TIỂU PHẨM I – CHƯƠNG HÀNH SỰ: CHƯƠNG HÀNH SỰ ÁN TREO VỀ VIỆC KHÔNG NHÌN NHẬN TỘI, BỐN MƯƠI BA PHẬN SỰ

Tiểu Phẩm I – Chương Hành Sự

Chương Hành Sự Án Treo Về Việc Không Nhìn Nhận Tội

Bốn mươi ba phận sự

1-43. Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu được thực hiện hành sự án treo về việc không nhìn nhận tội nên làm phận sự đúng đắn. Trong trường hợp này, các phận sự đúng đắn ấy là: Không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên ban cho phép nương nhờ, không nên bảo sa di phục vụ, không nên ưng thuận sự chỉ định giảng dạy tỳ khưu ni, không nên giảng dạy tỳ khưu ni dầu đã được chỉ định, không nên tái phạm tội đã được hội chúng thực hiện hành sự án treo về việc không nhìn nhận tội, hoặc tội tương tợ, hoặc tội nghiêm trọng hơn tội ấy, không nên chỉ trích hành sự, không nên chỉ trích các vị thực hiện hành sự, không nên ưng thuận sự đảnh lễ, sự đứng dậy, sự chắp tay, hành động thích hợp, sự sửa soạn chỗ ngồi, sự sửa soạn chỗ nằm, nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, sự tiếp rước y bát, sự kỳ cọ lưng trong khi tắm của vị tỳ khưu trong sạch, không nên bôi nhọ vị tỳ khưu trong sạch với sự hư hỏng về giới, không nên bôi nhọ với sự hư hỏng về hạnh kiểm, không nên bôi nhọ với sự hư hỏng về tri kiến, không nên bôi nhọ với sự hư hỏng về nuôi mạng, không chia rẽ tỳ khưu với các tỳ khưu, không nên đeo vật biểu hiện của người tại gia, không nên đeo vật biểu hiện của kẻ ngoại đạo, không nên phục vụ các ngoại đạo, nên phục vụ các tỳ khưu, nên học tập về việc học tập của tỳ khưu, không nên cư ngụ ở chỗ trú chung một mái che, không nên cư ngụ nơi không phải là chỗ trú nhưng chung một mái che, không nên cư ngụ ở chỗ trú hoặc nơi không phải là chỗ trú chung một mái che cùng với vị tỳ khưu trong sạch, nên đứng dậy từ chỗ ngồi khi thấy vị tỳ khưu trong sạch, không nên xúc phạm vị tỳ khưu trong sạch dầu ở trong tu viện hay ở ngoài, đối với vị tỳ khưu trong sạch không nên đình chỉ lễ Uposatha, không nên đình chỉ lễ Pavāraṇā, không nên làm công việc khuyên bảo, không nên khởi xướng việc cáo tội, không nên thỉnh ý (để buộc tội), không nên quở trách, không nên nhắc nhở, không nên cấu kết với các tỳ khưu.”

Dứt bốn mươi ba phận sự thuộc hành sự án treo về việc không nhìn nhận tội.

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *