BÀI GIẢNG KHOÁ THIỀN VIPASSANA – NGÀY 3 (ENG-VNESE)

BÀI GIẢNG KHOÁ THIỀN VIPASSANA – NGÀY 3 (ENG-VNESE)

DAY THREE DISCOURSE


– the Noble Eightfold Path: paññā—received wisdom, intellectual wisdom, experiential wisdom
– the kalāpā —the four elements
– the three characteristics: impermanence, the illusory nature of the ego, suffering
– penetrating through apparent reality

The third day is over. Tomorrow afternoon you will enter the field of paññā, wisdom, the third division of the Noble Eightfold Path. Without wisdom, the path remains incomplete.

One begins the path by practising Sīla, that is, by abstaining from causing harm to others; but although one may not harm others, still one harms oneself by generating defilements in the mind. Therefore one undertakes the training of samādhi, learning to control the mind, to suppress the defilements that have arisen. However, suppressing defilements does not eliminate them. They remain in the unconscious and multiply there, continuing to cause harm to oneself. Therefore the third step of Dhamma, paññā: neither giving a free licence to the defilements nor suppressing them, but instead allowing them to arise and be eradicated. When the defilements are eradicated, the mind is freed from impurities. And when the mind has been purified, then without any effort one abstains from actions that harm others since by nature a pure mind is full of goodwill and compassion for others. Similarly, without any effort one abstains from actions that harm oneself. One lives a happy, healthy life. Thus each step of the path must lead to the next. Sīla leads to the development of samādhi, right concentration; samādhi leads to the developments of paññā, wisdom which purifies the mind; paññā leads to nibbāna, liberation from all impurities, full enlightenment.

Within the division of fall two more parts of the Noble Eightfold Path:

7. Sammā-samkappa—right thoughts. It is not necessary that the entire thought process be stopped before one can begin to develop wisdom. Thoughts remain, but the pattern of thinking changes. The defilements at the surface level of the mind start to pass away because of the practice of awareness of respiration. Instead of thoughts of craving, aversion, and delusion, one begins to have healthy thoughts, thoughts about Dhamma, the way to liberate oneself.

8. Sammā-ditthi—right understanding. This is real paññā, understanding reality as it is, not just as it appears to be.

There are three stages in the development of paññā, of wisdom. The first is suta-mayā paññā, wisdom acquired by hearing or reading the words of another. This received wisdom is very helpful in order to set one in the proper direction. However, by itself it cannot liberate, because in fact it is only a borrowed wisdom. One accepts it as true perhaps out of blind faith, or perhaps out of aversion, in the fear that disbelieving will lead one to hell, or perhaps out of craving, in the hope that believing will lead one to heaven. But in any case, it is not one’s own wisdom.

The function of received wisdom should be to lead to the next stage: cintā-mayā paññā, intellectual understanding. Rationally one examines what one has heard or read, to see whether it is logical, practical, beneficial; if so, then one accepts it. This rational understanding is also important, but it can be very dangerous if it is regarded as an end in itself. Someone develops his intellectual knowledge, and decides that therefore he is a very wise person. All that he learns serves only to inflate his ego; he is far away from liberation.

The proper function of intellectual understanding is to lead to the next stage; bhāvanā-mayā paññā, the wisdom that develops within oneself, at the experiential level. This is real wisdom. Received wisdom and intellectual understanding are very useful if they give one inspiration and guidance to take the next step. However, it is only experiential wisdom that can liberate, because this is one’s own wisdom, based on one’s own experience.

An example of the three types of wisdom: a doctor gives a prescription for medicine to a sick man. The man goes home, and out of great faith in his doctor, he recites the prescription every day; this is suta-mayā paññā. Not satisfied with that, the man returns to the doctor, and demands and receives an explanation of the prescription, why it is necessary and how it will work; this is cintā-mayā paññā. Finally the man takes the medicine; only then is his disease eradicated. The benefit comes only from the third step, the bhāvanā-mayā paññā.

You have come to this course to take the medicine yourself, to develop your own wisdom. To do so, you must understand truth at the experiential level. So much confusion exists because the way things appear to be is totally different from their real nature. To remove this confusion, you must develop experiential wisdom. And outside of the framework of the body, truth cannot be experienced; it can only be intellectualized. Therefore you must develop the ability to experience truth within yourself, from the grossest to the subtlest levels, in order to emerge from all illusions, all bondages.

Everyone knows that the entire universe is constantly changing, but mere intellectual understanding of this reality will not help; one must experience it within oneself. Perhaps a traumatic event, such as the death of someone near or dear, forces one to face the hard fact of impermanence, and one starts to develop wisdom, to see the futility of striving after worldly goods and quarrelling with others. But soon the old habit of egotism reasserts itself, and the wisdom fades, because it was not based on direct, personal experience. One has not experienced the reality of impermanence within oneself.

Everything is ephemeral, arising and passing away every moment—anicca; but the rapidity and continuity of the process create the illusion of permanence. The flame of a candle and the light of an electric lamp are both changing constantly. If by one’s senses one can detect the process of change, as is possible in the case of the candle flame, then one can emerge from the illusion. But when, as in the case of the electric light, the change is so rapid and continuous that one’s senses cannot detect it, then the illusion is far more difficult to break. One may be able to detect the constant change in a flowing river, but how is one to understand that the man who bathes in that river is also changing every moment?

The only way to break the illusion is to learn to explore within oneself, and to experience the reality of one’s own physical and mental structure. This is what Siddhattha Gotama did to become a Buddha. Leaving aside all preconceptions, he examined himself to discover the true nature of the physical and mental structure. Starting from the level of superficial, apparent reality, he penetrated to the subtlest level, and he found that the entire physical structure, the entire material world, is composed of subatomic particles, called in Pāli attha kalāpā. And he discovered that each such particle consists of the four elements—earth, water, fire, air—and their subsidiary characteristics. These particles, he found, are the basic building blocks of matter, and they are themselves constantly arising and passing away, with great rapidity—trillions of times within a second. In reality there is no solidity in the material world; it is nothing but combustion and vibrations. Modern scientists have confirmed the findings of the Buddha, and have proved by experiment that the entire material universe is composed of subatomic particles which rapidly arise and pass away. However, these scientists have not become liberated from all misery, because their wisdom is only intellectual. Unlike the Buddha, they have not experienced truth directly, within themselves. When one experiences personally the reality of one’s own impermanence, only then does one start to come out of misery.

As the understanding of anicca develops within oneself, another aspect of wisdom arises: anattā, no ‘I’, no ‘mine’. Within the physical and mental structure, there is nothing that lasts more than a moment, nothing that one can identify as an unchanging self or soul. If something is indeed ‘mine’, then one must be able to possess it, to control it, but in fact one has no mastery even over one’s body: it keeps changing, decaying, regardless of one’s wishes.

Then the third aspect of wisdom develops: dukkha, suffering. If one tries to possess and hold on to something that is changing beyond one’s control, then one is bound to create misery for oneself. Commonly, one identifies suffering with unpleasant sensory experiences, but pleasant ones can equally be causes of misery, if one develops attachment to them, because they are equally impermanent. Attachment to what is ephemeral is certain to result in suffering.

When the understanding of anicca, anattā, and dukkha is strong, this wisdom will manifest in one’s daily life. Just as one has learned to penetrate beyond the apparent reality within, so in external circumstances one will be able to see the apparent truth, and also the ultimate truth. One comes out of illusions and lives a happy, healthy life.

Many illusions are created by apparent, consolidated, integrated reality—for example, the illusion of physical beauty. The body appears beautiful only when it is integrated. Any part of it, seen separately, is without attraction, without beauty—asubha. Physical beauty is superficial, apparent reality, not ultimate truth.

However, understanding the illusory nature of physical beauty will not lead to hatred of others. As wisdom arises, naturally the mind becomes balanced, detached, pure, full of good will towards all. Having experienced reality within oneself, one can come out of illusions, cravings, and aversions, and can live peacefully and happily.

Tomorrow afternoon, you will take your first steps in the field of paññā when you start to practise Vipassana. Do not expect that as soon as you begin you will see all the subatomic particles arising and passing away throughout the body. No, one begins with gross, apparent truth, and by remaining equanimous, gradually one penetrates to subtler truths, to the ultimate truths of mind, of matter, of the mental factors and finally to the ultimate truth which is beyond mind and matter.

To attain this goal, you must work yourself. Therefore keep your Sīla strong, because this is the base of your meditation, and keep practicing Anapana until 3 p.m. tomorrow; keep observing reality within the area of the nostrils. Keep sharpening your mind so that when you start Vipassana tomorrow, you can penetrate to the deeper levels and eradicate the impurities hidden there. Work patiently, persistently, continuously, for your own good, your own liberation.
May all of you be successful in taking the first steps on the path of liberation.
May all beings be happy!

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ BA


– Phần thứ ba của Bát Thánh Đạo: Trí tuệ: Trí tuệ do truyền đạt (văn tuệ), trí tuệ do tư duy (tư tuệ), trí tuệ do kinh nghiệm (tu tuệ).
– Kalāpā: Bốn đại ( đất, nước, lửa và gió)
– Ba đặc tính: Vô thường, bản chất huyễn hóa của ngã và khổ
– Sự thấu hiểu thực tại của các hiện tượng

Ngày thứ ba đã qua. Chiều mai quý vị sẽ bước vào lãnh vực trí tuệ (paññā), đây là phần thứ ba của Bát Thánh Đạo. Thiếu trí tuệ, lộ trình tu tập sẽ không hoàn hảo.

Chúng ta bắt đầu hành trình bằng trì giới (Sīla), đó là không làm hại đến mọi người; cho dù không làm hại người khác đi nữa, chúng ta vẫn còn gây hại bản thân vì phiền não vẫn còn sinh khởi trong tâm. Vì vậy, chúng ta thực hành thiền định, học phương cách điều phục tâm, phương cách đè nén những phiền não đã sinh khởi. Tuy nhiên, phiền não bị đè nén này không thể đoạn trừ được. Phiền não vẫn còn tồn tại và tăng trưởng trong vô thức và chúng tiếp tục gây não hại đến chúng ta. Vì vậy tu tập trí tuệ, phần thứ ba của Bát Thánh Đạo, không cho phép phiền não tự do sinh khởi và cũng không tìm cách đè nén chúng, thay vào đó, phương pháp tu tập này cho phép phiền não sinh khởi để rồi loại bỏ chúng. Khi phiền não được đoạn trừ, tâm sẽ giải thoát mọi cấu nhiễm. Và khi tâm được thanh tịnh, tự nhiên những hành vi làm hại người không còn nữa mà chỉ còn một tâm thuần tịnh đầy thiện chí và tình thương đối với mọi người. Tương tự, khi tâm thanh tịnh, những hành vi có hại cho bản thân cũng không còn nữa. Chúng ta sống một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc. Như thế, mỗi giai đoạn của hành trình tu tập cần phải tiến đến giai đoạn cao hơn. Giới dẫn đến phát triển thiền định (samādhi), hay chánh định; chánh định dẫn đến phát triển trí tuệ (paññā), trí tuệ thanh lọc tâm thức; trí tuệ đưa đến Niết-bàn (nibbāna), giải thoát mọi lậu hoặc, giác ngộ viên mãn.

Hai chi phần Trí tuệ trong Bát Thánh Đạo như sau:

Sammā-samkappa nghĩa là chánh tư duy: Toàn bộ tiến trình tư tưởng không cần thiết phải được chấm dứt trước khi trí tuệ phát sinh, tư tưởng vẫn còn tồn tại, chỉ có hình thức tư duy thay đổi mà thôi. Nhờ thực tập chánh niệm hơi thở, những cấu uế thô của tâm thức bắt đầu tiêu trừ. Thay thế những tư tưởng tham lam, sân giận và si mê chúng ta có những tư tưởng lành mạnh, những tư duy về chánh pháp, con đường để chúng ta tự giải thoát.

Sammā-ditthi nghĩa là chánh kiến: Đây là trí tuệ chân chánh, sự hiểu biết thực tại như nó đang hiện hữu, chứ không phải thực tại dường như sẽ là.

Tiến trình tu tập trí tuệ trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn một là suta-mayā paññā nghĩa là văn tuệ, trí tuệ đạt được qua nghe hoặc tiếp thu những kiến thức của người khác. Trí tuệ do được truyền đạt này giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc xác định phương hướng tu tập đúng đắn. Tuy nhiên, bản thân trí tuệ này nó không thể mang lại giải thoát vì nó chỉ là trí tuệ vay mượn. Chúng ta chấp nhận nó như chân lý có thể vì tin mù quáng, hoặc vì sân hận, sợ rằng “không tin” sẽ đưa chúng ta vào địa ngục, hoặc vì khao khát, hy vọng rằng “tin” sẽ đưa chúng ta đến thiên đường. Nhưng ở bất cứ trường hợp nào, trí tuệ này cũng không phải là trí tuệ của chúng ta.

Chúng ta nên chuyển vai trò của trí tuệ nhờ được truyền đạt sang giai đoạn kế tiếp: Cintā-mayā paññā nghĩa là tư tuệ. Về lý trí, chúng ta kiểm tra những gì chúng ta đã nghe hoặc đọc để xem chúng có logic, thực tế, ích lợi hay không; nếu đúng như vậy, chúng ta mới chấp nhận. Tư tuệ cũng rất quan trọng, nhưng cũng rất nguy hiểm nếu chúng ta quá xem trọng nó. Một số người đạt được một số kiến thức nhờ khả năng tư duy, và vì vậy anh ta tự cho mình là một người uyên bác. Tất cả những gì anh ta học được chỉ nhằm mục đích nâng cao tự ngã; anh ta càng xa lìa giải thoát.

Vai trò đúng nghĩa của tư tuệ là để dẫn đến giai đoạn kế tiếp: Bhāvanā-mayā paññā nghĩa là tu tuệ, chúng ta đạt được trí tuệ này là do kinh nghiệm tu tập. Đây mới là chân trí tuệ. Văn tuệ và tư tuệ rất có ích nếu chúng tạo ra nguồn cảm hứng cũng như dẫn đến giai đoạn tu tuệ. Tuy nhiên, chỉ có trí tuệ tự chứng mới có thể giải thoát, vì đây là trí tuệ của chính chúng ta, trí tuệ được phát sinh từ kinh nghiệm của chúng ta.

Một ví dụ về ba loại trí tuệ này: Một bác sĩ cho bệnh nhân một toa thuốc. Bệnh nhân về nhà, và vì quá tin tưởng vào bác sĩ của mình, anh ta đọc đi đọc lại toa thuốc mỗi ngày; đây là văn tuệ (suta-mayā paññā) Phương thức trị bệnh này không làm bệnh thuyên giảm, bệnh nhân trở lại bác sĩ, yêu cầu và tiếp thu lời giải thích về toa thuốc, tại sao nó cần thiết và nó sẽ hoạt dụng như thế nào; đây là tư tuệ (cintā-mayā paññā). Cuối cùng anh ta uống thuốc và rồi khỏi bệnh. Lợi lạc chỉ có từ giai đoạn thứ ba, tức tu tuệ (bhāvanā-mayā paññā).

Quý vị tham gia khóa tu này để tự mình uống thuốc, để phát triển trí tuệ nơi quý vị. Để thực hành điều này, quý vị phải hiểu chân lý qua kinh nghiệm. Chúng ta thường nhầm lẫn sự khác nhau giữa các sự vật và hiện tượng, vì các sự vật hiện tượng sẽ hiển thị trong tương lai dường như hoàn toàn khác với bản chất thực tại của nó đang hiện hữu. Để không còn nhầm lẫn, quý vị phải tu tập trí tuệ tự chứng. Và chân lý không thể chứng nghiệm được ngoài thân tứ đại của chúng ta; chân lý có thể bị tri thức hoá. Vì vậy, quý vị phải pháp triển khả năng thể nghiệm chân lý, từ cấp độ thô nhất đến cấp độ vi tế nhất, để thoát ra khỏi vô minh và trói buộc.

Chúng ta biết rằng toàn thể vũ trụ là sự biến đổi không ngừng, nhưng nếu chỉ có sự hiểu biết bằng tri thức về sự thực này sẽ không mang lại ích lợi gì cả; chúng ta phải kinh nghiệm sự thay đổi không ngừng này trong mỗi chúng ta. Có thể một biến cố đau lòng xảy ra, như cái chết của người thân, bắt buộc chúng ta phải trực diện với vô thường khắc nghiệt, và chúng ta bắt đầu hiểu biết, thấy những lo toan kiếm lợi vật chất thế gian và tranh đua với người chỉ là những mưu cầu vô ích. Nhưng không bao lâu thói quen cũ của tính vị kỷ xác định lại quyền lực của nó, và trí tuệ suy giảm, vì nó không được căn cứ vào kinh nghiệm trực tiếp của cá nhân. Chúng ta không tự chứng nghiệm được thực tại vô thường.

Vạn vật phù du, sinh và diệt trong mỗi sát na (anicca); nhưng quá trình sinh-diệt diễn ra nhanh và liên tục tạo ra ảo tưởng như thường hằng. Ánh sáng của ngọn đèn cầy và của đèn điện đều thay đổi liên tục. Nếu nhận thức bằng giác quan, chúng ta có thể khám phá ra tiến trình thay đổi liên tục và không còn ảo giác, như trường hợp ánh sáng ngọn đèn cầy. Nhưng trong trường hợp ánh sáng của đèn điện, các giác quan của chúng ta không thể nhận ra sự thay đổi quá nhanh và liên tục của nó, do đó ảo giác mê lầm càng khó phá vỡ. Chúng ta có thể khám phá sự thay đổi liên tục của dòng sông, nhưng làm thế nào để chúng ta nhận ra một người đang tắm trong dòng sông đó cũng đang thay đổi liên tục trong từng sát na?

Phương cách duy nhất để phá vỡ ảo giác là hiểu biết và khám phá tự thân, và thể nghiệm thực tại của thân và tâm. Đây là những khám phá và thể nghiệm mà Bồ-tát Siddattha Gotama đã thực hành để trở thành một vị Phật. Từ bỏ tất cả thành kiến trước đây, Ngài quán chiếu tự thân để khám phá bản chất thật của cơ cấu thân và tâm. Bắt đầu từ cấp độ thô, ngoại tại, Ngài thể nhập vào cấp độ vi tế nhất, và Ngài khám phá ra toàn bộ cấu trúc cơ thể, toàn bộ thế giới vật chất, được kết hợp bằng những vi bào, thuật ngữ Pāli gọi là attha kalāpā. Và Ngài khám phá ra rằng mỗi vi bào này hàm chứa bốn đại: đất, nước, lửa, không khí và những đặc tính hỗ trợ của chúng. Ngài thấy được những vi bào này là những khối cơ bản xây dựng nên vật chất, và chính chúng luôn luôn sinh diệt liên tục nhanh chóng hàng tỉ lần trong một giây. Thực tế không có sự thường hằng nào trong thế giới vật chất này; chúng không là gì cả ngoại trừ sự đốt cháy và dao động. Các nhà khoa học hiện đại đã công nhận những khám phá của đức Phật, và đã chứng minh qua thực nghiệm rằng toàn bộ thế giới vật chất được kết hợp bởi những thành nguyên tử luôn sinh diệt mau chóng. Tuy nhiên, những nhà khoa học này không giải thoát khỏi những khổ đau, vì trí tuệ của họ chỉ là tri thức. Các nhà khoa học không trực tiếp tự thể nghiệm chân lý như đức Phật. Khi nào chúng ta tự thân kinh nghiệm thực tại vô thường nơi chính chúng ta, chỉ khi đó chúng ta mới bắt đầu đoạn trừ khổ đau.

Khi chúng ta tu tập và tuệ tri vô thường trong chúng ta, một yếu tố khác của trí tuệ sinh khởi: chúng ta tuệ tri không có “cái Ta” và “cái của Ta” (anttā). Trong toàn bộ cơ cấu thân và tâm, không có gì có thể lưu lại hơn một sát na, không có gì chúng ta có thể xem như tự ngã bất biến hoặc linh hồn bất biến. Nếu có cái gì đó thật sự là “của Ta”, thì chúng ta phải sở hữu nó, làm chủ nó, nhưng thực tế chúng ta không thể điều khiển được nó ngay cả thân thể của chúng ta. Nó luôn thay đổi, suy tàn, không màng đến những mong muốn của chúng ta.

Kế đến, chúng ta quán chiếu yếu tố thứ ba của trí tuệ: đó là khổ (dukkha). Nếu chúng ta muốn sở hữu hoặc chấp giữ những gì mà chúng thay đổi vượt ngoài khả năng điều khiển của chúng ta, ắt hẳn chúng ta tự tạo khổ đau. Thông thường, chúng ta nhận ra khổ đau qua những kinh nghiệm của cảm thọ bất lạc, nhưng những cảm thọ lạc có thể xem như tương đồng với những nguyên nhân của khổ, nếu chúng ta tham đắm các càm giác lạc thọ, vì chúng cũng là vô thường. Tham đắm những gì mang tính tạm bợ, chắc chắn phải chịu kết quả đau khổ mà thôi.

Khi tuệ tri rõ về vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anattā), tuệ tri này sẽ hiển bày trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Cũng như chúng ta tu tập để thể nhập vào nội tại, chúng ta cũng có thể nhận ra chân lý ngoại tại (apparent truth) và chân lý tối hậu (ultimate truth) tại các hiện tượng bên ngoài. Chúng ta đoạn trừ những ảo vọng và sống một cuộc đời lành mạnh và hạnh phúc.

Nhiều ảo tưởng được tạo ra do thực tại bên ngoài, do thực tại hợp nhất, hoặc do thực tại kết hợp – chẳng hạn như ảo tưởng về vẻ đẹp của thân thể. Thân thể dường như đẹp chỉ khi nó được phối hợp. Nhìn từng bộ phận của thân thể thì chẳng có gì hấp dẫn và đẹp cả (asubha). Cái đẹp thân thể là bề ngoài, thực tại ở bên ngoài, không phải là chân lý rốt ráo.

Tuy nhiên, tuệ tri bản chất hão huyền về vẻ đẹp của thân thể sẽ không còn giận ghét người khác. Khi trí tuệ sinh khởi, tự nhiên tâm trở nên bình an, không cấu nhiểm, thuần tịnh, thiện cảm đối với mọi vật. Sau khi kinh nghiệm thực tại trong mỗi chúng ta, chúng ta có thể đoạn trừ mọi ảo tưởng, tham lam, sân hận, và sống một cuộc đời an bình và hạnh phúc.

Chiều mai, quý vị sẽ thực hành những bước tiến đầu tiên vào lãnh vực trí tuệ, khi đó quý vị bắt đầu thực hành thiền Minh Sát. Đừng hy vọng rằng ngay lúc bắt đầu thực tập, quý vị sẽ thấy tất cả những phần tử vi tế sinh diệt trong thân thể quý vị. Không, quý vị bắt đầu với sự thật thô, bên ngoài, và bằng cách duy trì tâm xả ly, lần lượt quý vị thể nhập vào sự thật vi tế hơn, sự thật tối hậu của tâm, của thân, của những yếu tố thuộc về tâm và cuối cùng chân lý tối hậu vượt qua thân và tâm.

Để thành tựu mục đích này, quý vị phải tự nỗ lực. Vì vậy, hãy giữ nội qui thật nghiêm túc, vì đây là nền móng của thiền định, và duy trì thực tập hơi thở đến ba giờ chiều ngày mai; tiếp tục quán sát thực tại xung quanh khu vực mũi. Giữ tâm quý vị thật nhạy bén để khi bắt đầu thực hành thiền Minh Sát Tuệ vào ngày mai, quý vị có thể thể nhập vào cấp độ sâu hơn và đoạn trừ những phiền não tìm ẩn ở đó. Hãy hành trì tinh tấn, liên tục, kiên cố, vì sự tốt đẹp và giải thoát cho quý vị.

Nguyện cầu tất cả quý vị thành công trong hành trì những bước đầu tiên của giáo lý giải thoát.
Nguyện cầu tất cả chúng sanh đều hạnh phúc!

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *