BÀI GIẢNG KHOÁ THIỀN VIPASSANA – NGÀY 7 (ENG-VNESE)
DAY SEVEN DISCOURSE – importance of equanimity towards subtle as well as gross sensations Seven days are over: you have three more left to work. Make best use of these days by working hard and continuously, understanding how you ought to practise. There are two aspects of the technique: awareness and equanimity. One must develop awareness of all the sensations that occur within the framework of the body, and at the same time one must remain equanimous towards them. By remaining equanimous, naturally one will find, sooner or later, that sensations start to appear in areas that were blind, and that the gross, solidified, unpleasant sensations begin to dissolve into subtle vibrations. One starts to experience a very pleasant flow of energy throughout the body. The danger when this situation arises is that one takes this pleasurable sensory experience as the goal towards which one was working. In fact, the purpose of practising Vipassana is not to experience a certain type of sensation, but rather to develop equanimity towards all sensations. Sensations keep changing, whether gross or subtle. One’s progress on the path can be measured only by the equanimity one develops towards every sensation. Even after one has experienced a free flow of subtle vibrations throughout the body, it is quite possible that again a gross sensation may arise somewhere, or a blind area. These are signs not of regression but of progress. As one develops in awareness and equanimity, naturally one penetrates deeper into the unconscious mind, and uncovers impurities hidden there. So long as these deep-lying complexes remain in the unconscious, they are bound to bring misery in the future. The only way to eliminate them is to allow them to come up to the surface of the mind and pass away. When such deep-rooted sankhārā arise on the surface, many of them may be accompanied by unpleasant, gross sensations or blind areas within the body. If one continues to observe without reacting, the sensation passes away, and with it the sankhāra of which it is a manifestation. Every sensation, whether gross or subtle, has the same characteristic of impermanence. A gross sensation arises, seems to stay for some time, but sooner or later passes away. A subtle sensation arises and passes away with great rapidity, but still it has the same characteristic. No sensation is eternal. Therefore one should not have preferences or prejudices towards any sensation. When a gross, unpleasant sensation arises, one observes it without becoming depressed. When a subtle, pleasant sensation arises, one accepts it, even enjoys it, without becoming elated or attached to it. In every case one understands the impermanent nature of all sensations; then one can smile when they arise and when they pass away. Equanimity must be practised at the level of bodily sensation in order to make a real change in one’s life. At every moment sensations are arising within the body. Usually the conscious mind is unaware of them, but the unconscious mind feels the sensations and reacts to them with craving or aversion. If the mind is trained to become fully conscious of all that occurs within the physical structure and at the same time to maintain equanimity, then the old habit of blind reaction is broken. One learns how to remain equanimous in every situation, and can therefore live a balanced, happy life. You are here to experience the truth about yourself, how this phenomenon works, how it generates misery. There are two aspects of the human phenomenon: material and mental, body and mind. One must observe both. But one cannot actually experience the body without awareness of what arises in the body, that is, sensation. Similarly one cannot observe mind separately from what arises in the mind, that is, thought. As one goes deeper in experiencing the truth of mind and matter, it becomes clear that whatever arises in the mind is also accompanied by a physical sensation. Sensation is of central importance for experiencing the reality of both body and mind, and it is the point at which reactions start. In order to observe the truth of oneself and to stop generating mental defilements, one must be aware of sensations and remain equanimous as continuously as possible. For this reason, in the remaining days of the course, you must work continuously with closed eyes during meditation hours; but during recess periods as well, you must try to maintain awareness and equanimity at the level of sensations. Perform whatever action you must do in the usual way, whether walking, eating, drinking, or bathing; don’t slow the action down. Be aware of the physical movement of the body, and at the same time of the sensations, if possible in the part of the body that is in motion, or else in any other part. Remain aware and equanimous. Similarly, when you go to bed at night, close your eyes and feel sensation anywhere within the body. If you fall asleep with this awareness, naturally as soon as you wake up in the morning, you will be aware of sensation. Perhaps you may not sleep soundly, or you may even remain fully awake throughout the night. This is wonderful, provided you stay lying in bed and maintain awareness and equanimity. The body will receive the rest it needs, and there is no greater rest for the mind than to remain aware and equanimous. However, if you start worrying that you are developing insomnia, then you will generate tensions, and will feel exhausted the next day. Nor should you forcefully try to stay awake, remaining in a seated posture all night; that would be going to an extreme. If sleep comes, very good; sleep. If sleep does not come, allow the body to rest by remaining in a recumbent position, and allow the mind to rest by remaining aware and equanimous. The Buddha said, “When a meditator practises ardently, without neglecting for a moment awareness and equanimity towards sensations, such a person develops real wisdom, understanding sensations completely.” The meditator understands how one who lacks wisdom reacts to sensations, and multiplies his misery. The meditator also understands how one who bears in mind the impermanent nature of all sensations will not react to them, and will come out of misery. The Buddha continued, “With this thorough understanding, the meditator is able to experience the stage beyond mind and matter—nibbāna.” One cannot experience nibbāna until the heaviest sankhārā have been eliminated—those that would lead to a future life in a lower form of existence where misery would predominate. Fortunately, when one starts to practise Vipassana, it is these very sankhārā that arise first. One remains equanimous and they pass away. When all such sankhārā have been eradicated, then naturally one experiences nibbāna for the first time. Having experienced it, one is totally changed, and can no longer perform any action that would lead to a future life in a lower form of existence. Gradually one proceeds to higher stages, until all the sankhārā have been eradicated that would have led to future life anywhere within the conditioned world. Such a person is fully liberated and therefore, the Buddha concluded, “Comprehending the entire truth of mind and matter, when he dies he passes beyond the conditioned world, because he has understood sensations perfectly”. You have made a small beginning on this path by practising to develop awareness of sensations throughout the body. If you are careful not to react to them, you will find that layer by layer, the old sankhārā are eradicated. By remaining equanimous towards gross, unpleasant sensations, you will proceed to experience subtler, pleasant sensations. If you continue to maintain equanimity, sooner or later you will reach the stage described by the Buddha, in which throughout the physical structure, the meditator experiences nothing but arising and passing away. All the gross, solidified sensations have dissolved; throughout the body there is nothing but subtle vibrations. Naturally this stage is very blissful, but still it is not the final goal, and one must not become attached to it. Some of the gross impurities have been eradicated, but others still remain in the depths of the mind. If one continues to observe equanimously, one after another all the deeper sankhārā will arise and pass away. When they are all eradicated, then one experiences the ‘deathless’—something beyond mind and matter, where nothing arises, and therefore nothing passes away—the indescribable stage of nibbāna. Everyone who works properly to develop awareness and equanimity will certainly reach this stage; but each person must work himself or herself. Just as there are five enemies, five hindrances which block your progress on the path, there are also five friends, five wholesome faculties of the mind, which help and support you. If you keep these friends strong and pure, no enemy can overpower you. The first friend is faith, devotion, confidence. Without confidence one cannot work, being always agitated by doubts and skepticism. However, if faith is blind, it is a great enemy. It becomes blind if one loses discriminatory intelligence, the proper understanding of what right devotion is. One may have faith in any deity or saintly person, but if it is right faith, with proper understanding, one will remember the good qualities of that person, and will gain inspiration to develop those qualities in oneself. Such devotion is meaningful and helpful. But if one does not try to develop the qualities of the person towards whom one has devotion, it is blind faith, which is very harmful. For example, when one takes refuge in the Buddha, one must remember the qualities of a Buddha, and must work to develop those qualities in oneself. The essential quality of a Buddha is enlightenment; therefore the refuge is actually in enlightenment, the enlightenment that one develops in oneself. One pays respect to anyone who has reached the stage of full enlightenment; that is, one gives importance to the quality wherever it may manifest, without being bound to a particular sect or person. And one honours the Buddha not by rituals or ceremonies, but by practising his teachings, by walking on the path of Dhamma from the first step, sīla, to samādhi, to paññā, to nibbāna, liberation. Anyone who is a Buddha must have the following qualities. He has eradicated all craving, aversion, ignorance. He has conquered all his enemies, the enemies within, that is, the mental impurities. He is perfect not only in the theory of Dhamma, but also in its application. What he practises, he preaches, and what he preaches, he practises; there is no gap between his words and his deeds. Every step that he takes is a right step, leading in the right direction. He has learned everything about the entire universe, by exploring the universe within. He is overflowing with love, compassion, sympathetic joy for others, and keeps helping those who are going astray to find the right path. He is full of perfect equanimity. If one works to develop these qualities in oneself in order to reach the final goal, there is meaning in one’s taking refuge in the Buddha. Similarly, taking refuge in Dhamma has nothing to do with sectarianism; it is not a matter of being converted from one organized religion to another. Taking refuge in Dhamma is actually taking refuge in morality, in mastery over one’s own mind, in wisdom. For a teaching to be Dhamma, it must also have certain qualities. Firstly it must be clearly explained, so that anyone can understand it. It is to be seen for oneself before one’s very eyes, the reality experienced by oneself, not an imagination. Even the truth of nibbāna is not to be accepted until one has experienced it. Dhamma must give beneficial results here and now, not merely promise benefits to be enjoyed in future. It has the quality of ‘come-and-see’; see for yourself, try it yourself, don’t accept it blindly. And once one has tried it and experienced its benefits, one cannot resist encouraging and helping others to come and see as well. Every step on the path leads nearer to the final goal; no effort goes to waste. Dhamma is beneficial at the beginning, in the middle, at the end. Finally, any person of average intelligence, of whatever background, can practise it and experience the benefits. With this understanding of what it actually is, if one takes refuge in Dhamma and starts practising it, one’s devotion has real meaning. In the same way, taking refuge in Sangha is not a matter of getting involved with a sect. Anyone who has walked on the path of sīla, samādhi, and paññā and who has reached at least the first stage of liberation, who has become a saintly person, is a Sangha. He or she may be anyone, of any appearance, any colour, any background; it makes no difference. If one is inspired by seeing such a person and works to reach the same goal oneself, then one’s taking refuge in Sangha is meaningful, right devotion. Another friend is effort. Like faith, it must not be blind. Otherwise there is the danger that one will work in a wrong way, and will not get the expected results. Effort must be accompanied by proper understanding of how one is to work; then it will be very helpful for one’s progress. Another friend is awareness. Awareness can only be of the reality of the present moment. One cannot be aware of the past, one can only remember it. One cannot be aware of the future, one can only have aspirations for or fears of the future. One must develop the ability to be aware of the reality that manifests within oneself at the present moment. The next friend is concentration, sustaining the awareness of reality from moment to moment, without any break. It must be free from all imaginations, all cravings, all aversion; only then is it right concentration. And the fifth friend is wisdom—not the wisdom acquired by listening to discourses, or reading books, or intellectual analysis; one must develop wisdom within oneself at the experiential level, because only by this experiential wisdom can one become liberated. And to be real wisdom, it must be based on physical sensations: one remains equanimous towards sensations, understanding their impermanent nature. This is equanimity at the depths of the mind, which will enable one to remain balanced amid all the vicissitudes of daily life. All the practice of Vipassana has as its purpose to enable one to live in a proper way, fulfilling one’s worldly responsibilities while maintaining a balanced mind, remaining peaceful and happy within oneself and making others peaceful and happy. If you keep the five friends strong, you will become perfect in the art of living, and will lead a happy, healthy, good life. Progress on the path of Dhamma, for the good and benefit of yourself and of so many. May all suffering beings come into contact with pure Dhamma, to emerge from their misery and to enjoy real happiness. May all beings be happy! |
BÀI GIẢNG NGÀY THỨ BẢY – Tầm quan trọng của tâm xả ly đối với các cảm thọ thô và tế Bảy ngày đã qua. Quý vị còn lại ba ngày nữa để tu tập. Nắm rõ phương pháp tu, quý vị hãy nỗ lực và tinh tấn thực tập trong những ngày còn lại. Có hai yếu tố trong phương pháp hành trì: đó là giữ tâm tỉnh giác và xả ly. Chúng ta phải sáng suốt tỉnh giác với tất cả những cảm thọ xảy ra trên thân, và đồng thời duy trì tâm xả ly đối với những cảm thọ ấy. Khi duy trì tâm xả ly, tự nhiên chúng ta sẽ thấy, sớm hay muộn những cảm thọ cũng sẽ sinh ra ở những phần thân thể khó nhận ra, và những cảm thọ thô, cứng ngắt, đau khổ bắt đầu phân tán thành những dao động vi tế. Chúng ta bắt đầu cảm nhận một dòng năng lượng rất an lạc vận hành xuyên suốt cơ thể. Vấn đề nguy hiểm là khi trạng thái này sinh khởi, chúng ta đắm chìm vào lạc thọ như thể chúng ta theo đuổi mục đích cứu cánh. Thực tế, mục đích của hành trì thiền Minh Sát Tuệ không phải để kinh nghiệm một cảm thọ nào đó, mà cốt yếu để tu tập tâm xả ly đối với mọi cảm thọ. Cảm thọ thô hoặc vi tế luôn luôn thay đổi. Khả năng tu tập của chúng ta chỉ có thể trắc lượng được qua mức độ tâm xả ly đối với mọi cảm thọ. Ngay sau khi chúng ta kinh nghiệm những rung cảm rất nhẹ vận hành tự do xuyên suốt toàn thân, rất có thể rằng cảm thọ thô có thể phát sinh lại ở nơi nào đó của thân, hoặc nơi khó nhận thức. Đây không phải là dấu hiệu thụt lùi mà là dấu hiệu phát triển tốt. Khi tu tập tâm tỉnh thức và xả ly, tự nhiên chúng ta thâm nhập sâu vào tâm vô thức, và khám phá ra những phiền não đang ẩn núp ở đó. Một khi những phiền não tiềm ẩn này còn tồn tại trong vô thức, chắc chắn chúng sẽ mang lại đau khổ ở tương lai. Cách duy nhất để tiêu trừ chúng là cho phép chúng xuất hiện trên bề mặt của tâm thức và để chúng tự hoại diệt. Khi nào những sankhārā có gốc rễ sâu như vậy sinh ra trên bề mặt của tâm thức, nhiều sankhārā trong số này được tháp tùng với những cảm thọ bất lạc, thô hoặc những nơi khó nhận ra cảm thọ trên thân. Nếu chúng ta tiếp tục quán sát đồng thời không phản ứng lại, cảm thọ sẽ biến mất, và do không phản ứng lại cảm thọ, sankhāra cũ sẽ hiển thị ra. Mỗi cảm thọ, dù thô hay tế, đều có cùng một đặc tính vô thường. Một cảm thọ thô sinh khởi, có thể kéo dài khoảng một thời gian, nhưng sớm muộn gì nó cũng đi qua. Một cảm thọ vi tế sinh ra và hoại diệt rất nhanh, nhưng nó vẫn mang đặc tính vô thường. Không có cảm thọ nào vĩnh cữu. Vì vậy chúng ta không nên ưa thích hoặc có định kiến đối với bất cứ cảm thọ nào. Khi một cảm thọ thô, bất lạc sinh khởi, chúng ta quán sát nó mà không khởi tâm nhàm chán. Khi một cảm thọ lạc vi tế sinh khởi, chúng ta chấp nhận nó, ngay cả hoan hỷ với nó, nhưng đừng khởi lên tự mãn hoặc tham đắm nó. Trong mọi trường hợp, chúng ta hiểu rõ bản chất vô thường của tất cả cảm thọ; do đó chúng ta có thể mỉm cười khi chúng sinh ra và diệt đi. Để có một đời sống thực sự thay đổi, chúng ta phải tu tập tâm xả ly đối với mọi cảm thọ sinh khởi trên thân. Những cảm thọ đang sinh khởi trên thân trong từng sát na. Thông thường, ý thức không nhận thức ra chúng, nhưng vô thức cảm nhận được những cảm thọ và phản ứng lại các cảm thọ ấy bằng tham ái hoặc sân giận. Nếu tâm được tu tập để ý thức trọn vẹn những gì xảy ra trong thân này, đồng thời duy trì tâm xả ly, khi đó những tập khí sẽ bị phá vỡ. Chúng ta nên học cách giữ tâm bình thản trong mọi tình huống, và vì vậy chúng ta có thể sống một cuộc sống thanh bình và hạnh phúc. Ở đây quý vị phải tự kinh nghiệm sự thật ở chính bản thân quý vị, thể nghiệm cấu trúc của thân và tâm vận hành như thế nào, và nó tạo ra khổ đau như thế nào. Cấu trúc con người được xét trên hai phương diện: vật chất và tinh thần, thân thể và tâm thức. Chúng ta phải quán sát cả hai. Nhưng thật ra chúng ta không thể quán sát thân thể mà không tỉnh giác những gì đang sinh khởi trên thân, đó là, cảm thọ. Tương tự chúng ta không thể quán sát tâm thức ngoài những gì đang sinh khởi trong tâm, đó là, ý tưởng. Khi chúng ta quán sát sự thật của thân và tâm sâu hơn, những gì sinh khởi trong tâm kết hợp với cảm thọ được chúng ta nhận ra rất rõ ràng. Cảm thọ đóng vai trò rất quan trọng trong việc quán sát thực tại của thân và tâm, và chính cảm thọ làm cho những phản ứng phát sinh. Để quán sát sự thật nơi chúng ta và để chấm dứt việc tạo ra những tâm phiền não đang phát sinh, chúng ta phải tỉnh thức đối với các cảm thọ và duy trì tâm xả ly càng lâu càng tốt. Vì lý do này, trong những ngày còn lại của khóa tu, quý vị phải tinh tấn thực tập, khép kín mắt trong suốt thời gian thiền định; ngay cả suốt thời gian nghỉ ngơi cũng vậy, quý vị phải nỗ lực duy trì tâm tỉnh giác và xả ly đối với những cảm thọ. Hãy tu tập trong mọi lúc và trong mọi công việc như đi bộ, ăn cơm, uống nước hoặc tắm giặc; đừng để sự hành trì bị gián đoạn. Hãy tỉnh giác từng cử động và cảm thọ phát sinh trên thân, trên bất cứ phần nào của thân thể hoặc toàn thân. Hãy duy trì tâm tỉnh giác và xả ly. Tương tự, buổi tối khi quý vị lên giường ngủ, hãy khép mắt lại và cảm nhận những cảm thọ bất cứ nơi nào trên thân quý vị. Nếu quý vị ngủ với sự tỉnh giác như vậy, tự nhiên khi thức dậy vào buổi sáng, quý vị sẽ tỉnh giác mọi cảm thọ. Có lẽ quý vị không thể ngủ ngon giấc, hoặc quý vị có thể tỉnh giác suốt đêm. Đây là một điều vi diệu, giúp quý vị vừa nằm trên giường vừa duy trì tâm tỉnh giác và xả ly. Cơ thể cần nhu cầu nghỉ ngơi khi cần thiết, và không có nghỉ ngơi nào tốt hơn cho tâm thức bằng sự duy trì tâm tỉnh giác và xả ly. Tuy nhiên, nếu quý vị bắt đầu lo lắng là quý vị đang bị chứng mất ngủ thì quý vị sẽ tạo ra những căng thẳng, và sẽ cảm thấy mệt mỏi vào ngày kế tiếp. Quý vị cũng không nên cố gượng thức, giữ thế ngồi suốt đêm; điều này sẽ dẫn đến một cực đoan. Nếu đến giờ ngủ, tốt hơn; hãy ngủ. Nếu chưa buồn ngủ, cũng cho phép thân thể nghỉ ngơi bằng cách nằm ở tư thế nghiêng về một bên, và cho phép tâm nghỉ ngơi bằng duy trì tâm tỉnh giác và xả ly. Đức Phật dạy: “Khi một thiền giả tu tập tinh tấn, vị ấy sẽ không rời tâm tỉnh giác và xả ly trong lúc quán sát những cảm thọ, hành giả tu tập như vậy sẽ phát triển trí tuệ chân thật và tuệ tri mọi cảm thọ”. Hành giả biết cách mà người thiếu trí tuệ phản ứng đối với những cảm thọ, và tạo ra đau khổ cho vị ấy. Hành giả cũng biết được cách mà người thấu hiểu bản chất vô thường của tất cả cảm thọ sẽ không phản ứng lại cảm thọ, và đoạn trừ khổ đau. Ngài dạy tiếp: “Với tuệ tri thông đạt này, hành giả có thể kinh nghiệm trạng thái vượt ngoài thân và tâm: đó là trạng thái Niết-bàn (Nibbāna).” Chúng ta không thể chứng nghiệm Niết-bàn cho đến khi nào sankhārā vi tế nhất được đoạn trừ – những sankhārā này sẽ dẫn chúng ta tái sanh vào thế giới thấp kém, nơi khổ não đang ngự trị. May mắn thay, khi chúng ta bắt đầu thực hành thiền Minh Sát Tuệ, chính những sankhārā này sinh khởi trước. Chúng ta duy trì tâm xả ly và chúng sẽ tự tiêu diệt. Khi những sankhārā này được đoạn trừ, khi đó chắc chắn chúng ta chứng nghiệm Niết-bàn lần thứ nhất [1]. Sau khi chứng nghiệm Niết-bàn, chúng ta thay đổi hoàn toàn, và không còn làm bất cứ việc gì để phải tái sanh vào thế giới hạ liệt trong tương lai. Tuần tự chúng ta tu tập đến những giai đoạn cao hơn, cho đến khi tất cả sankhārā trước đây có thể dẫn chúng ta đi tái sanh vào thế giới hữu vi đều được đoạn trừ. Vị ấy đã hoàn toàn giải thoát và vì vậy, đức Phật kết luận: “Thấu rõ toàn bộ sự thật của thân và tâm, khi từ bỏ thân này vị ấy vượt qua thế giới hữu vi, vì vị ấy đã hoàn toàn tuệ tri mọi cảm thọ”. Quý vị bắt đầu tu tập giáo pháp này để phát triển khả năng tỉnh giác đối với mọi cảm thọ xuyên suốt toàn thân. Nếu quý vị tỉnh thức không phản ứng lại cảm thọ, quý vị sẽ thấy rằng từng lớp một, những sankhārā cũ được đoạn trừ. Duy trì tâm xả ly đối với cảm thọ bất lạc, thô, quý vị sẽ bắt đầu kinh nghiệm những cảm thọ vi tế và an lạc. Nếu quý vị tiếp tục duy trì tâm xả ly, sớm muộn gì quý vị cũng sẽ đạt đến một giai đoạn mà đức Phật mô tả, thiền giả chứng nghiệm toàn bộ cấu trúc thân thể vật lý không gì ngoài sự sinh-diệt liên tục. Tất cả những cảm thọ thô, cứng ngắt bị tan vỡ; toàn bộ thân thể vật lý không gì ngoài những dao động vi tế. Dĩ nhiên trong giai đoạn này quý vị cảm thấy rất an lạc, tuy nhiên nó vẫn không phải là mục đích tối hậu vì thế quý vị không được chấp đắm vào nó. Một số những phiền não thô được đoạn trừ, nhưng những phiền não vi tế vẫn còn tồn tại ở mức độ sâu của tâm thức. Nếu chúng ta tiếp tục quán sát với tâm xả ly, tuần tự tất cả sankhārā ở cấp độ sâu hơn sẽ sinh khởi rồi tiêu diệt. Khi tất cả chúng được đoạn trừ hoàn toàn, quý vị chứng nghiệm “sự bất tử” – một trạng thái kinh nghiệm vượt ngoài thân và tâm, trạng thái bất sinh, và vì vậy cũng không có gì hoại diệt – trạng thái không thể diễn bày của Niết-bàn (Nibbāna). Vị nào hành trì đúng đắn để phát triển tâm tỉnh thức và xả ly chắc chắn sẽ đạt đến trạng thái này; nhưng dù nam hay nữ mỗi người cũng phải tự mình tu tập. Ví như có năm kẻ thù hay năm chướng ngại ngăn cản tiến trình tu tập của quý vị, bên cạnh đó cũng có năm người bạn, năm đức tính tốt của tâm, chúng sẽ giúp và hộ trì quý vị. Nếu quý vị giữ năm người bạn này khoẻ và sáng suốt thì không có kẻ thù nào có thể chế ngự được quý vị. Người bạn thứ nhất là niềm tin, lòng trung thành, sự tin cậy. Không có niềm tin chúng ta không thể thực hành, vì tâm chúng ta luôn luôn bị dao động bởi thái độ nghi ngờ và hoài nghi. Tuy nhiên, niềm tin sẽ trở thành kẻ thù nguy hiểm nếu chúng ta tin một cách mù quáng. Không có chánh kiến, không phân biệt được sự hư thật của các pháp là tin mù quáng. Chúng ta có thể tin bất cứ vị thần hoặc vị thánh nào, nhưng nếu đó là tin đúng đắn với chánh kiến, ghi nhớ những phẩm chất tốt của vị ấy, và nhờ thế chúng ta phấn khởi để phát triển những phẩm chất tốt này ở chúng ta. Lòng thành tín như vậy rất lợi ích và có ý nghĩa. Nhưng nếu chúng ta không nỗ lực phát triển những phẩm chất tốt như của người mà chúng ta thành kính hướng đến thì lòng thành tín đó chỉ là niềm tin mù quáng, có hại. Ví dụ: Khi chúng ta qui y với đức Phật, chúng ta phải nhớ đến những đức tính của một vị Phật, và chúng ta phải thực hành để phát triển những đức tính này trong chúng ta. Đức tính quan trọng của một vị Phật là sự giác ngộ; vì vậy, qui y đúng nghĩa là trở về với giác ngộ, sự giác ngộ mà mỗi chúng ta cần đạt đến. Chúng ta tôn kính bất cứ ai đã đạt đến giác ngộ viên mãn; điều này có nghĩa là, chúng ta tôn trọng đức tính giác ngộ chứ không phải đặt nặng bất cứ tôn phái hoặc cá nhân đặc biệt nào. Vì vậy chúng ta tôn kính đức Phật không phải bằng lễ nghi hoặc cúng kiến mà bằng thực hành theo lời dạy của Ngài, đó là hành trì theo giáo pháp từ giới-luật (sīla), đến thiền định (samādhi ), đến trí tuệ (pañña), đến Niết-bàn (Nibbāna), giải thoát. Bất cứ vị Phật nào cũng đều có những đức tính sau đây. Vị ấy đã đoạn tận tham ái, sân hận và si mê. Vị ấy đã chiến thắng tất cả kẻ thù trong tâm của mình, đó là, tâm ô nhiễm. Vị ấy quán thông giáo pháp không chỉ về lý thuyết mà còn về thực hành. Vị ấy thuyết giảng những gì vị ấy đã thực hành và ngược lại; lời nói và việc làm của vị ấy luôn đi đôi với nhau. Mỗi bước mà vị ấy đi là một bước tiến đúng, dẫn đến phương hướng đúng. Vị ấy đã khám phá và thấu rõ mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ. Vị ấy có tình thương bao la, lòng từ bi, hoan hỷ cảm thông với mọi người, và luôn giúp những người đang lạc lối tìm ra con đường đúng đắn. Vị ấy sống với tâm hoàn toàn xả ly. Nếu chúng ta tu tập tự phát triển những đức tính này để đạt đến mục đích tối hậu, đó là chúng ta thật sự qui y với đức Phật. Tương tự chúng ta qui y giáo pháp không liên quan gì đến chủ nghĩa giáo phái; qui y pháp không phải cải đổi từ tổ chức tôn giáo này sang tổ chức tôn giáo khác. Qui y pháp có nghĩa trở về con đường đạo đức, làm chủ tâm thức của chúng ta, trở về với trí tuệ. Bất cứ lời giáo huấn nào có thể trở thành giáo pháp đều phải có những phẩm chất rõ ràng. Thứ nhất nó phải được giải thích rõ ràng để mọi người có thể hiểu. Nó có thể được thấy rõ bằng chính mắt chúng ta, và chúng ta có thể chứng nghiệm nó bằng thực tại chứ không phải bằng tưởng tượng. Ngay cả chân lý của Niết-bàn cũng không được chấp nhận ngoại trừ khi chúng ta đã chứng nghiệm nó. Giáo pháp phải mang lại kết quả lợi ích hiện tại, và ngay nơi đây, không phải chỉ lời hứa suông về những lợi ích có thể thọ hưởng ở tương lai. Nó mang tính “đến và thấy”; chính chúng ta quán sát, thực nghiệm nó chứ không chấp nhận một cách mù quáng. Và một khi chúng ta đã thực tập và chứng nghiệm sự lợi ích của nó, chúng ta không thể không khuyến khích và giúp đỡ người khác đến để hiểu giáo pháp cũng như mình. Mỗi bước tiến trên con đường tu tập dắt dẫn chúng ta đến mục tiêu tối hậu mỗi lúc gần hơn; không nỗ lực sẽ không có kết quả. Giáo pháp mang lại lợi lạc ngay cả giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đọan cuối. Cuối cùng, bất cứ ai có khả năng hiểu biết trung bình, hay ở bất cứ trình độ nào cũng có thể thực hành và chứng nghiệm sự lợi ích của giáo pháp. Nếu chúng ta qui y giáo pháp và bắt đầu thực hành theo giáo pháp với sự hiểu biết những gì đang hiện hữu, sự quy y của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Cũng vậy, qui y Tăng không hề có liên quan đến một giáo phái nào. Bất cứ ai đi trên con đường giới, định và tuệ và bất cứ ai chứng đạt dù chỉ là giai đoạn giải thoát đầu tiên [2], vị ấy là vị thánh, là một thành viên của Tăng già. Vị ấy có thể là bất cứ ai, bất cứ hình thức nào, màu sắc, nguồn gốc nào; tất cả đều không có sự khác biệt. Nếu sau khi được nhìn thấy một vị Tăng như vậy, tự thân chúng ta lấy làm hoan hỷ và tu tập đạt đến cùng mục đích, thì sự qui y Tăng già của chúng ta thật sự có ý nghĩa, một sự quy y chân chánh. Một người bạn khác là sự tinh tấn, nỗ lực. Như niềm tin, tinh tấn không được mù quáng. Ngược lại sẽ có nguy hiểm đó là chúng ta tu tập sai phương pháp, và sẽ không thành tựu kết quả như chúng ta mong muốn. Tinh tấn phải được đi kèm với sự hiểu biết đúng phương pháp; như thế tinh tấn hỗ trợ rất nhiều cho tiến trình tu tập của chúng ta. Một người bạn khác là chánh niệm. Chánh niệm chỉ có thể nhận chân ở sát na hiện tại. Chúng ta không thể chánh niệm về quá khứ, mà chỉ có thể nhớ về quá khứ. Chúng ta không thể chánh niệm ở tương lai, chúng ta chỉ có thể khát vọng hoặc lo âu ở tương lai. Chúng ta phải phát triển khả năng chánh niệm thực tại mà nó đang hiển bày trong chúng ta ở sát na hiện tại. Người bạn kế tiếp là nhất tâm (định), duy trì chánh niệm, không để gián đoạn trong từng sát na hiện tại. Chánh định phải vượt ra ngoài mọi sự tưởng tượng, tham ái, sân giận; chỉ như thế nó mới gọi là chánh định. Và người bạn thứ năm là trí tuệ. Trí tuệ này không thể đạt được qua nghe những bài pháp, hoặc đọc một số sách, hoặc phân tích bằng tri thức; chúng ta phải phát triển trí tuệ tự chứng, vì chỉ có trí tuệ tự chứng mới có thể đưa chúng ta đến giải thoát. Và trí tuệ chân thật này phải được dựa vào những cảm thọ trên thân: đó là chúng ta luôn giữ tâm xả ly đối với các cảm thọ, hiểu rõ bản chất vô thường của chúng. Đây là sự xả ly ở cấp độ sâu của tâm thức, và tâm xả ly này sẽ giúp chúng ta giữ tâm bình tĩnh giữa những thăng trầm trong cuộc sống hàng ngày. Mục đích của thực tập thiền Minh Sát Tuệ là làm cho chúng ta sống chân chánh, làm tròn trách nhiệm thế gian của chúng ta đồng thời giữ được tâm bình thản, an lạc và hạnh phúc cho chính mình và mọi người. Nếu giữ vững năm người bạn này, quý vị sẽ hoàn thiện nghệ thuật sống, và có một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc. Hãy tiến bước trên con đường chánh pháp vì sự tốt đẹp và lợi ích của quý vị và của mọi người. Cầu mong tất cả những chúng sanh đang chịu khổ đau được gặp giáo pháp để xóa tan khổ đau và an hưởng hạnh phúc chân thật. Cầu nguyện cho tất cả chúng sanh đều được hạnh phúc. |