TƯƠNG ƯNG BỘ IV – CHƯƠNG VIII: TƯƠNG ƯNG THÔN TRƯỞNG – PHẨM HAI

TƯƠNG ƯNG BỘ IV

CHƯƠNG IX: TƯƠNG ƯNG VÔ VI

PHẨM HAI

I. Vô Vi

Chỉ (S.iv,362)

1) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về vô vi, và về con đường đưa đến vô vi. Hãy lắng nghe.

2) — Này các Tỷ-kheo, thế nào là vô vi? Này các Tỷ-kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si; này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô vi.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Chỉ, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về vô vi, Ta thuyết về con đường đưa đến vô vi.

5) Này các Tỷ-kheo, những gì một bậc Ðạo sư cần phải làm cho những đệ tử, vì hạnh phúc, vì lòng từ mẫn, vì khởi lên lòng từ mẫn đối với họ; tất cả, Ta đã làm cho các Ông.

6) Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập Thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

II. Quán.

1)– Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về vô vi và con đường đưa đến vô vi. Hãy lắng nghe.

2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vô vi? Này các Tỷ-kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si ; này các Tỷ-kheo, đây gọi là vô vi.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Quán, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

4-6)… (như trên).

III. Sáu Ðịnh (S. iv. 62)

1-2) …

3) — Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ðịnh có tầm có tứ, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi… (như trên)…

IV. Sáu Ðịnh (2)

1-2) …

3)– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ðịnh không tầm, chỉ có tứ ; này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

V. Sáu Ðịnh (3)

1-2) …

3) — Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ðịnh không tầm không tứ; này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

VI. Sáu Ðịnh (4)

1-2) …

3) — Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Không định, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi…

VII. Sáu Ðịnh (5)

1-2) …

3) — Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ðịnh Vô tướng, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi…

VIII. Sáu Ðịnh (6)

1-2) …

3)– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ðịnh Vô nguyện, này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

IX. Bốn Niệm Xứ (1) (S.iv,363)

1-2) …

3)– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tùy quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến vô vi…

X – XII. Bốn Niệm Xứ (2-4)

1-2) …

3)… Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống tùy quán thọ trên thọ… tùy quán tâm trên tâm… tùy quán pháp trên pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi…

XIII. Bốn Chánh Cần (1)

1-2) …

3)– Và này các Tỷ-kheo, thế này là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phát sanh lòng ước muốn rằng các ác bất thiện pháp chưa sanh không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, kiên tâm, trì chí. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

XIV – XVI. Bốn Chánh Cần (2-4)

1-2) …

3)– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phát sanh lòng ước muốn rằng các ác bất thiện pháp đã sanh được đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, kiên tâm, trì chí… phát sanh lòng ước muốn rằng các thiện pháp chưa sanh được sanh khởi… phát sanh lòng ước muốn rằng các thiện pháp đã sanh được an trú, không tán thất, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, tinh cần, tinh tấn, kiên tâm, trì chí. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

XVII. Bốn Như Ý Túc (1) (S.iv,365)

1-2) …

3)– Và này các Tỷ-kheo thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc, câu hữu với dục Thiền định, tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là con đường đưa đến vô vi…

XVIII-XX. Bốn Như Ý Túc (2-4)

1-2) …

3)– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập như ý túc, câu hữu với tâm Thiền định, tinh cần hành… câu hữu với tinh tấn Thiền định… câu hữu với tư duy Thiền định, tinh cần hành. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi.

XXI. Năm Căn (1) (S.iv,365)

1-2) …

3)– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập tín căn, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi…

XXII-XXV. Năm Căn (2-5)

1-2) …

3)– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tu tập tấn căn… tu tập niệm căn… tu tập định căn… tu tập tuệ căn, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi…

XXVI-XXX. Năm Lực (1-5) (S.iv,336)

1-2) …

3)– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tu tập tín lực… tấn lực… niệm lực… định lực… tuệ lực… y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi…

XXXI-XXXVII. Bảy Giác Chi (1-7) (S.iv,367)

1-2) …

3)– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tu tập niệm giác chi… trạch pháp giác chi… tinh tấn giác chi… hỷ giác chi… khinh an giác chi… định giác chi… xả giác chi, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi…

XXXVIII-XLV. Tám Chánh Ðạo (1-8) (S.iv,367)

1-2) …

3)– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến vô vi? Ở đây, này các Tỷ-kheo, tu tập chánh tri kiến… chánh tư duy… chánh ngữ… chánh nghiệp… chánh mạng… chánh tinh tấn… chánh niệm… chánh định, y cứ viễn ly, y cứ ly tham, y cứ diệt tận, hướng đến từ bỏ. Này các Tỷ-kheo, đây là con đường đưa đến vô vi…

Ðích Cuối Cùng (Antam) (S.iv,368)

I-XLV.

1)– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về mục đích cuối cùng và con đường đưa đến mục đích cuối cùng, hãy lắng nghe.

2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là mục đích cuối cùng?… (giống như đoạn về Vô Vi, từ I đến XLV).

III. Vô Lậu (S.iv,360)

I-XLV.

1)– Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về vô lậu và con đường đưa đến vô lậu, hãy lắng nghe.

2) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là vô lậu?… (giống như đoạn về Vô Vi, từ I đến XLV).

Sự Thật (Saccam)…

Bờ Bên Kia (Pàram)…

Tế Nhị (Nipunam)…

VII. Khó Thấy Ðược (Sududdasam)…

VIII. Không Già (Ajajjaram)…

Thường Hằng (Dhuvam)…

Không Suy Yếu (Apalokitam)…

Không Thấy (Anidassanam)…

XII. Không Lý Luận (Nippapam)…

XIII. Tịch Tịnh (Santam)…

XIV. Bất Tử (Amatam)…

Thù Thắng (Paniitam)…

XVI. An Lạc (Sivam)…

XVII. An Ổn (Khemam)

XVIII. Ái Ðoạn Tận…

XIX. Bất Khả Tư Nghì (Acchariyam)…

Hy Hữu (Abhutam)…

XXI. Không Tai Họa (Anìtika)…

XXII. Không Bị Tai Họa (Anitakdhamma)…

XXIII. Niết Bàn….

XXIV. Không Tồn Tại (Avyàpajjho)…

XXV. Ly Tham (Viràgo)…

XXVI. Thanh Tịnh….

XXVII. Giải Thoát (Mutti)…

XXVIII. Không Chứa Giữ (Anàlayo)…

XXIX. Ngọn Ðèn (Dipa)…

XXX. Hang ẩn (Lena)…

XXXI. Pháo Ðài (Tànam) …

XXXII. Quy Y (Saranam)…

XXXIII. Ðến Bờ Bên Kia (Paràyanam)

1) — Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Ông về sự đến bờ bên kia và con đường đưa đến bờ bên kia, hãy lắng nghe.

2) Này các Tỷ-kheo, thế nào là đến bờ bên kia? Này các Tỷ-kheo, sự đoạn tận tham, sự đoạn tận sân, sự đoạn tận si ; này các Tỷ-kheo, đây gọi là đến bờ bên kia.

3) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường đưa đến bờ bên kia? Thân niệm, này các Tỷ-kheo, là con đường đưa đến bờ bên kia.

4) Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta thuyết về sự đến bờ bên kia, Ta thuyết về con đường đưa đến bờ bên kia.

5) Này các Tỷ-kheo, những gì một bậc Ðạo sư cần phải làm cho những đệ tử, vì hạnh phúc, vì lòng từ mẫn, vì khởi lên lòng từ mẫn đối với họ; tất cả, Ta đã làm đối với các Ông.

6) — Này các Tỷ-kheo, đây là những gốc cây, đây là những căn nhà trống, hãy tu tập Thiền định. Chớ có phóng dật. Chớ để hối hận về sau. Ðây là lời giáo giới của Ta cho các Ông.

I-XLV

…(Như trên)…

—-

Bài viết trích từ cuốn “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ IV“, Ngài Thích Minh Châu dịch Việt
* Link tải sách ebook: “Kinh Điển Tam Tạng – Tạng Kinh – Tương Ưng Bộ IV” ebook
* Link thư mục ebook: Sách Ngài Thích Minh Châu
* Link tải app mobile: Ứng Dụng Phật Giáo Theravāda 

 

 

Các bài viết trong sách

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *