TẬP YẾU I – PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU NI: PHẦN BAO NHIÊU TỘI

TẬP YẾU I: Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni

Phần Bao Nhiêu Tội

Chương Pārājika

Do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng ưng thuận sự nắm lấy từ xương đòn (ở cổ) trở xuống từ đầu gối trở lên của người nam nhiễm dục vọng phạm tội pārājika; vị tỳ khưu sờ vào thân (người nữ) bằng thân (vị ấy) phạm tộisaṅghādisesa; vị (ni) dùng thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm thullaccaya; vị (ni) dùng vật được gắn liền với thân sờ vào vật được gắn liền với thân (người nam) phạm tội dukkaṭa; khi thọc lét bằng ngón tay phạm tội pācittiya.[7] Do duyên của việc ưng thuận sự xúc chạm thân thể vi phạm năm tội này.

Do duyên của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bốn tội: Vị tỳ khưu ni biết (vị tỳ khưu ni khác) vi phạm tội pārājika rồi che giấu phạm tội pārājika; vị (ni) có sự hoài nghi rồi che giấu phạm tội thullaccaya; vị tỳ khưu che giấu tội saṅghādisesa phạm tội pācittiya;[8] vị (ni) che giấu sự hư hỏng về hạnh kiểm phạm tội dukkaṭa. Do duyên của việc che giấu lỗi lầm vi phạm bốn tội này.

Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm năm tội: Vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo kẻ bị phạt án treo không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, do lời đề nghị phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự phạm tội pārājika; vị tỳ khưu ni là người xu hướng theo kẻ chia rẽ (hội chúng) không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội saṅghādisesa; vị không chịu dứt bỏ tà kiến ác với sự nhắc nhở đến lần thứ ba phạm tội pācittiya. Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba vi phạm năm tội này.

Do duyên của việc làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm ba tội: Khi được người nam nói rằng: ‘Hãy đi đến chỗ tên như vầy,’ vị ni đi đến (nơi hẹn) phạm tội dukkaṭa; khi đã vào ở trong tầm tay của người nam, phạm tội thullaccaya; vị ni làm đầy đủ sự việc thứ tám phạm tội pārājika. Do duyên của việc làm đầy đủ sự việc thứ tám vi phạm ba tội này.

Dứt các điều pārājika.

*****

Chương Saṅghādisesa

Do duyên của việc thực hiện sự thưa kiện, vị tỳ khưu ni là người nói lời tranh chấp vi phạm ba tội: Nói với người thứ nhất phạm tội dukkaṭa; nói với người thứ nhì phạm tội thullaccaya; vào lúc kết thúc vụ xử án, phạm tội saṅghādisesa.

Do duyên của việc tiếp độ nữ đạo tặc vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự, phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

Do duyên của việc đi vào trong làng một mình vi phạm ba tội: Vị ni đi, phạm tội dukkaṭa; vượt qua hàng rào bước thứ nhất, phạm tội thullaccaya; vượt qua bước thứ nhì, phạm tội saṅghādisesa.

Do duyên của việc phục hồi cho vị tỳ khưu ni đã bị hội chúng hợp nhất phạt án treo theo Pháp theo Luật theo lời dạy của bậc Đạo Sư, khi chưa xin phép hội chúng thực hiện hành sự và không quan tâm đến ước muốn của nhóm vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tộidukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự, phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

Do duyên của việc thọ thực, vị tỳ khưu ni nhiễm dục vọng sau khi tự tay thọ nhận vật thực cứng hoặc vật thực mềm từ tay của người nam nhiễm dục vọng vi phạm ba tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi thọ nhận phạm tội thullaccaya; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội saṅghādisesa; vị ni thọ nhận nước và tăm xỉa răng phạm tội dukkaṭa.

Do duyên của việc xúi giục rằng: ‘Này ni sư, người đàn ông ấy nhiễm dục vọng hay không nhiễm dục vọng thì sẽ làm gì ni sư khi ni sư không nhiễm dục vọng? Này ni sư, người đàn ông ấy dâng vật thực cứng hoặc vật thực mềm nào đến ni sư, ni sư cứ tự tay thọ nhận vật ấy rồi nhai hoặc ăn đi’ vi phạm ba tội: Do lời nói của vị ni ấy, vị ni kia (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi thọ nhận, (vị ni xúi giục) phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần (vị ni kia) nuốt xuống, (vị ni xúi giục) phạm tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt bữa ăn, (vị ni xúi giục) phạm tội saṅghādisesa.

Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu ni nổi giận vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự, phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

Khi bị xử thua trong cuộc tranh tụng nào đó, do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị tỳ khưu ni vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự, phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa.

Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, các tỳ khưu ni thân cận (với thế tục) vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự, phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tộisaṅghādisesa.

Do duyên của việc không chịu dứt bỏ với sự nhắc nhở đến lần thứ ba, vị ni xúi giục rằng: ‘Này các ni sư, các vị hãy sống thân cận, các vị chớ có sống cách khác’ vi phạm ba tội: Do lời đề nghị, phạm tội dukkaṭa; do hai lời tuyên ngôn của hành sự, phạm các tội thullaccaya; vào lúc chấm dứt tuyên ngôn hành sự, phạm tội saṅghādisesa. ―(như trên)―

Dứt mười điều saṅghādisesa.

Nên được phân tích chi tiết theo như phần dưới,[9]

riêng phần nguyên nhân là có sự khác biệt.

*****

Do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm bao nhiêu tội? – Do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm hai tội: Vị ni (nghĩ rằng): ‘Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn’ rồi nhận lãnh phạm tội dukkaṭa; mỗi một lần nuốt xuống, phạm tội pāṭidesanīya. Do duyên của việc thọ dụng sữa đông sau khi đã yêu cầu vi phạm hai tội này.

Dứt phần Bao Nhiêu Tội là thứ nhì.

[7] Chương này được đề cập riêng cho tỳ khưu ni: Tội thứ nhất là tội dành riêng cho tỳ khưu ni, tội thứ ba và thứ tư có tính cách tương tợ giữa tỳ khưu và tỳ khưu ni dầu được quy định vào hai điều học khác nhau, tội thứ năm được đề cập ở giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu nhưng là điều học được quy định chung cho cả hai hội chúng, riêng tội thứ nhì được xếp vào đây xét ra có tính cách gượng ép vì chỉ dành riêng cho tỳ khưu (ND).

[8] Đúng ra phải ghi là ‘vị tỳ khưu ni’ thay vì ‘vị tỳ khưu’ (ND).

[9] Có lẽ vào thời ấy, các phần đã đọc xong được đặt ở dưới thấp nên mới ghi là ‘theo như phần dưới;’ còn theo cách đọc hiện nay, thì phải ghi là ‘theo như phần trên’ mới hợp lý (ND).

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *