The Essence of Wisdom – Bản Chất Của Trí Tuệ

What is wisdom? Wisdom means right understanding. Knowledge of the superficial apparent truth only is not true wisdom. In order to understand the ultimate truth we must penetrate apparent reality to its depths.

Trí tuệ là gì? Trí tuệ nghĩa là hiểu biết đúng đắn. Hiểu biết sự thật nông cạn thô thiển. không phải là trí tuệ thật sự. Để hiểu được sự thật tối thượng chúng ta phải thâm nhập vào sự thật thô thiển ở chiều sâu.

A child will see precious jewels only as attractive, coloured pieces of stone. But an experienced jeweller evaluates the virtues and defects in each jewel with his expert vision in order to accurately estimate its value. In the same way, the wise do not conduct a mere superficial examination. Rather they go to the depths with penetrating wisdom and accurately perceive the underlying subtle truth in every situation. This ability to understand the complete truth accurately in every situation is wisdom.

Một đứa trẻ sẽ thấy những viên ngọc quý chỉ là những mảnh đá màu hấp dẫn. Nhưng một người thợ kim hoàn có kinh nghiệm sẽ đánh giá được các phẩm chất và khiếm khuyết trong mỗi viên ngọc với cái nhìn chuyên gia để ước lượng chính xác giá trị của nó. Cũng vậy, người khôn ngoan không tiến hành khảo đơn thuần  ở bên ngoài. Họ đi vào sâu hơn với trí tuệ sắc sảo, và nhận thức chính xác sự thật vi tế tiềm ẩn trong mọi tình huống. Khả năng hiểu sự thật hoàn toàn chính xác trong mọi tình huống này chính là trí tuệ.

There are three kinds of wisdom. The first, suta-maya panna, is the wisdom gained by hearing or reading the words of others. The second, cinta-maya panna, is intellectual wisdom: to test with one’s reasoning and analyzing faculty whether the received wisdom is rational and logical.

Có ba loại trí tuệ. Loại đầu tiên là suta-maya panna/tuệ thụ nhận là trí tuệ có được bằng cách nghe hay đọc những lời của người khác. Tuệ thứ hai, cinta-maya panna là trí tuệ tư duy (tư tuệ): tuệ này kiểm tra với sự lý luận và phân tích xem trí tuệ nhận được có hợp lý và logic hay không.

It cannot be said that these two types of wisdom are absolutely useless. However, because they are borrowed wisdom, usually the knowledge gained is merely intellectual and no lasting benefit is derived from it.

Không thể nói rằng hai loại trí tuệ này hoàn toàn vô dụng. Tuy nhiên, vì chúng được vay mượn nên thông thường kiến thức thu được chỉ là tri thức và không có lợi ích lâu dài nào có được từ nó.

Bhavana-maya panna, the third kind of wisdom, is experiential wisdom It is wisdom manifested within ourselves, based on our own experience of our body sensations. This wisdom is based on direct experience and therefore is truly beneficial.

Bhavana-maya panna, loại trí tuệ thứ ba là trí tuệ thực chứng, nó là trí tuệ được biểu lộ trong chính chúng ta, dựa vào chính kinh nghiệm của cảm giác thân thể mỗi người. Loại trí tuệ này dựa vào trải nghiệm trực tiếp và vì vậy nó thực sự lợi lạc.

To develop bhavana-maya panna, it is essential to practice sila (moral conduct) and to develop right samadhi (concentration). Only the mind established in right samadhi can understand and realise the truth as it is. (Yatha-bhuta nana-dassana)

Để phát triển bhavana-maya panna, điều cần thiết là thực hành sila (hành vi đạo đức) và phát triển samadhi chân chánh (tập trung). Chỉ khi tâm được thiết lập trong samahi chân chánh mới có thể hiểu và nhận thức được sự thật như chúng đang là. (Yatha-bhuta nana-dassana)

Samahito yathabhutam pajanati passati. – One who has developed right concentration, properly understands reality as it is.

Samahito yathabhutam pajanati passati. – Một người đã phát triển chánh định chắc chắn hiểu sự thật như chúng đang là.

The ability to see things as they really are is called Vipassana, meaning “to see things in a special way”. Ordinarily we tend to observe only the superficial apparent truth, like the child who sees only the superficial, bright colouring and glitter of the jewels. To be able to properly observe inner truth, we need the penetrating expert vision of the jeweller—we need to see things in a special way. This special way of seeing is Vipassana; this is bhavana-maya panna, the development of wisdom by the practice of Vipassana.

Khả năng để nhìn một vật như chúng đang là được gọi là Vipassana, nghĩa là “ nhìn sự vật một cách đặc biệt”. Thông thường chúng ta có xu hướng chỉ quan sát sự thật một cách giống như đứa trẻ chỉ nhìn thấy bề ngoài, màu sắc tươi sáng và lấp lánh của những viên ngọc. Để có thể quan sát đúng sự thật bên trong, chúng ta cần có cái nhìn sắc sảo thấu suốt của người thợ kim hoàn, chúng ta cần nhìn mọi thứ theo một cách đặc biệt. Cách nhìn đặc biệt này là Vipassana; đây là bhavana-maya panna, sự phát triển trí tuệ bằng cách thực hành Vipassana..

It is easy to understand superficial reality but introspection is necessary to understand subtle inner truths. Directing our attention inwards, we must explore, observe, and understand the truth within.

Thật dễ để hiểu sự thật nông cạn bên ngoài nhưng cái nhìn thấu suốt vào bên trong là cần thiết để hiểu sự thật vi tế bên trong. Hướng sự chú tâm của chúng ta vào bên trong, và chúng ta phải khám phá quan sát và hiểu sự thật ở bên trong.

To understand the truth within, we practice the four kinds of awareness described by the Buddha in the Mahasatipatthana Sutta. We practicekayanupassana (observation of the body) by observing the course of events within the body with full attention. Observation of the incoming and outgoing breath is part of kayanupassana. Observation of the respiration leads to awareness of sensations on every part of the body.

Để hiểu sự thật bên trong, chúng ta thực hành bốn loại nhận thức được mô tả bởi Đức Phật trong Mahasatipatthana Sutta. Chúng ta thực hành kayanupassana (quan sát cơ thể) bằng việc quan sát tiến trình các hiện tượng trong cơ thể với đầy sự chú tâm. Sự quan sát hơi thở đi vào và đi ra là một phần của kayanupassana. Sự quan sát hơi thở dẫn tới nhận thức của những cảm giác trên mỗi phần của cơ thể.

Practising diligently, we gradually begin to experience gross or subtle sensations on every part of the body. The sensations may be pleasant, unpleasant or neither-pleasant-nor-unpleasant. Observing these sensations with detachment, we practice vedananupassana (observation of sensations within the body). Observing the numerous kinds of mind (citta) that keep arising from time-to-time, we practice cittanupassana. Observing the different contents of the mind, we practice dhammanupassana.

Với sự thực hành chăm chỉ chúng ta dần dần bắt đầu trải nghiệm những cảm giác thô thiển hoặc vi tế trên từng phần của cơ thể. Những cảm giác có thể dễ chịu hay khó chịu hoặc không dễ chịu, không khó chịu. Quan sát những cảm giác này mà không bám víu, chúng ta thực hành vedananupassana (quan sát cảm giác trong cơ thể). Quan sát vô số loại tâm (citta) được sinh ra theo thời gian, chúng ta thực hành cittanupassana. Quan sát các nội dung khác nhau của tâm, chúng ta thực hành dhammanupassana.

We give more importance to vedananupassana because it is directly connected to the other three. Vedana is perceived by the the mind, but it is experienced in the body. Every defilement in the mind is intimately connected with some sensation in the body. Therefore, when we strengthen vedananupassana, we automatically strengthen the other three.

Chúng ta nhấn mạnh vedananupassana hơn vì nó được kết nối trực tiếp với ba loại kia. Vedana được nhận thức bởi tâm , nhưng nó được chứng nghiệm trên cơ thể. Mỗi phiền não trong tâm trí được kết nối mật thiết với một số cảm giác trong cơ thể. Do đó, khi chúng ta tăng cường vedananupassana, chúng ta sẽ tự động củng cố ba loại kia .

In this way, through the practice of Vipassana based upon sensations, we can observe the true nature of the mind-body (nama-rupa) every moment. Gradually we develop the understanding that this body is merely a collection of subtle sub-atomic particles, which by nature constantly change, arising and passing away. These sub-atomic particles are made up of the four elements: earth, water, fire, and air.

Theo cách này, thông qua thực hành Vipassana dựa trên các cảm giác chúng ta có thể quan sát bản chất thực sự của tâm-thân (nama-rupa) trong mỗi khoảnh khắc. Dần dần chúng ta phát triển sự hiểu biết rằng cơ thể này chỉ đơn thuần là một tập hợp các hạt vi tử cực nhỏ, thứ mà bản chất liên tục thay đổi sinh ra và diệt đi. Những hạt vi tử này được tạo thành từ bốn nguyên tố: đất, nước, lửa và khí.

The flow of the ever-changing body-stream and that of the mind-stream can be observed only with the help of penetrating, piercing samadhi. Observing the mind-body, we can experience its fundamental nature of impermanence (anicca) and suffering or unsatisfactoriness (dukkha) and in the process, its nature of egolessness (anatta) becomes clearer and clearer. We begin to realise that both the body-stream and mind-stream are substanceless, essenceless. There is nothing in this stream of mind and matter which is permanent, stable or constant, which can be called “I” or “mine”, or which we can claim to control.

Dòng chảy của dòng cơ thể luôn biến đổi và dòng tâm có thể được quan sát chỉ với sự trợ giúp của sự thâm nhập, xuyên qua là chánh định samadhi. Dựa trên quan sát tâm và thân, chúng ta có thể trải nghiệm bản chất cơ bản của vô thường (anicca) và đau khổ hoặc không thỏa mãn (dukkha) và trong quá trình đó, bản chất của vô ngã (anatta) trở nên càng rõ ràng hơn. Chúng ta bắt đầu nhận ra rằng cả dòng cơ thể và dòng tâm đều là vô dụng, không thiết yếu. Không có gì trong dòng tâm trí và vật chất này là vĩnh viễn ổn định hoặc không biến đổi, cái có thể được gọi là “Tôi” hoặc “của tôi”, hoặc thứ chúng ta cho rằng có thể kiểm soát.  

In this way, we begin to learn to observe the flow of nama-rupa with detachment, with impartially. The deeper the examination of the subtle sensations, the stronger our detachment. As long as there is attachment, we cannot observe the object of meditation objectively, as it is. Through the wisdom gained by practicing Vipassana, our attachment becomes weaker and weaker, and we are able to observe the object of meditation more and more objectively.

Theo cách này, chúng ta bắt đầu học cách quan sát dòng chảy của nama-rupa với sự không dính mắc, một cách công bằng. Khảo sát càng sâu những cảm giác vi tế, sự không dính mắc của chúng ta càng mạnh mẽ. Chừng nào còn có dính mắc, chúng ta không thể quan sát đối tượng thiền một cách khách quan, vốn như nó đang là. Nhờ trí tuệ có được bằng cách thực hành Vipassana, dính mắc của chúng ta ngày càng yếu đi và chúng ta có thể quan sát đối tượng thiền ngày càng khách quan hơn.

When one enters a dark house with a lantern, the darkness is dispelled; light illuminates the whole house and all objects in the house can be seen clearly. In the same way, the light of wisdom banishes the darkness of ignorance, and the eternal, noble truths are illuminated and are seen clearly.

Khi một người bước vào một ngôi nhà tối với một chiếc đèn lồng, bóng tối bị xua tan; ánh sáng chiếu rọi toàn bộ ngôi nhà và tất cả các đồ vật trong nhà có thể được nhìn thấy rõ ràng. Theo cùng một cách, ánh sáng của trí tuệ xua tan bóng tối của vô minh, và những sự thật vĩnh cửu, cao quý được chiếu sáng và được nhìn thấy rõ ràng.

Through continued practice, we experience the truth of dukkha at the deepest level—how this constantly dissatisfied and discontented mind is incessantly afflicted with the thirst of craving; how this thirst is never-ending—like a bottomless pit, it consumes all our efforts to fill it. We understand the misery of our attachment and clinging to our belief in an individual ego—how our attachment to this concept of self, to our cravings and opinions keep us incessantly preoccupied and miserable. When we understand dukkha and the root cause of dukkha, we also understand the Noble Path, which destroys all the cravings that cause dukkha, thereby leading to liberation from dukkha. As we progress on this path, we attain liberation from all suffering, nibbana.

Thông qua thực hành liên tục, chúng ta kinh nghiệm sự thật của dukkha ở cấp độ sâu nhất- làm thế nào mà tâm trí bất mãn và không hài lòng này liên tục bị ảnh hưởng bởi cơn khát của sự tham ái; làm thế nào cơn khát này không bao giờ kết thúc như một hố sâu không đáy, nó tiêu hao tất cả nỗ lực của chúng ta để lấp đầy nó. Chúng ta hiểu sự khốn khổ của sự vướng mắc và bám víu vào niềm tin của chúng ta trong bản ngã cá nhân- cách mà sự dính mắc của chúng ta với khái niệm về bản thân này, với tham ái và ý kiến khiến chúng ta không ngừng bận tâm và đau khổ. Khi chúng ta hiểu dukkha và nguyên nhân sâu xa của dukkha, chúng ta cũng hiểu Con đường Cao Quý, con đường phá hủy tất cả những tham ái gây ra dukkha, từ đó dẫn đến giải thoát khỏi dukkha. Khi chúng ta tiến bộ trên con đường này, chúng ta đạt được giải thoát khỏi mọi khổ đau, niết bàn. 

As our panna grows stronger and stronger through the practice of Vipassana, this wisdom eradicates all delusions, illusions, false impressions, and ignorance. Reality becomes clear because false impressions are unable to stick in the mind. When panna becomes strong, sila becomes pure; the mind is purified of all defilements. And progressing on this beneficial path, we achieve the pure state of the ariyas(noble ones). We experience the joy of nibbana.\

Khi trí tuệ của chúng ta tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ thông qua thực hành Vipassana, trí tuệ này diệt trừ tất cả ảo tưởng, hình dung, ấn tượng sai lầm, và vô minh. Sự thật trở nên rõ ràng vì những ấn tượng sai lầm không thể bám lại nơi tâm. Khi trí tuệ trở nên mạnh mẽ, sila  (đạo đức) trở nên thanh tịnh; tâm được thanh lọc khỏi tất cả các bất tịnh. Và tiến bộ trên con đường lợi lạc này, chúng ta đạt tới trạng thái thanh tịnh của một ariya (người cao quý). Chúng ta kinh nghiệm được niềm vui của niết bàn.

The happiness gained through Vipassana is superior to any other happiness. Neither the enjoyment of gross sensual pleasures, nor that of subtle extra-sensual pleasures, leads to lasting happiness. When pleasure of any kind comes to an end, the result is sorrow. And because every situation is impermanent, it is bound to change, to come to an end. When a pleasurable experience comes to an end, the mind struggles to regain it. This craving brings misery. True happiness comes only from that which remains stable.

Hạnh phúc đạt được thông qua Vipassana là vượt trên mọi hạnh phúc khác. Không hạnh phúc của những cảm giác khoái cảm thô thiển, hay cảm giác khoái cảm phụ vi tế nào, có thể dẫn đến hạnh phúc kéo dài. Khi khoái cảm của tất cả những điều đó đến hồi kết, kết quả chỉ còn phiền não. Và vì mỗi tình huống là vô thường, nó chắc chắn phải thay đổi, và đến hồi chấm dứt. Khi một kinh nghiệm dễ chịu đến hồi kết, tâm trí đấu tranh để giành lại điều đó. Chính tham ái này mang lại đau khổ. Hạnh phúc đích thực chỉ từ những điều vững vàng.

When we become used to observing with complete detachment, our faculty of observation can remain stable even if the objects of our observation keep changing. We do not become elated when we experience sensual or supra-mundane pleasures, nor do we cry when they pass away. In both situations we watch objectively, like a spectator watching a play. At the depths of the mind, as we observe the changing nature of even the most subtle sensations, right understanding arises about the profound truth of impermanence. We observe every changing situation with the same objective and impartial view. To see that which is apparent, that which is before our eyes, without any defilement in the mind—this is true happiness. This state has been called ditta dhamma sukha vihara (the happy state of knowledge of truth).

Khi chúng ta quen quan sát với sự không dính mắc hoàn toàn, khả năng quan sát có thể ổn định thậm chí nếu đối tượng quan sát của chúng ta luôn thay đổi. Chúng ta không trở nên hoan hỉ khi chúng ta kinh nghiệm được cảm giác dễ chịu hoặc khoái cảm của cõi trần tục, hay than khóc khi chúng diệt đi. Cả hai trường hợp chúng ta đều quan sát khách quan, giống như người khán giả xem vở diễn. Ở chiều sâu trong tâm, khi chúng ta quan sát sự thay đổi bản chất của các cảm giác thậm chí vi tế nhất, hiểu biết đúng đắn khởi lên về sự thật thâm thúy của vô thường. Chúng ta quan sát mỗi tình huống luôn thay đổi với cái nhìn khách quan như nhau và không thiên vị. Để hiểu điều gì là rõ ràng, đó là điều trước mắt ta, không có bất kỳ bất tịnh trong tâm- đó là hạnh phúc chân thực. Trạng thái này gọi là itta dhamma sukha vihara (trạng thái hạnh phúc của hiểu biết về sự thật).

Come, let us strengthen our bhavana-maya panna through the practice of Vipassana. Leaving behind the continuous struggle with cravings that cause such restlessness and discontentment, let us gain liberation from the bondage of craving. Becoming established in wisdom, let us gain liberation and attain real contentment, real happiness.

Hãy đến đây, chúng ta hãy tăng cường tuệ thực chứng bhavana-maya panna của chúng ta bhavana-maya panna thông qua thực hành Vipassana. Rời bỏ lại sự đấu tranh với tham ái điều gây ra sự mệt mỏi và bất mãn, chúng ta hãy tìm lại tự do khỏi ràng buộc của tham ái. Thiết lập mình vào trí tuệ, chúng ta đạt được tự do và đạt tới sự hài lòng, hạnh phúc thực sự.

 

Nguồn Viện Nghiên Cứu Vipassana VRIDhamma.org

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *