TẬP YẾU II – TĂNG THEO TỪNG BẬC: NHÓM MƯỜI

Tập Yếu II

Tăng Theo Từng Bậc

Nhóm Mười 

Mười sự việc gây nóng giận. Mười cách đối trị sự nóng giận. Mười sự việc đã được rèn luyện. Mười tà kiến căn bản.[69] Mười chánh kiến căn bản.[70] Mười hữu biên kiến.[71] Mười sự sai trái.[72] Mười sự chân chánh. Mười đường lối của nghiệp bất thiện.[73] Mười đường lối của nghiệp thiện. Mười cách phân phát thẻ sai pháp. Mười cách phân phát thẻ đúng pháp.[74] Mười điều học của các sa di.[75] Vị sa di có mười yếu tố nên bị trục xuất.[76]

Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có mười điều: vị không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi không đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác rồi cho thực hiện (hành sự) sai pháp, với sự không khẳng định, không biết về tội, không biết về nền tảng của tội, không biết về nhân sanh tội, không biết về sự đoạn diệt của tội, không biết về sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội.

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có mười điều: vị đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác, sau khi đưa ra sự giới hạn cho lời nói của mình, sau khi đưa ra sự giới hạn cho lời nói của người khác rồi cho thực hiện (hành sự) đúng pháp, với sự khẳng định, biết về tội, biết về nền tảng của tội, biết về nhân sanh tội, biết về sự đoạn diệt của tội, biết về sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tội.

Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có mười điều khác nữa: vị không biết về sự tranh tụng, không biết về nền tảng của tranh tụng, không biết về nhân sanh của tranh tụng, không biết về sự đoạn diệt của tranh tụng, không biết về sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tranh tụng, không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về điều quy định, không biết về điều quy định thêm, không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc.

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có mười điều: vị biết về sự tranh tụng, biết về nền tảng của tranh tụng, biết về nhân sanh của tranh tụng, biết về sự đoạn diệt của tranh tụng, biết về sự thực hành đưa đến sự đoạn diệt của tranh tụng, biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về điều quy định, biết về điều quy định thêm, biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc.

Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có mười điều khác nữa: vị không biết về lời đề nghị, không biết cách thực hiện với lời đề nghị, không thiện xảo về phần (cần trình bày) đầu tiên, không thiện xảo về các phần kế tiếp, không biết về thời điểm, không biết về sự phạm tội hay không phạm tội, không biết tội nhẹ hay nặng, không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, không biết tội xấu xa hay không xấu xa, không khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy và không khéo chăm chú không khéo suy xét.

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có mười điều: vị biết về lời đề nghị, biết cách thực hiện với lời đề nghị, thiện xảo về phần (cần trình bày) đầu tiên, thiện xảo về các phần kế tiếp, biết về thời điểm, biết về sự phạm tội hay không phạm tội, biết tội nhẹ hay nặng, biết tội còn dư sót hay không còn dư sót, biết tội xấu xa hay không xấu xa, khéo được kế thừa theo tuần tự từ các vị thầy và khéo chăm chú khéo suy xét.

Vị nắm vững về Luật bị xem là ‘ngu dốt’ khi có mười điều khác nữa: vị không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; không biết tội nhẹ hay nặng; không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; không biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha không khéo được truyền thừa với chi tiết, không khéo được phân tích, không khéo được ứng dụng, không khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; không biết về sự phạm tội hay không phạm tội; không biết tội nhẹ hay nặng; không biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; không biết tội xấu xa hay không xấu xa; không khéo léo về sự phán quyết trong tranh tụng.

Vị nắm vững về Luật được xem là ‘thông thái’ khi có mười điều: vị biết về sự phạm tội hay không phạm tội; biết tội nhẹ hay nặng; biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; biết tội xấu xa hay không xấu xa; đối với vị này hai bộ giới bổn Pātimokkha khéo được truyền thừa với chi tiết, khéo được phân tích, khéo được ứng dụng, khéo được xác định theo từng điều theo từng từ ngữ; biết về sự phạm tội hay không phạm tội; biết tội nhẹ hay nặng; biết tội còn dư sót hay không còn dư sót; biết tội xấu xa hay không xấu xa; khéo léo về sự phán quyết trong tranh tụng.

Vị tỳ khưu có mười yếu tố nên được chỉ định làm vị đại biểu. Đức Như Lai quy định điều học cho các Thinh văn vì mười điều lợi ích.[77] Mười điều nguy hiểm trong việc đi vào hậu cung của đức vua.[78] Mười vật bố thí.[79] Mười loại báu vật.[80] Hội chúng tỳ khưu nhóm mười vị. Nên cho tu lên bậc trên với tập thể là nhóm mười vị. Mười loại vải paṃsukūla.[81] Mười loại y và cách sử dụng.[82] Y phụ trội được cất giữ tối đa mười ngày.[83] Mười loại tinh dịch.[84] Mười hạng người nữ. Mười hạng vợ.[85] Mười sự việc được công bố ở thành Vesāli.[86]

Mười hạng người không nên đảnh lễ.[87] Mười biểu hiện của sự mắng nhiếc.[88] Vị tạo ra sự đâm thọc theo mười biểu hiện.[89] Mười loại sàng tọa.[90] Họ đã yêu cầu mười điều ước muốn.[91] Mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha sai Pháp. Mười sự đình chỉ giới bổn Pātimokkha đúng Pháp. Mười điều lợi ích của cháo.[92] Mười loại thịt không được phép.[93] Mười điều tối đa. Vị tỳ khưu mười năm, có kinh nghiệm, có năng lực, nên cho xuất gia, nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ. Vị tỳ khưu ni mười năm, có kinh nghiệm, có năng lực, nên cho xuất gia, nên ban phép tu lên bậc trên, nên ban cho phép nương nhờ, nên để cho sa di ni phục vụ.[94]Sự đồng ý về việc tiếp độ nên được chấp thuận cho vị tỳ khưu ni mười năm, có kinh nghiệm, có năng lực. Sự học tập nên được ban cho đến người nữ đã kết hôn khi mười tuổi.

Dứt Nhóm Mười.

*****

Tóm lược phần này

(Mười) sự việc gây nóng giận, cách đối trị, (mười) sự việc (đã được rèn luyện), tà và chánh, (mười) hữu biên (kiến), (mười) sự sai trái, và luôn cả (mười) sự đúng đắn, (mười) nghiệp thiện, và cả bất thiện nữa.

(Mười) cách phân phát thẻ sai pháp, và đúng pháp, sa di, và sự trục xuất, lời nói, và luôn cả (mười) sự tranh tụng, sự quy định và luôn cả (tội) nhẹ nữa.

Các tội nhẹ nặng này, các vị hãy biết tối và sáng, (mười) yếu tố về đại biểu, và (mười) điều học, ở hậu cung, và các sự việc.

Báu vật, và nhóm mười, các sự tu lên bậc trên là tương tợ y như thế, (mười loại) vải paṃsukūla, và (mười) cách sử dụng y, mười ngày, tinh dịch, và (mười) hạng người nữ.

(Mười) hạng vợ, mười sự việc, không đảnh lễ, và với sự mắng nhiếc, và luôn cả các sự đâm thọc, các sàng tọa, (mười) điều ước muốn, và các sự sai pháp.

Các sự đúng pháp, cháo, và thịt, (mười) điều tối đa, vị tỳ khưu, vị tỳ khưu ni, các sự tiếp độ, các người nữ đã kết hôn, nhóm mười đã khéo được giảng giải.

–ooOoo–

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *