Universal Spirituality for Peace – Tâm linh phổ quát cho hoà bình
(Text of Goenkaji’s address to the United Nations Millennium World Peace Summit)
(Bài diễn văn của Ngài Goenka tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên về Hòa bình Thế giới.)
When there is darkness, light is needed. Today, with so much agony caused by violent conflict, war and bloodshed, the world badly needs peace and harmony. This is a great challenge for religious and spiritual leaders. Let us accept this challenge.
Khi nào có bóng tối thì cần đến ánh sáng. Ngày nay, với rất nhiều đau thương gây ra bởi xung đột tàn khốc, chiến tranh và đổ máu, thế giới rất cần đến hòa bình và hòa hợp. Đây là một thử thách lớn lao cho những nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần. Chúng ta hãy chấp nhận sự thử thách này.
Every religion has an outer form or shell, and an inner essence or core. The outer shell consists of rites, rituals, ceremonies, beliefs, myths and doctrines. These vary from one religion to another. But there is an inner core common to all religions: the universal teachings of morality and charity, of a disciplined and pure mind full of love, compassion, good will and tolerance.. It is this common denominator that religious leaders ought to emphasize, and that religious adherents ought to practice. If proper importance is given to the essence of all religions and greater tolerance is shown for their superficial aspects, conflict can be minimized.
Mọi tôn giáo đều có một hình thức hay cái vỏ bên ngoài và một cốt lõi hoặc tinh túy bên trong. Hình thức bên ngoài gồm có nghi lễ, nghi thức, lễ hội, niềm tin, thần bí và giáo lý. Những hình thức này khác nhau từ tôn giáo này sang tôn giáo khác. Nhưng có một cốt lõi chung cho tất cả các tôn giáo: sự giảng dạy phổ quát về đạo đức và việc từ thiện, và một tinh thần tự kỷ và trong sạch tràn đầy tình thương và bác ái, thiện chí và độ lượng. Những nhà lãnh đạo tôn giáo phải chú trọng vào điểm chung này và tôn giáo phải theo đó mà tu tập. Nếu sự quan trọng đúng đắn được đặt vào tinh túy của mọi tôn giáo và nhiều khoan dung độ lượng hơn đối với những hình thức bề ngoài, xung đột có thể giảm thiểu.
All persons must be free to profess and follow their faith. In doing so, however, they must be careful not to neglect the practice of the essence of their religion, not to disturb others by their own religious practices, and not to condemn or belittle other faiths.
Mọi người phải được tự do thực hành và đi theo tín ngưỡng của mình. Tuy nhiên, trong khi làm như thế, họ phải thận trọng đừng quên tu tập cái tinh túy của tôn giáo của mình, không làm phiền người khác bằng sự thực hành tôn giáo của mình, không lên án hoặc khinh rẻ tín ngưỡng của người khác.
Given the diversity of faiths, how do we surmount the differences and achieve a concrete plan for peace? The Buddha, the Enlightened One, was often approached by people of different views. To them he would say, “Let us set aside our differences. Let us give attention to what we can agree on, and let us put it into practice. Why quarrel?” That wise counsel still retains its worth today.
Bởi vì có sự khác biệt lớn lao giữa những tôn giáo, làm sao chúng ta vượt qua những dị biệt và đạt được một kế hoạch chắc chắn cho hòa bình? Đức Phật, bậc Giác Ngộ, thường gặp nhiều người với những quan điểm khác nhau. Ngài thường nói với họ, “Chúng ta hãy bỏ qua một bên những dị biệt. Chúng ta hãy chú tâm đến những gì chúng ta có thể đồng ý, và chúng ta hãy thực hành chúng. Tại sao lại tranh cãi?” Lời khuyên khôn khéo đó cho tới ngày nay vẫn còn giá trị.
I come from an ancient land that has given rise to many different schools of philosophy and spirituality over the millennia. Despite isolated instances of violence, my country has been a model of peaceful co-existence. Some 2300 years ago it was ruled by Ashoka the Great, whose empire extended from present-day Afghanistan to Bangladesh. Throughout his realm, this compassionate ruler caused edicts to be inscribed on stone, proclaiming that all faiths should be respected; and as a result, followers of all spiritual traditions felt secure under his sway. He asked people to live a moral life, to respect parents and elders, and to abstain from killing. The words in which he exhorted his subjects are still relevant today:
Tôi xuất thân từ vùng đất cổ xưa nơi có nhiều trường phái về triết lý và tâm linh khác nhau từ ngàn năm qua. Mặc dù có một vài bạo động lẻ tẻ, nước tôi đã là khuôn mẫu về chung sống hòa bình. Khoảng 2300 năm trước đây Ashoka Đại đế trị vì nước này, một đế quốc trải rộng từ Afghanistan tới Bangledesh. Trong thời gian trị vì, vị vua nhiều từ tâm này đã cho khắc nhiều châm ngôn vào bia đá, nói rằng mọi tín ngưỡng cần được tôn trọng; và kết quả là tín đồ của mọi truyền thống tâm linh cảm thấy được an toàn dưới sự trị vì của Ngài. Ngài đòi hỏi dân chúng phải sống một cuộc sống đạo đức, kính trọng cha mẹ và bậc trưởng thượng, và tránh sát sinh. Những lời của Ngài cho tới ngày nay vẫn còn phù hợp:
One should not honor only one’s own religion and condemn other religions. Instead, one should honor other religions for various reasons. By so doing one helps one’s own religion to grow and also renders service to the religions of others. In acting otherwise one digs the grave of one’s own religion and harms other religions as well. Someone who honors his own religion and condemns other religions may do so out of devotion to his religion, thinking, ‘I will glorify my religion’; but his actions injure his own religion more gravely. Concord is good. Let all listen and be willing to listen to the doctrines professed by others. (Rock Edict 12)
Ta không nên chỉ tôn vinh tôn giáo của mình và lên án tôn giáo của những người khác. Trái lại. ta phải tôn vinh những tôn giáo khác vì nhiều lý do khác nhau. Làm như vậy ta giúp tôn giáo của mình phát triển đồng thời cũng giúp cho tôn giáo của người khác. Nếu làm ngược lại, ta đào hố tự chôn tôn giáo của mình và đồng thời cũng làm hại các tôn giáo khác. Những ai tôn kính tôn giáo của mình và đả kích những tôn giáo khác có thể vì lòng tôn sùng tôn giáo của mình, nghĩ là, “Tôi sẽ làm tôn giáo của tôi được vinh quang”, nhưng hành động này làm tổn thương tôn giáo của người đó rất nhiều. Đồng thuận bao giờ cũng tốt. Mọi người hãy lắng nghe và sẵn sàng lắng nghe giáo lý của người khác. (Bia Đá số 12)
Emperor Ashoka represents a glorious tradition of tolerant co-existence and peaceful synthesis. That tradition lives on among governments and rulers today. An example is the noble monarch of Oman, who has donated land for churches and temples of other faiths while practicing his own religion with all devotion and diligence. I am sure that such compassionate rulers and governments will continue to arise in future in many lands around the world. As it is said, “Blessed are the peacemakers, for they shall be called sons of God.”
Hoàng đế Ashoka tượng trưng cho một truyền thống sáng chói về chung sống hòa hợp và hòa bình trường cửu. Truyền thống đó tiếp tục sống còn trong những chính phủ và các lãnh tụ ngày nay. Một ví dụ là quốc vương thánh thiện của Oman đã cống hiến đất đai cho nhà thờ và chùa chiền của những tín ngưỡng khác trong khi vẫn thực hành tôn giáo của Ngài bằng tất cả sự tôn kính và nhiệt tâm. Tôi tin chắc rằng trong tương lai, sẽ có nhiều nhà lãnh đạo và chính phủ như thế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Như thường được nói, “Hãy ban ơn cho những người tạo ra hòa bình, vì họ được gọi là Con của Thượng đế.”
It is all too clear that the votaries of violence primarily hurt their own kith and kin. They may do so directly, through their intolerance, or indirectly, by provoking a violent response to their actions. On the other hand, it is said, “Blessed are the merciful, for they shall obtain mercy.” This is the law of nature. It may equally be called the decree or way of God. The Buddha said, “Animosity can be eradicated not by animosity but only by its opposite. This is an eternal Dharma [spiritual law].” What is called Dharma in India has nothing to do with Hinduism, Buddhism, Jainism, Christianity, Islam, Judaism, Sikhism or any other “ism”.. It is this simple truth: before you harm others, you first harm yourself by generating mental negativity; and by removing the negativity, you can find peace within and strengthen peace in the world.
Thật quá rõ ràng là sự tàn bạo trước tiên làm hại những người thân. Họ có thể làm như vậy một cách trực tiếp, qua sự cố chấp, hay gián tiếp, bằng cách tạo ra phản ứng dữ dội lại những hành động này. Một mặt khác, thường được nói rằng, “Lành thay cho dung thứ, vì họ sẽ được dung thứ.” Đây là luật tự nhiên. Nó có thể gọi tương đương với luật đường lối của Thượng đế. Đức Phật nói, “Thù hận không thể xóa bỏ bằng thù hận nhưng chỉ bằng cách làm ngược lại. Đây là Dhamma (Pháp) vĩnh cửu (luật tâm linh).” Cái được gọi là Dhamma không liên quan gì tới Ấn độ giáo, Phật giáo, đạo Jain, Thiên chúa giáo, đạo Hồi, đạo Juda, đạo Sikhi hoặc bất cứ đạo nào khác. Nó chỉ là sự thật giản dị: trước khi quý vị hại người khác, quý vị làm hại mình trước bằng cách tạo ra tiêu cực trong tâm; bằng cách hết tiêu cực, quý vị có thể tìm được an lạc nội tâm và củng cố hòa bình trên thế giới.
Nguồn VRIDhamma.org