TẬP YẾU II – NHÓM NĂM CỦA UPĀLI: PHẨM GIẢI QUYẾT SỰ TRANH TỤNG

Tập Yếu II

Nhóm năm của Upāli

Phẩm Giải Quyết sự Tranh Tụng

  1. – Bạch ngài, vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng?

– Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về tội, không biết về nguồn sanh tội, không biết về sự tiến hành của tội, không biết về cách giải quyết tội, không khéo léo trong việc phán quyết tội. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về tội, biết về nguồn sanh tội, biết về sự tiến hành của tội, biết về cách giải quyết tội, khéo léo trong việc phán quyết tội. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

  1. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự tranh tụng, không biết về nguồn sanh khởi của tranh tụng, không biết về cách tiến hành tranh tụng, không biết về cách giải quyết tranh tụng, không khéo léo trong việc phán quyết về tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự tranh tụng, biết về nguồn sanh khởi của tranh tụng, biết về cách tiến hành tranh tụng, biết về cách giải quyết tranh tụng, khéo léo trong việc phán quyết về tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

  1. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, và là vị vô liêm sỉ. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, và là vị có liêm sỉ. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

  1. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, và là vị nghe ít. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, và là vị nghe nhiều. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

  1. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về điều quy định, không biết về thứ tự của chữ (trong câu), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về điều quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

  1. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, và là vị không khéo léo về Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, và là vị khéo léo về Luật. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

  1. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, là vị tôn trọng cá nhân không tôn trọng hội chúng. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, là vị tôn trọng hội chúng không tôn trọng cá nhân. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

  1. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, là vị tôn trọng tài vật không tôn trọng Chánh Pháp. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là không xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố là xứng đáng để giải quyết tranh tụng. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, là vị tôn trọng Chánh Pháp không tôn trọng tài vật. Này Upāli, vị tỳ khưu có năm yếu tố này là xứng đáng để giải quyết tranh tụng.

  1. – Bạch ngài, hội chúng bị chia rẽ với bao nhiêu biểu hiện?

– Này Upāli, hội chúng bị chia rẽ với năm biểu hiện. Với năm (biểu hiện) gì? Do hành sự, do sự đọc tụng (giới bổn), trong khi phát biểu, do lời tuyên bố, do cách phân phát thẻ biểu quyết. Này Upāli, hội chúng bị chia rẽ với năm biểu hiện này.

  1. – Bạch ngài, có điều nói rằng: ‘Sự bất đồng trong hội chúng, sự bất đồng trong hội chúng.’ Bạch ngài, cho đến như thế nào được gọi là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng? Cho đến như thế nào được gọi là sự bất đồng trong hội chúng và là sự chia rẽ hội chúng?

– Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu vãng lai là phận sự của vị vãng lai. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, các tỳ khưu vãng lai không thực hành các phận sự của vị vãng lai; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng. Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu thường trú là phận sự của vị thường trú. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, các tỳ khưu thường trú không thực hành các phận sự của vị thường trú; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng.

Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu ở trong nhà ăn là phận sự ở nhà ăn: chỗ ngồi hạng nhất, nước uống hạng nhất, thức ăn hạng nhất tùy theo thâm niên, tùy theo (số lượng) đêm, tùy theo sự chính đáng. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, các tỳ khưu mới tu chiếm chỗ ngồi của các tỳ khưu trưởng lão ở trong nhà ăn; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng. Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu ở trong chỗ trú ngụ là phận sự đối với chỗ trú ngụ: tùy theo thâm niên, tùy theo (số lượng) đêm, tùy theo sự chính đáng. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, các tỳ khưu mới tu chiếm chỗ trú ngụ của các tỳ khưu trưởng lão; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng. Này Upāli, điều đã được ta quy định cho các tỳ khưu ở trong ranh giới là chung lễ Uposatha, chung lễ Pavāraṇā, chung hành sự của hội chúng, chung hành sự có tính tiếp diễn. Này Upāli, khi điều học đã khéo được quy định bởi ta như thế, ngay tại nơi ấy ở trong ranh giới, sau khi tách riêng rẽ, sau khi kết thành nhóm, rồi thực hiện lễ Uposatha riêng rẽ, thực hiện lễ Pavāraṇā riêng rẽ, thực hiện hành sự của hội chúng riêng rẽ, thực hiện hành sự có tính tiếp diễn riêng rẽ; này Upāli, như thế cũng là sự bất đồng trong hội chúng mà không là sự chia rẽ hội chúng.

Phẩm Giải Quyết Tranh Tụng là thứ mười.

*****

Tóm lược phần này

Tội vi phạm, sự tranh tụng, vì ưa thích, và với vị nghe ít, sự việc, và vị không khéo léo, cá nhân, và bằng tài vật, bị chia rẽ, sự bất đồng hội chúng, và sự chia rẽ hội chúng là tương tợ y như thế.

–ooOoo–

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *