BÀI GIẢNG KHOÁ THIỀN VIPASSANA – NGÀY 11 (ENG-VNESE)

BÀI GIẢNG KHOÁ THIỀN VIPASSANA – NGÀY 11 (ENG-VNESE)

DAY ELEVEN DISCOURSE


– How to continue practising after the end of the course

Working one day after the other, we have come to the closing day of this Dhamma seminar. When you started the work, you were asked to surrender completely to the technique and discipline of the course. Without this surrender, you could not have given a fair trial to the technique. Now ten days are over; you are your own master. When you return to your home, you will review calmly what you have done here. If you find that what you have learned here is practical, logical, and beneficial to yourself and to all others, then you should accept it—not because someone has asked you to do so, but with a free will, of your own accord; not just for ten days, but for your whole life.

The acceptance must be not merely at the intellectual or emotional level. One has to accept Dhamma at the actual level by applying it, making it a part of one’s life, because only the actual practice of Dhamma will give tangible benefits in daily life.

You joined this course to learn how to practise Dhamma—how to live a life of morality, of mastery over one’s mind, of purity of mind. Every evening, Dhamma talks were given merely to clarify the practice. It is necessary to understand what one is doing and why, so that one will not become confused or work in a wrong way. However, in the explanation of the practice, certain aspects of the theory inevitably were mentioned, and since different people from different backgrounds come to a course, it is quite possible that some may have found part of the theory unacceptable. If so, never mind, leave it aside. More important is the practice of Dhamma. No one can object to living a life that does not harm others, to developing control of one’s mind, to freeing the mind of defilements and generating love and good will. The practice is universally acceptable, and this is the most significant aspect of Dhamma, because whatever benefit one gets will be not from theories but from practice, from applying Dhamma in one’s life.

In ten days one can get only a rough outline of the technique; one cannot expect to become perfect in it so quickly. But even this brief experience should not be undervalued: you have taken the first step, a very important step, although the journey is long—indeed, it is a lifetime job.

A seed of Dhamma has been sown, and has started sprouting into a plant. A good gardener takes special care of a young plant, and because of the service given it, that little plant gradually grows into a huge tree with thick trunk and deep roots. Then, instead of requiring service, it keeps giving, serving, for the rest of its life.

This little plant of Dhamma requires service now. Protect it from the criticism of others by making a distinction between the theory, to which some might object, and the practice, which is acceptable to all. Don’t allow such criticism to stop your practice. Meditate one hour in the morning and one hour in the evening. This regular, daily practice is essential. At first it may seem a heavy burden to devote two hours a day to meditation, but you will soon find that much time will be saved that was wasted in the past. Firstly, you will need less time for sleep. Secondly, you will be able to complete your work more quickly, because your capacity for work will increase. When a problem arises you will remain balanced, and will be able immediately to find the correct solution. As you become established in the technique, you will find that having meditated in the morning, you are full of energy throughout the day, without any agitation.

When you go to bed at night, for five minutes be aware of sensations anywhere in the body before you fall asleep. Next morning, as soon as you wake up, again observe sensations within for five minutes. These few minutes of meditation immediately before falling asleep and after waking up will prove very helpful.

If you live in an area where there are other Vipassana meditators, once a week meditate together for an hour. And once a year, a ten-day retreat is a must. Daily practice will enable you to maintain what you have achieved here, but a retreat is essential in order to go deeper; there is still a long way to go. If you can come to an organized course like this, very good. If not, you can still have a retreat by yourself. Do a self-course for ten days, wherever you can be secluded from others, and where someone can prepare your meals for you. You know the technique, the timetable, the discipline; you have to impose all that on yourself now. If you wish to inform your teacher in advance that you are starting a self course, I shall remember you and send my mettā, vibrations of good will; this will help to establish a healthy atmosphere in which you can work better. However, if you have not informed your teacher, you should not feel weak. Dhamma itself will protect you. Gradually you must reach a stage of self-dependence. The teacher is only a guide; you have to be your own master. Depending on anyone, all the time, is no liberation.

Daily meditation of two hours and yearly retreats of ten days are only the minimum necessary to maintain the practice. If you have more free time, you should use it for meditation. You may do short courses of a week, or a few days, even one day. In such short courses, devote the first one third of your time to the practice of Anapana, and the rest to Vipassana.

In your daily meditation, use most of the time for the practice of Vipassana. Only if your mind is agitated or dull, if for any reason it is difficult to observe sensations and maintain equanimity, then practise Anapana for as long as necessary.

When practising Vipassana, be careful not to play the game of sensations, becoming elated with pleasant ones and depressed with unpleasant ones. Observe every sensation objectively. Keep moving your attention systematically throughout the body, not allowing it to remain on one part for long periods. A maximum of two minutes is enough in any part, or up to five minutes in rare cases, but never more than that. Keep the attention moving to maintain awareness of sensation in every part of the body. If the practice starts to become mechanical, change the way in which you move your attention. In every situation remain aware and equanimous, and you will experience the wonderful benefits of Vipassana.

In active life as well you must apply the technique, not only when you sit with eyes closed. When you are working, all attention should be on your work; consider it as your meditation at this time. But if there is spare time, even for five or ten minutes, spend it in awareness of sensations; when you start work again, you will feel refreshed. Be careful, however, that when you meditate in public, in the presence of non-meditators, you keep your eyes open; never make a show of the practice of Dhamma.

If you practise Vipassana properly, a change must come for better in your life. You should check your progress on the path by checking your conduct in daily situations, in your behavior and dealings with other people. Instead of harming others, have you started helping them? When unwanted situations occur, do you remain balanced? If negativity starts in the mind, how quickly are you aware of it? How quickly are you aware of the sensations that arise along with the negativity? How quickly do you start observing the sensations? How quickly do you regain a mental balance, and start generating love and compassion? In this way examine yourself, and keep progressing on the path.

Whatever you have attained here, not only preserve it, but make it grow. Keep applying Dhamma in your life. Enjoy all the benefits of this technique, and live a happy, peaceful, harmonious life, good for you and for all others.

One word of warning: you are welcome to tell others what you have learned here; there is never any secrecy in Dhamma. But at this stage, do not try to teach the technique. Before doing that, one must be ripened in the practice, and must be trained to teach. Otherwise there is the danger of harming others instead of helping them. If someone you have told about

Vipassana wishes to practise it, encourage that person to join an organized course like this, led by a proper guide. For now, keep working to establish yourself in Dhamma. Keep growing in Dhamma, and you will find that by the example of your life, you automatically attract others to the path.

May Dhamma spread around the world, for the good and benefit of many.

May all beings be happy, be peaceful, be liberated!

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ MƯỜI MỘT


– Làm thế nào để tiếp tục hành trì sau khi khóa tu hoàn mãn.

Thực hành từng ngày một, việc nghiên cứu và thực hành giáo pháp của chúng ta đã đến ngày cuối. Khi quý vị tiến hành tu tập, quý vị được yêu cầu phải tuân thủ tuyệt đối vào phương pháp và nội qui của khóa tu. Không có sự tuân thủ này, quý vị sẽ không thể kiểm nghiệm phương pháp tu một cách nghiêm túc. Mười ngày đã qua; bây giờ quý vị là chủ nhân của chính mình. Khi trở về lại gia đình, quý vị điềm tĩnh ôn lại những gì quý vị đã tu tập ở đây. Nếu thấy rằng những gì quý vị đã thực tập ở đây là thực tế, hợp lý và có ích lợi cho bản thân và mọi người, quý vị nên chấp nhận, không phải vì người nào đó yêu cầu quý vị tu tập, nhưng ở đây quý vị tu tập theo tinh thần tự nguyện, theo thiện chí của quý vị; không chỉ vì mười ngày, nhưng vì cả cuộc đời của quý vị.

Việc chấp nhận phương pháp tu tập không phải chỉ ở khía cạnh tri thức hoặc tình cảm. Chúng ta phải chấp nhận giáo pháp trên thực tế bằng sự tu tập, áp dụng nó vào đời sống của chúng ta, vì chỉ có thực hành giáo pháp một cách thiết thực mới có thể mang lại những ích lợi trong đời sống hằng ngày.

Quý vị tham gia khóa tu này để học cách thực hành giáo pháp, làm thế nào để sống một đời sống đạo đức, làm thế nào để sống một cuộc đời với tâm tự chủ, làm thế nào để sống một cuộc sống với tâm thanh tịnh. Mỗi buổi tối, những bài pháp đã được giảng với mục đính để làm sáng tỏ phương pháp thực hành. Những bài pháp này rất cần thiết để chúng ta hiểu rõ những gì chúng ta đang hành trì và tại sao chúng ta phải hành trì như vậy, để không bị lầm lẫn hoặc tu tập sai phương pháp. Tuy nhiên, trong việc giảng giải về cách hành trì, một số quan điểm nào đó thuộc lý thuyết ắt hẳn đã được đề cập, và do đó những người thuộc các tôn giáo khác đã tham dự khóa tu này rất có thể tìm thấy phần lý thuyết nào đó không thể chấp nhận được. Nếu như thế, đừng bận tâm, hãy để điều này sang một bên. Điều quan trọng hơn là việc hành trì giáo pháp. Không ai không tán thành việc sống một cuộc đời không làm hại đến người khác, việc tu tập làm chủ tâm thức của chúng ta, không ai không tán thành việc tu tập tâm thoát khỏi phiền não, tạo ra tình thương và thiện chí với mọi người. Mọi người đều phải công nhận phương pháp tu tập này, và đây là đặc điểm của giáo pháp có ý nghĩa quan trọng nhất, vì bất cứ những ích lợi gì chúng ta gặt hái được không phải từ lý thuyết mà phải từ thực hành, từ việc áp dụng giáo pháp vào đời sống của chúng ta.

Trong mười ngày quý vị chỉ có thể học khái lược về phương pháp hành trì; chúng ta không thể hy vọng hoàn hảo trong một thời gian quá ngắn như vậy. Nhưng ngay kinh nghiệm sơ lược này, quý vị cũng không nên xem thường: quý vị đã tu tập bước đầu tiên, một bước rất quan trọng, mặc dù hành trình quá dài, thực vậy đây là một hành trình cho suốt cuộc đời.

Một hột giống giáo pháp đã được gieo, và đã bắt đầu nảy mầm thành cây con. Một người làm vườn giỏi chăm sóc cẩn thận cây con này, và nhờ sự chăm sóc, cây con sẽ dần dần phát triển thành cây có thân to lớn và rễ đâm sâu vào lòng đất. Khi đó vì nhu cầu phục vụ, cây này sẽ cung cấp, phục vụ trong suốt khoảng thời gian còn lại của nó.

Cây con giáo pháp đòi hỏi phải được chăm sóc ngay bây giờ. Bảo vệ nó ra khỏi các phê bình, đánh giá phân biệt giữa lý thuyết và thực hành của người khác, về lý thuyết có thể một số người sẽ chống đối, nhưng về thực hành có thể mọi người đều chấp nhận. Đừng để những đánh giá phê bình này làm gián đoạn sự hành trì của quý vị. Tập trung thiền định một giờ vào buổi sáng và một giờ vào buổi tối. Qui định này là điều rất quan trọng trong tu tập hằng ngày. Lúc đầu ngồi thiền hai giờ mỗi ngày dường như là một gánh nặng, nhưng không bao lâu quý vị sẽ thấy rằng quý vị sẽ tiết kiệm được nhiều thời giờ mà trước đây quý vị đã phung phí. Trước nhất, quý vị cần ngủ ít hơn, thứ đến, quý vị có thể hoàn thành công việc sớm hơn, bởi vì khả năng làm việc của quý vị tăng lên. Khi gặp khó khăn, quý vị sẽ giữ được tâm bình tĩnh, và ngay tức thời quý vị có thể tìm ra giải pháp đúng. Khi tu tập phương pháp này thành công, quý vị sẽ thấy rằng sau mỗi giờ thiền định vào buổi sáng, quý vị tạo ra năng lượng đầy đủ cho suốt ngày làm việc, và quý vị làm việc không bị ảnh hưởng bất kỳ sự khuấy nhiễu nào.

Vào mỗi buổi tối khi quý vị lên giường nghỉ, hãy tỉnh giác những cảm thọ ở bất cứ nơi nào trên thân khoảng năm phút trước khi ngủ. Sáng hôm sau, ngay lúc quý vị vừa thức dậy, lại nữa hãy quán sát những cảm thọ trên thân trong vòng năm phút. Những phút thiền định trước khi ngủ và sau khi thức dậy này sẽ rất có lợi.

Nếu sống trong khu vực có các vị tu thiền Minh Sát Tuệ, quý vị nên ngồi thiền với nhau trong vòng một giờ mỗi tuần. Và mỗi năm quý vị nên tham gia một khoá tu mười ngày. Thực tập hằng ngày có thể làm cho quý vị duy trì những gì mà quý vị đã đạt được ở đây, nhưng một khóa tịnh tu là điều rất quan trọng để quý vị có nhiều thời giờ chuyên sâu vào thiền định. Nếu quý vị có thể tham dự một khóa tu được tổ chức như vậy, điều này rất tốt. Nếu không, quý vị vẫn có thể tự tạo ra một khóa tu cho chính mình. Tự thực tập một khóa mười ngày ở bất cứ nơi nào quý vị có thể sống tách rời mọi người, và nơi nào có người có thể phục vụ thức ăn cho quý vị. Quý vị biết phương pháp tu tập, biết nội qui và thời khắc tu tập hằng ngày; quý vị phải ghi nhớ tất cả những điều này ngay bây giờ. Nếu quý vị muốn thông báo cho vị Thầy của quý vị trước rằng quý vị đang tiến hành một khóa tự tu, tôi sẽ nhớ đến quý vị và gởi tâm từ, những giao cảm an lành của tôi đến quý vị; điều này sẽ tạo ra một môi trường thanh tịnh để quý vị có thể tu tập tốt hơn. Tuy nhiên, nếu quý vị không thông báo cho vị thầy của quý vị, quý vị cũng không nên mất tự tin. Giáo pháp sẽ bảo hộ quý vị. Dần dần chắc chắn quý vị sẽ đạt đến trạng thái tự chủ. Vị thầy chỉ là vị hướng dẫn mà thôi; quý vị phải trở thành vị thầy của chính mình. Hễ còn nương tựa vào bất cứ ai thì không thể giải thoát được.

Thiền định mỗi ngày hai giờ và tịnh tu khóa mười ngày hằng năm chỉ cần thiết tối thiểu để duy trì phương pháp tu tập. Nếu quý vị có nhiều thời giờ hơn nữa, quý vị nên nỗ lực thiền định. Quý vị có thể tham gia khóa ngắn hạn một tuần hoặc vài ngày, ngay cả một ngày. Trong những khóa ngắn hạn như vậy, dành một phần ba thời gian tu tập thiền hơi thở (anāpāna meditation) và thời gian còn lại dành cho thiền Minh Sát Tuệ.

Trong thời giờ thiền tập hằng ngày của quý vị, hãy sử dụng hết thời gian để thực tập thiền Minh Sát Tuệ. Chỉ khi nào tâm của quý vị bị dao động hoặc trì trệ, nếu vì bất kỳ những lý do nào đó, quý vị khó có thể quán sát những cảm thọ và duy trì tâm xả ly thì hãy giành một khoảng thời gian thực tập thiền hơi thở.

Khi thực tập thiền Minh Sát Tuệ, hãy cẩn thận đừng đùa chơi với những cảm thọ, thích thú với những cảm thọ lạc và chán ghét những cảm thọ khổ. Hãy quán sát cảm thọ một cách khách quan. Di chuyển sự quán sát của quý vị có hệ thống xuyên suốt khắp thân thể, không cho phép nó dừng lại lâu trên bất cứ phần nào của cơ thể. Tối đa chỉ hai phút cho mỗi phần quán sát, hoặc năm phút cho trường hợp đặc biệt, nhưng đừng bao giờ để lâu hơn năm phút. Luôn tỉnh giác khi di chuyển sự quán sát cảm thọ trên toàn thân. Nếu sự thực tập này trở thành máy móc, hãy thay đổi cách di chuyển sự quán sát của quý vị. Trong mọi trường hợp hãy giữ tâm tỉnh giác và xả ly, và quý vị sẽ kinh nghiệm những lợi ích tuyệt vời của thiền Minh Sát Tuệ.

Quý vị cũng phải áp dụng phương pháp tu tập trong sinh hoạt hằng ngày chứ không chỉ khi quý vị ngồi nhắm mắt lại. Khi nào quý vị làm việc, hãy tập trung hoàn toàn vào công việc; xem công việc như giờ thiền định của quý vị. Nhưng nếu có thời gian trống, ngay cả năm hoặc mười phút, hãy tận dụng thời gian này cho việc tỉnh giác đối với các cảm thọ; khi bắt đầu làm việc trở lại, quý vị sẽ cảm thấy rất tỉnh táo. Tuy nhiên, hãy cẩn thận khi quý vị thiền định nơi công cộng, nơi không có mặt những người tu thiền, quý vị không cần nhắm mắt; đừng bao giờ phô bày việc tu tập giáo pháp ở đó.

Nếu thực tập thiền Minh Sát Tuệ một cách thích hợp, đời sống của quý vị sẽ thay đổi tốt hơn. Quý vị nên kiểm tra sự tiến bộ của quý vị trong việc tu tập dựa vào tư cách đạo đức của quý vị trong đời sống hằng ngày, trong cách cư xử của quý vị và những mối tương quan của quý vị với người khác. Thay vì làm hại người khác, quý vị đã bắt đầu giúp họ chưa? Khi gặp những tình huống bất như ý xảy ra, quý vị đã giữ tâm bình tỉnh chưa? Nếu phiền não sinh khởi trong tâm, quý vị đã nhanh chóng tỉnh giác đến nó như thế nào? Quý vị tỉnh giác những cảm thọ sinh khởi cùng với những phiền não nhanh chóng như thế nào? Quý vị thực hành quán sát những cảm thọ nhanh chóng như thế nào? Quý vị đã nhanh chóng lấy lại sự thăng bằng của tâm thức, và đã tạo ra tình thương và lòng từ bi như thế nào? Hãy kiểm soát lại chính quý vị theo cách này và tiếp tục tiến triển trên con đường hành trì.

Những gì quý vị học được ở đây, không chỉ lưu giữ bảo tồn nó mà phải làm cho nó phát triển thêm lên. Luôn luôn áp dụng giáo pháp vào cuộc sống của quý vị. An hưởng tất cả những ích lợi của giáo pháp mang lại, và sống một cuộc đời hạnh phúc, bình an và hài hòa, tốt đẹp cho quý vị và mọi người.

Một điều cần nhắc nhở: đó là quý vị nên kể cho người khác nghe những gì quý vị đã thực tập ở đây; đừng bao giờ giấu giếm giáo pháp. Nhưng ở giai đoạn này, đừng nên dạy cách hành trì cho người khác. Trước khi làm điều này, chúng ta phải có thành tựu trong tu tập, và phải được huấn luyện để giảng dạy. Ngược lại, chúng ta sẽ làm hại cho người khác thay vì giúp đỡ họ. Nếu có ai đó, sau khi đã nghe quý vị kể về tu tập thiền Minh Sát Tuệ, muốn thực tập nó, hãy khuyến khích họ tham gia một khóa tu có tổ chức như ở đây, được một vị Thầy hướng dẫn đúng. Bây giờ, hãy tiếp tục tu tập để chính quý vị thăng tiến trong giáo pháp. Hãy tiếp tục thăng hoa trong chánh pháp, quý vị sẽ thấy rằng nhờ lối sống mẫu mực, quý vị sẽ lôi cuốn mọi người đến với giáo pháp một cách tự nhiên.

Cầu mong chánh pháp được truyền bá khắp thế gian vì sự tốt đẹp và ích lợi cho mọi người.

Cầu mong cho tất cả chúng sanh đều hạnh phúc, an lạc và giải thoát !

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *