽ kể với các con. [Cười lớn]

Hỏi: Thưa thầy, tại sao lúc đầu Đức Phật ngần ngừ không cho phụ nữ được trở thành tu sĩ?

Đáp: Hãy hỏi Đức Phật, đừng hỏi thầy. Nhưng các con hãy hiểu rằng vào tình huống lúc đó không có một sự an toàn nào cả. Lúc đó những người muốn đi từ tỉnh này qua tỉnh khác thì phải đi qua những khu rừng và những nơi chỉ có sự cướp bóc và những nguy hiểm khác. Có nhiều trường hợp sự hãm hiếp đã xảy ra ngay cả với những người đã xuất gia thành nữ tu. Điều đó không chỉ xảy ra trong truyền thống của Đức Phật mà còn xảy ra trong các truyền thống khác nữa.

Vì thế Ngài khuyên, trong trường hợp như thế, ta có thể thực tập cùng một phương pháp ở nhà, và ngài đã dạy tất cả những người trong gia đình của Ngài – họ đã được truyền dạy và thực hành ở nhà. Trong khi thực hành tại nhà họ đã trở thành sotāpanna, rồi từ sotāpanna cha của Ngài đã trở thành một vị A La Hán. Mặc dù sự tiến bộ là chậm hơn, nhưng các con có thể tiếp tục. Nhưng khi họ cứ nài nỉ và ngài Ānanda cũng nài nỉ thì Ngài đồng ý cho họ xuất gia. Và đó là lý do chính. Không có cái gì khác.

Hỏi: Thưa thầy, ngay trong thời buổi này, trong hầu hết các quốc gia, phụ nữ không được phép gia nhập vào Sangha.

Đáp: Thầy có thể làm gì được nếu Sangha đã bị mất đi ở nơi đó? Nếu như Bhikkhunī Sangha đã bị mất đi thì ai sẽ khởi sự nó? Có một truyền thống nói rằng năm người bhikkhus (nam tu sĩ) sẽ hợp cùng với nhau để khởi sự để làm lễ xuất gia cho một bhikkhu. Tương tự như thế 5 người bhikkhunīs (nữ tu sĩ) cần đến để làm lễ xuất gia cho người một bhikkhunīs. Nếu không có một bhikkhunīs nào cả thì làm thế nào được. Đây không phải là trách nhiệm của thầy – trách nhiệm của thầy là giảng dạy Dhamma. Cho dù ai đó có là tăng hay là ni thì cũng không có gì khác biệt cả, thầy vẫn sẽ dạy cho họ.

Hỏi: Chúng ta có sự lựa chọn nào không trong việc tìm ra bạn đời Dhamma, hay tất cả chỉ là kamma? (nghiệp)

Đáp: Nếu thế con có thể nói tất cả đều là do nghiệp. “Tại sao tôi phải làm việc để có thức ăn. Bây giờ là giờ điểm tâm. Cái nghiệp của tôi ơi, hãy mang cho tôi thức ăn sáng!” Điều này có thể được không? Ta phải làm việc một cách thích đáng, không nên bắt đầu chạy theo mọi người để tìm kiếm một bạn đời. Không phải theo cách đó. Hãy tìm kiếm một cách thích đáng, một cách bình tâm.

Hỏi đáp với Thiền Sư S.N. Goenka tại các cuộc họp hàng năm – Trích từ cuốn Vì Lợi Ích Cho Nhiều Người

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *