Spread of Vipassana around the World – Lan tỏa Vipassana đi khắp Thế giới

The Spread of Dhamma outside India: From Scattered Seeds to Fruits – Sự lan tỏa Dhamma từ Ấn Độ: Từ lúc gieo hạt đến khi hái quả. – By Bill Hart

In June 1969, when Shri S.N. Goenka boarded the aeroplane from Yangon to  Calcutta, he thought that he was embarking on a brief trip to help his mother in India, and he expected soon to return to Myanmar. However, his teacher, Sayagyi U Ba Khin, knew the real significance of the journey. “The time clock of Vipassana has struck,” he had said; and he told Goenkaji, “You are not going; I am going.” Events had thwarted his own hopes of re-establishing the practice of Vipassana in India and spreading it from there around the world; now he saw Goenkaji as doing this work on his behalf.

Vào tháng 6 năm 1969, khi Shri S.N. Goenka bay từ Yangon đến Calcutta, Ngài cho rằng mình đang bắt đầu một chuyến đi ngắn ngày để giúp đỡ người mẹ đang sinh sống tại Ấn Độ, và Ngài dự kiến ​​sẽ sớm trở về Myanmar. Tuy nhiên, người thầy của Ngài, Sayagyi U Ba Khin, khi biết ý nghĩa thực sự của chuyến hành trình.  U B Khin nói với Goenkaji: “Đồng hồ Vipassana đã điểm,” “Nếu ông không đi; tôi sẽ đi.” Nhiều sự việc đã cản trở Sayagyj về việc tái thiết lập Vipassana ở Ấn Độ và truyền bá phương pháp này từ Ấn Độ đi khắp thế giới; giờ đây Sayagyj đã có được Goenkaji thay mặt ông thực hiện hy vọng này.

The signs were not especially encouraging. In India the Buddha was hailed as a spiritual hero but his teachings were regarded with suspicion. What’s more, Dhamma — the universal law of nature — had come to be equated with a religious sect, and instead of uniting people it divided them. As for Goenkaji, he knew only a handful out of the millions who lived in India. There was no particular reason to suppose that he would have much influence there. Still less could success be foreseen in Western countries, where the teaching of the Buddha was viewed as a foreign religion and the technique of Vipassana was virtually unknown. On the other hand, Goenkaji had been trained systematically by Sayagyi.

Tình hình không mấy khả quan. Ở Ấn Độ, Đức Phật được ngợi ca như một anh hùng tâm linh nhưng những lời dạy của Ngài thì bị đánh giá đầy nghi hoặc. Hơn nữa, Dhamma – Luật phổ quát của tự nhiên – đã bị đánh đồng như một tông phái, và thay vì đoàn kết mọi người, nó chia rẽ họ. Về phần Goenkaji, Ngài chỉ được biết như một thiểu số trong số hàng triệu người sống ở Ấn Độ. Không có lý do đặc biệt nào để tin rằng Ngài ấy sẽ có nhiều ảnh hưởng ở đó. Ít có khả năng thành công nào có thể nhìn thấy trước ở các nước phương Tây, nơi Giáo pháp của Đức Phật được xem là một tôn giáo ngoại lai và kỹ thuật của Vipassana hầu như không được biết đến. Trái lại, Goenkaji đã được Sayagyi huấn luyện một cách có hệ thống.

By personal experience he knew that the Dhamma transcends all barriers and divisions. And by his own experience he knew that Vipassana offers a genuine cure for the ills that everyone encounters in life. That assurance sustained him as he left behind his teacher and the land of the Dhamma. It sustained him again in India as enthusiastic meditators insisted on course after course, delaying his return to Myanmar indefinitely. From Bombay (Mumbai) to Madras (Chennai) to Varanasi to Calcutta and back again, from temple to dharamsala to school to church or mosque, Goenkaji crisscrossed the Indian subcontinent repeatedly. His family had provided a secretary to accompany him; but otherwise there was no organization to support him, no guidelines on setting up or managing courses, no rich endowment to smooth the way. He worked entirely alone but, as he has said, “The Dhamma has a thousand hands.” Men and women who had learned Vipassana under his guidance came forward to assist in the work in many different ways.

Bằng kinh nghiệm cá nhân, Ngài biết rằng Giáo pháp sẽ vượt qua mọi rào cản và chia rẽ. Và bằng kinh nghiệm bản thân, Ngài biết rằng Vipassana mang đến một phương thuốc đích thực cho những căn bệnh thân tâm mà mọi người gặp phải trong cuộc sống. Sự bảo đảm đó đã trợ lực cho Ngài khi Ngài rời khỏi vị thầy của mình và vùng đất của Giáo Pháp. Dhamma đã trợ lực cho Ngài một lần nữa ở Ấn Độ khi các hành giả nhiệt tình khăng khăng đòi tổ chức các khóa thiền kế tiếp, trì hoãn việc Ngài trở về Myanmar vô thời hạn. Từ Bombay (Mumbai) đến Madras (Chennai) đến Varanasi đến Calcutta và vòng lại, từ đền thờ đến dharamsala đến trường học đến nhà thờ hoặc nhà thờ Hồi giáo, Goenkaji đã đi vòng quanh tiểu lục địa Ấn Độ nhiều lần. Gia đình Ngài đã cử một thư ký đi cùng ông; nhưng mặt khác, không có tổ chức nào hỗ trợ ông, không có hướng dẫn về việc thiết lập hoặc quản lý các khóa thiền, không có nhiều của cải để tạo thuận lợi cho con đường hoằng đạo. Ngài đã làm việc hoàn toàn một mình nhưng, như Ngài đã nói, “Giáo pháp có ngàn bàn tay.” Những người nam và nữ đã học Vipassana dưới sự hướng dẫn của Ngài đã đến để phụ tá công việc theo nhiều cách khác nhau.

And so the wheel of Dhamma began turning once again in its homeland, India. It was perhaps inevitable that Westerners would become attracted to Goenkaji’s teaching. In those years many had come to India in search of a spiritual approach to life, something they felt their own cultures had cast aside. These seekers had flocked to different teachers, but with Goenkaji they faced a language problem: in his first years he taught only in Hindi. Of course he spoke English freely, but it was the English of a businessman and he felt it might not be suitable for the teaching of the Dhamma. After resisting for a year, at last in October 1970 he acceded to the many pressing requests and traveled to Dalhousie, a hill station in the Himalayas.

Và thế là bánh xe Dhamma đã bắt đầu quay lại một lần nữa tại quê hương của Giáo Pháp, Ấn Độ. Những người phương Tây có lẽ không tránh khỏi bị thu hút bởi lời dạy của Goenkaji. Trong những năm đó, nhiều người đã đến Ấn Độ để tìm kiếm một cách tiếp cận tâm linh vào đời sống, một cái gì đó mà họ cảm thấy nền văn minh của họ đã gạt sang một bên. Những người tìm kiếm này đã đổ xô đến các vị thầy khác nhau, nhưng với Goenkaji, họ phải đối mặt với một vấn đề ngôn ngữ: trong những năm đầu tiên, Ngài chỉ dạy bằng tiếng Hindi. Tất nhiên Ngài nói tiếng Anh thoải mái, nhưng đó là tiếng Anh của một thương gia và Ngài cảm thấy nó có thể không thích hợp với việc giảng dạy Dhamma. Sau khi từ chối dạy Dhamma bằng tiếng Anh được một năm, cuối cùng vào tháng 10 năm 1970, Ngài đã chấp thuận nhiều thỉnh cầu tha thiết và đi đến Dalhousie, một nơi nghỉ dưỡng trên đồi ở dãy Himalayas.

There for the first time he conducted a course, giving instructions and evening talks in English. By this simple step, Goenkaji widened the scope of his Dhamma service to include people around the world who spoke English as a first or second language. For people of differing faiths and cultural backgrounds, his non-sectarian emphasis was uniquely appealing. For people from lands where science was the new religion, his presentation of the Dhamma as a practical, scientific teaching struck home. Goenkaji had developed this approach with Indians in mind; it turned out to work equally well for citizens of other countries East and West. But the impact was not seen at once, except in the steady presence of large numbers of Westerners at Goenkaji’s courses in India.

Ở đó lần đầu tiên Ngài tiến hành một khóa thiền, hướng dẫn và đưa ra pháp thoại buổi tối bằng tiếng Anh. Bằng bước đơn giản này, Goenkaji đã mở rộng phạm vi phục vụ Giáo pháp của mình bao gồm những người trên khắp thế giới nói tiếng Anh như ngôn ngữ thứ nhất hoặc thứ hai. Đối với những người có đức tin và nền văn hóa khác nhau, sự nhấn mạnh phi tông phái của Ngài độc đáo và lôi cuốn. Đối với những người từ những vùng đất mà khoa học là tôn giáo mới, sự trình bày Giáo Pháp của Ngài khoa học và thực tế đã đánh trúng đích. Goenkaji đã phát triển cách tiếp cận trong tâm trí này với người Ấn Độ; hóa ra nó có tác dụng tương tự đối với công dân của các quốc gia Phương Đông và Phương Tây. Nhưng tác động đã không được nhìn thấy ngay lập tức, ngoại trừ sự hiện diện đều đặn của số lượng lớn người phương Tây tại các khóa thiền của Goenkaji ở Ấn Độ.

Not being tied by family or jobs, they followed him from one ‘gypsy camp’ to the next, to meditate or else to help in the running of courses. Later, when land was bought in 1974 for the first Vipassana centre at Igatpuri, a handful of Western students immediately came there to begin the work of meditating on the site and building the future Dhamma Giri. They played a key role in establishing the centre. In those years Goenkaji used to say, “My job is simply to scatter the seeds.” He did this through the length and breadth of India, but the wind carried some of the seeds much further afield, even across the oceans.

Không bị ràng buộc bởi gia đình hoặc công việc, họ theo Ngài từ một ‘trại du mục’ này đến trại kế tiếp, để thiền hoặc ai đó đến để giúp đỡ việc vận hành các khóa thiền. Sau khi, khi mảnh đất được mua lại vào năm 1974 cho trung tâm Vipassana đầu tiên tại Igatpuri, một số ít thiền sinh phương Tây đã ngay lập tức đến đó để bắt đầu hành thiền tại cơ sở trên và xây dựng nên Dhamma Giri tương lai. Họ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập trung tâm. Trong những năm đó, Goenkaji thường nói: “Công việc của tôi chỉ đơn giản là phân tán các hạt giống”. Ngài đã làm điều này suốt chiều dài và chiều rộng của Ấn Độ, nhưng gió mang theo một số hạt giống xa hơn, thậm chí trên khắp các đại dương.

Westerners who had sat with Goenkaji eventually returned to their own countries. There some of them organized regular weekly sittings of Vipassana meditators and even self courses. They also started publishing the Vipassana Newsletter, which provided continuing information on the Dhamma work of Goenkaji. But the first Western students performed another very important task: they kept urging Goenkaji to travel to their countries and bring the Dhamma to the many people unable to go to India. At first Goenkaji declined their invitations. Before anything else he felt that his job was to establish a firm base for the Dhamma in India; only having done so would he consider teaching in other countries.

Những thiền sinh phương Tây đã ngồi với Goenkaji cuối cùng đã trở về đất nước của họ. Có một số thiền sinh trong số đó đã tổ chức các buổi hành thiền hàng tuần cho các hành giả Vipassana và thậm chí các khóa thiền tự tu. Họ cũng bắt đầu xuất bản Bản tin Vipassana, cung cấp thông tin liên tục về công việc Thiện Pháp của Goenkaji. Nhưng những thiền sinh phương Tây đầu tiên thực hiện một nhiệm vụ rất quan trọng khác: họ tiếp tục thúc giục Goenkaji đi thuyết pháp ở đất nước họ và mang Giáo Pháp đến cho nhiều người không thể đến Ấn Độ. Lúc đầu Goenkaji đã từ chối lời mời của họ. Trước bất cứ điều gì khác, Ngài cảm thấy rằng công việc của mình là thiết lập một cơ sở vững chắc cho Giáo pháp ở Ấn Độ; chỉ khi hoàn thành, Ngài sẽ xem xét việc giảng dạy ở các nước khác.

Instead, he encouraged other students of Sayagyi to conduct courses in the West. But Goenkaji refused also for a more practical reason. He still held a Myanmar passport, valid for travel only to India. He was unable to receive permission to travel to other countries; and while he could easily become an Indian citizen and thus receive a valid passport, he was reluctant to break still another tie with his homeland. By 1979 ten years had passed since Goenkaji began teaching in India. There were now three centres in that country, and the nucleus of the meditation pagoda had been built at Dhamma Giri.

Thay vào đó, Ngài khuyến khích các thiền sinh khác của Sayagyi tiến hành các khóa thiền ở phương Tây. Nhưng Goenkaji từ chối cũng vì một lý do thực tế hơn. Ngài vẫn mang hộ chiếu Myanmar, chỉ có giá trị du lịch đến Ấn Độ. Ngài không được phép đi du lịch đến các nước khác; và trong khi Ngài có thể dễ dàng trở thành một công dân Ấn Độ và do vậy để nhận được hộ chiếu hợp lệ, Ngài miễn cưỡng phá vỡ mối gắn kết với quê hương. Đến năm 1979, mười năm đã trôi qua kể từ khi Goenkaji bắt đầu giảng dạy tại Ấn Độ. Hiện tại có ba trung tâm ở đất nước đó, và trung tâm của Chùa thiền đã được xây dựng tại Dhamma Giri.

He decided that the time had come to carry the teaching to other lands. Receiving his Indian passport hours before his scheduled departure, he flew to France to conduct two courses, and then continued to Canada and England. Those first courses galvanized meditators in the West. They saw that the Dhamma could be transmitted as broadly and successfully in their own countries as in India. They discovered that they had the skills and energy to undertake the work of organizing and managing large meditation courses. Most of all, they learned how great was the need, the demand for Vipassana meditation.

Ngài quyết định rằng đã đến lúc mang các bài giảng đến các vùng đất khác. Nhận được hộ chiếu Ấn Độ vài giờ trước khi khởi hành theo lịch trình, Ngài bay sang Pháp để thực hiện hai khóa thiền, sau đó tiếp tục đến Canada và Anh. Những khóa thiền đầu tiên đã khích lệ các hành giả phương Tây. Họ thấy rằng Giáo pháp có thể được truyền bá rộng rãi và thành công ở chính đất nước họ như ở Ấn Độ. Họ phát hiện ra rằng họ có kỹ năng và năng lượng để đảm nhận công việc tổ chức và quản lý các khóa thiền lớn. Trên hết, họ đã biết được nhu cầu hành thiền lớn như thế nào, nhu cầu thiền Vipassana.

People travelled hundreds, even thousands of miles for the chance of receiving the teaching from Goenkaji. Others who had sat with him in India travelled just as far to work on the courses. And naturally, at the conclusion of each course, Goenkaji received more requests to teach Vipassana. In each of the following years he again travelled outside India to teach in Europe, North America, Japan, Australia, New Zealand, Nepal and Sri Lanka. But visits, even once a year, were clearly not enough. Each country needed its own continuing programme of meditation courses and the proper facilities for conducting them.

Người ta đã đi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dặm để có cơ hội nhận lời dạy từ Goenkaji. Số khác đã ngồi với Ngài ở Ấn Độ đã đi xa như vậy để hành thiền. Và một cách tự nhiên, khi kết thúc mỗi khóa thiền, Goenkaji nhận được nhiều yêu cầu dạy Vipassana hơn. Trong mỗi năm sau đó, Ngài lại chu du bên ngoài Ấn Độ để thuyết giảng ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Nepal và Sri Lanka. Nhưng mỗi lần viếng thăm, thậm chí mỗi năm một lần, rõ ràng là không đủ. Mỗi quốc gia cần chương trình hành thiền liên tục của riêng mình và các cơ sở vật chất thích hợp để thực hiện khóa thiền.

To meet the burgeoning demands was far beyond the power of any individual. But several developments combined to allow the teaching of Vipassana to spread more widely than ever before. First, in 1980 Goenkaji decided that courses he conducted in the West should be run on the same dana basis as in India. Up to then, course participants had been asked to pay a fixed amount to cover costs of room and board. Now there would be no more charges; all expenses were to be met by the donations of grateful students of past courses. To some it was a move that seemed risky.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển quá nhanh vượt quá khả năng của bất kỳ cá nhân nào. Nhưng một số tiến bộ kết hợp cho phép việc giảng dạy Vipassana lan rộng hơn bao giờ hết. Đầu tiên, vào năm 1980, Goenkaji quyết định các khóa thiền mà Ngài thực hiện ở phương Tây nên được thực hiện trên cơ sở dana giống như ở Ấn Độ. Trước đó, những người tham gia đã được yêu cầu trả một khoản chi phí cố định để trang trải chi phí phòng ốc và chi phí cho ban quản lý. Bây giờ sẽ không còn phí nữa; tất cả các chi phí đã được đáp ứng bởi sự đóng góp của các thiền sinh hoan hỉ của các khóa thiền trước. Đối với một số người, đó là một bước đi có vẻ mạo hiểm.

The concept of dana was unfamiliar to most people in the West, and the expenses involved were far higher than in India. But old students spontaneously came forward with donations, and a course fund was soon created. Organizers could draw on this for initial expenses, replenishing the fund with donations received at a course’s end. In this way the work was given a firm financial basis in accordance with the highest Dhamma principles. A second development was a systematic effort to record the entire teaching of Goenkaji in a ten-day course. This was not the first time he had been recorded: there were audio tapes of his discourses, chanting and some of his meditation instructions going back to the early 1970s, and in 1979 the first videotapes had been made.

Khái niệm về dana còn xa lạ với hầu hết mọi người ở phương Tây và các chi phí liên quan cao hơn nhiều so với ở Ấn Độ. Nhưng các thiền sinh cũ tự phát đã đến quyên góp, và sớm tạo lập một ngân quỹ cho khóa thiền. Các nhà tổ chức có thể rút ngân quỹ này cho các chi phí ban đầu, bổ sung quỹ này bằng các khoản đóng góp nhận được vào cuối khóa thiền . Theo cách này, dana đã được cung cấp một cơ sở tài chính vững chắc theo các nguyên tắc cao nhất của Giáo Pháp. Một phát triển thứ hai là một nỗ lực có hệ thống để ghi lại toàn bộ việc giảng dạy của Goenkaji trong một khóa thiền mười ngày. Đây không phải là lần đầu tiên Ngài được ghi băng, có những đoạn băng ghi âm các bài giảng, tụng niệm và một số hướng dẫn thiền của Ngài từ đầu những năm 1970, và vào năm 1979, các băng video đầu tiên đã được thực hiện.

These were all of great value, especially to students of Goenkaji outside India; but no one had tried to record the full teaching day by day, from beginning to end of a course. Now one meditator undertook to do precisely that. It turned out to be an exacting and time-consuming task: so many variables were involved, and so many things could go wrong. In the following years the video camera and audio recording equipment seemed to follow Goenkaji to almost every course. As early as 1982, however, the recording project yielded results: the first complete set of high-quality recordings presenting the teaching of Goenkaji in its entirety. Work then began on preparing translations into most of the major European and Asian languages.

Điều này có giá trị lớn, đặc biệt là các thiền sinh của Goenkaji bên ngoài Ấn Độ; nhưng không ai đã cố gắng ghi lại toàn bộ việc giảng dạy từng ngày, từ lúc bắt đầu đến cuối khóa thiền. Bây giờ một hành giả đã thực hiện chính xác điều đó. Ghi băng là một nhiệm vụ đòi hỏi chính xác và tốn thời gian: rất nhiều thay đổi diễn ra  và rất nhiều điều có thể sai. Trong những năm tiếp theo, máy quay video và thiết bị ghi âm dường như đi theo Goenkaji đến hầu hết mọi khóa thiền. Tuy nhiên, ngay từ năm 1982, dự án ghi băng đã mang lại kết quả: có một bản ghi hoàn chỉnh chất lượng cao đầu tiên trình bày việc toàn bộ bài giảng của Goenkaji. Công việc sau đó là bắt đầu chuẩn bị các bản dịch sang hầu hết các ngôn ngữ chính của Châu Âu và Châu Á.

The third development came in late 1981, when Goenkaji appointed the first assistant teachers — meditators who were given the responsibility of conducting courses as his representatives, using the recordings of his teaching. With these developments, outside India it became possible to offer Vipassana courses as taught by Goenkaji throughout the year, not only during the brief times when he himself could visit. In March 1982 the first ten-day course conducted by an assistant teacher took place in Bodh Gaya, India. Within months other assistants began teaching in Europe, North America, Australia and Japan. Very soon each of those parts of the world had a regular programme of Vipassana meditation courses.

Sự phát triển thứ ba đến vào cuối năm 1981, khi Goenkaji bổ nhiệm các thiền sư phụ tá đầu tiên – những người hành thiền được giao trách nhiệm thực hiện các khóa thiền với tư cách là đại diện của ông, sử dụng các bản ghi lại bài giảng của ông. Với những phát triển này, các vùng bên ngoài Ấn Độ có thể cung cấp các khóa thiền Vipassana do Goenkaji giảng dạy trong suốt cả năm, không chỉ trong thời gian ngắn khi Ngài ghé thăm. Vào tháng 3 năm 1982, khóa thiền kéo dài mười ngày đầu tiên được thực hiện bởi một thiền sư phụ tá đã diễn ra tại Bodh Gaya, Ấn Độ. Trong vài tháng, các phụ tá khác bắt đầu giảng dạy ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và Nhật Bản. Rất sớm, mỗi nơi trên thế giới đều có một chương trình thiền Vipassana đều đặn.

Almost at the same time came another milestone: the establishment of the first permanent facilities outside India specifically for the practice of Vipassana meditation as taught by S.N. Goenka. Within weeks of each other, properties were purchased in the northeastern United States and near Sydney, Australia. And so the centres of Dhamma Dhara and Dhamma Bhumi came into being, soon to be followed by many others. Today many of the seeds Goenkaji scattered have sprouted into plants that have come to fruition. In the United States, Britain, France, Germany, Japan, Taiwan, Australia, New Zealand, Sri Lanka, Nepal, Thailand, Cambodia and Myanmar itself, centres operate under Goenkaji’s guidance.

Gần như cùng lúc đó đã đến một cột mốc khác: việc thành lập các cơ sở cố định đầu tiên bên ngoài Ấn Độ đặc biệt cho việc thực hành thiền Vipassana được dạy bởi S.N. Goenka. Trong vòng vài tuần, các tài sản đã được mua ở phía đông bắc Hoa Kỳ và gần Sydney, Úc. Và thế là các trung tâm của Dhamma Dhara và Dhamma Bhumi ra đời, sớm được nhiều người quan tâm. Ngày nay, nhiều hạt giống của Goenkaji gieo trồng rải rác đã nảy mầm thành cây và đã trổ quả. Tại Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, New Zealand, Sri Lanka, Nepal, Thái Lan, Campuchia và Myanmar, các trung tâm thiền hoạt động dưới sự hướng dẫn của Goenkaji.

There and in many other locations, Vipassana courses are offered throughout the year — not only the regular ten-day courses but also courses for children and for old students who wish to deepen their practice. Naturally many old students made it a priority to visit India for the purpose of meditating in the presence of Goenkaji at the superb facilities in the older centres there. But for the many more who could not undertake the journey, the Dhamma had come to them.

Ở đó và ở nhiều địa điểm khác, các khóa thiền Vipassana được tiến hành trong suốt cả năm – không chỉ các khóa thiền mười ngày thông thường mà còn các  khóa thiền dành cho trẻ em và cho các thiền sinh cũ muốn đào sâu thực hành. Đương nhiên, nhiều thiền sinh cũ ưu tiên đến thăm Ấn Độ với mục đích hành thiền với sự hiện diện của Goenkaji với các cơ sở tuyệt vời tại các trung tâm thiền lâu đời ở đó. Nhưng đối với nhiều người không thể thực hiện cuộc hành trình, Giáo pháp đã đến với họ.

In 1969 or even 1979, no one could have imagined that the teaching of Vipassana would spread so widely — no one except Sayagyi U Ba Khin. He knew that the clock had struck and could not be turned back. He knew that Goenkaji, though seemingly alone, would be helped by the thousand hands of the Dhamma, and that ways would be found through all difficulties to bring the teaching of liberation to people around the world.

Vào năm 1969 hoặc thậm chí 1979, không ai có thể tưởng tượng rằng việc giảng dạy Vipassana sẽ truyền bá rộng rãi như vậy – không ai ngoại trừ Sayagyi U Ba Khin. Ngài biết rằng đồng hồ đã điểm và không thể quay lại. Ngài biết rằng Goenkaji, mặc dù có vẻ đơn độc, sẽ được giúp đỡ bởi hàng ngàn bàn tay của Giáo Pháp, và sẽ tìm được nhiều con đường thông qua những khó khăn để đưa Giáo pháp đến mọi người trên khắp thế giới.

 

 

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *