BÀI GIẢNG KHOÁ THIỀN VIPASSANA – NGÀY 8 (ENG-VNESE)

BÀI GIẢNG KHOÁ THIỀN VIPASSANA – NGÀY 8 (ENG-VNESE)

DAY EIGHT DISCOURSE


– the law of multiplication and its reverse, the law of eradication
– equanimity is the greatest welfare
– equanimity enables one to live a life of real action
– by remaining equanimous, one ensures a happy future for oneself

Eight days are over; you have two more left to work. In the remaining days, see that you understand the technique properly, so that you may practise it properly here and also make use of it in your daily life. Understand what Dhamma is: nature, truth, universal law.

On one hand there is a process of constant multiplication. On the other hand, there is a process of eradication. This was well explained in a few words:

Impermanent truly are conditioned things,by nature arising and passing away.If they arise and are extinguished, their eradication brings true happiness.

Every sankhāra, every mental conditioning is impermanent, having the nature of arising and passing away. It passes away, but next moment it arises again, and again; this is how the sankhāra multiplies. If one develops wisdom and starts observing objectively, the process of multiplication stops and the process of eradication begins. A sankhāra arises, but the meditator remains equanimous; it loses all its strength and is eradicated. Layer after layer, the old sankhārā will arise and be eradicated, provided one remains equanimous. As much as the sankhārā are eradicated, that much happiness one enjoys, the happiness of freedom from misery. If all the past sankhārā are eradicated, one enjoys the limitless happiness of full liberation.

The old habit of the mind is to react, and to multiply reactions. Something unwanted happens, and one generates a sankhāra of aversion. As the sankhāra arises in the mind, it is accompanied by an unpleasant physical sensation. Next moment, because of the old habit of reaction, one again generates aversion, which is actually directed towards the unpleasant bodily sensation. The external stimulus of the anger is secondary; the reaction is in fact to the sensation within oneself. The unpleasant sensation causes one to react with aversion, which generates another unpleasant sensation, which again causes one to react. In this way, the process of multiplication begins. If one does not react to the sensation but instead smiles and understands its impermanent nature, then one does not generate a new sankhāra, and the sankhāra that has already arisen will pass away without multiplying. Next moment, another sankhāra of the same type will arise from the depths of the mind; one remains equanimous, and it will pass away. Next moment another arises; one remains equanimous, and it passes away. The process of eradication has started.

The processes that one observes within oneself also occur throughout the universe. For example, someone sows the seed of a banyan tree. From that tiny seed a huge tree develops, which bears innumerable fruit year after year, as long as it lives. And even after the tree dies, the process continues, because every fruit that the tree bears contains a seed or a number of seeds, which have the same quality as the original seed from which the tree grew. Whenever one of these seeds falls on fertile soil it sprouts and grows into another tree which again produces thousands of fruit, all containing seeds. Fruit and seeds, seeds and fruit; an endless process of multiplication. In the same way, out of ignorance one sows the seed of a sankhāra, which sooner or later gives a fruit, also called sankhāra, and also containing a seed of exactly the same type. If one gives fertile soil to the seed it sprouts into a new sankhāra, and one’s misery multiplies. However, if one throws the seeds on rocky soil, they cannot sprout; nothing will develop from them. The process of multiplication stops, and automatically the reverse process begins, the process of eradication.

Understand how this process works. It was explained that some input is needed for the flow of life, of mind and matter, to continue. The input for the body is the food one eats, as well as the atmosphere in which one lives. if one day one does not eat, the flow of matter does not stop at once. It continues by consuming the old stocks of energy contained within the body. When all the stored energy is consumed, only then the flow stops, the body dies.

The body needs food only two or three times a day, but the flow of the mind requires an input every moment. The mental input is sankhāra. Every moment the sankhāra that one generates is responsible for sustaining the flow of consciousness. The mind that arises in the next moment is a product of this sankhāra. Every moment one gives the input of sankhāra, and the flow of consciousness continues. If at any moment one does not generate a new sankhāra the flow does not stop at once; instead it draws on the stock of old sankhārā. An old sankhāra will be forced to give its fruit, that is, to come to the surface of the mind in order to sustain the flow; and it will manifest as a physical sensation. If one reacts to the sensation, again one starts making new sankhārā, planting new seeds of misery. But if one observes the sensation with equanimity, the sankhāra loses its strength and is eradicated. Next moment another old sankhāra must come up to sustain the mental flow. Again one does not react, and again it is eradicated. So long as one remains aware and equanimous, layer after layer of old sankhārā will come to the surface and be eradicated; this is the law of nature.

One has to experience the process oneself, by practising the technique. When one sees that one’s old habit patterns, old sufferings have been eliminated, then one knows that the process of eradication works.

An analogous technique exists in modern metallurgy. To super-refine certain metals, to make them ultra-pure, it is necessary to remove even one foreign molecule in a billion. This is done by casting the metal in the shape of a rod, and then making a ring of the same metal that has already been refined to the required purity. The ring is passed over the rod, and generates a magnetism that automatically drives out any impurities to the extremities of the rod. At the same time, all the molecules in the rod of metal become aligned; it becomes flexible, malleable, capable of being worked. In the same way, the technique of Vipassana can be regarded as the passing of a ring of pure awareness over the physical structure, driving out any impurities, with similar benefits.

Awareness and equanimity will lead to purification of mind. Whatever one experiences on the way, whether pleasant or unpleasant, is unimportant. The important point is not to react with craving or aversion, since both will create nothing but misery. The only yardstick to measure one’s progress on the path is the equanimity that one has developed. And the equanimity must be at the level of bodily sensations if one is to go to the depths of the mind and to eradicate the impurities. If one learns to be aware of sensations and to remain equanimous towards them, it becomes easy to keep one’s balance in external situations as well.

The Buddha was once asked what real welfare is. He replied that the highest welfare is the ability to keep the balance of one’s mind in spite of all the vicissitudes, the ups and downs, of life. One may face pleasant or painful situations, victory or defeat, profit or loss, good name or bad name; everyone is bound to encounter all these. But can one smile in every situation, a real smile from the heart? If one has this equanimity at the deepest level within, one has true happiness.

If equanimity is only superficial it will not help in daily life. It is as if each person carries a tank of petrol, of gasoline, within. If one spark comes, one fruit of a past reaction, immediately a great explosion results, producing millions more sparks, more sankhārā, which will bring more fire, more suffering in future. By the practice of Vipassana, one gradually empties the tank. Sparks will still come because of one’s past sankhārā, but when they come, they will burn only the fuel that they bring with them; no new fuel is given. They burn briefly until they consume the fuel they contain, and then they are extinguished. Later, as one develops further on the path, one naturally starts generating the cool water of love and compassion, and the tank becomes filled with this water. Now, as soon as a spark comes, it is extinguished. It cannot burn even the small amount of fuel it contains.

One may understand this at the intellectual level, and know that one should have a water pump ready in case a fire starts. But when fire actually comes, one turns on the petrol pump and starts a conflagration. Afterwards one realizes the mistake, but still repeats it next time when fire comes, because one’s wisdom is only superficial. If someone has real wisdom in the depths of the mind, when faced with fire such a person will not throw petrol on it, understanding that this would only cause harm. Instead one throws the cool water of love and compassion, helping others and oneself.

The wisdom must be at the level of sensations. If you train yourself to be aware of sensations in any situation and to remain equanimous towards them, nothing can overpower you. Perhaps for just a few moments you observe without reacting. Then, with this balanced mind, you decide what action to take. It is bound to be right action, positive, helpful to others, because it is performed with a balanced mind.

Sometimes in life it is necessary to take strong action. One has tried to explain to someone politely, gently, with a smile, but the person can understand only hard words, hard actions. Therefore one takes hard vocal or physical action. But before doing so, one must examine oneself to see whether the mind is balanced, and whether one has only love and compassion for the person. If so, the action will be helpful; if not, it will not help anyone. One takes strong action to help the erring person. With this base of love and compassion one cannot go wrong.

In a case of aggression, a Vipassana meditator will work to separate the aggressor and the victim, having compassion not only for the victim but also for the aggressor. One realizes that the aggressor does not know how he is harming himself. Understanding this, one tries to help the person by preventing him from performing deeds that will cause him misery in the future.

However, you must be careful not to justify your actions only after the event. You must examine the mind before acting. If the mind is full of defilements, one cannot help anyone. First one must rectify the faults in oneself before one can rectify the faults in others. First you must purify your own mind by observing yourself. Then you will be able to help many.

The Buddha said that there are four types of people in the world: those who are running from darkness towards darkness, those who are running from brightness towards darkness, those who are running from darkness towards brightness, and those who are running from brightness towards brightness.

For a person in the first group, all around there is unhappiness, darkness, but his greatest misfortune is that he also has no wisdom. Every time he encounters any misery he develops more anger, more hatred, more aversion, and blames others for his suffering. All those sankhārā of anger and hatred will bring him only more darkness, more suffering in the future.

A person in the second group has what is called brightness in the world: money, position, power, but he too has no wisdom. Out of ignorance he develops egotism, without understanding that the tensions of egotism will bring him only darkness in future.

A person in the third group is in the same position as one in the first, surrounded by darkness; but he has wisdom, and understands the situation. Recognizing that he is ultimately responsible for his own suffering, he calmly and peacefully does what he can to change the situation, but without any anger or hatred towards others; instead he has only love and compassion for those who are harming him. All he creates for the future is brightness.

Finally a person in the fourth group, just as one in the second, enjoys money, position, and power, but unlike one in the second group, he is also full of wisdom. He makes use of what he has in order to maintain himself and those dependent on him, but whatever remains he uses for the good of others, with love and compassion. Brightness now and for the future too.

One cannot choose whether one faces darkness now or brightness; that is determined by one’s past sankhārā. The past cannot be changed, but one can take control of the present by becoming master of oneself. The future is merely the past plus what is added in the present. Vipassana teaches how to become master of oneself by developing awareness and equanimity towards sensations. If one develops this mastery in the present moment, the future will automatically be bright.

Make use of the remaining two days to learn how to become master of the present moment, master of yourself. Keep growing in Dhamma, to come out of all misery, and to enjoy real happiness here and now.

May all beings be happy!

BÀI GIẢNG NGÀY THỨ TÁM


– Qui luật tăng và giảm
– Qui luật đoạn trừ
– Tâm xả ly là an lạc tối thượng
– Tu tập tâm xả ly có thể làm cho chúng ta sống một cuộc sống chân chánh
– Nhờ tu tập tâm xả ly, chúng ta xác định một tương lai hạnh phúc cho chúng ta

Ngày thứ tám đã qua, quý vị chỉ còn hai ngày để tu tập. Trong những ngày còn lại, tôi biết quý vị đã hiểu phương pháp đúng đắn, thế nên, quý vị có thể thực tập đúng theo phương pháp và cũng ứng dụng nó trong đời sống hằng ngày. Hãy hiểu giáo pháp là bản chất tự nhiên, là chân lý, là qui luật vũ trụ.

Về phương diện này, có một tiến trình tăng trưởng liên tục. Về phương diện khác, có một tiến trình đoạn diệt. Điều này cũng được giải thích rõ trong những câu kệ:
Các pháp có điều kiện quả thật là vô thường
Bản chất của chúng luôn sinh khởi và hoại diệt.
Nếu chúng sinh ra và được đoạn trừ,
Sự đoạn diệt này mang lại hạnh phúc chân thật. [1].

Tâm sinh khởi có điều kiện là tâm vô thường. Bản chất tự nhiên của mỗi Sankhārā là sanh và diệt. Nó hoại diệt, nhưng sát na kế tiếp nó lại sinh khởi; và lặp đi lặp lại như thế không biết bao nhiêu lần; đây là cách tăng trưởng của Sankhāra. Nếu chúng ta phát triển trí tuệ và bắt đầu quán sát một cách khách quan, khi đó tiến trình sankhārā tăng truởng sẽ dừng lại và tiến trình đoạn trừ sankhārā sẽ sinh ra. Một sankhāra sinh khởi, nhưng hành giả giữ tâm xả ly; khi đó sankhāra mất hết năng lực và sẽ tự hoại diệt. Tuần tự, các sankhārā cũ sẽ sinh khởi và hoại diệt, tiến trình sinh diệt này đã giúp cho chúng ta giữ được tâm bình thản. Càng đoạn trừ nhiều sankhārā, chúng ta càng hạnh phúc, hạnh phúc thoát khỏi mọi khổ đau. Nếu tất cả sankhārā cũ đều được đoạn trừ thì chúng ta thành tựu vô lượng an lạc của giải thoát viên mãn.

Thói quen cũ của tâm thức là phản ứng, và tạo ra nhiều phản ứng (sankhārā). Những điều bất như ý đến với chúng ta, và như thế chúng ta lại tạo ra một sankhāra sân giận. Vì sankhāra phát khởi trong tâm đã phối hợp với một cảm thọ bất lạc trên thân. Sát na kế tiếp, vì thói quen phản ứng cũ, chúng ta lại tạo ra nóng giận nữa, nóng giận này trực tiếp dẫn đến cảm thọ bất lạc trên thân. Tác nhân kích thích nóng giận bên ngoài chỉ là phụ trợ; sự phản ứng mới thật sự là yếu tố quan trọng tác động đến cảm thọ trong chính chúng ta. Cảm thọ bất lạc làm chúng ta có phản ứng sân giận, rồi nó lại tạo ra một cảm thọ bất lạc khác, và lại tiếp tục làm chúng ta phản ứng. Cứ như vậy, tiến trình tăng trưởng vận hành. Nếu không phản ứng lại cảm thọ, thay vào đó chúng ta chỉ mỉm cười và hiểu bản chất vô thường của nó, khi đó chúng ta sẽ không tạo ra sankhārā mới, và sankhārā đã sinh khởi sẽ bị tiêu diệt không còn tăng trưởng nữa. Kế đến, một sankhārā tương tự sẽ sinh ra ở cấp độ sâu trong tâm thức; chúng ta giữ tâm xả ly, và nó sẽ biến mất. Kế đến một sankhārā khác nữa lại sinh khởi; chúng ta vẫn duy trì tâm xả ly, và nó cũng sẽ biến mất. Tiến trình đoạn trừ sankhārā đã vận hành.

Những tiến trình mà chúng ta đang quán sát trong mỗi chúng ta cũng đang vận hành khắp vũ trụ. Ví dụ, có người gieo hạt giống cây banyan (cây bồ-đề). Từ hột giống bé tí nó phát triển thành cây lớn, cây này kết vô số quả hằng năm trong suốt thời gian cây sinh tồn. Và sau khi cây chết, tiến trình vẫn tiếp tục, vì mỗi trái mà cây đã sinh ra chứa đựng một hột hoặc vô số hột, có cùng tính chất như hột giống ban đầu đã sinh trưởng thành cây. Bất cứ khi nào một trong những hạt giống này rơi vào đất tốt nó sẽ nảy mầm và phát triển thành một cây khác, và cây này lại tiếp tục sản sinh ra hàng ngàn trái, và những trái cây này đều chứa những hột giống. Trái cây và hột giống, hột giống và trái cây; một tiến trình tăng trưởng bất tận. Cũng như vậy, vì vô minh chúng ta gieo một hạt giống sankhāra, sớm muộn gì hạt giống này sẽ cho ra một trái, hay còn gọi là một sankhāra, và sankhāra này cũng chứa cùng một loại giống như sankhāra cũ. Nếu chúng ta gieo hạt giống vào vùng đất tốt nó sẽ nảy mầm thành một sankhāra mới, và đau khổ của chúng ta tiếp nối sinh ra. Tuy nhiên, nếu chúng ta ném hạt giống vào đất đá, chúng không thể nảy mầm, không sinh sản. Tiến trình tăng trưởng dừng lại, và tự động tiến trình đoạn diệt vận hành.

Hãy hiểu tiến trình vận hành này. Tiến trình này được biết là nó cần được cung cấp nguồn năng lượng cho dòng đời sống, thân và tâm tiếp tục sinh tồn. Nguồn năng lượng cho thân thể là thức ăn, cũng như môi trường xung quanh chúng ta. Nếu một ngày nào đó chúng ta không ăn, dòng vận hành của vật chất (thân thể) sẽ không dừng lại ngay lập tức. Nó tiếp tục tiêu thụ những nguồn năng lượng dự trữ chứa trong thân thể. Chỉ khi nào tất cả năng lượng dự trữ đã tiêu thụ hết thì dòng vận hành sẽ dừng lại, thân thể sẽ chết.

Thân thể cần thức ăn hai hoặc ba lần một ngày, nhưng dòng tâm thức đòi hỏi phải nạp năng lượng vào trong mỗi sát na. Năng lượng thức ăn nạp vào cho tâm thức là sankhārā. Mỗi sát na, sankhāra mà chúng ta tạo ra có trách nhiệm duy trì dòng vận hành của tâm thức. Tâm thức sinh ra trong sát na kế tiếp là sản phẩm của sankhāra này. Mỗi sát na chúng ta nạp vào sankhāra, và dòng vận hành của tâm thức tiếp tục hoạt động. Nếu ở bất cứ sát na nào chúng ta không tạo ra một sankhāra mới, dòng tâm thức vẫn không dừng lại; nó sẽ tiêu thụ sankhāra cũ từ nguồn dự trữ. Sankhāra cũ này bắt buộc phải tạo ra một kết quả của nó lên bề mặt của tâm thức để tiếp tục duy trì dòng vận hành; và sankhāra này sẽ biểu hiện qua một cảm thọ trên thân. Nếu chúng ta phản ứng lại cảm thọ, lại nữa chúng ta bắt đầu tạo ra một sankhāra mới, gieo trồng những hột giống khổ đau mới. Nhưng nếu chúng ta giữ tâm bình thản quán sát những cảm thọ, sankhāra sẽ không còn sức mạnh và bị tiêu diệt. Ở sát na kế tiếp, sankhāra cũ phải xuất hiện để duy trì dòng vận hành tâm thức. Lại nữa chúng ta không phản ứng, và nó bị tiêu diệt. Bất cứ lúc nào chúng ta duy tâm trì tỉnh giác và xả ly, tuần tự những sankhārā cũ sẽ xuất hiện trên bề mặt tâm thức và rồi bị tiêu diệt; đây là qui luật của tự nhiên.

Chúng ta phải tự mình chứng nghiệm tiến trình qua thực hành phương pháp này. Khi nào những thói quen và đau khổ cũ của chúng ta đều được đoạn trừ, khi đó chúng ta biết rằng tiến trình sankhārā đoạn trừ đã được tu tập.

Ngành luyện kim hiện đại cũng áp dụng kỹ thuật này. Để tinh chế và làm cho một kim loại trở thành tinh chất hoàn toàn, điều cần thiết là tách những phân tử hỗn tạp ra khỏi hàng tỉ phân tử tinh chất. Điều này được tiến hành bằng cách cán dẹp khối kim loại ấy thành thể hình que, và lấy kim loại đã tinh chất tạo ra một thể hình tròn. Cho vòng tròn kim loại đã được tinh chế này trượt qua thanh kim loại hình que, và chính vòng kim loại này tạo ra một sức hút tự động loại mọi phân tử hỗn tạp ra khỏi thanh kim loại hình que. Đồng thời, tất cả phân tử trong thanh kim loại hình que được sắp ngay thẳng; thanh kim loại này trở thành dễ uốn, dễ dát mỏng, có thể sử dụng được. Cũng như vậy, phương pháp thiền Minh Sát Tuệ có thể được xem như vòng tròn thanh tịnh tỉnh giác trượt qua cấu trúc cơ thể, loại trừ mọi cấu uế, gặt hái những lợi lạc.

Tỉnh giác và xả ly sẽ làm cho tâm thanh tịnh. Trong tu tập, chúng ta cảm nhận cảm thọ lạc hoặc khổ đều không quan trọng. Điều quan trọng là chớ phản ứng lại với tâm tham đắm hoặc sân giận, vì chúng chỉ gây ra khổ đau. Thước đo duy nhất để trắc lượng sự thăng tiến trong tu tập của chúng ta là tâm xả ly. Nếu chúng ta thể nhập vào chiều sâu của tâm thức và để loại trừ những cấu uế, chúng ta phải tu tập tâm xả ly đối với các cảm thọ trên thân. Nếu chúng ta tu tập tâm tỉnh giác và xả ly đối với những cảm thọ, khi đó chúng ta sẽ dễ dàng giữ tâm bình an đối với các đối tượng bên ngoài.

Một lần có người hỏi đức Phật, sự lợi lạc chân thật là gì. Ngài đáp rằng lợi lạc tối thượng là giữ được tâm chúng ta bình an trước mọi biến đổi, thăng trầm của cuộc đời. Chúng ta có thể đối diện với những cảm thọ lạc hoặc khổ, chiến thắng hoặc thất bại, được hoặc mất, danh thơm hoặc tiếng xấu; chắc chắn mỗi chúng ta phải đối diện với những điều này. Nhưng liệu chúng ta có thể mỉm cười trong mọi hoàn cảnh, một nụ cười thật sự xuất phát từ tâm của chúng ta không? Nếu tâm chúng ta đạt được tâm xả ly ở cấp độ sâu nhất, chúng ta sẽ đạt được chân hạnh phúc.

Nếu tâm xả ly chỉ ở hình thức bề ngoài thì nó sẽ không giúp được gì cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Cũng giống như, mỗi chúng ta mang trên người một bình xăng, hoặc bình dầu. Nếu một tia lửa sinh ra, (cũng như kết quả của phản ứng ở quá khứ), ngay lập tức nó tạo thành một vụ nổ lớn, rồi sản sinh ra hàng triệu đóm lửa khác, (cũng có nghĩa là nó tạo thêm nhiều sankhārā nữa). Đám lửa cháy càng nhiều, khổ não càng tăng trong tương lai. Nhờ hành trì thiền Minh Sát Tuệ, chúng ta dần dần hút rỗng bình nhiên liệu. Những đóm lửa vẫn phát ra vì sankhāra quá khứ vẫn còn, nhưng khi lửa phát ra, chúng chỉ đốt nguồn nhiên liệu của chúng mang đến; nhiên liệu mới không được cung cấp. Chúng bùng cháy cho đến khi nguồn nhiên liệu của chúng mang đến hết sạch, và khi đó chúng bị tiêu hủy đi. Về sau, khi chúng ta tiến xa hơn trên con đường tu tập, chắc chắn chúng ta bắt đầu phát triển dòng nước mát của tình thương và lòng từ bi, và bình chứa nhiên liệu lúc bấy giờ được chứa đầy nước mát này. Khi ấy, ngay khi có một đóm lửa phát sinh, nó liền bị tiêu huỷ. Nó cũng không thể đốt cháy ngay cả một tí nhiên liệu nó mang đến.

Trên phương diện tri thức, chúng ta có thể hiểu vấn đề này, và hiểu rằng chúng ta nên có sẳn máy bơm nước phòng khi lửa phát sinh. Nhưng khi lửa phát sinh thì chúng ta lại sử dụng vòi bơm xăng và một đám cháy lớn phát sinh. Sau đó chúng ta nhận ra sai lầm, nhưng chúng ta lại tiếp tục vi phạm trong lần lửa cháy kế tiếp, vì trí tuệ của chúng ta còn nông cạn. Nếu ai có trí tuệ thật sự, khi gặp lửa vị ấy sẽ không đổ xăng vào, vì biết rằng điều này có hại. Thay vào đó, vị ấy tưới nước mát của tình thương và lòng từ bi, giúp đỡ những người khác và chính mình.

Trí tuệ phải là trí tuệ đối với những cảm thọ. Nếu quý vị tự luyện tập để giữ tâm tỉnh giác và bình thản đối với mọi cảm thọ trong mọi hoàn cảnh, quý vị sẽ không bị bất cứ điều gì có thể chế ngự. Có thể khoảng vài giây quý vị quán sát trong niệm xả ly. Khi đó, với tâm xả ly này, quý vị quyết định những hành động nào cần tiến hành. Chắn chắn rằng đó là một hành động đúng, tốt, có lợi cho người khác, vì hành động này được quyết định khi tâm bình thản.

Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta cũng cần sử dụng hành động mạnh. Chúng ta đã cố giải thích cho ai đó một cách lịch sự, tử tế, với một nụ cười, nhưng họ chỉ có thể hiểu qua những lời nói nặng, hành động cứng rắn. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng lời nói hoặc hành động mạnh. Nhưng trước khi làm như vậy, chúng ta phải kiểm tra lại tâm của mình có được bình tĩnh hay không, và xem chúng ta thật sự có lòng từ bi và tình thương với mọi người hay không. Nếu được như thế, hành động sẽ có ích; bằng không, nó sẽ không giúp gì cho người khác. Chúng ta hành động mạnh để giúp những người sai lầm. Căn cứ vào tình thương và lòng từ này, chúng ta không thể làm bất cứ điều gì sai trái.

Trong trường hợp bị công kích, người hành trì thiền Minh Sát Tuệ tập tránh xa người xung đột và nạn nhân bị xung đột, ban rải lòng từ không chỉ cho nạn nhân mà còn những người gây xung đột nữa. Chúng ta phải hiểu rằng người gây xung đột không biết anh ta đang làm hại chính mình. Hiểu được điều này, chúng ta cố gắng giúp anh ta ngăn ngừa không làm bất cứ điều gì gây đau khổ cho anh ta trong tương lai.

Tuy nhiên quý vị phải cẩn thận, không phải kiểm tra những hành động sau khi biến cố đã xảy ra. Quý vị phải tự kiểm tra tâm của mình trước khi hành động. Nếu tâm đầy ắp phiền não, chúng ta không thể giúp bất cứ ai. Trước tiên chúng ta phải chỉnh đốn những sai lầm của chúng ta rồi mới có thể chính đốn sai lầm của người khác. Trước hết chúng ta phải thanh lọc tâm của chúng ta bằng tự quán sát mình. Sau đó chúng ta mới có thể giúp mọi người.

Đức Phật dạy có bốn hạng người trên thế gian này:
Hạng người đi từ bóng tối vào bóng tối
Hạng người đi từ ánh sáng vào bóng tối
Hạng người đi từ bóng tối ra ánh sáng
Hạng người đi từ ánh sáng ra ánh sáng

Đối với hạng người đầu tiên, mọi thứ xung quanh chỉ là đau khổ, tối tăm, nhưng điều bất hạnh lớn lao nhất của vị ấy là không có trí tuệ. Mỗi khi gặp khổ đau, vị ấy sinh tâm sân hận, căm ghét, bực tức và đổ lỗi người khác làm khổ mình. Tất cả những sankhārā nóng giận và thù hằn này sẽ mang lại cho vị ấy một đời sống tương lai đầy tối tăm và đau khổ.

Hạng người thứ hai được xem là có đời sống tươi sáng: như là có tiền bạc, địa vị, quyền lực, nhưng vị ấy cũng chẳng có trí tuệ. Vì vô minh vị ấy phát triển chủ nghĩa tự ngã, không hiểu rằng những tham chấp tự ngã sẽ mang lại cho vị ấy một tương lai tối tăm.

Hạng người thứ ba có cùng hoàn cảnh như hạng người đầu, đó là bị đoanh vây bởi tối tăm. Nhưng nhờ có trí tuệ, và hiểu hoàn cảnh của mình, vị ấy biết rằng chính vị ấy phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi khổ đau của bản thân. Vị ấy lặng lẽ và an lòng làm những gì có thể thay đổi được hoàn cảnh, nhưng không khởi lên bất cứ sân giận nào, hoặc thù ghét người khác; thay vào đó, vị ấy chỉ có tình thương và lòng từ với những người đang gây đau khổ cho mình. Tất cả những gì anh ta tạo ra mang lại sự sáng lạng cho tương lai.

Cuối cùng, hạng người thứ tư, giống như người ở nhóm thứ hai, có đầy đủ tiền bạc, địa vị và quyền lực, nhưng không như hạng người thứ hai, vị ấy có trí tuệ. Vị ấy sử dụng những gì mà vị ấy có để bảo tồn bản thân và những người nương vào vị ấy, nhưng bất cứ những gì mà vị ấy làm đều xuất phát từ tình thương và lòng từ vì mục đích tốt đẹp cho người khác. Vị ấy chói sáng ngay bây giờ và tương lai.

Ở đây chúng ta không thể chọn lựa hoặc hướng vào bóng tối hoặc hướng ra ánh sáng; điều này được quyết định do Sankhārā quá khứ của chúng ta. Quá khứ không thể thay đổi được, nhưng chúng ta có thể kiềm chế ở hiện tại bằng sự điều phục chính bản thân. Tương lai chỉ là quá khứ kết hợp với những gì có mặt trong hiện tại. Thiền Minh Sát Tuệ dạy cho chúng ta phương cách để có thể tự chủ chính mình nhờ sự tu tập tâm tỉnh giác và xả ly đối với cảm thọ. Nếu chúng ta phát triển khả năng tự chủ này trong giây phút hiện tại, chắc chắn tương lai của chúng ta sẽ trở nên sáng lạng.

Sử dụng hai ngày còn lại, quý vị học phương cách làm chủ bản thân trong sát na hiện tại. Tiếp tục hành trì giáo pháp để loại trừ tất cả khổ đau, và an vui với hạnh phúc chân thật tại đây và ngay bây giờ.

Cầu nguyện cho tất cả chúng sanh đều được hạnh phúc!

Ghi chú:

[1] Trường bộ kinh, Kinh Ðại Bát Niết-bàn số 16.

Dhamma Nanda

Tổng hợp và chia sẻ các bài viết về Dhamma, đặc biệt là những lợi ích phương pháp thiền Vipassana, phương pháp thiền cổ xưa được Đức Phật Gotama tái phát hiện cách đây hơn 2600 năm, và được Ngài giảng dạy như một liều thuốc chung chữa trị những bệnh chung của nhân loại. Phương pháp không tông phái này nhằm tới việc diệt trừ những bất tịnh tinh thần và đưa đến hạnh phúc cao cả nhất của việc hoàn toàn giải thoát..

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *