TẬP YẾU II – NHÓM NĂM CỦA UPĀLI: PHẨM ĐẠI BIỂU

Tập Yếu II

Nhóm năm của Upāli

Phẩm Đại Biểu

  1. – Bạch ngài, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có bao nhiêu yếu tố?

– Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không khéo léo về ý nghĩa, là vị không khéo léo về Pháp, là vị không khéo léo về ngôn từ, là vị không khéo léo về từ vựng, là vị không khéo léo về việc trước và việc sau. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.

Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị khéo léo về ý nghĩa, là vị khéo léo về Pháp, là vị khéo léo về ngôn từ, là vị khéo léo về từ vựng, là vị khéo léo về việc trước và việc sau. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.

  1. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị cáu kỉnh (và) bị chế ngự bởi cáu kỉnh; là vị đạo đức giả (và) bị chế ngự bởi đạo đức giả; là vị dối trá (và) bị chế ngự bởi dối trá; là vị đố kỵ (và) bị chế ngự bởi đố kỵ; là vị chấp thủ một cách lộ liễu, ương ngạnh, khó buông bỏ. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.

Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không cáu kỉnh (và) không bị chế ngự bởi cáu kỉnh; là vị không đạo đức giả (và) không bị chế ngự bởi đạo đức giả; là vị không dối trá (và) không bị chế ngự bởi dối trá; là vị không đố kỵ (và) không bị chế ngự bởi đố kỵ; là vị không chấp thủ một cách lộ liễu, không ương ngạnh, dễ buông bỏ. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.

  1. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị nóng nảy, hiểm độc, chống đối, tạo nên sự nóng giận, là vị không nhẫn nại không nghiêm chỉnh tiếp nhận sự giáo huấn. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.

Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không nóng nảy, không hiểm độc, không chống đối, không tạo nên sự nóng giận, là vị nhẫn nại nghiêm chỉnh tiếp nhận sự giáo huấn. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.

  1. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị vọng động không ghi nhớ, là vị phát ngôn khi chưa thỉnh ý, là vị cáo tội không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị hành xử không theo Pháp không theo Luật không đúng tội, là vị không trình bày theo kiến thức. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.

Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị ráng ghi nhớ không vọng động, là vị phát ngôn khi đã thỉnh ý, là vị cáo tội theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị hành xử theo Pháp theo Luật đúng tội, là vị trình bày theo kiến thức. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.

  1. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, và là vị vô liêm sỉ. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.

Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, và là vị có liêm sỉ. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.

  1. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị thiên vị vì ưa thích, thiên vị vì sân hận, thiên vị vì si mê, thiên vị vì sợ hãi, và là vị không khéo léo về Luật. Này Upāli, không nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.

Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không thiên vị vì ưa thích, không thiên vị vì sân hận, không thiên vị vì si mê, không thiên vị vì sợ hãi, và là vị khéo léo về Luật. Này Upāli, nên chỉ định theo lối đại biểu vị tỳ khưu có năm yếu tố này.

  1. – Bạch ngài, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có bao nhiêu yếu tố?

– Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về giới bổn, không biết về điều phù hợp với giới bổn, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, vị không khéo léo về việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố này.

Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về giới bổn, biết về điều phù hợp với giới bổn, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, vị khéo léo về việc thành lập (tội) hay không thành lập (tội). Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố này.

  1. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về giới bổn, không biết về điều phù hợp với giới bổn, không biết về Luật, không biết về điều phù hợp với Luật, là vị không khéo léo về việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố này.

Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về giới bổn, biết về điều phù hợp với giới bổn, biết về Luật, biết về điều phù hợp với Luật, là vị khéo léo về việc trước và việc sau. Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố này.

  1. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự việc, không biết về duyên khởi, không biết về điều quy định, không biết về thứ tự của chữ (trong câu), không biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố này.

Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự việc, biết về duyên khởi, biết về điều quy định, biết về thứ tự của chữ (trong câu), biết về phương thức của lối trình bày mạch lạc. Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố này.

  1. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về tội, không biết về nguồn sanh tội, không biết về sự tiến hành của tội, không biết về cách giải quyết tội, không khéo léo trong việc phán quyết tội. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố này.

Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về tội, biết về nguồn sanh tội, biết về sự tiến hành của tội, biết về cách giải quyết tội, khéo léo trong việc phán quyết tội. Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố này.

  1. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố khác nữa. Với năm (yếu tố) gì? Là vị không biết về sự tranh tụng, không biết về nguồn sanh khởi của tranh tụng, không biết về cách tiến hành tranh tụng, không biết về cách giải quyết tranh tụng, không khéo léo trong việc phán quyết về tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu bị xem là ‘ngu dốt’ có năm yếu tố này.

Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố. Với năm (yếu tố) gì? Là vị biết về sự tranh tụng, biết về nguồn sanh khởi của tranh tụng, biết về cách tiến hành tranh tụng, biết về cách giải quyết tranh tụng, khéo léo trong việc phán quyết về tranh tụng. Này Upāli, vị tỳ khưu được xem là ‘thông thái’ có năm yếu tố này.

Phẩm Đại Biểu là thứ chín.

*****

Tóm lược phần này

Và luôn cả vị không thiện xảo về ý nghĩa, là vị (thường) cáu kỉnh, có sự giận dữ, là vị vọng động, bị chi phối bởi ưa thích, và vị không thiện xảo là tương tợ y như thế.

Về giới bổn, và về Pháp, về sự việc, về tội vi phạm, và về sự tranh tụng, hai phần cho mỗi cặp, tất cả đã được giảng giải, hãy hiểu rõ phần tối và phần sáng.

–ooOoo–

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *