TIỂU PHẨM I – CHƯƠNG TÍCH LUỸ TỘI: BỐN MƯƠI TRƯỜNG HỢP HÀNH PARIVĀSA

Tiểu Phẩm I

Chương Tích Luỹ Tội: Hình phạt parivāsa

Bốn mươi trường hợp hành parivāsa

Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đang hành parivāsa đã hoàn tục. Vị ấy đã trở lại và thỉnh cầu sự tu lên bậc trên. Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

“Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa lại hoàn tục. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị hoàn tục. Nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần nào đã được hành parivāsa là đã được hànhparivāsa tốt đẹp. Nên hành parivāsa phần còn lại.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa lại xuống sa di. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị sa di. Nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần nào đã được hành parivāsa là đã được hành parivāsatốt đẹp. Nên hành parivāsa phần còn lại.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa lại bị điên. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị bị điên. Nhưng nếu vị ấy hết bị điên, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần nào đã được hành parivāsa là đã được hànhparivāsa tốt đẹp. Nên hành parivāsa phần còn lại.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa bị loạn trí. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị bị loạn trí. Nhưng nếu vị ấy hết bị loạn trí, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần nào đã được hành parivāsa là đã được hànhparivāsa tốt đẹp. Nên hành parivāsa phần còn lại.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa bị thọ khổ hành hạ. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị bị thọ khổ hành hạ. Nhưng nếu vị ấy hết bị thọ khổ hành hạ, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. ―(như trên)―

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa lại bị án treo về việc không nhìn nhận tội. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. ―(như trên)―

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa lại bị án treo về việc không sửa chữa lỗi. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. ―(như trên)―

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang hành parivāsa lại bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỳ khưu, hình phạt parivāsa không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần nào đã được hành parivāsa là đã được hành parivāsa tốt đẹp. Nên hành parivāsa phần còn lại.

9-16. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu là vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu lại hoàn tục. Này các tỳ khưu, việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu không áp dụng cho vị hoàn tục. Nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu là vị xứng đáng việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu lại xuống sa di. ―(như trên)― bị điên. ―(như trên)― bị loạn trí. ―(như trên)― bị thọ khổ hành hạ. ―(như trên)― bị án treo về việc không nhìn nhận tội. ―(như trên)― bị án treo về việc không sửa chữa lỗi. ―(như trên)― bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỳ khưu, việc đưa về lại (hình phạt) ban đầu không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Vị tỳ khưu ấy nên được đưa về lại (hình phạt) ban đầu.

17-24. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu xứng đáng hình phạt mānatta lại hoàn tục. Này các tỳ khưu, hình phạt mānatta không áp dụng cho vị hoàn tục. Nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsanào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến vị ấy. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu xứng đáng hình phạt mānatta lại xuống sa di. ―(như trên)― bị điên. ―(như trên)― bị loạn trí. ―(như trên)― bị thọ khổ hành hạ. ―(như trên)― bị án treo về việc không nhìn nhận tội. ―(như trên)― bị án treo về việc không sửa chữa lỗi. ―(như trên)― bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỳ khưu, hình phạt mānatta không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạtparivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Hình phạt mānatta nên được ban cho đến vị ấy.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang thực hành hình phạt mānatta lại hoàn tục. Này các tỳ khưu, việc thực hành hình phạt mānatta không áp dụng cho vị hoàn tục. Nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Hình phạt mānatta nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần hình phạt mānatta nào đã được hoàn tất là đã được hoàn tất tốt đẹp. Nên thực hành phần còn lại.

26-32. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu đang thực hành hình phạt mānatta lại xuống sa di. ―(như trên)― bị điên. ―(như trên)― bị loạn trí. ―(như trên)― bị thọ khổ hành hạ. ―(như trên)― bị án treo về việc không nhìn nhận tội. ―(như trên)― bị án treo về việc không sửa chữa lỗi. ―(như trên)― bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỳ khưu, việc thực hành hình phạt mānatta không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Hình phạt mānatta nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Phần hình phạt mānatta nào đã được hoàn tất là đã được hoàn tất tốt đẹp. Nên thực hành phần còn lại.

Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu xứng đáng sự giải tội lại hoàn tục. Này các tỳ khưu, sự giải tội không áp dụng cho vị hoàn tục. Nếu vị ấy tu lên bậc trên lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Hình phạt mānatta nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt mānatta nào đã được hoàn tất là đã được hoàn tất tốt đẹp. Vị tỳ khưu ấy nên được giải tội.

34-40. Này các tỳ khưu, trường hợp vị tỳ khưu xứng đáng sự giải tội lại xuống sa di. ―(như trên)― bị điên. ―(như trên)― bị loạn trí. ―(như trên)― bị thọ khổ hành hạ. ―(như trên)― bị án treo về việc không nhìn nhận tội. ―(như trên)― bị án treo về việc không sửa chữa lỗi. ―(như trên)― bị án treo về việc không từ bỏ tà kiến ác. Này các tỳ khưu, sự giải tội không áp dụng cho vị bị án treo. Nhưng nếu vị ấy được phục hồi lại, chính việc ban cho hình phạt parivāsa trước đây là dành cho vị ấy. Hình phạt parivāsa nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt parivāsa nào đã được hoàn thành là đã được hoàn thành tốt đẹp. Hình phạt mānatta nào đã được ban cho là đã được ban cho tốt đẹp. Hình phạt mānattanào đã được hoàn tất là đã được hoàn tất tốt đẹp. Vị tỳ khưu ấy nên được giải tội.”

Bốn mươi trường hợp hành parivāsa được đầy đủ.

–ooOoo–

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *