Mục lục Bộ Song Đối
Tập 1 (Quyển Thượng)I- Căn song (mūlayamaka)
II- Uẩn song (khandhayamaka)
III- Xứ song (āyatanayamaka)
IV- Giới song (dhātuyamaka)
V- Ðế song (saccayamaka)

Tập 2 (Quyển Thượng)VI- Hành song (sankhāyamaka)
VII- Tùy miên song (anusayayamaka)

 
Tập 3 (Quyển Hạ)VIII- Tâm song (cittayamaka)
IX- Pháp song (dhammayamaka)
X- Quyền song (indriyayamaka)

Tập 4 (Quyển Hạ)X- Quyền song (indriyayamaka)
– tiếp theo

 

-ooOoo-

MỤC LỤC TẬP MỘT
I- CĂN SONG– Phần xiển thuật
– Phần xiển minh
– Xiển minh pháp thiện
– Xiển minh pháp bất thiện
– Xiển minh pháp vô ký
– Xiển minh danh pháp

II- UẨN SONG– Phần định danh
– Phần xiển thuật
– Phần xiển minh
– Phần câu lọc
– Phần câu lọc căn luân
– Phần thuần uẩn
– Phần thuần uẩn căn luân
– Phần chuyển biến
– Phần sanh
– Phần diệt
– Phần sanh diệt
– Phần biến tri

 
III- XỨ SONG– Phần định danh
– Phần xiển thuật
– Phần xiển minh
– Phần câu lọc
– Phần câu lọc căn luân
– Phần thuần xứ
– Phần thuần xứ căn luân
– Phần chuyển biến
– Phần sanh
– Phần diệt
– Phần sanh diệt
– Phần biến tri

IV- GIỚI SONG– Phần định danh
– Phần xiển thuật
– Phần xiển minh
– Phần câu lọc
– Phần câu lọc căn luân
– Phần thuần giới
– Phần thuần giới căn luân
– Phần chuyển biến
– Phần sanh
– Phần biến tri

V- ÐẾ SONG

– Phần định danh
– Phần xiển thuật
– Phần xiển minh
– Phần câu lọc
– Phần câu lọc căn luân
– Phần thuần đế căn luân
– Phần chuyển biến
– Phần sanh
– Phần diệt
– Phần sanh diệt
– Phần biến tri

-ooOoo-

LỜI GIỚI THIỆU

Bộ Yamaka (Song Ðối) là bộ thứ sáu trong bảy Bộ Luận Tạng Abhidhamma (A-Tỳ-Đàm).

Trước đây Hòa Thượng TỊNH SỰ đã phiên dịch từ bản Thái ngữ ra Việt ngữ vào năm 1975 (PL. 2519). Lúc ấy chưa có điều kiện in thành sách, thì thời gian sau Hòa Thượng tịch.

Tôi vẫn lưu tâm đến vấn đề này từ lâu, nhưng vì chưa gặp cơ hội thuận tiện, để xúc tiến cho hoàn chỉnh Tạng Luận Abhidhamma của Hòa Thượng đang còn dang dở.

Mãi đến Ðại hội Phật giáo kỳ II, nhà nước cho lập thêm Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. Tôi có cho mời các Vị Sư Ðệ tử của Hòa Thượng đến chùa Nam Tông (Nguyên Thủy) đề nghị các Sư tu chỉnh bản dịch của Hòa Thượng thật kỹ lưỡng. Tôi sẽ xin giấy phép ấn hành.

Các Vị hưởng ứng lời kêu gọi của tôi nên đã tích cực tu chỉnh Bộ Dhammasangani, Vibhanga, Dhātukathā, Puggalapaññatti và đã được Thành Hội Phật Giáo TP HCM ấn hành.

Nay các Vị Sư đệ của Ngài tiếp tục tu chỉnh Bộ Yamaka (Song Ðối). Chúng tôi rất hoan hỉ, trước tinh thần đoàn kết và nhiệt tâm duy trì Phật Giáo của các vị ấy. Vậy nhân danh Tăng Trưởng Hệ Phái Phật Giáo Nam Tông (Nguyên thủy) Việt Nam, xin trân trọng giới thiệu dịch phẩm Yamaka (Song đối) này, đến toàn thể Chư Tăng cùng Chư Phật Tử trong và ngoài nước nên học, đọc, nghiên cứu… Cho trí tuệ tu hành càng được tăng tiến.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

KỲ VIÊN TỰ, ngày 11 tháng 02 năm 1995 (PL. 2539)
TĂNG TRƯỞNG HỆ PHÁI NAM TÔNG VIỆT NAM
Hòa Thượng SIÊU VIỆT

-ooOoo-

LỜI NÓI ÐẦU

Ðến nay Tạng Luận A Tỳ Đàm (Vi Diệu Pháp) vẫn đang được tiếp tục tu chỉnh, y cứ vào chánh tạng Pāli.

Bộ Song Ðối (Yamaka) là bộ thứ sáu trong bảy bộ luận tạng Adhidhamma (A Tỳ Ðàm) đã được Ðại Lão Hòa Thượng Tịnh Sự phiên dịch từ Thái ngữ vào năm 1975 (PL 2519). Lúc ấy chưa có điều kiện in thành sách. Mãi đến những năm gần đây, được sự khuyến khích của Thành Hội Phật Giáo nên lần lượt các dịch phẩm của cố Hòa Thượng được in ra. Chúng tôi là đệ tử của cố Hòa Thượng, có trách nhiệm tu chỉnh.

Bộ Song Ðối (Yamaka) gồm có mười đề tài, tổng cộng là 5.100 pháp môn, 960.000 chữ, được Ðức Phật thuyết trong 18 ngày. Chánh tạng Pāli làm thành 2 quyển.

Quyển Thượng gồm 7 đề tài là:

– Căn song (mūlayamaka).
– Uẩn song (khandhayamaka).
– Xứ song (āyatanayamaka).
– Giới song (dhātuyamaka).
– Ðế song (saccayamaka).

– Hành song (sankhārayamaka).
– Tùy miên song (anusayayamaka).

Quyển Hạ, gồm 3 đề tài là:

– Tâm song (ciṭṭayamaka).
– Pháp song (dhammayamaka).
– Quyền song (indriyayamaka).

Chúng tôi tu chỉnh và cho in ra cũng thành hai quyển, tuần tự; có thể số trang mỗi quyển sẽ rất dầy nhưng không đến nỗi khó xem; chúng tôi muốn theo khuôn mẫu chánh tạng vậy thôi. [*]

Bộ Yamaka (Song Ðối) là tên bộ luận; vì nội dung của bộ này pháp được lập luận dưới hình thức vấn đáp từng đôi, hỏi chiều xuôi (anulomaṃ) rồi hỏi chiều ngược (pacaniyaṃ).

Thí dụ: Sắc là uẩn phải chăng? Hay uẩn là sắc phải chăng? v.v…

Lẽ đó mới gọi là bộ Song Ðối.

Việc dịch thuật tu chỉnh bộ này quả là chúng tôi có gặp nhiều e ngại; vì văn tự Pāli rất đơn giản, chỉ cần câu đơn giản ấy đã súc tích ý nghĩa rồi nhưng khổ nỗi khi dịch ra tiếng Việt nếu theo sát văn tự Pāli thì thành câu tối nghĩa, nếu dịch câu tiếng Việt nghe cho rõ nghĩa thì thành ra thoát văn. Chúng tôi thật băn khoăn. Nhưng cuối cùng thì đành chấp nhận có thoát văn Pāli, để cho câu tiếng Việt có phần dễ nghe.

Mặt khác, trong đây có xử dụng đến một số từ chuyên môn, buộc phải dịch theo văn hán tự cho gọn, nhưng nghe qua thật khó hiểu. muốn chú thích theo sớ giải cho chặc chẽ ý nghĩa mà ngặt vì sách sớ giải chúng tôi quá ít để so sánh; có những chỗ phải dùng đến trí suy luận riêng theo kinh nghiệm đã được học hỏi để chú thích.

Vì thế chúng tôi cầu mong được các bậc trí thức chỉ bảo thêm cho những điểm sơ sót trong bộ luận này. Thành tâm lãnh giáo và thành thật đa tạ.

Nguyện cho Phật pháp được hưng thạnh, chúng sanh an vui tiến hóa.

Thành kính tưởng niệm các bậc hữu ân cha, mẹ, thầy tổ và tri ơn các vị thích chủ hảo tâm hỗ trợ trong thiện sự này.

T.M. BAN TU CHỈNH
Tỳ khưu GIÁC GIỚI

[*] Sau này, khi in ra, được chia thành 4 tập: quyển Thượng gồm 2 tập, và quyển Hạ gồm 2 tập.

-ooOoo-

 

 

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *